Chia Sẻ Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới

Trang Dimple

New member
Xu
38
Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII, Anh là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành cách mạng công nghiệp với việc phát minh ra máy móc trong ngành dệt. Nhờ cách mạng công nghiệp, ở Anh sớm diễn ra quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ, thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc, là nước đầu tiên tiến hành công nghiệp hóa. Từ một nước nông nghiệp, Anh đã trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, là công xưởng của thế giới.


Lịch sử 8 Bài 3: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯỢC XÁC LẬP TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI

phần 1 Kiến thức cơ bản

I cách mạng công nghiệp.

1)Cách mạng công nghiệp Anh.

-Chế tạo máy móc sử dụng trong sản xuất và giao thông vận tải.

-Thành tựu:

+ Máy kéo sợi Gien-ni, 1769 Ac-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.

+ 1785 Các-rai chế tạo máy dệt.

+ 1784 Giêm-Oat phát minh ra máy hơi nước.

-Kết quả:

+ Từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc.

+ Anh trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới.

2)Cách mạng công nghiệp ở Pháp. Đức.

-Pháp: bắt đầu từ 1830 đến giữa thế kỉ XIX, kinh tế phát triển đứng thứ 2 Châu Âu sau Anh.

-Đức: bắt đầu từ 1840, phát triển nhanh về tốc độ và đạt được nhiều kết quả.

3)Hệ quả của cách mạng công nghiệp.

-Làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản.

-Hình thành 2 giai cấp cơ bản của xã hội tư bản: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, dẫn đến mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản

II.Chủ nghĩa tư bảnđược xác lập trên phạm vi thế giới

1)Các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XIX.

-Ở Mỹ La Tinh: một lọat các quốc gia tư sản mới được thành lập.-Ở Châu Âu:

+ 1848-1849: cách mạng bùng nổ ở Pháp

+ 1859-1870: đấu tranh thống nhất Italia.

+ 1864-1871: đấu tranh thống nhất Đức

2)Sự xâm lược của tư bản phương Tây đối với các nước Á, Phi.

- Do CNTB phát triển nhu cầu về nguyên liệu và thị trường tăng nhanh.

-Kết quả: Hầu hết các nước Châu Á, Châu Phi đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây

Phần 2 Câu hỏi bài tập

Câu 1 Vì sao cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh?

Trả lời
Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh vì
- giai cấp tư sản đã nắm được quyền, tích lũy được nguổn vốn khổng lồ, có nguồn nhân công, sớm cải tiến kĩ thuật sản xuất.

- Ngành dệt là ngành sản xuất chủ yếu ở Anh nên máy móc được phát minh và cải tiến sớm.


Câu 2 Khi tiến hành cách mạng công nghiệp Pháp và Đức có khó khăn, thuận lợi gì? Sự phát triển của cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức được thể hiện ở những mặt nào?


Trả lời

- Khó Khăn thuật lợi
+ Khó khăn: Kinh tế Pháp lạc hậu. Đức chưa thống nhất.

+ Thuận lợi: thừa hưởng những thành tựu của Anh.

- Sự phát triển của cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức được thể hiện

+ Pháp: bắt đầu từ 1830, các ngành sản xuất tăng lên nhiều đến giữa thế kỉ XIX, kinh tế phát triển đứng thứ 2 sau Anh.

+ Đức: bắt đầu từ 1840, kinh tế phát triển nhanh và đạt được nhiều kết quả.



Câu 3 Hình thức đấu tranh thống nhất Italia ,Đức và
Ở Nga là gì? Đó có phải cách mạng tư sản không?


Trả lời

+ Ở Italia quần chúng nổi lên dưới sự lãnh đạo của Ga-ri-bom-đi.
+ Ở Đức thống nhất bằng cuộc chiến tranh do quý tộc Phổ đứng đầu.


+ Nga do phản ứng của nhân dân, Nga Hoàng phải tiến hành cải cách, giải phóng nông nô.

+ Cả 3 cuộc cánh mạng trên đều là cách mạng tư sản vì nó mở đường cho CNTB phát triển

Câu 4 Căn cứ vào đâu để nói đến giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới ?

Trả lời


-Sự thắng lợi của cách mạng tư sản dưới nhiều hình thức khác nhau :
-Cách mạng Anh thế kỷ XVII.
- Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

- Cách mạng tư sản Pháp 1789-1794.

-Cách mạng tư sản 1848 - 1849 tại Châu Âu.

-Các quốc gia tư sản ở Mỹ La Tinh đầu thế kỷ XIX giành độc lập.

-Cuộc đấu tranh thống nhất ở Ý và Đức .

-Cải cách nông nô ở Nga ..

- Đã mở đường cho Chủ nghĩa tư bản phát triển .


Nguồn : vnkienthuc.com*
 
Sửa lần cuối:
1. Trình bày cuộc cash mạng công nghiệp ở Anh và nêu hệ quả của nó.

- Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII, Anh là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành cách mạng công nghiệp với việc phát minh ra máy móc trong ngành dệt.
+ năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni, nâng cao năng suất gấp 8 lần. Năm 1769, Ác-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
+ Năm 1785, Ét-mơn Các-rai chế tạo thành công máy dệt chạy bằng sức nước, nâng cao năng suất lao động gấp 40 lần so với dệt vải bằng tay, nhưng có hạn chế là phải xây dựng nhà máy gần những khúc sông chảy xiết, về mùa đông nước đóng băng nên máy không hoạt động được.
- Đặc biệt, năm 1784 Giêm Oát đã phát minh ra máy hơi nước, khắc phục được tất cả những nhược điểm của các máy móc trước đây, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác ra đời như ngành dệt, luyện kim, khai thác mỏ, tiêu biểu là ngành giao thông vận tải với sự xuất hiện của tàu thủy, tàu hỏa sử dụng đầu máy chạy bằng hơi nước.
- Nhờ cách mạng công nghiệp, ở Anh sớm diễn ra quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ, thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc, là nước đầu tiên tiến hành công nghiệp hóa. Từ một nước nông nghiệp, Anh đã trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, là công xưởng của thế giới.

2. Hãy cho biết hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp?

- Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản, như nâng cao năng suất lao động, hình thành các trung tâm kinh tế, thành phố lớn, …
- Về xã hội, hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản. Hai giai cấp này mâu thuẫn với nhau gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản.

3. Sự xâm lược của tư bản phương Tây đối với các nước Á, Phi diễn ra như thế nào?

- Từ khi tiến hành cách mạng công nghiệp, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường của các nước tư bản Anh và Pháp trở nên cấp thiết, khiến chính phủ tư sản các nước này đẩy mạnh việc xâm lược đối với các nước phương Đông, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á.
- Tại châu Phi, các nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Bỉ,… cũng ráo riết đẩy mạnh xâu xé, biến toàn bộ châu lục này thành thuộc địa của mình.
- Kết quả, cuối thế kỉ XIX, hầu hết các nước châu Á, châu Phi đều trở thành nước thuộc địa hoặc phụ thuộc của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

4. Những hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân chống lại chủ nghĩa tư bản là gì?

- Cùng với sự phát triển của công nghiệp, giai cấp công nhân sớm ra đời. Ngay từ buổi đầu, họ đã bị giai cấp tư bản bóc lột nặng nề, thường phải làm việc từ 14 đến 16 giờ mỗi ngày trong điều kiện thiếu an toàn, đồng lương lại rẻ mạt. Cả phụ nữ và trẻ em cũng bị bóc lột. Vì vậy, công nhân đã nổi dậy đấu tranh.
- Hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân là đập phá máy móc và đốt công xưởng. Cuộc đấu tranh nổ ra đầu tiên ở Anh, sau đó là Pháp, Đức, Bỉ,…
- Đến đầu thế kỉ XIX, công nhân đã chuyển sang đấu tranh với hình thức bãi công, đòi tăng lương và giảm giờ làm, thành lập các công đoàn bảo vệ quyền lợi của mình.
 
Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK Bài 3. Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
1. Câu hỏi 1 - (Mục I Bài 3 - SGK Trang 18): Quan sát hình 12 và 13, em hãy cho biết việc kéo sợi đã thay đổi như thế nào?


Hướng dẫn giải:

Hình 12 có sự mất cân đối giữa khâu kéo sợi và dệt vải - cứ 10 người kéo sợi mới đủ sợi cho một thợ dệt.

Hình 13. Máy kéo sợi Gien-ni do Giêm Ha-gri-vơ sáng chế. Máy xe được 16 sợi bông một lúc, năng suất tăng 8 lần.

2. Câu hỏi 2 - (Mục I Bài 3 - SGK Trang 18): Theo em, điều gì xảy ra trong ngành dệt của nước Anh khi máy kéo sợi Gien-ni được sử dụng rộng rãi?

Hướng dẫn giải:

Phát minh này không chỉ giải quyết được nạn đói sợi trước đây mà còn dẫn đến tình trạng thừa sợi

3. Câu hỏi 3 (Mục I Bài học 3 -SGK Trang 20 ): Vì sao vào giữa thế kỉ XIX, Anh đẩy mạnh sản xuất gang, thép và than đá ?

Hướng dẫn giải:

Vào giữa thế kỉ XIX, Anh đẩy mạnh sản xuất gang, thép và than đá vì: Gang thép chế tạo máy móc và đường sắt, than đá sử dụng cho máy hơi nước

4. Câu hỏi 4 - (Mục I Bài 3 - SGK Trang 20): Nêu kết quả của cách mạng công nghiệp ở Anh?

Hướng dẫn giải:

Ở Anh cách mạng công nghiệp sớm diễn ra quá trình chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ, thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc, là nước đầu tiên tiến hành công nghiệp hóa. Từ một nước nông nghiệp. Anh đã trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, là "công xưởng" của thế giới.

5. Câu hỏi 5 - (Mục I Bài 3 - SGK Trang 21): Sự phát triển của cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức được thể hiện ở những mặt nào?

Hướng dẫn giải:

- Năm 1830, cách mạng công nghiệp ở Pháp mới bắt đầu, nhưng tốc độ lại diễn ra rất nhanh. Đến năm 1870, nước Pháp đã có 27000 máy hơi nước, giúp công nghiệp Pháp vươn lên đứng thứ hai thế giới (sau Anh).

- Ở Đức, từ những năm 40 của thế kỉ XIX dù đất nước chưa được thống nhất nhưng quá trình cách mạng công nghiệp đã diễn ra. Được thừa hưởng những thành tựu của các nước đi trước, đến những năm 1850 - 1860, các ngành kinh tế của Đức đều sử dụng máy móc. Sau năm 1870, công nghiệp của Đức đã vươn lên đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).

6. Câu hỏi 6 - (Mục I Bài 3 - SGK Trang 22)

clip_image002.jpg



Quan sát hai lược đồ trên, em hãy nêu những biến đổi ở nước Anh sau khi hoàn thành cách mạng công nghiệp?

Hướng dẫn giải:

Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản: Nhờ phát minh máy móc, nhiều khu công nghiệp lớn, nhiều trung tâm khai thác than đá, nhiều đường sắt, nhiều thành phố mọc lên, thu hút dòng người từ nông thôn đến tìm việc làm.

7. Bài 1 trang 27 sgk: Những sự kiện nào chứng tỏ đến giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới?

Hướng dẫn giải:

- Đầu thế kỉ XIX, hàng loạt quốc gia tư sản ra đời ở khu vực Mĩ La-tinh.

- Năm 1830, chế độ phong kiến bị lật đổ ở Pháp rồi cách mạng tư sản lan nhanh ra nhiều nước châu Âu,

- 1948 - 1849, cách mạng tư sản ở nhiều nước châu Âu góp phần củng cố sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở Pháp và làm rung chuyển chế độ phong kiến ở châu Âu.

- 1859 - 1870 hoàn thành thống nhất I-ta-li-a; 1864 - 1871 hoàn thành thống nhất Đức; 1861 cải cách nông nô ở Nga đã tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở những nước này.

Các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. Hầu hết các nước châu Á, châu Phi lần lượt trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc vào các nước tư bản phương Tây.

8. Câu hỏi 1 - (Mục II Bài 3 - SGK Trang 27): Vì sao các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa?

Hướng dẫn giải:

Các nước phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa vì:

+ Họ cần một nguồn tài nguyên thiên nhiên để cung cấp cho công việc sản xuất ở nước nhà

+ Họ cần một thị trường tiêu thụ các mặt hàng mà họ vẫn sản xuất ra

+ Muốn mở rộng lãnh thổ

+ Khi mà họ xâm chiếm thuộc địa thì họ sẽ có lợi nhuận cao như tài nguyên, sức lao động,...
 
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 8! Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Lịch sử 8 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
  2. Lịch sử 8 Bài 2 Cách mạng tư sản Pháp Cuối thế kỉ XVIII
  3. Lịch sử 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
  4. Lịch sử 8 Bài 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác”
  5. Lịch sử 8 - Bài 5 - Công Xã Pari
  6. Lịch Sử 8 -Bài 6 -Các nước Anh Pháp Đức Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  7. Lịch Sử 8-Bài 7: phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX"
  8. Lịch Sử 8-Bài 8 -Sự phát triển của kĩ thuật khoa học và văn học nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX
  9. Lịch Sử 8-Bài 9-Ấn Độ thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX
  10. Lịch sử 8 Bài 10 Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  11. Lịch sử 8 bài 11 các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  12. Lịch Sử 8 -Bài 12 Nhật bản từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
  13. Lịch Sử 8 -Bài 13 Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918)
  14. Lịch sử 8 - bài 14 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỷ XVI đến 1917)
  15. Lịch Sử 8 -Bài 15-Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ Cách mạng (1917 - 1921)
  16. Lịch Sử 8-Bài 16 -Liên Xô Xây dựng chủ nghĩa Xã Hội(1921-1941)
  17. Lịch Sử 8 -Bài 17- Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939
  18. Lịch sử 8 - Bài 18- Nước Mĩ Giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  19. Lịch Sử 8 -Bài 19 Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
  20. Lịch sử lớp 8 bài 20 Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á ( 1918-1939)
  21. Lịch Sử 8-Bài 21 - Chiến Tranh thế giới thứ 2 ( 1939-1945)
  22. Lịch Sử 8 -Bài 22- Sự Phát triển của khoa học kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX
  23. Lịch Sử lớp 8 -Bài 24 - cuộc kháng chiến chống Pháp Từ Năm 1858-1873
  24. Lịch Sử 8- Bài 25 Kháng Chiến chống Pháp Lan Rộng ra toàn quốc ( 1873-1884)
  25. Lịch Sử lớp 8 -Bài 26 Phong trào kháng chiến chống Pháp những năm cuối thế kỉ XIX
  26. Lịch Sử 8-Bài 27 Khởi nghĩa Yên Thế và Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
  27. Lịch Sử 8 - Bài 28 - Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
  28. Lịch Sử 8-Bài 29- Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về Kinh tế Xã Hội
  29. Lịch sử lớp 8 - bài 30 Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.
  30. Lịch Sử 8 - bài 31 Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858-1918
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top