• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Kiến thức trọng tâm bài Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

Kina Ngaan

Active member
Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm văn học quan trọng của chương trình ngữ văn lớp 12. Tô Hoài đã kể lại rằng: “Cái kết quả lớn nhất và trước nhất của chuyến đi tám tháng ấy là đất nước và con người miền Tây đã để thương, để nhớ trong tôi nhiều quá, tôi không thể bao giờ quên. Tôi không thể bao giờ quên được lúc vợ chồng A Phủ tiễn tôi ra khỏi hốc núi làng Tà Sùa rồi cùng vẫy tay gọi theo: Chéo lù! Chéo lù!". Có lẽ đây chính là lí do để ông viết tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” như lời tri ân dành cho con người nơi rẻo cao Tây Bắc.


I. Nét chính về tác giả, tác phẩm.


1. Tên thật là Nguyễn Sen sinh năm 1920, quê Hà Nội.

2. Trước CM: là nhà văn hiện thực phê phán, nhà văn của thiếu nhi với các tác phẩm:
Dế Mèn phiêu lưu kí (1941), 0 chuột (1942), Nhà nghèo (1944).

3. Sau cách mạng: thành công đặc sắc với các tác phẩm viết về đề tài miền núi: Truyện Tây Bắc (1953), Miền Tây (1967), ...

4. Nhà văn được tặng giải thưởng HCM về VHNT năm 1996. Văn phong của TH dí dỏm, kể chuyện sinh động, có tài quan sát và miêu tả.

II. Khái quát về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.

1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Sáng tác năm 1952 là thành quả của chuyến đi thâm nhập thực tế Tây Bắc.
- Tác phẩm được trích trong tập “Truyện Tây Bắc” - Tập truyện được tặng giải nhất
giải thưởng văn nghệ năm 1954 – 1955.

2. Tóm tắt đoạn trích. (Học sinh dựa vào vở học để tóm tắt đoạn trích).

III. Nội dung & nghệ thuật đoạn trích.

1. Nhân vật Mị.
a) Giới thiệu về nhân vật:
- Mị lẻ loi, tâm trạng buồn rười rượi >< cuộc sống tấp nập, giàu sang của gia đình thống lí.
- Đây là thủ pháp tạo tình huống “có vấn đề” vừa gợi mở số phận nhân vật, vừa thu hút người đọc tìm hiểu tác phẩm.
b) Mị trước khi về làm dâu gạt nợ:
- Cô gái dân tộc Mèo, nhà nghèo, trẻ, đẹp, hiếu thảo, chăm chỉ, tài hoa, yêu đời, có một tình yêu đẹp, có khát vọng sống tự do.
- Vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ Mị. Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ.
c) Cuộc sống của Mị khi về làm dâu gạt nợ:
* Trước đêm tình mùa xuân
Biện pháp liệt kê + các từ chỉ thời gian luân phiên: tết xong…giữa năm…đến
mùa…suốt năm, suốt đời …Giọng văn chậm rãi thể hiện cuộc đời mòn mỏi không lối thoát của Mị, vừa thể hiện nỗi xót xa của nhà văn trước cuộc đời bất hạnh của nhân vật. Đoạn văn toát lên hai giá trị nhân đạo và hiện thực của tác phẩm.
* Diễn biến tâm lí của Mị trong đêm tunh mùa xuân.
- Không khí đón tết cuả người Mèo.
khơi gợi sức sống đang vùi lấp trong cõi sâu tâm hồn của Mị.
- Hành động và tâm trạng của Mị.
Nghệ thuật phân tích tâm lí sắc sảo cùng với cảm hứng nhân đạo và những câu văn xuôi lãng mạn tài hoa thấm đẫm chất dân tộc và chất thơ. nhà văn đã thể hiện được sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị -Người phụ nữ Tây Bắc khao khát tự do, khao khát tình yêu, hạnh phúc
* Mị cắt dây trói cho A Phủ:
- A Phủ bị trói Mị vẫn thản nhiên hơ tay…Ngọn lửa bùng sáng lên. Mị lé mắt trông
sang…dòng nước mắt bò xuống hõm má đen sạm. Dòng nước mắt gợi nhớ…thức dậy niềm đồng cảm, tình thương người đã chiến thắng nỗi sợ. Mị quyết định cắt dây trói cứu A Phủ.
- A Phủ chạy dời xa chỗ chết thì Mị không muốn chết, vùng chạy theo A Phủ. Mị từ cứu người đến tự cứu mình.
Giọng điệu trần thuật, thể hiện được quá trình vùng lên tự giải phóng của người dân lao động bị áp bức bóc lột.

2. Nhân vật A Phủ.
a) Trước khi rơi vào vòng nô lệ:
- A Phủ mồ côi, không quê hương, không người thân, lưu lạc đến Hồng Ngài.
- Nghèo khổ, không ruộng nương, không bạc trắng, làm thuê làm mướn. Khoẻ mạnh, chăm chỉ.
- Sống tự do, gan góc, cương trực.
b) A Phủ rơi vào vòng nô lệ.
- Đánh con quan nên bị phạt vạ, không có tiền nộp phạt rơi vào vòng nô lệ.
- Để hổ ăn thịt một con bò nên phải tự chôn cột, lấy dây mây, đứng tựa vào cột để bị trói, bị bỏ đói, bỏ khát….
- Khi được cắt dây trói A Phủ chạy không phải chỉ bằng sức mạnh của cơ bắp mà bằng cả sức mạnh của lòng ham sống và khát vọng tự do.
A Phủ mang nét tiêu biểu cho thanh niên miền núi dân tộc Tây Bắc: Chất phác, thật thà, khoẻ mạnh…tuy đẩy vào khổ đau nhưng không nguôi khát vọng tự do. Hình tượng nhân vật A Phủ vừa có giá trị hiện thực vừa thấm thía cảm hứng nhân đạo.

Sưu tầm
----

Xem thêm về nhà văn Tô Hoài:

Tất tật về Vợ chồng A Phủ
Tác giả Tô Hoài
Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài
Kiến thức trọng tâm bài Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ
Phân tích nhân vật A Phủ trong Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài
Cảm nghĩ về truyện “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài viết...
Giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện "Vợ chồng A Phủ" qua hai nhân vật Mị và A Phủ
Hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt cốt truyện, chủ đề, giá trị hiện thực, nhân đạo của tp Vợ chồng A Phủ
Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top