Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Cùng với phong trào Cần Vương cuối TK XIX, phong trào tự vệ vũ trang kháng Pháp của nhân dân ta cuối TK XIX đã gây cho Thực dân Pháp không ít khó khăn, điển hình nhất là cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu về khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối TK XIX
Sử 8-Bài 27- KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỶ XIX .
I. KHỞI NGHĨA YÊN THẾ ( 1884- 1913) .
-Yên Thế ở Tây Bắc tỉnh Bắc Giang là vùng đất đồi , cây cối,rậm rạp ,địa hình hiểm trở ,thông sang Tam Đảo, Thái Nguyên, Phúc Yên, Vĩnh Yên
-Thích hợp với lối đánh du kích, dựa vào địa thế hiểm trở và công sự dã chiến, đánh nhanh và rút nhanh lại rất thuận tiện khi bị truy đuổi.
*Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế:
+ Pháp cướp đất làm đồn điền , khai mỏ , làm đường giao thông ..
+ Để bảo vệ cuộc sống , nông dân Yên Thế đứng lên đấu tranh .
+ Kết hợp với truyền thống yêu nước vốn có .
* Diễn biến , gồm ba giai đoạn
Giai đoạn I:
-1884- 1892: do Đề Nắm chỉ huy , nghĩa quân hoạt động riêng rẽ , chưa có sự chỉ huy thống nhất .
-Tháng 4- 1892 do Đề Thám chỉ huy.
+ Giai đoạn II: 1893-1908:
-Do Đề Thám chỉ huy , vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở .
-Nghĩa quân đã chiến đấu quyết liệt, buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta.
-Đặc biệt trong thời kì giảng hòa lần thứ hai(12-1897) Đề Thám cho sản xuất ở Phồn Xương , xây dựng quân đội , sẵn sàng chiến đấu .
-Nhiều nhà yêu nước đã tìm đến như Phan Bội Châu , Phan Châu Trinh
+ Giai đoạn III: 1909-1913
-Phát hiện thấy Đề Thám có dính líu đến vụ đầu độc lính Pháp ở Hà nội .
- Pháp tập trung lực lượng tấn công qui mô lên Yên Thế .
- Lực lượng nghĩa quân hao mòn .
- Ngày 10-2-1913 Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã .
Ý nghĩa : là trang sử vẻ vang của dân tộc , chứng minh khả năng hùng hậu của nông dân trong lịch sử chống Pháp xâm lược.
II. PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỶ XIX.
Phong trào bùng nổ sau đồng bằng nhưng tồn tại bền bỉ và kéo dài :
+ Tại Nam Kỳ : người Thượng , Khơ -me, X- tiêng , cùng người Kinh sát cánh đánh Pháp .
+ Tại miền Trung do Hà văn Mao, Cầm Bá Thước lãnh đạo .
+ Tại Tây Nguyên : các tù trưởng kêu gọi nhân dân rào làng chiến đấu.
+ Vùng Tây Bắc dân tộc Thái , Mường , Mông tập hợp dưới ngọn cờ của Nguyễn Quang Bích , Nguyễn văn Giáp chống Pháp .
+Tại Sơn La , Yên Bái do Đèo Chính Lục , Đặng Phúc Thành cầm đầu phục kích quân Pháp ở nhiều nơi.
+ Đồng bào Mông ở Hà Giang do Hà Quốc Thượng lãnh đạo nổi dậy chống Pháp .
+ Tại vùng Đông Bắc bùng nổ phong trào của người Dao , người Hoa , tiêu biểu là đội quân của Lưu Kỳ .
* Nhận xét :
-Muộn hơn , phát triển mạnh mẽ , diễn ra bề bỉ và lâu dài.
-Diễn ra ở khắp các vùng miền núi
-Có sự tham gia của các dân tộc thiểu số như Thái, Mường, Mông, Dao, Hoa, Khơ-me và các dân tộc Tây Nguyên.
-Hỗ trợ cho các cuộc đấu tranh của đồng bào ở vùng đồng bằng
-Góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của Pháp.
* Nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi :
-Bó hẹp trong 1 địa phương , bị cô lập , so sánh lực lượng chênh lệch .
-Bị Pháp và phong kiến đàn áp .
-Do chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến .
* Ý nghĩa lịch sử :
-Chứng tỏ sức mạnh to lớn tiềm tàng của nông dân .
-Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của của Pháp .
-Xứng đáng nối tiếp truyền thống yêu nước của tổ tiên .
Sử 8-Bài 27- KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỶ XIX .
I. KHỞI NGHĨA YÊN THẾ ( 1884- 1913) .
-Yên Thế ở Tây Bắc tỉnh Bắc Giang là vùng đất đồi , cây cối,rậm rạp ,địa hình hiểm trở ,thông sang Tam Đảo, Thái Nguyên, Phúc Yên, Vĩnh Yên
-Thích hợp với lối đánh du kích, dựa vào địa thế hiểm trở và công sự dã chiến, đánh nhanh và rút nhanh lại rất thuận tiện khi bị truy đuổi.
*Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế:
+ Pháp cướp đất làm đồn điền , khai mỏ , làm đường giao thông ..
+ Để bảo vệ cuộc sống , nông dân Yên Thế đứng lên đấu tranh .
+ Kết hợp với truyền thống yêu nước vốn có .
* Diễn biến , gồm ba giai đoạn
Giai đoạn I:
-1884- 1892: do Đề Nắm chỉ huy , nghĩa quân hoạt động riêng rẽ , chưa có sự chỉ huy thống nhất .
-Tháng 4- 1892 do Đề Thám chỉ huy.
+ Giai đoạn II: 1893-1908:
-Do Đề Thám chỉ huy , vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở .
-Nghĩa quân đã chiến đấu quyết liệt, buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta.
-Đặc biệt trong thời kì giảng hòa lần thứ hai(12-1897) Đề Thám cho sản xuất ở Phồn Xương , xây dựng quân đội , sẵn sàng chiến đấu .
-Nhiều nhà yêu nước đã tìm đến như Phan Bội Châu , Phan Châu Trinh
+ Giai đoạn III: 1909-1913
-Phát hiện thấy Đề Thám có dính líu đến vụ đầu độc lính Pháp ở Hà nội .
- Pháp tập trung lực lượng tấn công qui mô lên Yên Thế .
- Lực lượng nghĩa quân hao mòn .
- Ngày 10-2-1913 Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã .
Ý nghĩa : là trang sử vẻ vang của dân tộc , chứng minh khả năng hùng hậu của nông dân trong lịch sử chống Pháp xâm lược.
II. PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỶ XIX.
Phong trào bùng nổ sau đồng bằng nhưng tồn tại bền bỉ và kéo dài :
+ Tại Nam Kỳ : người Thượng , Khơ -me, X- tiêng , cùng người Kinh sát cánh đánh Pháp .
+ Tại miền Trung do Hà văn Mao, Cầm Bá Thước lãnh đạo .
+ Tại Tây Nguyên : các tù trưởng kêu gọi nhân dân rào làng chiến đấu.
+ Vùng Tây Bắc dân tộc Thái , Mường , Mông tập hợp dưới ngọn cờ của Nguyễn Quang Bích , Nguyễn văn Giáp chống Pháp .
+Tại Sơn La , Yên Bái do Đèo Chính Lục , Đặng Phúc Thành cầm đầu phục kích quân Pháp ở nhiều nơi.
+ Đồng bào Mông ở Hà Giang do Hà Quốc Thượng lãnh đạo nổi dậy chống Pháp .
+ Tại vùng Đông Bắc bùng nổ phong trào của người Dao , người Hoa , tiêu biểu là đội quân của Lưu Kỳ .
* Nhận xét :
-Muộn hơn , phát triển mạnh mẽ , diễn ra bề bỉ và lâu dài.
-Diễn ra ở khắp các vùng miền núi
-Có sự tham gia của các dân tộc thiểu số như Thái, Mường, Mông, Dao, Hoa, Khơ-me và các dân tộc Tây Nguyên.
-Hỗ trợ cho các cuộc đấu tranh của đồng bào ở vùng đồng bằng
-Góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của Pháp.
* Nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi :
-Bó hẹp trong 1 địa phương , bị cô lập , so sánh lực lượng chênh lệch .
-Bị Pháp và phong kiến đàn áp .
-Do chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến .
* Ý nghĩa lịch sử :
-Chứng tỏ sức mạnh to lớn tiềm tàng của nông dân .
-Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của của Pháp .
-Xứng đáng nối tiếp truyền thống yêu nước của tổ tiên .
Sửa lần cuối: