• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Đấu Trường Hóa Vô Cơ.

kuta tutu

New member
Xu
0
1, hỗn hợp A gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng số mol .Nhiệt phân hỗn hợp A tới hoàn toàn được hỗn hợp khí B.Cho B rất từ từ qua nước dư , thấy còn 0,01 mol khí không bị hấp thụ .Khối lượng của hỗn hợp A là ??
 

windy_XIII

New member
Xu
0
vẫn còn sót lại 1 bài nè bạn ơi:
"không dùng thêm hóa chất khác, nêu cách phân biệt 6 dung dịch sau trong 6 lọ mất nhãn:
mimetex.cgi
 

cacodemon1812

New member
Xu
0
1, hỗn hợp A gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng số mol .Nhiệt phân hỗn hợp A tới hoàn toàn được hỗn hợp khí B.Cho B rất từ từ qua nước dư , thấy còn 0,01 mol khí không bị hấp thụ .Khối lượng của hỗn hợp A là ??

\[AgNO_3 --> Ag + NO_2 + 1/2 O_2\]
a________________a_______a/2
\[Cu(NO_3)_2 --> CuO + 2NO_2 + 1/2 O_2\]
a_____________________2a_______a/2
\[4 NO_2 + O_2 + 2 H_2O --> 4HNO_3\]
3a_______3a/4

=> a/4 = 0.01 => a = 0.04
=> mA = 170*0.04 + 188*0.04 = 14.32 g
 

Hz0

New member
Xu
0
vẫn còn sót lại 1 bài nè bạn ơi:
"không dùng thêm hóa chất khác, nêu cách phân biệt 6 dung dịch sau trong 6 lọ mất nhãn:
mimetex.cgi

Oáp...

- Trích mẫu
- Đun nóng d d các mẫu :
... NH4HCO3 : có khí mùi khó ngửi, hít đi rồi biết liền ..
.... Mg( HCo3)2 và ( BaHCo3)2 : có thấy CR màu trắng ( gọi là nhóm A nhá )
... NaHCo3: có khí ko màu thoát ra
... còn lại mấy tên bền nhiệt: NaHSO4, , Na2sO3
- Dùng NaHCo3 nb NaHSO4 , tên kia là Na2SO3
- Dùng NaHSO4 nb Ba( HCO3)2 ( --> khí + ktủa ) , tên kia là Mg(HCO3)2
 

hongthai123

New member
Xu
0
ko dùng thêm hóa chất mà.vậy lấy nhiệt ở đâu ra regis

nếu muối kl hóa trị 2 kia là muối có nhiều hóa trị thì sao
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Quách Anh Tuấn

New member
Xu
0
ko dùng thêm hóa chất mà.vậy lấy nhiệt ở đâu ra regis

nếu muối kl hóa trị 2 kia là muối có nhiều hóa trị thì sao
nhiệt không được xem là hóa chất bạn à
muối kl có hóa trị 2 trừ phân nhóm B thì chỉ đơn giản là một hóa trị ví dụ là Ca Ba
còn như sắt thì đủ hóa trị khi phản ứng nhiệt
 

vanhieu1995

New member
Xu
0
Tôi xin đưa ra câu hỏi tiếp theo:
ĐỀ BÀI
:
Không dùng chất khác, hãy nhận biết 4 lọ mất nhãn chứa các chất sau: NaHSO[SUB]4[/SUB], KHCO[SUB]3,[/SUB] MgH(CO[SUB]3[/SUB])[SUB]2,[/SUB] Na[SUB]2[/SUB]CO[SUB]3[/SUB], Ba(HCO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB]


Ngày đăng: 08 tháng 05 năm 2011
Ngày hết hạn: 15 tháng 05 năm 2011.

 

vanhieu1995

New member
Xu
0
lấy 1 ít dd trong mỗi lọ đun lên, quan sát hiện tượng
-ở 2 ống ngiệm có kết tủa trắng, đó là Ba(HCO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB] và Mg(HCO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB]
-lấy vài giọt dd ở một trong 2 lọ đựng dd có kết tủa khi đun nóng trên, nhỏ vào 3 ống nghiệm đựng các dd còn lại. Ở ống nghiệm thấy có sủi bọt là ống đựng dd NaHSO[SUB]4[/SUB], nếu trong ống nghiệm này tạo dd trong suốt thì dd nhỏ vào là Mg(HCO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB].
2NaHSO[SUB]4[/SUB] + Mg(HCO[SUB]3[/SUB])[SUB]2 [/SUB]----> Na[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] + MgSO[SUB]4[/SUB] + 2CO[SUB]2[/SUB] + 2H[SUB]2[/SUB]O
nếu trong ống nghiệm có kết tủa trắng thì đó là ống đựng Ba(HCO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB].
2NaHSO[SUB]4 [/SUB]+ Ba(HCO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB] ----> BaSO[SUB]4[/SUB] + Na[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] + 2CO[SUB]2[/SUB] + 2H[SUB]2[/SUB]O
như vậy ta còn tìm 2 lọ dd chưa biết là KHCO[SUB]3[/SUB] và Na[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB].
Lấy vài giọt Ba(HCO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB] nhỏ vào 2 ống nghiệm đựng 2 dd còn lại. Ống nghiệm nào thấy xuất hiện kết tủa thì đó là dd Na[SUB]2[/SUB]SO[SUB]3[/SUB]
Ba(HCO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB] + Na[SUB]2[/SUB]SO[SUB]3[/SUB] ----> BaSO[SUB]3[/SUB] + 2NaHCO[SUB]3[/SUB]
dd con lai la KHCO[SUB]3[/SUB]
 

seudaudo

New member
Xu
0
cho tan hoàn toàn 3, 76 gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm: S,FeS và FeS2 trong dung dịch HNO3 thu được 0,48 mol NO2 và dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, lọc và nung kết tủa đến khối lượng không đổi, được m gam chất rắn. Tính m
 
Cho tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm: S, FeS và FeS2 trong dung dịch HNO3 thu được 0,48 mol NO2 và dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, lọc và nung kết tủa đến khối lượng không đổi, được m gam chất rắn. Tính m.

Vì FeS2 có thể viết lại là FeS.S nên hỗn hợp phải được xem là hỗn hợp của S và FeS.

Gọi:
a là số mol S.
b là số mol FeS.

32a + 88b = 3,76 (1)

Khi phản ứng với HNO3, phương trình phản ứng như sau:

S + 6 HNO3 --> H2SO4 + 6 NO2 + 2 H2O

FeS + 12 HNO3 --> Fe(NO3)3 + H2SO4 + 9 NO2 + 5 H2O

Từ số mol SO2, ta có:

6a + 9b = 0,48 (2)

Giải (1) và (2), có:
a = 0,035 mol
b = 0,03 mol.

n H2SO4 = a + b = 0,03 + 0,035 = 0,065mol = n BaSO4 kết tủa.

Chất rắn là Fe2O3 và BaSO4 \[m=\frac{0.03}{2}.160+0.065\times 233=17.545gam\]
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

h2hoa.ilove

New member
Xu
0
Khởi động lại bằng 1 bài củng cố lí thuyết. Đề hơi dài nhưng ko khó!

Hợp chất A là một chất ion kết tinh màu trắng được dùng rộng rãi để làm phân bón cũng như làm thuốc nổ. A nổ và phân huỷ ở trên 300[SUP]0[/SUP]C cho 2 khí B và C ko màu, ko mùi và phân tử mỗi khí chỉ có 2 nguyên tử, và H[SUB]2[/SUB]O. Tại nhiệt độ thấp hơn (khoảng 250[SUP]0[/SUP]C) A phân huỷ thành khí D phân tử có 3 nguyên tử và H[SUB]2[/SUB]O. D được dùng làm chất gây mê trong y học. D cũng ko bền về phương diện nhiệt động học giống như A và D bị phân huỷ thành B và C.

Hợp chất A được sản xuất bằng cách cho khí E pư với F. E có mùi khó ngửi đặc trưng và có thể điều chế được do tác dụng của A với dung dịch NaOH, đun nóng (E ko phải là sản phẩm duy nhất của pư). Trong sản xuất E, được điều chế bằng phản ứng của B với H[SUB]2[/SUB] có mặt xúc tác sắt oxit ở nhiệt độ và áp suất cao (400[SUP]0[/SUP]C, 250 atm).

F là một axit mạnh và cũng là một tác nhân oxi hoá mạnh, được sản xuất theo một quá trình 3 giai đoạn:
- Phản ứng của E với C ở 850[SUP]0[/SUP]C có xúc tác tạo thành khí G ko màu và H[SUB]2[/SUB]O (phản ứng của oxi nguyên tử với D cũng tạo thành G).
- Phản ứng tiếp theo của G với C tạo thành khí H màu nâu, tồn tại ở cân bằng với chất I ko màu, I có cùng số electron với ion oxalat.
- H dị li trong nước tạo thành F và G và chất sau được sử dụng lại.
Xác định các chất A, B, C, D, E, F, G, H, I và viết phương trình phản ứng đã xảy ra.
 

h2hoa.ilove

New member
Xu
0
Hợp chất A là một chất ion kết tinh màu trắng được dùng rộng rãi để làm phân bón cũng như làm thuốc nổ. A nổ và phân huỷ ở trên 300[SUP]0[/SUP]C cho 2 khí B và C ko màu, ko mùi và phân tử mỗi khí chỉ có 2 nguyên tử, và H[SUB]2[/SUB]O. Tại nhiệt độ thấp hơn (khoảng 250[SUP]0[/SUP]C) A phân huỷ thành khí D phân tử có 3 nguyên tử và H[SUB]2[/SUB]O. D được dùng làm chất gây mê trong y học. D cũng ko bền về phương diện nhiệt động học giống như A và D bị phân huỷ thành B và C.

Hợp chất A được sản xuất bằng cách cho khí E pư với F. E có mùi khó ngửi đặc trưng và có thể điều chế được do tác dụng của A với dung dịch NaOH, đun nóng (E ko phải là sản phẩm duy nhất của pư). Trong sản xuất E, được điều chế bằng phản ứng của B với H[SUB]2[/SUB] có mặt xúc tác sắt oxit ở nhiệt độ và áp suất cao (400[SUP]0[/SUP]C, 250 atm).

F là một axit mạnh và cũng là một tác nhân oxi hoá mạnh, được sản xuất theo một quá trình 3 giai đoạn:
- Phản ứng của E với C ở 850[SUP]0[/SUP]C có xúc tác tạo thành khí G ko màu và H[SUB]2[/SUB]O (phản ứng của oxi nguyên tử với D cũng tạo thành G).
- Phản ứng tiếp theo của G với C tạo thành khí H màu nâu, tồn tại ở cân bằng với chất I ko màu, I có cùng số electron với ion oxalat.
- H dị li trong nước tạo thành F và G và chất sau được sử dụng lại.
Xác định các chất A, B, C, D, E, F, G, H, I và viết phương trình phản ứng đã xảy ra.

Ko ai trả lời!?! Kiểu bài như thế này thì nắm tốt các pt và tư duy nhạy bén tí là ok.

Xác định các chất:
A: NH[SUB]4[/SUB]NO[SUB]3[/SUB]; B: N[SUB]2[/SUB]; C: O[SUB]2[/SUB]; D: N[SUB]2[/SUB]O; E: NH[SUB]3[/SUB]; F: HNO[SUB]3[/SUB]; G: NO; H: NO[SUB]2[/SUB]; I: N[SUB]2[/SUB]O[SUB]4[/SUB]
Các phản ứng:
NH[SUB]4[/SUB]NO[SUB]3[/SUB] ----> N[SUB]2[/SUB] + 1/2O[SUB]2[/SUB] + 2H[SUB]2[/SUB]O (>300[SUP]0[/SUP]C)
NH[SUB]4[/SUB]NO[SUB]3[/SUB] ----> N[SUB]2[/SUB]O + 2H[SUB]2[/SUB]O (250[SUP]0[/SUP]C)
N[SUB]2[/SUB]O ----> N[SUB]2[/SUB] + 1/2O[SUB]2[/SUB] (t[SUP]0[/SUP])
NaOH + NH[SUB]4[/SUB]NO[SUB]3[/SUB] ----> NaNO[SUB]3[/SUB] + NH[SUB]3[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]O
NH[SUB]3[/SUB] + HNO[SUB]3 [/SUB]----> NH[SUB]4[/SUB]NO[SUB]3[/SUB]
N[SUB]2[/SUB] + 3H[SUB]2[/SUB] <----------> 2NH[SUB]3[/SUB] (Fe[SUB]3[/SUB]O[SUB]4[/SUB], 400[SUP]0[/SUP]C, 250atm)
4NH[SUB]3[/SUB]+ 5O[SUB]2[/SUB] ----> 4NO + 6H[SUB]2[/SUB]O (t[SUP]0[/SUP])
N[SUB]2[/SUB]O + [O] ----> 2NO
2NO + O[SUB]2[/SUB]----> 2NO[SUB]2[/SUB]
2NO[SUB]2[/SUB] <------> N[SUB]2[/SUB]O[SUB]4[/SUB]
 

h2hoa.ilove

New member
Xu
0
Bài tiếp:

M là chất rắn có tính oxi hoá mạnh, tan được trong nước. Nhiệt phân M thu được các sản phẩm P (rắn), Q (rắn), R (khí) cũng là những chất có tính oxi hoá mạnh. Hoà tan P vào nước, sau đó sục khí clo vào thu được dung dịch chứa M. Nung chảy chất Q với kiềm trong điều kiện có mặt oxi tạo thành chất P (màu lục). Nếu đun nóng chất rắn Q với axit sunfuric thì thu được chất khí R và một dung dịch có màu hồng của chất E, biết E là sản phẩm khử của M trong quá trình điều chế clo khi cho M tác dụng với KCl có mặt axit sunfuric. Biết M, P, Q, E đều chứa cùng một kim loại. Xác định các chất và viết phương trình cho các quá trình biến đổi trên.
 

h2hoa.ilove

New member
Xu
0
M là chất rắn có tính oxi hoá mạnh, tan được trong nước. Nhiệt phân M thu được các sản phẩm P (rắn), Q (rắn), R (khí) cũng là những chất có tính oxi hoá mạnh. Hoà tan P vào nước, sau đó sục khí clo vào thu được dung dịch chứa M. Nung chảy chất Q với kiềm trong điều kiện có mặt oxi tạo thành chất P (màu lục). Nếu đun nóng chất rắn Q với axit sunfuric thì thu được chất khí R và một dung dịch có màu hồng của chất E, biết E là sản phẩm khử của M trong quá trình điều chế clo khi cho M tác dụng với KCl có mặt axit sunfuric. Biết M, P, Q, E đều chứa cùng một kim loại. Xác định các chất và viết phương trình cho các quá trình biến đổi trên.

Hic, bị hố hàng, chẳng có ai tham gia cả!

Xác định các chất: M: KMnO[SUB]4[/SUB], P: K[SUB]2[/SUB]MnO[SUB]4[/SUB], Q: MnO[SUB]2[/SUB], R: O[SUB]2[/SUB], E: MnSO[SUB]4[/SUB]
Các pt:
2KMnO[SUB]4[/SUB] ----> K[SUB]2[/SUB]MnO[SUB]4[/SUB] + MnO[SUB]2[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]O
2K[SUB]2[/SUB]MnO[SUB]4[/SUB] + Cl[SUB]2[/SUB] ----> 2KMnO[SUB]4[/SUB] + 2KCl
2MnO[SUB]2[/SUB] + 4KOH + O[SUB]2[/SUB] ----> 2K[SUB]2[/SUB]MnO[SUB]4[/SUB] + 2H[SUB]2[/SUB]O
2MnO[SUB]2[/SUB] + 2H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] ----> 2MnSO[SUB]4[/SUB] + O[SUB]2[/SUB] + 2H[SUB]2[/SUB]O
2KMnO[SUB]4[/SUB] + 10KCl + 8H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] ----> 6K[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] + 2MnSO[SUB]4[/SUB] + 5Cl[SUB]2[/SUB] + 8H[SUB]2[/SUB]O
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top