• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Đấu Trường Hóa Vô Cơ.

Thandieu2

Thần Điêu
Xu
36
ĐẤU TRƯỜNG HÓA VÔ CƠ.

Luật chơi: 1 người ra đề bài. Có thời gian để các thành viên quan tâm làm bài. Nếu sau 1 tuần không có người giải hoặc có lời giải nhưng không đúng, người đó sẽ đăng lời giải của mình lên. Sau đó sẽ đưa tiếp đề thứ 2. Các thành viên quan tâm sẽ cố gắng tìm lời giải. Nếu lời giải của thành viên đó được công nhận là đúng, người trả lời đúng sẽ tiếp tục đưa ra 1 đề mới để mọi người cùng làm. Có người post lời giải rồi nhưng các bạn khác vẫn có quyền post bài giải của mình nếu đó là 1 cách giải khác vì biết đâu cách giải đầu tiên sai. ( Nếu trả lời đúng bài thì tất nhiên là chúng ta tiếp tục bài mới ngay chứ không phải thời gian là 7 ngày - hihi)

(Lưu ý: Người đăng bài nhất định phải có lời giải của bài Hóa nhé. Thêm nữa, đây là chủ đề dành cho HÓA HỌC VÔ CƠ, vì thế chúng ta chỉ quan tâm tới HÓA VÔ CƠ. Các bài vi phạm sẽ bị xóa không cần báo trước. Àh, các bạn nhớ ghi ngày tháng pos bài và giờ kết thúc nhé. Chúng ta phải làm cho đúng luật chứ. Và tôi làm trọng tài các bạn ủng hộ nha.)

Tôi hi vọng lập nên topic này có nhiều thành viên quan tâm, để box Hóa thực sự mang đến những kiến thức tốt nhất tới các bạn. Hi vọng rằng các bạn sẽ ủng hộ cho Box Hóa học. Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ với diễn đàn kiến thức.net và có nhiều người bạn cùng say mê môn HÓA HỌC

Tôi xin đưa ra câu hỏi trước:

Ngày đăng: 20 tháng 12 năm 2009.
Ngày hết hạn: 27 tháng 12 năm 2009.

ĐỀ BÀI: Có hỗn hợp (NO, NO[sub]2[/sub]) . Bạn hãy tách nó giùm tôi bằng 2 cách.

( không cần giữ nguyên khối lượng)

Chúc các bạn học tốt bôn môn HOÁ HỌC và phần HOÁ HỌC VÔ CƠ


DÀNH TẶNG CÁC BẠN KỸ THUẬT TÌM CÔNG THỨC HÓA VÔ CƠ.
Chúc các bạn có những kiến thức và phương pháp tốt nhất để làm bài.

[down]TẢI VỀ TẠI ĐÂY[/down]
 

Spider_man

New member
Xu
0
Em chỉ nghĩ ra mỗi một cách thôi, đó là cho hỗn hợp vào nước :confused:

4NO[SUB]2[/SUB]+2H[SUB]2[/SUB]O+O[SUB]2[/SUB]\sr4HNO[SUB]3[/SUB]

Rồi cuối cùng là nhiệt phân HNO[SUB]3[/SUB] ra để thu được NO[SUB]2[/SUB]

Cách này nghe chừng ko đúng lắm :(
 

Thandieu2

Thần Điêu
Xu
36
Em chỉ nghĩ ra mỗi một cách thôi, đó là cho hỗn hợp vào nước :confused:

4NO[sub]2[/sub]+2H[sub]2[/sub]O+O[sub]2[/sub]\sr4HNO[sub]3[/sub]

Rồi cuối cùng là nhiệt phân HNO[sub]3[/sub] ra để thu được NO[sub]2[/sub]

Cách này nghe chừng ko đúng lắm :(

Hoàn toàn không đúng chứ không phải là không đúng lắm. Hihi. Em thấy sao nếu cho chúng tác dụng với \[H_2O\] mà ra tới 3 phương trình như này nhỉ? Em yên tâm mà sử dụng Môi trường lý tưởng nhất dành cho bài này nha.:D:D

\[4 NO\] + \[3 O_2\] + \[2 H_2O\] \sr \[4 HNO_3 \]

\[2 NO_2 + H_2O\] \sr \[HNO_2\] + \[HNO_3\]

\[4 NO + 3 O_2 + 2 H_2O\] \sr \[4 HNO_3\].
 

thegioihoc

New member
Xu
0
C1: Dùng NaOH vì NO là ocid trung tính nên nó không có phản ứng còn NO2 bị hấp thụ tạo ra NaNO2 và NaNO3 còn cái khoản tạo lại NO2 thì chắc không cần bàn hì hì.
C2: em đang suy nghĩ khó phết hjx
 

Thandieu2

Thần Điêu
Xu
36
C1: Dùng NaOH vì NO là ocid trung tính nên nó không có phản ứng còn NO2 bị hấp thụ tạo ra NaNO2 và NaNO3 còn cái khoản tạo lại NO2 thì chắc không cần bàn hì hì.
C2: em đang suy nghĩ khó phết hjx


Em định dùng NaOH khô à? Vì nếu dung dịch NaOH thì coi lại phần phản ứng của NO và \[NO_2\] với \[H_2O \] nhé! Cố gắng lên nhé - Sắp thành nhà Hóa học tài ba rồi. Hihi
 

thoa812

New member
Xu
0
Cách thứ nhất: chấp nhận cách của beedrill với điều kiện nước tinh khiết không có oxi, nhưng xem ra điều này hơi khó, vì chúng ta lấy đâu ra nước tinh khiết đến thế????


Cách thứ hai:
ta cần tìm một chất mà chỉ có NO hoặc NO[SUB]2 [/SUB]tham gia phản ứng.

Theo lý thuyết thì NO có khả năng tạo phức với các kim loại chuyển tiếp như Cu, Fe....... mà NO[SUB]2[/SUB] thì không có khả năng này. Do vậy ta có thể cho hỗn hợp khí ban đầu qua FeCl[SUB]2[/SUB] (khan) nhớ là phải FeCl[SUB]2[/SUB] khan nhé vì nếu là dd FeCl[SUB]2[/SUB] thì nó sẽ hấp thụ cả NO[SUB]2[/SUB] nữa

Ta có ptpư: 6NO + FeCl[SUB]2[/SUB] \sr [Fe(NO)[SUB]6[/SUB]]Cl[SUB]2[/SUB] (đây là một chất phức rất bền)

NO[SUB]2[/SUB] không tham gia pư nên ta có thể thu được

Sau đó cho phức chất trên vào nước (chất phức này chỉ bền ở trạng thái rắn thôi), nó sẽ bị thủy phân: [Fe(NO)[SUB]6[/SUB]]Cl[SUB]2 [/SUB]+ H[SUB]2[/SUB]0 \sr FeOHCl + HCl + 6 NO.

Vậy là ta lại thu được khí NO

\sr vậy là tách đc 2 chất rùi nhé!
 

Thandieu2

Thần Điêu
Xu
36
Hết câu hỏi 1.

Ngày đăng: 20 tháng 12 năm 2009.
Ngày hết hạn: 27 tháng 12 năm 2009.
ĐỀ BÀI: Có hỗn hợp (NO, NO2) . Bạn hãy tách nó giùm tôi bằng 2 cách.

( không cần giữ nguyên khối lượng)


Đề ở đây là có một hỗn hợp chứa cả 2 chất là NO và \[NO_2,\] ta cần tách chúng ra làm 2. Theo cách 1 của Beedrill tức là ban đầu ta tách được ra ngay NO bằng việc cho đi qua nước "nguyên chất". Đã là điều kiện lý tưởng thì trong phòng thí nghiệm cũng ko thể làm đc. Phản ứng này sẽ mang lên "Mặt Trăng" nha. hihi. Thoa bổ xung và Thandieu2 chấp nhận đúng.


Cách thứ 2 của Thoa là tạo thành 1 chất \[[Fe(NO)_6]Cl_2\] - Là một chất không bền, nhưng chất này đối với HS THPT là rất ít gặp, thường thì chỉ thấy trong các sách nâng cao mà thôi.


Sử dụng tính chất Vật lý: sử dụng đến việc làm lạnh 2 chất khí và tách chúng ra khỏi hỗn hợp. \[NO_2\] bị làm lạnh ở nhiệt độ thấp hơn \[NO\]

\[2 NO_2\] \hc \[N_2O_4 \]( nhiệt độ \[- 11,2^0C)[\]

=============================​

Mọi người quá tập trung vào việc tách được 1 chất trước, yêu cầu của đề bài không hề quá cao hoặc có yêu cầu gì nhiều cả. Có thể hiểu đơn giản đó là có 1 hộp chứa 2 chất, tách riêng chất trong hộp đó ra , bỏ vào 2 hộp khác nhau.

ĐỀ BÀI: Có hỗn hợp (NO, NO2) . Bạn hãy tách nó giùm tôi bằng 2 cách.

( không cần giữ nguyên khối lượng)


Có thể mọi khi tôi nói ra cách này thì mọi người sẽ có nhiều người tìm ra được các cách khác nữa, và sẽ thốt lên, nhưng với bản chất của bài này, tôi xin đưa ra cách làm như sau:

Từ NO và \[NO_2\], tôi cho đi qua \[O_2\]. Như vậy là tôi được toàn bộ khí \[NO_2\]. Tôi cất đi một nửa \[NO_2 \] vừa chế được. haha.

\[NO\] + \[O_2\] \sr \[2NO_2\]

Vậy là bây giờ cũng chỉ sau 1 phản ứng tôi tách được \[NO_2\]. Bản chất cách 1 và cách 2 của Thoa và Beedrill đó là tìm ra một "Chất nào đó không phản ứng và đem cất đi" còn của tôi đó là tạo ra một sản phẩm chung rồi cất ... 1 nửa đi. Hihi

Như vậy còn 1 nửa \[NO_2\] tôi đem nung nóng ở nhiệt độ \[150^0C,\] tôi sẽ được \[NO:\]

\[NO_2\] \sr \[2NO + O_2\].

Trân trọng mời bạn Beedrill ra câu hỏi tuần 2.
 

Spider_man

New member
Xu
0
Cho 1 bài dễ dễ thôi nhỉ!

Khi nung 25,9g muối khan cuả một kim loại hóa trị II thì có hơi nước và khí CO[SUB]2[/SUB]. Sau khi làm lạnh, khí thoát ra được dẫn qua lượng dư than nung đỏ thì sau khi phản ứng hoàn toàn có thể tích tăng 22,4 l (đktc). Xác định công thức muối đã nung
(trình bày lời giải chi tiết mọi người nhé):p

Để cho năm cũ không dính dáng gì tới năm mới, nên hạn cuối là 31 - 12 - 2009
 

Tomatic

New member
Xu
0
Mọi người ra đề bài đừng nên quá hóc búa, cho đề dễ rồi thêm tư duy trong đó để mọi người làm nhiều bài hơn :)
 

Thandieu2

Thần Điêu
Xu
36
Gợi ý của bài toán 2

Cho 1 bài dễ dễ thôi nhỉ!

Khi nung 25,9g muối khan cuả một kim loại hóa trị II thì có hơi nước và khí CO[sub]2[/sub]. Sau khi làm lạnh, khí thoát ra được dẫn qua lượng dư than nung đỏ thì sau khi phản ứng hoàn toàn có thể tích tăng 22,4 l (đktc). Xác định công thức muối đã nung (trình bày lời giải chi tiết mọi người nhé):p

Để cho năm cũ không dính dáng gì tới năm mới, nên hạn cuối là 31 - 12 - 2009

Đề bài này nếu bạn làm ra là tốt, còn nếu không hãy thử với đề bài sau nha:

Khi nung 25,9g muối khan cuả một kim loại hóa trị II thì có hơi nước và khí CO[sub]2[/sub]. Sau khi làm lạnh, khí thoát ra được dẫn qua lượng dư than nung đỏ thì sau khi phản ứng hoàn toàn có thể tích tăng 2,24 l (đktc). Xác định công thức muối đã nung.

Gợi ý của bài như sau:

Muối này là muối khan của KL hoá trị II : Khi đem đốt sản phẩm chỉ chỉ có \[H_2O; CO_2\] nên trong muối của chúng ta chỉ có chứa kim loại A, chứa \[H, C\] và có thể có \[O\].

Nhưng đã là muối của kim loại thì chắc chắn ta sẽ suy được ra gốc của muối là \[(HCO_3)_2.\]

Công thức của muối cần tìm là \[A(HCO_3)_2.\]

Sau đó bạn giải bài toán bình thường, với 3 ptrình:

\[A(HCO_3)_2\] \sr \[MCO_3 + CO_2 + H_2O\]

\[A(HCO_3)_2\] \sr \[MO + 2CO_2 + H_2O\]

\[CO_2 + C\] \sr \[2CO\]

Bạn giải ra được muối cần tìm rồi chứ ???/
 

yezterday

New member
Xu
0
Khi nung 25,9g muối khan cuả một kim loại hóa trị II thì có hơi nước và khí CO2. Sau khi làm lạnh, khí thoát ra được dẫn qua lượng dư than nung đỏ thì sau khi phản ứng hoàn toàn có thể tích tăng 2,24 l (đktc). Xác định công thức muối đã nung.

\[A(HCO_3)_2\] \sr \[MCO_3 + CO_2 + H_2O\]
\[CO_2 + C\] \sr \[2CO\]

Thể tích tăng lên 2,24 lít, suy ra số mol tăng 0,1 mol. Dễ dàng suy ra số mol \[CO_2\] là 0,1 mol, bằng số mol \[A(HCO_3)_2\].

Từ đó tính ra được \[M_A=137\] hay A là Ba.
 

yezterday

New member
Xu
0
Câu thứ 3:

Hoàn thành trước 1/1/2010.

Cho \[m\] gam bột \[Cu\] vào dung dịch chứa \[13,6\] gam \[AgNO_3\]. Sau khi phản ứng xong thêm vào đó một lượng dung dịch \[H_2SO_4\] loãng, đun nóng, phản ứng hoàn toàn thu được \[9,28\] gam bột kim loại, dung dịch \[A\] và khí \[NO\]. Khối lượng \[NaOH\] đủ để tác dụng với các chất trong \[A\] là \[13\] gam. Tính \[m\] và số mol \[H_2SO_4\] đã cho vào.
 

yezterday

New member
Xu
0
Hic, sắp hết hạn rồi sao không thấy ai phúc đáp vậy. Để năm mới không còn vướng víu năm cũ, Yez xin đưa ra gợi ý cụ thể để mọi người giải đáp.

Cho \[m\] gam bột \[Cu\] vào dung dịch chứa \[13,6\] gam \[AgNO_3\]. Sau khi phản ứng xong thêm vào đó một lượng dung dịch \[H_2SO_4\] loãng, đun nóng, phản ứng hoàn toàn thu được \[9,28\] gam bột kim loại, dung dịch \[A\] và khí \[NO\]. Khối lượng \[NaOH\] đủ để tác dụng với các chất trong \[A\] là \[13\] gam. Tính \[m\] và số mol \[H_2SO_4\] đã cho vào.

Ban đầu khi cho Cu vào dung dịch \[AgNO_3\] thì xảy ra phản ứng như sau:

\[Cu + 2AgNO_3 \rightarrow Cu(NO_3)_2 + 2Ag \downarrow\]

Khi cho \[H_2SO_4\] vào dung dịch sau phản ứng trên thì xảy ra phản ứng:

\[3Cu + 2NO_3^- + 8H^+ \rightarrow 3 Cu^{2+} + 2NO + 4H_2O\]

Cho NaOH tác dụng với A thì nó tác dụng với \[Cu^{2+}\] và có thể tác dụng với axit (nếu axit dư sau phản ứng).

Từ đó suy ra khối lượng Cu và \[H_2SO_4\] cần tìm.

Cố lên nào mọi người :)
 

thegioihoc

New member
Xu
0
Câu thứ 3:

Hoàn thành trước 1/1/2010.

Cho \[m\] gam bột \[Cu\] vào dung dịch chứa \[13,6\] gam \[AgNO_3\]. Sau khi phản ứng xong thêm vào đó một lượng dung dịch \[H_2SO_4\] loãng, đun nóng, phản ứng hoàn toàn thu được \[9,28\] gam bột kim loại, dung dịch \[A\] và khí \[NO\]. Khối lượng \[NaOH\] đủ để tác dụng với các chất trong \[A\] là \[13\] gam. Tính \[m\] và số mol \[H_2SO_4\] đã cho vào.

Các cao thủ đại nội vào làm mình xem với =))
 

thegioihoc

New member
Xu
0
Mọi người ra đề bài đừng nên quá hóc búa, cho đề dễ rồi thêm tư duy trong đó để mọi người làm nhiều bài hơn :)

Mấy bài này hok phải khó đây là những dạng toán trắc nghiệm chỉ làm trong 30s--> 50s thôi. Khi quen làm sẽ nhanh có khi k cần phải viết nháp đâu:p
 

thoa812

New member
Xu
0
Ban đầu khi cho Cu vào dung dịch AgNO3 thì xảy ra phản ứng như sau:

Cu + 2AgNO[SUB]3[/SUB] \sr Cu(NO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB] + 2Ag \kt
........0,08mol......> 0,04mol.....> 0,08 mol

số mol NO[SUB]3[/SUB][SUB2]2-[/SUB2] = 2 lần số mol của Cu(NO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB] = 0,08mol
khối lượng Ag tạo ra = 0,08 * 108 = 8,64g --> số gam Cu dư là 9,28 - 8,64 = 0,64 g

Khi cho H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] vào dung dịch sau phản ứng trên thì xảy ra phản ứng:

3Cu + 2NO[SUB]3[/SUB][SUB2]-[/SUB2] + 8H[SUB2]+[/SUB2] \sr 3 Cu[SUB2]2+ [/SUB2]+ 2NO + 4H[SUB]2[/SUB]O
.........0,08....>0,32.....>0,12mol

Cho NaOH tác dụng với A
2OH[SUB2]-[/SUB2] + Cu[SUB2]2+[/SUB2] \sr Cu(OH)2
0.24<...0,12

Tổng số mol của NaOH = 0,325mol
--> số mol NaOH ở pt : OH[SUB2]-[/SUB2] + H[SUB2]+[/SUB2] \sr H[SUB]2[/SUB]O là 0,325 - 0,24 = 0,085 mol
.............................0,085...>0,085

Vậy tổng số mol H[SUB2]+[/SUB2] = 0,085 + 0,32 = 0,405 mol ---> số mol H2SO4 cho vào = 0,2025mol

số gam Cu cho vào là = (0,04 + 0,12) * 64 + 0,64 = 10,88 g

Đây là một bài hóa rất hay, cảm ơn yesterday nhiều lắm!

Qua bài Hóa này các bạn cần lưu ý đến pư 3Cu + 2NO[SUB]3[/SUB][SUB2]-[/SUB2] + 8H[SUB2]+[/SUB2] \sr 3 Cu[SUB2]2+ [/SUB2]+ 2NO + 4H[SUB]2[/SUB]O
Đây là pư rất hay gặp trong các bài tập về muối nitrat. Các bạn nên chú ý khi trong chuỗi pư có xuất hiện ion NO[SUB]3[/SUB][SUB2]-[/SUB2] ,
Cu[SUB2]2+[/SUB2]. Nếu có môi trường H[SUB2]+[/SUB2] >>>> nhớ ngay đến pt này. ta chỉ nên viết pt ở dạng ion thu gọn >>> bài toán sẽ dễ giải hơn.

Đây cũng là một dạng bài hay gặp trong các đề thi ĐH

Chúc các bạn học tốt!

Phần tiếp theo xin trân trọng kính mời bạn alita_sara đưa ra bài tập cho đấu trường!
 

liti

New member
ĐÂY LÀ BÀI GIẢI CỦA MỘT THẰNG BẠN EM MUỐN CHO MỌI NGƯỜI XEM NÈ

Khi cho H2SO4 vào tiếp dung dịch thì xảy ra phản ứng:

3Cu + 2NO3- + 8H+ 3 Cu2+ + 2NO + 4H2O
.

Cho NaOH tác dụng với A Số mol Ag+ = số mol AgNO3 = 0.08 mol

Ag+ + OH - àAgOH kết tủa đen
Tổng số mol OH- = 0.325
0.08 à 0.08

2OH- + Cu2+ Cu(OH)2
0.325 – 0.08
0.245 >...0,1125

3Cu + 2NO3- + 8H+ 3 Cu2+ + 2NO + 4H2O (1)
0.1125 <- 0.3 <- 0.1125


--> số mol Cu ban đầu = Số mol Cu (1) + Số mol Cu dư
= 0.1125 + 0.145
= 0.2575 à m Cu = 16.48 g
Vậy tổng số mol H+ = 0.3 mol ---> số mol H2SO4 cho vào = 0.3/2 = 0.15 mol
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top