• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Đấu Trường Hóa Vô Cơ.

thegioihoc

New member
Xu
0
Câu thứ 3:

Hoàn thành trước 1/1/2010.

Cho \[m\] gam bột \[Cu\] vào dung dịch chứa \[13,6\] gam \[AgNO_3\]. Sau khi phản ứng xong thêm vào đó một lượng dung dịch \[H_2SO_4\] loãng, đun nóng, phản ứng hoàn toàn thu được \[9,28\] gam bột kim loại, dung dịch \[A\] và khí \[NO\]. Khối lượng \[NaOH\] đủ để tác dụng với các chất trong \[A\] là \[13\] gam. Tính \[m\] và số mol \[H_2SO_4\] đã cho vào.



Bài này có 2 TH phải k chú Yezterday :confused: làm dài dài mệt thật :D từ h đến tối a sẽ đưa bài làm của a miễn là k sang ngày 1/1/2010 là đc nhể :p
 

thegioihoc

New member
Xu
0
n(Ag +) = n(NO3-) = 0,08 mol
n(NaOH) = 0,325 mol
Có các phản ứng :
• Cu + 2AgNO3 => Cu(NO3)2 + 2Ag (1)
Xét 2 trường hợp :
1. Cu phản ứng hết.
=> Khối lượng KL thu được sau phản ứng chỉ là Ag, và :
m(Ag thu được) < m(Ag trong AgNO3) = 0,08 x 108 = 8,64g
=> Vô lí ( vì khối lượng kim loại thu được sau khi đun nóng với H2SO4 đã là 9,28g, chứng tỏ sau phản ứng thứ nhất khối lượng kim loại lớn hơn 9,28g )
2. Cu còn dư.
=> AgNO3 phản ứng hết, khối lượng KL thu được sau phản ứng là 8,64g Ag và x (g) Cu
=> Trong dd sau PƯ có 0,04 mol Cu++ và 0,08 mol NO3-

• 3Cu + 8(H+) + 2(NO3-) => 3(Cu++) + 2NO + 4H2O (2)
Xét 2 trường hợp :
1. Cu phản ứng hết, tức là khối lượng kim loại còn lại chỉ có Ag
=> m(KL còn) < 8.64g < 9,28g
=> loại
2. Cu không phản ứng hết.
=> Trong dụng dịch sau phản ứng chỉ có Cu++, H+ hoặc Cu++, NO3- ( không thể có đồng thời H+ và NO3- )
Và m(Cu dư) = 9,28 – 8,64 =0,64g
Lại phân ra 2 trường hợp con :

A. Trong dd sau PƯ có 2 ion Cu++ và H+
=> NO3- đã hết. Để phản ứng hết với 0,08 mol NO3- theo PTPƯ (2) thì cần 0,12 mol Cu và 0,32 mol Cu.
=> Tổng số mol Cu++ trong dd sau PƯ là 0,04 + 0,32 = 0,36 mol
Có PƯ :
(Cu++) + 2(OH-) => Cu(OH)2
(H+) + (OH-) => H2O
Có n(OH-) = n(NaOH) = 0,325
=> n(H+) = 0,325 – 2 x 0,36 < 0
=> loại

B. Trong dd sau PƯ có Cu++ và NO3-
=> H+ đã hết.
Chỉ có PƯ : (Cu++) + 2(OH-) => Cu(OH)2
=> n(Cu++) = ½ n(OH-) = 0,1625
=> Số mol Cu++ sinh ra trong PƯ 2 là 0,1625 – 0,04 = 0,1225 mol
=> Theo PTPƯ (2) để tạo thành 0,1225 mol Cu++ cần 0,3267 mol H+
=> n(H2SO4) = ½ n(H+) = 0,16335 mol
Khối lương Cu ban đầu :
m = 0,1625 x 64 + m(Cu dư) = 11,04g

Khổ thế không bít gõ CT mọi người thông củm chỉnh sửa mãi mới đc cái bài ra hồn :(
 

Molti

New member
Xu
0
nãy giờ đọc hết topic.. thấy các bro ở forum cũng uyên thâm quá ^^!.. mai này có gì các bro giúp đỡ em nhiều ạh!
em đặt 1 câu hỏi nhỏ nhé !!.. tách HCl và HClO .
 

thoa812

New member
Xu
0
HClO là một axit yếu, và yếu hơn cả H[SUB]2[/SUB]CO[SUB]3[/SUB], vì vậy ta có thể cho hỗn hợp ban đầu tác dụng với BaCO[SUB]3[/SUB], chỉ có HCl phản ứng. thu được BaCl[SUB]2[/SUB], HClO.

Và bước tiếp theo "chưng cất hỗn hợp ở áp suất thấp" sau đó ta hấp thụ sản phẩm vào H[SUB]2[/SUB]O sẽ được dung dịch HClO.

Còn từ BaCl[SUB]2[/SUB] chuyển về HCl thì quá đơn giản rồi phải không nào! chỉ cần cho Ba[SUB2]2+[/SUB2] kết tủa là ok >>> dùng H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] là tốt nhất!
 

kakio

New member
Xu
0
Cu + 2AgNO3 ---> Cu(NO3)2 + 2Ag (1).

n(AgNO3) = 0,08 mol ---> số g Ag tối đa có thể tạo thành = 8,64 g < 9,28 g.
=> Cu dư (sau khi cho thêm H2SO4 thì Cu vẫn dư).
Ta có PTPƯ khi cho H2SO4 vào: 8H+ + 2NO3- + 3Cu ---> 3Cu2+ + 2NO + 4H2O (2).

n(NO3-) = 0,08 mol ---> n(Cu) pư(2) = 3/2.n(NO3-) = 0,12 (mol)
và n(H+) = 4.n(NO3-) = 0,32 mol ---> n(H2SO4) = 0,16 mol.

Do ở pư (1) Cu dư nên n(Cu)pư(1) = 1/2.n(AgNO3) = 0,04 mol.

Khối lượng Cu dư sau cả 2 pư: m(Cu dư) = 9,28 - 0,08*108 = 0,64 (g)
=> tổng khối lượng Cu ban đầu: m = (0,04 + 0,12)*64 + 0,64 = 10,88 (g).

n(H2SO4) = 0,16 mol.
 

thoa812

New member
Xu
0
Cu + 2AgNO3 ---> Cu(NO3)2 + 2Ag (1).

n(AgNO3) = 0,08 mol ---> số g Ag tối đa có thể tạo thành = 8,64 g < 9,28 g.
=> Cu dư (sau khi cho thêm H2SO4 thì Cu vẫn dư).
Ta có PTPƯ khi cho H2SO4 vào: 8H+ + 2NO3- + 3Cu ---> 3Cu2+ + 2NO + 4H2O (2).

n(NO3-) = 0,08 mol ---> n(Cu) pư(2) = 3/2.n(NO3-) = 0,12 (mol)
và n(H+) = 4.n(NO3-) = 0,32 mol ---> n(H2SO4) = 0,16 mol.

Do ở pư (1) Cu dư nên n(Cu)pư(1) = 1/2.n(AgNO3) = 0,04 mol.

Khối lượng Cu dư sau cả 2 pư: m(Cu dư) = 9,28 - 0,08*108 = 0,64 (g)
=> tổng khối lượng Cu ban đầu: m = (0,04 + 0,12)*64 + 0,64 = 10,88 (g).

n(H2SO4) = 0,16 mol.


Với lời giải của bạn thì dữ kiện NaOH để làm gì vậy?

Ở đây bạn chưa tính đến dữ kiện này!!!
 

yezterday

New member
Xu
0
Nhận xét của Yezterday:

- Đ/v thoa812, Đáng tiếc cho một bài giải suýt hoàn hảo. Tính ra được khối lượng Cu cho vào không có gì đáng bàn thêm. Tuy nhiên, ở bước cho ion \[Cu^{2+}\] tác dụng với xút, bạn đã quên mất số mol \[Cu^{2+}\] tạo ra từ phản ứng Cu với \[AgNO_3\] ban đầu nên đáp án có chút sai lệch.

- Đ/v liti, Bạn đã đưa ra bài giải không chính xác kể từ bước cho Ag tác dụng với \[OH^-\] để sinh ra AgOH kết tủa. Phản ứng này là không chính xác. AgOH là chất không tồn tại hoặc dễ bị phân hủy hoàn toàn.

- Đ/v thegioihoc, bài giải của thegioihoc quả là kì công, Yez ghi nhận điều đó, nhưng không nhất thiết phải chia ra nhiều trường hợp như thế, bởi vì theo chiều giải của bài toán là hoàn toàn logic. Thegioihoc lại bị sai lầm ở chỗ cho rằng: n(Cu++) = ½ n(OH-) = 0,1625. Điều này là không hợp lý, bởi vì ta chưa biết được xút có tác dụng với axit hay không, nên không thể chắc chắn là số mol \[Cu^{2+}\] phản ứng hoàn toàn \[OH^-\].

- Đ/v kakio, thì quả lời nhận xét của bạn thoa812 đúng lắm, vì dữ kiện NaOH đưa vào chơi thôi à.

Đáp án:

Ban đầu khi cho Cu vào dung dịch \[AgNO_3\] thì xảy ra phản ứng như sau:

\[Cu + 2AgNO_3 \rightarrow Cu(NO_3)_2 + 2Ag \downarrow\]

Ta có số mol \[AgNO_3\] là 0,08 mol. Suy ra khối lượng Ag thu được là 8,64 gam. Do sau phản ứng thêm axit sunfuric còn tới 9,28 gam chất rắn, nên chắc chắn phải bao gồm cả khối lượng Cu dư là 9,28 - 8,64 = 0,64 gam.

Sau phản ứng trên thì sẽ tạo nên 0,04 mol \[Cu(NO_3)_2\], tức là 0,04 mol \[Cu^{2+}\] và \[0,08 mol NO_3^-\].

Khi cho \[H_2SO_4\] vào dung dịch sau phản ứng trên thì xảy ra phản ứng:

\[3Cu + 2NO_3^- + 8H^+ \rightarrow 3 Cu^{2+} + 2NO + 4H_2O\]
0,12 ...<...0,08..>..0,32....>..0,12

Cho NaOH tác dụng với A:

\[2OH- + Cu^{2+} \rightarrow Cu(OH)_2\]
0,32....<....0,16

Mà số mol OH- = số mol NaOH = 0,325 mol, nên suy ra xút dư 0,005 mol. Lượng này là do xút đã tác dụng với axit dư. Tức là:

\[OH^- + H^+ \rightarrow H_2O\]
0,005 ..>..0,005

Tóm lại, khối lượng Cu đã cho vào là: (0,04 + 0,12) x 64 + 0,64 = 10,88 gam. Số mol \[H_2SO_4\] đã dùng là: (0,32 + 0,005)/2 = 0,1625 mol.

Chúc các bạn một Năm Mới An Lành.
Yezterday.

P/S: Quyền đưa ra bài thách đấu mới xin nhường lại cho Quản lý box này vậy.
 

yezterday

New member
Xu
0
Hehe, Yez đang mệt lử người nên đọc bài có chút sót lỗi, nếu có chút gì sai sót mong mọi người bỏ quá nha. Mọi người cứ xem lại đáp án thử, nếu không đồng ý chỗ nào thì nêu lên, ta cùng giải quyết. Nhanh lên, kẻo Yez lại đi xem bắn pháo hoa giờ.

Thôi, chúc mừng năm mới, Yez xin tặng mỗi người một nhát Thanks, nhé ^^
 

thoa812

New member
Xu
0
Trong dd sau PƯ có Cu++ và NO3-
=> H+ đã hết.
Chỉ có PƯ : (Cu++) + 2(OH-) => Cu(OH)2
=> n(Cu++) = ½ n(OH-) = 0,1625
=> Số mol Cu++ sinh ra trong PƯ 2 là 0,1625 – 0,04 = 0,1225 mol
=> Theo PTPƯ (2) để tạo thành 0,1225 mol Cu++ cần 0,3267 mol H+
=> n(H2SO4) = ½ n(H+) = 0,16335 mol
Khối lương Cu ban đầu :
m = 0,1625 x 64 + m(Cu dư) = 11,04g

:(


Với bài này của em thì n(Cu[SUB2]2+[/SUB2]) = 1/2 n (OH-) = 0,1625

Nhưng theo pư 1 thì số mol của Cu[SUB2]2+[/SUB2] tạo ra có 0,04

số mol NO3- = 0,08 thì làm sao ở pt 2 có thể tạo ra đc 0,1225 mol Cu[SUB2]2+[/SUB2] được??

Vấn đề mà chị nói là ở đây đó bài này em đã phức tạp hóa vấn đề rùi!


Bài tiếp theo xin mời alita_sara đưa ra câu đố!
 

liti

New member
n(Ag +) = n(NO3-) = 0,08 mol
n(NaOH) = 0,325 mol
Có các phản ứng :
• Cu + 2AgNO3 => Cu(NO3)2 + 2Ag (1)
Xét 2 trường hợp :
1. Cu phản ứng hết.
=> Khối lượng KL thu được sau phản ứng chỉ là Ag, và :
m(Ag thu được) < m(Ag trong AgNO3) = 0,08 x 108 = 8,64g
=> Vô lí ( vì khối lượng kim loại thu được sau khi đun nóng với H2SO4 đã là 9,28g, chứng tỏ sau phản ứng thứ nhất khối lượng kim loại lớn hơn 9,28g )
2. Cu còn dư.
=> AgNO3 phản ứng hết, khối lượng KL thu được sau phản ứng là 8,64g Ag và x (g) Cu
=> Trong dd sau PƯ có 0,04 mol Cu++ và 0,08 mol NO3-

• 3Cu + 8(H+) + 2(NO3-) => 3(Cu++) + 2NO + 4H2O (2)
Xét 2 trường hợp :
1. Cu phản ứng hết, tức là khối lượng kim loại còn lại chỉ có Ag
=> m(KL còn) < 8.64g < 9,28g
=> loại
2. Cu không phản ứng hết.
=> Trong dụng dịch sau phản ứng chỉ có Cu++, H+ hoặc Cu++, NO3- ( không thể có đồng thời H+ và NO3- )
Và m(Cu dư) = 9,28 – 8,64 =0,64g
Lại phân ra 2 trường hợp con :

A. Trong dd sau PƯ có 2 ion Cu++ và H+
=> NO3- đã hết. Để phản ứng hết với 0,08 mol NO3- theo PTPƯ (2) thì cần 0,12 mol Cu và 0,32 mol Cu.
=> Tổng số mol Cu++ trong dd sau PƯ là 0,04 + 0,32 = 0,36 mol
Có PƯ :
(Cu++) + 2(OH-) => Cu(OH)2
(H+) + (OH-) => H2O
Có n(OH-) = n(NaOH) = 0,325
=> n(H+) = 0,325 – 2 x 0,36 < 0
=> loại

B. Trong dd sau PƯ có Cu++ và NO3-
=> H+ đã hết.
Chỉ có PƯ : (Cu++) + 2(OH-) => Cu(OH)2
=> n(Cu++) = ½ n(OH-) = 0,1625
=> Số mol Cu++ sinh ra trong PƯ 2 là 0,1625 – 0,04 = 0,1225 mol
=> Theo PTPƯ (2) để tạo thành 0,1225 mol Cu++ cần 0,3267 mol H+
=> n(H2SO4) = ½ n(H+) = 0,16335 mol
Khối lương Cu ban đầu :
m = 0,1625 x 64 + m(Cu dư) = 11,04g

Khổ thế không bít gõ CT mọi người thông củm chỉnh sửa mãi mới đc cái bài ra hồn :(

Mấy bài này hok phải khó đây là những dạng toán trắc nghiệm chỉ làm trong 30s--> 50s thôi. Khi quen làm sẽ nhanh có khi k cần phải viết nháp đâu


==========> thía này ĐH em rớt ngay vòng đầu:D:D:D
 

thegioihoc

New member
Xu
0


Đáp án:

Ban đầu khi cho Cu vào dung dịch \[AgNO_3\] thì xảy ra phản ứng như sau:

\[Cu + 2AgNO_3 \rightarrow Cu(NO_3)_2 + 2Ag \downarrow\]

Ta có số mol \[AgNO_3\] là 0,08 mol. Suy ra khối lượng Ag thu được là 8,64 gam. Do sau phản ứng thêm axit sunfuric còn tới 9,28 gam chất rắn, nên chắc chắn phải bao gồm cả khối lượng Cu dư là 9,28 - 8,64 = 0,64 gam.

Sau phản ứng trên thì sẽ tạo nên 0,04 mol \[Cu(NO_3)_2\], tức là 0,04 mol \[Cu^{2+}\] và \[0,08 mol NO_3^-\].

Khi cho \[H_2SO_4\] vào dung dịch sau phản ứng trên thì xảy ra phản ứng:

\[3Cu + 2NO_3^- + 8H^+ \rightarrow 3 Cu^{2+} + 2NO + 4H_2O\] ===>chắc gì NO3- đã hết mà tính Cu và H+ theo NO3-!!Nhỡ H+ hết trước NO3- thì sao???
0,12 ...<...0,08..>..0,32....>..0,12

Cho NaOH tác dụng với A:

\[2OH- + Cu^{2+} \rightarrow Cu(OH)_2\]
0,32....<....0,16

Mà số mol OH- = số mol NaOH = 0,325 mol, nên suy ra xút dư 0,005 mol. Lượng này là do xút đã tác dụng với axit dư. Tức là:

\[OH^- + H^+ \rightarrow H_2O\]
0,005 ..>..0,005

Tóm lại, khối lượng Cu đã cho vào là: (0,04 + 0,12) x 64 + 0,64 = 10,88 gam. Số mol \[H_2SO_4\] đã dùng là: (0,32 + 0,005)/2 = 0,1625 mol.

Chúc các bạn một Năm Mới An Lành.
Yezterday.

P/S: Quyền đưa ra bài thách đấu mới xin nhường lại cho Quản lý box này vậy.


Chú yez xem lại nhá còn bài của anh thì nhầm ở phần A anh đánh nhầm 0,32 mol H+ thành 0,32 mol Cu nên tính toán sai hết:D
 

alita_sara

New member
Xu
0
Em thử post câu mới cả nhà xem nha!:)
Đề bài: Đốt cháy m gam bột Cu ngoài không khí được hõn hợp chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong 200g dd HNO3 được dd Y và 2,24l khí NO (đkc). Y tác dụng vuằ đủ với 300ml dd
NaOH 2M, được kết tủa R. Sau khi nung nóng R đến khối lượng ko đổi được 20g chất rắn.
a) tính khối lượng Cu ban đầu và thành phần phần trăm khối lượng các chất trong X.
b) Tính nồng độ phần trăm của HNO3 trong dd ban đầu.
Hạn cuối đến hết ngày 8-1-2010! Chúc cả nhà may mắn!
 

Maihoaca

New member
Xu
0
Bài giải:
Đặt n[SUB]Cu[/SUB]ban đầu là:x
Cu+O[SUB]2[/SUB]\srCuO
x[SUB]1[/SUB]............x[SUB]1[/SUB]
hỗn hợp rắn là{Cu:x-x[SUB]1[/SUB],CuO:x[SUB]1[/SUB]}+HNO[SUB]3[/SUB]
CuO+2HNO[SUB]3[/SUB]\srCu(NO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB]+H[SUB]2[/SUB]O
x[SUB]1[/SUB].......2x[SUB]1[/SUB]............x[SUB]1[/SUB]
\[{Cu}^{0}\] = \[{Cu}^{+2}\]+ 2e
(x-x[SUB]1[/SUB])..(x-x[SUB]1[/SUB])...2(x-x[SUB]1[/SUB])
\[{NO_3}^{-}\]+4H[SUB2]+[/SUB2]+3e=NO + H[SUB]2[/SUB]O
0,1........0,4...0,3..0,2
Theo bảo toàn mol e \sr 2(x-x[SUB]1[/SUB])=0,3 \sr x-x[SUB]1[/SUB]=0,15
Dung dịch Y {Cu(NO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB]:x[SUB]1[/SUB]+x-x[SUB]1[/SUB]=x,HNO[SUB]3[/SUB]:có thể có}
Giả sử ko có HNO[SUB]3[/SUB]thì các phương trình phản ứng là:
Cu(NO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB]+2NaOH \sr 2NaNO[SUB]3[/SUB]+Cu(OH)[SUB]2[/SUB]
x..............2x.......................x
Cu(OH)[SUB]2[/SUB] \sr CuO+H[SUB]2[/SUB]O
x...................x
m[SUB]CuO[/SUB]=20\srx=20/80=0,25 \sr x[SUB]1[/SUB]=x-0,15=0,1
n[SUB]NaOH[/SUB]phản ứng=2x=2.0,25=0,5<0,6 \sr giả sử là sai \sr HNO[SUB]3[/SUB]dư có pt
HNO[SUB]3[/SUB]+NaOH\srNaNO[SUB]3[/SUB]+H[SUB]2[/SUB]O
0,1....(0,6-0,5)
Ta có:
m[SUB]Cu[/SUB]=80.(x-x[SUB]1[/SUB)=64.(0,25-0,1)=9,6(g)
m[SUB]CuO[/SUB]=80.x[SUB]1[/SUB]=80.0,1=8(g)
\sr %m[SUB]Cu[/SUB]=54,54%
\sr %m[SUB]CuO[/SUB]=45.46%
Tổng n[SUB]HNO3[/SUB]là=2x[SUB]1[/SUB]+0,4+0,1=0,7
C[SUB]%[/SUB](HNO[SUB]3[/SUB])=[(0,7.63)/200 ].100%=22.05%
 

Thandieu2

Thần Điêu
Xu
36
Em thử post câu mới cả nhà xem nha!:)
Đề bài: Đốt cháy m gam bột Cu ngoài không khí được hõn hợp chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong 200g dd HNO3 được dd Y và 2,24l khí NO (đkc). Y tác dụng vuằ đủ với 300ml dd
NaOH 2M, được kết tủa R. Sau khi nung nóng R đến khối lượng ko đổi được 20g chất rắn.
a) tính khối lượng Cu ban đầu và thành phần phần trăm khối lượng các chất trong X.
b) Tính nồng độ phần trăm của HNO3 trong dd ban đầu.
Hạn cuối đến hết ngày 8-1-2010! Chúc cả nhà may mắn!

Một hướng dẫn giải theo phương pháp ... viết phương trình....

Do hoà tan hoàn toàn X vào \[HNO_3\] được dung dịch Y và 2,24l NO chứng tỏ rằng trong X có Cu dư.

\[Cu + O_2\] \sr \[2CuO.\]

(hỗn hợp X: CuO, Cu)

\[CuO + 2HNO_3\] \sr \[Cu(NO_{3})_{2} + H_2O\] (1)
1 (Mol) .....................(1Mol)

\[3Cu + 8HNO_3\] \sr \[3Cu(NO_{3})_2 + 2 NO + 4 H_2O\] (2)
(3 mol) ..................(3Mol) ..............(2Mol).

Dung dịch Y( \[Cu(NO_{3})_{2}\] và có thể còn \[HNO_3\] dư)

\[Cu(NO_{3})_{2}\] + \[2NaOH\] \sr \[Cu(OH)_2 + 2 NaNO_3\] (3)

\[HNO_3 + NaOH\] \sr \[NaNO_3 + H_2O.\] (4)

Chất kết tủa R là \[Cu(OH)_2.\]

\[Cu(OH)_2\] \sr \[CuO + H_2O\] (5)
(1mol) ........(1mol).

20 gam chất rắn chính là số gam CuO, từ đó tính được số mol \[Cu(OH)_2\] từ đó tính ra số mol \[Cu(NO_{3})_{2}\] trong Y. Từ PT (2) tính được số mol NO và \[Cu(NO_{3})_{2}\]. Lấy số mol \[Cu(NO_{3})_{2}\] trong Y trừ đi số mol \[Cu(NO_{3})_{2}\] của PT (2) thì ta tính được số moll \[Cu(NO_{3})_{2}\] trong PT(1).

Hướng dẫn vậy có đúng không các bạn?

Lưu ý thêm luật chơi đc ko? Người được đăng bài phải đăng kèm để cụ thể đối với bài.
Ví dụ bài này là có thể đăng thêm là:
Biết Cu = 65; O = 16; Na = 23; ... để cho Logich với ng hay quên ý mà, á há há.
 

liti

New member
Em thử post câu mới cả nhà xem nha!:)
Đề bài: Đốt cháy m gam bột Cu ngoài không khí được hõn hợp chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong 200g dd HNO3 được dd Y và 2,24l khí NO (đkc). Y tác dụng vuằ đủ với 300ml dd
NaOH 2M, được kết tủa R. Sau khi nung nóng R đến khối lượng ko đổi được 20g chất rắn.
a) tính khối lượng Cu ban đầu và thành phần phần trăm khối lượng các chất trong X.
b) Tính nồng độ phần trăm của HNO3 trong dd ban đầu.

đây là bài giải của em
Đặt x là số mol Cu ban đầu
y là số mol HNO3 bd
................\[2Cu + {O_2} \to 2CuO\\]

trước pu.. x mol
pu .....\[ \frac{{{x_1}}}{{x - {x_1}}}\\]
Hỗn hợp X gồm Cu = x- x1 mol
CuO = X1 mol
\[3Cu + 8HN{O_3} \to 3Cu{(N{O_3})_2} + 2N{O_2} + 4{H_2}O\\]
...(x-x1)mol.....\[\frac{{8(x - {x_1})}}{3}\\]....(x-x1)mol...\[\frac{{2(x - {x_1})}}{3}\\]

\[CuO + 2HN{O_3} \to Cu{(N{O_3})_2} + {H_2}O\\]

.....x1 mol....2x1mol........x1 mol

dd Y gồm \[Cu{(N{O_3})_2}\\] (x-x1) + x1 = x (1)

có thể HNO3 dư \[y - \left[ {\frac{{8(x - {x_1})}}{3} + 2{x_1}} \right]\\]
= \[y - \left[ {\frac{{8x - 2{x_1}}}{3}} \right]\\] (2)

số mol khí NO =\[ \frac{{2(x - {x_1})}}{3} = 0.1\\]

==> x-x1 = 0.15 (3)

cho Y td với HNO3

HNO3 + NaOH ---> NaNO3 + H2O

..amol.....amol

Cu(NO3)2 + 2NaOH---> Cu(OH)2 + 2 NaNO3
..xmol.......2xmol...........x mol

Cu(OH)2 ---> CuO +H2O
xmol...............xmol

ta đc
80x = 20
==> x = 0.25
x- x1 = 0.15 (3)
--> x1 = 0.1
từ (2) -->y = 0.7

m Cu = 64x = 64.0,25 = 16(g)

trong X có mCu = 9.6 (g)

mCuO = 8 (g)

--> %mCu=54,54%
---> %mCuO=45.46%

b)C%(HNO3)=[(0,7.63)/200 ].100%=22.05%
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top