• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chia Sẻ Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về Kinh tế Xã Hội

Trang Dimple

New member
Xu
38
Sau khi hòan thành cuộc bình định , Pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất với quy mô lớn , để bóc lột nhân dân Việt Nam , đặt cơ sở thống trị lâu dài .

Sử 8-Bài 29-CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

I. CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP 1897-1914 :

1. Tổ chức bộ máy nhà nước của thực dân Pháp :

* Mục tiêu của cuộc khai thác :

- Chia rẽ các dân tộc Đông Dương .

- Tăng cường áp bức, kìm kẹp làm giàu cho tư bản Pháp .

- Biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp .

Tổ chức bộ máy nhà nước của thực dân Pháp :

Năm 1887 Pháp lập Liên Bang Đông Dương .

*Việt Nam bị chia làm ba xứ :

+ Bắc Kỳ là xứ nửa bảo hộ đứng đầu là Thống sứ Pháp .

+ Trung Kỳ với chế độ bảo hộ , đứng đầu là Khâm Sứ Pháp .

+ Nam Kỳ theo chế độ thuộc địa , đứng đầu là Thống đốc Pháp .

Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh đứng đầu là viên quan người Pháp .

Dưới tỉnh là phủ , huyện , châu , dưới là làng xã do quan chức địa phương cai quản .



* Nhận xét về hệ thống chính quyền của Pháp :

+ Chặt chẽ , với tay xuống tận nông thôn .

+ Kết hợp giữa nhà nước thực dân và phong kiến .

+ Chia Việt Nam thành ba quốc gia riêng biệt là Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ .

+ Tất cả đều phục vụ cho lợi ích tư bản Pháp .

2. Chính sách kinh tế :vơ vét sức người , sức của ở Đông Dương .

* Nông nghiệp : cướp đoạt ruộng đất của nông dân , bóc lột nông dân bằng địa tô .

* Công nghiệp :

+ Khai thác mỏ ( than, kim loại…) để xuất khẩu .

+ Xây dựng cơ sở sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước, chế biến gỗ, xay lúa…

* Thương nghiệp : độc chiếm thị trườngViệt Nam ,về nguyên liệu và thu thuế .

* Giao thông vận tải :được xây dựng để tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

* Đặt nhiều loại thuế , bắt phu.

* Nhận xét :

+ Nền kinh tế Việt Nam lạc hậu, phụ thuộc .

+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác triệt để .

+ Nông nghiệp giậm chân tại chỗ .

+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt , thiếu hẳn công nghiệp nặng .

3. Chính sách văn hóa , giáo dục :

* Giai đọan đầu , duy trì nền Hán học cũ .

* 1905 cải cách giáo dục , mở trường đào tạo người Việt phục vụ cho cai trị của Pháp.

+ Ấu học ở xã thôn học chữ Hán và chữ Quốc ngữ .

+ Tiểu học ở phủ, huyện học chữ Hán ,chữ Quốc ngữ và chữ Pháp .

+ Trung học ở tỉnh học chữ Hán , chữ Quốc Ngữ , chữ Pháp bắt buộc .

Nhận xét :

+ Hạn chế phát triển giáo dục.

+ Duy trì “văn hóa làng” theo hướng “bần cùng hóa” và “ngu dân hóa”

+ Duy trì thói hư tật xấu.

II. NHỮNG BIẾN CHUYỂN CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM .

Dưới tác động của khai thác thuộc địa xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi :

1. Ở nông thôn có hai giai cấp cũ :

-Giai cấp địa chủ phong kiến làm tay sai cho Pháp, ngày càng đông .

-Giai cấp nông dân cực khổ ,làm tá điền, làm phu đồn điền, làm công nhân ; có ý thức dân tộc , tham gia các cuộc đấu tranh .

2. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đô thị Việt Nam ra đời và phát triển ,nên xuất hiện tầng lớp mới là tiểu tư sản thành thị , tư sản và công nhân

+ Tầng lớp tư sản : chủ hãng buôn bán nhỏ ; chưa hưởng ứng các cuộc vận động cách mạng .

+ Tầng lớp tiểu tư sản thành thị : chủ xưởng thủ công nhỏ , viên chức, sinh viên ; có ý thức dân tộc , tích cực tham gia các cuộc vận động cứu nước đầu thế kỷ XX.

+ Đội ngũ công nhân xuất thân từ nông dân bị bóc lột ,có tinh thần đấu tranh .

3. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc :

- Tư tưởng dân chủ tư sản do ảnh hưởng của cuộc Duy Tân ở Nhật bản truyền vào Việt Nam qua sách báo của Trung Quốc .
 
Sửa lần cuối:

Trang Dimple

New member
Xu
38
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam câu hỏi và bài tập sách giáo khoa
Bài 1 (trang 143 sgk Lịch sử 8): Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp thi hành những chính sách gì về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam?

Lời giải:

* Chính trị: Tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối.

* Kinh tế:

+ Nông nghiệp: Cướp ruộng đất, lập đồn điền.

+ Công nghiệp: Khai thác than, kim loại.

+ Xây dựng hệ thống giao thông vận tải.

+ Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường VN, đánh các thuế mới, nặng nhất là thuế mối, rượu, thuốc phiện.

* Văn hóa-Giáo dục: Duy trì chế độ giáo dục phong kiến, mở trường học đào tạo tay sai bản xứ.

Bài 2 (trang 143 sgk Lịch sử 8): Nêu tác động của chính sách khai thác thuộc địa đối với kinh tế, xã hội Việt Nam.

Lời giải:

* Về kinh tế:

- Tích cực: Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân; thành thị theo hướng hiện đại ra đời; bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức người, sức của nhân dân Đông Dương. Do vậy:

+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

+ Nông nghiệp dậm chân tại chỗ

+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

→ Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.

* Về xã hội: Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:

- Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

- Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.

- Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn... bị kìm hãm, chèn ép. Vì thế lực kinh tế nhỏ bé, lệ thuộc nên họ không dám mạnh dạn đấu tranh, chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống.

- Tiểu tư sản thành thị, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

- Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

Bài 3 (trang 143 sgk Lịch sử 8): Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX theo mẫu:
4-png.3037


Bài 4 (trang 143 sgk Lịch sử 8): Nêu điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX

Lời giải:

Những điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX.

- Mục đích: Đánh Pháp cứu nước, giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội mới theo thể chế cộng hòa hoặc quân chủ lập hiến.

- Thành phần tham gia: Nhà Nho yêu nước tiếp thu được nền học vấn mới của phương Tây, nhiều tầng lớp xã hội mới hình thành sau khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

Bài Tập 1 trang 101 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1. Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp được tiến hành bắt đầu vào năm

A. 1884

B. 1888

C. 1897

D. 1914

Câu 2. Đứng đầu Liên bang Đông Dương là

A. Tổng thống

B. Thống đốc

C. Thống sứ

D. Toàn quyền

Câu 3. Tổ chức bộ máy nhà nước của Liên Bang Đông Dương gồm có

A. 3 xứ (Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì)

B. 4 xứ (Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì, Lào)

C. 4 xứ (Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì, Cam-pu-chia)

D. 5 xứ (Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì, Cam-pu-chia, Lào)

Câu 4. Các cấp chính trong Liên Bang Đông Dương bao gồm:

A. Kì, phủ, huyện, xã

B. Kì, tỉnh, phủ, huyện, xã

C. Kì, tỉnh, phủ, huyện, châu, xã

D. Tỉnh, phủ, huyện, châu, xã

Câu 5. Ý nào sau đây không phải là chính sách mà thực dân Pháp thực hiện trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam?

A. ra sức cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập đồn điền, bóc lột bằng phát canh thu tổ.

B. bắt nhân dân ta phải đi phu dịch như cướp đường, đào sông, xây cầu…

C. đẩy mạnh khai thác mỏ (than và kim loại)

D. đầu tư vốn vào phát triển công nghiệp

Câu 6. Hệ thống giáo dục phổ thông được Thực dân Pháp chia làm

A. 2 bậc: Tiểu học và Trung học

B. 3 bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học

C. 3 bậc: Tiểu học, Trung học và Trung học nghề

D. 4 bậc: Ấu học, Tiểu học, Trung học và Trung học nghề

Câu 7. Dưới tác động của khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã có những chuyển biến nào?

A. xuất hiện giai cấp công nhân

B. giai cấp nông dân khổ cực vì bị hai tầng áp bức của đế quốc và phong kiến.

C. tầng lớp tư sản và tiểu tư sản ra đời

D. cả A và B và C đều đúng

Câu 8. Những giai cấp, tầng lớp ở nước ta lúc bấy giờ có thể tham gia phong trào cách mạng giải phóng dân tộc là

A. địa chủ, nông dân, tư sản

B. công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản

C. công nhân, nông dân, tiểu tư sản, địa chủ vừa và nhỏ

D. công dân và nông dân

1-png.3038



Bài Tập 3 trang 103 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô [ ] trước câu trả lời sau

1. [ ] Trong công nghiệp, thực dân Pháp tập trung vào công nghiệp chế biến

2. [ ] Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải để phục vụ cho việc phát triển kinh tế của thuộc địa.

3. [ ] Hàng hoá của Pháp và hàng hoá các nước khác nhập khẩu vào Việt Nam bị đánh thuế rất nặng.

4. [ ] Chính sách văn hoá, giáo dục của Pháp đã có tác dụng "khai hoá văn minh" cho người bản địa, làm cho người bản địa tin theo văn minh phương Tây.

5. [ ] Giai cấp nông dân Việt Nam rất hăng hái tham ra cách mạng.

Hướng dẫn trả lời:

Đúng 1, 5; Sai 2, 3, 4


Bài Tập 5 trang 103 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8
Các chính sách về kinh tế mà thực dân Pháp đã thực hiện ở Việt Nam nhằm mục đích gì?

Hướng dẫn làm bài:

  • Thực dân Pháp thực hiện chính sách kinh tế thực dân phản động và bảo thủ nhằm biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá ế thừa và cung cấp nguyên vật liệu cho chúng.
  • Thủ đoạn:
    • Thực hiện chính sách độc quyền về kinh tế trên tất cả các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp.
    • Đặt ra nhiều thứ thuế vô lý (thuế thân, thuế chợ, thuế đò…)
    • Duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu nhằm mục đích bóc lột tối đa kìm hãm nền kinh tế của nước trong vòng lạc hậu
    • Thực dân Pháp thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Bài Tập 6 trang 103 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động như thế nào đến xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

Hướng dẫn làm bài:

Tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đối với kinh tế, xã hội Việt Nam:

Về kinh tế:

  • Tích cực: Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân; thành thị theo hướng hiện đại ra đời; bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.
  • Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức lười. sức của nhân dân Đông Dương. Do vậy:
    • Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt;
    • Nông nghiệp dậm chân tại chỗ;
    • Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
—> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.

Về xã hội: Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:

  • Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
  • Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.
  • Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn... bị kìm hãm, chèn ép. Vì thế lực kinh tế nhỏ bé, lệ thuộc nên họ không dám mạnh dạn đấu tranh, chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống.
  • Tiểu tư sản thành thị, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
  • Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.
Bài Tập 7 trang 104 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8
Hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương. Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy cai trị của thực dân Pháp?

Hướng dẫn làm bài:

giai-sbt-lich-su-8-bai-29-png.3039



Nhận xét: về hệ thống chính quyền của Pháp:

  • Chặt chẽ, với tay xuống tận nông thôn.
  • Kết hợp giữa nhà nước thực dân và phong kiến.
  • Chia Việt Nam thành ba quốc gia riêng biệt là Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ.
  • Tất cả đều phục vụ cho lợi ích tư bản Pháp.
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam

Câu 1. Âm mưu thâm độc nhất của Pháp trong việc thành lập Liên bang Đồng Dương là gì?

A. Chia rẽ các dân tộc Đông Dương trong sự thống nhất giả tạo.

B. Tăng cường ách áp bức, kìm kẹp làm giàu cho tư bản Pháp.

C. Biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp, xoá tên Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia trên bản đồ thế giới.

D. Từng bước xây dựng và hoàn thiện bộ máy hành chính.

Câu 2. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tiến hành vào thời gian nào?

A. Từ năm 1897 đến năm 1912 B. Từ năm 1897 đến năm 1913

C. Từ năm 1897 đến năm 1914 D. Từ năm 1897 đến năm 1915

Câu 3. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp thực dân Pháp đã áp dụng chính sách gì?

A. Cướp đoạt ruộng đất. B. Nhổ lúa trồng cây công nghiệp.

C. Thu tô nặng. D. Lập đồn điền.

Câu 4. Trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành gì?

A. Sản xuất xi mãng và gạch ngói. B. Khai thác than và kim loại.

C. Chế biến gỗ và xay xát gạo. D. Khai thác điện, nước.

Câu 5. Tính đến năm 1902 thực dân Pháp đã chiếm bao nhiêu đất đai của nhân dân Bắc Kì?

A. 180000 hécta. B. 181000 hécta.

C. 182000 hécta. D. 183000 hécta.

Câu 6. Đến năm 1912, hệ thống đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài bao nhiêu km?

A Có tổng chiều dài 2000 km B. Có tổng chiều dài 2059 km

C. Có tổng chiều dài 2159 km D. Có tổng chiều dài 2150 km

Câu 7. Chính sách nào dưới đây thuộc về chính trị mà Pháp đã áp dụng ở Việt Nam ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

A. Chính sách “Chia để trị”.

B. Chính sách “dùng người Pháp trị người Việt”,

C. Chính sách “đồng hoá” dân tộc Việt Nam.

D. Chính sách “khủng bố trắng” đối với dân tộc Việt Nam.

Câu 8. Trong quá trình khai thác trên lĩnh vực công nghiệp ở Việt Nam, thực dân Pháp chú trọng khai thác ngành nào?

A. Ngành công nghiệp nặng. B. Ngành công nghiệp nhẹ.

C. Ngành khai thác mỏ. D. Ngành luyện kim và cơ khí.

Câu 9. Chính sách nào dưới đây là Chính sách thâm độc nhất mà thực dân Pháp áp dụng trên lĩnh vực nông nghiệp trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam?

A. Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nan.

B. Lập các đồn điền để trồng các loại cây công nghiệp,

C. Thu mua lương thực với giá rẻ mạt đối với nông dân.

D. Tăng các loại thuế đối với sản xuất nông nghiệp.

Câu 10. Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như thế nào?

A. Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt.

B. Nông nghiệp giẫm chân tại chỗ.

C. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn một nền công nghiệp nặng.

D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc

Câu 11. Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc chia ra mấy bậc. Đó là những bậc nào?

A. Hai bậc: Tiểu học và Trung học.

B. Hai bậc: Ấu học và Tiểu học.

C. Ba bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học.

D. Ba bậc: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.

Câu 12. Mục đích của Pháp trong việc mở trường học để làm gì?

A. Phát triển nền giáo dục Việt Nam.

B. Khai minh nền văn hoá giáo dục Việt Nam.

C. Do nhu cầu học tập của con em quan chức và để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp.

D. Do nhu cầu học tập của nhân dân - ngày một cao

Câu 13. Ở bậc Tiểu học trong nền giáo dục Việt Nam thời thuộc Pháp học sinh học chữ gì?

A. Chữ Hán, chữ Quốc ngữ, chữ Pháp là môn tự nguyện.

B. Chữ Hán, chữ Pháp.

C. Chữ Hán, chữ Quốc ngữ, chữ Pháp là môn bắt buộc.

D. Chữ Quốc ngữ và chữ Pháp.

Câu 14. Giai cấp địa chủ phong kiến đã dầu hàng, làm tay sai cho thực dán Pháp, số lượng ngày càng đông thêm. Một bộ phận cấu kết với đế quốc để áp bức bóc lột nhân dân. Một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước. Đó là sự phân hoá của giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam trong thời kì nào?

A. Từ 1858 đến 1897. B. Từ 1858 đến 1900.

C. Từ 1897 đến 1914. D. Từ 1897 đến 1918.

Câu 15. Giai cấp, tầng lớp nào ở Việt Nam ngày càng gánh chịu nhiều thứ thuế và bị khổ cực trăm bề?

A. Giai cấp tư sản dân tộc. B. Tầng lớp tiểu tư sản.

C. Giai cấp công nhân làm thuê. D. Giai cấp nông dân.

Câu 16. Thành phần xuất thân của giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu từ:

A. Giai cấp tư sản bị thực dân Pháp đình chỉ hoạt động kinh doanh.

B. Giai cấp nông dân bị tước ruộng đất.

C. Tầng lớp tiểu tư sản bị thất nghiệp.

D. Giai cấp địa chủ nhỏ bị thực dân Pháp thu toàn bộ ruộng đất.

Câu 17. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động đến giai cấp nông dân Việt Nam như thế nào?

A. Nông dân bị phá sản, họ bị bần cùng hoá, không lối thoát

B. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất, cơ cực trăm bề

C. Nông dân đều lâm vào hoàn cảnh nghèo khổ, không lối thoát

D. Nông dân bị bần cùng hoá, không lối thoát.

Câu 18. Từ chỗ là giai cấp ít nhiều giữ vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh dân tộc ở cuối thế kỉ XIX, giờ đây giai cấp địa chủ phong kiến đã thay đổi như thế nào?

A. Trở thành tay sai cho thực dân Pháp.

B. Trở thành tầng lớp thượng lưu ở nông thôn Việt Nam.

C. Trở thành tay sai của thực dân Pháp, ra sức bóc lột, áp bức nông dân.

D. Trở thành tầng lớp quý tộc mới ở nông thôn Việt Nam.

Câu 19. Đô thị Việt Nam ra đời và phát triển ngày càng nhiều vào khoảng thời gian nào?

A. Đầu thế kỉ XIX B. Cuối thế kỉ XIX

C. Đầu thế kỉ XX D. Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX

Câu 20. Cùng với sự phát triển đô thị, các giai cấp tầng lớp mới đã xuất hiện đó là:

A. Những người buôn bán, chủ doanh nghiệp.

B. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân.

C. Những nhà thầu khoán, đại lý.

D. Chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn bán.

Câu 21. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng công nhân Việt Nam có khoảng bao nhiêu người?

A. Khoảng mười vạn người. B. Khoảng hai mươi vạn người.

C. Khoảng năm vạn người. D. Khoảng mười lăm vạn người.

Câu 22. Mầm mống ra đời của tầng lớp tư sản dân tộc xuất phát từ đâu?

A. Từ một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp.

B. Từ một số người nông dân giàu có chuyển hướng kinh doanh,

C. Từ một số tiểu tư sản có ít vốn chuyển hướng kinh doanh.

D. Tất cả các thành phần trên.

Câu 23. Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ?

A. Vì họ bị địa chủ phong kiến bóc lột tàn bạo.

B. Vì họ lương không đủ ăn.

C. Vì họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột.

D. Vì họ đòi cải thiện điều kiện việc làm và sinh hoạt.

Câu 24. Đầu thế kỉ XX, những sự kiện nào trên thế giới tác động đến xã hội Việt Nam?

A. Cuộc Duy Tân của Thiên hoàng Minh trị ở Nhật. (1868).

B. Học thuyết Tam Dân của Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc (1905).

C. Tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu và cuộc Duy tân ở Nhật Bản.

D. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác.

Câu 25. “Vậy bây giờ muốn tìm ngoại viện không gì bằng sang Nhật là hơn cả”. Đó là câu nói của ai?

A. Phan Bội Châu.

B. Nguyễn Hàm.

C. Phan Châu Trinh.

D. Nguyễn Trường Tộ.

Câu 26. Điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX?

A. Củng cố chế độ phong kiến Việt Nam, không lệ thuộc Pháp.

B. Đưa đất nước phát triển theo con đường TBCN.

C. Học tập Nhật Bản, đẩy mạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

D. Yêu cầu nhà vua thực hiện cải cách duy tân đất nước.

Câu 27. Tại sao các nhà yêu nước lúc bấy giờ lại muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản?

A. Tư tưởng cứu nước phong kiến của Việt Nam đã lỗi thời.

B. Nhật Bản là nước châu Á “đồng văn, đồng chủng”.

C. Nhật Bản đã tiến hành cải cách đất nước phát triển phồn thịnh.

D. Câu A và B đúng.

Câu 28. Những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, những thông tin về tình hình thế giới mà trước hết là các nước nào đã xâm nhập vào Việt Nam?

A. Các nước ở khu vực Đông Nam Á.

B. Các nước như Nhật Bản và Trung Quốc.

C. Các nước như Anh, Pháp.

D. Các nước ở châu Á như Ấn Độ và Trung Quốc.


666-png.3040
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 8! Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài
  1. Lịch sử 8 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
  2. Lịch sử 8 Bài 2 Cách mạng tư sản Pháp Cuối thế kỉ XVIII
  3. Lịch sử 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
  4. Lịch sử 8 Bài 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác”
  5. Lịch sử 8 - Bài 5 - Công Xã Pari
  6. Lịch Sử 8 -Bài 6 -Các nước Anh Pháp Đức Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  7. Lịch Sử 8-Bài 7: phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX"
  8. Lịch Sử 8-Bài 8 -Sự phát triển của kĩ thuật khoa học và văn học nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX
  9. Lịch Sử 8-Bài 9-Ấn Độ thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX
  10. Lịch sử 8 Bài 10 Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  11. Lịch sử 8 bài 11 các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  12. Lịch Sử 8 -Bài 12 Nhật bản từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
  13. Lịch Sử 8 -Bài 13 Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918)
  14. Lịch sử 8 - bài 14 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỷ XVI đến 1917)
  15. Lịch Sử 8 -Bài 15-Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ Cách mạng (1917 - 1921)
  16. Lịch Sử 8-Bài 16 -Liên Xô Xây dựng chủ nghĩa Xã Hội(1921-1941)
  17. Lịch Sử 8 -Bài 17- Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939
  18. Lịch sử 8 - Bài 18- Nước Mĩ Giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  19. Lịch Sử 8 -Bài 19 Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
  20. Lịch sử lớp 8 bài 20 Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á ( 1918-1939)
  21. Lịch Sử 8-Bài 21 - Chiến Tranh thế giới thứ 2 ( 1939-1945)
  22. Lịch Sử 8 -Bài 22- Sự Phát triển của khoa học kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX
  23. Lịch Sử lớp 8 -Bài 24 - cuộc kháng chiến chống Pháp Từ Năm 1858-1873
  24. Lịch Sử 8- Bài 25 Kháng Chiến chống Pháp Lan Rộng ra toàn quốc ( 1873-1884)
  25. Lịch Sử lớp 8 -Bài 26 Phong trào kháng chiến chống Pháp những năm cuối thế kỉ XIX
  26. Lịch Sử 8-Bài 27 Khởi nghĩa Yên Thế và Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
  27. Lịch Sử 8 - Bài 28 - Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
  28. Lịch Sử 8-Bài 29- Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về Kinh tế Xã Hội
  29. Lịch sử lớp 8 - bài 30 Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.
  30. Lịch Sử 8 - bài 31 Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858-1918
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top