Chia Sẻ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII -Sử 10 - vnkienthuc.com

Trang Dimple

New member
Xu
38
Cuối thế kỷ XVIII, giữa Pa-ri hoa lệ của nước Pháp - "Kinh đô châu Âu", đã bùng nổ một cuộc cách mạng "long trời lở đất". Thành quả chính của cuộc cách mạng đó được Lê-nin nhấn mạnh rằng: "Nó xứng đáng là cuộc đại cách mạng vì đã làm biết bao việc cho giai cấp của nó tức là giai cấp tư sản, để đến trọn thế kỷ XIX, thế kỷ đem lại ánh sáng và văn hóa, văn minh cho nhân loại đều diễn ra dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng vĩ đại này". Vì sao cuộc cách mạng tư sản ở trung tâm châu Âu lại trở nên điển hình hơn bất cứ một cuộc cách mạng tư sản nào của thời kì cận đại, chúng ta sẽ nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề này trong bài học hôm nay


Sử 10-BÀI 31:CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII

I. NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG

1. Tình hình kinh tế xã hội

a. Kinh tế;

Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp

+ Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp.

+ Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dân nặng nề.

- Công thương nghiệp phát triển

+ Máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim)

+ Công nhân đông, sống tập trung

+ Buôn bán mở rộng với nhiều nước.

b. Chính trị:

*Trước cách mạng Pháp là một nước quân chủ chuyên chế , vua nắm mọi quyền .

* Xã hội :có 3 đẳng cấp :

+ Đẳng cấp quý tộc : có mọi quyền , không đóng thuế

+ Đẳng cấp tăng lữ: có mọi quyền , không đóng thuế

+ Đẳng cấp 3 gồm tư sản , nông dân, bình dân thành thị , làm ra của cải ,không có quyền về chính trị , phải đóng thuế , và làm nghĩa vụ phong kiến .Nông dân chiếm 90% dân số , tư sản đứng đầu đẳng cấp thư ba vì họ có học , có quyền lợi kinh tế , nhưng không có tiền

- Mâu thuẫn xã hội gay gắt.

nong_dan_phap_500.jpg


Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng

* Miêu tả hình :Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng

Một nông dân chống chiếc cuốc (công cụ lao động chủ yếu)à tình trạng nông nghiệp lạc hậuTrên lưng là người đại diện cho đẳng cấp tăng lữ và quý tộc.Trong túi quần , túi áo của nông dân là những văn tự, khế ước mà ông ta phải vay mượn, cầm cố cho địa chủ và quý tộc

Có những con thỏ, chuột đang gặm phá mùa màng.
-Tất cả đều hại nông dân


Bức tranh tạo biểu tượng về 3 đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng và mối quan hệ giữa 3 đẳng cấp này.

2. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng


Những tư tưởng tiến bộ phê phán những quan điểm lỗi thời, giáo lý lạc hậu, mở đường cho xã hội phát triển. Triết học ánh sáng dọn đường cho

cách mạng bùng nổ, định hướng cho một xã hội mới tương lai. Tiêu biểu là Mông te xki ơ,Von te ,Rút xô

Mông te xki ơ với tác phẩm Tinh thần luật pháp: đòi quyền tự do dân chủ cho con người

Von te với tác phẩm Những lá thư triết học: xóa bỏ nhà nước bảo thủ

Rút xô với tác phẩm Khế nước xã hội : tự do là quyền tự nhiên của con người

I. TIẾN TRÌNH CỦA CÁCH MẠNG.

1. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến:

- Ngày 5 - 5 - 1789 Hội nghị ba đẳng cấp do nhà vua triệu tập bị đẳng cấp thứ 3 phản đối.

- Ngày 14 - 7 - 1789, quần chúng phá ngục Ba-xti, mở đầu cho cách mạng Pháp.

- Quần chúng nhân dân nổi dậy khắp nơi (cả thành thị và nông thôn), chính quyền của tư sản tài chính được thiết lập (Quốc hội lập hiến).

+ Thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.

+ Ban hành chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển.

+ Tháng 9 - 1791 thông qua hiến pháp, xác lập nền chuyên chính tư sản (quân chủ lập hiến).

- Vua Pháp tìm cách chống phá cách mạng, khôi phục lại chế độ phong kiến (xúi giục phản động trong nước, liên kết với phong kiến bên ngoài).

- Tháng 4 - 1792 chiến trang giữa Pháp với liên minh phong kiến Áo - Phổ.

- Ngày 11 - 7 - 1792 Quốc hội tuyên bố Tổ quốc lâm nguy, quần chúng đã nhất loạt tự vũ trang bảo vệ đất nước.

pha__ba_x_ti_500.jpg

Tấn công pháo đài –nhà tù Ba xti

2. Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hòa được thành lập:

- Ngày 10 - 8 - 1792 quần chúng Pa-ri nổi dậy, lập chính quyền công xã cách mạng (phái Girôngđanh); bắt vua và hoàng hậu.

- Ngày 21 - 9 Quốc hội tuyên bố lập nền Cộng hòa thứ nhất, xử tử nhà vua.

- Đầu năm 1793, nước Pháp đứng trước khó khăn mới.

+ Trong nước: bọn phản động nổi dậy; đời sống nhân dân khó khăn.

+ Bên ngoài: Liên minh phong kiến châu Âu đe dọa cách mạng.

- Ngày 31 - 5 - 1793 quần chúng Pa-ri nổi dậy, lật đổ phái Gi-rông-đanh, giành chính quyền về tay phái Gia-cô-banh (Ngày 2 - 6).

Vua Louis XVI ra xét xử vào tháng 12 năm 1792


luc_luong_phan_cm_tan_cong_phap_500.jpg

Lược đồ lực lượng phản cách mạng tấn công nước Pháp

3. Nền chuyên chính Giacôbanh - đỉnh cao của cách mạng:

- Trước những khó khăn, thử thách nghiêm trọng, Chính quyền Gia-cô-banh đã đưa ra những biện pháp kịp thời, hiệu quả:

+ Giải quyết ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhâ n

+ Thông qua hiến pháp mới, mở rộng tự do dân chủ.

+ Ban hành lệnh "Tổng động viên".

+ Xóa nạn đầu cơ tích trữ...

- Phái Gia-cô-banh đã hoàn thành nhiệm vụ chống thù trong giặc ngoài, đưa cách mạng đến đỉnh cao.

- Trong lúc cách mạng đang lên, mâu thuẫn nội bộ đã làm cho phái Gia-cô-banh suy yếu. Cuộc đảo chính ngày 27 - 7 - 1794 đã đưa chính quyền
vào tay bọn phản động, cách mạng Pháp thoái trào.


robespierre.jpg


Chân dung giới thiệu Rô-be-xpi-e: ý chí sắt đá, tinh thần dân tộc không khoan nhượng trước kẻ thù vì lợi ích của nhân dân, một con người kiên định "không thể đảo ngược được".

4. Thời kỳ thoái trào:

- Sau đảo chính, Ủy ban Đốc chính ra đời đã thủ tiêu mọi thành quả của cách mạng.

+ Hiến pháp mới được ban hành bảo vệ lợi ích tư sản mới.


+ Xóa bỏ luật giá tối đa.

+ Thủ tiêu các quyền tự do dân chủ

+ Khủng bố những người cách mạng.

- Cuộc đảo chính (11 - 1799) lật đổ chế độ Đốc chính, đưa Na-pô-lê-ông Bô -na -pac lên nắm quyền, xây dựng chế độ độc tài.

- Sau nhiều năm chiến tranh, Đế chế I của Na-pô-lê-ông bị suy yếu, thất bại (1815). Chế độ quân chủ ở Pháp được phục hồi.

III. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII:

- Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình:

+ Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó.

+ Giải quyết được vấn đề dân chủ (ruộng đất cho nông dân, quyền lợi của công nhân).

+ Hình thành thị trường dân tộc thống nhất mở đường cho lực tư bản chủ nghĩa ở Pháp phát triển.

+ Giai cấp tư sản lãnh đạo, nhưng quần chúng quyết định tiến trình phát triển của cách mạng.

-Mở ra thời đại thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới.
 
Sửa lần cuối:
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
(trang 152 sgk Lịch Sử 10): Trước cách mạng tình hình kinh tế - xã hội Pháp có gì nổi bật?
Trả lời:
Tình hình kinh tế:

  • Nông nghiệp lạc hậu: Công cụ và phương thức canh tác lạc hậu, kém phát triển, năng suất thấp; nạn mất mùa đói kém thường xuyên diễn ra,...
  • Công thương nghiệp phát triển: Máy móc sử dụng ngày càng nhiều trong các ngành dệt, khai mỏ, luyện kim,... Việc giao lưu buôn bán với bên ngoài được mở rộng.
Tình hình xã hội: Xã hội Pháp chua làm 3 đẳng cấp:
  • Quý tộc
  • Tăng lữ
  • Đẳng cấp thứ ba (nông dân, tư sản, các tầng lớp khác)
Mẫu thuẫn xã hội Pháp trở nên gay gắt trong đó mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Pháp lúc này là: đẳng cấp thứ ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc (muốn duy trì chế độ phong kiến)
(trang 152 sgk Lịch Sử 10): Những nhà tư tưởng tiến bộ Pháp đã có vai trò như thế nào trong việc chuẩn bị cách mạng?
Trả lời:
Tố cáo chế độ phong kiến báo thủ lạc hậu. Dọn đường cho cách mạng bùng nổ.
Định hướng cho một xã hội mới trong tương lai
(trang 155 sgk Lịch Sử 10): Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ trong bối cảnh nào?
Trả lời:

  • Những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội trong lòng chế độ phong kiến Pháp ngay càng gay gắt , trong đó bao trùm là mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc (muốn duy trì chế độ phong kiến)
  • Sự khủng hoảng của nền tài chính quốc gia buộc Lui-i XVI phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp ngày 5/5/1789 tại cung điện Vec-sai để đề xuất vấn đề vay tiền và tăng thuế.
  • Bất bình trước hành động của nhà vua, 14/7/1789, nhân dân Pa-ri tấn công ngục Ba-xti – biểu tượng của chế độ phong kiến. Cách mạng Pháp bùng nổ.
(trang 155 sgk Lịch Sử 10): Hãy nêu những việc làm của phái Lập hiến sau khi lên cầm quyền?
Trả lời:

  • Xóa bỏ một số nghĩa vụ phong kiến
  • Tịch thu ruộng đất của giáo hội bán cho nông dân với giá cao
  • 8/1789Thông qua bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền
  • 9/1791, thông qua Hiến pháp 1791, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức quân chủ lập hiến. Ban hành nhiều chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển
(trang 155 sgk Lịch Sử 10): Vì sao quần chúng cách mạng Pháp tiếp tục nổi dậy?
Trả lời:

  • Mặc dù phái Lập hiến ban hành nhiều chính sách tiến bộ nhưng cuộc sống của nhân dân lao động vẫn chưa được cải thiện: ruộng đất được bán cho nông dân với giá cao nên họ không có khả năng mua,...
  • Phái Lập hiến còn ban hành những đạo luật cấm công nhân hội họp, bãi công,... làm tăng sự bất mãn trong quân chúng nhân dân.
  • Chiến tranh giữa Pháp với liên minh Áo – Phổ, đe dọa thành quả cách mạng. Phái đại tư sản đứng đầu là nền quân chủ lập hiến tìm mọi cách cấu két với lực lượng phản động trong và ngoài nước chống phá cách mạng.
Vì vậy quần chúng nhân dân tiếp tục nổi dậy.
(trang 156 sgk Lịch Sử 10): Phái Gia-cô-banh lên nắm chính quyền trong hoàn cảnh nào?
Trả lời:

  • Đầu năm 1793, nước Pháp đứng trước những thử thách nặng nề. Trong nước, bọn phản động nổi dậy, đời sống nhân dân khó khăn. Bên ngoài, liên minh phong kiến châu Âu đe dọa cách mạng.
  • Phái Gi-rông-đanh không muốn đưa cách mạng tiến xa hơn, làm thiệt hại đến quyền lợi của tư sản.
  • 31/5/1793, hưởng ứng lời kêu gọi của ủy ban khởi nghĩa, quần chúng cách mạng ở Pari đã kéo đến vây trụ ở Quốc hội. Ngày 2/6 nhiều đại biểu của Gi-rông-đanh bị bắt. Chính quyền chuyển sang tay phái Gia-cô-banh.
Câu 1 (trang 158 sgk Sử 10): Cách mạng tư sản Pháp nổ ra trong hoàn cảnh nào?
Lời giải:

  • Những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội trong lòng chế độ phong kiến Pháp ngay càng gay gắt, trong đó bao trùm là mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc (muốn duy trì chế độ phong kiến)
  • Sự khủng hoảng của nền tài chính quốc gia buộc Lui-i XVI phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp ngày 5/5/1789 tại cung điện Vec-sai để đề xuất vấn đề vay tiền và tăng thuế.
  • Bất bình trước hành động của nhà vua, 14/7/1789, nhân dân Pa-ri tấn công ngục Ba-xti – biểu tượng của chế độ phong kiến. Cách mạng Pháp bùng nổ.
Câu 2 (trang 158 sgk Sử 10): Lập niên biểu diễn biến cách mạng qua các giai đoạn. Tại sao nói: Thời kì chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao của Cách mạng tư sản Pháp?
Lời giải:
a) Diễn biến của cách mạng Pháp
14/7/1789 đến 10/8/1792
(Chế độ quân chủ lập hiến)

- Khởi nghĩa của nhân dân Pari phá ngục Baxti
- 8/1789, thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
- 9/1791, Hiến pháp được thông qua, xác lập chế độ quân chủ lập hiến.
10/8/1792 đến 2/6/1793
(Bước đầu của nền cộng hòa)
-Khởi nghĩa của nhân dân Pari lật đổ nền quân chủ lập hiến, thiết lập chế độ Cộng hòa
- Vua Lu-i XVI bị tử hình
2/6/1793 đến 27/7/1794
(Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-co-bin- Đỉnh cao của cách mạng)

- Phái Giacobin thực hiến nhiều chính sách tiến bộ
+ Thiết lập nền dân chủ cách mạng, trừng trị bọn phản cách mạng.
+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân
+ Ban hành tổng động viên.
- Đẩy lùi nạn ngoại xâm
27/7/1794 đến 9/11/1799
(Thoái trào cách mạng)

- Đảo chính phản cách mạng, phái Gia-cô-banh bị lật đổ
- Đảo chính của Na-pô-lê-ông, chế độ độc tài quân sự được thiết lập

b) Thời kì chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao của cách mạng. Vì

  • 6/1793, Hiến pháp mới được thông qua, tuyên bố Pháp là nước cộng hòa, ban bố quyền dân chủ rộng rãi và mọi sự bất bình đẳng giai cấp bị bãi bỏ.
  • Phái Giacobanh đã quan tâm giải quyết vấn đề ruộng đất đòi hỏi cơ bản của nông dân.
  • 8/1793, Quốc hội thống qua sắc lệnh “Tổng động viên toàn quốc” để huy động sức mạnh của nhân dân trong cả nước chống “thù trong giặc ngoài” ban hành luật giá tối đa với lương thực đến hạn chế nạn đầu cơ tích trữ, đồng thời ban hành mức lương tối đa của công nhân.
  • Nhờ các chính sách của mình, phái Giacobanh đã dập tắt được các cuộc nổi loạn, đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới. Hoàn thành các nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. Cách mạng đạt đến đỉnh cao.
Câu 3 (trang 158 sgk Sử 10): Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?

Lời giải:

Là cuộc CMTS điển hình:

  • Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó.
  • Giải quyết được vấn đề dân chủ.
  • Hình thành thị trường dân tộc thống nhất mở đường cho lực lượng TBCN ở Pháp phát triển.
  • Giai cấp tư sản lãnh đạo, nhưng quần chúng quyết định tiến trình phát tiển của cách mạng.
Cách mạng tư sản Pháp đã mở ra thời đại mới – thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến thời bấy giờ.
 
Bài tập 1 trang 133 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Đặc điểm nổi bật của tình hình xã hội Pháp trước khi bùng cách mạng là

A. xã hội phân chia thành 3 đẳng cấp: Quý tộc, Tư sản và Công nhân.

B. xã hội phân chia thành 3 đẳng cấp: Quý tộc, Tư sản và Nông dân.

C. xã hội phân chia thành 3 đắng cấp: Quý tộc, Tăng lữ và Nông dân.

D. xã hội phân chia thành 3 đẳng cấp: Quý tộc, Tăng lữ và Đẳng cấp thứ ba.

Trả lời: D

2. Các nhà tư tưởng tiêu biểu của trào lưu Triết học Ánh sáng là

A. Môngtexkiơ, Ooen và Phuriê. C. Môngtexkiơ, Rútxô và Vônte.

B. Ôoen, Phuriê và Xanh Ximỏng. D. Rútxô, Vônte, Xanh Ximông.

Trả lời: C

3. Nội dung tư tưởng chính của trào lưu Triết học Ánh sáng là

A. lên án chế độ phong kiến và nhà thờ Kitô giáo, đưa ra lí thuyết về xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa.

B. lên án chế độ tư bản chủ nghĩa, đưa ra lí thuyết vế xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa

C. lên án chế độ phong kiến, đưa ra lí thuyết xây dựng nhà nước tư sản.

D. đề cao chế độ phong kiến, lên án chế độ tư bản chủ nghĩa.

Trả lời: C

4. Chế độ chính trị ở nước Pháp trước khi bùng nổ cách mạng là

A. quân chủ lập hiến C. quân chủ chuyên chế.

B. phong kiến phân tán. D. tiền phong kiến.

Trả lời: C

5. Điểm giống nhau cơ bản của tình hình nước Anh và nước Pháp trong cách mạng tư sản là

A. xã hội đều phân chia thành đẳng cấp.

B. nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cách mạng đếu xoay quanh vấn đề tài chính.

C. đều có sự xâm nhập của kinh tế tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp.

D. cách mạng đều do quý tộc mới lãnh đạo.

Trả lời: B

6. Phái Girôngđanh nắm quyến lãnh đạo cách mạng kể từ

A. sau ngày 14 - 7 - 1789. C. sau ngày 21 - 1 - 1793.

B. sau ngày 10 -8 - 1792. D. sau ngày 2-6- 1793.

Trả lời: B

7. Phái Lập hiến trong cách mạng Pháp đã

A. xử tử vua Lui XVI.

B. thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền

C. đánh bại liên quân phong kiến Áo - Phổ.

D. ban hành chế độ phổ thông đáu phiếu cho tất cả nam giới trên 21 tuổi.

Trả lời: B

8. Phái Girôngđanh trong cách mạng Pháp đã

A. giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

B. xử tử vua Lui XVI, thiết lập chế độ cộng hoà.

C. ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu cho công dàn tích cực.

D. đánh tháng thù trong giặc ngoài.

Trả lời: B

9. Ngày 2 - 6 - 1793 đánh dấu sự kiện?

A. vua Lui XVI bị xử tử.

B. cách mạng tư sản Pháp đã đạt tới đỉnh cao.

C. phái Giacôbanh lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.

D. hiến pháp mới được thông qua, tuyên bố Pháp là nước cộng hoà.

Trả lời: C

10. Rôbespie và phái Giacôbanh bị lực lượng tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính vì

A. sau khi đưa cách mạng lên đến đỉnh cao, nội bộ phái Giacôbanh chia rẽ sâu sắc.

B. giai cấp tư sản không muốn cách mạng tiếp tục phát triển bởi vì các mục tiêu mà họ đặt ra đả được thực hiện.

C. Rôbespie đã thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Pháp.

D. phái Giacôbanh có nhiều chính sách kìm hãm kinh tế công thương nghiệp phát triển.

Trả lời: A

Bài tập 3 trang 135 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Qua nội dung bài học, em hãy phác hoạ những nét chính của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

  • Giai đoạn 1: (từ ngày 14- 7- 1789 đến ngày 10 - 8 - 1792):
  • Giai đoạn 2: (từ ngày 10 - 8 - 1792 đến ngày 2 - 6 - 1793):
  • Giai đoạn 3: (từ ngày 2 -6 - 1793 đến ngày 27 - 7 - 1794):
Trả lời:

  • Giai đoạn 1: (từ ngày 14- 7- 1789 đến ngày 10 - 8 - 1792): là giai đoạn thống trị của phái lập hiến với các sự kiện chủ yếu sau:
    • Sự kiện pháo đài Basille, hiện thân của chế độ bạc nhược chuyên chế, bị lọt vào tay quân chúng cách mạng ngày 14/07/1789, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến đồng thời mở đầu cho chế độ tự do.
    • Ngày 26/08/1789, quốc hội lập hiến thông qua hiến pháp, tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền với khâu hiệu nội chiến: “ Tự do – bình đẳng- bác ái”, được coi là văn kiện khai tử cho chế độ cũ, đồng thời là cương lĩnh của chế độ mới. Đây là 1 văn kiện có giá trị lớn đối với nước Pháp và thế giới.
    • Để xoa dịu phong trào đấu tranh của nông dân quốc hội lập hiến, đã ban hành các chính sách về ruộng đất, thủ công nghiệp và chính sách đối với nhà thờ. Tuy vậy tầng lớp đại tư sản vẫn lo sợ phong trào đấu tranh của nhân dân muốn thỏa hiệp với nhà vua Louis XVI.
    • Ngày 03/09/1791 quốc hội lập hiến thông qua bản hiến pháp xác lập nền chuyên chính Tư sản dưới hình thức quân chủ lập hiến, đại đa số nhân dân không có quyền chính trị, phụ nữ không có quyền bầu cử, công nhân không có quyền đìnhi công, sau đó quốc hội tuyên bố tự giải tán nhường chổ cho quốc hội lập pháp vừa mới được bầu theo quy định hiến pháp 1791.
    • Đến năm 1791 những vấn đề cơ bản của cách mạng Pháp vẫn chưa được giải quyết, trước hết là vấn đề ruộng đất của nhân dân, tình hình đó cùng với sự can thiệp vào nước Pháp của liên quân Áo – Phổ và sự bất lực của phái lập hiến (liên tiếp thua trận do không kiên quyết chiến đấu và do nội phản). Sự sụp đổ của phái lập hiến và sự nắm quyền của tầng lớp Tư sản công thương nghiệp Girôngđanh.
  • Giai đoạn 2: (từ ngày 10 - 8 - 1792 đến ngày 2 - 6 - 1793): là giai đoạn thống trị của Girôngđanh chủ yếu các sự kiện sau:
    • Girôngđanh thực hiện một số chính sách quan trọng như: Đẩy lùi được sự can thiệp của Áo – Phổ 1792. Tuyên bố thành lập nền cộng hòa 1792 và xử tử vua Louis XVI năm 1793. Tuy nhiên đây là giai đoạn mâu thuẫn trong giai cấp Tư sản nảy sinh. Đặc biệt là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và quần chúng nhân dân trở nên gay gắt chủ yếu do không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân. Trong khi đó nền cộng hòa Pháp đứng trước thách thức rất to lớn, cùng lúc phải đối phó nạn thù trong giặc ngoài. Đây là âm mưu phản loạn bên trong và sự can thiệp của liên minh phong kiến bên ngoài do nước Anh cầm đầu.
    • Kết quả: Đã dẫn đến cuộc khởi nghĩa của quần chúng nhân dân lật đổ phái Girôngđanh đưa phái Giacobanh lên nắm quyền 06/1793.
  • - Giai đoạn 3: (từ ngày 2 -6 - 1793 đến ngày 27 - 7 - 1794): là giai đoạn thống trị của nền chuyên chính Giacobanh với sự kiện chính sau:
    • Ngay sau khi lên nắm quyền phái Giacobanh đã thực thi những chính sách quan trọng.
      • Chính sách về ruộng đất với những đạo luật trong tháng 6/1793 quy đinh trả lại ruộng đất công bị phong kiến quý tộc chiếm đoạt trả lại cho nhân dân, theo diện ưu đãi trả dần trong 10 năm.
      • Tháng 06/1793 một Hiến pháp mới được thông qua thể hiện tính chất tiến bộ
      • Dù chưa được thi hành nhưng đây là văn kiện lịch sử tiến bộ nhất trong thời cận đại.
      • Thi hành chính sách “ khủng bố đỏ” và thực hiện những biện pháp cách mạng trong cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài như
      • Đặc biệt là đánh bật quân thù ra khỏi đất nước từ tháng 12/1793.
      • Với tất cả những chính sách trên phái Giacobanh đã đưa cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao nhất của nó.
    • Bên cạnh những hoạt động tích cực nói trên phái Giacobanh đã mắc phải một số hạn chế thiếu sót trong việc điều chỉnh các chính sách sau cách mạng đã đẫn đến sự sụp đổ của phái này:
      • Nhất là không thực hiện được kế hoạch ruộng đất đề ra.
      • Phát sinh những mâu thuẫn giữa chính phủ và nông dân (nông dân, công nhân) và giai cấp tư sản, cũng như trong nội bộ của chính phủ, khối đoàn kết xung quanh chính phủ do vậy suy yếu dần và đi đến tan vỡ, trong khi kẻ thù của cách mạng chưa bị tiêu diệt hẵn đã bị khoét sâu mâu thuẫn nội bộ Giacobanh, sau đó đã tiến hành lật đổ nền chuyên chính phái dân chủ cách mạng Giacobanh đánh dấu cách mạng đi vào thoái trào.
Tóm lại: Ba giai đoạn phát triển trong cách mạng Tư sản Pháp là 3 nấc thang đánh dấu quá trình đi lên của cuộc cách mạng từ 1789 đến 1792 và 1794, trong quá trình cách mạng thái độ giai cấp tư sản có sự thay đổi qua từng giai đoạn. Do tác động những nhân tố khách quan và chủ quan từ bên trong và bên ngoài,và sự sụp đổ nền chính quyền cách mạng của Giacobanh do nhiều nguyên nhân tạo điều kiện cho tầng lớp Tư sản Pháp nên nắm chính quyền kéo dài đến tháng 11/1799 và sau đó Napoleno I thiết lập chính quyền độc tài quân sự và cách mạng Tư sản Pháp kết thúc.


Bài tập 4 trang 136 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy điền vào chỗ trống (…) những nội dung lịch sử phù hợp về Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

1. Đại diện tiêu biểu cho trào lưu Triết học Ánh sáng là………………

2. Bộ phận đại tư sản tài chính được gọi là phái ………….…………..

3. Phái Girôngđanh chủ yếu là tầng lớp……………………………….

4. Khẩu hiệu nổi tiếng của Tuyên ngôn Nhân quyển và Dân quyền là …………

5. Hiến pháp thông qua tháng 9-1791 thiết lập ở Pháp nền ………..…

6. Trước sự tiến công của liên quân phong kiến Áo - Phổ, Quốc hội đã tuyên bố……………………..

7. Quốc ca của nước Pháp là bài hát……………………….

8. Tầng lớp tư sản vừa và nhỏ là những người thuộc phái ……………………..

9. Vấn đề ruộng đất cho nông dân được giải quyết trong thời kì…………………

10. Người lãnh đạo tiêu biểu của Cách mạng tư sản Pháp là……………………..

Trả lời:

1. Đại diện tiêu biểu cho trào lưu Triết học Ánh sáng là: Môngtexkiơ, Vonte, Rutxo

2. Bộ phận đại tư sản tài chính được gọi là phái Lập hiến

3. Phái Girôngđanh chủ yếu là tầng lớp tư sản công thương

4. Khẩu hiệu nổi tiếng của Tuyên ngôn Nhân quyển và Dân quyền là “Tự do – Bình đẳng – Bác Ái”

5. Hiến pháp thông qua tháng 9-1791 thiết lập ở Pháp nền quân chủ lập hiến

6. Trước sự tiến công của liên quân phong kiến Áo - Phổ, Quốc hội đã tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy”

7. Quốc ca của nước Pháp là bài hát Mácxâye

8. Tầng lớp tư sản vừa và nhỏ là những người thuộc phái Giacobanh

9. Vấn đề ruộng đất cho nông dân được giải quyết trong thời kì Chuyên chính Giacobanh

10. Người lãnh đạo tiêu biểu của Cách mạng tư sản Pháp là Luật sư Rôbespie.

Bài tập 5 trang 136 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
1. Cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

  • Ý nghĩa trong nước:
  • Ý nghĩa quốc tế:
Trả lời:

  • Ý nghĩa trong nước: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế từng thống trị nước Pháp trong nhiều thế kỉ, hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản : lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. những cản trở đối với công thương nghiệp bị xoá bỏ, thị trường dân tộc thống nhất được hình thành. Giai cấp tư sản lãnh đạo cách mạng, song quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển, đưa cách mạng đến thành công.
  • Ý nghĩa quốc tế:
    • Do ảnh hưởng của cách mạng và do hậu quả khách quan của những cuộc chiến tranh thôn tính các nước châu Âu, chế độ phong kiến đã bị lung lay ở khắp châu Âu.
    • Mở ra thời thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới
2. Vì sao nói: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?

Trả lời:

Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất vì:

  • So với cách mạng ở Anh và Bắc Mĩ, cách mạng tư sản Pháp 1789 không chỉ bảo vệ Tổ quốc trước sự can thiệp của liên minh phong kiến Châu Âu mà còn xoá bỏ tình trạng cát cứ, hình thành thị trường chung dân tộc thống nhất
  • Nó lật đổ chế độ phong kiến, người nông dân được giải phóng
  • Dưới thời chuyên chính Giacobanh vấn đề ruộng đất cho nông dân được giải quyết
  • Kinh tế Tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng sau cách mạng.
3. Hạn chế của Cách mạng tư sản Pháp là?

Trả lời:

Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất. Tuy nhiên nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi.

Bài tập 6 trang 137 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Vẽ sơ đồ thể hiện quá trình phát triển của Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII.

Trả lời:

11.png


Bài tập 7 trang 137 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Có ý kiến cho rằng: “Phái Giacôbanh đã đập tan chế độ phong kiến, đồng thời đập tan chính bản thân mình”. Nhận xét của em về ý kiến đó.

Trả lời:

  • Sau khi lật đổ phái Girôngđanh, phái Giacôbanh giành được sự ủng hộ của nhân dân. => Phái Giacôbanh đã đập tan chế độ phong kiến
  • Chính quyền cách mạng đã thi hành nhiều biện pháp quan trọng: xoá bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân đối với phong kiến, chia ruộng đất cho nông dân, quy định giá các mặt hàng bán cho dân nghèo…
  • Phái Giacôbanh cũng ban hành lệnh tổng động viên, xây dựng đội quân cách mạng hùng mạnh, nhờ đó đánh bại ngoại xâm và nội phản. Cách mạng tư sản Pháp đạt tới đỉnh cao.
  • Vì nội bộ chia rẽ, nhân dân lại không ủng hộ như trước (do phái Giacôbanh không đem lại đẩy đủ quyền lợi cho họ như đã hứa). Chưa đáp ứng đầy đủ quyền lợi cơ bản của nhân dân, không hoàn toàn xóa bỏ chế độ bóc lột phong kiến nên phái tư sản phản cách mạng đã tiến hành đảo chính, bắt và xử tử Rôbespie vào ngày 27-7-1794. Cách mạng bước vào thời kì thoái trào. => đồng thời đập tan chính bản thân mình
 
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 10!
Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
  2. bài 2: Xã hội nguyên thủy
  3. bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
  4. bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma
  5. bài 5: Trung Quốc thời phong kiến
  6. bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
  7. bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
  8. bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á
  9. bài 9 Vương Quốc Campuchia và Vương Quốc Lào
  10. bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)
  11. bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
  12. Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ và trung đại
  13. bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
  14. bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
  15. bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)
  16. bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (tiếp theo)
  17. bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
  18. bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV
  19. Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV
  20. bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV
  21. bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII
  22. bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII
  23. bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII
  24. Lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
  25. bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
  26. bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
  27. bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
  28. bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
  29. bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
  30. bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
  31. bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
  32. bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX
  33. bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
  34. bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa
  35. bài 36 Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
  36. bài 37: Mác -Ăng ghen và sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học
  37. bài 38 Quốc tế nhất và công xã Pari 1781
  38. bài 39: Quốc tế thứ hai
  39. bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top