• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chia Sẻ Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma Sử 10 - ButNghien.com

Trang Dimple

New member
Xu
38
Hy Lạp và Rô-ma bao gồm nhiều đảo và bán đảo nhỏ, nằm trên bờ bắc Địa Trung Hải. Địa Tring Hải giống như một cái hồ lớn, tạo nên sự giao thông thuận lợi giữa các nước với nhau, do đó từ rất sớm đã có những hoạt động hàng hải, ngư nghiệp và thương nghiệp biển. Trên cơ sở đó, Hy Lạp và Rô-ma đã phát triển rất cao về kinh tế và xã hội làm cơ sở cho một nền văn hóa rất rực rỡ. Để hiểu được điều kiện tự nhiên đã chi phối sự phát triển kinh tế và xã hội của các quốc gia cổ đại Hy Lạp, Rô-ma như thế nào? Thế nào là thị quốc? Sự hình thành thể chế Nhà nước dân chủ cộng hòa ra sao? Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của cư dân cổ đại Hy Lạp, Rô-ma để lại cho loài người? So sánh nó với các quốc gia cổ đại phương Đông? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay để trả lời cho những vấn đề trên.
Lịch sử 10 bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma

luoc_do_cac_quoc_gia_co_dai_phuong_tay_500_01.jpg


Lược đồ quốc gia cổ đại Hy Lạp và Rô Ma

1. Thiên nhiên và đời sống của con người .

- Hy Lạp, Rô- ma nằm ở ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, đất canh tác ít và khô cứng, đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn:

+ Thuận lợi :có biển, hải cảng, khí hậu ấm áp, nên giao thông thuận lợi , sớm phát triển nghề hàng hải , ngư nghiệp, thương nghiệp biển .

+ Khó khăn : đất xấu, ít , thích hợp trồng cây lưu niên như nho, ô liu, cam chanh , lương thực thiếu , phải mua lúa mì , lúa mạch của người Ai Cập , Tây Á.

- Khoảng đầu thiên niên kỷ I TCN , cư dân Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt , cho phép khai hoang trên diện tích rộng hơn .

- Thủ công nhiệp rất phát đạt , có nhiều ngành nghề, nhiều thợ giỏi , hàng hóa đẹp , chất lượng cao , qui mô lớn .

- Thương nghiệp đường biển rất phát triển , mở rộng buôn bán với mọi miền ven Địa Trung Hải , với các nước phương Đông :

+ Sản phẩm mua về lúa mì, súc vật lông thú ( Hắc hải, Ai CẬp ) ; tơ lụa, hương liệu , xa xỉ phẩm từ phương Đông .

+ Đê lốt , Pi rê là trung tâm buôn bán nô lệ lớn của thế giới cổ đại ..

Thương mại phát đạt,thúc đẩy sự lưu thông tiền tệ ( tiền cổ của Rô ma và A ten ) .

+ Hi Lạp, Rô ma trở thành các quốc gia giàu mạnh.

Như vậy cuộc sống ban đầu của cư dân Địa Trung Hải là: Sớm biết buôn bán, đi biển và trồng trọt.

2. Thị quốc Địa Trung Hải ( thành bang ).

* Thị quốc : do tình trạng đất đai phân tán nhỏ và cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp nên đã hình thành các thị quốc.

- Tổ chức của thị quốc: Nước thì nhỏ , nghề buôn phát triển nên cư dân tập trung ở thành thị có phố sá , lâu đài đền thờ , sân vận động , nhà hát và bến cảng , ta gọi đó là thị quốc : A ten là thị quốc , đại diện cho cả At tích .

- Tính chất dân chủ của thị quốc: quyền lực không nằm trong tay quí tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân.Đại hội công dân bầu và cử ra các cơ quan nhà nước , (không có vua ), quyết định mọi công việc nhà nước . Hội đồng 500 có vai trò như Quốc hội , người ta bầu 10 viên chức điều hành chính phủ , nhiệm kỳ một năm.

- Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rô-ma: Đó là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô đối với nô lệ.

- Hi Lạp giàu có nhờ nền kinh tế công thương nghiệp , sử dụng lao động nô lệ . Nô lệ bị bóc lột nen phản kháng chủ nô .

- Đến thề kỷ III TCN , thị quốc Rô ma lớn mạnh đi xâm chiếm các nước khác , trở thành đế quốc Rô ma . đế quốc Rô ma thủ tiêu thể chế dân chủ thay bằng một hoàng đế đầu quyền lực ; như hoàng đế Xê da

3. Văn hóa cổ đại Hi lạp và Rô ma ..

- Đồ sắt và sự tiếp súc với biển đã nâng họ lên trình độ cao hơn về sản xuất và buôn bán trên biển

- Cũng là cơ sở để họ đạt tới trình độ sáng tạo văn hóa cao hơn trước .

chu_hy_lap_va_la_tinh_500.jpg


Chữ cái cổ Hy Lạp và La tinh

a. Lịch và chữ viết :

* Lịch :Người Hy Lạp có hiểu biết chính xác hơn về trái đất và hệ mặt trời , người Rô ma tính một năm là 365 ngày ¼ , định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày, rất gần với hiểu biết ngày nay

* Chữ viết :

-Sáng tạo ra chữ viết gồm ký hiệu đơn giản , có khả năng ghép chữ rất linh hoạt thành từ để thể hiện ý nghĩa của con người .
-Hệ thống chữ cái Rô ma tức A ,B, C …. ra đời , ban đầu gồm 20 chữ , sau thêm 6 chữ , đây là một phát minh và cống hiến lớn lao cho nhân loại .


b. Sự ra đời của khoa học:

Đến thời cổ đại Hy lạp- Rô ma , những hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó.

* Toán học: người Hi Lạp vượt lên trên như Thales, Py tha gor, Euclid..

* Vật Lý có Archimède .

* Sử học :vượt qua sự ghi chép tản mạn , họ biết tập hợp tài liệu , phân tích và trình bày có hệ thống : Hê rô đốt , Tu si đi, Ta sít .

c. Văn học :

- Ở Hi lạp, sau bản anh hùng ca nổi tiếng của Hô me là I li át và Ô đi xê , đã xuất hiện những nhà văn có tên tuổi như Et xin , Sô phốc, Bri pít ,

- Người Rô ma tự nhận là học trò và người thừa kế của văn học – nghệ thuật Ky lạp , nhà thơ nổi tiếng như Lu cre xơ, Viếc gin ..

d. Nghệ thuật :

- Hy lạp để lại nhiều tượng và đền đài đạt trình độ tuyệt mỹ, khiến đời sau khâm phục : người lực sĩ ném đĩa , tượng nữ thần A tê na đội mũ chiến binh , thần Vệ nữ Mi lô…

- Kiến trúc : đền Pác tê nông ở A ten (Hi lạp), đấu trường Cô li dê ở Rô ma .


luc_si_nam_dia_500_01.jpg


Lưc sĩ ném đĩa
 
Sửa lần cuối:

keobi

New member
Xu
0
  1. Thế nào là chế độ chiếm nô? Đời sống của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội chiếm nô thời cổ đại ở Hi Lạp và Rô-ma như thế nào?

Hướng dẫn trả lời
:

Thế nào là chế độ chiếm nô:

chế độ chiếm nô là một chế độ mà kinh tế-xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ.

Đời sống của các giai cấp, tầng lớp:


+ Chủ nô: là các chủ xưởng, chủ lò, chủ thuyền rất giàu có, có nhiều nô lệ để bắt họ lao động và hầu hạ. Họ rất có thế lực về kinh tế và cả về chính trị. Họ sống cuộc sống xa hoa.

+ Bình dân: là những cư dân tự do, có nghề nghiệpvà chút ít tài sản để tự sinh sống bằng lao động của bản thân. Họ sống cuộc sống muốn an nhàn, chờ vào trợ cấp xã hội.

+ Nô lệ: là lực lượng sản xuất chính trong xã hội, thân phận của họ không khác gì con vật. Họ hoàn toàn phụ thuộc vào chủ, không có tư cách pháp nhân và cũng không có quyền định đoạt thân phận của mình.

2. Cuộc đấu tranh nô lệ ở Địa Trung Hải diễn ra như thế nào? Hãy tường thuật lại cuộc khởi nghĩa của Xpac-ta-cút?

Hướng dẫn trả lời:

Cuộc đấu tranh của nô lệ ở Địa Trung Hải
:
+ Nô lệ là lực lượng sản xuất chính trong các thị quốc nhưng lại bị bóc lột và ngược đãi. Nô lệ còn lại bị sung vào lính trong các cuộc chiến tranh. Nô lệ ở Rô-ma còn bị bắt làm đấu sĩ mua vui cho bọn chủ nô. Vì vậy, họ đứng lên đấu tranh chống lại chủ nô.

+ Tiêu biếu là cuộc khởi nghĩa của Xpac-ta-cút năm 73 TCN làm cho chế độ chiếm nô Rô-ma bị lung lay tận gốc. Năm 476, bộ tộc Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm lược Rô-ma. Đế quốc Rô-ma bị sụp đổ.

Tường thuật lại cuộc khởi nghĩa cuae Xpac-ta-cút:

Xpac-ta-cút vốn là người Hi Lạp. Sau cuộc chiến tranh xâm lược Hi Lạp của Rô-ma, Xpac-ta-cút bị bắt về làm nô lệ ở Rô-ma. Bọn chủ nô Rô-ma sử dụng nô lệ làm việc trong các công xưởng, và thậm tệ hơn, chúng đã chọn một số nô lệ khỏe mạnh làm đấu sĩ mua vui cho chúng trong những ngày lễ, hội. Xaoc-ta-cút là một trong những nô lệ bị chọn làm đấu sĩ.

Năm 73 TCN, Xpac-ta-cút đã trốn khỏi trường đấu Cô-li-dê, lên vùng núi Vê-duy-vơ, tập trung hàng vạn nô lệ và dân nghèo đánh chiếm rong ruổi từ Nam đến Bắc Italia trong hơn 2 năm, gây kinh hoàng khiếp sợ cho chủ nô. Đến năm 71 TCN, cuộc khởi nghĩa bị quân đội nhà nước đàn áp và thất bại.

Cuộc khởi nghĩa Xpac-ta-cút đã làm cho chế độ chiếm nô ở Rô-ma bị lung lay tận gốc, nhân cơ hội đó, một bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống chiếm đế quốc Rô-ma. Đế quốc Rô-ma oai hùng một thời bị sụp đổ vào năm 476. Thời cổ đại và chế độ chiếm Rô-ma đến đây kết thúc.
 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma

(trang 22 sgk Lịch Sử 10): Trình bày ý nghĩa của việc xuất hiện công cụ bằng sắt đối với vùng Địa Trung Hải?

Trả lời:

Công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa rất lớn đối với khu vực Địa Trung Hải: khai phá đất đai làm diện tích canh tác tăng, việc trồng trọt có kết quả cao hơn, sản xuất thủ công và kinh tế hàng hóa tiền tệ phát triển.

(trang 24 sgk Lịch Sử 10): Thị quốc là gì?

Trả lời:

Ở Địa Trung Hải, mỗi vùng, mỗi mỏm bán đảo là một giang sơn của bộ lạc. Khi xã hội có giai cấp hình thành thì đây cũng là một nước. Nước nhỏ, nghề buôn bán phát triển nên cư dân sống tập trung chủ yếu ở thành thị được gọi là các thị quốc.

(trang 24 sgk Lịch Sử 10): Thể chế dân chủ cổ đại biểu hiện ở chỗ nào?

Trả lời:


  • Hơn 3 vạn công nhân hợp thành đại hội công dân, bầu và cử ra cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc của nhà nước.
  • Người ta khong chấp nhận có vua. Có 50 phường, mỗi phường cử 10 người làm thành Hội đồng 500 có vai trò như “quốc hội” thay mặt dân quyết định mọi việc. Hằng năm mọi công dân đều họp một lần ở quảng trường có quyền phát biểu và biểu quyết các vấn đề lớn của cả nước.
  • Thế chế dân chủ cổ địa phát triển nhất ở Aten.

(trang 27 sgk Lịch Sử 10): Giá trị nghệ thuật Hi Lạp được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền thờ thần đạt đến đỉnh cao như tượng thần vệ nữ Mi-lô, lực sĩ ném đá, đền Pac-tê-nông,.…

Câu 1 (trang 27 sgk Sử 10): Hãy trình bày vai trò của thủ công nghiệp trong nền kinh tế của các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô – ma?

Lời giải:

Sự phát triển của thủ công nghiệp làm cho sản xuất hàng hóa tăng nhanh, quan hệ thương mại mở rộng. Thương mại phát đạt đã thúc đẩy mở rộng lưu thông tiền tệ, tạo điều kiện cho kinh tế các nhà nước Địa Trung Hải phát triển mau lẹ.

Câu 2 (trang 27 sgk Sử 10): Bản chất của nền dân chủ cổ đại là gì?

Lời giải:

Thể chế dân chủ cổ đại mang tính chất dân chủ rộng rãi. Tuy nhiên đây là một thế chế chính trị dựa trên sự bóc lột nô lệ, Những người lao động chủ yếu trong xã hội Địa Trung Hải là nô lệ thì không có quyền công dân. Đối với đông đảo quân chúng nô lệ và kiểu dân thì đó cũng là nền chuyên chính của giai cấp chủ nô.

Câu 3 (trang 27 sgk Sử 10): Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô – ma đã phát triển như thế nào? Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học?

Lời giải:

a) Cư dân cổ đại Hy Lạp và Rô-ma đã xây dựng được một nền văn hóa cổ đại phát triển cao với những giá trị sau:

  • Lịch và thiên văn học: Cư dân Địa Trung Hải đã tính được một năm có 365 ngày và ¼ ngày nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày riêng tháng 2 có 28 ngày.
  • Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ a,b,c,... lúc đầu có 20 chữ sau được bổ sung thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh.
  • Sự ra đời của khoa học: Chủ yếu trên các lĩnh vực toàn, lý, sử, địa. Trong lĩnh vực Toán học đã biết khái quát thành các định lý định đề . Khoa học đến Hy Lạp và Rô-ma thực sự trở thành khoa học.
  • Văn học: chủ yếu là kịch với các nhà viết kịch nổi tiếng Ê-sin, Sô-phốc,...
  • Nghệ thuật: Nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền thơ thần đạt đến đỉnh cao như tượng thần vệ nữ Mi-lô, lực sĩ ném đá, đền thờ Pac-tê-nông,...

b) Hiểu biết khoa học đến Hy Lap và Rô-ma mới thực sự thành khoa học: Độ chính xác của khoa học đặc biệt là toán học không chỉ ghi chép và giải các bài riêng biệt mà thể hiện trình độ khái quát thành định lí, tiên đề, lí thuyết được thực hiện bởi các nhà khoa học tên tuổi đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này. Ví dụ: tiền đề Ơ-cơ-lit, định lý Pi-ta-go, định lý Ta-let,…Những vấn đề mà trước đấy nghiên cứu vẫn còn có giá trị sử dụng đến ngày nay.
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 10!
Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài
  1. Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
  2. bài 2: Xã hội nguyên thủy
  3. bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
  4. bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma
  5. bài 5: Trung Quốc thời phong kiến
  6. bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
  7. bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
  8. bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á
  9. bài 9 Vương Quốc Campuchia và Vương Quốc Lào
  10. bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)
  11. bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
  12. Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ và trung đại
  13. bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
  14. bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
  15. bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)
  16. bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (tiếp theo)
  17. bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
  18. bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV
  19. Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV
  20. bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV
  21. bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII
  22. bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII
  23. bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII
  24. Lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
  25. bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
  26. bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
  27. bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
  28. bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
  29. bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
  30. bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
  31. bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
  32. bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX
  33. bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
  34. bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa
  35. bài 36 Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
  36. bài 37: Mác -Ăng ghen và sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học
  37. bài 38 Quốc tế nhất và công xã Pari 1781
  38. bài 39: Quốc tế thứ hai
  39. bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top