Chia Sẻ các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Trang Dimple

New member
Xu
38
Đông Nam Á có vị trí địa lý quan trọng,nằm trên đường giao thông từ Bắc xuống nam , từ Đông sang Tây . -Giàu tài nguyên: lúa gạo , cây hương liệu , động vật , khóang sản . -Có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ rộng lớn . Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX trở thành miếng mối béo bở cho sự xâm lược của thực dân phương Tây, Tại sao lại như vậy? Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á đã diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 11:

LỊCH SỬ 8- Bài 11- CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX.

Phần Kiến thưc cơ bản

I.Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á

* Nguyên nhân đế quốc phương Tây xâm lược Đ N Á :
-Có vị trí địa lý quan trọng,nằm trên đường giao thông từ Bắc xuống nam , từ Đông sang Tây .
-Giàu tài nguyên: lúa gạo , cây hương liệu , động vật , khóang sản .
-Có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ rộng lớn .
-Chế độ phong kiến cầm quyền đang suy yếu .


* Các khu vực xâm chiếm của các nước đế quốc :
Cuối thế kỷ XIX bản phương Tây hoàn thành việc xâm lược Đông Nam Á.
- Anh chiếm Mã lai , Miến Điện .


- Pháp chiếm Việt Nam , Lào;,Cam pu chia .

- Hà Lan : chiếm In đô nê xia

- Tây Ban Nha chiếm Phi líp pin .

- Bồ Đào Nha chiếm Đông Ti mo .

- Xiêm thoát khỏi tình trạng thuộc địa .

II Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Sau khi chiếm các nước Đông Nam Á, thực dân phương Tây đã áp đặt chính sách cai trị hà khắc: vơ vét, đàn áp, chia để trị...

=> Mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Nam Á với thực dân gay gắt dẫn đến bùng nổ các cuộc đấu Tranh.

- Cuộc đấu tranh chống xâm lược ở các nước Đông Nam Á phát triển liên tục, rộng khắp:

+ In-đô-nê-xi-a: Là thuộc địa của Hà Lan, phong trào đấu tranh mạnh mẽ, 5-1920 Đảng cộng sản In-đô-nê-xia thành lập.

+ Phi-líp-pin: Là thuộc địa của Tây Ban Nha rồi Mỹ.

+ Lào: Phong trào vũ trang ở Xa-van-ra-khet, cao nguyên Bô-lô-ven

+ Cam-pu-chia: Khởi nghĩa A-cha Xoa, nhà sư Pu-côm-bô.

+ Việt Nam: Phong trào Cần vương, phong trào nhân dân Yên Thế.
 
Sửa lần cuối:
Câu hỏi bài Tập.

Câu 1. Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của thực dân phương Tây với các nước Đông Nam Á?

Trả Lời:

Chính sách thuộc địa của phương Tây với các nước Đông Nam Á đều có các đặc điểm:

-Vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc .

-Không mở mang công nghiệp ở thuộc địa .

-Tăng các loại thuế ; mở đồn điền , bắt lính .

- Đàn áp phong trào yêu nước.

Câu 2. Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á?

Trả Lời:

Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á có những đặc điểm sau:

- Phát triển liên tục ,rộng khắp.
- Chiến đấu anh dũng .
- Lực lượng đông đảo công nhân và nông dân.
-Cuối cùng thất bại vì chưa có đường lối cứu nước đúng đắn.
-Nhân dân 3 nước Đông Dương đoàn kết chống Pháp.

Câu hỏi Trắc Nghiệm

1. Mã Lai , Miến Điện là thuộc địa quốc nào?

a- Pháp
b- Mỹ
c- Đức
d- Anh

2. Khởi nghĩa của Campuchia do Achaxoa lãnh đạo diễn ra vào thời gian nào?

a. 1862-1864
b. 1864-1868
c. 1866-1867
d. 1866-1868

Câu 3.Khởi nghĩa Yên thế (1884-1913) của nhân dân Việt Nam do ai lãnh đạo?

a. Hoàng Hoa Thám
b. Phan Đình Phùng
c. Tôn Thất Thuyết
d. Hàm Nghi

Câu 4 Đảng Cộng Sản Inđô- nê- xi –a thành lập vào thời gian nào?

a. 5-1920
b. 5-1921
c. 5-1922
d. 6-1920

Câu 5 Nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không là thuộc địa của các nước Phương tây là nước nào?

a. Malasia
b. Miến Điện
c. Sigapo
d. Xiêm

Trả lời

1- D
2- C
3- A
4- A
5- D
 
1. Vì sao các Nước Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây?

- Đông Nam Á là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng
- Là vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên
- Nơi đây có nguồn gốc nhân công rẻ mạt, có thị trường rộng lớn
- Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang khủng hoảng nghiêm trọng
Đông Nam Á trở thành đối tượng nhòm ngó, xâm lược của thực dân phương Tây.

2. Nêu quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á?

- Ngay từ khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược, nhân dân Đông Nam Á đã nổi dậy đấu tranh để bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, do thế lực đế quốc mạnh, chính quyền phong kiến nhiều nước lại không kiên quyết đánh giặc đến cùng, nên bọn thực dân đã hoàn thành xâm lược, áp dụng chính sách “chia để trị” để cai trị, vơ vét của cải của nhân dân.
- Chính sách cai trị của chính quyền thực dân càng làm cho mâu thuẫn dân tộc ở các nước Đông Nam Á thêm gay gắt, hàng loạt phong trào đấu tranh nổ ra.
+ Ở Indonexia, từ cuối thế kỉ XIX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Năm 1905, các tổ chức công đoàn thành lập và bắt đầu quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản (1920).
+ Ở Philipin, cuộc cách mạng 1896-1898 do giai cấp tư sản lãnh đạo chống thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi, dẫn tới sự thành lập nước Cộng hòa Philipin, nhưng ngay sau đó nước lại lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.
+ Ở Campuchia, có cuộc khởi nghĩa của AchaXoa lãnh đạo ở Takeo (1863-1866); tiếp đó là khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866-1867), có liên kết với nhân dân Việt Nam, gây cho Pháp nhiều khó khăn.
+ Ở Lào, năm 1901, Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xavannakhet tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang. Cùng năm đó, cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven bùng nổ, lan sang cả Việt nam, gây khó khăn cho thực dân Pháp trong quá trình cai trị, đến năm 1907 mới bị dập tắt.
+ Ở Việt Nam, sau khi triều đình Huế đầu hàng, phong trào Cần vương bùng nổ và quy tụ nhiều cuộc khởi nghĩa lớn (1885-1896). Phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo kéo dài 30 năm (1884-1913) cũng gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp.

3. Hãy cho biết vì sao phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây xâm lược của nhân dân Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đều thất bại. Nêu ý nghĩa của phong trào?

- Nguyên nhân chủ quan: các cuộc đấu tranh thiếu đường nối lãnh đạo đúng đắn, thiếu tổ chức, hoạt động phân tán, …. Nên dễ bị kẻ thù đàn áp.
- Nguyên nhân khách quan: lực lượng của đế quốc xâm lược còn rất mạnh, chính quyền phong kiến ở nhiều nước đã đầu hàng, làm tay sai cho đế quốc.
- Ý nghĩa: làm chậm quá trình xâm lược của thực dân phương Tây, thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất của các dân tộc, tạo tiền đề cho sự phát triển của phong trào đấu tranh trong giai đoạn tiếp theo.
 
Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK Bài 11. Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
1. Câu hỏi 1 - (Mục I Bài 11 - SGK Trang 63): Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây?


Hướng dẫn giải:

Khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây vì:

Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên nên sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.

Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo diện tích khoảng 4,5 triệu km2, ngày nay có số dân hơn 500 triệu người; các dân tộc có nền văn hóa truyền thống rực rỡ. Đông Nam Á nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Đây là khu vực giàu tài nguyên: Lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản..., có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ lớn.

Nhân khi chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, vào nửa sau thế kỉ XIX. Các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa.

2. Câu hỏi 1 - (Mục II Bài học 11 - SGK Trang 64): Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có những điểm chung nào nổi bật?

Hướng dẫn giải:

Sau khi thôn tính và biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa, thực dân phương Tây đã tiến hành những chính sách cai trị hà khắc: Vơ vét, đàn áp chia để trị.

Tùy tình hình cụ thể mà mỗi nước thực dân có chính sách cai trị, bóc lột khác nhau, song nhìn chung là vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc, không mở mang công nghiệp ở thuộc địa. Tăng các loại thuế, mở đồn điền, bốt lính.

3. Câu hỏi 2 - (Mục II Bài học 11 - SGK Trang 65): Mĩ tiến hành xâm lược Phi-lip-pin như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Mượn cớ "giúp đỡ” nhân dân Phi-líp-pin chống Tây Ban Nha, Mĩ gây ra cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha và sau đó thôn tính nước này. Nhân dân Phi-líp-pin tiếp tục kháng chiến chống Mĩ, song thất bại. Mĩ đưa 70 000 quân đàn áp cuộc đấu tranh của nhân dân Phi-líp-pin, giết hại hơn 60000 người yêu nước. Phong trào giải phóng dân tộc tạm lắng xuống một thời gian, rồi tiếp tục bùng lên.

4. Bài 1 trang 66 sgk: Dựa theo lược đồ, trình bày khái quát quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây?

Hướng dẫn giải:

Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai. Miến Điện: Pháp chiếm Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia: Tây Ban Nha, rồi Mĩ chiếm Phi-líp-pin: Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a.

Xiêm (nay là Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn còn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành "vùng đệm" của tư bản Anh và Pháp.

5. Bài 2 trang 66 sgk: Hãy trình bày những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX. Tại sao những phong trào này đều thất bại?
Hướng dẫn giải:


- Ngay từ khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược, nhân dân Đông Nam Á đã nổi dậy đấu tranh đấu bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, do thế lực đế quốc mạnh, chính quyền phong kiến nhiều nước lại không kiên quyết đánh giặc đến cùng, nên bọn thực dân đã hoàn thành xâm lược, áp dụng chính sách "chia để trị" để cai trị, vơ vét của cải của nhân dân

Chính sách cai trị của chính quyền thực dân càng làm cho mâu thuẫn dân tộc ở các nước Đông Nam Á thêm say sắt, hàng loạt phong trào đấu tranh nổ ra:

+ Ở In-đô-nê-xi-a. Từ cuối thế kỉ XIX. Nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Năm 1905 Các tổ chức công đoàn thành lập và bắt đầu quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác, chuẩn bị cho sự ra dời tủa Đảng Cộng sản < 1920). 

+ Ở Phi-líp-pin, cuộc Cách mạng 1896 - 1898, do giai cấp tư sản lãnh đạo chống thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi. Dẫn tới sự thành lập nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng ngay sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.

+ Ở Cam-pu-chia, có cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta-keo (1863 - 1866), tiếp đó là khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 - 1867), có liên kết với nhân dân Việt Nam gây cho Pháp nhiều khó khăn.

+ Ở Lào. năm 1901, Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang. Cùng năm đó, cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven bùng nổ, lan sang cả Việt Nam, gây khó khăn cho thực dân Pháp irons quá trình cai trị, đến năm 1907 mới bị dập tắt.

+ Ở Việt Nam, sau khi triều đình Huế đầu hàng, phong trào Cần vương bùng nổ và quy tụ thành nhiều cuộc khởi nghĩa lớn (1885 - 1896). Phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài 30 năm (1884 - 1913) cũng gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp....
 
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 8! Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Lịch sử 8 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
  2. Lịch sử 8 Bài 2 Cách mạng tư sản Pháp Cuối thế kỉ XVIII
  3. Lịch sử 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
  4. Lịch sử 8 Bài 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác”
  5. Lịch sử 8 - Bài 5 - Công Xã Pari
  6. Lịch Sử 8 -Bài 6 -Các nước Anh Pháp Đức Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  7. Lịch Sử 8-Bài 7: phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX"
  8. Lịch Sử 8-Bài 8 -Sự phát triển của kĩ thuật khoa học và văn học nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX
  9. Lịch Sử 8-Bài 9-Ấn Độ thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX
  10. Lịch sử 8 Bài 10 Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  11. Lịch sử 8 bài 11 các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  12. Lịch Sử 8 -Bài 12 Nhật bản từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
  13. Lịch Sử 8 -Bài 13 Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918)
  14. Lịch sử 8 - bài 14 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỷ XVI đến 1917)
  15. Lịch Sử 8 -Bài 15-Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ Cách mạng (1917 - 1921)
  16. Lịch Sử 8-Bài 16 -Liên Xô Xây dựng chủ nghĩa Xã Hội(1921-1941)
  17. Lịch Sử 8 -Bài 17- Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939
  18. Lịch sử 8 - Bài 18- Nước Mĩ Giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  19. Lịch Sử 8 -Bài 19 Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
  20. Lịch sử lớp 8 bài 20 Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á ( 1918-1939)
  21. Lịch Sử 8-Bài 21 - Chiến Tranh thế giới thứ 2 ( 1939-1945)
  22. Lịch Sử 8 -Bài 22- Sự Phát triển của khoa học kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX
  23. Lịch Sử lớp 8 -Bài 24 - cuộc kháng chiến chống Pháp Từ Năm 1858-1873
  24. Lịch Sử 8- Bài 25 Kháng Chiến chống Pháp Lan Rộng ra toàn quốc ( 1873-1884)
  25. Lịch Sử lớp 8 -Bài 26 Phong trào kháng chiến chống Pháp những năm cuối thế kỉ XIX
  26. Lịch Sử 8-Bài 27 Khởi nghĩa Yên Thế và Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
  27. Lịch Sử 8 - Bài 28 - Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
  28. Lịch Sử 8-Bài 29- Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về Kinh tế Xã Hội
  29. Lịch sử lớp 8 - bài 30 Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.
  30. Lịch Sử 8 - bài 31 Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858-1918
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top