Chia Sẻ Ấn Độ thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX

Trang Dimple

New member
Xu
38
Thế kỷ XVIII Anh đặt cai trị Ấn Độ : -Lợi dụng sự khác biệt về đẳng cấp, tôn giáo và sự tồn tại của nhiều vương quốc để áp dụng chính sách “chia để trị”,”dùng người Ấn trị người Ấn”

Lịch Sử 8-Bài 9-ẤN ĐỘ THẾ KỶ XVIII – ĐẦU THẾ KỶ XX


Phần kiến thức cơ bản

I.Sự xâm lược và chính sách thống Trị của thực dân Anh.

- Từ đầu thế kỉ XVII Chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu. Các nước phương tây từng bước xâm lược Ấn Độ.
- Giữa Thế kỷ XVIII Anh đặt cai trị Ấn Độ :
- Lợi dụng sự khác biệt về đẳng cấp, tôn giáo và sự tồn tại của nhiều vương quốc để áp dụng chính sách “chia để trị”,”dùng người Ấn trị người Ấn”
- Thực hiện chính sách ngu dân trong lĩnh vực tôn giáo.
- Tận lực vơ vét , bóc lột người dân , biến Ấn Độ thành nơi tiêu thụ hàng hóa .
- Đời sống nhân dân bần cùng và chết đói …
=> Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh là nguyên nhân Sâu Xa làm bùng nổ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.


II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ
* Các phong trào tiêu biểu :


-1857-1859:khởi nghĩa của binh lính Xi pay ở Bắc và Trung Ấn
-1875-1885 : cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân Ấn .
-1885: Đảng Quốc Đại của GCTS An đấu tranh giành quyền tự chủ , phát triển kinh tế dân tộc .
-1905 :nhiều cuộc biểu tình chống chính sách “chia để trị” của Anh đối với Ben gan .
-7-1908: công nhân Bom Bay bãi công chính trị , xây dựng chiến lũy chống thực dân Anh, đây cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp vô sản đã biểu dương lực lượng và bênh vực người yêu nước .


* Diễn biến khởi nghĩa Xi pay 1857- 1859 :
- Bất mãn việc thực dân bắt giam những người lính có tư tưởng chống Anh, 60.000 lính Xi pay cùng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa .
- Khởi nghĩa lan rộng khắp miền Bắc và một phần miền trung Ấn Độ .
- Nghĩa quân đã lập chính quyền ở ba thành phố lớn , cuộc khởi nghĩa duy trì được 2 năm thì bị đàn áp dã man .
nghĩa : tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh .


*Đảng Quốc Đại: thành lập; mục tiêu đấu tranh ; và quá trình hoạt động :

-Năm 1885 ,Đảng Quốc dân Đại Hội gọi tắt là Đảng Quốc Đại( chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc) được thành lập nhằm đấu tranh giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế dân tộc .
- Trong quá trình hoạt động , Đảng phân hóa thành 2 phái :
+ Phái “ôn hòa” chủ trương thỏa hiệp , chỉ yêu cầu chính phủ thực dân cải cách .
+ Phái “Cấp Tiến” do Ti- lắc cầm đầu , có thái độ kiên quyết chống Anh .
- Tháng 6-1908 , chính quyền Anh bắt giam Ti lắc và nhiều đồng chí cách mạng khác .
+Hạn chế của phái cấp tiến : không gắn liền đấu tranh giải phóng dân tộc với cuộc đấu tranh chống phong kiến .
 
Sửa lần cuối:
Câu hỏi bài Tập


Câu 1. Nêu những hậu quả của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ.?


Trả lời


- Thế kỉ XVI thực dân Anh bắt đầu xâm lược Ấn Độ đến năm 1829 hòan thành xâm lược và áp đặt chính sách cai trị ở Ấn Độ.
- Chính sách thống trị và áp bứt bóc lột năng nề.
- Chính trị: chia để trị, chia rẽ tôn giáo, dân tộc.
- Kinh tế: bóc lột, kìm hãm kinh tế Ấn Độ.
=> Đời sống nhân dân Ấn Độ vô cùng khó khăn - Số người chết đói tăng nhanh.
Trong 25 năm đã có 15 triệu ngưới chết đói .

Câu 2 Đảng Quốc Đại thành lập nhằm mục tiêu đấu tranh gì ?

Trả lời

-Năm 1885 ,Đảng Quốc dân Đại Hội gọi tắt là Đảng Quốc Đại( chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc) được thành lập nhằm đấu tranh giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế dân tộc .
- Trong quá trình hoạt động , Đảng phân hóa thành 2 phái :
+ Phái “ôn hòa” chủ trương thỏa hiệp , chỉ yêu cầu chính phủ thực dân cải cách .
+ Phái “Cấp Tiến” do Ti- lắc cầm đầu , có thái độ kiên quyết chống Anh .
- Tháng 6-1908 , chính quyền Anh bắt giam Ti lắc và nhiều đồng chí cách mạng khác .
+Hạn chế của phái cấp tiến : không gắn liền đấu tranh giải phóng dân tộc với cuộc đấu tranh chống phong kiến .
=> Sự ra đời của Đảng Quốc đại có một ý nghĩa lớn lao. Nó là sự "kết tinh của phong trào dân tộc Ấn Độ về chính trị và tổ chức" , nó phản ánh nguyện vọng của dân tộc thông qua tầng lớp "tinh hoa có giáo dục" của xã hội Ấn Độ.

Câu hỏi trắc nghiệm

1 Thực dân Anh đặt ách cai trị Ấn Độ vào thời gian nào?
a. 1829
b. 1826
c. 1835
d. 1840
Câu 2 Khởi nghãi xipay diễn ra vào thời gian nào?
a. 1856-1857
b. 1856-1859
c. 1857-1859
d. 1856-1858
Câu 3 Đảng Quốc Đại thành Lập vào thời gian?
a. 1884
b. 1885
c. 1886
d. 1887
Câu 4 Đảng Quốc đại phân hóa thành những bộ Phận nào?
a. Phái ôn hòa và phái cấp tiến.
b. Phái thỏa hiệp và cấp tiến
c. Phái bạo động và cải cách.
d. Phái hiệp ước và phái Cấp tiến
Câu 5. Tên đầy đủ của Đảng Quốc Đại là gì?
a. Đảng Quốc dân đại hội Ấn Độ (Indian National Congress).
b. Đảng cộng sản Ấn Độ
c. Đảng công nhân và nhân dân Ấn Độ.
d. Đảng quốc dân.

Trả lời

1- A
2- C
3- B
4- A
5- A





 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
1. Hãy cho biết sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh ở Ấn Độ?

- Quá trình thực dân Anh xâm lược:
+ Từ thế kỉ XVI, thực dân phương Tây đã từng bước xâm nhập vào Ấn Độ. Sang đầu thế kỉ XVIII, chiến tranh giữa Anh và Pháp để tranh giành Ấn Độ đã xảy ra. Kết quả là Anh đã gạt được Pháp.
+ Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và áp đặt ách thống trị đối với Ấn Độ.
- Chính sách thống trị của thực dân Anh:
+ Về chính trị, Chính phủ Anh cai trị trực tiếp Ấn Độ.
+ Thực hiện nhiều chính sách để củng cố ách thống trị của mình như “chia để trị”, khoét sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội.
+ Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh, phải cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nguyên liệu cho chính quốc.

2. Trình bày nét chính về cuộc khởi nghĩa Xi-pay?

- Nguyên nhân sâu xa: Chính sách thống trị hà khắc của thực dân Anh, nhất là chính sách “chia để trị”, tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội đã dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.
- Duyên cớ: Binh lính Xi-pay bất mãn trước việc bọn chỉ huy Anh bắt giam những người lính có tư tưởng chống đối.
- Diễn biến của cuộc khởi nghĩa:
+ Ngày 10/5/1857, hàng vạn lính Xi-pay đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh.
+ Cuộc khởi nghĩa đã nhận được hưởng ứng của đông đảo nông dân, nhanh chóng lan ra khắp miền Bắc và một phần miền Trung Ấn Độ. Nghĩa quân đã lập được chính quyền, giải phóng được một số thành phố lớn.
+ Cuộc khởi nghĩa duy trì khoảng 2 năm (1857-1859) thì bị thực dân Anh đàn áp đẫm máu.
- Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc, thúc đẩy phong trào đấu tranh chống thực dân Anh giành độc lập.

3. Hãy cho biết phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

- Từ giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của nông dân, công nhân đã thức tỉnh ý thức dân tộc của giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ.
- Cuối năm 1885, Đảng Quốc đại – chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập, đánh dấu một giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc, giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.
- Trong quá trình hoạt động, Đảng Quốc đại bị phân hóa thành hai phái: phái “ôn hòa” chủ trương thỏa hiệp, chỉ yêu cầu Chính phủ Anh tiến hành cải cách và phái “cấp tiến” do Ti-lắc đứng đầu thì có thái độ kiên quyết chống thực dân Anh.
- Tháng 7/1905, chính quyền thực dân Anh thi hành chính sách chia đôi sứ Ben-gan: miền Đông của người theo đạo Hồi, miền Tây của người theo đạo Hin-đu. Hành động này như lửa đổ thêm dầu, khiến nhân dân Ấn Độ càng thêm căm phẫn. Nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra rầm rộ.
- Tháng 6/1908, thực dân Anh bắt giam Ti-lắc và kết án ông 6 năm tù. Vụ án Ti-lắc đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh mới.
- Tháng 7/1908, công nhân Bom-bay tổ chức nhiều cuộc bãi công chính trị, lập các đơn vị chiến đấu, xây dựng chiến lũy để chống quân Anh. Thực dân Anh đàn áp phong trào rất dã man.
- Các phong trào tuy thất bại nhưng đã đặt cơ sở cho các thắng lợi sau này của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh.
 
Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK Bài 9. Ấn Độ thế kỉ XVIII- Đầu thế kỉ XX
1. Câu hỏi 1 - (Mục I Bài học 9 - SGK Trang 56)
Qua bảng thống kê trên, em có nhận xét gì về chính sách thống trị của thực dân Anh và hậu quả của nó đối với Ấn Độ?

Hướng dẫn giải:

Qua bảng số liệu trên ta thấy, số lượng lương thực xuất khẩu tăng theo hàng năm dẫn đến số người chết đói ngày càng tăng

2. Câu hỏi 1 - (Mục II Bài học 8 - SGK Trang 58): Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Xi-Pay (1857-1859)

Hướng dẫn giải:

- Nguyên nhân sâu xa: Chính sách thống trị hà khắc của thực dân Anh, nhất là chính sách "chia để trị", tìm cách khơi sâu sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội đã dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.

- Duyên cớ: Binh lính Xi-pay bất mãn trước việc bọn chỉ huy Anh bắt giam nhiều người lính có tư tưởng chống đối.

- Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Xi-pay: Ngày 10 - 5 - 1857, hàng vạn lính Xi-pay đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh. Cuộc khởi nghĩa đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nông dân, nhanh chóng lan ra khắp miền Bắc và một phần miền Trung Ân Độ. Nghĩa quân đã lập được chính quyền, giải phóng được một số thành phố lớn. Cuộc khởi nghĩa duy trì khoảng 2 năm (1857 - 1859) thì bị thực dân Anh đàn áp đẫm máu.

- Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc. Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống thực dân Anh giành độc lập.

3. Bài 1 trang 58 sgk: Nêu những hậu quả của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ?

Hướng dẫn giải:

Hậu quả sự thống trị của Anh ở Ấn Độ: Kinh tế giảm sút, đời sống nhân dân bị bần cùng, mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh hết sức sâu sắc.
=> Đời sống nhân dân Ấn Độ vô cùng khó khăn - Số người chết đói tăng nhanh.
Trong 25 năm đã có 15 triệu ngưới chết đói .



4. Bài 2 trang 58 sgk: Đảng Quốc đại được thành lập nhằm mục tiêu đấu tranh gì?

Hướng dẫn giải:

Đảng Quốc đại: Thành lập năm 1885, là chính đảng của giai cấp tư sản Ấn Độ.

Mục tiêu đấu tranh:

- Từ năm 1885 đến 1905, Đảng quốc đại theo đường lối ôn hòa, dựa vào Anh để phát triển đất nước.

Từ năm 1905. Xuất hiện phái cấp tiến do Ti-lắc lãnh đạo chủ trương đấu tranh vũ trang lật đổ sự thống trị của Anh.
 
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 8! Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Lịch sử 8 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
  2. Lịch sử 8 Bài 2 Cách mạng tư sản Pháp Cuối thế kỉ XVIII
  3. Lịch sử 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
  4. Lịch sử 8 Bài 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác”
  5. Lịch sử 8 - Bài 5 - Công Xã Pari
  6. Lịch Sử 8 -Bài 6 -Các nước Anh Pháp Đức Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  7. Lịch Sử 8-Bài 7: phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX"
  8. Lịch Sử 8-Bài 8 -Sự phát triển của kĩ thuật khoa học và văn học nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX
  9. Lịch Sử 8-Bài 9-Ấn Độ thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX
  10. Lịch sử 8 Bài 10 Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  11. Lịch sử 8 bài 11 các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  12. Lịch Sử 8 -Bài 12 Nhật bản từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
  13. Lịch Sử 8 -Bài 13 Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918)
  14. Lịch sử 8 - bài 14 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỷ XVI đến 1917)
  15. Lịch Sử 8 -Bài 15-Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ Cách mạng (1917 - 1921)
  16. Lịch Sử 8-Bài 16 -Liên Xô Xây dựng chủ nghĩa Xã Hội(1921-1941)
  17. Lịch Sử 8 -Bài 17- Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939
  18. Lịch sử 8 - Bài 18- Nước Mĩ Giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  19. Lịch Sử 8 -Bài 19 Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
  20. Lịch sử lớp 8 bài 20 Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á ( 1918-1939)
  21. Lịch Sử 8-Bài 21 - Chiến Tranh thế giới thứ 2 ( 1939-1945)
  22. Lịch Sử 8 -Bài 22- Sự Phát triển của khoa học kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX
  23. Lịch Sử lớp 8 -Bài 24 - cuộc kháng chiến chống Pháp Từ Năm 1858-1873
  24. Lịch Sử 8- Bài 25 Kháng Chiến chống Pháp Lan Rộng ra toàn quốc ( 1873-1884)
  25. Lịch Sử lớp 8 -Bài 26 Phong trào kháng chiến chống Pháp những năm cuối thế kỉ XIX
  26. Lịch Sử 8-Bài 27 Khởi nghĩa Yên Thế và Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
  27. Lịch Sử 8 - Bài 28 - Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
  28. Lịch Sử 8-Bài 29- Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về Kinh tế Xã Hội
  29. Lịch sử lớp 8 - bài 30 Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.
  30. Lịch Sử 8 - bài 31 Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858-1918
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top