Xuất xứ hai tiếng Vu Lan

Hide Nguyễn

Du mục số
Lễ Vu Lan diễn ra vào ngày Rằm tháng bảy âm lịch hằng năm là một trong những lễ chính của Phật giáo, nhắc nhở những người làm con luôn nhớ đến công ơn của cha mẹ. Vậy hai tiếng Vu Lan có nguồn gốc từ đâu?

Vu Lan bắt nguồn từ Ullambhana:

Theo bài “Sự tích rằm tháng Bảy và xuất xứ của hai tiếng Vu Lan” thì “Vu Lan” là dạng viết tắt của “Vu Lan Bồn”. Đây là ba tiếng dùng để phiên âm từ “Ullambhana” trong tiếng Sanskrit (tiếng Phạn). Vì Vu Lan Bồn chỉ là ba tiếng dùng để phiên âm cho nên từng tiếng một (vu, lan, bồn) hoàn toàn không có nghĩa gì trong Hán ngữ cả.Gần đây nhất, nhà nghiên cứu Phật học Nguyên Huệ, trong bài “Lễ Vu lan - Rằm tháng bảy qua sự ghi nhận nơi một số tác phẩm biên khảo về văn hóa, phong tục, tín ngưỡng” cũng đã chú rõ rằng “Kinh Vu lan bồn” tiếng Sanskrit là “Ullambhana sutra” (sutra = Kinh).

Vậy Ullambahna có nghĩa là gì?

“Ullambhana” có nghĩa là sự giải thoát. Trong Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du, Hoàng Xuân Hãn đã viết như sau: “Phạn ngữ Ullambana nghĩa là cực khổ tột bực. Nghĩa lại chuyển thành cứu khỏi cực khổ”. Vậy Vu Lan vốn nghĩa là “sự giải thoát khổ đau”. Hẳn vì lễ Vu Lan bắt nguồn từ tích ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ thoát khỏi địa ngụ nên Ullambana - “thoát khỏi khổ đau" mới trở thành tên của lễ này.

Như vậy, hai tiếng “Vu Lan” có nguồn gốc từ tiếng Sanskrit “Sanskrit ullambhana” nghĩa là sự giải thoát, sự cứu nạn, cứu khỏi cực khổ.
 
Nhớ ơn Cha Mẹ

Nhớ ơn Cha Mẹ.jpg
 
GIÔNG TỐ CUỘC ĐỜI

Tháng bảy này, giông tố có về không ?
Thương quê mẹ, cứ long đong mùa bão
Nhớ mái tranh, đã bao lần chao đảo
Thuở quê nghèo, thương áo mẹ bạc màu

Nước có ngập, lúa mới cấy đồng sâu ?
Ao tràn bờ, hỏi về đâu tôm cá
Nón mê sờn, lại chắn che muôn ngả
Thương mắt me khói bếp rạ nồng cay

Quê mình ơi, bì bõm đã bao ngày
Giọt mồ hôi, nhuộm luống cày nơi ấy
Bến chòng chành, sóng dập dồn đưa đẩy
Vai gánh gồng, thương đến vậy đò ngang

Giông bão ơi, nơi đó có mùa màng
Còn đồng sâu, có xóm làng dầu dãi
Uốn lưng còng, chợ phiên mẹ bươn chải
Có mái chèo, nơi bờ bãi ruổi rong

Tháng bảy này, chớp bể về nữa không ?
Nhớ quang gánh, thương lúa đồng chìm nổi
Thương đò đầy, xuôi ngược dòng sớm tối
Cánh cò nào ! còn đắm đuối, quê ơi.

Tác giả: Vũ Kết Đoàn
 
Theo Phật thoại: Tôn giả Mục Kiền Liên là một trong số ít đệ tử xuất chúng của Ðức Phật. Ngài có quyền pháp vô biên, nhưng không vì thế mà Ngài quên đi nghĩa vụ của một người con đối với cha mẹ. Một lần, dùng tuệ nhãn quan sát khắp “bốn phương tám hướng” Tôn giả Mục Kiền Liên thấy mẹ mình (là bà Thanh Ðề) đang chịu cảnh tội đồ trong ngục A tỳ, thân thể gầy héo, xanh xao, chỉ còn da bọc xương, khổ đau khôn xiết. Dù biết đó là do kết quả của thói tham lam, độc ác, sự dối trá từ thuở sinh thời mẹ đã gây nên, nhưng Ngài vẫn không khỏi thương xót. Dùng pháp thuật của mình, Tôn giả Mục Kiền Liên mang cơm dâng lên mẹ.

Nhưng, do nghiệp quá lớn nên bát cơm bà Thanh Ðề cầm trên tay bỗng hoá thành than đỏ. Chứng kiến cảnh tượng ấy, Ngài rất đau lòng, về bạch lại với Phật, mong Ðức Phật cứu vớt để linh hồn mẹ mình được siêu thoát. Cảm động trước tấm lòng hiếu nghĩa của Tôn giả Mục Kiền Liên, Ðức Phật đã chỉ cách để Ngài có thể cứu vớt được mẹ ra khỏi cảnh đoạ đầy. Ðức Phật nói: “Ông tuy quyền phép vô biên, lại hiếu thảo hơn người, tấm lòng của ông làm cảm động cả trời đất nhưng tội ác của mẹ ông quá nặng, một mình ông không thể cứu được mẹ. Ðến ngày rằm tháng bẩy, Chư Phật hoan hỉ, Chư Tăng tự tứ, hãy sửa soạn lễ vật cúng Dàng, thành tâm thỉnh cầu Chư Tăng chú nguyện thì mẹ ông mới có thể siêu thoát được”.




 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top