Chia Sẻ Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

Trang Dimple

New member
Xu
38
Năm 1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên ở Đà Nẵng báo hiệu thời kì xâm lược nước ta. Mặc dầu triều Nguyễn đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác rồi lần lượt chấp nhận sự cai trị của thực dân Pháp trên đất nước ta. Mặc dầu vậy, nhân dân ta vẫn luôn luôn đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược.

Tiêu biểu cho những cuộc đấu tranh lâu dài và bền bỉ đó là phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX. Nhưng cuối cùng phong trào Cần vương bị thất bại, ngọn cờ cứu nước theo khuynh hướng phong kiến không còn phù hợp nữa. Tiếp theo phong trào Cần vương là những cuộc đấu tranh của các văn thân, sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX theo khuynh hướng dân chủ tư sản, nhưng rồi cũng bị thất bại. Cách mạng Việt Nam đang bị khủng hoảng về đường 101 cứu nước.

Đứng trước hoàn cảnh nước mất, nhà tan lại được chứng kiến những cuộc đấu tranh yêu nước của các bậc tiền bối bị thất bại. Tất cả đã hun đúc trong Nguyễn Ái Quốc lòng yêu nước nồng nàn và quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.

Lịch sử 11 bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI

1. Những biến động về kinh tế

- Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp ra sức vơ vét tối đa nhân lực vật lực và tài lực để gánh đỡ những tổn thất và thiếu hụt của Pháp trong chiến tranh.

- Pháp tăng thuế, bắt nhân dân Việt Nam mua công trái, vơ vét lương thực, nông lâm sản, kim loại… đem về Pháp.

- Sự cướp bóc của Pháp ảnh hưởng trầm trọng đến kinh tế – xã hội Việt Nam.

+ Công nghiệp: ngành khai mỏ được bỏ vốn thêm, một vài công ty than mới xuất hiện, các kim loại cần cho chiến tranh được khai thác mạnh. Trong giai đoạn này, Pháp nới lỏng cho các xí nghiệp của người Việt mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh (công ti của Nguyễn Hữu Thụ, Bạch Thái Bưởi), nhiều xí nghiệp mới xuất hiện.

+ Công thương nghiệp, giao thông vận tải: phát triển do chính sách nới tay độc quyền cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do.

-Công việc kinh doanh của người Việt được mở rộng như Công ty của Nguyễn Hữu Thu, Bạch Thái Bưởi, nhiều xí nghiệp mới xuất hiện.

-Công nghiệp và giao thông vận tải ở Việt Nam có sự phát triển hơn trước, biến đổi so với trước.

+ Nông nghiệp: chuyển từ chuyên canh cây lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh (thầu dầu, đậu, lạc…). Đời sống nông dân khó khăn.

2. Tình hình phân hóa xã hội:

Chính sách của Pháp và những biến động về kinh tế trong chiến tranh đã tác động mạnh đến sự phân hóa xã hội Việt Nam.

- Nạn bị bắt lính và những chính sách trong nông nghiệp đã làm sức sản xuất ở nông thôn giảm sút nghiêm trọng, đời sống nông dân bị bần cùng.

- Giai cấp công nhân lớn lên về số lượng, đặc biệt trong hai ngành khai mỏ và trồng cao su.

- Tư sản Việt Nam dần thoát khỏi sự kiềm chế của người Pháp và phát triển: Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thụ.

- Các tầng lớp tiểu tư sản thành thị phát triển rõ rệt về số lượng.

Tư sản và tiểu tư sản tăng về số lượng nhưng chưa trở thành giai cấp. Họ giữ những vai trò kinh tế, chính trị nhất định, song lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc thời kỳ này vẫn là công nhân và nông dân.

Lính ngừơi Việt bị đưa sang Pháp

linh_nguoi_viet_bi_dua_sang_phap_500.jpg


II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH VŨ TRANG TRONG CHIẾN TRANH.

1.Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội:

-Do Phan Bội Châu lãnh đạo .

-Lực lượng: công nhân, viên chức hỏa xa tuyến Hải Phòng -Vân Nam.

-Hình thức đấu tranh: vũ trang .

-Hoạt động:

+Tấn công các đồn binh Pháp ở Cao Bằng, Phú Thọ, Nho Quan, Móng Cái…;

+Phá nhà ngục Lao Bảo.

-Thất bại và tan rã năm 1916.

2. Cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân (1916)

-Vua Duy Tân, Thái Phiên và Trần Cao Vân lãnh đạo

-Lực lượng là nhân dân và binh lính ở Trung Kì, có sự lãnh đạo của vua Duy Tân.

-Dự định phối hợp với binh lính Việt, chủ yếu ở miền Trung nổi dậy khởi nghĩa nhưng thất bại.

-Cả ba ông bị bắt

vua_duy_tan_400.jpg


Vua Duy Tân

tran_cao_van_400.jpg

Trần Cao Vân

3. Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên.


trinh_van_can_y-1918_400_01.jpg


Trịnh Văn Cấn

luong_ngoc_quyen__400.jpg


Lương Ngọc Quyến là con cụ Lương văn Can , ông tham gia phong trào Đông Du, sang Nhật , năm 1914 ông bị bắt ở Hương Cảng , và bị thực dân Pháp kết án tù và đưa về nhà lao Thái Nguyên

-Trịnh Văn Cấn và Lương Ngọc Quyến lãnh đạo .

- Lực lượng là tù chính trị và binh lính người Việt

- Hoạt động :

+Đêm 30 rạng 31.08.1817, quân khởi nghĩa kiểm soát toàn bộ thị xã (trừ trại lính Pháp), giương cờ “Nam binh phục quốc”.

+Phát hịch tuyên bố Thái Nguyên độc lập, đặt quốc hiệu là Đại Hùng, vạch tội ác của giặc Pháp, kêu gọi khôi phục nền độc lập của đất nước.

+Pháp đưa 2000 lính đán áp. nghĩa quân chiến đấu anh dũng trong 6 tháng thì thất bại

-Thất bại:đánh một đòn mạnh vào chính sách “Dùng người Việt trị người Việt” của thực dân Pháp

Trại lính khố xanh: là nơi Đội Cấn và một số viên đội có lòng yêu nước tập hợp đội ngũ, bàn bạc kế hoạch khởi nghĩa. Đêm 30 rạng sáng ngày 31, Đội Cấn hạ lệnh giương cao cờ Ngũ tinh nền vàng có năm ngôi sao và dòng chữ Nam binh phục Quốc phát lệnh khởi nghĩa, thành lập Bộ Chỉ huy khởi nghĩa. Trại lính khố xanh xưa nay nằm gọn trong khuôn viên Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam thuộc phường Trưng Vương, T.P Thái nguyên.

Cổng trại lính Khố Xanh tỉnh Thái Nguyên, nơi diễn ra Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên năm 1917.

4. Phong trào Hội kín ở Nam Kỳ.

-Phan Xích Long lãnh đạo

-Chủ yếu là nông dân ở Nam Kì

-Phát triển rầm rộ ở miền Nam. Đáng chú ý nhất là vụ đột nhập vào Sài Gòn, mưu phá khám lớn để cứu Phan Xích Long

-Thất bại vì thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến nhưng biểu lộ tinh thần quật khởi của nông dân miền Nam

phan_xich_long_400.jpg


Phan Xích Long

5. Những cuộc khởi nghĩa vũ trang của đồng bào các dân tộc thiểu số

-Thủ lĩnh các dân tộc ít người (Giàng Tả Chay, Nơ-trang Lơng)

-Dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên

- 1914 – 1915: khởi nghĩa của người Thái ở Tây Bắc.

- 1918, người Mông ở Lai Châu khởi nghĩa

- 1918 - 1919, ở Đông Bắc, binh lính đồn Bình Liêu nổi dậy, lôi cuốn đông đảo các dân tộc Nùng, Dao...

- Ở Tây Nguyên, lớn nhất là khởi nghĩa của đồng bào Mơ-nông do Nơ-trang Lơng chỉ huy, dài hơn 20 năm.

Tất cả đều thất bại nhưng đã góp phần vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc.

- Nhận xét:

+ Phong trào đấu tranh lan rộng khắp cả nước, lôi kéo nhiều thành phần xã hội tham gia, hình thức đấu tranh chủ yếu là vũ trang.

+ Kết quả: thất bại do bế tắc về đường lối đấu tranh.

Những nét riêng:

+Cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân có sự tham gia của vua Duy Tân. Cuối năm 1916 ông đã liên lạc với Thái Phiên và Trần Cao Vân (hai nhà chí sĩ của Việt Nam Quang phục hội - Phan Bội Châu chủ xướng) bàn mưu khởi nghĩa song do bị lộ nên cả ba người đã bị thực dân Pháp bắt. Thực dân Pháp tìm đủ cách dụ dỗ ông quay lại ngai vàng song ông kiên quyết từ chối, không chịu khuất phục trước quân Pháp và tay sai. Duy Tân đã bị lưu đày sang đảo Rêuyniông cùng vua cha là Thành Thái

+ Cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên có nhiều nét độc đáo:đĐây là cuộc vùng dậy mãnh liệt của binh lính người Việt trong quân đội Pháp, dùng súng giặc giết giặc, tạo nên truyền thống tốt đẹp của những binh sĩ cứu quốc Việt Nam sau này.

+Các cuộc nổi dậy của đồng bào dân tộc thiểu số diễn ra trên những địa bàn rộng lớn; lợi dụng địa hình rừng núi gây cho địch nhiều thiệt hại, buộc địch phải rút lui hoặc nhân nhượng một số quyền lợi.

III. SỰ XUẤT HIỆN KHUYNH HƯỚNG CỨU NƯỚC MỚI

1. Phong trào công nhân

- Vào thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào công nhân vẫn phát triển, kết hợp đấu tranh kinh tế với bạo động vũ trang: nghỉ việc chống cúp phạt lương, bỏ trốn chống bọn cai thầu, tham gia khởi nghĩa Thái Nguyên, đốt nhà cai thầu…

- Phong trào thể hiện rõ bản chất đoàn kết, kỷ luật của giai cấp công nhân, tuy vậy vẫn mang tính tự phát.

2. Buổi đầu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc

hnh_tringtim_duong_cuu_nuoc_cua_naq_500.jpg


Hành trình tìm đường cứu nước của Chủ Tịch Hồ Chí Minh-1911-1941

a. Tiểu sử:

-Nguyễn Ai Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/05/1890 trong một gia định trí thức yêu nước ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, nên sớm có tinh thần yêu nước và ý chí cứu nước.

-Ngày 05/06/1911, Người rời cảng Nhà Rồng ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

b. Hoạt động:

- Từ năm 1911 – 1917, Người đi qua nhiều nước và nhận thức rằng ở đâu bọn thực dân cũng tàn bạo, độc ác và ở đâu, người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.

- Cuối năm 1917, Người trở về Pháp, tích cực học tập, rèn luyện và tham gia phong trào công nhân Pháp. Người đã tích cực viết báo, truyền đơn… tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam.

-Sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận tư tưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Người có những chuyển biến, là cơ sở để sau này Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
 
Sửa lần cuối:
câu hỏi bài tập


1. Kết cục thất bại của phong trào đấu tranh vũ trang trong Chiến tranh thế giới thứ nhất nói lên điều gì ?

- Phong trào rộng khắp, lôi kéo nhiều thành phần trong xã hội tham gia.

- Hoạt động của binh lính người Việt trong quân đội Pháp càng minh chứng truyền thống yêu nước của nhân dân ta.

- Hình thức chủ yếu là đấu tranh vũ trang.

- Kết cục thất bại đã nói lên sự bế tắc về đường lối của phong trào yêu nước ở Việt Nam trong giai đoạn này.

2. Tại sao nói đây là thời kỳ phong trào cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối lãnh đạo?

- Các phong trào đều mang tính tự phát, chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế.

- Chưa đề ra được đường lối đấu tranh lâu dài, cụ thể.

- Có nhiều thành phần giai cấp lãnh đạo

- Nguyên nhân chính là do chưa có đường lối cách mạng đúng đắn, thiếu sự lãnh đạo thống nhất của một giai cấp tiên phong,

đủ sức tập hợp sức mạnh toàn dân tộc để đưa cách mạng đến thành công. Biểu hiện của nó là phong trào diễn ra lẻ tẻ, không

thống nhất và cuối cùng đều thất bại.
 
Sửa lần cuối:
Giải bài tập SGK Lịch sử 11 bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
(trang 147 sgk Lịch Sử 11): Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp trong chiến tranh tác động như thế nào tới nền kinh tế của nước ta?

Trả lời:

Sự cướp bóc của Pháp ảnh hưởng lớn đến kinh tế – xã hội Việt Nam.

  • Công nghiệp: ngành khai mỏ được bỏ vốn thêm, một vài công ty than mới xuất hiện, các kim loại cần cho chiến tranh được khai thác mạnh. Trong giai đoạn này, Pháp nới lỏng cho các xí nghiệp của người Việt mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh (công ti của Nguyễn Hữu Thụ, Bạch Thái Bưởi), nhiều xí nghiệp mới xuất hiện.
  • Công thương nghiệp, giao thông vận tải: phát triển do chính sách nới tay độc quyền cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do.
Công việc kinh doanh của người Việt được mở rộng như Công ty của Nguyễn Hữu Thu, Bạch Thái Bưởi, nhiều xí nghiệp mới xuất hiện.

  • Nông nghiệp: chuyển từ chuyên canh cây lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh (thầu dầu, đậu, lạc…). Đời sống nông dân khó khăn.
(trang 148 sgk Lịch Sử 11): Những chính sách khai thác thuộc địa của Pháp trong chiến tranh đã tác động như thế nào đến các tầng lớp xã hội Việt Nam?

Trả lời:

Chính sách của Pháp và những biến động về kinh tế trong chiến tranh đã tác động mạnh đến sự phân hóa xã hội Việt Nam.

  • Nạn bị bắt lính và những chính sách trong nông nghiệp đã làm sức sản xuất ở nông thôn giảm sút nghiêm trọng, đời sống nông dân bị bần cùng.
  • Giai cấp công nhân lớn lên về số lượng, đặc biệt trong hai ngành khai mỏ và trồng cao su.
  • Tư sản Việt Nam dần thoát khỏi sự kiềm chế của người Pháp và phát triển: Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thụ.
  • Các tầng lớp tiểu tư sản thành thị phát triển rõ rệt về số lượng.
Tư sản và tiểu tư sản tăng về số lượng nhưng chưa trở thành giai cấp. Họ giữ những vai trò kinh tế, chính trị nhất định, song lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc thời kỳ này vẫn là công nhân và nông dân.

(trang 149 sgk Lịch Sử 11): Trong thời gian đầu chiến tranh, Việt Nam Quang Phục hội đã hoạt động với những hình thức nào?

Trả lời:

Thời gian đầu chiến tranh, Việt Nam Quang Phục hội đã hoạt động với những hình thức như ám sát cá nhân, trù tính kế hoạch tổng bạo động trong toàn quốc trước tiên là đánh chiếm Hà Nội, tập kích một số đồn ở Phú Thọ, Nho Quan (Ninh Bình), Móng Cái, Lạng Sơn, phá ngục Lao Bảo (Quảng Trị) . . .

=> Hình thức chủ yếu: đấu tranh vũ trang .

Hoạt động:

  • Tấn công các đồn binh Pháp ở Cao Bằng, Phú Thọ, Nho Quan, Móng Cái.
  • Phá nhà ngục Lao Bảo.
=> Thất bại và tan rã năm 1916.

(trang 149 sgk Lịch Sử 11): Việc vua Duy Tân tham gia cuộc vận động khởi nghĩa năm 1916 ở Huế có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Khẳng định việc tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân là mong muốn chính đáng của sĩ phu yêu nước Trung kỳ và xuất phát từ ý thức yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất, muốn giải phóng dân tộc ra khỏi đêm dài nô lệ của vua Duy Tân.

(trang 150 sgk Lịch Sử 11): Việc binh lính người Việt tham gia phong trào yêu nước trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có ý nghĩa gì?

Trả lời:

  • Đó là do cuộc khởi nghĩa, trong chừng mực nhất định, đã đáp ứng được nguyện vọng độc lập, tự do của quần chúng lao động.
  • Thể hiện lòng tin vững chắc vào hành động chính nghĩa và biết gắn hành động vào cuộc vận động cách mạng có xu hướng chính trị tương đối tiến bộ của Việt Nam Quang phục hội.
  • Gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận ở Pháp và Đông Dương những năm 1917-1918
  • Cổ vũ cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta những năm sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
  • Tuy vậy, cuộc khởi nghĩa vẫn bị thất bại đã thể hiện sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng ở nước ta lúc đó.
(trang 151 sgk Lịch Sử 11): Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam đã có những cuộc khởi nghĩa lớn nào của đồng bào dân tộc thiểu số?

Trả lời:

Những cuộc khởi nghĩa vũ trang của đồng bào các dân tộc thiểu số

  • Thủ lĩnh các dân tộc ít người (Giàng Tả Chay, Nơ-trang Lơng)
  • Dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên
  • 1914 – 1915: khởi nghĩa của người Thái ở Tây Bắc.
  • 1918, người Mông ở Lai Châu khởi nghĩa
  • 1918 - 1919, ở Đông Bắc, binh lính đồn Bình Liêu nổi dậy, lôi cuốn đông đảo các dân tộc Nùng, Dao...
  • Ở Tây Nguyên, lớn nhất là khởi nghĩa của đồng bào Mơ-nông do Nơ-trang Lơng chỉ huy, dài hơn 20 năm.
Tất cả đều thất bại nhưng đã góp phần vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc.

(trang 151 sgk Lịch Sử 11): Các cuộc khởi nghĩa của đồng bào dân tộc thiểu số có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Các cuộc nổi dậy của đồng bào dân tộc thiểu số diễn ra trên những địa bàn rộng lớn; lợi dụng địa hình rừng núi có ý nghĩa:

  • Gây cho địch nhiều thiệt hại
  • Buộc địch phải rút lui hoặc nhân nhượng một số quyền lợi.
(trang 151 sgk Lịch Sử 11): Tại sao các hội kín dùng hình thức tôn giáo và sử dụng bùa chú trong tổ chức và hoạt động?

Trả lời:

Dân chúng ở các tỉnh Nam Kỳ và vùng biên giới Việt - Miên vốn có niềm tin tôn giáo sâu sắc và ưa chuộng việc dùng bùa chú, thuật số. Vì vậy, họ rất kính trọng các sư sãi, thầy đạo. Với chiếc áo nhà sư, Phan Xích Long sẽ dễ tiếp xúc và thuyết phục họ tham gia hoạt động của hội kín và tuyên truyền yêu nước.

(trang 153 sgk Lịch Sử 11): Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước?

Trả lời:

Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước mới vì:

  • Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh đã nổ ra liên tiếp nhưng thất bại => Khủng hoảng đường lối lãnh đạo CM
  • Nguyễn Tất Thành không nhất trí với chủ trương,con đường cứu nước mà các bậc tiền bối đã lựa chọn
  • Nguyễn Tất Thành muốn sang Phương Tây tìm hiểu xem nước Pháp và nước khác làm như thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình. Tìm hiểu những bí ẩn đằng sau những từ: "Tự do - Bình đẳng - Bác ái"
  • Nguyễn Tất Thành có lòng yêu nước và ý chí đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc.
(trang 153 sgk Lịch Sử 11): Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 – 1918 nhằm mục đích gì?

Trả lời:

  • Trong nhiều năm 1911 – 1918, Nguyễn Tất Thành đã đi qua nhiều nước, ở nhiều châu lục khác nhau. Người nhận thấy rằng: ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.
  • Cuối năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp, tại đây Người làm nhiều nghề: học tập, rèn luyện trong trong cuộc đấu tranh của quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp.
  • Tham gia hoạt động trong hội những người Việt Nam yêu nước, viết báo, truyền đơn, tranh thủ các diễn đàn, các buổi mít tinh để tố cáo thực dân và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam
  • 1917 cách mạng tháng Mười Nga thành công đã ảnh hưởng đến tư tưởng cứu nước của Người...
  • Sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga làm chuyển biến tư tưởng và là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Câu 1 (trang 153 sgk Sử 11): Nêu những biến động về mặt kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Lời giải:

a) Những biến động về kinh tế

Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp ra sức vơ vét tối đa nhân lực vật lực và tài lực để gánh đỡ những tổn thất và thiếu hụt của Pháp trong chiến tranh.

Pháp tăng thuế, bắt nhân dân Việt Nam mua công trái, vơ vét lương thực, nông lâm sản, kim loại... đem về Pháp.

Sự cướp bóc của Pháp ảnh hưởng trầm trọng đến kinh tế – xã hội Việt Nam.

  • Công nghiệp: ngành khai mỏ được bỏ vốn thêm, một vài công ty than mới xuất hiện, các kim loại cần cho chiến tranh được khai thác mạnh. Trong giai đoạn này, Pháp nới lỏng cho các xí nghiệp của người Việt mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh (công ti của Nguyễn Hữu Thụ, Bạch Thái Bưởi), nhiều xí nghiệp mới xuất hiện.
  • Công thương nghiệp, giao thông vận tải: phát triển do chính sách nới tay độc quyền cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do. Công việc kinh doanh của người Việt được mở rộng như Công ty của Nguyễn Hữu Thu, Bạch Thái Bưởi, nhiều xí nghiệp mới xuất hiện.
  • Nông nghiệp: chuyển từ chuyên canh cây lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh (thầu dầu, đậu, lạc...). Đời sống nông dân khó khăn.
b) Tình hình phân hóa xã hội:

Chính sách của Pháp và những biến động về kinh tế trong chiến tranh đã tác động mạnh đến sự phân hóa xã hội Việt Nam.

  • Nạn bị bắt lính và những chính sách trong nông nghiệp đã làm sức sản xuất ở nông thôn giảm sút nghiêm trọng, đời sống nông dân bị bần cùng.
  • Giai cấp công nhân lớn lên về số lượng, đặc biệt trong hai ngành khai mỏ và trồng cao su.
  • Tư sản Việt Nam dần thoát khỏi sự kiềm chế của người Pháp và phát triển: Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thụ.
  • Các tầng lớp tiểu tư sản thành thị phát triển rõ rệt về số lượng.
Tư sản và tiểu tư sản tăng về số lượng nhưng chưa trở thành giai cấp. Họ giữ những vai trò kinh tế, chính trị nhất định, song lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc thời kỳ này vẫn là công nhân và nông dân.
Câu 3 (trang 153 sgk Sử 11): Tại sao nói đây là thời kì phong trào cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo?

Lời giải:

  • Các phong trào đều mang tính tự phát, chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế.
  • Chưa đề ra được đường lối đấu tranh lâu dài, cụ thể.
  • Có nhiều thành phần giai cấp lãnh đạo
  • Nguyên nhân chính là do chưa có đường lối cách mạng đúng đắn, thiếu sự lãnh đạo thống nhất của một giai cấp tiên phong, đủ sức tập hợp sức mạnh toàn dân tộc để đưa cách mạng đến thành công. Biểu hiện của nó là phong trào diễn ra lẻ tẻ, không thống nhất và cuối cùng đều thất bại.
 
Bài tập 1 trang 115 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng.

1. Nền kinh tế Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) có những biến động như:

A. Nhiều khu mỏ được đầu tư thêm vốn, xuất hiện một số công ti mới.

B. Các xí nghiệp cũ của tư bản người Việt được mở rộng sản xuất, một số xí nghiệp mới xuất hiện.

C. Nền nông nghiệp độc canh cáy lúa bị phá vỡ.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Trả lời: D

2. Hình thức đấu tranh của Việt Nam Quang phục hội trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. bạo động vũ trang.

B. đấu tranh chính trị.

C. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.

D. đấu tranh nghị trường.

Trả lời: A

3. Nhà tù Thái Nguyên là nơi giam giữ những người yêu nước của phong trào

A. vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân.

B. Đông du, Đông Kinh nghĩa thục, khởi nghĩa Yên Thế.

C. Hội kín ở Nam Kì.

D. chống thuế ở Trung Kì

Trả lời: B

4. Hình thức đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. đấu tranh kinh tế đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điếu kiện làm việc.

B. bạo động vũ trang.

C. đấu tranh kinh tế kết hợp với bạo động vũ trang.

D. đấu tranh chính trị.

Trả lời: C

5. Nguyễn Ái Quốc xuất thân từ

A. gia đình trí thức yêu nước.

B. gia đình công nhân.

c. gia đình nòng dân.

D. gia đinh dân nghèo thành thị.

Trả lời: A

Bài tập 2 trang 116 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
1. Hãy trình bày chính sách khai thác của thực dân Pháp ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất.

  • Về công nghiệp:
  • Về thương nghiệp:
  • Về Nông nghiệp:
Trả lời:

Chính sách khai thác của thực dân Pháp ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất.

  • Về công nghiệp: ngành khai mỏ được bỏ vốn thêm, một vài công ty than mới xuất hiện, các kim loại cần cho chiến tranh được khai thác mạnh. Trong giai đoạn này, Pháp nới lỏng cho các xí nghiệp của người Việt mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh (công ty của Nguyễn Hữu Thụ, Bạch Thái Bưởi), nhiều xí nghiệp mới xuất hiện.
  • Về thương nghiệp: phát triển do chính sách nới tay độc quyền cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do.
  • Về nông nghiệp: chuyển từ chuyên canh cây lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh (thầu dầu, đậu, lạc…). Đời sống nông dân khó khăn.
2. Mục đích của chúng khi thi hành những chính sách đó là gì?

Mục đích của chúng khi thi hành những chính sách đó là nhằm ra sức vơ vét tối đa nhân lực vật lực và tài lực để gánh đỡ những tổn thất và thiếu hụt của Pháp trong chiến tranh.

Bài tập 3 trang 117 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Hãy nêu một số hiểu biết của em về cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân (1916) theo các tiêu chí dưới đây:

a) Lực lượng tham gia: .......................................................................................................

b) Kế hoạch tiến hành:.........................................................................................................

c) Kết quả: ............................................................................................................................

Trả lời:

a) Lực lượng tham gia: nhân dân và binh lính ở Trung Kì, có sự lãnh đạo của vua Duy Tân.

b) Kế hoạch tiến hành: Dự định phối hợp với binh lính Việt, chủ yếu ở miền Trung nổi dậy khởi nghĩa

c) Kết quả: Thất bại

Bài tập 4 trang 117 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
So với các cuộc khởi nghĩa khác của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp trước năm 1917, khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên có điểm gì nổi bật?

Trả lời:

Cuộc khởi nghĩa đã làm chủ được tỉnh lị trong một tuần lễ. Đánh một đòn mạnh vào chính sách “Dùng người Việt trị người Việt” của thực dân Pháp. Cuộc khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên đã thất bại sau 6 tháng chiến đấu anh dũng. Nhưng có thể nói đây là cuộc bạo động duy nhất trong năm và thành công trong lật đổ chính quyên thực dân trong một thị xã.

Cuộc Khởi nghĩa Thái Nguyên đo Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến lãnh đạo kéo dài hơn 6 tháng đã làm rung chuyển chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương, chấn dộng dư luận thế giới, đã viết nên trang sử vàng oanh liệt chống thực dân của quân và dân Thái Nguyên nói riêng, Việt Nam nói chung.

Về “Trại lính khố xanh”: là nơi Đội Cấn và một số viên đội có lòng yêu nước tập hợp đội ngũ, bàn bạc kế hoạch khởi nghĩa. Đêm 30 rạng sáng ngày 31, Đội Cấn hạ lệnh giương cao cờ Ngũ tinh nền vàng có năm ngôi sao và dòng chữ Nam binh phục quốc phát lệnh khởi nghĩa, thành lập Bộ Chỉ huy khởi nghĩa. Trại lính khố xanh xưa nay nằm gọn trong khuôn viên Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam thuộc phường Trưng Vương, T.P Thái nguyên.


Bài tập 5 trang 118 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Hãy nêu nhận xét về phong trào Hội kín ở Nam Kì

  • Lực lượng tham gia:
  • Hình thức hoạt động:
  • Địa bàn hoạt động:
  • Thực chất của phong trào Hội kín:
Trả lời:

Phong trào Hội kín ở Nam Kì

  • Lực lượng tham gia: Chủ yếu là nông dân ở Nam Kì
  • Hình thức hoạt động: Tôn giáo, mê tín…
  • Địa bàn hoạt động: Các tỉnh Nam Kì
  • Thực chất của phong trào Hội kín: là phong trào đấu tranh của nông dân - những người bị đè nén đến cùng cực đã vùng lên quyết liệt, nhưng vì thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến nên đã nhanh chóng thất bại
Bài tập 10 trang 121 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
1. Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước?

Trả lời:

  • Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết
    • Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam không chỉ bị bóc lột về kinh tế, mà còn phải chịu nỗi nhục mất nước. Độc lập tự do là khát vọng của cả dân tộc Việt Nam.
    • Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai. Nhiệm vụ cứu nước được đặt ra vô cùng cấp thiết.
  • Sự khủng hoảng về đường lối đặt ra yêu cầu phải tìm con đường cứu nước mới
    • Cuối thế kỉ XIX, nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp bị đàn áp đẫm máu…, con đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ phong kiến đã bị thất bại.
    • Đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yêu nước tiếp thu trào lưu tư tưởng mới, tiến hành cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản…, nhưng cũng không thành công. Sự nghiệp giải phóng dân tộc lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối.
  • Nguyễn Tất Thành sớm có chí “đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”
    • Tiếp thu truyền thống yêu nước của gia đình và quê hương, Nguyễn Tất Thành sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng không tán thành con đường của họ, nên quyết định tìm con đường cứu nước mới.
    • Được tiếp xúc với văn minh Pháp, Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào, giải phóng dân tộc.
2. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911-1918 nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước. Khác với thế hệ cha anh hướng về Trung Quốc và Nhật Bản, Người quyết định sang phương Tây, đến nước Pháp để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình. Trong nhiều năm sau đó, Người đã đi nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau Người nhận thấy rằng ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức và bóc lột dã man.

Khoảng cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp. Tại đây, Người đã làm rất nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong cuộc đấu tranh của quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp. Tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước. Người tham gia buổi diễn thuyết ngoài trời của các nhà chính trị, triết học. Người còn tham gia đấu tranh đòi cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam sớm được hồi hương. Sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Người có những biến chuyển mạnh mẽ.

Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành tuy mới chỉ bước đầu, nhưng là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

3. Những hoạt động yêu nước đầu tiên của Nguyễn Tất Thành có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc?

Trả lời:

Nguyễn Ái Quốc sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận tư tưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Người có những chuyển biến, là cơ sở để sau này Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
 
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 11! Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Lịch sử 11 bài 1 :Nhật Bản
  2. lịch sử 11 Bài 2 Ấn Độ
  3. Lịch Sử 11 -Bài 3: Trung Quốc
  4. Lịch Sử 11 -Bài 4 :Các nước Đông Nam Á (cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX)
  5. Lịch Sử 11- bài 5- Châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh (Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
  6. Lịch sử 11 - Bài 6 Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 -1918
  7. Lịch Sử 11- Bài 7 : Những thành tựu văn hóa thời cận đại
  8. Lịch Sử lớp 11 - Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại
  9. Lịch Sử 11 -Bài 10 Liên Xô Xây dựng chủ nghĩa Xã Hội (1921 - 1941)
  10. Lịch sử 11 bài 11 Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  11. Lịch sử 11 Bài 12 : Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới(1918-1939)
  12. Lịch sử 11 bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  13. Lịch sử 11 bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  14. Lịch sử 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939)
  15. Lịch sử 11 bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  16. Lịch sử 11- Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
  17. Lịch sử 11 bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
  18. Lịch sử 11 bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884 - Nhà Nguyễn đầu hàng
  19. Lịch sử 11 bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
  20. Lịch sử 11 bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
  21. Lịch sử 11 bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
  22. Lịch sử 11 bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
  23. Lịch sử 11 bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918)
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top