Chia Sẻ Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000

Trang Dimple

New member
Xu
38

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhân loại bước vào một giai đoạn mới của Lịch sử thế giới hiện đại với hi vọng sẽ được sống trong hòa bình, ổn định, độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội và hợp tác để cùng nhau phát triển. Tuy nhiên, trong lịch sử thế giới, hiếm có một giai đoạn nào lại có nhiều thay đổi, biến động và căng thẳng như giai đoạn nửa sau thế kỉ XX. Chỉ trong vòng nửa thế kỉ, tình hình thế giới ở các châu lục đã diễn biến hết sức phức tạp, đem lại những thay đổi lớn lao và cả những đảo lộn bất ngờ. Hôm nay, chúng ta sẽ học bài tổng kết để phân kì các giai đoạn phát triển và khái quát lại những nội dung chủ yếu của Lịch sử thế giới hiện đại giai đoạn từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay (năm 2000).


Lịch sử 12 cơ bản Bài 11 -TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ 1945 ĐẾN NĂM 2000

I. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945


1. Sự xác lập của trật tự hai cực Yalta do Xô-Mỹ đứng đầu đã chi phối nền chính trị thế giới .

2. CNXH đã vượt khỏi phạm vi một nước và trở thành một hệ thống thế giới.

3. Sự phát triển mạnh của phong trào GPDT ở Á, Phi, Mỹ La-tinh , các nước này tích cực tham gia và giữ vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới, góp phần làm thay đổi căn bản hệ thống thế giới. Sau khi giành độc lập đã đạt nhiều thành tựu về kinh tế xã hội, tuy nhiên vẫn còn xung đột.

4.Hệ thống đế quốc chủ nghĩa có chuyển biến :

+ Mỹ vươn lên là nước đế quốc giàu mạnh, và mưu đồ làm bá chủ thế giới , nhưng thất bại ở Chiên tranh Việt Nam.

+ Nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời, kinh tế các nước tư bản tăng trưởng liên tục, như Nhật, Đức , và hình thành các trung tâm kinh tế lớn của thế giới.

+ Dưới tác động của cách mạng khoa học- kỹ thuật , sự phát triển mạnh của lực lương sản xuất , dẫn đến sự liên kết kinh tế khu vực , EEC-EU. Mỹ ,EU và Nhật Bản là ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới.

5. Nổi bật nhất là sự đối đầu giữa hai siêu cường dẫn đến tình trạng “chiến tranh lạnh” kéo dài nhiều thập kỷ. Ở nhiều nơi diễn ra chiến tranh cục bộ ( Đông Nam Á , Trung Đông ). Chiến tranh lạnh chấm dứt , chuyển sang xu thế hòa dịu , đối thoại , hợp tác phát triển , tuy nhiên vẫn còn xung đột sắc tộc , tôn giáo , tranh chấp lãnh thổ .

6. Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật , khoa học – công nghệ bắt đầu từ Mỹ và đã lan nhanh ra toàn thế giới , trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp , xu thế toàn cầu hóa lan nhanh ra toàn thế giới , đòi hỏi các quốc gia phải có lời giải đáp , thích ứng để kịp thời , khôn ngoan nắm bắt thời cơ , tránh việc bỏ lỡ cơ hội và tụt hậu.

II. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI NGÀY NAY.

1. Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm và mở rộng hợp tác.

2. Quan hệ theo hướng đối thoại, thỏa hiệp, với đặc điểm nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế…

3. Ở nhiều khu vực lại bùng nổ các cuộc nội chiến và xung đột, thế giới bị đe dọa bởi chủ nghĩa ly khai, khủng bố.

4. Toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế tất yếu. Các quốc gia dân tộc đang đứng trước thời cơ thuận lợi và thách thức gay gắt để vươn lên.
 
Sửa lần cuối:
Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 12 bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000
Câu 1: Nêu những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Trả lời:

  • Sau chiến tranh thế giới thứ 2, một trật tự thế giới mới được xác lập, đó là trật tự hai cực Ianta.
  • Chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới.
  • Cao trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở các nước Á, Phi, Mĩ la tinh. Hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tọc bị sụp đổ hoàn toàn.
  • Trong nửa sau thế kỉ XX, hệ thống đế quốc chủ nghĩa đã có những biến chuyển quan trọng.
  • Quan hệ quốc tế được ở rộng và đa dạng.
  • Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đã diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy trong lịch sử đã mang lại nhiều thành tựu quan trọng đối với nhân loại, bên cạnh đó là những hệ quả tiêu cực.
Câu 2: Trình bày các xu thế phát triển thế giới hiện nay. Qua đó, hãy nêu rõ thế nào là những thời cơ và những thách thức đối với các dân tộc?

Trả lời:

Xu thế phát triển của thế giới:

  • Hầu như tất cả các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
  • Sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp...
  • Nhiều khu vực trên thế giới vẫn diễn ra nội chiến và xung đột.
  • Xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
Bài tập 1 trang 45, 46 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.

1. Trật tự thế giới mới được xác lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. trật tự thế giới hai cực Ianta.

B. trật tự thế giới đa cực.

C. trật tự thế giới đơn cực do Mĩ đứng đầu.

D. trật tự Vécxai - Oasinhtơn.

2. Đặc trưng nổi bật nhất của tình hình thế giới trong thời gian nửa sau thế kỉ XX là

A. sự thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, CNXH vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới.

B. Mĩ ngày càng giàu mạnh, vươn lên vị trí số một thế giới.

C. cao trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh, dẫn đến sự sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

D. thế giới bị chia thành hai cực - hai phe: TBCN và XHCN do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.

3. Sự kiện đánh dấu CNXH trở thành hệ thống thế giới là

A. cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu giành thắng lợi trong những năm 1945 - 1946.

B. thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1945.

C. thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949.

D. thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959.

4. Nét nổi bật chi phổi quan hệ quốc tế nửa sau thế kỉ XX là

A. nhiều cuộc chiến tranh cục bộ đã xảy ra.

B. tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường, hai phe mà đỉnh cao là tình trạng chiễn tranh lạnh kéo dài hơn bốn thập kỉ.

C. chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới chuyển sang xu thế hoà dịu, đối thoại và hợp tác.

D. nhiều cuộc xung đột do mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ,...đã xảy ra.

5. Đặc điểm nổi bật nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay là

A. khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

B. cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực công nghệ.

C. cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy.

D. cách mạng khoa học - kĩ thuật đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết như đào tạo nhân lực, bảo vệ môi trường sinh thái,...

Trả lời


1-A
2-D
3-A
4-B
5- A
 
Bài tập 2 trang 46 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy điền chữ Đ vào ô □ trước câu đúng hoặc chữ S vào ô □ trước câu sai.

1. Trong nhiều thập kỉ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống XHCN đã trở thành một lực lượng hùng hậu vế chính trị, quân sự, kinh tế, khoa học - kĩ thuật.

2. Sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu là mốc đánh dấu sự tan rã của chủ nghĩa xã hội khoa học.

3. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, một cao trào giải phóng dân tộc đã bùng lên mạnh mẽ, một số nước đã giành được độc lập.

4. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản trở thành ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

5. Cả hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đều thu được những nguồn lợi khổng lổ thông qua cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài hơn bốn thập kỉ.

6. Sau Chiến tranh lạnh, thế giới chuyển sang xu thế hoà dịu, đối thoại, hợp tác phát triển.

7. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra chủ yếu về lĩnh vực công nghệ nên được gọi là cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.

8. Xu thế toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ từ những năm đấu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

9. Xu thế toàn cáu hoá vừa tạo thời cơ, vừa đặt ra những thách thức đối với các dân tộc trong quá trình hội nhập.

Trả lời:

Đ: Trong nhiều thập kỉ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống XHCN đã trở thành một lực lượng hùng hậu vế chính trị, quân sự, kinh tế, khoa học - kĩ thuật.

S: Sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu là mốc đánh dấu sự tan rã của chủ nghĩa xã hội khoa học.

Đ: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, một cao trào giải phóng dân tộc đã bùng lên mạnh mẽ, một số nước đã giành được độc lập.

Đ: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản trở thành ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

S: Cả hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đều thu được những nguồn lợi khổng lổ thông qua cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài hơn bốn thập kỉ.

Đ: Sau Chiến tranh lạnh, thế giới chuyển sang xu thế hoà dịu, đối thoại, hợp tác phát triển.

S: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra chủ yếu về lĩnh vực công nghệ nên được gọi là cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.

S: Xu thế toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ từ những năm đấu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Đ: Xu thế toàn cáu hoá vừa tạo thời cơ, vừa đặt ra những thách thức đối với các dân tộc trong quá trình hội nhập.


Bài tập 3 trang 47 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy nêu và phân tích những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.

Trả lời:

1. Sự xác lập của trật tự hai cực Yalta do Xô-Mỹ đứng đầu đã chi phối nền chính trị thế giới.

2. CNXH đã vượt khỏi phạm vi một nước và trở thành một hệ thống thế giới.

3. Sự phát triển mạnh của phong trào GPDT ở Á, Phi, Mỹ La-tinh, các nước này tích cực tham gia và giữ vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới, góp phần làm thay đổi căn bản hệ thống thế giới. Sau khi giành độc lập đã đạt nhiều thành tựu về kinh tế xã hội, tuy nhiên vẫn còn xung đột.

4. Hệ thống đế quốc chủ nghĩa có chuyển biến:

  • Mỹ vươn lên là nước đế quốc giàu mạnh, và mưu đồ làm bá chủ thế giới, nhưng thất bại ở Chiến tranh Việt Nam.
  • Nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời, kinh tế các nước tư bản tăng trưởng liên tục, như Nhật, Đức, và hình thành các trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
  • Dưới tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật, sự phát triển mạnh của lực lương sản xuất, dẫn đến sự liên kết kinh tế khu vực, EEC-EU. Mỹ,EU và Nhật Bản là ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
5. Nổi bật nhất là sự đối đầu giữa hai siêu cường dẫn đến tình trạng “chiến tranh lạnh” kéo dài nhiều thập kỷ. Ở nhiều nơi diễn ra chiến tranh cục bộ ( Đông Nam Á, Trung Đông ). Chiến tranh lạnh chấm dứt, chuyển sang xu thế hòa dịu, đối thoại, hợp tác phát triển, tuy nhiên vẫn còn xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ.

6. Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật, khoa học - công nghệ bắt đầu từ Mỹ và đã lan nhanh ra toàn thế giới, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, xu thế toàn cầu hóa lan nhanh ra toàn thế giới, đòi hỏi các quốc gia phải có lời giải đáp, thích ứng để kịp thời, khôn ngoan nắm bắt thời cơ, tránh việc bỏ lỡ cơ hội và tụt hậu.

Bài tập 4 trang 47 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Sau Chiến tranh lạnh, chiến lược phát triển của hầu hết các quốc gia được điều chỉnh như thế nào? Tại sao lại có sự điều chỉnh như vậy?

Trả lời:

  • Sau Chiến tranh lạnh, chiến lược phát triển của hầu hết các quốc gia được điều chỉnh:
    • Trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ.Một trật tự thế giới đang dần dần hình thành theo xu hướng đa cực.
    • Các quốc gia tập trung phát triển kinh tế
    • Mỹ đang ra sức thiết lập một trật tự thế giới “đơn cực” để làm bá chủ thế giới, nhưng không thực hiện được.
    • Sau “chiến tranh lạnh”, nhiều khu vực thế giới không ổn định, nội chiến, xung đột quân sự kéo dài (Ban-căng, châu Phi, Trung Á).
  • Sang thế kỷ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đang diễn ra thì vụ khủng bố 11.09.2001 ở nước Mỹ đã đặt các quốc gia, dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường, gây ra những tác động to lớn, phức tạp với tình hình chính trị thế giới và trong quan hệ quốc tế.
  • Ngày nay, các quốc gia dân tộc vừa có những thời cơ phát triển thuận lợi, đồng thời vừa phải đối mặt với những thách thức vô cùng gay gắt.
* Có sự điều chỉnh như vậy vì: Lúc này phát triển kinh tế mới là xây dựng được sức mạnh thực sự của quốc gia.

Bài tập 5 trang 48 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới hiện nay. Tại sao nói : Toàn cầu hoá vừa tạo ra thời cơ, vừa đặt ra thách thức đối với các dân tộc?

Trả lời:

* Sang thế kỷ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển.

* Toàn cầu hoá vừa tạo ra thời cơ, vừa đặt ra thách thức đối với các dân tộc vì:

Thứ nhất, xét về mặt cơ hội, “Toàn cầu hóa” là cơ hội mang tính lịch sử, cơ hội lớn cho sự phát triển của tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển.

Xu thế của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển. Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hội nhập, tăng cường hợp tác, tham gia vào liên minh khu vực và thế giới. Vì thế, các nước đang phát triển có thể khai thác nguồn đầu tư khoa học – công nghệ từ các nước khác theo phương châm đi tắt, đón đầu, rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước. Các nước cần tranh thủ thời cơ và những thuận lợi đó, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.

Thứ hai, “Toàn cầu hóa” là thách thức bởi vì:

  • Nó tạo ra nguy cơ tụt hậu cho các nước đang phát triển nếu bỏ lỡ cơ hội.
  • Hội nhập là điều không thể tránh khỏi, nhưng đòi hỏi phải có sự nhận thức tìm ra con đường đúng đắn để phát triển lợi thế, nếu không sẽ dễ rơi vào những sai lầm, rủi ro.
  • Điểm xuất phát của các nước đang phát triển thường rất thấp, trình độ phát triển thấp, nguồn nhân lực hạn chế, cơ sở hạ tầng yếu kém cho nên hòa nhập vào thế giới là điều khó khăn.
  • Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thế giới, của các quan hệ kinh tế còn nhiều bất bình đẳng, gây thiệt hại cho các nước đang phát triển.
  • Sử dụng nguồn vốn nước ngoài thì phải tính đến hậu quả, chống thất thoát.
  • Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.
  • Nguy cơ về ô nhiễm môi trường.
Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung đó, Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: “Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới, đó là vấn đề sống còn của Đảng và nhân dân ta”.
 
Đề bài: Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng
1. Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. trật tự thế giới hai cực Ianta, do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực
B. trật tự thế giới đa cực
C. trật tự thế giới đơn cực do Mĩ đứng đầu
D. trật tự thế giới Vécxai – Oasinhtơn
2. Sự kiện đánh dấu CNXH trở thành hệ thống thế giới là
A. thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời
B. thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu
C. thắng lợi của cách mạng Cu ba năm 1959
D. thắng lợi của cách mạng Trung Quốc, đưa tới nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời
3. Nét nổi bật chi phối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là
A. nhiều cuộc xung đột đẫm máu do mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ,… diễn ra gay gắt
B. tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường, hai phe mà đỉnh cao là tình trạng Chiến tranh lạnh kéo dài hơn bốn thập kỉ (1947 – 1989)
C. Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới chuyển sang xu thế hòa dịu, đối thoại
D. diễn ra nhiều cuộc chiến tranh cục bộ ở Triều Tiên, Việt Nam,…
4. Đặc điểm nổi bật nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay là
A. cách mạng khoa học – kĩ thuật đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết như đào tạo nhân lực, bảo vệ môi trường sinh thái,…
B. cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy trong lịch sử
C. khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
D. cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực công nghệ
5. Ý không phản ánh đúng xu thế phát triển chính của thế giới ngày nay là:
A. Xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh
B. Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng tâm
C. Giữa các nước đều có sự điều chỉnh quan hệ theo chiều hướng đối thoại, thỏa thuận, tránh xung đột trực tiếp
D. Trong quan hệ quốc tế dần dần hình thành một trật tự thế giới mới được nhiều nước chấp nhận: trật tự thế giới đơn cực do Mĩ cầm đầu.


Đáp án: 1 – A, 2 – D, 3 – B, 4 – C, 5 – D
 
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 12! Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài


  1. Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)
  2. Lịch sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 2000). Liên Bang Nga (1991 – 2000)
  3. Lịch sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á
  4. Lịch sử 12 bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
  5. Lịch sử 12 bài 5: Các nước Châu Phi và Mĩ La Tinh
  6. Lịch sử 12 bài 6: Nước Mĩ
  7. Lịch sử 12 bài 7: Tây Âu
  8. Lịch sử 12 bài 8 Nhật Bản
  9. Lịch sử lớp 12 bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
  10. Lịch sử 12 bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX
  11. Lịch sử lớp 12 bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000
  12. Lịch sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
  13. Lịch sử 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
  14. Lịch sử 12 bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935
  15. Lịch sử 12 bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939
  16. Lịch sử 12 bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945) - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời
  17. Lịch sử 12 bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946
  18. Lịch sử 12 bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)
  19. Lịch sử 12 bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)
  20. Lịch sử 12 bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
  21. Lịch sử 12 bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
  22. Lịch sử 12 bài 22: Nhân dân hai miền chiến đấu chống đế quốc Mĩ, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
  23. Lịch sử 12 bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
  24. Lịch sử lớp 12: Bài 24 - Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975
  25. Lịch sử 12 Bài 25 Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1986)
  26. Lịch sử 12 Bài 26 Đất nước trên con đường đổi mới đi lên Chủ nghĩa Xã Hội (1986-2000)
  27. Lịch sử 12 bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top