Tổng hợp các phương pháp giúp học Tiếng Anh tốt cho người Việt

starbear

New member
Xu
0
PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ

Học tiếng Anh như thế nào?
Sau đây là một số bí quyết để bạn
học tiếng Anh tốt hơn. Các bạn áp dụng và kiểm tra xem có đúng không)!

Nói mà không sợ sai
Vấn đề lớn nhất mà hầu hết mọi người học một ngoại ngữ mới gặp phải là nỗi sợ. Họ lo rằng họ nói không chính xác hoặc là trông họ thật lố bịch khi nói vì vậy họ đã không nói. Đừng như vậy. Một cách nhanh nhất để học bất kỳ điều j là làm việc đó-làm đi làm lại cho tới khi bạn làm đúng. Học tiếng Anh cũng như vậy cần phải thực hành. Đừng để nỗi sợ ngăn cản bạn tiến bộ trong học tập.


Sử dụng tất cả các nguồn tài nguyên
Khi bạn học tiếng Anh ở một trường ngoại ngữ, không có nghĩa là bạn không thể học tiếng Anh ở ngoài lớp học. Sử dụng tất cả các nguồn tài liệu, các phương pháp và các công cụ có thể bạn sẽ học tiếng Anh nhanh hơn. Có rất nhiều cách mà bạn có thể cải thiện vốn tiếng Anh của mình. Internet là một tài nguyên lớn cho những người học ngoại ngữ.


“Bao quanh” mình bằng tiếng Anh
Một cách tốt nhất để học tiếng Anh là đặt tiếng Anh bên cạnh mình. Ghi chép bằng tiếng Anh, đặt những quyển sách tiếng Anh xung quanh phòng bạn, nghe tiếng Anh trên đài, xem bản tin, phim tiếng Anh. Nói tiếng Anh với bạn bè khi có thể. Càng nhiều tài liệu tiếng Anh ở bên bạn bạn học tiếng Anh càng nhanh và cho tới khi giường như bạn sẽ nghĩ bằng tiếng Anh.


Nghe người bản ngữ nhiều nhất có thể
Có một số giáo viên tiếng Anh tốt đã phải học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ 2 trứơc khi họ có thể dạy tiếng Anh. Tuy nhiên, một trong số các nguyên nhân mà các trường vẫn muốn thuê những người bản ngữ dạy tiếng Anh là họ có giọng nói và ngữ điệu tự nhiên của bản ngữ và vì vậy các học viên có thể học theo. Các học viên càng gần với trình độ ESL/EFL ( English as a Secondary Language/ English as Foreign Language) tức là học cách diễn đạt và ngữ điệu của người bản ngữ thì họ nói càng có sức thuyết phục và càng lưu loát.


Xem truyền hình và phim tiếng Anh
Đây không chỉ là là cách học thú vị mà còn rất hiệu quả. Bằng cách xem phim (đặc biệt là những phim có phụ đề) bạn có thể mở rộng vốn từ vựng của mình và nghe các giọng của diễn viên với các nhịp khác nhau. Nếu bạn nghe tin tức thì bạn có thể nghe dc nhiều giọng khác nhau.


Nghe nhạc
Âm nhạc có thể là một cách hiệu quả trong học tiếng Anh. Thực tế đâylà cách thường dùng để nâng cao sự hiểu biết. Cách tốt nhất là bạn tìm lời bài hát và cố gắng đọc như các ca sĩ hát. Có nhiều trang mà bạn có thể tìm lời cho các bài hát. Bằng cách này bạn có thể luyện nghe và đọc cùng một lúc còn nếu bạn thích hát thì thật là tốt.


Học đều đặn
Chỉ bằng cách học ngữ pháp, từ vựng hoặc làm bài tập thường xuyên, chắc chắn bạn có thể củng cố kiến thức ngoại ngữ của mình.


Làm bài tập và bài kiểm tra
Nhiều người cho rằng các bài tập và bài kiểm tra không bổ ích lắm. Tuy nhiên, khi làm bài tập và kiểm tra bạn chắc chắn có thể cải thiện vốn tiếng Anh của bạn. Một trong những nguyên nhân để làm bài tập và kiểm tra là chúng chuẩn hoác lại các kiến thức của bạn. Thông thường, bằng cách so sánh kết quả kiểm tra của bài hôm trước với kết quả mà bạn đã làm ở một tháng hoặc sáu tháng trước, bạn có thể nhận ra mình đã học được những gì. Nếu bạn không kiểm tra bạn sẽ không bao giờ biết mình đã tiến bộ như thế nào. Hãy bắt đầu ngay bằng cách làm một số bài tập và bài kiểm tra trên các trang và quay trở lại vào vài ngày sau để thấy dc rằng bạn đã học được những gì. Cứ như vậy bạn thực sự có thể đạt tiến bộ trong tiếng Anh.


Ghi lại giọng nói của mình
Không ai thích nghe giọng của chính mình trên băng nhưng hãy cố gắng. Hãy so sánh giọng của bạn trên băng qua các thời điểm, bạn có thể ấn tượng với những tiến bộ về giọng của mình mà bạn không hề chú ý tới.


Nghe tiếng Anh
Có nghĩa là nói chuyện điện thoại, nghe đài, hoặc CD. Điều này khác với xem tivi và xem phim vì bạn không nhìn thấy người đang nói. Rất nhiều người học tiếng Anh cho rằng nói chuyện điện thoại là việc làm khó nhất mà chỉ có một cách tốt nhất cho sự
tiến bộ là luyện tập.
 
Cách học tiếng Anh hiệu quả nhất hiện nay

Cách 1:
Đăng kí vào 1
lớp học. Nghe thì có vẻ đây là điều hiển nhiên nhưng một số người nghĩ rằng họ có thể học một ngôn ngữ bằng cách thấm dần. Trong khi càng nhiều người có thể tự học một ngôn ngữ và học đọc, học nói rất tố, hầu hết mọi người đều đăng kí vào một lớp học nào đó ở các trung tâm hoặc trường đại học.


Cách 2:
Tìm một người bạn qua thư. Hãy nhờ giáo viên của bạn gợi ý bất kì trường học nào trên thế giới, ở đó họ cũng tìm kiếm những người bạn qua thư hoặc qua email. Hoặc thông qua các công cụ như
Google và Yahoo, bạn có thể tìm kiếm được nhiều được rất nhiều bạn để có thể viết thư hoặc email bằng tiếng Anh.


Cách 3:
Đọc sách báo, tạp chí tiếng Anh. Nếu trình độ cao cấp, bạn có thể đọc các tác phẩm truyện dài hoặc tiểu thuyết.



Cách 4
Xem ti vi. Bạn có thể xem tin tức, hoạt hình hoặc bất cứ chương trình nào bạn thích bằng
tiếng Anh cho dù bạn không thể hiểu được tất cả các từ. Càng nghe nhiều thì bạn càng lĩnh hội được nhiều. Xem các chương trình biểu diễn bằng tiếng Anh cũng là cách hay để bạn học được những cách diễn đạt, thành ngữ hay.


Cách 5:
Tham gia các nhóm hội thoại, có thể trong lớp học hoặc với các đồng nghiệp trong công ty. Bạn có thể luyện nói với họ bất kì chủ đề nào bạn thích. Nhờ vậy, kĩ năng nói của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.



Cách 6:
Nghe băng và đĩa CD. Trong khi nghe, bạn có thể nhắc lại lời thoại để hoàn thiện cách phát âm và luyện trọng âm, ngữ điệu.



Cách 7:
Nghe nhạc. Bạn có thể vừa giải trí vừa học tiếng Anh qua các
bài hát tiếng Anh được yêu thích. Với cách này bạn sẽ cảm thấy việc học thú vị hơn rất nhiều.

ST


 
Mấy kinh nghiệm cũng thú vị nhỉ, nếu mình áp dụng được thì hay biết bao.

Học ngoại ngữ nói chung thì vạch ra một phương pháp, kế hoạch để đạt hiệu quả cao nhất thì ai ai cũng muốn vậy ? Nhưng để làm được điều đó cũng không phải là dễ chút nào, nếu làm được thì mình giỏi tiếng anh lâu rồi, mà giờ không biết chút nào cả nè.

Mình thì chọn cách 1 của bạn nêu trên, là tìm một khóa học ở một trung tâm nào đó để học, ở đó có những giáo viên bản ngữ có chuyên môn dạy cho chúng ta cách học, cách phát âm, cách nghe, nói, đọc, viết,...thì một ngày nào đó chúng ta cũng trở thành một người thật sự giỏi tiếng anh.
hiện mình đang học chỗ Học Viện EQuest Academy, thấy học cũng hiệu quả, đây cũng là kinh nghiệm học tiếng anh của mình đó.

Các bạn có thể tham khảo tại đây nhé. EQuest.edu.vn
 
1. Trước hết bạn hãy đọc lướt qua tài liệu. Hãy xác định đâu là những đề mục chính, các phần, và cả những tài liệu liên quan? Mục đích của việc này là để nắm rõ những nội dung chính mà bạn cần quan tâm đồng thời bạn sẽ quyết định quá trình đọc sẽ đi theo hướng nào.
2. Trong khi đọc, bạn hãy chú ý điều chỉnh tốc độ. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi nếu cứ phải tập trung chú ý vào tất cả các phần, các nội dung trong bài. Có thể đọc chậm lại nếu bạn cảm thấy đây là phần quan trọng của bài. Và đừng quên tăng tốc trước một phần quá quen thuộc và cực kỳ dễ hiểu (hoặc là phần không cần phải hiểu rõ).
3. Thay vì lúc nào cũng chăm chăm chú ý tới từng từ một trong đoạn văn, bạn hãy thử đọc cả một nhóm từ cùng một lúc có liên quan chặt chẽ với nhau. Như vậy có thể rút ngắn được thời gian đọc khá nhiều. Nếu cần bạn có thể sử dụng một số chương trình máy tính như Speed Reader hoặc Rapid Reader được tạo ra để hỗ trợ người đọc có thể tăng tốc độ đọc của mình với những từ và chữ cái nhấp nháy.
4. Hãy chú trọng tới hiệu quả của việc đọc, có như vậy mục đích ban đầu bạn đặt ra mới thành công. Nói một cách khác là bạn nên tập trung vào các từ chính trong câu, hay các ý chính trong bài. Sẽ rất lãng phí thời gian nếu bạn mất quá nhiều công sức vào các liên từ, giới từ, hay các mạo từ (a, an, the, but, and, or, nor, but, etc.)
5. Hãy đánh dấu quá trình đọc một đạon văn bằng bất kỳ cái gì có thể được. Một cái bút chì, bút nhớ, ngón tay của bạn đều có thể là tiêu điểm điều khiển mắt bạn hướng từ trái sang phải hoặc từ trên xuống dưới. Như vậy bạn sẽ không bỏ lỡ các ý chưa đọc mà cũng tránh phải đọc đi đọc lại vì nhầm. Đó quả là một công cụ hữu ích giúp bạn kiểm soát được quá trình đọc của mình. Và tất nhiên, bạn sẽ đọc nhanh và đúng hơn rất nhiều.
6. Kể về những gì bạn đã đọc. Một số người đọc nhận thấy rằng khi nói chuyện về những nội dung đã đọc với bạn bè hay người thân họ có xu hướng tổng hợp kiến thức tốt hơn đồng thời cũng nhớ lâu hơn.
7. Hãy tự lựa chọn một quá trình đọc phù hợp cho mình. Không nên áp đặt bởi vì mỗi người tuỳ vào khả năng đọc, cũng như bản thân mức độ khó dễ của tài liệu mà có tốc độ đọc khác nhau. Có thể bạn không thể nào tập trung vào một tài liệu quá một giờ (hoặc nửa giờ), vậy thì tại sao phải cố gắng làm việc đó? Hãy chọn một khoảng thời gian nhất định trong ngày lúc mà bạn cảm thấy minh mẫn nhất và sẵn sàng để đọc bất kỳ thứ gì.
8. Một không gian phù hợp cũng rất quan trọng. Hãy thực hành đọc ở một nơi mà bạn không bị xao nhẵng, bị quấy rầy hoặc một nơi có khả năng truyền cảm hứng cho bạn.
9. Luyện tập! Chỉ có luyện tập! Hãy luyện tập thật nhiều! Đó cũng là bí quyết thành công khi muốn học bất cứ kỹ năng nào trong tiếng Anh. Bạn hãy chăm chỉ đọc, đọc mọi thứ về mọi chủ đề mà bạn quan tâm vào bất kỳ lúc nào có thể. Và đừng quên ghi nhớ những thông tin quan trọng. Trong khi đọc nếu có chỗ nào chưa hiểu rõ thì tốt nhất nên bỏ qua để không làm cản trở quá trình đọc của mình. Và tất nhiên là bạn sẽ quay trở lại và nghiên cứu kỹ hơn sau đó.
Như vậy có thể thấy việc đọc hiểu có thể là rất thú vị và cung cấp cho ta nhiều kiến thức, nhưng đôi khi lại không cần mất quá nhiều thời gian nếu chúng ta biết cách tăng giảm tốc độ đọc. Có rất nhiều phương pháp để không những đọc nhanh mà còn hiệu quả nữa. Nhưng điều quan trọng là bạn hãy tìm một phương pháp hợp lý nhất cho mình. Tất cả những gì bạn cần là một quyển sách, đồng hồ, và một cây bút mà thôi.



Bí quyết trở thành một người nghe thông minh
Khi nói một vài thứ tiếng, chẳng hạn như tiếng Nhật, người ta thường phát âm các âm tiết với một lực như nhau. Nhưng trong tiếng Anh người nói lại dồn rất nhiều lực vào một số âm tiết cũng như dành rất ít lực cho những âm tiết khác.
Điều này làm cho những người nước ngoài cảm thấy rất khó khăn khi nghe đặc biệt lúc những từ ấy được nói quá nhanh. Nhưng đối với người bản xứ thì vấn đề này lại hết sức đơn giản vì họ có thể nhận biết được các từ khác nhau thông qua trọng âm (những âm được nhấn mạnh trong khi nói).
Trong tiếng Anh có hai loại trọng âm là trọng âm của từ (những âm tiết được nhấn mạnh trong một từ) và trọng âm của câu (những từ được nhấn mạnh trong một câu).
Trọng âm của từ là chìa khoá giúp người nghe xác định đúng từ mà người nói sử dụng và từ đó đưa ra những hồi đáp thích hợp. Ví dụ: Khi được phát âm đúng thì 3 từ “photograph”, “photographer” và “photographic” nghe không hề giống nhau vì mỗi từ lại có trọng âm ở những âm tiêt khác nhau.
 PHOtograph
 phoTOgrapher
 photoGRAphic
Điều này luôn đúng với mọi từ tiếng Anh có từ hai âm tiết trở lên như: TEACHer, JaPAN, CHINa, aBOVE, converSAtion, Interesting, imPORtant, deMAND, etCETera .v.v…
Những âm tiết không phải là trọng âm được gọi là những âm tiết “yếu” hay “im lặng”. Người bản xứ khi nói chuyện bằng tiếng Anh thường chỉ nghe những âm tiết được nhấn mạnh (có trọng âm) chứ không để ý nhiều đến những âm tiết yếu (không phải trọng âm).
Nếu đang theo một khoá học tiếng Anh, bạn có thể đề nghị giáo viên giúp bạn hiểu kỹ hơn về trọng âm từ trong tiếng Anh. Ngoài ra, bạn cũng có thể tập nghe trọng âm của những từ riêng lẻ mỗi khi bạn nghe tiếng Anh trên đài hay trong phim chẳng hạn. Đầu tiên hãy nghe và cố gắng xác định đâu là trọng âm của từ. Sau đó bạn có thể áp dụng nó khi nói chuyện với người bản xứ.
Có hai nguyên tắc cần ghi nhớ về trọng âm của từ:
 Từ có một âm tiết thì trọng âm rơi vào chính âm tiết đó.
 Trọng âm luôn rơi vào nguyên âm.
Nhưng hiểu ý nghĩa từng từ không có nghĩa là hiểu đúng được ý nghĩa của cả câu. Vì thế người nghe thông minh thường là người xác định được đúng trọng âm của cả từ lẫn câu. Trong một câu tiếng Anh có những từ được nhấn mạnh nhưng cũng có những từ không được nhấn mạnh. Chẳng hạn trong câu “We want to go” người Anh không hề phát âm các từ với cùng một lực như nhau. Thực tế là họ chỉ nhấn mạnh những từ quan trọng và lướt qua những từ không quan trọng. Trong ví dụ trên, từ quan trọng là “want” (= muốn) và “go” (= đi). Bạn có thể thấy rõ điều này hơn trong các ví dụ dưới đây:
We WANT to GO. (Chúng tôi MUỐN ĐI)
We WANT to GO to WORK. (Chúng tôi MUỐN ĐI LÀM)
We DON’T WANT to GO to WORK. (Chúng tôi KHÔNG MUỐN ĐI LÀM)
We DON’T WANT to GO to WORK at NIGHT. (Chúng tôi KHÔNG MUỐN ĐI LÀM vào BAN ĐÊM).
Nắm vững trọng âm từ và trọng âm câu không chỉ giúp bạn nâng cao trình độ nghe mà còn giúp bạn tự tin hơn khi sử dụng tiếng Anh để giao tiếp trong cuộc sống cũng như trong công việc. Vậy bạn còn chờ gì nữa, hãy tìm hiểu về trọng âm để có thể trở thành một người nghe thông minh.

Làm thế nào để đọc tài liệu Tiếng Anh hiệu quả?
Trong cuộc sống bạn phải đọc rất nhiều tài liệu bằng Tiếng Anh. Đôi khi bạn đọc xong một cuốn sách dày mà chẳng nhớ được gì ngoài những thông tin nhỏ nhặt và chi tiết. Vậy làm thế nào để trở thành một người đọc hiệu quả?
Chúng tôi xin đưa ra một vài gợi ý giúp bạn nắm được thông tin trong quá trình đọc hiểu.

1. Xác định mục đích đọc
Một trong những thói quen rất phổ biến của nhiều người đọc là cứ mỗi khi cầm sách lên là họ đọc ngấu nghiến hết dòng này đến dòng khác, hết trang này đến trang khác. Kết quả là sau khi đọc họ quên hầu như toàn bộ nội dung thông tin mới được đọc.
Để tránh thói quen này, bạn đọc cần phải xác định trước mục đích cụ thể hay lý do tại sao bạn lại đọc tài liệu đó. Tiếp đó bạn phải tìm xem bạn cần đọc phần tài liệu nào? Đôi khi bạn không nhất thiết phải đọc hết cả cuốn sách . Hãy chọn đọc các phần mục lục và phụ lục ở trang đầu và trang cuối của cuốn sách. Hãy chú ý đến các đề mục của từng chương có như vậy thì bạn mới nắm được nội dung của cuốn sách.

2. Đọc lướt để tìm ý chính của toàn bài
Khi đọc từng chương sách, bạn hãy cố gắng đọc qua phần đầu và phần cuối mỗi chương sách. Hãy đảo mắt nhìn các mục và tiểu mục trong từng chương bởi vì chúng cho bạn biết trình tự ý tưởng mà tác giả trình bày. Bằng cách này bạn cũng nắm được ý chính của từng chương, từ đó tìm được ý chính của toàn bộ cuốn sách.
Sau khi đọc bạn phải tự hỏi mình một số câu hỏi liên quan đến nội dung chính của bài. Để trả lời được thì bạn phải ghi lại các ý chính trong quá trình đọc. Hãy viết các ý chính này như một bản tóm tắt để bạn có thể xem lại sau đó.

3. Chia nhỏ để đọc nhằm làm tăng hiệu quả của hoạt động đọc

Đối với những cuốn sách dày bạn nên chia nhỏ ra để đọc. Bạn nên tự kiểm tra thông tin đã đọc trong sách sau khoảng 25 trang một. Điều này tưởng như thật phung phí thời gian vì bạn còn phải đọc rất nhiều nhưng trái lại hoạt động này lại vô cùng cần thiết vì nó giúp bạn nhớ lại những gì đã học và tránh bệnh “mơ hồ” - căn bệnh mà người đọc rất hay gặp phải khi đọc nhiều thông tin cùng một lúc.

4. Luyện tập thói quen đọc Tiếng Anh hàng ngày
Bạn hãy rèn luyện kĩ năng đọc tài liệu Tiếng Anh hàng ngày. Có như vậy thì bạn mới có thể đọc nhanh mà vẫn nắm được thông tin. Hãy chọn những tài liệu có mức độ khó phù hợp với trình độ của bạn. Để duy trì được thói quen đọc Tiếng Anh hàng ngày bạn cũng nên chọn những tài liệu phù hợp với sở thích hay những đề tài mà bạn thực sự quan tâm. Luyện kĩ năng đọc Tiếng Anh nói riêng, ngoại ngữ nói chung là cả một quá trình. Vì vậy bạn hãy dành khoảng 30 phút mỗi ngày đọc tài liệu Tiếng Anh bạn nhé! Chúc các bạn học tập tiến bộ.
 
Hàng trăm nghìn học viên của các trang web nói trên đã gửi nhiều câu hỏi về cho các giáo viên online để hỏi những kinh nghiệm giúp học tiếng Anh trực tuyến hiệu quả. Dưới đây là những kinh nghiệm để giúp các bạn học tập hiệu quả hơn:

1. Những kinh nghiệm chung:

- Học đều đặn hàng ngày theo cách “mưa dầm thấm lâu”, chứ không nên học dồn vào một lúc mà lại ngắt quãng số lần học quá lâu. Sở dĩ cần đưa điều này lên trước là vì khóa học tiếng Anh trực tuyến không đòi hỏi về thời gian “lên lớp” nên nhiều người không chủ động được thời gian học tập. Hãy chủ động học tập hàng ngày với thời gian hợp lí, bạn vừa duy trì được thói quen học tập nề nếp, lại thấy được sự tiến bộ của mình hàng ngày.

- Hãy tận dụng tối đa những tiện ích mà internet và chương trình đào tạo tiếng Anh trực tuyến mang lại để học tập hiệu quả nhất: sử dụng từ điển trực tuyến, tìm kiếm qua google để học bằng các mẫu vật, hình ảnh, đọc các trang web tiếng Anh...

- Gọi cho Call center (trung tâm hỗ trợ học viên) của các chương trình đào tạo tiếng Anh qua internet để nhận được trợ giúp nhanh hơn và được tư vấn nhiều hơn.

2. Kinh nghiệm để học tốt tiếng Anh giao tiếp quốc tế

Theo cô Nguyễn Thị Thúy, giáo viên online của trang web globaledu.com.vn cho biết:


- Để học tốt tiếng Anh giao tiếp quốc tế thông qua internet các bạn học viên cần lưu ý: chương trình đào tạo của Global Education đã có các bước học tập rất khoa học. Vì thế, khi học tập, các bạn nên học theo hướng dẫn của hệ thống. Chú ý luyện nói nhiều bằng cách luyện ngữ âm và luyện các mẫucâu thông dụng, tận dụng tối đa sự hỗ trợ của audio, video hay flash để học tập, giúp rèn luyện các kĩ năng nghe nói đọc viết một cách tốt nhất.

3. Học tiếng Anh trung học và ôn thi đại học như thế nào cho tốt?

Những kinh nghiệm học tiếng Anh của các bạn trung học được cô Vũ Bích Thanh, giáo viên online của trang đào tạo tiếng Anh trung học trên internet phổ biến:


- Khi học tập và ôn thi trắc ngiệm, các bạn học sinh nên ôn từng dạng bài trước cho nhuần nhuyễn rồi mới làm bài tập tổng hợp. Và nên ôn tập từ lớp 10, đến lớp 12, không nên nhảy cóc. Bởi vì, khi học tập và ôn luyện theo trình tự lớp học các bạn sẽ có cơ sở để hệ thống kiến thức và tận dụng tối đa tư liệu đã có trên trang tiếng Anh trung học này.

4. Kinh nghiệm để học tốt tiếng Anh chuyên ngành qua internet

- Khi học tiếng Anh chuyên ngành qua internet, các bạn nên tận dụng tối đa sự hỗ trợ của hệ thống audio để học và luyện phát âm từ mới (từ chuyên ngành thường khó phát âm và khó nhớ). Khi gặp các chuyên ngành lạ, học viên nên dựa vào hình ảnh video để hiểu nội dung và nghĩa nhanh hơn.

- Với mỗi bài học trong tiếng Anh chuyên ngành, học viên cũng nên tận dụng hệ thống internet để tìm kiếm các bài có chủ đề (topic) tương tự để bổ sung vốn từ, rèn lại các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ.

- Thường xuyên làm thêm phần ngân hàng bài tập của chương trình đào tạo để mở rộng vốn từ của mỗi chuyên ngành. Sau đó hãy tập nói lại theo nội dung để luyện nói và sử dụng các từ, cấu trúc mới học.

- Muốn học tốt tiếng Anh chuyên ngành, trước hết, các học viên cũng phải có hiểu biết về kiến thức nền của chuyên ngành đó bằng tiếng Việt thì mới dễ dàng hiểu nó bằng tiếng Anh.

5. Những “thủ thuật” để loại bỏ thời gian chờ đợi khi học tập qua mạng internet:

- Chọn trang web học tập của bạn làm trang chủ (vào Tools, chọn internet options, gõ địa chỉ trang web vào ô address, sau đó chọn apply, và chọn ok, là bạn đã có một trang chủ như mong muốn) để tiện lợi hơn cho học tập và đây cũng là một lời nhắc nhở dành cho các bạn khi các bạn lên mạng mà “quên” không học tập!

- Khi bạn sử dụng phần hỗ trợ audio hay video của hệ thông để học tập, có thể bạn phải chờ hơi lâu (khoảng 15 giây) do khi soạn bài, các giáo viên online thường để phần âm thanh rất tốt, nên dung lượng lớn và có thể do có nhiều người cùng chọn nghe một lúc. Nếu không muốn chờ đợi, khi hệ thống báo “buffering…” (đang tải dự liệu về máy), các bạn hãy nhấn vào nút stop, sau đó nhấn vào play để không phải chờ đợi.

Kinh nghiệm học tiếng Anh vốn đã có rất nhiều và đã được xuất bản thành nhiều cuốn sách khác nhau. Tuy nhiên, kinh nghiệm để học qua internet thì không phải là ai cũng đã biết. Hi vọng bài viết này giúp các bạn học online học tập hiệu quả hơn và yêu thích hình thức học tập mang tính thời đại này.

Nguồn bài viết: https://hoctienganh.info/read.php?376#ixzz1LXNykLl1
 
Chia đúng động từ

Đừng nghĩ việc chia những động từ đơn giản như I am, he is... hay thêm "s" vào sau động từ thường là việc không đáng quan tâm. Điều mà bạn cho là quá đơn giản ấy lại là một trong những lỗi thường gặp khi sử dụng tiếng Anh. Chia động từ cũng là một yếu tố căn bản trong ngữ pháp tiếng Anh. Một khi bạn không thể làm đúng thứ căn bản nhất thì khó có thể làm đúng những thứ phức tạp hơn. Hãy bắt đầu bằng việc viết những câu đơn giản với cấu trúc "chủ ngữ + động từ".

Nghĩ gì viết nấy

Có một bài tập thế này: hãy viết đầy một trang giấy tất cả những gì bạn đang nghĩ trong đầu bằng tiếng Anh. Cứ để dòng suy nghĩ đang chảy trong đầu được hiển thị hết lên trang giấy. Thậm chí, nếu viết sai một từ và như phản ứng tự nhiên, bạn sẽ nghĩ ngay trong đầu rằng: "Thôi chết, mình viết sai từ này rồi!" thì đừng dừng lại để sửa mà hãy viết câu bạn vừa nghĩ lên giấy. Phương pháp "Nghĩ gì viết nấy" này có 2 lợi ích: một là giúp bạn kỹ năng viết tiếng Anh nhanh, nghĩ đến đâu viết đến đó như quán tính có sẵn, không phải nặn óc suy nghĩ; hai là giúp tập thói quen suy nghĩ bằng tiếng Anh.

Tập suy nghĩ bằng tiếng Anh

Nếu bạn suy nghĩ bằng tiếng Việt rồi viết hay nói bằng tiếng Anh thì sẽ mất thời gian và công sức để dịch điều đó ra tiếng Anh. Chưa kể bạn còn phải suy nghĩ xem dịch như vậy đã đúng chưa. Chi bằng tập suy nghĩ bằng tiếng Anh để tiết kiệm khoản thời gian đáng kể cộng với việc tiếng Anh sẽ tự động tuôn ra khi bạn viết hay nói mà không gặp mấy trở ngại.

Hãy phát âm đúng

Sau bao lần cố căng tai ra hay mua một tai nghe thật xịn với hy vọng nghe tốt tiếng Anh mà vẫn không thành công, hẳn là bạn đã luyện nghe chưa đúng cách. Nguyên nhân có thể do bạn phát âm sai. Từ chỗ phát âm sai, bạn sẽ quen với việc từ đó phải phát âm như thế. Hậu quả khi người khác phát âm đúng, bạn chẳng thể nhận ra đó là từ quen thuộc và không hiểu họ đang nói gì. Khi phát âm, nhớ chú ý đến trọng âm của từ, ngữ điệu trong câu và nhất là phần kết thúc từ...

Bật phụ đề khi xem phim

Khi xem các bộ phim tiếng Anh, nhớ bật phụ đề tiếng Anh. Đừng tự ép mình luyện nghe bằng cách tắt phụ đề và nghe diễn viên nói chay. Bật phụ đề sẽ giúp bạn biết được một từ được đọc chính xác như thế nào hay một từ vựng mới do diễn viên nói sẽ được viết ra sao, từ đó học được từ mới, cách phát âm đúng nhanh hơn.

Tập đặt câu với các từ mới

Sau khi đã học được một từ vựng mới, cách nhanh nhất để nhớ nghĩa từ đó là tập đặt câu với nó, thậm chí viết một đoạn văn trong đó có từ mới biết. Lợi ích của phương pháp này là giúp bạn "khắc ghi" từ mới vào đầu bằng cách vận dụng nó vào thực tế chứ không học thuộc lòng.

Mạnh dạn nói chuyện với người nước ngoài (nếu gặp :D )

Đừng sợ nói sai hay ngượng ngùng khi nói chuyện với người nước ngoài. Nếu ngại hay sợ sai thì bạn sẽ không bao giờ nhận ra nhược điểm của mình và mãi mãi không sửa được nó. Thêm vào đó, những người mà tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ của họ sẽ không cười bạn đâu. Thậm chí họ còn giúp bạn sửa lại cho đúng nữa!
 
1.Không bao giờ học từ vựng tách rời với quá trình nghe và phát âm lại từ vựng đó. Đây là việc rất quan trọng. Bạn hãy nhớ lại việc học nói tiếng mẹ đẻ của bạn, bạn sẽ nói thế nào nếu không thường xuyên nghe từ vựng đó. Việc học từ vựng và nghe từ vựng đó khiến bạn có thể nói, phát âm từ đó tự nhiên.

2.Học tiếng Anh là một quá trình tích luỹ. Có rất nhiều người muốn học tiếng Anh thật nhanh để sử dụng ngay vào cuộc sống hay công việc gấp gáp mà người đó đang đối mặt. Nhưng đó là một suy nghĩ sai lầm. Bạn không thể biến từ một người chưa biết tiếng Anh nhiều thành một người thật giỏi tiếng Anh trong một thời gian quá ngắn được.

3.Bạn chỉ học tốt tiếng Anh khi sử dụng nó thường xuyên
. Sau khi bạn học các cấu trúc câu và từ vựng tiếng Anh, bạn đã hình thành cho mình một trí nhớ tạm thời trên vỏ não. Trí nhớ tạm thời sẽ nhanh chóng phai nhạt nếu chúng ta không lặp lại thông tin để biến nó thành một trí nhớ dài hạn hằn sâu trong vỏ não. Và để làm điều đó, bạn không có cách nào khác là vận dụng lại những gì bạn học. Một sự thực mà làm cho người học tiếng Anh hay nản nhất đó là việc học trước quên sau. Đây là một sự thực không ai tránh khỏi. Và cách khắc phục tốt nhất của bạn là thường xuyên sử dụng lại những gì mình đã học.
Học tiếng Anh bạn phải chấp nhận một sự thực là tiếp cận từ sai đến gần đúng rồi mới đúng. Luyện tập thường xuyên làm rút ngắn nhanh nhất quá trình này. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin và Internet, bạn có thể dễ dàng tìm cho mình những cộng đồng nói tiếng Anh để tập viết và tập nói với người bản ngữ. Hơn nữa, bạn có thể tự tìm cho mình rất nhiều trang web để luyện tập tiếng Anh miễn phí hoặc có chi phí cực thấp.

4.Nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh là quá trình bắt chước, do vậy hãy làm theo cái đúng. Đây là một vấn đề quan trọng và là cội nguồn của việc nghe, nói tiếng Anh không tốt. Nếu chúng ta luyện tập tiếng Anh theo một nguồn sai thì ta sẽ nói sai và nghe sai, giống như bạn đi tìm đường ở thành phố Hồ Chí Minh với tấm bản đồ Hà Nội trong tay vậy. Bạn sẽ chẳng bao giờ đến đích, và tệ hơn nữa là bạn bị mất niềm tin vào chính việc học tiếng Anh của mình.

5.Bạn không thể học tốt tiếng Anh nếu thiếu quyết tâm. Nếu bạn nghĩ rằng mình cứ thử học tiếng Anh xem thì theo tôi bạn đã gặp thất bại rồi. Học tiếng Anh không thể chấp nhận việc thử được, vì bạn sẽ nhanh chán và cuối cùng bạn sẽ sợ tiếng Anh. Bạn hãy quyết tâm cao độ khi bắt tay vào học tiếng Anh.

Và để cụ thể hoá quyết tâm đó, bạn hãy đặt mục tiêu cho mình một cách cụ thể với mục tiêu dài hạn trong vòng 1 năm bạn sẽ có trình độ tiếng Anh thế nào, rồi trong từng tháng, từng tuần và từng ngày bạn phải học với các mục tiêu nhỏ hơn ra sao để đạt được mục tiêu lớn của cả năm đó. Khi đã đặt ra mục tiêu cụ thể, bạn cần phải lên một kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu đó. Bạn cần đề ra một ngày bạn dành bao nhiêu phút để học tiếng Anh, học bao nhiêu câu, bao nhiêu từ vựng… Có kế hoạch rồi, bạn cần xem lại xem kế hoạch đó có phù hợp với điều kiện thời gian và mục tiêu dài hạn của mình hay không, để bạn kiểm tra tính thực tế của kế hoạch. Việc đặt được ra một kế hoạch học tập vừa sức và thực hiện kế hoạch học tiếng Anh nghiêm túc, chắc chắn giúp bạn học tiếng Anh nhanh chóng, hiệu quả và tiến bộ vượt bậc.

Tóm lại, để học hiệu quả tiếng Anh, bạn cần nhớ 5 tiêu chí mà tôi vừa trao đổi. Bạn hãy quyết tâm, xây dựng một kế hoạch học tập chi tiết và thực tế, rồi hãy lựa chọn một cách học tập thông minh nhất.

nhan tien e chia sẻ với mọi người một số ebook khá hay và đặc biệt là mỗi cuốn ebook đều có đĩa VCD đính kèm để mọi người luyện nghe. Có một số cuốn luyện thi TOEIC như
+Barron's TOEIC Practice Exams with 4 Audio CDs
+Developing Skills for the TOEIC Test (with 3 Audio CDs)
+30 Days to the TOEIC Test with CD
Ebook học ngữ pháp như
+Understanding and Using English Grammar with Audio CD
+Fundamentals of English Grammar, Third Edition (Full Student Book with Answer Key)
+Basic English Grammar, Third Edition (Full Student Book with Audio CD and Answer Key)
Hình như còn có cả ebook luyện thi SAT và GMAT nữa.
Link download: https://bookonline.byethost31.com/toeic.php
Nếu mọi người thấy hay thì nhấn nút thanks động viên em nhé. Hihi

 
Chắc hẳn bạn cũng rất quan tâm về cách học tiếng anh sao cho hiệu quả nhất phải không?

Bạn có nghĩ là mình sẽ có thể nói được tiếng anh như người bản xứ chỉ sau 6 tháng hay không?

Thật ra, điều này không phải khó, nhưng bạn cần phải có một quyết tâm và thực sự có niềm đam mê thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Tuy nhiên một điều cũng khá quan trọng đó là bạn phải biết sơ qua một chút về tiếng anh nha.

Nó được gọi là phương pháp Natural Approat∫.
Nghe có vẻ lạ lắm phải không? Nhưng để mình giải thích cụ thể hơn chút xíu há.
Phương pháp này là một quá trình rèn luyện từ lúc bắt đầu thực hiện đến lúc có thể nói được.

Đầu tiên là bạn phải thực hiện quá trình Nạp. Như một đứa bé mới tập nói thì ban phải tập nói, nhưng với cường độ nhiều hơn các đứa bé. Bạn phải tăng cường trao dồi vốn tiếng anh bằng cách tập nói nhiều hơn gấp nhiều lần. Như thế mới có thể mau tiến bộ.

Tuy nhiên trao dồi thôi thì vẫn chưa đủ vì học tiếng anh cốt để có thể giao tiếp như người bản xứ, mà nếu vậy thì sao có thể giao tiếp được, đúng không nào?

Vì vậy quá trình tiếp theo là quá trình Khai thông. Nghĩa là bạn sẽ được đặt trong các trường hợp cụ thể trong thực tế, bắt đầu nói, trò chuyện, trao đổi như những gì mình đã học được, vận dụng tối đa những gì mình có để có thể để mang lại 1 cuộc hội thoại hay, đúng như người bản xứ.

Bạn sẽ thực hiện được những điều này cùng với giáo viên và chương trình học mà công ty mình đã đưa ra. Đảm bảo với phương pháp Natural Approat∫ mình vừa kể trên, thì bạn sẽ có thể nói được tiếng anh lưu loát chỉ trong 6 tháng.

Mặc dù có kể 1 chút về chương trình, nhưng có lẽ bạn cũng muốn biết cặn kẽ, chi tiết hơn về chương trình, cũng như giáo viên, và phương pháp dạy phải không nào? Bạn vui lòng nhính chút thời gian để xem qua chi tiết rõ ràng hơn tại website của công ty hoặc bạn có thể điện thoại đến đường dây nóng của công ty để được hướng dẫn cụ thể hơn cách học, phương pháp, giáo viên, và giáo trình.

Cty TNHH TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO ANH NGỮ 6 THÁNG
280/29 Bùi Hữu Nghĩa, F2, q.Bình Thạnh, HCMC
Chung Cư Cao Cấp Mỹ Phước, Lô A, Tầng Trệt, cạnh Block 2.
ĐT: (08) 6294 7575
 
[h=2] 10 cách học ngoại ngữ hiệu quả[/h] Đây là kinh nghiệm học tiếng Anh rất có hiệu quả. Vậy xin được chia sẻ để chúng ta cùng học, cùng tiến bộ. Kinh nghiệm đó như sau:

1- Kiên trì học tập từng ngày, chỉ giành ra 10 phút cũng được. Buổi sáng là thời gian tốt nhất.

Căn cứ vào đặc điểm trí nhớ của con người trong điều kiện tổng thời lượng tương đồng, hiệu quả học nhiều lần trong thời gian ngắn luôn tốt hơn học một lần trong thời gian dài. Nếu cách 3 ngày học 30 phút từ mới, không bằng mỗi ngày học và củng cố trong 10 phút. Sáng sớm khi vừa ngủ dậy não chúng ta chưa bị những tin tức hỗn tạp xâm nhập, khi học không bị tác động của tin tức hỗn hợp, tương tự như vậy, trước khi ngủ mà hoc tập, do sau đó không bị tác đông của tin tức nên hiệu quả tương đối tốt.

2- Khi học đã chán nên thay đổi phương pháp và hình thức học.

Thường xuyên sử dụng một phươn pháp rất dễ khiến cho chúng ta cảm thấy đơn điệu nhàm chán và mệt mỏi, những người có nghị lực cũng không ngoại lệ. Nếu thường xuyên thay đổi phương thức học chẳng hạn như chuyển đổi từ đọc qua nghe từ viết qua hội thoai, xem băng hình… như thế sẽ khiến cho người học có cảm nhận mới mẻ, dễ dàng tiếp thu tri thức.

3- Không thoát ly ngữ cảnh.

Đối với thanh thiếu niên, trí nhớ mang tính máy móc tương đối cao, đối với người trưởng thành, trí nhớ mang tính lý giải cao. Chỉ có những vấn đề đã được hiểu mới có thể cảm thụ một cách sâu sắc, mới ghi nhớ được. Liên hệ với ngữ cảnh chính là nhấn mạnh phương pháp hiệu quả của sự ghi nhớ mang tính lý giải.

4- Cố gắng dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, chẳng hạn như quảng cáo, câu chữ gặp ngẫu nhiên.


Dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, có lợi cho việc mở rộng tri thức nâng cao khả năng phản ứng nhanh, khiến cho bản thân có thể nhanh chóng lấy từ câu, cú pháp từ trung khu đại não, phát hiện thấy không đủ thì lập tức bổ sung.

5- Chỉ có những cái đã được thầy giáo sửa chữa mới đáng ghi nhớ kỹ, nghĩa là cần phải ghi nhớ nhưng cái đã được khẳng định là đúng.

Học ngoại ngữ, không chỉ nắm bắt những kiến thức đúng trong giáo trình, mà còn phải thông qua giáo trình phản diện để học được cách tránh phạm lỗi. Cho nên ngoài việc học tập những kiến thức đã được thầy giáo hiệu chỉnh ra, còn phải xem thêm một số sách giảng giải về lỗi thường gặp.

6- Học ngoại ngữ, cần phải phối hợp từ nhiều phương diện:

Đọc báo, tạp chí, sác tham khảo, nghe đài, xem băng, tham dự các buổi đàm thoạt.

7- Phải mạnh dạn tập nói, không sợ sai.

Cần phải nhờ người khác sửa lỗi, không sợ xấu hổ, không nhụt chí.

9- Thường xuyên viết và học thuộc những mô hình câu thường dùng.

Học ngoại ngữ không nên ”vơ đũa cả nắm”, nên nắm những điểm cốt lõi. Nhìn từ kết cấu của ngoại ngữ, nắm được những cấu trúc câu thường dùng là rất quan trọng. Trong câu thường có từ, ngữ pháp cú pháp và tập quán.

10- Cần phải tự tin kiên định mục đích đã định, sự kiên nhẫn sẽ tạo ra nghị lực phi thường và tài năng học ngoại ngữ.

Một nhà tư tưởng Mỹ từng nói: “Tự tin là bí quyết quan trọng đầu tiên của sự thắng lợi” Nếu bạn không tin là bản thân sẽ học tốt ngoại ngữ, thì chắc chắn bạn không bao giờ học giỏi được, và tốt nhất là từ bỏ, khi bắt đầu học ngoại ngữ thì phải tin tưởng bản thân có nghị lực, tin rằng sẽ ghi nhớ được và nhất định sẽ thành công…

Nguồn: sưu tầm

 
Học tiếng Anh qua âm nhạc & phim ảnh

Các bạn nên chọn nhạc trữ tình, những bản tình ca bất hủ vì câu từ nhẹ nhàng và được trau chuốt; ngoài ra, xem những tác phẩm điện ảnh tiếng Anh cũng là một cách học hiệu quả.


Chọn những tình ca bất hủ


Có thể nói, những tình khúc tiếng Anh bất hủ ra đời từ thập niên 80 của thế kỷ trước từng làm say đắm biết bao trái tim người yêu nhạc chính là lựa chọn hiệu quả nhất nếu bạn muốn học tiếng Anh qua âm nhạc. Ông Ronan Tolle - Trưởng khối giáo viên Anh văn người lớn Hội đồng Anh cho biết, ông vẫn sử dụng âm nhạc để dạy cho học viên, tuy nhiên phải rất cẩn thận trong cách chọn bài. “Người học không nên nghe những bản nhạc hip hop, rap hiện đại và quá sôi động cho mục đích học tiếng Anh, vì ngôn từ đôi khi dị hợm, chệch chuẩn và không phù hợp với cuộc sống. Các bạn nên chọn nhạc trữ tình, những bản tình ca bất hủ vì câu từ nhẹ nhàng và được trau chuốt hơn” - ông Ronan đưa ra lời khuyên.

Có rất nhiều lưu ý khi nghe nhạc. Chẳng hạn một số từ, câu trong bài hát đôi khi khó hiểu, không biết phải dịch sang tiếng Việt như thế nào. Các giảng viên tiếng Anh cho rằng, trong trường hợp đó, người học cần kiểm tra qua từ điển hoặc nhiều phương tiện khác xem nghĩa của từ, câu đó có đúng với hoàn cảnh không, sau đó mới sử dụng.

Trong khi đó, giảng viên Vũ Tiến Thịnh, phụ trách chương trình Toef iBT và tiếng Anh doanh nghiệp của Trường CĐ nghề Việt Mỹ, nhận định: “Người lớn cũng có thể học tiếng Anh qua việc nghe nhạc nhưng không nên quá lạm dụng mà chỉ coi đó là một phương pháp học trong thư giãn, giải trí. Sau những giờ học căng thẳng, học viên nên dùng một đoạn nhạc, bài hát để thư giãn rồi liên tưởng với nội dung bài học thì hay hơn”. Cũng theo giảng viên Thịnh, có nhiều ca khúc tiếng Anh bất hủ của thập niên 1980 hoặc các bản nhạc trữ tình của các ca sĩ tên tuổi mới đây rất nên nghe để học vì ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu và âm nhạc du dương, dễ đi vào lòng người. Chẳng hạn như các bài Woman in love, Boulevard, Eternal flame, Love is blue…

Ở các nhà sách lâu nay có bán những cuốn Everlasting Songs (Những ca khúc bất hủ), rất hữu ích cho những ai muốn kết hợp giữa âm nhạc với luyện tiếng Anh. Ngoài ra, người học cũng có thể lên mạng tải bài hát có cả phần lời. “Trước tiên là nghe xem mình hiểu được bao nhiêu phần trăm, sau đó dò theo lời để hiểu trọn vẹn hơn. Nên lưu ý những bản nhạc có nhiều phiên bản do nhiều ca sĩ thể hiện nên câu từ cũng có thể khác nhau. Âm nhạc không thiên nhiều về ngữ pháp, thông thường chỉ là cảm xúc hoặc những câu chuyện về tình yêu, cuộc sống... chứ không bao quát và chỉ là giao tiếp một chiều nên cũng có nhiều hạn chế” - anh Thịnh nhấn mạnh.

Giao tiếp qua phim tâm lý tình cảm

Không thể phủ nhận, xem phim tiếng Anh có phụ đề là cách rất tốt để nâng cao kỹ năng nghe, nói và cả đọc. Phần lớn các giảng viên đều khuyến khích học viên, sinh viên nên sử dụng phương pháp này để luyện khả năng giao tiếp và học những cấu trúc đơn giản, đời thường. Tuy nhiên, lời khuyên vẫn là cần chọn lựa những bộ phim tâm lý tình cảm nhẹ nhàng, âm thanh rõ. Với những bộ phim hành động hoặc nói về giới xã hội đen có tiết tấu nhanh, hội thoại gấp gáp và ngôn từ có thể gây phản cảm do xài nhiều từ lóng, tục thì không phù hợp cho việc học.

Ông Ronan cho rằng: “Phim có phụ đề sẽ giúp ta vừa nghe vừa biết được từ đó phát âm như thế nào, được sửdụng trong hoàn cảnh nào, như vậy dễ dàng nhận diện được từ đó. Khi bạn đã qua giai đoạn mới học, bạn có thể xem lại phim, tắt phụ đề đi và nghe để tự nhận dạng từ, câu. Lúc này bạn đã nắm qua nội dung phim nên không còn quá tập trung vào câu chuyện nữa mà sẽ chỉ tập trung vào từ vựng, cấu trúc câu mà nhân vật sẽ sử dụng trong phim”.

Học viên Hoàng Hữu Tâm đang học chương trình Anh văn giao tiếp tại một trung tâm ngoại ngữ cũng khẳng định: “Trong quá trình xem phim, tôi hay viết lại những từ, câu, đoạn hội thoại mà mình tâm đắc hoặc mình muốn nhớ vào giấy. Viết đi viết lại và áp dụng luôn vào cuộc sống như khi nói chuyện với bạn bè, giáo viên… tôi thấy nhớ rất lâu và sau này nó tự động tuôn ra khi gặp ngữ cảnh tương tự. Không nên viết từng từ mà phải viết cả cụm từ, cả đoạn văn trong ngữ cảnh. Cách này là thầy giáo hướng dẫn cho chúng tôi và tôi thấy rất hiệu quả”.

Ngoài ra, nếu bạn làm trong ngành y thì chọn những bộ phim liên quan đến bệnh viện, bác sĩ... sẽ học được nhiều hơn. Tương tự, bạn làm việc trong ngành kinh doanh hay thiết kế quảng cáo... thì những bộ phim có nội dung liên quan sẽ rất hữu ích.

Giảng viên Vũ Tiến Thịnh khuyên người học nên xem nhiều bộ phim được chiếu ở kênh Disney (Mỹ), trong đó có những bộ phim hoạt hình rất thú vị với âm thanh chuẩn, hình ảnh sinh động, hoặc cũng có thể tìm mua đĩa DVD của một số bộ phim nổi tiếng về xem. Anh lấy ví dụ: “Phim thì có nhiều tình huống, trải nghiệm rộng hơn, gần gũi với thực tế, là giao tiếp 2 chiều. Có những cấu trúc câu ngắn và rất hay, dễ nhớ. Chẳng hạn ta có thể nói “What’s up?” thay vì nói “What’s going on?” hay “What’s happening?”. Hoặc bình thường, nghĩa của câu party’s over là bữa tiệc đã kết thúc, thì trên phim ảnh họ lại hay dùng vào những ngữ cảnh khác, chẳng hạn giờ giải lao đã kết thúc nhưng học sinh vẫn nói chuyện, đùa cợt thì giáo viên nhắc nhở party’s over nghĩa là “các em trật tự” thay vì nói keep silent thì có vẻ hơi nghiêm trọng. Hoặc đang giờ làm việc, nhân viên thư giãn bằng cách nói vài câu bông đùa, sếp có thể nói “party’s over”, “get back to work” nghĩa là “thôi đừng đùa nữa chúng ta quay trở lại công việc thôi”...

Kết hợp nhiều phương pháp

Thời kỳ đầu học tiếng Anh mình hay nghe nhiều bái hát tiếng Anh như Hello, Yesterday Once More, trong đó có nhiều từ ngữ và mẫu câu rất hay. Vừa nghe giọng của ca sĩ, vừa xem hình ảnh, vừa đọc lời trên màn hình, bạn sẽ hiểu nhanh hơn. Ngoài ra, mình cũng hay đọc báo song ngữ, đọc nhanh phần tiếng Anh để hiểu qua nội dung, nếu câu nào không hiểu thì liếc sang tiếng Việt và ghi nhớ luôn mẫu câu. - Nguyễn Như (Phóng viên tại TP.HCM)

Xem nhiều phim, đọc nhiều sách

Mình thấy học tiếng Anh qua phim ảnh thực sự rất hiệu quả. Từ hồi nhỏ mình đã thích coi những bộ phim phim tình cảm lãng mạn của Mỹ. Phim Anh thì trầm hơn, tốc độ chậm nên dễ nghe hơn. Ngoài ra còn một số phim hoạt hình nước ngoài rất dễ xem, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng rất thích vì dễ học. Mình còn thích đọc sách tiếng Anh. Kinh nghiệm của mình là nên sử dụng câu, từ mình học được trong mọi trường hợp, tận dụng mọi cơ hội để dùng chứ không nên chép vào sổ rồi bỏ đó. Sử dụng 5 lần trở lên từ ngữ sẽ in vào đầu, sau này mình dùng nó rất tự nhiên mà không phải suy nghĩ nữa. - Dương Thúy Đình (Nhân viên của một tổ chức quốc tế tại TP.HCM)

*** Học qua một bài hát cụ thể



I have a dream - ABBA

I have a dream, a song to sing

To help me cope with anything

If you see the wonder of a fairy tale

You can take the future even if you fail

I believe in angels

Something good in everything I see

I believe in angels

When I know the time is right for me

I'll cross the stream - I have a dream


I have a dream, a fantasy

To help me through reality

And my destination makes it worth the while

Pushing through the darkness still another mile

I believe in angels

Something good in everything I see

I believe in angels

When I know the time is right for me

I'll cross the stream - I have a dream

I'll cross the stream - I have a dream


I have a dream, a song to sing

To help me cope with anything

If you see the wonder of a fairy tale

You can take the future even if you fail

I believe in angels

Something good in everything I see

I believe in angels

When I know the time is right for me

I'll cross the stream - I have a dream

I'll cross the stream - I have a dream
Theo: - Mỹ Quyên (Giáo dục/TNTS


 
[h=2] Mẹo học nói tiếng Anh tốt[/h]
Học tiếng Anh đã lâu, vốn từ vựng cũng đã nhiều, nhưng tớ lại không thể nói lưu lóat những điều mình đã biết.

Cho đến khi, tớ học thầy. Một thầy giáo bình thường tại một trung tâm bình thường. Chỉ có điều làm cho thầy khác tất cả những giáo viên Anh văn khác mà tớ đã học: Thầy thực sự hết mình vì học trò.

Tớ không phải là một người học tiếng Anh giỏi. Nhưng nhờ những gì thầy chỉ, tớ đã có thể nói lưu lóat hơn rất nhiều khi giao tiếp. Không còn những cụm từ "ờ, à.." khi nói nữa. Thay vào đó là những câu nói trôi chảy đến không ngờ.

Hẳn bạn sẽ nghĩ tớ nói xạo, hoặc, tớ đã phải bỏ ra rất nhiều thời gian cho việc luyện nói? Không đâu, thời gian nhiều nhất mà tớ dành cho chính mình chỉ là 20 phút mà thôi. Bạn không tin, hãy thử những quy tắc sau đây mà thầy đã chỉ tớ áp dụng nhé.

1/ Bạn cần 1 tờ giấy và 1 cây viết.
2/ Viết tất cả những gì bạn nghĩ, dĩ nhiên là bằng tiếng Anh. Nên viết đầy trang giấy mà bạn có.

3/ Xé chúng đi.


Hẳn bạn đang rất thắc mắc vì sao ta lại làm những điều kì cục như thế này phải không? Tớ sẽ giải thích cho bạn nhé:

1/ Vì sao học nói mà lại viết?

Thầy tớ đã bảo rằng bọn tớ có nhiều vốn từ nhưng không tìm từ thích hợp khi nói được, ấy là vì chúng tớ không thực sự nhớ đến những từ vựng ấy. Thế nên, để khắc phục, thầy bảo chúng tớ...viết. Viết, để ghi vào những từ ấy một cách vô thức. Giống như bạn nói nhiều thì bạn sẽ nhớ vậy.

Điều quan trọng khi viết là bạn không nên dừng lại để chỉnh câu, nhớ từ vựng hay ngữ pháp. Bạn cứ viết tất cả những gì mình nghĩ. Giống như khi nói, bạn đâu có thời gian để kiểm tra xem mình nói đúng chính tả hay không. Và tốt hơn, bạn nên vừa nói vừa viết, điều này sẽ giúp bạn quen cả với cách phát âm.

2/ Viết gì?

Tất tần tật những gì bạn thích. Giống như khi bạn nói chuyện với bạn bè hay viết blog mà thôi. Nghĩ đến cái gì, bạn viết ra cái ấy. Đừng lo về nội dung. Thậm chí bạn có viết rằng bạn sẽ kết hôn với...David Beckham thì cũng đừng ngại ngùng. Tớ sẽ bật mí với bạn sau vì sao bạn chẳng cần phải e dè. Tốt nhất bạn nên sử dụng những từ mới học, hoặc mới biết trong ngày. Nhớ là viết xong rồi mới kiểm tra lại nhé.

3/ Tại sao viết xong lại xé đi?


Khi bạn nói, trở ngại lớn nhất là bạn...mắc cỡ. Bạn sợ mình nói sai, hoặc những gì bạn nói ra thật buồn cười. Khi bạn viết trong tờ giấy, bạn biết rằng sau khi xé chúng đi, sẽ chẳng ai biết bạn viết điều gì trong ấy cả. Thật thỏai mái phải không.

Nếu bạn đang cảm thấy điều này thật mới mẻ và có vẻ hợp lí, thì tại sao, không lấy ra một tờ giấy và cây viết ngay nhỉ?

 
[h=2] Cách chinh phục 'đỉnh núi' TOEFL[/h]
Luyện mà không có phương pháp. Ăn thua gì!

Chứng chỉ TOEFL với số điểm “lấp lánh” là tiêu chí bắt buộc cho bạn nào muốn giành vé vào trường đại học Mỹ. Cấu trúc đề thi khá “khoai”, tính học thuật cao và các phần thi kết hợp (integrated tasks), thật chẳng dễ nhằn để được số điểm “hoành tráng” 100/120 hay cao hơn nữa.

“Pratice makes perfect”

Câu nói giản dị chẳng bao giờ thừa này ai cũng biết nhưng chưa nhiều người hiểu. Trong quá trình luyện tập TOEFL, bạn cần có một chiến lược đúng đắn. Kỹ năng take notes - xây dựng hệ thống ký hiệu riêng, phù hợp bản thân mình là việc bạn cần làm trước tiên.

Khi nghe bài hội thoại, bạn chia take notes ra làm hai phần trong một trang giấy, viết lời của mỗi người vào một bên. Với taks nghe - đọc - viết, bạn ghi các ý của bài đọc và bài nghe vào mỗi bên, đến khi xử lý các ý sẽ dễ dàng hơn.


Học từ mới là một kỹ năng quan trọng. Muốn nâng cao trình độ từ vựng, không có cách gì tốt hơn việc đọc. Đọc nhiều tài liệu ở những chủ đề khác nhau để biết cách diễn đạt nữa. Đọc xong toàn bài rồi mới tra từ. Theo bạn Thu Thủy (110 điểm TOEFL): "Mỗi lần học từ, chỉ học nghĩa trong văn cảnh đó thôi, không nên mở từ điển nhồi tất cả nghĩa của từ đó vào đầu."

Trong quá trình học, bạn có thể sử dụng cuốn từ điển chuyên dụng như Oxford Thesaurus hay Oxford Collocation - đây được xem là 2 vật bất ly thân, cực kỳ hữu ích để nâng cao kỹ năng viết của mình.

Chiến thuật vận nội công thi thố


Khi làm bài thi đọc, lướt qua các câu hỏi để định hướng yêu cầu, làm đến đâu, trả lời ngay đến đấy. Không đọc hết bài mới bắt đầu trả lời dễ rơi rớt mất thông tin – chia sẻ của bạn Hoài Anh (đạt 88 điểm TOEFL). Trong phần thi nói – phần “Bancăng” nhất - Hoài Anh chia sẻ kinh nghiệm “xương máu”: "Nói thật to vào mic, không cần quá quan trọng phát âm đúng hay không. Nói to để bản thân mình tự giữ thế chủ động và bình tĩnh."

Phát âm rõ ràng là tiêu chí đầu tiên. Muốn “tròn vành rõ chữ” không cách nào khác là dùng những từ đơn giản, quen thuộc. Văn hoa bay bướm để đến phần writing, tha hồ mà thi thố!

Khi làm bài thi nghe, ở các bài giảng, bạn cần chú ý những từ khóa, nhiều tên riêng, tên khoa học có thể gây khó dễ. Nếu những từ này được lặp lại vài lần, bạn cần lắng nghe kỹ, take note cẩn thận, kể cả những chi tiết, số liệu. Còn đối với bài nghe hội thoại nam - nữ, thông tin người nữ nói thường có giá trị hơn nên bạn cũng chú ý hơn một tẹo nhé.

Theo bạn Thanh Vân, du học sinh tại đại học Yonsei University, Hàn Quốc, những vấn đề “râu ria” trong ngày thi cũng rất đáng để tâm. Chẳng hạn, bạn nhớ ăn đủ trước buổi thi. Bài thi kéo dài tới 4 tiếng và phải tập trung liên tục, đuối sức rất nhanh. Một vấn đề… tế nhị nữa là các bạn nên sắp xếp thời gian ghé WC hợp lý, tránh tình trạng nhấp nha nhấp nhổm khi làm bài sẽ bị mất tập trung lắm đấy.

Cuối cùng, khi kỳ thi đã hoàn thành, cho dù điểm số có như ý hay không, bạn cũng đừng ngừng học. Học, học nữa, học mãi, chúng mình chắc chắn sẽ chinh phục được những đỉnh núi cao hơn nữa, cao hơn nhiều nữa, phải không nào?


Theo ione
 
[h=2] "Tự học" phương pháp học tiếng anh hiệu quả nhất[/h]
A. Cái nhìn từ thực tế và kinh nghiệm…

Dù bạn học Đông học Tây, học chỗ này chỗ khác, nhưng trước khi nói về mọi thứ, tôi thành thật khuyên bạn: “Hãy giành những khoảng thời gian cho riêng mình”.


Bạn bận bịu ư? Bạn thiếu thời gian ư? Bạn phải chạy hết “lò” này đến “lò” kia? Hay bạn phải dự những lớp học phụ đạo? Chúng ta có thể ngồi nghĩ ra hàng đống lí do để giải thích cho sự tồn tại của dăm ba con nhền nhện ngay trong cái góc học tập nhỏ xinh nằm đối diện với chiếc giường ngủ hàng ngày. Rất nhiều học sinh thời nay không có thời gian để học, chỉ vì họ quá bận học. Nghe thật khôi hài phải không? Tuy nhiên, đáng buồn thay, đó lại là sự thật. Bởi vì đối với họ không tồn tại khái niệm tự học.

Chúng ta đưa quá nhiều thứ vào trong bộ não từ các bài giảng trên lớp cũng như tại lớp học thêm. Chúng ta nghĩ rằng đổ đầy dầu thô vào bình xăng là có thể chạy được xe gắn máy. Chúng ta tưởng cứ tống đẫy hồ vào bụng là sẽ làm nên một thân thể khỏe mạnh, cường tráng. Thực tế không phải như vậy. Con chữ cái nghĩa bạn học trên lớp mới chỉ ở dạng “chưa tinh chế”, tức là dù đã được giáo viên biên soạn kĩ lưỡng, nó vẫn cần phải “xào” lại để thực sự trở thành của bạn. Đáng tiếc thay, hàng ngày, chúng ta đang cố “ăn sống nuốt tươi” tri thức bằng cách nạp nó vào thật nhiều. Và ở đây, cái qui luật bất biến của hệ tiêu hóa vẫn khẳng định được tính đúng đắn của nó - cái gì càng sống sượng thì càng dễ bị đào thải.

Sự thực là, có rất nhiều cô cậu tân sinh viên bị choáng váng thật sự khi bắt đầu bước chân vào giảng đường Đại học, nơi mà hai chữ “tự học” được đặt ở vị trí rất cao. Mặc dù ở Việt Nam thì cao lắm cũng chỉ bằng nửa cái chân ghế đẩu là cùng, nhưng đối với họ, đó đã tưởng như một cú sốc ghê gớm lắm. Môi trường mới, phương pháp dạy mới, chỉ có cách học thì “em vẫn cứ ngoan như ngày nào”. Vâng, sáng sớm bảnh mắt ra đã hùng hục ghi ghi chép chép, rồi thầy cho gì thì nhặt lấy, hệt như mấy chú Tiểu Ngộ Không trong rạp xiếc, hay dăm ông thực khách sang trọng chỉ biết ăn nhà hàng. Cái thói quen cố hữu ấy từ muôn thủa đã ăn sâu vào trong tiềm thức của các cô cậu cử nhà ta rồi. “Học phải ghi, thi phải thuộc” – ngày nào lên lớp không viết độ dăm ba mặt giấy phê đúp thì ngày ấy như chưa học gì. Ôi, cái quan niệm mới đáng buồn làm sao! Tôi đã từng biết có người ngày nào cũng lên lớp, vở văn học rặt chỉ toàn chữ là chữ, từ đầu đến cuối không sót một bài nào, nhìn phát ngốn. Nhưng hỏi tới thì viết một đoạn văn cũng không nên hồn, câu cú lủng cà lủng củng, ý tưởng thì lộn xộn, rồi trích dẫn sai lung tung. Cả các sinh viên của chúng ta nữa. Ngày ngày cắm đầu cắm cổ nhịn đói lên giảng đường cốt sao cho thật sớm, đặt mục tiêu phải viết hết đống mực Tàu trong cái quản bút to đùng, rồi đến khi động vào kiến thức thì vẫn cứ lơ ma lơ mơ, láng máng, léng phéng, lùng phùng, cái gì cũng “như quen mà như lạ”, thật đáng thất vọng thay!

Có một đặc điểm chung đối với tất cả những học sinh, sinh viên kể trên là: Họ giành quá ít thời gian để tự học. Và điều này đã ảnh hưởng lớn đến họ. Ra ngoài đời, họ thường loay hoay, bỡ ngỡ, phản ứng chậm trước những thay đổi và biến động của cuộc sống. Trong công việc, họ hay gặp nhiều khó khăn, lo nghĩ, thiếu tính tự xoay sở, và hành động không độc lập, quyết đoán, đôi khi dựa dẫm nhiều vào người khác. Bởi vì khi học để làm người, họ đã bỏ qua cái cơ hội để được rèn luyện tính chủ động, độc lập. Và họ đã mất rất nhiều, dù công sức học tập bỏ ra không phải là nhỏ.

Bản thân tôi là một kẻ hầu như không đi học thêm trong suốt quãng thời gian là học sinh phổ thông. Chỉ khi lên đại học, do vốn tiếng Anh quá đuội và sau khi tự học thất bại, tôi mới tìm đến một trung tâm tiếng Anh để luyện tập. Phần lớn thời gian học ngoài giờ trên lớp tôi đều dành để tự trau dồi. Và tôi thấy được vai trò vô cùng quan trọng của việc tự học. Nó đã giúp ích cho tôi, và tạo cho tôi nhiều đức tính tốt trong tư duy, suy nghĩ. Và chính cái thói quen ấy đã ít nhất vài lần giúp tôi trong học tập. Hồi cuối năm lớp 12, với vốn kiến thức rỗng như cái rá thủng, tôi phải bắt tay vào tự học môn Lý (toàn bộ chương trình 12), và Hóa (bắt từ lớp 10). Ở thời điểm đó, một chữ bẻ đôi tôi cũng chịu. Không thầy (vì lúc đó chẳng ai có hơi đâu mà dạy một thằng mù chữ), không bạn (vì lúc đó chẳng ai có hơi đâu mà học cùng một thằng mù chữ), tôi phải tự đào tạo mình. Thời gian từ lúc bắt đầu học đến lúc thi chưa đầy 3 tháng. Một mình tự thiết kế lịch học, tự lập kế hoạch, tự đặt chương trình, tự nhồi nhét, tự đọc hiểu, tự lăn lộn, tự dày vò, bằng tất cả kinh nghiệm vốn có, trong suốt gần 90 ngày, cuối cùng trước khi thi tôi cũng đã thở phào nhẹ nhõm. Và kết quả tôi giành được không phải là quá tệ. Qua đó, tôi đã rút được bài học cho bản thân, và cũng là một niềm tin rất lớn: “Nếu biết cách tự học, tôi có thể học được”


B. Tự học sẽ đem lại những gì?

Vâng, tự học mang lại cho bạn rất nhiều thứ:

-Một tinh thần chủ động trong học tập và rộng hơn là trong cuộc sống
-Khả năng xoay sở, giải quyết vấn đề
-Khả năng nhìn nhận vấn đề
-Năng lực truyền thông, phương pháp luận cho bản thân
-Khả năng tư duy sáng tạo
-Tính tự giác cao
-Niềm hứng thú, say mê
-Khả năng lường trước các tình huống
-Sự tự tin
-Vốn kiến thức rộng
-Khả năng hiểu biết chuyên sâu về một lĩnh vực
-Tính năng động
-Những thử thách, đấu tranh với bản thân
Và còn rất nhiều điều khác nữa mà ở cái thời điểm ngồi trên chiếc ghế tựa cứng như sừng trâu và đồng hồ điểm 12 giờ 14 phút 58 giây này tôi chưa liệt kê ra được…

C. Bạn có nhận thức thế nào về tự học?

Bạn có suy nghĩ của riêng bạn, và tôi cũng vậy. Tuy nhiên, mời bạn đọc thử cách nhìn nhận của tôi, một kẻ vốn lười đến lớp vì quản ngại nắng mưa nên đành phải ngồi nhà gặm nhấm đống sách vở một mình.

Tự học được chia làm hai mức độ khác nhau. Ở mức độ thứ nhất – tôi gọi là tự ôn luyện. Hàng ngày bạn đến lớp nghe giảng, ghi chép, sau đó về nhà làm những bài tập cho sẵn, xem lại sách, thực hiện những công việc mà giáo viên giao cho bạn. Đôi khi, giải quyết hết đống bài vở ấy cũng chiếm của bạn cả ngày trời rồi. Điều đó rất tốt, bởi bạn đã dành thời gian để tiêu hóa đống kiến thức ngồn ngộn mà ở cái tuổi của bạn không đáng phải tiếp thu nhiều đến như vậy. Tuy nhiên, vẫn chưa đủ đâu bạn ạ. Đôi lúc, bạn gặp một học sinh hay một sinh viên kì tài. Dường như điều gì họ cũng biết, cũng giỏi. Bạn ngạc nhiên vì kiến thức vượt trội của họ. Làm sao họ có thể tài thế nhỉ? Mình bò ra học cả ngày mà xem ra vẫn kém họ, cả về mặt hiểu biết lẫn kĩ năng. Thực ra họ cũng có 24 giờ một ngày như bạn thôi, vấn đề là họ chủ động trong học tập, và do đó, họ có cả niềm hứng thú lẫn hiệu suất. Đây mới là mức thứ hai, mức quan trọng nhất, nó quyết định rất nhiều đến cái mà tiếng Anh người ta gọi là “kờ - nao – lít” (knowledge – tri thức) của bạn, tôi tạm gọi là tự rèn luyện, hay chính xác hơn là tự học.

Nên nhớ rằng, ở mức trước, dù đã giành cho mình một “khoảng không” riêng, bạn vẫn là người “bị động”. Nghĩa là nền tảng của bạn vẫn do người khác trang bị, bạn chỉ có nghĩa vụ củng cố hay thẩm thấu nó thôi. Bạn vẫn chưa “ra quyết định” cho vốn kiến thức của mình. Và vì thế, dù bạn có làm hết các bài tập, có thuộc làu nội dung bài giảng đi nữa, bạn vẫn chưa thể đạt đến “sự đột phá cho riêng mình”, và bạn chắc chắn sẽ vẫn phải ngạc nhiên vì vốn hiểu biết của người khác. Hãy thử quan sát, để có một bài học trọn vẹn ghi vào sổ đầu bài hàng tuần, các nhà sư phạm và người học của chúng ta sẽ phải làm gì:

-Hội đồng Quốc gia biên soạn giáo trình (hay SGK gì gì đó) cho các bạn
-Giáo viên đọc giáo trình, paste vào một quyển vở (thuật ngữ sư phạm gọi là soạn giáo án) hay copy vào CPU của mình, tóm tắt lại thành các gạch đầu dòng (thuật ngữ sư phạm gọi là dạy học bằng phương pháp PowerPoint)
-Giáo viên có thể đọc thêm tài liệu, bổ sung kiến thức cho bạn
-Giáo viên cố gắng diễn đạt ý tưởng của các nhà khoa học vĩ đại trong vòng 45 phút giữa tiếng ồn của máy khoan cắt bê tông và tiếng ngáp ngắn ngáp dài của một buổi bình minh muộn…
-Học sinh có thể ghi chép hoặc không, nhưng phải làm sao đó để nhập tâm, phục vụ cho bài kiểm tra…
-Những học sinh chăm chỉ giành thời gian xem lại bài giảng, đọc, học thuộc, làm bài tập, ghi nhớ,…
-Và giáo viên kiểm tra bài cũ dưới những con mắt lo lắng của gần năm chục cô cậu học trò. Lác đác vài cánh tay xung phong lên bảng giữa nhịp đập hối hả của những con tim sợ phải lên bảng trả bài…

Cái hệ thống phân quyền từ trung ương đến địa phương này có tác dụng phổ cập hơn là dành riêng cho bạn. Đó là mô hình chung của các trường phổ thông Việt Nam ngày nay. Nó cần phải thay đổi. Tuy nhiên, đó là công việc của các nhà điều hành, làm luật, tổ chức, những người có nhiều học hàm, học vị, và phải một thời gian nữa mới có sự biến chuyển được. Còn bây giờ, các bạn “sinh ra phải thời loạn lạc, trưởng thành gặp buổi gian nan”, dù có khó nhọc thì cũng phải xào nấu riêng cho mình một cách nào đó để mà học cho tốt. Và vì thế, hãy tiếp nhận kiến thức một cách chủ động. Muốn học, muốn hiểu sâu một vấn đề nào, tốt nhất hãy tự chạm tới nó trước, tự gieo mầm, tự gợi mở, tự tìm tòi, trước khi có ai đó nói cho bạn. Lần đầu tiên, thứ hai, thứ ba, chắc chắn sẽ rất khó khăn, nhưng đừng có nản. Nên nhớ bạn đang làm đầy đủ công việc của cả một mô hình giáo dục thu nhỏ, từ khâu thiết kế thượng tầng trung ương đến triển khai ở cấp cơ sở, và vì thế, thử thách là điều không thể tránh khỏi. Ở Mỹ, sinh viên phải đọc trước hàng trăm trang sách, thậm chí đi nghiên cứu, thu thập thông tin hàng tuần lễ để chuẩn bị cho một bài giảng. Đến lớp, họ không nghe giáo viên nhắc lại kiến thức đâu, mà đó là tranh luận, cái thuật ngữ mà dân du học nhà ta vẫn gọi nôm na là đì -bết (debate) hay “hội đồng nhà mõ”. Và hiểu biết cứ thế nảy sinh, dưới nhiều góc độ khác nhau.

Tất nhiên, dù bạn có thế nào đi nữa, chúng ta vẫn rất cần những người thầy. Khi người học đã tự tiếp nhận kiến thức thì vai trò của người thầy (hướng dẫn, tác động…) là không thể thiếu. Nó có tác dụng định hướng rất tốt cho sự phát triển, cũng giống như bánh lái để điều chỉnh phương hướng của con tàu, còn động cơ thúc đẩy sự chuyển động. Nếu bánh lái cũng kiêm cả phần của động cơ (như dân ta ngày nay quá ỷ lại vào người thầy), con tàu sẽ ì ạch, khó mà linh hoạt được. Bản chất của tự học là tự làm việc với chính mình trước, nghiên cứu tài liệu, trao đổi với bạn bè dưới sự hướng dẫn của người thầy. Tất nhiên, ở môi trường như của VN, cái mệnh đề trên có thể khuyết đi một vài vế (vì căn bệnh chạy đua thành tích, vì tính ỷ lại, hay vì người thầy quá tận tâm mà làm luôn việc hộ trò). Mời các bạn tham khảo cái sơ đồ rất hay dưới đây từ một hội thảo giáo dục của Liên Hợp Quốc mà tôi sưu tầm trên mạng (từ diễn đàn Chúng ta):

-Học mà chỉ nghe giảng, nhớ 5% những gì đã nghe
-Đọc (reading) 10%
-Nghe nhìn (Adio Visual) 20%
-Làm thí nghiệm trước mắt 30%
-Thảo luận nhóm (Disscussion group) 50%
-Làm bài ở nhà, ghi, viết lại (Practice by doing) 75%
-Dạy người khác (Teach other/immediate use of learning) 90%

Bạn thấy đấy, từ 50% trở lên toàn là công việc của bạn. Đừng trách tại sao suốt ngày lê la trên giảng đường mà chữ nghĩa cứ rụng sạch. Nếu bạn là thiên tài mà nhớ được hết ngay những gì trên lớp thì quá tốt rồi. Nhưng mà xác suất để bạn là thiên tài nhỏ lắm bạn ơi, và vì thế, hãy nhìn vào thống kê với số đông ở trên. Khi tự học trước ở nhà, bạn đã được nghiên cứu hai lần một bài giảng rồi đấy. Lần đầu là chính bạn, tự mày mò, tự vỡ vạc. Lần sau là quan điểm chính thống của giáo viên, bạn có thể đối chiếu, so sánh, ghi nhớ. Và dù lần đầu có sai lầm đi nữa, chắc chắn bạn cũng đã học hỏi được rất nhiều.

 
[h=2]Bí quyết cày IELTS điểm cao[/h]
Đọc thế nào đạt 9.0 điểm?

Chị Vũ Khánh Linh, sv năm cuối trường ĐH Ngoại thương, người đạt 9.0 điểm đọc trong kỳ thi IELTS chia sẻ: "Mình yêu thích học Tiếng Anh từ nhỏ nên luôn luôn đắm mình trong đó, lúc thì nghe nhạc, đọc sách báo, đặc biệt là mình mê truyện comic - truyện hài nên đọc suốt, vừa giải trí, vừa tăng vốn từ vựng và sự hiểu biết."

Trong quá trình ôn luyện:

Nhớ câu mưa dầm thấm lâu không? Đó, mỗi ngày học một ít, chăm chú, từ từ bình tĩnh mà học. Đừng nóng vội nhé. Khi bắt gặp các từ mới, không vội tra từ điển và cũng không nên tra từ điển tất cả các từ mới mà bạn gặp phải. Tốt nhất, bạn hãy học cách đoán ý dựa vào văn cảnh.

Khi làm bài thi phần reading thì cách tốt nhất là đọc lần lượt, đọc câu nào chắc câu đó và nhớ ghi luôn vào answer sheet bởi nếu bạn viết vào booklet sau đó mới điền vào answer sheet thì sẽ không đủ thời gian cho bài thi. Để tránh lẫn lộn trong khi làm bài, bạn cũng nên hạn chế việc nhảy bài hay nhảy đoạn.

Trong các bài thi IELTS, số lượng từ mới rất nhiều, do vậy, quá chú trọng phần từ mới mà mà không quan tâm đến câu hỏi của bài là một sai lầm. Bên cạnh đó, bạn nên dựa vào chủ đề để đoán nghĩa các từ trong bài.

Nghe như nào thì điểm tối đa?


9.0 là con số trong mơ của những ai theo đuổi IELTS. Muốn thế, khi nghe, bạn cần phải biết đâu là bẫy để tránh. Thông thường, chúng ta chỉ tập trung vào những từ đọc chậm, đọc rõ ràng, trong khi đáp án lại không nằm ở đó mà nằm rải rác cả bài.

Một kinh nghiệm được rút ra từ một số cá nhân đạt điểm cao IELTS là ngay khi được giao bài thi, bạn nên xem section 4 trước, bởi section 4 là phần khó nhất mà cũng có ít thời gian nhất. Bên cạnh đó, bạn tuyệt đối không dừng lại ở một câu quá lâu bởi dừng lại quá lâu ở câu này có thể sẽ không nghe được câu sau. Thậm chí, bạn có khả năng bỏ qua cả một xâu chuỗi các câu hỏi nếu bạn dừng lại quá lâu.

Khi ôn luyện, mỗi người có một cách khác nhau. Nếu chịu khó nghe radio thường xuyên trên BBC và chỉ nên nghe tối đa ba lần bởi hiệu quả sẽ giảm dần khi bạn nghe đi nghe lại quá nhiều lần.

Như thế, các bài nghe IELTS cũng chỉ nên nghe ba lần, một lần để làm bài, lần thứ hai nghe lại để xác định các câu mình sai, sai như thế nào để lần sau rút kinh nghiệm. Lần cuối cùng, bạn vừa nghe vừa nhìn vào tape script để hiểu rõ hơn cách phát âm và diễn đạt ý, hiểu được mình sai chỗ nào, yếu chỗ nào và tìm cách cải thiện.


phuong-phap-luyen-thi-reading-ielts.jpg

Viết 6 - 6,5 là đơn giản như... đan rổ

Nhưng kiếm được 7 hoặc từ 7 trở lên thì đòi hỏi bạn cần vốn từ vựng sung túc. Trong quá trình viết, bạn phải thể hiện theo một cấu trúc logic chặt chẽ giữa các đoạn, tránh rời rạc, thậm chí phi lý.

Quá trình ôn luyện để viết tốt đòi hỏi bạn phải chịu khó đọc sách để học cấu trúc và từ vựng. Làm giàu có vốn từ và ngữ pháp của mình thông qua một số cuốn sách luyện thi Writing như quyển Cambridge, Academic Writing hay Insight into IELTS.

Sắm cho mình cuốn từ điển Oxford Collocations để học cách kết hợp từ và giới từ đi kèm. Đây là một từ điển rất hữu dụng cho việc hoàn thiện Writing.

Khi học từ vựng hay các cụm từ mới để miêu tả sơ đồ, bảng biểu trong phần Writing, muốn đạt điểm cao, các bạn nên tránh những từ đơn giản như “increase”, “decrease”, “rise”, và “fall”. Tốt nhất bạn nên chỉ tập trung học những cụm từ có tính học thuật cao. Trước kì thi, bạn nên liệt kê ra những từ định sử dụng và sắp xếp theo mức độ từ có tính học thuật cao nhất trước và nhớ cách sử dụng thành thạo chúng trước.

Trong khi làm bài bạn nên đọc đề task 2 trước rồi sau đó bắt tay vào làm task 1. Trong khi đang viết task 1 mà nghĩ ra ý cho task 2 thì bạn nên đánh dấu ngay vào outline cho task 2. Trong quá trình viết essay, đếm số lượng từ cũng là một điều bạn nên lưu ý, tránh viết quá ngắn ( sẽ bị trừ điểm) và cũng không nên viết quá dài bởi càng dài càng nhiều lỗi.

Mỗi dòng sẽ viết khoảng 10 từ, vậy task bạn nên viết trong khoảng 16-20 dòng, task 2 khoảng 25-30 dòng. Trong trường hợp hết giờ mà bạn vẫn còn đang lúng túng chưa viết xong thân bài của task 2 thì cách tốt nhất là bỏ đấy và viết ngay kết luận. Một bài essay sẽ bị trừ điểm rất nặng nếu không có đủ mở bài, thân bài và kết luận.

Học ăn, học nói.... tiếp tục học nói

Về phần thi Speaking (Nói), các bạn nên thật bình tĩnh. Nếu cần thì luyện thêm một vài động tác hít thở sâu cũng được (^.^).

Trước khi bắt đầu bài nói của mình, bạn nên điều chỉnh lại giọng nói và cách phát âm sao cho không bị sai. Không nên để khoảng trống trong bài thi nói của mình, đồng thời kéo dài phần trả lời càng nhiều càng tốt, vì như thế bạn không phải trả lời quá nhiều câu hỏi của Ban giám khảo. Nhưng chú ý là không "chém" vô tội vạ nhé!

Để nói tốt thì không có cách nào khác là phải chăm chỉ tiếp xúc với người bản ngữ. Qua các kênh như xem phim, nghe nhạc, bạn cứ "ú ớ" hát theo chắc cũng chẳng phiền ai. Trong lúc làm việc hay chơi cùng thú cưng, bạn hãy cứ chia sẻ bằng... ngoại ngữ thứ hai, chắc chắn các em thú cũng không nỡ lòng nào bắt bạn phải nói thật chuẩn đâu nhỉ?

Coi tiếng Anh như một sở thích chứ không phải là điều gì đó bắt buộc bạn phải học thì bạn sẽ thành công!

Theo ione
 
[h=2] Học tiếng Anh bằng thơ [/h] (Đây cũng là 1 cách nhớ rất tuyệt đúng không ^^! hi vọng các mem nhà ta nhờ nó mà đạt kết quả môn Tiếng Anh tốt nha)



Long dài, short ngắn, tall cao
Here đây, there đó, which nào, where đâu
Sentence có nghĩa là câu
Lesson bài học, rainbow cầu vồng

Husband là đức ông chồng
Daddy cha bố, please don't xin đừng
Darling tiếng gọi em cưng
Merry vui thích, cái sừng là horn

Rách rồi xài đỡ chữ torn
To sing là hát, a song một bài
Nói sai sự thật to lie
Go đi, come đến, một vài là some

Đứng stand, look ngó, lie nằm
Five năm, four bốn, hold cầm, play chơi
One life là một cuộc đời
Happy sung sướng, laugh cười, cry kêu

Lover tạm dịch ngừơi yêu
Charming duyên dáng, mỹ miều graceful
Mặt trăng là chữ the moon
World là thế giới, sớm soon, lake hồ

Dao knife, spoon muỗng, cuốc hoe
Đêm night, dark tối, khổng lồ là giant
Fun vui, die chết, near gần
Sorry xin lỗi, dull đần, wise khôn

Bury có nghĩa là chôn
Our souls tạm dịch linh hồn chúng ta
Xe hơi du lịch là car
Sir ngài, Lord đức, thưa bà Madam

Thousand là đúng...mười trăm
Ngày day, tuần week, year năm, hour giờ
Wait there đứng đó đợi chờ
Nightmare ác mộng, dream mơ, pray cầu

Trừ ra except, deep sâu
Daughter con gái, bridge cầu, pond ao
Enter tạm dịch đi vào
Thêm for tham dự lẽ nào lại sai

Shoulder cứ dịch là vai
Writer văn sĩ, cái đài radio
A bowl là một cái tô
Chữ tear nước mắt, tomb mồ, miss cô

Máy khâu dùng tạm chữ sew
Kẻ thù dịch đại là foe chẳng lầm
Shelter tạm dịch là hầm
Chữ shout là hét, nói thầm whisper

What time là hỏi mấy giờ
Clear trong, clean sạch, mờ mờ là dim
Gặp ông ta dịch see him
Swim bơi, wade lội, drown chìm chết trôi

Mountain là núi, hill đồi
Valley thung lũng, cây sồi oak tree
Tiền xin đóng học school fee
Yêu tôi dùng chữ love me chẳng lầm

To steal tạm dịch cầm nhầm
Tẩy chay boycott, gia cầm poultry
Cattle gia súc, ong bee
Something to eat chút gì để ăn

Lip môi, tongue lưỡi, teeth răng
Exam thi cử, cái bằng licence...
Lovely có nghĩa dễ thương
Pretty xinh đẹp thường thường so so

Lotto là chơi lô tô
Nấu ăn là cook , wash clothes giặt đồ
Push thì có nghĩa đẩy, xô
Marriage đám cưới, single độc thân

Foot thì có nghĩa bàn chân
Far là xa cách còn gần là near
Spoon có nghĩa cái thìa
Toán trừ subtract, toán chia divide

Dream thì có nghĩa giấc mơ
Month thì là tháng , thời giờ là time
Job thì có nghĩa việc làm
Lady phái nữ, phái nam gentleman

Close friend có nghĩa bạn thân
Leaf là chiếc lá, còn sun mặt trời
Fall down có nghĩa là rơi
Welcome chào đón, mời là invite

Short là ngắn, long là dài
Mũ thì là hat, chiếc hài là shoe
Autumn có nghĩa mùa thu
Summer mùa hạ , cái tù là jail

Duck là vịt , pig là heo
Rich là giàu có, còn nghèo là poor
Crab thì có nghĩa con cua
Church nhà thờ đó, còn chùa temple

Aunt có nghĩa dì, cô
Chair là cái ghế, cái hồ là pool
Late là muộn, sớm là soon
Hospital bệnh viện, school là trường

Dew thì có nghĩa là sương
Happy vui vẻ, chán chường weary
Exam có nghĩa kỳ thi
Nervous nhút nhát, mommy mẹ hiền.

Region có nghĩa là miền,
Interupted gián đoạn còn liền next to.
Coins dùng chỉ những đồng xu,
Còn đồng tiền giấy paper money.

Here chỉ dùng để chỉ tại đây,
A moment một lát còn ngay ringht now,
Brothers-in-law đồng hao.
Farm-work đồng áng, đồng bào Fellow- countryman

Narrow- minded chỉ sự nhỏ nhen,
Open-hended hào phóng còn hèn là mean.
Vẫn còn dùng chữ still,
Kỹ năng là chữ skill khó gì!

Gold là vàng, graphite than chì.
Munia tên gọi chim ri
Kestrel chim cắt có gì khó đâu.
Migrant kite là chú diều hâu
Warbler chim chích, hải âu petrel

Stupid có nghĩa là khờ,
Đảo lên đảo xuống, stir nhiều nhiều.
How many có nghĩa bao nhiêu.
Too much nhiều quá, a few một vài

Right là đúng, wrong là sai
Chess là cờ tướng, đánh bài playing card
Flower có nghĩa là hoa
Hair là mái tóc, da là skin

Buổi sáng thì là morning
King là vua chúa, còn Queen nữ hoàng
Wander có nghĩa lang thang
Màu đỏ là red, màu vàng yellow

Yes là đúng, không là no
Fast là nhanh chóng, slow chậm rì
Sleep là ngủ, go là đi
Weakly ốm yếu healthy mạnh lành

White là trắng, green là xanh
Hard là chăm chỉ, học hành study
Ngọt là sweet, kẹo candy
Butterfly là bướm, bee là con ong

River có nghĩa dòng sông
Wait for có nghĩa ngóng trông đợi chờ
Dirty có nghĩa là dơ
Bánh mì bread, còn bơ butter

Bác sĩ thì là doctor
Y tá là nurse, teacher giáo viên
Mad dùng chỉ những kẻ điên,
Everywhere có nghĩa mọi miền gần xa.

A song chỉ một bài ca.
Ngôi sao dùng chữ star, có liền!
Firstly có nghĩa trước tiên
Silver là bạc, còn tiền money

Biscuit thì là bánh quy
Can là có thể, please vui lòng
Winter có nghĩa mùa đông
Iron là sắt còn đồng copper

Kẻ giết người là killer
Cảnh sát police, lawyer luật sư
Emigrate là di cư
Bưu điện post office, thư từ là mail

Follow có nghĩa đi theo
Shopping mua sắm còn sale bán hàng
Space có nghĩa không gian
Hàng trăm hundred, hàng ngàn thousand

Stupid có nghĩa ngu đần
Thông minh smart, equation phương trình
Television là truyền hình
Băng ghi âm là tape, chương trình program

Hear là nghe watch là xem
Electric là điện còn lamp bóng đèn
Praise có nghĩa ngợi khen
Crowd đông đúc, lấn chen hustle

Capital là thủ đô
City thành phố, local địa phương
Country có nghĩa quê hương
Field là đồng ruộng còn vườn garden

Chốc lát là chữ moment
Fish là con cá, chicken gà tơ
Naive có nghĩa ngây thơ
Poet thi sĩ , great writer văn hào

Tall thì có nghĩa là cao
Short là thấp ngắn, còn chào hello
Uncle là bác, elders cô.
Shy mắc cỡ, coarse là thô.

Come on có nghĩa mời vô,
Go away đuổi cút, còn vồ pounce.
Poem có nghĩa là thơ,
Strong khoẻ mạnh, mệt phờ dog- tiered.

Bầu trời thường gọi sky,
Life là sự sống còn die lìa đời
Shed tears có nghĩa lệ rơi
Fully là đủ, nửa vời by halves

Ở lại dùng chữ stay,
Bỏ đi là leave còn nằm là lie.
Tomorrow có nghĩa ngày mai
Hoa sen lotus, hoa lài jasmine

Madman có nghĩa người điên
Private có nghĩa là riêng của mình
Cảm giác là chữ feeling
Camera máy ảnh hình là photo

Động vật là animal
Big là to lớn, little nhỏ nhoi
Elephant là con voi
Goby cá bống, cá mòi sardine

Mỏng mảnh thì là chữ thin
Cổ là chữ neck, còn chin cái cằm
Visit có nghĩa viếng thăm
Lie down có nghĩa là nằm nghỉ ngơi

Mouse con chuột , bat con dơi
Separate có nghĩa tách rời, chia ra
Gift thì có nghĩa món quà
Guest thì là khách chủ nhà house owner

Bệnh ung thư là cancer
Lối ra exit, enter đi vào
Up lên còn xuống là down
Beside bên cạnh, about khoảng chừng

Stop có nghĩa là ngừng
Ocean là biển, rừng là jungle
Silly là kẻ dại khờ,
Khôn ngoan smart, đù đờ luggish

Hôn là kiss, kiss thật lâu.
Cửa sổ là chữ window
Special đặc biệt normal thường thôi
Lazy... làm biếng quá rồi
Ngồi mà viết tiếp một hồi die soon
Hứng thì cứ việc go on,
Còn không stop ta còn nghỉ ngơi!


Khuyến mại thêm cho cái ảnh chế Doraemon đọc thơ nhé
3.gif
3.gif


281881_135429559876387_100002280313650_232034_7654837_n.jpg




(sưu tầm)
 
30 lời khuyên học tiếng Anh

1. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội.

2. Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học.

3. Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếng Anh.

4. Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ.

5. Nên hỏi lại hoặc đề nghị ngườ nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa.

6. Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh

7. Áp dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau.

8. Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo các chủ điểm đó.

9. Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách cǎn cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển).

10. So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt.

11. Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa.

12. Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốt nhất.

13. Học thuộc các quy tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoại mẫu.

14. Nghe băng và tập viết chính tả thường xuyên.

15. Thử áp dụng các phương pháp trên trong khoảng 2 - 3 tháng, bạn sẽ biết ngay kết quả học tập của mình

***

16. Học bảng phiên âm tiếng Anh (các ký tự phát âm). Việc này sẽ giúp bạn phát âm chuẩn xác kể cả khi có hay không có giáo viên hướng dẫn. Hơn nữa, hiểu rõ quy luật của phiên âm tiếng Anh sẽ giúp bạn có thể dự đoán được cách phát âm của một từ mới mà bạn chưa gặp bao giờ.

17. Trở thành khán giả thường xuyên của 1 hay 1 vài kênh truyền hình Anh hoặc Mỹ. Ti vi là người thày dạy tiếng Anh thực tiễn tốt nhất và rẻ nhất. Ban đầu có thể bạn thấy không thể hiểu được họ đang nói gì, nhưng dần dần bạn sẽ quen với tốc độ và ngữ điệu tiếng Anh của người bản ngữ. Tiếp theo, bạn sẽ nắm bắt được ý chính của cuộc thảo luận hoặc bản tin.[/COLOR]

18. Mang theo 1 cuốn từ điển Anh – Anh bỏ túi (chọn loại của các NXB lớn như Oxford, Longman, Cambridge, MacMilan) và hình thành thói quen tra cứu khi nghi ngờ về nghĩa, cách sử dụng hoặc cách phát âm của mỗi từ. Nếu dùng từ điển trên điện thoại hoặc máy tính, chọn audio dictionary để nghe được cả tiếng Anh Anh và Anh Mỹ.

19. Tích cực ghi chép, dùng bút nhiều màu và bút nhớ dòng để phân loại kiến thức trong quá trình ghi chép.[/COLOR]

20. Xem phim có phụ đề tiếng Anh tối thiểu 3 lần/phim. Ví dụ: lần 1 – tắt hoàn toàn phụ đề, lần 2 – bật phụ đề tiếng Anh, lần 3 – bật phụ đề tiếng Việt.

21. Thuộc lời vài bài hát yêu thích, nghe kỹ cách phát âm và nối âm của ca sỹ. Tập hát sao cho thật giống với phát âm của họ

22. Không gì tuyệt vời bằng phối hợp cả 5 giác quan khi học tiếng Anh. Vì thế, hãy tập viết nhật ký hàng ngày bằng tiếng Anh, mỗi ngày 1 đoạn ngắn khoảng 50 từ. Có thể rủ thêm bạn để luyện tập qua hình thức trao đổi email hàng ngày.

23. Tìm hiểu về văn hóa của các nước nói tiếng Anh. Ví dụ, người Mỹ thích những người tự tin, tuyên bố “I can do it!” (Tôi có thể), còn người Anh thì có cảm tình với những người có kỹ năng thực dụng và khiêm tốn.

24. Tập viết chính tả là một cách dễ dàng và hiệu quả giúp phát triển kỹ năng nghe và chính tả. Nhờ một người bạn đọc vài đoạn văn trong báo hoặc trong sách để bạn viết ra những gì bạn nghe được. So sánh những nội dung bạn viết với văn bản gốc.

25. Đọc tin tức hoặc báo tiếng Anh, chọn chủ đề bạn thực sự quan tâm. Ví dụ: Nếu bạn là sinh viên khoa Tài chính - Ngân hàng, có thể bạn sẽ hứng thú với nhiệm vụ tìm hiểu xem các phóng viên nước ngoài trên tờ Times nhận định thế nào về tỉ giá vàng/đô, và sự hứng thú thực sự sẽ khiến bạn dễ dàng vượt qua rào cản ngôn ngữ. Thêm nữa, thói quen đọc sẽ tiết kiệm cho bạn được rất nhiều thời gian cho việc học từ vựng hay ngữ pháp. Thỉnh thoảng trong khi đọc, bạn có thể đọc to lên để rèn phát âm.

26. Kết bạn với người bản ngữ. Nhớ là đặt thật nhiều câu hỏi để kéo dài cuộc thoại giữa bạn và người nước ngoài. Khi người khác hỏi bạn, không chỉ trả lời ngắn gọn đầy đủ những thông tin cơ bản. Ví dụ, nếu có ai hỏi bạn “Bạn có thích sống ở Hà Nội không?” đừng chỉ trả lời “Có” hoặc “Không”, mà hãy giải thích tại sao.

27. Ứng dụng ngay từ vựng hoặc thành ngữ vừa mới học. Bạn sẽ không bao giờ quên khi liên tục sử dụng những từ mới.

28. Tham gia các diễn đàn, cộng đồng mạng và câu lạc bộ, đặt câu hỏi và trao đổi về ngữ pháp với các thành viên trong cộng đồng đó.

29. Nếu có điều kiện, nên sống một năm ở một nước nói tiếng Anh, hoặc sống với gia đình người bản xứ.

30. Đăng ký tham gia lớp học tiếng Anh tại 1 trung tâm tiếng Anh uy tín và có sĩ số lớp nhỏ để được giáo viên chỉ dẫn và sửa lỗi.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top