Tổng hợp các phương pháp giúp học Tiếng Anh tốt cho người Việt

[h=2] Cách học từ vựng Tiếng Anh siêu tốc[/h]
Để giỏi tiếng Anh, bạn phải kết hợp tốt rất nhiều kỹ năng và yếu tố khác nhau. Một trong số đó là trang bị một vốn từ “hoành tráng”. Tuy nhiên, việc học từ vựng vốn dĩ xưa nay với bất cứ người nào (thậm chí cả dân bản xứ) cũng là một công việc chả vui vẻ gì. Cứ nghĩ đến việc cầm một danh sách mấy chục từ mới rồi đọc lẩm bẩm cả ngày là người học đã buồn ngủ.

Những cách thức truyền thống mà học sinh vẫn thường được dạy khi học từ vựng là tập viết, đặt câu, đọc những bài văn liên quan đến từ đó, thậm chí…ngồi mà ngâm đến thuộc thì thôi. Một số cách mới hơn như "flash card" cũng không đạt hiệu quả cao, và mua chúng cũng chả rẻ gì. Vậy liệu thực sự không có cách nào học từ vựng tiếng Anh tốt hơn? Liệu có cách nào giúp bạn học nhanh, nhớ nhanh, hứng thú mà lại nhớ từ rất lâu, thậm chí ghi nhớ cả đời không?

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn một phương pháp học từ đặc biệt. Phương pháp này không có xuất xứ chính thức từ đâu cả, nó xuất hiện ngẫu nhiên với nhiều người học tiếng Anh và sau đó được phổ biến. Trong tiếng Việt, hãy tạm gọi phương pháp này là “Kỹ thuật tách ghép từ”

Hãy đến với ví dụ bên dưới đây

VD: Brusque (adj): lỗ mãn, cộc cằn

Ví dụ bạn vừa nhìn là một từ tiếng Anh rất khó và hiếm. Nếu bạn không phải là một kẻ ngày đêm cày tiếng Anh để đi du học hoặc ít ra có vài ngàn đô để đi nước ngoài chơi hè mà chỉ ngồi đọc sách GK thì yên tâm cả đời bạn sẽ chả phải gặp nó. Nhưng nếu bạn gặp phải nó một lần, làm thế nào để ghi nhớ nó trong một thời gian dài đây, Khi mà cơ hội bạn sẽ gặp lại nó trong cuộc sống là rất thấp. Nó không phải là những từ abc như love, hate, do, does để mà bạn “mưa dầm thấm lâu” được. Bí quyết là gì?

Hãy xem “kỹ thuật tách ghép từ” giải quyết vấn đề trên thế nào.

Từ BRUSQUE có thể tách là BRUS-QUE

Tiếp đó, từ BRUS được biến đổi thành BRUSH (bút vẽ) và từ QUE biến đổi thành từ QUEEN (nữ hoàng)

Bây giờ từ BRUSQUE ban đầu các bạn có BRUSH QUEEN

Như bạn thấy, những từ như BRUSH (bút vẽ) và QUEEN (nữ hoàng) là những từ vô cùng đơn giản với những người đã học tiếng Anh.

Bây giờ, với từ BRUSQUE ban đầu nghĩa là CỘC CẰN THÔ LỖ, bạn hãy liên tưởng nó đến BRUSH (bút vẽ) và QUEEN (nữ hoàng). Hãy tưởng tượng tại vương quốc của những cây bút vẽ, có một nữ hoàng ngự trị. Bà ta là một kẻ rất thô lỗ cộc cằn.

----> The BRUSH QUEEN is very BRUSQUE

Hãy để có trí tưởng tượng của bạn được thỏa sức phát triển. Hãy hình dung hình ảnh trong câu văn vừa rồi thành những gì sinh động nhất, thú vị nhất bạn tưởng tượng được ra trong đầu. Tưởng tượng và liên tưởng càng hay bao nhiêu, bạn càng nhớ từ lâu bấy nhiêu.

Giờ hãy dành thời gian xem lại một lần nữa ví dụ ở trên. Bạn đã thuộc từ tiếng Anh này chưa? Nếu rồi, chúc mừng bạn, bạn đang nắm trong tay một phương pháp học từ vô cùng hiệu quả.

Điểm mấu chốt của “kỹ thuật tách ghép từ” là nó dựa trên những từ gốc của từ người học đang nghiên cứu, sau đó biến đổi một cách cố ý để giúp người học lần sau gặp lại có thể dựa trên các đầu mối để nhớ ra từ. Có một kịch bản mà rất nhiều người học tiếng Anh gặp phải là: “Ồ mình đã gặp từ này một vài lần rồi nhưng không nhớ được nghĩa là gì?”

Rõ ràng nhiều học sinh có ý thức họ đã gặp từ tiếng Anh này rồi, nhưng những manh mối của họ quá nhạt nhòa nên chỉ dừng ở cảm giác chứ không thể nhớ ra chính xác nghĩa của từ đó là gì. Sau khi dùng kỹ thuật tách ghép từ, mỗi khi nhìn vào một từ nào đã từng học, những từ ngữ bị tách lập tức sẽ biến thành manh mối dẫn người học tới nghĩa chính xác của từ. Đây là một phương pháp rất hay dành cho những ai muốn nâng cao vốn từ vựng mà không quan trọng quá việc nhớ chính xác một từ viết thế nào, chỉ cần nhận ra mặt chữ là được.

Trở lại với BRUSQUE, nếu bạn đã đọc bài viết này, tôi tin rằng 99% bạn sẽ không thể quên được từ tiếng Anh trên. Mỗi khi bạn gặp lại nó trong văn bản nào đó, lập tức BRUS sẽ gợi bạn tới BRUSH và QUE sẽ gợi tới QUEEN. Câu chuyện sinh động thú vị và có phần vô lý (làm gì có vương quốc bút vẽ) sẽ giúp bạn nhớ chính xác từ mình đã học.

Dưới đây, để giúp các bạn hiểu hơn, bài viết xin cung cấp thêm vài ví dụ:

+ AUGUR(v) tiên đoán - Hãy nghĩ tới AUGUST (Tháng 8)

Tưởng tượng: Một vị pháp sư có khả năng AUGUR (tiên đoán) những gì xảy ra trong AGUST(tháng 8)

+ BERATE (v) nghiêm trách, trừng trị - Hãy nghĩ tới BE-A-RAT (một con chuột)

Tưởng tượng: Một cậu bé vì quá nghịch ngợm nên đã bị bà tiên trừng phạt, bà tiên BERATE (trừng phạt) cậu bằng cách MAKE HIM BE A RAT(biến cậu thành một con chuột)

Không có một cách tách ghép từ chuẩn xác nào cả, tất cả phụ thuộc vào tính sáng tạo của bạn. Càng sáng tạo bao nhiêu, việc học từ của bạn càng đơn giản và dễ dàng bấy nhiêu. Tuy có một số hạn chế, như không phải từ nào cũng có thể tách ra được, hoặc không phải ai cũng có sức sáng tạo mà ngồi tách ra được từng từ, nhưng quả thật đây là một cách học từ rất hay và hiệu quả. Hầu hết những ai đã thử qua phương pháp này đều nhận thấy rằng họ hầu như không quên từ mình đã học.

Những ví dụ trong bài được lấy từ cách tách từ của một bạn học sinh lớp 12 tại Hà Nội. Hiện bạn này đang viết một ebook về kỹ thuật tách từ này, đưa ra 500 từ phổ biến trong văn bản học thuật cấp cao tiếng Anh. Việc sử dụng ví dụ hoàn toàn được sự cho phép của bạn.

 
[h=2] Mười bí quyết học từ vựng tiếng Anh hiệu quả[/h] Tại sao từ vựng tiếng Anh lại quan trọng?
Từ vựng hết sức quan trọng vì nó truyền tải quan điểm, tư tưởng của ban. Ngữ pháp kết hợp từ lại với nhau nhưng hầu như ý nghĩa lại ở trong từ ngữ. Bạn càng biết được nhiều từ thì bạn sẽ càng giao tiếp được nhiều hơn. Sở hữu lượng từ vựng phong phú, bạn diễn đạt được nhiều điều hơn, còn nếu chỉ giỏi nguyên ngữ pháp thì vế sau chưa chắc đã đúng.
Bạn học từ vựng tiếng Anh như thế nào?
Chúng ta tăng vốn từ vựng chủ yếu bằng cách đọc thật nhiều tài liệu tiếng Anh. Là một sinh viên, bạn phải thường xuyên học và làm bài tập từ vựng. Dưới đây là mười bí quyết giúp bạn học từ vựng nhanh nhất.
Mười bí quyết học từ vựng tiếng Anh hiệu quả
1. Đọc, đọc và đọc
Chúng ta học từ vựng phần lớn thông qua đọc các văn bản. Bạn càng đọc nhiều thì vốn từ vựng của bạn càng phong phú. Trong khi đọc, hãy chú ý nhiều hơn tới những từ mà bạn không biết. Trước tiên, cố gắng dựa vào văn bản để đoán nghĩa, sau đó thì mới tra từ điển. Đọc và nghe những tài liệu phức tạp là một cách giúp bạn biết thêm được nhiều từ mới.
2. Củng cố kỹ năng đọc văn bản
Một nghiên cứu cho thấy rằng phần lớn các từ được học trong văn cảnh cụ thể. Để củng cố kỹ năng hiểu từ trong văn bản thì bạn nên đặc biệt chú ý đến cách mà ngôn ngữ được sử dụng.
3. Luyện tập thật nhiều và thường xuyên
Học một từ sẽ chẳng nghĩa lý gì nếu như bạn nhanh chóng quên nó đi. Nghiên cứu cho thấy ra rằng chúng ta thường phải mất 10 đến 20 lần đọc đi đọc lại thì mới có thể nhớ được một từ. Sẽ tốt hơn nếu bạn viết từ đó ra, có thể viết vào một tờ mục lục để có thể xem lại dễ dàng. Khi viết từ thì bạn nên viết cả định nghĩa và đặt câu có sử dụng từ đó. Ngay khi bạn bắt đầu học một từ mới nào đó thì hãy sử dụng từ đó luôn.
4. Tìm được càng nhiều mối liên hệ của từ càng tốt
Để không quên từ mới thì khi học bạn nên đọc to từ đó nhằm kích thích vùng nhớ âm thanh. Bên cạnh đó bạn nên tìm thêm nhiều từ đồng nghĩa với từ đó mà bạn đã biết. Ví dụ từ significant (quan trọng, đáng kể) có một nghĩa giống với từ important, momentous, sustantial,…Ngoài ra có thể liệt kê tất cả những thứ có thể khiến bạn nghĩ đến nghĩa của từ SIGNIFICANT. Và cuối cùng bạn hãy vẽ một bức tranh để lại ấn tượng mạnh mẽ mô phỏng ý nghĩa của từ.
5. Dùng các mẹo ghi nhớ
Một ví dụ thú vị với từ EGREGIOUS (rất tồi tệ). Nghĩ đến câu trứng ném vào chúng tôi (EGG REACH US)- hãy tưởng tượng chúng ta vừa phạm sai lầm tệ đến mức bị ném trứng và một quả trứng thối bay vào người chúng tôi (rotten EGG REACHes US). Bức tranh thú vị bằng ngôn ngữ này sẽ giúp bạn nhớ nghĩa của từ nhanh và lâu hơn. Người học cũng cảm thấy thú vị. Tương tự, bạn hãy tìm cho mình phương thức học phù hợp nhất. Mỗi người học theo cách khác nhau.
6. Dùng từ điển để tìm nghĩa những từ mà bạn không biết
Nếu bạn có sẵn chương trình tra từ trên máy tính thì hãy mở sẵn ra. Chúng ta có rất nhiều các dịch vụ hỗ trợ tra từ trên internet. Bạn nên tìm và sửa dụng chúng để tra những từ mà bạn không chắc chắn về nghĩa. Sử dụng từ điển đồng nghĩa khi bạn muốn tìm từ phù hợp nhất.
7. Chơi những trò chơi liên quan đến từ ngữ
Chơi trò chơi đố chữ như Scrabble, Boggle và ô chữ (crossword puzzles). Những trò chơi như thế này và nhiều trò chơi khác đều có sẵn trong máy tính vì thế mà bạn có thể tự chơi chứ không cần phải có người chơi cùng.Bạn cũng hãy thử dùng Từ điển điện tử Franklin. Đây là từ điển cài nhiều trò chơi đố chữ.
8. Sử dụng danh sách từ vựng
Đối với những sinh viên chú trọng nhiều tới từ vựng thì có rất nhiều tài liệu đáp ứng được nhu cầu này như SAT và GRE. Trên Internet cũng có nhiều trang học từ vựng hấp dẫn, thậm chí một số trang còn hỗ trợ tính năng gửi từ vựng cho bạn qua email mỗi ngày.
9. Thực hiện các bài kiểm tra từ vựng
Chơi các trò chơi như đã đề cập ở phần 7 để kiểm tra kiến thức của bạn đồng thời cũng giúp bạn học thêm được nhiều từ mới. Ngoài ra bạn cũng có thể làm các bài kiểm tra trình độ như SAT, GMAT, TOEIC, … Mỗi lần làm kiểm tra là một lần bạn biết được sự tiến bộ trong quá học tập của mình.
10. Tạo hứng thú khi học từ vựng
Học để đánh giá sự khác biệt tinh vi giữa các từ. Ví dụ cùng có nghĩa là “bao hàm” nhưng hai từ “denote” và “connote” lại không hoàn toàn giống nhau về mặt sắc thái biểu cảm. Học cách diễn đạt ý muốn nói bằng lời và khám phá cảm giác sung sướng khi có thể thổ lộ hết cảm xúc trong từng câu chữ. Biết đâu có khi vốn từ ngữ giàu có, phong phú lại quyết định tương lai của bạn. Ở các nước nói tiếng Anh, nắm vững từ vựng giúp chúng ta vượt qua xuất sắc các bài kiểm tra trình độ như SAT và GRE. Đây là những chương trình học có tính chất quyết định việc chúng ta có được vào Đại học không và nếu đỗ thì sẽ đủ điểm học trường nào. Nhìn chung kiểm tra ngôn ngữ cũng là một cách đánh giá chất lượng giao tiếp. Xây dựng vốn từ vựng là công cuộc cả đời của mỗi chúng ta. Hãy nhớ rằng “Mọi thứ bắt đầu từ ngôn ngữ”.

 
[h=2]Để tiếng Anh thực sự là “của mình”[/h]
Ai cũng biết “Học phải đi đôi với hành” nhưng tại sao rất nhiều người “học” cũng chăm, “hành” cũng thường xuyên mà vẫn không thể giao tiếp bằng tiếng Anh trôi chảy?

Với tiếng Anh, học là một chuyện, dùng được lại là một chuyện.

Tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ toàn cầu và “tiếng Anh trình độ C” không biết từ bao giờ đã là một cụm từ quen thuộc trong gần như tất cả các mẩu tin tuyển dụng. Bộ môn này giờ đây cũng là một bộ môn chính được đưa vào giảng dạy ngay từ bậc tiểu học. Không những thế, rất nhiều phụ huynh đã cho con mình làm quen với tiếng Anh trước cả khi đến trường học tiếng Việt.

Được học tiếng Anh ngay từ nhỏ nhưng không phải ai cũng sử dụng trôi chảy, áp dụng hiệu quả thứ ngôn ngữ này trong cuộc sống.

Ai cũng biết “Học phải đi đôi với hành” nhưng tại sao rất nhiều người “học” cũng chăm, “hành” cũng thường xuyên mà vẫn không thể giao tiếp bằng tiếng Anh trôi chảy?

Liên quan đến thực trạng này, ông Paul Bell - cố vấn chuyên môn của Tập đoàn Ngôn ngữ & Kỹ năng AAC chia sẻ:

Hãy tư duy bằng tiếng Anh


Hầu hết người Việt đều có thói quen nghe tiếng Anh sau đó dịch ra tiếng Việt rồi lại suy nghĩ bằng tiếng Việt và dịch sang tiếng Anh để đối đáp. Quá trình này làm cho tốc độ giao tiếp bị giảm đáng kể, gây “nhiễu” và từ đó làm cho khả năng vận dụng tiếng Anh bị ảnh hưởng.

Thói quen này là một điều rất dễ hiểu vì khi mới học ngoại ngữ, chúng ta cần có thời gian để làm quen và thích nghi với một thứ ngôn ngữ mới. Nó giống như khi chúng ta tập đi xe đạp vậy, trong đầu luôn nghĩ “mắt nhìn thẳng, đạp đều và chú ý giữ thăng bằng”. Vậy bây giờ, khi đi xe đạp, có ai vẫn vừa đi vừa nghĩ “mắt nhìn thẳng, đạp đều và chú ý giữ thăng bằng” nữa hay không?

Như đã nói ở trên, thói quen này chỉ được chấp nhận với những người mới bắt đầu. Khi đã có một vốn tiếng Anh tàm tạm, các bạn cần luyện nghe hiểu tiếng Anh mà không cần dịch ra thành văn tiếng Việt rồi tư duy bằng tiếng Anh để phản hồi.

Việc dịch đi dịch lại là dành cho phiên dịch, và ai cũng biết rằng, để dịch đi dịch lại như vậy mà vẫn đảm bảo trôi chảy thì cần phải học những lớp chuyên sâu về phiên dịch. Hiếm thấy phiên dịch viên nào không học qua lớp chuyên sâu này.

Với tiếng Anh, học là một chuyện, dùng được lại là một chuyện.


Hãy diễn đạt ý của mình bằng các cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh đơn giản

Tiếng Anh và tiếng Việt là 2 ngôn ngữ khác nhau với ngữ pháp khác nhau, cách diễn đạt cũng khác nhau. Rất nhiều học viên khi trao đổi với tôi, tôi không thể hiểu nổi đang nói cái gì vì diễn đạt quá trúc trắc do cố gắng dịch theo kiểu diễn đạt của tiếng Việt.

Hãy nhớ rằng tiếng Anh cũng có rất nhiều cấu trúc đơn giản. Hãy tận dụng những gì bạn đã biết để diễn đạt ý của mình. Diễn đạt “ý” chứ không dịch chuẩn xác từng từ, hãy diễn đạt theo ngữ cảnh chứ đừng dịch từng câu từng chữ.

Nếu gặp từ nào các bạn không biết hoặc không chắc chắn, hãy sử dụng một từ khác có nghĩa tương tự, dù có thể không thật chuẩn xác 100% hoặc khác nhau về mức độ, nhưng suy cho cùng, để người ta hiểu ý của mình còn hơn là ấp úng mãi không nên lời.

Hãy tham gia các lớp học tiếng Anh tại những đơn vị uy tín hoặc tham gia một câu lạc bộ tiếng Anh - tại những nơi này, bạn sẽ được học cách áp dụng những gì tôi đã trình bày ở trên một cách rất tự nhiên. Học từ thầy cô giáo là học kiến thức, học từ bạn học là học cách áp dụng.

Chúc các bạn có thể tự tin và thực sự biến tiếng Anh thành của mình!


Nguồn Dân Trí

 
[h=2]Để nói tiếng Anh trôi chảy[/h]

Khi học một ngoại ngữ nói chung, điều mà người học thường mong muốn nhất là làm thế nào để nói trôi chảy ngôn ngữ đó.

Trong những năm gần đây, việc học tiếng Anh trở thành một nhu cầu phổ biến, nhưng mối quan tâm về nâng cao hiệu quả học vẫn rất lớn.

Trao đổi với bà Jenny H. - Trưởng phòng Đào tạo của Tập đoàn Ngôn ngữ & Kỹ năng AAC, người đã có nhiều năm kinh nghiệm thực tế trong việc giảng dạy và xây dựng chương trình giảng dạy ngoại ngữ, chúng tôi đã nhận được những chia sẻ rất hữu ích và lý thú. Hi vọng những kinh nghiệm này sẽ giúp ích cho các bạn đã, đang và chuẩn bị học tiếng Anh.

Hãy thử làm theo các bước sau xem sao nhé.

Hãy làm bạn với một cuốn từ điển “tốt”

Điều trước tiên nên làm để nâng cao khả năng nói trôi chảy, bạn nên sử dụng từ điển thường xuyên. Hãy lưu ý, một cuốn từ điển phù hợp là từ điển Anh – Anh dành cho người học (khác với cuốn dành cho người bản ngữ, loại này không phù hợp). Vì sao bạn cần từ điển Anh – Anh? Cách giải thích trong từ điển Anh – Anh sẽ giúp bạn hiểu được nghĩa thực sự của từ. Những ví dụ trong từ điển sẽ giúp bạn hiểu cách sử dụng của từ với những nhóm từ liên quan khác; hiểu cách sử dụng từ theo câu. Như vậy, bạn sẽ dần học được cách sử dụng từ đúng, hiểu được những khác biệt giữa những từ gần nghĩa hay những từ dễ gây nhầm lẫn.

Muốn “đầu ra” tốt, cần có một “đầu vào” đủ:

Bạn có thể bắt gặp lời khuyên hãy thực hành tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Điều này sẽ tác dụng ngược lại nếu bạn không có đủ “đầu vào”. Luyện tập mà thiếu vốn từ, bạn có thể hình thành thói quen nói sai. Những câu nói sai sẽ được hình thành dần trong não bạn.

Vậy đầu vào ở đây là gì? Là một vốn từ vựng kha khá được mở rộng theo thời gian (mỗi ngày học thêm 3 đến 5 từ chẳng hạn), những nguồn tiếng Anh chuẩn từ đài phát thành hay truyền hình, sách báo do những nước nói tiếng Anh phát hành. Việc này tạo ra “môi trường tiếng Anh” cho bạn. Hãy liên tưởng việc này giống như khi bạn còn nhỏ, bạn học tiếng mẹ đẻ từ môi trường xung quanh.

troi-chayAnh-2_ccb78.jpg


Điều quan trọng cần nhớ, đầu vào phải là tiếng Anh chuẩn. Và phải chọn lọc những thứ bạn muốn học, vì bạn không thể học hết tất cả mọi thứ. Học theo tình huống thực tế. Bạn cũng cần ghi nhớ điều này: tiếng Anh trôi chảy là phát âm rõ ràng, nói đúng ngữ pháp. Trôi chảy hoàn toàn không có nghĩa là bạn phải nói thật nhanh.

Dục tốc bất đạt - Nền tảng vững chắc về ngữ pháp là điều kiện tối quan trọng

Điều này giúp cho người giao tiếp với bạn hiểu dễ hơn những gì bạn nói. Từ góc độ của người học, những khó khăn cản trở bạn nói trôi chảy có lẽ xuất phát từ việc ngôn ngữ này có quá nhiều cấu trúc và số lượng từ vựng quá lớn. Có nhiều từ và cấu trúc câu có nghĩa tương tự. Nếu bạn nhớ một nửa của mỗi câu, bạn sẽ mắc lỗi khi ghép chúng lại với nhau. Việc ghép lại như vậy có thể tạo nên những câu có thể hiểu được nhưng sai hoặc thậm chí những câu chẳng có nghĩa gì.

Vì vậy, để nói tiếng Anh trôi chảy, bạn cũng cần cố gắng tránh nói sai ngữ pháp. Nếu bạn không chắc chắn hoặc chưa sử dụng ngôn ngữ này đủ lâu, hãy cố gắng dùng những cấu trúc ngữ pháp đơn giản. Ví dụ, dùng quá khứ đơn giản với một mốc thời gian cụ thể thay cho hiện tại hoàn thành. Thực tế, với ngữ pháp cơ bản và vốn từ vựng tốt đã đủ để bạn có thể nói tiếng Anh hiệu quả và trôi chảy rồi. Lưu ý, trong ngôn ngữ nói của Anh Mỹ, người ta thường sử dụng quá khứ đơn giản và hiện tại hoàn thành ngược lại với những nguyên tắc ngữ pháp.

Biết rồi khổ lắm nõi mãi - Vấn đề về phát âm

Để nói trôi chảy, bạn cũng cần kiên trì luyện tập phát âm. Sự khác biệt trong cách phát âm ngôn ngữ mẹ đẻ với tiếng Anh là một khó khăn vì không có những âm thanh tương tự trong tiếng mẹ đẻ của bạn. Những lớp dạy về phát âm là nơi có thể giúp bạn làm được điều này. Vì bạn sẽ được hướng dẫn về chuyển động của môi/hàm, vị trí đặt lưỡi/răng, dòng hơi để tạo ra âm thanh mới không có trong tiếng mẹ đẻ của bạn. Thực hành những điều này sẽ giúp bạn phát âm tốt hơn.

Ngoài những gợi ý trên, có một số phương pháp khác. Ví dụ như, bạn có thể thấy ai đó khuyên bạn đừng cố gắng dịch từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh khi nói. Điều này đúng, nhưng rất khó thực hiện đối với người mới học. Vì vậy, hãy kiên trì và cho bản thân đủ thời gian để vượt qua giai đoạn này. Ngoài ra, nếu bạn muốn học tiếng Anh phục vụ cho mục đích học tập, hãy lựa chọn học theo băng/ đĩa. Tiếng Anh từ phim ảnh thì có ích và phù hợp ngôn ngữ nói và giao tiếp thông thường.

Buổi trao đổi được thực hiện với sự giúp đỡ từ: Tập đoàn Ngôn ngữ & Kỹ năng AAC


Nguồn Dân Trí

 
[h=2] Cách phát âm “t” trong tiếng Anh - Mỹ[/h] Trong một số trường hợp, người Mỹ hay “nuốt” âm t. Âm t lại là một âm mạnh, hay xuất hiện nên giọng Anh - Mỹ có một số cách phát âm âm t này khác đi...

Quy tắc phát âm "t"

1. t nguyên là t:

Trường hợp này thì khá là đơn giản. Khi t đứng đầu từ hoặc khi không đứng đầu từ nhưng lại được nhấn trọng âm vào nó thì người Mỹ cũng phải phát âm tt. Ví dụ như ten, tooth, content…

2. t phát âm thành d:

Khi t đứng giữa từ, không bị nhấn trọng âm thì thường người ta phát âm t nhẹ hẳn đi và t trở thành d. Ví dụ:

Water thành /'wɔ:də/, daughter thành /ˈdɔdər/, later thành /leɪdə(r)/, meeting thành /'mi:diɳ/, better thành /´bedə/…

T cũng được phát âm thành d khi nối âm t từ cuối từ này vào nguyên âm của từ đứng sau nó (âm đầu này không được nhấn trọng âm). Ví dụ như trong A lot of, bought a…

3. t “câm:”

Một số trường hợp, người nói lười đến nỗi không những không đổi t thành d mà còn bỏ luôn cả t, không phát âm nữa. Điển hình là khi trước nó là âm n (lưu ý là các trường hợp ở 2 và 3 chỉ áp dụng khi không gặp trọng âm thôi nhé):

Twenty sẽ thành twenny, interview nghe như innerview, international nghe như innernational…


Một trường hợp khác nữa là khi kết thúc từ bằng t, nếu không ảnh hướng đến nghĩa của từ thì bạn khó có thể nghe được người ta phát âm chữ t đó ra. T thường thành “câm” trong các trường hợp như: what, put, set not…

 
[h=2]Làm thế nào để từ bỏ giọng Anh - Việt[/h]
Rất nhiều người sở hữu một vốn tiếng Anh kha khá, nói tiếng Anh như gió nhưng kỹ năng nghe lại yếu hơn rất nhiều so với các kỹ năng còn lại, ảnh hưởng đến việc sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp.

Lý do rất đơn giản là vì họ có thói quen nói tiếng Anh theo giọng Anh - Việt và từ đó làm cho việc nghe của họ bị nhiễu. Điều này cũng hợp lô-gíc thôi, bởi vì trong đầu họ lâu ngày đã hình thành “một hình ảnh” hơi lệch lạc của âm thanh của các từ, dẫn đến quá trình nghe - giải mã âm thanh bị nhiễu.

Chúng tôi đã có một buổi trao đổi hữu ích với ông Paul Bell, cố vấn chuyên môn của Tập đoàn Ngôn ngữ & Kỹ năng AAC, về việc làm thế nào để khắc phục tình trạng này:

Việc hình thành giọng Anh Việt là một điều rất dễ hiểu do đặc thù về phát âm của tiếng Việt và tiếng Anh quá khác nhau, thêm nữa là cơ địa của người phương Tây cũng khác người phương Đông. Sống trong một môi trường nói tiếng Việt thì tiếng Anh của chúng ta bị ảnh hưởng cũng không có gì lạ.

eng-Anh-1_17db0.jpg
Nhưng tại sao có những người con của Việt Nam, lớn lên tại Anh, Pháp, Đức… lại vẫn có thể nói tiếng bản địa chuẩn xác không khác gì người dân của chính quốc gia đó? Đó chính là do môi trường đã tác động lên họ, giúp họ “luyện” nói được chuẩn.

Điều này có nghĩa là nếu chúng ta chịu khó luyện, một ngày nào đó không xa, chúng ta cũng có thể từ bỏ được giọng Anh Việt của mình, để khi nói tiếng Việt có giọng Việt chuẩn và khi nói tiếng Anh có giọng Anh chuẩn.

Tôi xin đưa ra một số lời khuyên để giúp các bạn có thể nhanh chóng từ bỏ giọng Anh Việt và có thể giao tiếp, sử dụng tiếng Anh với giọng Anh chuẩn:

1. Hãy bao trùm cuộc sống của bạn trong tiếng Anh càng nhiều càng tốt, để cho não bộ của chúng ta quen với giọng Anh chuẩn. Việc này ngày nay có thể thực hiện dễ dàng thông qua việc nghe nhạc, xem phim hay chỉ đơn giản là bật các kênh thông tin, thời sự bằng tiếng Anh.

eng-Anh-2_6bf86.jpg
2. Kiên trì luyện tập nhưng đừng bắt ép bản thân quá đáng. Việc “vào quy củ” rất khó khăn trong thời gian đầu nên khi thấy “luyện mãi mà lưỡi vẫn cứng” thì nên ngừng lại. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên rằng tại sao hôm qua lưỡi “cứng” thế mà chỉ qua một hôm thôi đã “mềm” như thế này rồi.

3. Hãy nghiêm túc làm quen với hệ thống phiên âm quốc tế để làm sao khi nhìn qua phiên âm là bạn có thể hình dung ra chính xác từ đó phải phát âm thế nào. Điều này không có nghĩa là phải phát âm chuẩn ngay, nhưng ít nhất nó giúp chúng ta biết được chúng ta sai ở đâu và cần làm gì để sửa.

4. Một vấn đề rất quan trọng là chuyển động, vị trí của miệng, lưỡi, môi… cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc phát âm. Bạn có thể bắt chước mãi mà phát âm một từ không chuẩn nhưng chỉ cần để ý miệng của người bản ngữ một lần, bạn đã có thể nhanh chóng nhận ra sự khác biệt.

eng-Anh-3_c487c.jpg
Một học sinh của tôi dù mất rất nhiều thời gian những vẫn không thể thể hiện được sự khác biệt giữa một từ rất hay dùng - beach với một từ không nên dùng - bitch. Nếu nhầm lẫn phát âm 2 từ này thì hậu quả rất không hay. Tôi đã chỉ cho anh ta rằng, để phát âm từ beach, anh ta chỉ cần làm cho 2 khóe môi càng cách xa nhau càng tốt, như thể đang chuẩn bị cười vậy. Và vấn đề đã được giải quyết chỉ trong chớp mắt.

5. Nếu có điều kiện, hãy tự ghi âm và nghe lại để thấy rằng cùng một người nói (chính là giọng của bạn) nhưng những gì bạn tự nghe thấy khi đang nói khác xa so với những gì mà người ta thật sự nghe thấy.

6. Trước khi luyện tập sâu hơn, hãy cố gắng phát âm thật rõ ràng các âm đuôi trong tiếng Anh, tất nhiên đừng phát âm thừa. Thói quen này sẽ làm cho cơ miệng của bạn quen hơn với việc phát âm giọng Anh chuẩn.

7. Một số trường hợp khó dù đã thử nhiều lần mà không được, bạn hãy liệt kê lại rồi nhờ một người bản ngữ hay một ai đó có giọng chuẩn hơn giúp đỡ bạn. Không gì bằng kinh nghiệm thực tế của người đi trước cả.

8. Cuối cùng, hãy kiên nhẫn, “dục tốc bất đạt”. Hãy cố gắng nói tiếng Anh chậm rãi mà chuẩn còn hơn nói nhanh mà không chuẩn, tất nhiên nếu bạn vẫn muốn luyện tập để từ bỏ giọng Anh Việt của mình.

Chúc các bạn thành công!

Nguồn dân trí

 
[h=2]Cách đạt điểm cao môn tiếng Anh[/h]
Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 sẽ bắt đầu. Sau đây là những tư vấn của Thầy Nguyễn Quốc Hùng M.A để đạt điểm tối đa môn tiếng Anh.

diem%20tuyet%20doi%20mon%20tieng%20anh.jpg


Thầy Nguyễn Quốc Hùng M.A chia sẻ cách đạt điểm tuyệt đối môn tiếng Anh (Ảnh: Phạm Thịnh)


Hai loại hình mới trong đề thi trắc nghiệm


Loại hình chức năng ngôn ngữ nghĩa là trong một tình huống giao tiếp cụ thể sẽ phản ứng ra sao. Ví dụ, khi giận dữ thì nói gì, khi vui vẻ thì nói gì, khi đồng ý nói thế nào, không đồng ý nói ra sao, khi người ta có tin vui thì chia vui thế nào, khi bạn nghe một tin buồn thì nói gì…

Với loại hình bài này, bài thi là một đoạn hội thoại để một chỗ trống để thí sinh điền vào đó câu hồi đáp thông tin mang chức năng ngôn ngữ. Ví dụ: Tôi được tin anh có đứa con trai đầu tiên, xin chúc mừng anh. Thí sinh có thể đáp lại sự chia vui là: Cám ơn anh. Chúng tôi đã mong đợi từ lâu. Hay: Hôm qua tôi bị mất xe máy. Hồi đáp lại: Tiếc quá nhỉ/ Anh mất ở đâu/ Tại sao lại mất/Xe máy của anh mới hay cũ…

Đối với bài tập phát âm, có hai loại.

Thứ nhất, cho 4 từ, trong đó có 3 từ có cách phát âm giống nhau và 1 từ phát âm khác, và yêu cầu thí sinh đánh dấu vào từ phát âm khác đó. Ví dụ, bài tập cho 4 từ man, ban, can, day (từ phát âm khác là day).

Thứ hai là đánh dấu trọng âm từ. Nếu trong tiếng Việt, thanh điệu giữ vai trò quan trọng; thì trong tiếng Anh, giá trị quan trọng nhất là trọng âm. Nghĩa là, bất cứ một từ nào cũng đều phải có một trọng âm. Cũng giống như bất cứ một từ nào trong tiếng Việt phải có một thanh điệu. Với loại này, bài thi sẽ cho vài từ tiếng Anh để thí sinh đánh dấu trọng âm rơi vào âm tiết thứ mấy. Ví dụ: happy (trọng âm rơi vào ha), economic (trọng âm rơi vào co).

Củng cố và nắm vững kỹ thuật: Quy trình luyện thi bao gồm 2 giai đoạn.

Giai đoạn một, củng cố tất cả các kiến thức đã được học, bao gồm từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp. Giai đoạn hai, huấn luyện về mặt kỹ thuật thi.

Tất nhiên, những kiến thức phải được tích lũy trong cả quá trình học từ lớp 10 đến lớp 12. Bởi vậy, những khóa học luyện thi đúng đắn nhất phải diễn ra từ sớm, ít nhất 6 - 8 tháng chứ không phải 1 - 2 tháng.

Với thời gian 1 tháng, có 3 việc quan trọng cần làm.

Thứ nhất, là huấn luyện về mặt kỹ thuật thi. Nghĩa là, một bài trắc nghiệm đưa ra 4 đáp án, người được luyện thi phải loại được 3 đáp án, còn lại 1 đáp án đúng. Trong 4 đáp án, 2 đáp án có thể loại được ngay tại chỗ, 2 đáp án còn lại, thí sinh cần phải phân tích về mặt đồng nghĩa, cấu trúc ngữ pháp để xác định 1 đáp án đúng.

Thứ hai, tổng kết và ghi nhớ lại các tình huống giao tiếp trong những bài hội thoại đã được học. Ôn kỹ lại, trong từng trường hợp thường có cách hỏi - đáp như thế nào.

Thứ ba, làm những bài tập cụ thể và có tính thời gian để huấn luyện. Khi làm bài, học sinh có thể tách nhỏ đề thi ra. Và, mỗi bài tập nhỏ cũng phải đặt giờ. Ví dụ, bài tập nhỏ gồm 5 câu yêu cầu chọn đáp án đúng làm xong trong 5 phút (mỗi câu làm trong 1 phút). Sau đó, phấn đấu 5 câu làm trong 4 phút, rồi 3 phút. Với cách luyện như vậy sẽ tăng cường khả năng phản xạ ngôn ngữ và khi vào thi rất vững vàng.

Những lưu ý khi làm 4 loại bài trắc nghiệm

Thi trắc nghiệm về từ: trong một câu sẽ bỏ trống 1 chỗ và cho 4 từ đồng nghĩa để thí sinh chọn 1 từ điền vào cho phù hợp. Ví dụ: We successfully ..... our plan (carried out, made, did, produced), trong trường hợp này carried out là phù hợp nhất.

Trắc nghiệm về thành ngữ: bài thi sẽ cho những câu thành ngữ có bỏ trống một chỗ và yêu cầu thí sinh điền đúng từ. Bởi vậy, thí sinh phải học thuộc lòng thành ngữ có trong các bài học từ lớp 10 đến lớp 12 thì mới làm được. Ví dụ: Be ...... time or a few minutes early. (at, under, on, right); trong trường hợp này on là phù hợp nhất.

Trắc nghiệm về ngữ pháp: tức là chọn 1 trong 4 từ để điền vào chỗ trống trong câu cho đúng ngữ pháp. Ví dụ: She ........got a new bag. (have, has, had, having). Trong 4 từ, “has” là từ thích hợp nhất. Yêu cầu với thể loại bài này, HS phải thuộc mẫu câu, cách dùng động từ, thời của động từ, câu giả định, câu điều kiện, các sử dụng tính từ, cách ghép từ…

Trắc nghiệm về ngữ âm:
Cách thứ nhất, cho 4 từ chọn 1 từ có ngữ âm khác. Cách thứ hai là cho 4 từ, yêu cầu thí sinh phải tìm đúng chỗ đánh dấu trọng âm trong mỗi từ. Ví dụ, cho một từ có 4 âm tiết e-co-no-mic để thí sinh đánh dấu trọng âm. Vị trí trọng âm đúng là 'no: econo'mic.


Theo: Thầy Nguyễn Quốc Hùng, M.A (Giáo dục/VTC)

 
Cách học tốt môn Anh văn

Bạn có thể học tốt môn tiếng anh theo những cách sau nhé:

1.Thích nói Tiếng Anh và thoải mái khi nói:

Khi sử dụng Tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi, vì nếu không mắc lỗi, có nghĩa là bạn chẳng học được gì. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi.Cũng giống như một em bé sẽ không thể đi được nếu như sợ bị vấp ngã.

2.Xác định xem bạn thích hợp với cách học nào:


Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh,bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa Tiếng Anh và hình ảnh. Ví dụ, bạn có thể xem phim có phụ đề Tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng Tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người yêu âm nhạc thì nghe các bài hát Tiếng Anh theo sở thích hoặc theo trình độ càng nhiều càng tốt là sự lựa chọn hoàn hảo. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp va so sánh Tiếng Việt với Tiếng Anh.

3.Học cách ghi nhớ:

Bạn có thể luyện trí nhớ của mình qua các sách hướng dẫn.Muốn

trở thành học sinh giỏi Anh Văn thì nhất thiết phải chú trọng đến việc này đó các bạn ạ.[/I]

4.Tạo ra cho mình một môi trường Tiếng Anh:

Ai cũng có góc học tập phải không nào?Ở cái góc học tập ấy, bạn hãy ghi những từ mới cần học. Mỗi lúc ngồi vào bàn là lại nhìn thấy, ai mà quên được,phải không nàoBig Grin. Bao giờ thuộc hết rồi thì thay từ khác Bạn hãy tranh thủ đọc,nghe và nói Tiếng Anh ở mọi lúc, mọi nơi nha.

5.Hãy nối mạng:

Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều websitehữu dụng cho việc học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và bây giờ, quan trọng hơn cả là: giao tiếp.Nhưng phải nhớ, cái gì cũng có chừng mực, các bạn chỉ nên lên mạng nhiều nhất là 4 tiếng một ngày thôi nhé

6.Học từ vựng một cách có hệ thống:


Xin bạn lưu ý rằng học Tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình.Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng nên liệt kê một dãy dài các từ ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra từng mục chẳng hạn:

_Chủ đề: shopping, holidays, money, weather...

_Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake...

_Động từ kép:to grow up, to fell off, to look after...

_Ngữ cố định : on the other hand, in my opinion,b y the way...

_Thành ngữ :once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue...

_Ngữ có giới từ: at nigh, at the weekend,i n March,i n 2008...

Trên đây là các kinh nghiệm học môn Anh Văn của Uno.Môn Tiếng Anh cũng không phải là môn học "khó xơi"lắm đâu.[/I]


Nói chung, môn Anh có 5 cái quan trọng nhất !


Listening:

Mình thường xuyên nghe đài BBC. Siêng nữa thì thu băng lại để nghe kỹ nhiều lần: lần đầu nghe để nắm sơ lược nội dung, lần sau nghe ngữ điệu, phát âm và từ mới. Nghe đi nghe lại nhiều lần sẽ học được cách đọc nối từ và ngữ điệu toàn câu, điều không hề có trong tiếng Việt. Hiện nay truyền hình cáp và KTS đều có các kênh nói tiếng Anh, chất lượng âm thanh tốt hơn nhiều, việc luyện Listening theo tôi ko đến nỗi quá khó. Thư giãn thì nghe nhạc tiếng Anh, nhưng không phải nghe không mà chú ý cả cách sử dụng từ vựng trong bài. Cũng có khi nghe chỉ để thưởng thức âm nhạc, nhưng việc chú ý đến nội dung, theo tôi, là rất quan trọng. Nếu không dễ xảy ra tình trạng thích bài nhạc nào đó, hát nghêu ngao mà không cần biết nội dung như thế nào, người khác nghe được sẽ cười cho!!! Nếu có thời gian rảnh hơn thì thu băng giọng mình nói, một dạng kiểu "spoken diary", cũng khá thú vị, vừa kiểm tra được ngữ điệu và vốn từ vựng của mình.


Speaking:

Listening và Speaking liên quan mật thiết với nhau. Một người nghe hỏi mà ko hiểu thì làm sao có thể trả lời được? Vậy nên từ vựng vô cùng cần thiết. Ngữ pháp theo tôi không quan trọng lắm! Dĩ nhiên nói đúng ngữ pháp sẽ khiến người nghe dễ hiểu hơn và thể hiện trình độ của người nói hơn. Tuy nhiên lưu ý ngôn ngữ nói có ngữ pháp riêng của nó. Cũng giống như tiếng Việt, ngữ pháp trong ngôn ngữ nói rất đa dạng, uyển chuyển. Ta có thể nói chỉ một từ người nghe cũng hiểu được, ko cần lúc nào cũng là một câu hoàn chỉnh. Như vậy tóm lại Speaking cần 2 điều: từ vựng và phản xạ nói. Từ vựng ở đây bao gồm cả cách phát âm đúng và sử dụng từ đúng ngữ cảnh. Phản xạ nói bao gồm nhịp độ trả lời và cách trả lời cho phù hợp. Không phải cứ nhanh là đúng! Nhưng chắc hẳn không nói ra thì ko bao giờ có thể đúng được! Vì thế ta đừng quá ngại ngùng, rụt rè khi có cơ hội giao tiếp, nhưng cũng cần để ý đến lỗi sai để sửa, tránh dùng sai riết thành quen, sau này khi muốn sửa lại sẽ rất khó! Vậy ngay từ bây giờ hãy nói chuyện với bạn bè, thầy cô, người nước ngoài bằng tiếng Anh càng nhiều càng tốt!


Reading:

Hãy đọc thật nhiều sách báo tiếng Anh bản gốc, để ý cách dùng từ, chơi chữ, văn phong của tác giả. Đọc nhiều chuyên mục, lĩnh vực, tìm hiểu thêm về những thuật ngữ thường dùng trong đời sống hằng ngày. Reading giúp ích rất nhiều cho Writing, vì thế nếu có thời gian, nên dành 1/2g mỗi ngày đọc một cái gì đó bằng tiếng Anh!

Writing:

Viết nhật ký bằng tiếng Anh là một cách học hay và có kết quả. Muốn giỏi viết thì ko có cách nào khác hơn là viết nhiều và sửa nhiều. Một nhà báo nổi tiếng muốn viết một bài xã luận hay còn phải viết đi viết lại 4 lần. Mình bình thường thì chỉ cần 3 lần cũng tốt rồi! Lần đầu nháp, lần hai viết hoàn chỉnh, lần ba sửa lỗi. Những bước này tôi đều áp dụng với các lớp học môn Writing và thấy có hiệu quả. Ngữ pháp rất quan trọng trong môn Writing. Để có giọng văn uyển chuyển, ta cần phải nắm vững các quy tắc ngữ pháp và sử dụng chúng thật thành thạo. Từ vựng cũng rất quan trọng, chú ý ko sai chính tả. Ngoài ra muốn văn hay thì người viết phải có óc quan sát và tổ chức tốt. Óc quan sát nhằm mô tả sinh động, còn tổ chức tốt nhằm biểu đạt khúc chiết những điều mình muốn nói. Quy tắc 1-2-3 là một quy tắc rất hay! Nếu chưa nghĩ ra 3 ý để phát triển bài văn thì khoan hãy viết! Và vì 3>1 nên ý hay nhất nên để dành nói sau cùng ("save the best for the last"!)

Học tốt cả 4 kỹ năng tức không thể bỏ qua phần từ vựng và ngữ pháp. Ngữ pháp muốn giỏi thì học kỹ các quy tắc, làm nhiều bài tập và cuối cùng là sử dụng thật nhiều trong văn nói và viết. Từ vựng cũng thế! Biện pháp sau của tôi tuy cũ nhưng rất hữu ích: các bạn nên chịu khó luôn mang theo bên mình quyển sổ tay nhỏ, khi thấy có vật gì hay điều gì muốn diễn đạt bằng tiếng Anh ko được thì nên ghi chép lại để về tra cứu thêm. Quyển sổ cũng để ghi chú những từ vựng hay, những chủ đề các bạn yêu thích hoặc đơn thuần chỉ là những từ tình cờ học được. Việc ghi ra có thể giúp một số bạn; một số bạn khác cần có hình ảnh, màu sắc mới nhớ thì có thể vẽ hoặc tạo một ký hiệu nào đấy để dễ học. Đây là cơ cấu não bộ của riêng mỗi người, các bạn nên linh động thay đổi sao cho phù hợp.

Tóm lại, theo tôi, nếu xem việc học nhẹ nhàng, vui vẻ thì hiệu quả đạt được sẽ cao hơn. Tiếng Anh cũng giống như các môn học khác, muốn thấm sâu, thấm lâu thì cần phải có một thời gian đầu tư nhất định. Đừng quá nôn nóng vội vã mà hãy lên kế hoạch cho việc học của mình mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng và quyết tâm thực hiện thật gắt gao. Sau một thời hạn nhất định, bạn sẽ thấy ngạc nhiên với kết quả mình đạt được. Chúc các bạn thành công.
 
[h=2]Bí kíp học tiếng Anh để trở thành cuốn "từ điển sống"[/h]
Nếu cứ học "chay" thì từ vựng Tiếng Anh rất khó nuốt, nhưng nếu biết cách học thì nó sẽ khắc sâu vào đầu bạn lâu dài. Sau đây là một vài "bí kíp" nho nhỏ giúp bạn dần trở thành một cuốn "từ điển sống".

1. Liên hệ thực tế

Trong đầu bạn hãy luôn có một câu hỏi: "Nếu dịch ra Tiếng Anh, thì từ này sẽ như thế nào?" Ví dụ, xem ti vi, bắt gặp một tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ, bạn hãy tự hỏi, "nguy nga, tráng lệ" có nghĩa Tiếng Anh là gì, còn có từ đồng nghĩa nào khác không? Và ngay lập tức hãy tra từ điển. Hoặc nếu nghe câu hỏi hay, thú vị của bạn bè mà không biết phải nói bằng Tiếng Anh ra sao, thì tốt nhất nên nhờ người khác giúp đỡ để tìm ra câu Tiếng Anh ấy và khắc sâu vào trí nhớ. Bằng cách liên hệ thực tế, bạn sẽ dễ dàng nhớ từ vựng lâu và biết cách ứng dụng chúng.

2. Ghi những câu nói hay, ấn tượng trong sổ tay

Xem ti vi, thỉnh thoảng nghe được những câu nói hay của người nước ngoài, hãy tận dụng và ghi vào sổ tay đi bạn. Những câu sinh hoạt đời thường ấy sẽ giúp bạn tăng hiệu quả trong giao tiếp và ứng dụng một cách linh hoạt hơn. Bạn không thể nào nhớ hết mọi thứ, vì vậy hãy tập cách ghi tất cả vào sổ. Điều này khiến bạn cảm thấy an tâm và không lúng túng khi phải cố nhớ ra một câu nói nào đó quen thuộc mà không thể diễn đạt.

051110HDbikip01.jpg


3. Nghe các bản nhạc Tiếng Anh

Những lời hát trong Tiếng Anh luôn sử dụng cấu trúc ngữ pháp linh hoạt. Vì vậy, thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy có một số câu trong bài hát có thể ứng dụng để viết luận văn. Thật là thú vị khi nhớ được một lời bài hát hay hay nào đó. Còn nếu bạn không thích nghe nhạc thì chỉ cần hiểu nghĩa tựa đề thôi là vốn từ vựng cũng nâng lên chút đỉnh rồi.

4. Chat trên mạng với người nước ngoài

Nếu bạn không có cơ hội trò chuyện trực tiếp với người nước ngoài thì chat trên mạng cũng là một phương thức hay nhất để ứng dụng vốn kiến thức của bạn. Ngôn ngữ trên mạng gần giống với ngôn ngữ Tiếng Anh đời thường. Hơn nữa, khi chat thì chỉ cần chúng ta ứng dụng một vài cấu trúc căn bản như hỏi tên, tuổi, sở thích...Bạn không cần lo ngại khi vốn từ của mình không nhiều. Nếu có từ nào không hiểu, bạn hãy tra từ điển điện tử ngay trên mạng. Khá đơn giản đúng không nào?

Qua 4 phương pháp trên, mong rằng vốn từ vựng Tiếng Anh của bạn sẽ được cải thiện đáng kể sau một thời gian rèn luyện.

Nguồn: Học mãi

 
[h=2]Thử học Tiếng Anh qua các thành ngữ[/h] Có thể bạn đã sử dụng được Tiếng Anh một cách trôi chảy và thuần thục. Nhưng cũng có thể bạn chưa biết đến một phần cũng rất thú vị của Tiếng Anh. Đó là các thành ngữ Tiếng Anh.

Bạn đã thử học Tiếng Anh qua các thành ngữ (idioms) chưa? Hệ thống các thành ngữ trong Tiếng Anh cũng đa dạng, phong phú và thú vị không kém gì Tiếng Việt.

Thành ngữ là những câu nói mà không nhằm mục đích để hiểu theo nghĩa thông thường. Ý nghĩa của một thành ngữ rất khác với nghĩa đen hay ý nghĩa từng từ của thành ngữ.

Bạn phải hiểu ý nghĩa của thành ngữ thì mới có thể hiểu được câu chứa thành ngữ. Đọc lướt qua một tờ nhật báo của Anh, bạn sẽ thấy thành ngữ Tiếng Anh rất đa dạng và là một phần không thể tách rời của ngôn ngữ hàng ngày bởi người Anh rất chuộng sử dụng thành ngữ.

231010HDhoctienganh01.jpg


Với những người học Tiếng Anh như một ngoại ngữ, họ thường đắn đo xem có nên dành nhiều thời gian cho thành ngữ hay không? Nhiều người cho rằng không có gì tệ hơn là việc dùng thành ngữ không chính xác (cả về mặt cấu trúc của thành ngữ cũng như văn cảnh sử dụng). Chẳng hạn như thành ngữ to be snowed under with work (bận ngập đầu) nhiều khi lại bị lạm dụng và biến tấu thành to be snowed under with shopping/ doing housework/ v.v. Trên thực tế, chúng ta cần phải học thành ngữ theo hệ thống ý nghĩa và tập sử dụng chúng bằng cách đưa vào các đoạn hội thoại đơn giản.

Có những người đã sử dụng Tiếng Anh khá thành thạo và trôi chảy. Họ đã biết hầu hết các cấu trúc quan trọng, có vốn từ vựng phong phú và khả năng diễn đạt linh hoạt trong nhiều tình huống. Đối với những người này, có vẻ như không còn gì để nâng cao hơn nữa nhưng họ vẫn muốn tiếp tục học và nâng cao hơn nữa khả năng ngôn ngữ của mình. Trong trường hợp này, học thành ngữ chính là một lựa chọn sáng suốt.

Hiểu đúng ý nghĩa và giá trị cũng như biết được chính xác bối cảnh sử dụng của thành ngữ sẽ nâng cao khả năng đọc Tiếng Anh của bạn và giúp bạn tự tin hơn trong các cuộc đối thoại với người bản xứ. Nếu học thành ngữ một cách có hệ thống thì bạn sẽ tránh được tình trạng sử dụng nhầm lẫn thành ngữ như đã nói ở trên. Nhưng làm thế nào để bạn có thể biết được ý nghĩa và cách sử dụng của vô số thành ngữ Tiếng Anh trong văn nói và văn viết hiện nay? Và làm thế nào để bạn có thể học thành ngữ một cách có hệ thống?

Cách thứ nhất là bạn hãy học thành ngữ theo các nhóm từ then chốt (key word). Các thành ngữ trong Tiếng Anh cũng chia ra làm các nhóm như nhóm chứa tên loài vật, nhóm chứa từ chỉ màu sắc, nhóm chứa từ chỉ các bộ phận trên cơ thể, nhóm chứa tính từ, v.v. Bạn hãy ghi chép lại ý nghĩa và cách dùng của các thành ngữ đã biết trong một cuốn sổ được chia theo hệ thống key word như trên. Điều này sẽ rất tiện lợi trong việc tra cứu của bạn. Thêm vào đó, mỗi khi tiếp xúc với một thành ngữ mới, bạn hãy xác định xem key word của thành ngữ đó là từ nào rồi tiến hành tra cứu trong từ điển English Dictionary for Advanced Learners. Bạn nên sử dụng những quyển từ điển mới và được cập nhật để có thể biết thêm nhiều thành ngữ mới cũng như ý nghĩa và cách sử dụng phát sinh của các thành ngữ cũ. Bạn nên tránh sử dụng các thành ngữ cổ hoặc các thành ngữ không phổ biến vì như vậy sẽ dễ gây khó hiểu hay nhầm lẫn.

231010HDhoctienganh02.jpg


Cách thứ hai là bạn hãy tìm và so sánh các thành ngữ Tiếng Anh và Tiếng Việt có ý nghĩa tương đương. Đây cũng là một cách ghi nhớ thành ngữ rất hiệu quả và lý thú. Học theo cách này bạn còn có thể nâng cao khả năng dịch thuật cũng như đối chiếu những nét tương đồng và khác biệt giữa hai nền văn hóa. Để học giỏi một ngoại ngữ, bạn cũng cần phải có hiểu biết về nền văn hóa của nước đó. Qua các thành ngữ, bạn có thể nhận thấy cách tư duy, quan sát và đánh giá vấn đề của người Anh khác người Việt như thế nào. Bạn hãy tham khảo một số thành ngữ Anh - Việt tương đương sau đây:

• As dump as an oyster: câm như hến

• When in Rome, do as the Romans do: nhập gia tùy tục

• When candles are out, all cats are grey: tắt đèn nhà ngói cũng như nhà tranh

• Pride comes/goes before a fall hay pride will have a fall: trèo cao ngã đau

• To close one's eyes to sth: nhắm mắt làm ngơ

• To be over head and ears in debts: nợ ngập đầu, nợ như chúa chổm

• As changeable as the weather: hay thay đổi như thời tiết

• More dead than alive: thừa sống thiếu chết

• Sleep like a log/top: ngủ say như chết

• As red as a beetroot: đỏ như gấc

Bạn thấy những thành ngữ này có thú vị không? Bạn hãy thử tự mình tìm hiểu các thành ngữ Tiếng Anh nhé!
Bạn đã quan tâm đến bài viết này!

Nguồn: Học mãi

 
[h=2]10 lý do nên học ngoại ngữ[/h] Nếu tìm hiểu được 10 nguyên nhân này thì các bạn sẽ cảm thấy việc học ngoại ngữ là một điều thật thú vị.

1. Tăng sự hiểu biết toàn cầu

Federico Fellini, đạo diễn phim người Ý đã nói: "Mỗi một ngôn ngữ khác nhau đưa lại cho chúng ta một tầm nhìn khác nhau về cuộc sống". Học một ngôn ngữ mới đưa lại cho người học khả năng tiếp cận và bước vào một nền văn hóa khác. Tại sao điều này này lại quan trọng? Trong một thế giới mà các quốc gia và các dân tộc đang ngày càng phụ thuộc vào nhau để cung cấp hàng hóa và dịch vụ, giải quyết tranh chấp chính trị, và đảm bảo an ninh quốc tế như ngày nay thì hiểu biết các nền văn hóa khác là một việc hết sức quan trọng. Thiếu sự nhạy cảm văn hóa có thể dẫn đến mất lòng tin và sự hiểu lầm, giảm khả năng hợp tác, đàm phán và thỏa hiệp.
ngoaingu.jpg


Có quá nhiều điểm lợi khi bạn bắt đầu học 1 ngoại ngữ.

Khi cuộc sống toàn cầu hóa với sự hỗ trợ của di động và truyền thông đang đưa thế giới gần nhau hơn bao giờ hết thì các công dân toàn cầu, đặc biệt là giới trẻ càng có nhiều cơ hội để tiếp xúc với ngôn ngữ mới. 52,7% dân số châu Âu thông thạo cả tiếng mẹ đẻ và ít nhất một ngôn ngữ khác. Là một người trẻ tuổi, nếu bạn không có thêm một ngoại ngữ trong tay, bạn sẽ trở thành người tụt hậu so với thời đại.

2. Nâng cao khả năng làm việc

Dù cho bạn đang làm việc ở bất cứ ngành nghề nào, nếu có thêm vốn ngoại ngữ thì cơ hội thăng tiến, mở rộng quan hệ, hiệu quả công việc của bạn sẽ cao hơn so với những người chỉ biết 1 thứ tiếng. Hiện nay, nhiều cơ quan chính phủ, ngành công nghiệp du lịch, kỹ thuật, truyền thông, các lĩnh vực giáo dục, luật pháp quốc tế, kinh tế, chính sách công, xuất bản, quảng cáo, giải trí, nghiên cứu khoa học và một mảng rộng các ngành dịch vụ… đều có nhu cầu cho tuyển dụng những người có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nước ngoài. Và những người có lợi thế về ngoại ngữ bao giờ cũng có cơ hội được hưởng lương cao hơn đồng nghiệp.

3. Tăng khả năng sử dụng ngôn ngữ bản xứ

Nhiều nghiên cứu cho thấy kiến thức về các ngôn ngữ khác làm tăng sự hiểu biết của sinh viên về ngôn ngữ nói chung và cho phép họ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ hiệu quả hơn. Những người học ngôn ngữ nước ngoài có kỹ năng xử lý trong nói và viết cao hơn, huy động từ vựng nhanh hơn và có khả năng đọc hiểu, phân tích hình ảnh tốt hơn so với người chỉ biết một thứ tiếng.

4. Nâng cao kỹ năng nhận thức và đời sống


Richard Riley, Bộ trưởng Giáo dục thời Tổng thốngBill Clinton đương nhiệm đã khẳng định:“Chúng tôi chắc chắn rằng học một ngôn ngữ nước ngoài sẽ có hiệu ứng sóng, giúp nâng cao hiệu suất học tập của học sinh trong các môn học khác”. Những trẻ em được học thêm một ngoại ngữ ở cấp tiểu học sẽ có điểm cao trong các kì thi trắc nghiệm về đọc, sử dụng ngôn ngữ và toán. Không những ngoại ngữ giúp phát triển trí não, nâng cao nhận thức mà còn phát huy sự sáng tạo, kỹ năng tư duy bậc cao như giải quyết vấn đề, tổng hợp khái niệm, lý luận... Từ đó, người học sẽ có thêm kỹ năng sống, cách đối phó và thích ứng với văn hóa mới, tình huống mới và dễ giao tiếp, gặp gỡ với mọi người.

5. Tăng cơ hội vào đại học hoặc sau đại học

Ngày nay, hầu hết các trường đại học, cao đẳng đều yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ ở một trình độ nhất định. Nhiều chuyên ngành trong nghệ thuật và nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cũng yêu cầu bạn phải học hoặc nghiên cứu về một hoặc nhiều ngôn ngữ để đảm bảo sự sáng tạo và thành công trong tương lai. Có kiến thức về ngoại ngữ tức là bạn có thêm khả năng tự tìm kiếm tài liệu, đào sâu kiến thức về các ngành học đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng.

6. Để có khả năng đánh giá về văn học quốc tế, âm nhạc và phim

Các công trình vĩ đại của thế giới văn học, nghệ thuật được viết bằng rất nhiều ngôn ngữ khác nhau. Một bản dịch không bao giờ truyền tải hết được ý nghĩa, phong cách, sự độc đáo trong tâm hồn của tác giả. Chỉ có một cách duy nhất để có thể cảm nhận được toàn bộ tác phẩm đó là tự mình đọc chúng bằng chính ngôn ngữ mà tác giả thể hiện.

Không chỉ văn học mà các thể loại sân khấu, âm nhạc, phim cũng vậy. Nếu ta tìm hiểu chúng ở dạng nguyên bản thì giá trị của chúng sẽ được giữ trọn vẹn.

7. Chuyến du lịch sẽ khả thi và thú vị hơn

Mặc dù bạn có thể đi du lịch mà không cần biết chút gì về ngoại ngữ nhưng như thế thì đã giảm đi hơn nửa sự thú vị. Khi bạn thiếu khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ bản địa, bạn có thể sẽ không được tham gia đầy đủ các chương trình về văn hoá, phong tục tập quán ở nơi đó. Rào cản ngôn ngữ sẽ hạn chế khả năng tìm hiểu, tiếp cận và học hỏi của bạn, đôi lúc có thể gặp nguy hiểm. Khi bạn biết về ngôn ngữ, bạn có thể thoải mái trong mọi tình huống, đơn giản như gọi món ăn trong nhà hàng, tìm chỗ ở, thương lượng giá rẻ, gặp gỡ nói chuyện với người bản địa để hỏi đường…

8. Chìa khóa mở rộng con đường học tập, nghiên cứu

Ngoại ngữ là một yếu tố không thể thiếu nếu bạn có ý định tìm học bổng để đi du học. Hầu hết các chương trình học bổng đều đòi hỏi bạn có khả năng giao tiếp và học tập thông qua một ngôn ngữ tiêu chuẩn (thường là tiếng Anh).

9. Nâng cao hiểu biết của mình và văn hóa của đất nước mình

Henri Delacroix, họa sĩ và nhà làm phim Pháp đã nói: "Toàn bộ kinh nghiệm của cá nhân được hình thành dựa trên kế hoạch của ngôn ngữ".

Biết một ngôn ngữ là cơ hội cho bạn nhìn thấy bản thân và văn hóa nước nhà từ góc nhìn bên ngoài. Khi liên hệ với ngôn ngữ khác, nghĩa là bạn đã liên hệ tới một văn hóa, truyền thống và phong tục khác. Điều này giúp bạn có một cái nhìn tổng thể, đầy đủ và khách quan hơn về con người, về cuộc sống.

10. Có nhiều bạn bè

Biết thêm một ngôn ngữ sẽ giúp bạn tăng số lượng bạn bè trên thế giới. Trong một môi trường mới nếu có ngoại ngữ, bạn có thể giao tiếp, học hỏi, làm quen hay trao đổi, chia sẻ với những người bản xứ hay sinh viên quốc tế. Bạn có thể dễ dàng bày tỏ quan điểm hoặc sự quan tâm của mình về vấn đề gì đó và mọi người không gặp khó khăn để hiểu bạn đang nói gì, đang nghĩ gì.

Bất cứ ai đã nói với bạn rằng việc học một ngôn ngữ khác là không thực tế, không cần thiết hoặc đơn giản là một sự lãng phí thời gian quý báu thì đó là một sai lầm rất lớn. Hãy tận dụng cơ hội để nâng cao năng lực của bạn ngay lúc có thể - học một ngôn ngữ mới!

Nguồn: VTC

 
Phương pháp học tiếng Anh hay

TTNN DHQG
xin chia sẽ cùng các bạn một bài viết hay về phương pháp học ngoại ngữ được sưu tầm lại, enjoy nhé các bạn.

1. Luyện nghe – 10 phút

Chỉ với 10 phút thực hành nghe hằng ngày, bạn đã có thể tạo cho mình thói quen phản xạ nghe
tiếng Anh. Mỗi người đều lựa chọn cách thực hành nghe như thế nào phù hợp và thuận tiện nhất. Bạn có thể tham khảo những gợi ý sau:

Kênh tin tức trên Tivi và Internet: hiện nay có rất nhiều kênh thông tin sử dụng
tiếng Anh, thực hành nghe bằng các bản tin giúp bạn tiếp cận với tiếng Anh thông dụng được sử dụng hằng ngày hoặc tiếng Anh ở một số lĩnh vực cụ thể như: chính trị, kinh tế, văn hóa, dụ lịch. Kiến thức xã hội đi kèm với khả năng nghe tiếng Anh của bạn sẽ cải thiện đáng kể.

Nghe nhạc: Nghe nhạc giúp bạn làm quen linh hoạt với các tiêu đề khó trong tiếng Anh như: sự luyến âm, nối âm, ngữ điệu lên xuống..bởi đặc trưng của các bài hát là giai điệu rất phong phú. Bạn có thể nghe và hát theo để kết hợp luyện giọng
tiếng Anh.

Sử dụng CDs, VCDs và băng cassette của các giáo trình giảng dạy
tiếng Anh

10 phút không ít nhưng cũng không quá nhiều để bạn luyện tập, chính vì vậy, tìm phương pháp phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của chính bạn là điều quan trọng nhất.

2. Luyện đọc – 10 phút

Lựa chọn chủ đề mà bạn yêu thích để đươc, tuy nhiên, nhớ chú ý lựa chọn những chủ đề và bài viết phù hợp với trình độ của mình (từ beginning đến advanced) để tránh sự chán nản và tăng hiệu quả của việc thực hành.

3. Luyện từ vựng - 10 phút

Bạn nên dành ra 5 phút để viết lại tất cả những từ mới mà bạn đã gặp trong 20 phút luyện nghe và luyện đọc. Hãy luôn giữ bên mình một cuốn sổ ghi chép để lưu lại những từ mới và nghĩa của nó. Thỉnh thoảng bạn có thể giở ra và ôn lại để có thể nhớ lâu hơn. Tự thiết lập cho mình mục “Top 15 words per day” để ghi lại những từ mới, khó hoặc khá thú vị cũng là một cách học hiệu quả. Bạn thử làm một phép tính nhỏ với phương pháp này nhé: mỗi ngày bạn có thể học ít nhất là 15 từ, mỗi tháng ít nhất là 450 từ và mỗi năm là 164.250 từ. Một con số ngoài sự tưởng tượng của bạn chỉ với 10 phút mỗi ngày đúng không?


4. Luyện ngữ pháp – 10 phút

Đây là khoảng thời gian bạn nhớ lại những gì đã được học trên lớp, hoặc nếu như bạn tự học mà không tham gia một khóa học nào thì 10 phút này là thời điểm mà bạn lấy sách ngữ pháp và ôn lại những tiêu điểm ngữ pháp đã từng học. Thêm vào đó, bạn có thể tham khảo ở các trang web học tiếng Anh online – mỗi ngày sẽ có những tiêu điểm ngữ pháp được giới thiệu (Tip of the Day). Ôn nhanh những tiêu điểm đó mà sau đó nhớ lại những cấu trúc, từ vựng mà bạn đã gặp trong 10 phút thực hành nghe và 10 phút thực hành đọc? Bạn có gặp lại những cấu trúc đấy không? Chúng được sử dụng như thế nào?

5. Luyện nói - 5 phút

Việc luyện nói hàng ngày đặc biệt quan trọng dù bạn chỉ dành ra 5 phút để thực hành. Hãy cố gắng nói thực sự (không phải nói thầm), tóm tắt lại những gì bạn đã nghe và đọc. Nếu như việc luyện tập này được thực hiện một mình sẽ gặp nhiều khó khăn thì bạn có thể cùng học tập với bạn bè.


Các bạn tham khảo thêm tại
FLC nhé
 
t cũng đã phân vân rất nhiều khi lựa chọn học tiếng anh ở trung tâm nào. vì giờ có rất nhiều trung tâm tiếng anh. được đứa bạn giới thiệu trung tâm Lesh trên đường Láng học tốt và chi phí cũng hợp lí. t cũng qua đăng kí học thử. công nhận học cũng chất lượng thật. mà thầy cô cũng vui tính lắm! nếu như bạn nào phân vân, có thể qua học thử 2 buổi xem sao nhé! miễn phí đó mọi người.
 
CHIA SẺ KINH NGHIỆM TỰ HỌC TIẾNG ANH​

Mình lập topic này để mọi người chia sẻ kinh nghiệm tự học tiếng Anh của mình nhé.

Tiếng Anh cũng như các môn khác, việc tự học là rất quan trọng. Tuy nhiên, tiếng Anh, để tự học, ngoài sách vở bạn cần phải có thêm thiết bị media chẳng hạn như đầu đĩa, máy tính, cát xét, internet...

Bạn nào đã có kinh nghiệm xin chia sẻ tại đây. Thanks.
 
Theo kinh nghiệm của mình thì chúng ta không cần phải học dồn dập, không cần phải tạo áp lực cho mình, quan trọng là phải lấy được cảm hứng và có quyết tâm, mỗi ngày học một chút và học đều đặn.

Về từ vựng: Chúng ta nên có một cuốn sổ ghi từ vựng. Mỗi ngày chúng ta ghi vào đó ít nhất là 5 từ. Những từ này không phải các bạn lật từ điển ra để ghi, mà trong quá trình học, các bạn thấy từ nào không hiểu thì có thể ghi ra đây, có thể các bạn chưa cần tra nghĩa ngay, cứ ghi ra đó đã hoặc xem nghĩa của chúng nhưng không ghi vào sổ. Hôm sau chúng ta xem lại những từ hôm trước và ghi thêm những từ mới. Cứ như vậy mình tin rằng chỉ trong một thời gian, các bạn sẽ có vốn từ vựng kha khá.

Về ngữ pháp: Theo mình thấy thì chỉ cần nắm chắc các thì căn bản, không cần nhớ hết 12 thì. Ngữ pháp tiếng Anh bao gồm Thì - Thức - Thể trong đó:

- Thì: là các thì mà chúng ta đã biết.
- Thức: Gồm có giả định thức, mệnh lệnh thức (và một thức nữa nhưng mình quên tên gọi rồi ^^)
- Thể: Thể bị động, thể chủ động.

Nói chung về ngữ pháp các bạn chỉ cần nắm THÌ - THỨC - THỂ là đủ. Những vấn đề khác như giới từ, kết hợp này kia...khi va vấp thực tế tự động chúng ta sẽ xử lý được.

Về luyện nghe: Nên tập trung vào luyện nghe điền vào chỗ trống, chỉ cần luyện một dạng như vậy là được rồi, không nên ngồi xem phim để nghe tiếng Anh, thực sự việc xem phim không giúp gì được nhiều cho bạn trừ phi bạn là cao thủ muốn luyện nội công thượng thặng.

Luyện nói: Nếu có ai đó luyện nói cùng bạn thì quá tốt. Nếu không có ai luyện cùng, bạn nên tự nói một mình, chẳng hạn như tưởng tượng đang có ai đó ngồi trước mặt bạn và bạn kể cho họ nghe về ngày hôm qua của bạn, về tuổi thơ của bạn....Nếu bạn muốn nói một cách có duyên và lưu loát hơn thì nên ngồi trước gương để nói, bạn sẽ điều chỉnh được hành vi của mình tốt hơn.

Luyện đọc: Bạn nên mua một cuốn luyện đọc, sau khi đọc bài khóa bạn hãy trả lời các câu hỏi cuối bài, bạn không nên mua mấy tạp chí hay sách báo khơi khơi về đọc, chẳng giải quyết được việc gì đâu.

Luyện viết: Bạn nên tập viết thư, viết nhật ký. Với việc tự học thì bạn không nên viết chuyên sâu quá, bạn có thể mua một cuốn sách dạy luyện viết về và luyện theo sách. Tuy nhiên, ngôn ngữ trong sách vở thường rất xa vời, không phù hợp lắm với thực tế, bạn nên chắt lọc những mẫu câu có thể sử dụng được ngoài đời.

Chúc các bạn tự học tốt và đạt được những thành tích khả quan!

Bạn nào có phương pháp tự học hay xin chia sẻ tại đây nhé!
 
Theo thống kê của Hội đồng Anh, hiện trên thế giới có hơn 1,5 tỷ người nói tiếng Anh, trong đó có 54 quốc gia sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ chính thống. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, biết tiếng Anh là điều không thể thiếu để trở thành một công dân toàn cầu.

Việt Nam gia nhập TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) chỉ là bước khởi đầu, còn lại sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cá nhân mỗi người. Đó là lý do vì sao người Việt cần trang bị tiếng Anh thật tốt và trang bị như thế nào đã được trả lời qua chương trình Talk Vietnam: "Tiếng Anh - Phương tiện dẫn đến thành công" với sự góp mặt của ba chuyên gia hàng đầu về Tiếng Anh: Thầy Paul Gruber - Chuyên gia ngôn ngữ hàng đầu thế giới, Mr. Vasanth Gopalan – chuyên gia lập trình ngôn ngữ tư duy và Thầy Khoa Anh Việt -Giảng viên tại Đại Học Ngoại Ngữ Hà Nội.

Talk Vietnam: Phương pháp học tiếng Anh hiệu quả cho người Việt

GS Paul Gruber - Chuyên gia ngôn ngữ hàng đầu thế giới, tác giả bộ Pronunciation Workshop nổi tiếng toàn cầu đã giúp đỡ hàng vạn người vượt qua rào cản ngôn ngữ tiếng Anh.

Thầy Paul Gruber khẳng định với các bạn ngữ âm chính là nền móng quyết định trong việc bạn giao tiếp tiếng Anh trôi chảy như người bản ngữ. Do khẩu hình nói của tiếng Việt và tiếng Anh trong cách phát âm các âm tiết có nhiều sự khác biệt, nhận ra sự khác nhau này và thay đổi linh hoạt sẽ giúp chúng ta phát âm tiếng Anh gần gũi và dễ hiểu với người bản xứ hơn. Thầy cũng nhiệt tình hướng dẫn các bạn sinh viên, chỉnh sửa để các bạn trực tiếp nhận ra mình đã – đang nói sai tiếng Anh như thế nào?.

hoi-thao-lam-chu-tieng-anh-paul-gruber--256-.jpg

Thầy Paul Gruber đang sửa ngữ âm cho các bạn sinh viên đến tham dự buổi hội thảo: “Phá tan rào cản ngôn ngữ” do Tổ Chức Giáo Dục Quốc Tế Langmaster tổ chức.

Cách tiếp cận tiếng Anh chưa được hiệu quả khi có nhiều người học rất giỏi tiếng Anh hàn lâm thì được điểm rất cao nhưng khi giao tiếp với những người bản địa lại không được như vậy. Tôi cho rằng, cách tiếp cận nên thay đổi, môi trường học nên cải tiến hơn, không nặng về lý thuyết, nhiều tương tác và thực hành hơn” – đó chính là những nhận xét và lời khuyên từ thầy Paul Gruber về việc thay đổi phương pháp học tiếng Anh tại Việt Nam.


Vasanth Gopalan – Chuyên gia lập trình ngôn ngữ tư duy (NLP - Neuro Linguistic Programming) chia sẻ về phương pháp NLP giúp thay đổi tư duy trong việc học tiếng Anh khiến các bạn sinh viên đi hết từ bất ngờ này đến ngạc nhiên khác.
Lý giải về NLP bao gồm:
  • Neuro – tư duy: Tiếp nhận thông tin qua năm giác quan
  • Linguistic: Ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ để hình thành ý nghĩa thông tin ở mức độ tiềm thức
  • Programming: Lập trình: Sắp xếp các ý tưởng và hành động

ung-dung-nlp-de-giao-tiep-tieng-anh-hieu-qua--406-.JPG

Thầy Vas là diễn giả nổi tiếng với các buổi hội thảo giới thiệu phương pháp NLP và ứng dụng trong việc giao tiếp tiếng Anh hiệu quả như thế nào.

Lập trình ngôn ngữ tư duy (NLP) là một phương pháp áp dụng cho việc dạy học, giúp học viên điều khiển não bộ và thúc đẩy, cải thiện hành vi của họ. Các kỹ thuật NLP giúp “nạp” kiến thức vào thẳng tiềm thức và người học phản xạ giao tiếp tự nhiên hơn, tư duy bằng tiếng Anh với các kỹ thuật như kỹ thuật tưởng tượng, kỹ thuật nhập vai, kỹ thuật kích neo (anchoring) tạo trạng thái hưng phấn để tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất.


Thầy Khoa Anh Việt - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Công Nghệ Thông Tin trong việc giảng dạy, đào tạo ngoại ngữ, Đại học Ngoại Ngữ, ĐH Hà Nội chia sẻ tầm quan trọng và lợi ích khi ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại đã và đang thay đổi trong việc học tiếng Anh của người Việt như thế nào? Từ đó có lời khuyên và định hướng đến cho các bạn học sinh, sinh viên không bị lãng phí thời gian vào những phương pháp học lỗi thời mà không hiệu quả.

talk-Vietnam---phuong-phap-hoc-tieng-Anh-hieu-qua-cho-nguoi-Viet(1).png

Ba chuyên gia đang chia sẻ về phương pháp học tiếng Anh hiệu quả cho người Việt trên Talk Vietnam

Tổ Chức Giáo Dục Quốc Tế Langmaster ứng dụng các phương pháp học mới lạ và độc đáo giúp thay đổi tư duy, tăng tốc khả năng giao tiếp tiếng Anh trôi chảy từ 3 – 6 tháng. Sự kết hợp của 3 trong 1:
  • Phương pháp TPR – giúp bạn học tiếng Anh đơn giản như một đứa trẻ,
  • Phương pháp NLP giúp thay đổi tư duy
  • Pronunciation Workshop giúp bạn làm chủ tiếng Anh chuẩn giọng Mỹ
Phương pháp học tiếng Anh ĐỘC ĐÁO và KHÁC BIỆT tại Langmaster với sự tư vấn, hướng dẫn, đào tạo của các chuyên gia hàng đầu thế giới đã biến chuyển các phương pháp đó “Việt hóa” gần gũi với các bạn học viên, giúp học viên tăng tốc khả năng giao tiếp và “về đích” từ 3 – 6 tháng.

Nếu bạn bỏ lỡ hội thảo: “Phá tan rào cản ngôn ngữ” của thầy Paul Gruber, nếu bạn chưa từng tham dự các hội thảo của thầy Vasanth về Ứng dụng phương pháp NLP trong học tiếng Anh hiệu quả, nếu bây giờ bạn mới biết về phương pháp TPR, ĐỪNG NGẠI đến với LANGMASTER bởi bạn sẽ được trải nghiệm các phương pháp học tiếng Anh tiết kiệm thời gian và hiệu quả hơn rất nhiều.

>> Khám phá phương pháp học tiếng Anh hiệu quả dành riêng cho người Việt tại: https://langmaster.edu.vn/phuong-phap-hoc-tieng-anh
>> Trải nghiệm lớp học thử MIỄN PHÍ tại Langmaster: https://langmaster.edu.vn/hoc-thu-tieng-anh/
>> Test trình độ tiếng Anh FREE: https://langmaster.edu.vn/test-trinh-do-tieng-anh-mien-phi/
 
Để học tiếng Anh thực sự tốt thì phải hạn chế tiếng Việt đến mức thấp nhất, hoặc không dùng tiếng Việt. Người ta thường sử dụng ngôn ngữ cơ thể (body language) hoặc các hình ảnh, để diễn đạt cho một sự việc hoặc sự vật hoặc hành động. Người học cũng nên tra từ điển Anh - Anh, không nên đụng cái gì cũng mở từ điển tiếng Việt ra. Có thể sẽ có lúc chúng ta nản, hoặc bế tắc. Nhưng không sao, vật cùng tất biến, biến tất thông. Sở dĩ mấy người bị bán sang Trung Quốc hơn hai chục năm sau về Việt Nam không nói được tiếng Việt nữa vì người ta liên tục tiếp xúc với tiếng Trung mà không dùng tiếng Việt.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top