Chia Sẻ Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy- Sử 10 - ButNghien.com

Trang Dimple

New member
Xu
38
Chương trình lịch sử chúng ta đã học ở THCS được phân chia thành mấy thời kỳ? Kể tên các thời kỳ đó? Hình thái chế độ xã hội gắn liền với mỗi thời kì? Xã hội loài người và loài người xuất hiện như thế nào? Để hiểu điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

Lịch sử 10 bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
I. SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ ĐỜI SỐNG BẦYNGƯỜINGUYÊN THỦY .

* Loài vượn cổ (khoảng 6 triệu năm trước )

+ Có thể đi , đứng bằng 2 chân, dùng tay cầm ,nắm , ăn hoa quả , động vật nhỏ.

+ Xương hóa thạch ở Đông Phi, Tây Á , Việt Nam .

* Người Tối cổ (4 triệu năm trước đây )

+Đi ,đứng bằng hai chân,đôi tay tự do sử dụng công cụ lao động .

+Trán thấp và bợt ra sau , u mày nổi cao, hộp sọ đã lớn hơn, và hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não .

+Đây là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người và là thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người .

+Di cốt ở Đông Phi, Gia va , Bắc kinh , Thanh Hóa ( tìm thấy công cụ đá) .

+Công cụ :

-Sử dụng đá có sẵn làm công cụ lao động .

-Ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm , biết chế tác công cụ lao động -->đồ đá cũ sơ kỳ .

-Biết giữ lửa và lấy lửa , làm chín thức ăn , cải thiện căn bản đời sống .

-Qua lao động , bàn tay con người khéo léo dần , cơ thể biến đổi để có tư thế lao động thích hợp , tiếng nói thuần thục hơn .

+ Người tối cổ có quan hệ hợp quần xã hội , sống trong hang động , mái đá hay lều bằng cành cây , da thú ; sống quây quần theo quan hệ ruột thịt gồm 5,7 gia đình đó là bầy người nguyên thủy .


2. NGƯỜI TINH KHÔN VÀ ÓC SÁNG TẠO.

Người tinh khôn hay Người hiện đại (khoảng 4 vạn năm trước đây ):

+ Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như người ngày nay .

+Xương nhỏ , bàn tay nhỏ, khéo léo, linh hoạt , hộp sọ và thể tích não phát triển , trán cao ,mặt phẳng , cơ thể gọn và linh hoạt , nên tư thế thích hợp với các hoạt động phức tạp của con người.

+Ở khắp các châu lục .

+Là bước nhảy vọt thứ hai, cùng lúc xuất hiện những màu da khác nhau ( da vàng, đen ,trắng ) do thích ứng lâu dài của con người với hoàn cảnh tự nhiên khác nhau .

+Biết:

-Ghè hai rìa của mảnh đá làm cho gọn và sắc hơn để làm rìu, dao, nạo.

-Làm lao bằng xương cá ,cành cây .

-Chế tạo cung tên là thành tựu lớn trong quá trình chế tạocông cụ và vũ khí .

+Thức ăn tăng lên – thức ăn động vật .

+Cư trú “nhà cửa”

Dó là Thời đồ đá mới : dao , rìu , đục được mài nhẵn , khoan lỗ hay có nấc để tra cán .Biết đan lưới đánh cá , làm đồ gốm ( bình bát, vò ).

3.CUỘC CÁCH MẠNG THỜI ĐÁ MỚI (thời đá mới , họ biết trồng trọt và chăn nuôi .

- Con người biết trồng trọt,chăn nuôi ,biết khai thác từ thiên nhiên .

- làm sạch những tấm da thú để che thân ,tìm thấy những chiếc khuy làm bằng xương .

- Biết dùng đồ trang sức như vòng cổ bắng sò ốc, chuỗi hạt xương , vòng tay,vòng cổ chân,hoa tai ….bằng đá màu , sáo bằng xương dùi lỗ , đàn đá , trống bịt da .

-Con người không ngừng sáng tạo .
 
Sửa lần cuối:
  1. Người tối cổ đã bắt đầu định hình cuộc sống vật chất và quan hệ xã hội như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:

  • Đời sống vật chất:
+ Người tối cổ đã sử dụng công cụ đá cũ (sơ kì).
+ Họ kiếm sống bằng lao động tập thể, bằng phương thức hái lượm và săn bắt.
+ Từ chỗ biết giữ lửa trong tự nhiên, họ tiến tới tạo ra lửa bằng cách ghè hai mảnh đá với nhau để lấy lửa.

  • Quan hệ xã hội:
+ Đã có quan hệ hợp quần xã hội: có người đứng đầu, có phân công lao động giữa nam và nữ, cùng chăm sóc con cái.
+ Sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau, gồm 5 – 7 gia đình.
+ Chưa có những quy định xã hội nên gọi là bầy người nguyên thủy.

2. Vì sao sau khi thoát khỏi giới động vật, người tối cổ phải sống thành từng bầy?
Hướng dẫn trả lời:
  • Do trình độ sản xuất thấp kém, công cụ thô sơ, họ phải kiếm sống bằng lao động tập thể với phương thức hái lượm và săn bắt.
  • Do sống trong điều kiện thiên nhiên hoang dã, luôn bị thú dữ đe dọa... nên phải dựa vào sức mạnh tập thể để tự vệ.
3. Nêu những điểm giống và khác nhau giữa bầy người nguyên thủy và bầy động vật?
Hướng dẫn trả lời:
  • Giống nhau:
+ Sống chung thành từng bầy để bảo vệ lẫn nhau.
+ cùng nhau tìm kiếm thức ăn trong rừng.
  • Khác nhau:
+ Trong thời kì bầy người nguyên thủy, con người đã biết chế tạo công cụ lao động. Đó là những công cụ thuộc thời kì đá cũ.
+ Họ đã biết giữ lửa trong tự nhiên và biết tạo ra lửa để nướng chín thức ăn, tự vệ, sưởi ấm.
+ Giữa các thành viên của bầy đã có quan hệ tương đối chặt chẽ, gắn bó: có người đứng đầu, có phân công công việc giữa nam và nữ, cùng chăm sóc con cái....

4. Hãy nêu hình dáng của Người vượn cổ, Người tối cổ và Người tinh khôn?
Hướng dẫn trả lời:
  • Người vượn cổ: Có thế đứng và đi bằng hai chân, dùng tay cầm nắm, ăn hoa, quả, la.
  • Người tối cổ: Đã hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân.
  • Người tinh khôn: Có cấu tạo cơ thể như người ngày nay: xương cốt nhỏ hơn người tối cổ, lớp lông mỏng trên người không còn nữa.
5. Người vượn cổ, Người tối cổ, Người tinh khôn được tìm thấy ở đâu?
Hướng dẫn trả lời:
  • Người vượn cổ: Đông Phi, Tây Á và Lạng Sơn (Việt Nam).
  • Người tối cổ: Đông Phi, Gia-va (In-đô-nê-xi-a), Băc Kinh (Trung Quốc), Thanh Hóa (Việt Nam).
  • Người tinh khôn: châu Á, châu Âu và châu Phi.
Người tinh khôn bắt đầu rời hang động ra dựng lều, định cư ở các địa điểm thuận lợi hơn trước. Ngoài ra, họ còn biết đánh cá, biết làm đồ gốm...
 
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy

Câu 1: Thế nào là Người tối cổ? (Hay còn gọi là Người Vượn)
Trả lời:

  • Hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người.
  • Xuất hiện cách đây khoảng 4 triệu năm đến 50 – 40 vạn năm.
  • Người tối cổ tuy chưa loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình, song đã là người như đi đứng bằng hai chân, đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn; thể tích hộp sọ đã khá lớn (khoảng 900 cm3, so với người hiện đại là 1500 cm3, vượn hiện đại là 600cm3); đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
  • Người tối cổ đã biết chế tạo công cụ.
  • Di tích của Người tối cổ được tìm thấy ở Giava (Inđonêxia), Bắc Kinh (Trung Quốc), Lạng Sơn (Việt Nam).
Câu 2: Thế nào là bầy người nguyên thủy?
Trả lời:

Là tổ chức xã hội đầu tiên của loài người gồm khoảng 5 đến 7 gia đình sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau. Họ cùng nhau lao động, tìm kiếm thức ăn và đấu tranh chống thú dữ để tự vệ.

Trong bầy người nguyên thủy có quan hệ hợp quần xã hội (khác với bầy động vật): mỗi bầy đều có người đứng đầu, có sự phân công công việc giữa nam và nữ. Mọi người đều có nghĩa vụ săn bắt, tìm kiếm thức ăn, bảo vệ lẫn nhau và trông nom con cái.

Bầy người nguyên thủy là tổ chức đầu tiên của xã hội nguyên thủy, từ khi con người xuất hiện cách đây khoảng 4 triệu năm đến lúc Người hiện đại ra đời, xã hội thị tộc xuất hiện cách đây khoảng 4 vạn năm.
Câu 3: Hãy cho biết những tiến bộ kĩ thuật của thời đá mới?
Trả lời:

Khoảng 1 vạn năm trước đây, loài người tiến vào thời đá mới.

Điểm nổi bật của công cụ đá mới là người ta có thể ghè đẽo những mảnh đá thành hình dáng gọn và chính xác hơn với từng công việc, với những kiểu loại theo yêu cầu khác nhau (dao, rìu, đục...), được mài nhẵn ở rìa lưỡi hay rìa toàn thân, được khoan lỗ hay có nấc để tra cán. Có thể nói rằng, công cụ thời đá cũ vẫn là những mảnh đá được ghè đẽo thô sơ, còn công cụ thời đá mới là những mảnh đá đã được con người ghè sắc và mài nhẵn thành hình công cụ.

Cũng trong thời gian này, người ta biết đan lưới đánh cá bằng sợi vỏ cây và làm chì lưới bằng đất nung, biết làm đồ gốm để đựng và đun nấu (nồi, bát, vò...).
Câu 4: Trình bày những tiến bộ trong đời sống con người thời đá mới?
Trả lời:

Các nhà khảo cổ coi thời đá mới là một cuộc cách mạng, đời sống của con người thời kì này đã có sự tiến bộ rất lớn:

Từ săn bắt, hái lượm đánh cá đã tiến tới biết trông trọt và chăn nuôi. Việc lượn hái năm này qua năm khác đã đem lại kinh nghiệm trồng và thu hoạch theo thời vụ một số cây lương thực vầ thực phẩm như khoai, củ, bầu bí... Đi săn, bắt được thú nhỏ, người ta giữ lại đê nuôi và thuẫn dưỡng thành gia súc, trước tiên là chó rồi đến cừu, lợn, bò... Con người có óc sáng tạo và ở thời kì này họ bắt đầu biết khai thác từ thiên nhiên cái cần cho cuộc sống của mình chứ không chỉ thu lượm những cái có sẵn trong thiên nhiên.

Đời sống văn hóa, tinh thần của con người thời kì này cũng phong phú đa dạng và tốt đẹp hơn. Cụ thể:
  • Con người bắt đầu làm sạch những tấm da thú để che thân cho ấm và cho “có văn hóa”. Những chiếc cúc (khuy) và kim làm bằng xương tìm thấy trong các di chỉ văn hóa đã nói lên điều đó.
  • Ngoài ra, người ta đã biết dùng đồ trang sức như vòng cổ bằng vỏ ốc và chuỗi hạt xương (bằng cách đem khoan lỗ rồi lấy dây xâu lại), vòng tay, vòng cổ chân, hoa tai... bằng đá màu.
  • Các nhà khảo cổ còn tìm thấy chiếc sáo bằng xương dùi lỗ, đàn đá và có lẽ còn có cả trống bịt da.
  • Trên đây là một số biểu hiện chứng tỏ sự tiến bộ trong đời sống con người thời đá mới. Con người thời kì này không ngừng sáng tạo, kiếm được thức ăn nhiều hơn, sống tốt hơn và vui hơn.
Câu 5: Tại sao gọi là "cuộc cách mạng đá mới"?
Lời giải:

  • "Cách mạng" là một thuật ngữ chỉ sự thay đổi căn bản trong đời sống xã hội nói chung. Các nhà khảo cổ coi thời đá mới là cuộc cách mạng là vì đến giai đoạn này đã có những thay đổi căn bản trong kĩ thuật chế tác công cụ, làm xuất hiện những loại hình công cụ mới và dẫn tới sự thay đổi lớn lao trong đời sống kinh tế, tổ chức xã hội.
  • - Con người thời kì này đã biết ghè đẽo những mảnh đá thành hình dáng gọn và chính xác hơn với từng công việc, với những kiểu loại theo yêu cầu khác nhau (dao, rìu, đục...), được mài nhẵn ở rìa lưỡi hay rìa toàn thân, được khoan lỗ hay có nấc để tra cán.
  • Từ săn bắt, hái lượm để sống con người thời kì này đã biết trồng trọt chăn nuôi nguyên thủy. Từ phụ thuộc vào thiên nhiên sử dụng những thứ có sẵn họ đã biết khai thác thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình.
  • Con người biết dệt vải, làm đồ gốm, làm lưới đánh cá....
  • Nhờ đó họ có cuộc sống ổn định hơn, tốt hơn. Họ đã biết mặc quần áo, dùng đồ trang sứ, làm gốm, có các hoạt động tinh thần.
Tất cả những điều trên làm con người bấy giờ sống tốt hơn, vui hơn. Đây thực sự là một cuộc cách mạng làm biến đổi đời sống của họ theo hướng tiến bộ phát triển.

Câu 6: Hãy cho biết những bước tiến trong lao động và đời sống của người nguyên thủy?
Lời giải:

a) Bước tiến trong lao động:
  • Khoảng 6 triệu năm trước đây, xuất hiện một loài vượn cổ đứng và đi bằng 2 chân, dùng tay để cầm nắm, ăn hoa quả...
  • Khoảng 4 triệu năm trước đây, Vượn cổ chuyển hóa thành Người tối cổ, từ chỗ sử dụng những mảnh đá có sẵn để làm công cụ, Người tối cổ đã biết lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc, vừa tay cầm. Như vậy, họ đã bắt đầu biết chế tác công cụ (rìu đá, chặt cây làm gậy để săn thú...).
  • Khoảng 4 vạn năm trước Người tối cổ chuyển hóa thành Người tinh khôn hay người hiện đại. Họ biết ghè 2 rìa của một mảnh đá làm cho công cụ gọn và sắc hơn (rìu, dao, nạo...) lấy xương cá, cành cây mài và đẽo nhọn làm lao. Chế tạo cung tên là một thành tựu lớn trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí.
  • Khoảng 1 vạn năm trước, loài người bước vào thời kì đá mới – một cuộc cách mạng. Nhiều công cụ lao động được chế tác với trình độ và lĩ thuật cao hơn trước (mài, khoan, cưa), công cụ có lỗ hoặc nấc để tra cán.
b) Trong đời sống

  • Từ hái lượm, săn bắt người nguyên thủy chuyển sang săn bắn và hái lượm.
  • Tìm ra lửa và biết giữ lửa để sưởi ấm và nướng chín thức ăn.
  • Cùng với sự tiến bộ về công cụ lao động người nguyên thủy biết đến chăn nuôi và trồng trọt.
  • Rời hang động, cư trú “nhà cửa” trở nên phổ biến.
  • Con người biết làm sạch những tấm da thú để che thân, có khuy cài.
  • Làm trang sức, chế tác nhạc cụ.
  • Những bước chuyển biến trên khiến cho cuộc sống của người nguyên thủy no đủ hơn, đẹp đẽ hơn, vui vẻ hơn và bớt lệ thuộc vào thiên nhiên hơn.
 
Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 10 bài 1

Bài tập 1 trang 5, 6 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
1.
Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của loài vượn cổ?

A. Sống cách đây khoảng 6 triệu năm.

B. Có thể đứng và đi bằng hai chân.

C. Tay được dùng để cầm, nắm.

D. Đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
Trả lời:

Chọn. D

2.So với loài vượn cổ, Người tối cổ tiến hoá hơn hẳn ở điểm nào?

A. Đi, đứng bằng hai chân.

B. Đôi bàn tay được giải phóng.

C. Hộp sọ lớn hơn, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:

Chọn. D

3. Công cụ mà Người tối cổ chế tạo ra là

A. mảnh đá hay hòn cuội nhỏ.

B. đồ đá được ghè đẽo một mặt.

C. đồ đá được ghề đẽo hai mặt.

D. đồ gỗ, đồ gốm.
Trả lời:

Chọn. B

4. Phát minh quan trọng nhất của Người tối cổ là

A. chế tác công cụ lao động.

B. biết cách tạo ra lửa.

C. biết chế tác đồ gốm.

D. biết trồng trọt và chăn nuôi.
Trả lời:

Chọn. C

5. Vai trò quan trọng nhất của lao động đối với loài người trong giai đoạn hình thành là :

A. giúp cho đời sống vật chất và tinh thẩn của con người ngày càng ổn định và tiến bộ hơn.

B. giúp con người từng bước biết khám phá thiên nhiên để phục vụ cuộc sống của mình.

C. giúp con người hoàn thành quá trình tự cải biến mình, tạo nên bước phát triển nhảy vọt từ vượn thành người.

D. giúp con người có sức khoẻ và trí tuệ để đấu tranh sinh tồn.
Trả lời:

Chọn C

6. Hợp quần xã hội đầu tiên của con người gọi là

A. bầy người nguyên thuỷ.

B. thị tộc.

C. bộ lạc.

D. xã hội loài người sơ khai.
Trả lời:

Chọn. A

7. Thành tựu nào sau đây không thuộc thời đại đá mới ?

A. Đồ đá được ghè sắc và mài nhẵn thành hình công cụ.

B. Phát minh ra lửa.

C. Biết đan lưới và làm chì lưới đánh cá.

D. Biết làm đồ gốm.
Trả lời:

Chọn. D

8. các nhà khảo cổ coi thời đá mới là một cuộc cách mạng vì

A. thời kì này xuất hiện những loại hình công cụ mới.

B. con người biết đan lưới đánh cá, biết làm đồ gốm.

C. thời kì này có những thay đổi căn bản trong kĩ thuật chế tác công cụ, làm xuất hiện những loại hình công cụ mới, dẫn tới sự thay đổi lớn lao trong đời sống và tổ chức xã hội.

D. con người có những sáng tạo lớn lao, sống tốt hơn, vui hơn.
Trả lời:

Chọn C

9. Ở Việt Nam tìm thấy dấu vết của

A. loài vượn cổ

B. Người tối cổ.

C. người tinh khôn.

D. gồm cả B và C.
Trả lời:

Chọn. D
Bài tập 2 trang 6 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy điền chữ Đ vào ô □ trước ý đúng hoặc chữ S vào ô □ trước ý sai.

□ Con người có nguồn gốc từ một loài động vật.

□ Loài vượn cổ đã biết dùng lửa để sưởi ấm, đuổi dã thú và nướng chín thức ăn.

□ Trong quá trình chuyển biến thành người, vượn cổ đã bắt đầu biết chế tác công cụ lao động.

□ Sự xuất hiện của Người tối cổ đã mở ra thời kì đầu tiên trong lịch sử loài người.

□ Đến giai đoạn Người tinh khôn, đã xuất hiện các chủng tộc lớn, đó là sự thích ứng lâu dài của con người với những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau.

□ Người tinh khôn xuất hiện là bước nhảy vọt đẩu tiên trong quá trình tiến hoá từ vượn thành người.

□ Đồ đá cũ là những mảnh đá được ghè đẽo thô sơ, còn đồ đá mới đã được ghè sắc và mài nhẵn thành hình công cụ.

□ Ở thời đá mới, con người không chỉ biết thu lượm những cái có sẵn trong tự nhiên mà đã biết trồng trọt và chăn nuôi.
Trả lời:

S. Con người có nguồn gốc từ một loài động vật.

S. Loài vượn cổ đã biết dùng lửa để sưởi ấm, đuổi dã thú và nướng chín thức ăn.

Đ. Trong quá trình chuyển biến thành người, vượn cổ đã bắt đầu biết chế tác công cụ lao động.

Đ. Sự xuất hiện của Người tối cổ đã mở ra thời kì đầu tiên trong lịch sử loài người.

Đ. Đến giai đoạn Người tinh khôn, đã xuất hiện các chủng tộc lớn, đó là sự thích ứng lâu dài của con người với những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau.

S. Người tinh khôn xuất hiện là bước nhảy vọt đẩu tiên trong quá trình tiến hoá từ vượn thành người.

Đ. Đồ đá cũ là những mảnh đá được ghè đẽo thô sơ, còn đồ đá mới đã được ghè sắc và mài nhẵn thành hình công cụ.

Đ. Ở thời đá mới, con người không chỉ biết thu lượm những cái có sẵn trong tự nhiên mà đã biết trồng trọt và chăn nuôi.
Bài tập 4 trang 7 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Tại sao gọi là “cuộc cách mạng đá mới”?

Trả lời:

Được gọi là “cách mạng đá mới” vì: thời kì này có những biến đổi to lớn về kĩ thuật chế tác công cụ và đời sống kinh tế của con người thời đồ đá mới, như sự xuất hiện của công cụ đá mài, nghề dệt, làm gốm, trồng trọt và chăn nuôi nguyên thủy.
 
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 10!
Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài
  1. Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
  2. bài 2: Xã hội nguyên thủy
  3. bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
  4. bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma
  5. bài 5: Trung Quốc thời phong kiến
  6. bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
  7. bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
  8. bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á
  9. bài 9 Vương Quốc Campuchia và Vương Quốc Lào
  10. bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)
  11. bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
  12. Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ và trung đại
  13. bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
  14. bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
  15. bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)
  16. bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (tiếp theo)
  17. bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
  18. bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV
  19. Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV
  20. bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV
  21. bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII
  22. bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII
  23. bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII
  24. Lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
  25. bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
  26. bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
  27. bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
  28. bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
  29. bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
  30. bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
  31. bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
  32. bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX
  33. bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
  34. bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa
  35. bài 36 Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
  36. bài 37: Mác -Ăng ghen và sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học
  37. bài 38 Quốc tế nhất và công xã Pari 1781
  38. bài 39: Quốc tế thứ hai
  39. bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top