Chia Sẻ Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Trang Dimple

New member
Xu
38

Cần vương mang nghĩa "giúp vua". Trong lịch sử Việt Nam, trước thời nhà Nguyễn từng có những lực lượng nhân danh giúp nhà vua phát sinh như thời Lê sơ, các cánh quân hưởng ứng lời kêu gọi của vua Lê Chiêu Tông chống lại quyền thần Mạc Đăng Dung. Tuy nhiên phong trào này không để lại nhiều dấu ấn và khi nhắc tới Cần Vương thường được hiểu là phong trào chống Pháp xâm lược.

Phong trào thu hút được một số các quan lại trong triều đình và văn thân. Ngoài ra, phong trào còn thu hút đông đảo các tầng lớp sĩ phu yêu nước thời bấy giờ. Phong trào Cần vương thực chất đã trở thành một hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang trên khắp cả nước, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, kéo dài từ 1885 cho đến 1896.

Chúng ta sẽ tìm hiểu phong trào cần vương trong nội dung kiến thức của bài học Lịch sử 11 bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX


Sử lớp 11-Bài 21 PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM, TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX

I. PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ

1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng phát phong trào Cần vương

a. Nguyên nhân:

- Sau hai Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế mà đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi còn nhỏ tuổi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.

- Pháp tìm mọi cách loại trừ phái chủ chiến vì thế Tôn Thất Thuyết và lực lượng chủ chiến đã ra tay trước.

b. Diễn biến :

- Đêm ngày 04 rạng ngày 05/07/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp tại đồn Mang Cá, toà Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, song do chuẩn bị thiếu chu đáo cuộc chiến đấu của ta nhanh chóng giảm sút.

- Sáng ngày 06/07, Pháp phản công. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi và tam cung chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị) .

- Ngày 13/07/1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên, vì vua mà kháng chiến. Chiếu Cần vương đã thổi bùng phong trào đấu tranh chống Pháp sôi nổi, liên tục kéo dài 12 năm, đến cuối thế kỷ XIX mới chấm dứt.

Hàm Nghi: tên thật là Ưng Lịch, em ruột vua Kiến Phúc. Sau khi vua Kiến Phúc bị giết, Ưng Lịch mới 13 tuổi được đưa lên ngôi tháng 8/1884. Khi Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đã đưa Hàm Nghi cùng tam cung chạy khỏi hoàng thành lên Tân Sở (Quảng Trị). Đạo ngự có tới hơn 1000 người, sau 2 ngày lên đường đoàn ngự đến Quảng Trị và chia làm 2 đoàn, một đoàn gồm Hoàng thân, quan lại già yếu, phụ nữ, trẻ nhỏ, quay lại Huế. Còn lại theo vua đi xây dựng căn cứ chống pháp. Nhà vua dần dần ý thức được trách nhiệm của một ông vua đang mất nước và quyết tâm kháng chiến. Hàm Nghi đã phê chuẩn chiếu Cần Vương với trách nhiệm rõ ràng của một ông vua khi có ngoại xâm.

luoc_do_kinh_thanh_hue_nam_1858_500_400.jpg


Lược đồ kinh thành Huế 1885

can_vuong_400.jpg


Cuộc rút khỏi kinh thành Huế của phe chủ chiến

2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương

a. Giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888

- Lãnh đạo: Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.

- Lực lượng: đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

- Địa bàn: rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, Đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên), ...

Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã hiên ngang cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).



b. Giai đoạn từ năm 1888 đến 1896

- Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu yêu nước.

- Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo….

- Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.

* Tính chất của phong trào:là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp mang ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.

II. MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH TỰ VỆ CUỐI THẾ KỶ XIX

1.Bãi Sậy(1885 -1892).

luoc_do__khoi_nghia_bai_say_500.jpg


Lược đồ khởi nghĩa Bãi Sậy

-Do Nguyễn Thiện Thuật ,Đốc Tít lãnh đạo

-Căn cứ chính là Bãi Sậy (Hưng Yên)

-Lan rộng: Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình…

-Ngoài ra còn căn cứ Hai Sông.

* Diễn biến:

- Từ năm 1885 đến 1887, xây dựng căn cứ Bãi Sậy, tỏa ra hoạt động ở đồng bằng, khống chế các tuyến giao thông đường bộ, đường sông Thái Bình, sông Hồng, sông Đuống.

-Nghĩa quân tổ chức thành những phân đội nhỏ từ 10 – 15 người, trà trộn vào dân để hoạt động .

-Từ năm 1888, bước vào chiến đấu quyết liệt. Pháp xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc, “dùng người Việt trị người Việt” để cô lập nghĩa quân. Quân ta di chuyển linh hoạt, đánh thắng một số trận lớn, đặc biệt là trận Liêu Trung, tiêu diệt được chỉ huy của Pháp.

*Kết quả – Ý nghĩa:

- Sau nhiều ngày chiến đấu, lực lượng nghĩa quân giảm sút nhiều, Nguyễn Thiện Thuật đến căn cứ Hai Sông, sau sang Trung Quốc, rồi mất tại đó năm 1926.

- Giữa năm 1889, căn cứ Hai Sông bị Pháp bao vây, Đốc Tít phải ra hàng giặc và bị đày sang An-giê-ri.

- Năm 1892, những lực lượng cuối cùng về với nghĩa quân Yên Thế.

- Để lại những kinh nghiệm tác chiến ở đồng bằng.

2. Ba Đình(1886 -1887:

cong_su_phong_thu_ba_dinh_400.jpg


Công sự Ba Đìn

-Lãnh đạo là Phạm Bành, Đinh Công Tráng

-Dựa vào địa hình ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mỹ Khê (Nga Sơn, Thanh Hóa)

* Diễn biến:

- Xây dựng căn cứ độc đáo: chiến luỹ bằng những sọt tre nhồi rơm trộn bùn, dày 8 -10 mét, trên mặt có các lỗ châu mai, rào kín bằng luỹ tre, cuối cùng là vòng cọc tre vót nhọn cắm quanh chân thành.

- Ngoài căn cứ chính còn có căn cứ Mã Cao.

- Nghĩa quân có khoảng 300 người, hoạt động chủ yếu là chặn đánh các đoàn xe vận tải của địch, các toán lính hành quân qua căn cứ.

- Tháng 12/1886, Pháp tập trung quân tấn công vào Ba Đình nhưng thất bại.

-Ngày 06/01/1887, địch huy động 2500 quân bao vây căn cứ.

* Kết quả – Ý nghĩa:

- Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, nghĩa quân mở đường máu rút ra ngoài. Sáng 21/01/ 1887, địch chiếm được căn cứ. Nghĩa quân rút lên Mã Cao, sáp nhập với nghĩa quân Cầm Bá Thước.

- Nhiều thủ lĩnh hy sinh hoặc bị bắt. Đinh Công Tráng cố gây dựng lại phong trào. Năm 1887, ông bị Pháp giết hại, khởi nghĩa tan rã.

ma_caopicture4_500.jpg


* Điểm mạnh :

-Xây dựng kiên cố độc đáo, khó tiếp cận,

-Thuận lợi cho việc kiểm soát các tuyến giao thông.

*Điểm yếu: thủ hiểm ở một chỗ dễ bị cô lập, dễ bị bao vây ,chỉ có thể áp dụng lối đánh chiến tuyến, tập kích, phục kích. Không cơ động linh hoạt.

*Thất bại để lại bài học kinh nghiệm: cần biết lợi dụng địa hình, địa vật tránh thủ hiểm một nơi.

nu_nong_dan_bi_bay_trong_khoi_nghia_ba_dinh_500.jpg


Phụ nữ nông dân bị bắt trong khởi nghĩa Ba Đình

1_500.jpg


Nghĩa quân Ba Đình bị bắt
3. Hương Khê (1885 -1895


_luoc_do_khoi_nghia_huong_khe__500_01.jpg


Lược đồ khởi nghĩa Hương Khê

-Lãnh đạo là Phan Đình Phùng và Cao Thắng.

-Căn cứ chính: Hương Khê (Hà Tĩnh)

-Địa bàn hoạt động rộng khắp 4 tỉnh Bắc -Trung Kì (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình).

*Diễn biến:

a. Giai đoạn từ 1885 - 1888 : chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu.

-Cao Thắng nghiên cứu chế tạo súng trường theo mẫu của Pháp.

-Nghĩa quân phiên chế thành 15 quân thứ (đơn vị), đại bản doanh đặt tại núi Vụ Quang.

luoc_do__dia_ban_hoat_dong_cua_nghia_quan_huong_khe__500.jpg


Lược đồ địa bàn hoạt động của nghĩa quân Hương Khê

b. Giai đoạn từ 1888 - 1895 : giai đoạn chiến đấu .

-Từ năm 1889 liên tục tập kích, đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch

-Nổi tiếng là trận tấn công đồn Trường Lưu, tập kích thị xã Hà Tĩnh, tấn công tỉnh lị Nghệ An, phá thế bị bao vây... Trong trận đồn Nu (Thanh Chương) Cao Thắng hy sinh.

-Ngày17/10/1894, nghĩa quân thắng lớn trong trận phục kích địch ở núi Vụ Quang

Kết quả – Ý nghĩa

- Tay sai của Pháp do Nguyễn Thân chỉ huy vây hãm núi Vụ Quang. Nghĩa quân bị triệt đường tiếp tế, Phan Đình Phùng bị thuương nặng, hi sinh ngày 28/12/1895. Khởi nghĩa kết thúc.

- Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương

sung_truong_cua_nghia_quan_huong_khe_500.jpg


Súng trường của nghĩa quân Hương Khê

*Nhận xét :

- Quy mô lớn, địa bàn hoạt động rộng khắp 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình; xây dựng nhiều căn cứ, trung tâm là núi Vụ Quang.

- Tổ chức chặt chẽ: nghĩa quân đưcợ phiên chế thành 15 quân thứ, chia làm nhiều nơi đóng quân, thường xuyên liên lạc đảm bảo sự chỉ huy thống nhất. Ngoài vũ khí tự tạo, Cao Thắng và các nghĩa quân còn chế tạo được súng trường theo kiểu của Pháp để trang bị cho nghĩa quân.

- Thời gian chiến đấu lâu dài (12 năm, từ 1895 - 1896)

- Phương thức hoạt động: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt, có khi chủ động tấn công vào sào huyệt kẻ thù hoặc đánh rộng xuống đồng bằng, gây cho giặc nhiều tổn thất. Thực dân Pháp phải rất vất vả mới đàn áp được

4. Yên Thế(1884 -1913)

luoc_do_phong_trao_nong_dan_yen_the__500.jpg


Lược đồ khởi nghĩa Yên Thế

-Hoàng Hoa Thám

-Yên Thế (Bắc Giang)

*Diễn biến:

a. Giai đoạn 1884 - 1892 :

Tại Yên Thế hoạt động riêng lẻ dưới sự chỉ huy của Đề Nắm, đẩy lui nhiều trận càn quét của Pháp, mở rộng hoạt động sang Phủ Lạng Thương. Tháng 04/1892 Đề Nắm bị sát hại.

b. Giai đoạn 1893 - 1897 :

- Đề Thám lãnh đạo, hai lần giảng hòa với Pháp, được cai quản bốn tổng Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng.

-Bề ngoài Đề Thám tỏ ra phục tùng, bên trong ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng chống Pháp.

c. Giai đoạn 1898 - 1908 :

- Trong 10 năm hòa hoãn, nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tích cực luyện tập quân sự. Căn cứ Yên Thế trở thành nơi tụ hội của những nghĩa sĩ yêu nước.

d. Giai đoạn 1909 - 1913

- Năm 1909, Pháp tấn công, nghĩa quân phải di chuyển liên tục, lực lượng bị hao mòn.

-Năm 1913, Đề Thám bị ám sát, khởi nghĩa thất bại.

*Kết quả – Ý nghĩa

-Là phong trào đấu tranh tự vệ chống Pháp của nông dân Việt Nam, có quy mô lớn nhất trong nhuững năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

-Thể hiện ý chí, sức mạnh bền bỉ, dẻo dai của nông dân.

-Mặc dù thất bại, phong trào Cần Vương và khởi nghĩa nông dân Yên Thế vẫn có vị trí hết sức to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc, vì nền độc lập, tự do của đất nước, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quý báu.

*. Nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Thế :

- Sau khi phong trào Cần vương tan rã, Pháp có điều kiện tập trung lực lượng đàn áp khởi nghĩa Yên Thế.

- So sánh lực lượng chênh lệch: quân Pháp đông và mạnh, vũ khí tối tân, chiến thuật tiên tiến.

- Mang nặng hệ tư tưởng phong kiến, thiếu vai trò lãnh đạo của giai cấp tiên tiến.

- Pháp dùng thủ đạon đê hèn, mua chuộc tay sai sát hại Đề Thám.

nghia_quan_yen_the_500.png




Nghĩa quân Yên Thế

cn_c_cho_g_500.jpg


Căn cứ Chợ Gồ

thu_cap_yen_the_500.jpg


Yên Thế , thủ cấp của một anh hùng bị Pháp sát hại sau vụ đầu độc năm 1908.
 
Sửa lần cuối:
Câu hỏi bài tập


1. Đặc điểm của phong trào Cần vương?

- Phạm vi hoạt động: Giai đoạn đầu diễn ra trên phạm vi rộng khắp cả nước, đặc biệt ở Bắc – Trung Kì. Giai đoạn sau chuyển trọng tâm dần về vùng núi và trung du. - Quy mô lớn (hàng trăm cuộc khởi nghĩa) nhưng còn nhỏ lẻ, mang tính địa phương, thiếu sự liên kết chặt chẽ thành phong trào mang tính tòan quốc. - Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân. - Mục tiêu của phong trào: chống đế quốc và phong kiến đầu hàng, giải phóng dân tộc. - Tính chất nổi bật: yêu nước, chống xâm lược trên lập trường phong kiến -

Nguyên nhân thất bại:
+ Phong trào mang tính chất địa phương phân tán, thiếu tổ chức và lãnh đạo thống nhất, chưa chú trọng chuẩn bị cơ sở vật chất để kháng chiến lâu dài. + Chưa biết phát động kháng chiến tòan dân, tòan diện, nhiều khi chỉ lấy danh nghĩa anh hùng cá nhân đối chọi với giặc, mang nặng hệ tư tưởng phong kiến

2. So sánh các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương

- Điểm tương đồng: Do văn thân sĩ phu yêu nước lãnh đạo, hưởng ứng chiếu Cần Vương.
- Điểm dị biệt:
+ Ba Đình: Căn cứ nằm ở vị trí chiến lược án ngữ đường giao thông Bắc Nam; có công sự kiên cố, giàng được nhiều chiến công vang dội (1866-1867).
+ Bãi Sậy: Không có công sự nổi như Ba Đình mà có các cạm bẫy ngầm, nổi bật là chiến thuật du kích, ẩn hiện bất ngờ; Được dân chung ủng hộ nên tồn tại giữa vùng đồng bằng (1883-1892); Pháp dùng thủ đoạn “tát nước cạn để bắt cá” phong trào mới bị dập tắt.

+ Hương Khê: Có qui mô lớn nhất và tồn tại dài nhất(10 năm); trình độ tổ chức cao (có tới 15 quân thứ), đúc được súng kiểu mới, lập nhiều chiến công vang dội (tập kích nhà lao Hà Tĩnh 1892, Trận Vụ Quang 1894-nghĩa quân dùng phép “sa nag ủng thủy” tức là ngăn nước trên đỉnh núi, khí giặc đến thì phá kè, lao gỗ đã xuống) giặc Pháp thua to và bị thất bại nặng nề.

Kết luận

Phong trào diễn ra hết sức oanh liệt nhưng cuối cùng thất bại. Chứng tỏ phong trào yêu nước Việt nam thời kì này đang ở vào tình thế khủng hoảng về lãnh đạo và đường lối. tuy nhiên phong trào cũng đã tiêu biểu cho tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc.

3: Trình bày các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương ?

* 1885-1888:

- Lãnh đạo: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi, các văn thân sĩ phu yêu nước
- Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
- Địa bàn hoạt động: Chủ yếu ở Bắc và Trung Kỳ
- Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng....
- Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng rừng núi phía Tây 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.
- Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt và lưu đày sang Angiờri.

* 1888-1896:

- Lãnh đạo: Các văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
- Địa bàn hoạt động: Phạm vi thu hẹp dần, quy tụ thành các trung tõm khởi nghĩa lớn ở trung du và miền núi như Hưng Yên, Thanh Hoá, Hà Tĩnh.
- Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê... Năm 1896, Phỏp dập tắt cuộc khởi nghĩa Hương Khê, đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương.

* Mục tiêu: Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền đất nước, lập lại chế độ phong kiến.


* Tính chất: Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước của dân tộc ta, diễn ra theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.



4. Nêu đặc điểm chung và nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương.

* Đặc điểm chung:

- Phạm vi hoạt động: rộng lớn, diễn ra trên phạm vi cả nước, chủ yếu là Trung, Bắc Kì, về sau chuyển về vùng trung du, miền núi.
- Lãnh đạo: gồm các văn thân sĩ phu yêu nước.
- Mục tiêu chung: đánh Pháp, giành lại độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền đất nước, lập lại chế độ phong kiến.
- Lực lượng tham gia: các văn thân sĩ phu yêu nước và nông dân, đồng thời có các tộc người thiểu số.
- Hình thức đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang.
- Kết quả: phong trào kéo dài hơn 10 năm, gây cho địch nhiều thiệt hại nhưng cuối cùng đã thất bại.

* Nguyên nhân thất bại:

- Văn thân, sĩ phu còn chịu nhiều ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến.
- Khẩu hiệu Cần Vương chỉ đáp ứng một phần nhỏ yêu cầu của nhân dân còn về cơ bản chưa giải quyết triệt để yêu cầu khách quan của sự tiến bộ xã hội vì thế sức hấp dẫn của khẩu hiệu này đối với nông dân bị hạn chế.
- Do sự chênh lệch lực lượng cũng như vũ khí giữa quân ta và địch.
- Các cuộc khởi nghĩa nổ ra còn rời rạc không có sự đoàn kết thống nhất nên dễ bị quân Pháp đàn áp.
- Bị chi phối bởi quan điểm Nho giáo nên những người lãnh đạo thường phiêu lưu mạo hiểm, ít chú ý đến điều kiện đảm bảo thắng lợi choo cuộc khởi nghĩa, dễ dao động khi bị dồn vào thế bí hiểm tìm đến cái chết một cách mù quáng.
=> Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Giải bài tập SGK Lịch sử 11 bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
(trang 125 sgk Lịch Sử 11): Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

Sau Hiệp ước Hácmăng năm 1883 và Patơnốt năm 1884 thực dân Pháp bắt đầu thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.

  • Phong trào chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục phát triển. Dựa vào đó phái chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu mạnh tay hành động.
  • Những hành động của phái chủ chiến nhằm chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp giành chủ quyền đất nước
  • Trước sự uy hiếp cuả kẻ thù, phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết quyết định đánh trước để giành thế chủ động.
  • Cuộc phản công kinh thành Huế của phái chủ chiến đêm 4 ngày 5 tháng 4 năm 1885 cuối cùng bị thất bại. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rời khỏi Hoàng thành lên Tân Sở (Quảng Trị).
=> 13/7/1885 lấy danh nghĩa Hàm Nghi, ông hạ chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.

=> Chiếu Cần Vương thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của nhân dân ta, phong trào kéo dài 12 năm

(trang 128 sgk Lịch Sử 11): Tóm lược diễn biến 2 giai đoạn của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX và rút ra đặc điểm của mỗi giai đoạn?

Trả lời:

a) Diễn biến

Phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX trải qua 2 giai đoạn chính:

* 1885-1888:

  • Lãnh đạo: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi, các văn thân sĩ phu yêu nước
  • Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
  • Địa bàn hoạt động: Chủ yếu ở Bắc và Trung Kỳ
  • Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng....
  • Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng rừng núi phía Tây 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.
  • Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt và lưu đày sang Angiêri.
* 1888-1896:

  • Lãnh đạo: Các văn thân, sĩ phu yêu nước.
  • Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
  • Địa bàn hoạt động: Phạm vi thu hẹp dần, quy tụ thành các trung tâm khởi nghĩa lớn ở trung du và miền núi như Hưng Yên, Thanh Hoá, Hà Tĩnh.
  • Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê... Năm 1896, Pháp dập tắt cuộc khởi nghĩa Hương Khê, đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương.
b) Đặc điểm:

Ưu điểm:

  • Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân; tranh thủ sự giúp đỡ mọi mặt của đồng bào.
  • Biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, khai thác sức mạnh tại chỗ, phát huy tính chủ động sáng tạo trong cách đánh, lối đánh của cuộc chiến tranh.
Hạn chế:

  • Chưa liên kết tập hợp được lực lượng dân tộc trên quy mô rộng, tạo thành phong trào trong toàn quốc.
  • Phong trào Cần Vương nổ ra lẻ tẻ, rời rạc; chưa tạo thành sự kết giữa các cuộc khởi nghĩa. Thể hiện tư duy phòng ngự bị động của ý thức hệ phong kiến: đào hào, đắp lũy, xây dựng căn cứ ở nơi cố định.
(trang 129 sgk Lịch Sử 11): Trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy?

Trả lời:

Diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy:

  • Từ năm 1885 đến 1887, xây dựng căn cứ Bãi Sậy, tỏa ra hoạt động ở đồng bằng, khống chế các tuyến giao thông đường bộ, đường sông Thái Bình, sông Hồng, sông Đuống.
  • Nghĩa quân tổ chức thành những phân đội nhỏ từ 10 – 15 người, trà trộn vào dân để hoạt động .
  • Từ năm 1888, bước vào chiến đấu quyết liệt. Pháp xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc, “dùng người Việt trị người Việt” để cô lập nghĩa quân. Quân ta di chuyển linh hoạt, đánh thắng một số trận lớn, đặc biệt là trận Liêu Trung, tiêu diệt được chỉ huy của Pháp.
(trang 131 sgk Lịch Sử 11): Mô tả cấu trúc của căn cứ Ba Đình?

Trả lời:

Cấu trúc của căn cứ điểm Ba Đình được xây dựng ở ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa), do Phạm Bành và Đinh Công Tráng chỉ huy.

Tại đây, nghĩa quân đã xây dựng một căn cứ chống Pháp vững chắc. Bao bọc xung quanh căn cứ là lũy tre dày đặc và một hệ thống hào rộng, rồi đến lớp thành đất cao đến 3 mét, chân thành rộng từ 8 mét đến 10 mét, trên thành có các lỗ châu mai. Phía trong thành có hệ thống giao thông hào dùng để vận động và tiếp tế khi chiến đấu. Ở những nơi xung yếu đều có công sự vững chắc. Các ngôi đình của ba làng được biến thành các chốt đóng quân, nối với nhau bằng hệ thống giao thông hào, có thể hỗ trợ nhau.

(trang 131 sgk Lịch Sử 11): Trình bày diễn biến của khởi nghĩa Ba Đình?

Trả lời:

Diễn biến

  • Xây dựng căn cứ độc đáo: chiến luỹ bằng những sọt tre nhồi rơm trộn bùn, dày 8 -10 mét, trên mặt có các lỗ châu mai, rào kín bằng luỹ tre, cuối cùng là vòng cọc tre vót nhọn cắm quanh chân thành.
  • Ngoài căn cứ chính còn có căn cứ Mã Cao.
  • Nghĩa quân có khoảng 300 người, hoạt động chủ yếu là chặn đánh các đoàn xe vận tải của địch, các toán lính hành quân qua căn cứ.
  • Tháng 12/1886, Pháp tập trung quân tấn công vào Ba Đình nhưng thất bại.
  • Ngày 06/01/1887, địch huy động 2500 quân bao vây căn cứ.
=> Khởi nghĩa thất bại.
 
Bài tập 1 trang 100 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng.

1. Phái chủ chiến, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, tổ chức cuộc phản công quân Pháp và phát động phong trào Cần Vương dựa trên cơ sở:

A. có sự đồng tâm nhất trí trong hoàng tộc.

B. có sự ủng hộ của triều đình Mãn Thanh.

C. có sự ủng hộ của đông đảo nhân dân trong cả nước và bộ phận quan lại chủ chiến trong triều đình và ở các địa phương.

D. tất cả các ý trên đều đúng.

Trả lời: B

2. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân Bãi Sậy thuộc các tỉnh

A. Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh.

B. Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh, Hưng Yên.

C. Thái Bình, Nam Định, Hà Tây, Vĩnh Phúc.

D. Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình.

Trả lời: C

3. Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, người trực tiếp tổ chức, huấn luyện nghĩa quân, xây dựng căn cứ kháng chiến ở Hương Khê là

A. Phan Đình Phùng. B. Cao Thắng.

C. Trần Quý Cáp. D. Tôn Thất Thuyết.

Trả lời: C

4. Địa bàn hoạt động chủ yếu của nghĩa quân Hương Khê

A. bao gồm hầu hết các tỉnh Trung Kì.

B. bao gồm 4 tỉnh : Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

C. bao gồm các tỉnh Trung Kì và một phần Bắc Kì.

D. bao gồm các tỉnh Trung Kì và Tây Nguyên.

Trả lời: B

5. Nguyên nhân bùng nổ phong trào nông dân Yên Thế là

A. vì sự áp bức bóc lột nặng nề của giai cấp địa chủ phong kiến.

B. muốn lật đổ triều Nguyễn, thiết lập một vương triều khác tiến bộ hơn.

C. căm thù thực dân Pháp, chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do.

D. tất cả các nguyên nhân trên.

Trả lời: D

Bài tập 2 trang 101 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
1. Nêu nội dung cơ bản của chiếu Cần vương (13-7-1885).

Trả lời:

  • Phong trào Cần Vương: là phong trào phò vua, giúp vua Hàm Nghi chống giặc cứu nước.
  • Nội dung:
    • Tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
    • Lên án sự phản bội của một số quan lại, tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh do Pháp mới dựng lên.
    • Khích lệ sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước quyết tam kháng chiến chống Pháp đến cùng.
  • Ý nghĩa: Chiếu Cần vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân ra sức giúp vua vì mục tiêu đánh Pháp, khôi phục nền độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến có vua hiền, vua giỏi.
    • Khẩu hiệu “Cần vương” đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước cháy âm ỉ bấy lâu, một phong trào vũ trang chống Pháp diễn ra sôi nổi, liên tục kéo dài 12 năm, đến cuối TK XIX mới chấm dứt
2. Giải thích khái niệm “Cần vương”.

Trả lời:

Cần Vương: “Cần” là phò tá, giúp đỡ. “Vương” là vua. Cần Vương có nghĩa là hết lòng phò tá vua, giúp vua cứu nước. Về thực chất, đây là một phong trào đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta dưới ngọn cờ của một ông vua yêu nước - Hàm Nghi.

3. Nguyên nhân nào dẫn tới việc bùng nổ phong trào Cần vương?

  • Nguyên nhân sâu xa.
  • Nguyên nhân trực tiếp.
Trả lời:

  • Nguyên nhân sâu xa:
    • Sau hai Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.
  • Nguyên nhân trực tiếp:
    • Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế mà đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi còn nhỏ tuổi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.
    • Pháp tìm mọi cách loại trừ phái chủ chiến vì thế Tôn Thất Thuyết
=> Lực lượng chủ chiến đã ra tay trước.

Bài tập 3 trang 102 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Hãy nêu đặc điểm các giai đoạn của phong trào Cần vương chống Pháp.

  • Giai đoạn 1885-1888:
  • Giai đoạn 1888-1896:
Trả lời:

  • Giai đoạn 1885-1888:
    • Lãnh đạo: Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.
    • Lực lượng: đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
    • - Địa bàn: rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, Đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên), ...
    • Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã hiên ngang cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).
  • Giai đoạn 1888-1896:
    • Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu yêu nước.
    • Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo….
    • Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.
2. Quan sát Lược đồ những địa điểm nổ ra khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 - 1896) (SGK), nêu nhận xét về phong trào.

  • Về thời gian: phong trào Cần vương diễn ra trong thời gian dài (từ 1885 đến 1896).
  • Về địa bàn: Phong trào diễn ra trên địa bàn rộng lớn khắp Bắc Kì và Trung Kì.
  • Về lực lượng:
    • Lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu yêu nước.
    • Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia (người Kinh, người dân tộc thiểu số, người Lào).
  • Về tính chất: Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước chống Pháp bị chi phối bởi hệ tư tưởng phong kiến (vì nó nhằm giúp vua chống Pháp để xây dựng lại vương triều phong kiến).
  • Về phương pháp đấu tranh: chủ yếu nặng về khởi nghĩa vũ trang. ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị...
  • Kết quả: cuối cùng phong trào Cần vương bị thất bại do so sánh lực lượng giữa ta và địch chênh lệch; sai lầm trong tổ chức lãnh đạo...
  • Ý nghĩa: Phong trào Cần vương thể tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta: phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc...
Bài tập 5 trang 104 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Tóm lược hoạt động của nghĩa quân Bãi Sậy qua 2 giai đoạn:

  • Từ năm 1885 đến năm 1887:
  • Từ năm 1888 đến năm 1889:
Trả lời:

Hoạt động của nghĩa quân Bãi Sậy qua 2 giai đoạn:

  • Từ năm 1885 đến năm 1887
    • Từ năm 1885 đến cuối năm 1887, nghĩa quân đấy lùi nhiều cuộc càn quét của Pháp ở cả ba vùng Văn Giang, Khoái Châu và vùng căn cứ Hai Sông. Nhiều trận đánh ác liệt diễn ra trên địa bàn các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Quảng Yên. Có trận, quân ta tiêu diệt tới 40 tên địch, bắt sống chỉ huy.
  • Từ năm 1888 đến năm 1889
    • Từ năm 1888, nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt. Thực dân Pháp tăng cường binh lực, cho xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc và thực hiện chính sách “dùng người Việt trị người Việt” để cô lập nghĩa quân ở căn cứ Bãi Sậy. Nghĩa quân chiến đấu rất dũng cảm, nhưng lực lượng ngày càng giảm sút và rơi dần vào thế bao vây, cô lập. Cuối cùng, Nguyễn Thiện Thuật phải lánh sang Trung Quốc (7-1889) và mất tại đó vào năm 1926.
    • Cuối tháng 7-1889, căn cứ Hai Sông cũng bị Pháp bao vây. Đốc Tít chỉ huy nghĩa quân chống trả quyết liệt, nhưng bị đánh bật khỏi đại bản doanh Trại Sơn. Trong thế cùng, ông phải ra hàng giặc (12-8-1889), sau bị chúng đày sang An-giê-ri.
    • Những tướng lĩnh còn lại cố duy trì cuộc khởi nghĩa thêm một thời gian. Đến năm 1892, họ về với nghĩa quân Đề Thám ở Yên Thế.
Hãy giải thích tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương chống Pháp?

Trả lời:

  • Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa diễn ra lâu nhất (1885 - 1896) so với các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần vương như cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887), cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892)
  • Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa diễn ra quyết liệt nhất trong phong trào Cần vương. Trong giai đoạn quyết liệt nhất từ năm 1888 đến nàm 1896, nghĩa quân đã tiến hành nhiều trận tấn công lớn như : trận Trường Lưu (tháng 5-1890), trận tập kích thị xá Hà Tĩnh (tháng 8-1892), trận phục kích ở núi Vụ Quang (tháng 10-1894)... Các trận đánh lớn trên đã gây cho Pháp sợ hãi và tổn thất nặng nề
  • Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa kết hợp nhuán nhuyễn nhất giữa các hình thức đấu tranh chống Pháp những năm cuối thế kỉ XIX, đặc biệt là giữa hình thức du kích và tổ chức những trận đánh lớn. Ngoài ra, cuộc khởi nghĩa Hương Khê cũng biết dựa vào địa hình hiểm trở (vùng miền núi) đế tổ chức chống Pháp.
 
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 11! Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Lịch sử 11 bài 1 :Nhật Bản
  2. lịch sử 11 Bài 2 Ấn Độ
  3. Lịch Sử 11 -Bài 3: Trung Quốc
  4. Lịch Sử 11 -Bài 4 :Các nước Đông Nam Á (cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX)
  5. Lịch Sử 11- bài 5- Châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh (Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
  6. Lịch sử 11 - Bài 6 Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 -1918
  7. Lịch Sử 11- Bài 7 : Những thành tựu văn hóa thời cận đại
  8. Lịch Sử lớp 11 - Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại
  9. Lịch Sử 11 -Bài 10 Liên Xô Xây dựng chủ nghĩa Xã Hội (1921 - 1941)
  10. Lịch sử 11 bài 11 Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  11. Lịch sử 11 Bài 12 : Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới(1918-1939)
  12. Lịch sử 11 bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  13. Lịch sử 11 bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  14. Lịch sử 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939)
  15. Lịch sử 11 bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  16. Lịch sử 11- Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
  17. Lịch sử 11 bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
  18. Lịch sử 11 bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884 - Nhà Nguyễn đầu hàng
  19. Lịch sử 11 bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
  20. Lịch sử 11 bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
  21. Lịch sử 11 bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
  22. Lịch sử 11 bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
  23. Lịch sử 11 bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918)
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top