Chia Sẻ Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á ( 1918-1939)

Trang Dimple

New member
Xu
38
Sau khi chiến tranh thế giới thứ 1 kết thúc thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga đã có ảnh hưởng sâu sắc tới cục diện thế giới. Từ năm 1918-1939 châu Á có những biến chuyển to lớn về kinh tế chính Trị ,xã hội. Điều đó đã khiến cuộc đấu tranh giành độc lập ở đây cũng có những bước phát triển mới, thể hiện qua phong trào cách mạng ở Ấn Độ , Trung Quốc Và Đông Nam Á.

Bài 20 Lịch sử lớp 8 -PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á ( 1918-1939)


I. NHỮNG NÉT CHUNG VỀ PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á . CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC TRONG NHỮNG NĂM 1919-1939.

1. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á :

* Mang nét mới :

- Do ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ nhất ,phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á bùng nổ mạnh, lên cao và lan rộng ở Đông bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Nam Á .

- Giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập và nhiều nước giữ vị trí lãnh đạo .

- Các Đảng Cộng sản lần lượt thành lập ở Trung Quốc , Ấn Độ, In –đô- nê- xi- a , Việt Nam , Mã Lai, Xiêm, Phi- líp- pin và giữ vai trò lãnh đạo cách mạng .

* Các phong trào tiêu biểu :

- Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc 4-5-1919

- Cách mạng Mông Cổ thắng ,CHND Mông Cổ ra đời .

- Phong trào ở Đông Nam Á lan rộng khắp nơi .

- Ở Ấn Độ bãi công ; Đảng Quốc Đại lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi độc lập , tẩy chay hàng hóa Anh

- 1921-1922 ,Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ thành lập .

- Cách mạng Việt Nam phát triển mạnh ở cả nước .

2.Trung Quốc trong những năm 1919-1939.

a. Phong trào Ngũ Tứ . Sự thành lập Đảng Cộng sản TQ:

+ Phong trào Ngũ Tứ ( 4-5- 1919) của 3000 học sinh yêu nước ở Bắc Kinh biểu tình chống đế quốc và lan rộng ra cả nước .

+ Lôi cuốn công nhân, nông dân , trí thức yêu nước tham gia .

+ Khẩu hiệu :”Trung Quốc của người Trung Quốc”Phế bỏ Hiệp ước 21 điều”, mang tính chất chống đế quốc.

+ Chủ nghĩa Mác- Lê nin được truyền bá .

+ 7-1921 : Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập .

+ Mở đầu cao trào cách mạng chống phong kiến .

* So sánh Cách mạng Tân Hợi và phong trào Ngũ Tứ :

+ Cách Mạng Tân Hợi : “đánh đổ Mãn Thanh”, tính chất chống phong kiến .

+ “Phong trào Ngũ Tứ”,khẩu hiệu :”Trung Quốc của người Trung Quốc ” ,“Phế bỏ Hiệp ước 21 điều “,mang tính chất chống đế quốc.

b. Hoạt động của Đảng Cộng Sản Trung Quốc :

+ 1926-1927: Đảng Công sản lãnh đạo chiến tranh cách mạng lật đổ quân phiệt đang chia nhau thống trị Trung Quốc .

+ 1927-1937 : nội chiến : Đảng Cộng sản lật đổ Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch .

+ Tháng 7-1937: Nhật xâm lược Trung Quốc , Quốc – Cộng đình chỉ nội chiến , hợp tác chống Nhật , Trung Quốc bước vào giai đoạn kháng chiến chống Nhật .
II. PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á


1. Tình hình chung của phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.

* Đầu thế kỷ XX, Đông Nam Á là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân (tr72 Thái Lan ).

* Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào đấu tranh chống đế quốc bùng nổ mạnh do :

+ Chính sách khai thác bóc lột của các nước đế quốc sau chiến tranh .

+ Anh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga .

* Nhận xét về phong trào độc lập ở Đông Nam Á :

+Tầng lớp trí thức mới đấu tranh theo hướng dân chủ tư sản .

+ Giai cấp vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng .

+ Các Đảng Cộng sản thành lập như In đô nê xia ( 1920) ;Việt Nam , Mã Lai, Xiêm , Phi líp pin 1930 …đã lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống đế quốc …(Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 )

+ Phong trào dân chủ tư sản đã xuất hiện chính đảng hay phong trào có tổ chức và có ảnh hưởng rộng lớn .



2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á

Diễn ra sôi nổi và liên tục dưới nhiều hình thức :

+ Tại Đông Dương :

-Lào : khởi nghĩa của ông Kẹo và Cam ma đan (1901-1936) .

-Cam pu chia : 1918-1920-1926 -phong trào hướng dân chủ tư sản của A -cha –Hem- chiêu 1930-1935

-Việt Nam :phát triển mạnh nhất là sau khi Đảng Cộng sản thành lập (Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 )

+ Tại In đô nê xia : chống lại Hà Lan :

Khởi nghĩa bùng nổ ở Gia va , Xu ma tra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản , sau khi bị đàn áp, quần chúng ngả theo phong trào dân tộc tư sản của Xu –các- nô .

+Năm 1940: kháng chiến chống Nhật .

+Kết quả : chưa giành thắng lợi nhưng có ý nghĩa quyết định .
 
Sửa lần cuối:
1. Trình bày những nét chung về phong trào dộc lập dân tộc ở châu Á trong những năm 1919 – 1939.

- Từ sau cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và Chiến tranh thế giới nhứ nhất, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á đã bước sang thời kì phát triển mới. Phong trào diễn ra mạnh mẽ và lan rộng ở nhiều khu vực của lục địa châu Á rộng lớn, tiêu biểu là phong trào đấu tranh ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a. Đó là :
+ Phong trào Ngũ tú năm 1919 ở Trung Quốc.
+ Cuộc cách mạng nhân dân ở Mông Cổ đưa tới việc thành lập Nhà nước Cộng hào Nhân dân Mông Cổ.
+ Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại do M. Gan-đi đứng đầu.
+ Thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng ở Thổ Nhĩ Kì (1919 – 1922) đưa tới việc thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kì…
- Trong cao trào đấu tranh giải phóng, giai cấp công nhân đã tích cực tham gia và nhiều đảng cộng sản đã được thành lập như ở Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a và Việt Nam,…

2. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 -1939 diễn ra như thế nào ?

- Phong trào Ngũ tứ bùng nổ ngày 4-5-1919, khởi đầu là cuộc biểu tình của 3000 học sinh yêu nước ở Bắc Kinh chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc. Phong trào nhanh chóng lan rộng ra cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Lực lượng chủ yếu của phong trào chuyển từ sinh viên sang giai cấp công nhân. Phong trào Ngũ tứ đã mở đầu cao trào chống đế quốc, chống phong kiến. Từ đó, chủ nghĩa Mac-Lê-nin được truyền bá sâu rộng ở Trung Quốc được thành lập.
- Trong 10 năm ( 1926 – 1937 ), tình hình chính trị ở Trung Quốc diễn ra nhiều biến động. Trong những năm 1926 – 1927 là cuộc Chiến tranh Bắc phạt của các lực lượng cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt đang chia nhau thốn g trị nhiều vùng miền ở Bắc Trung Quốc. Sau đó, trong những năm 1927 – 1937 diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng – Tưởng Giới Thạch và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
- Tháng 7 – 1937, Nhật Bản phát động cuộc tấn công xâm lược nhằm thôn tính toàn bộ Trung Quốc. Trước nguy cơ đó, Đảng cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng đã đình chỉ nội chiến, cùng hợp tác chống Nhật. Cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kì mới : Quốc – Cộng hợp tác, kháng chiến chống Nhật.

3. Hãy cho biết tình hình chung của các nước Đông Nam Á những năm 1918 – 1939.

- Đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á ( trừ xiêm, nay là Thái Lan ) đều là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Sau thất bại của phong trào dưới ngọn cờ “ phò vua cứu nước”, tầng lớp trí thức mới ở các nước này chủ trương đấu tranh giành độc lập theo con đường dân chủ tư sản.
- Từ những năm 20, do sự da tăng số lượng, phát triển và trưởng thành của gai cấp công nhân do chính sách khai thác thuộc địa của các nước đế quốc và những ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, giai cấp vô sản tường bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào đấu tranh. Đây chính là nét mới so với thời kì trước của phong trào cách mạng ở Đông Nam Á trong những năm 1919 – 1939.
- Trong thời kì này, Đảng Cộng sản đã ra đời ở nhiều nước Đông Nam Á, như : In-đô-nê-xi-a ( 1920) ; Việt Nam, Mã Lai và Xiêm (1930). Dưới sự lãnh đạo cảu cá đảng cộng sản, nhiều cuộc đấu tranh diễn ra như cuộc khởi nghĩa ở Gia-va, Xu-ma-tơ ( 1926-1927) ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh ( 1930-1931) tại Việt Nam.
- Phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á cũng có những bước tiến bộ rõ rệt. Nếu như trước đây mới chỉ xuất hiện những nhóm lẻ tẻ thì đến giai đoạn này đã ra đời những chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng lớn trong xã hội như Đảng Dân tộc ỏ In-đô-nê-xi-a, phong trào Tha-kin ở Miến Điện,…

4. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918 -1939 ) diễn ra như thế nào?

- Ở Đông Dương, cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp được tiến hành dưới nhiều hình thức, dưới sự tham gia của cá tầng lớp nhân dân. Đó là cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam kéo dài hơn 30 năm ở Lào ; Phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản do nhà sư A-cha Hem Chiêu đứng đầu ( 1930 – 1935) ở Cam-pu-chia.
- Tại khu vực hải đảo, đã diễn ra nhiều phong trào chống thực dân, lôi cuốn hàng triệu người tham gia, tiêu biểu là cuộc khở nghĩa ở hải đảo Gia-va và Xu-ma-tơ-ra (In-đô-nê-xi-a) trong những năm 1926 – 1927 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a. Sau khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, quần chúng đã ngả theo phong trào dân tộc tư sản do Xu-các-nô – lãnh tụ của Đảng Dân tộc, đứng đầu.
- Từ năm 1940, khi phát xít Nhật tấn công đánh chiếm Đông Nam Á, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước trong khu vực đã tập trung vào kẻ thù hung hãn nhất này.
 
Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939) câu hỏi và bài tập sách giáo khoa

Bài 1 (trang 103 sgk Lịch sử 8): Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở châu Á lại bùng nổ mạnh mẽ?

Lời giải:

- Do hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất, nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc phải gánh chịu nhiều tai họa bởi chính sách khai thác thuộc địa của các đế quốc thực dân sau chiến tranh.

- Đặc biệt là tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, quan trọng nhất là vai trò của giai cấp công nhân và đảng cộng sản ở các nước này.

Bài 2 (trang 103 sgk Lịch sử 8): Cách mạng Trung Quốc đã diễn ra như thế nào trong những năm 1919 – 1939?

Lời giải:

- Ngày 4-5-1919: Phong trào Ngũ Tứ.

- Sự truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin và việc thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 7-1921).

- Năm 1926-1927: Chiến tranh cách mạng.

- Năm 1927 - 1937: Nội chiến.

- Tháng 7-1937: Cuộc kháng chiến chống Nhật, Quốc-Cộng hợp tác chống Nhật.

Bài 3 (trang 103 sgk Lịch sử 8): Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Lời giải:

- Phong trào diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú, phong trào lên cao và lan rộng khắp các quốc gia. Giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.

- Đặc biệt ở Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân ba nước (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) đấu tranh chống Pháp, tạo bước ngoặt cho phong trào.

- Phong trào dân chủ tư sản tiếp tục phát triển, chưa có phong trào nào thắng lợi, nhưng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân chống kẻ thù chung.Từ năm 1940, chống chủ nghĩa phát xít.

rả lời câu hỏi in nghiêng bài 20

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 trang 99 SGK: - Kể tên những phong trào đấu tranh của các nước châu Á.

Trả lời:

Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển rộng khắp toàn châu Á, trong đó có những nước và khu vực diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ như Trung Quốc, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kì, Ấn Độ, Đông Nam Á,...

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 trang 100 SGK: - Em hãy nêu những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Trả lời:

- Giai cấp công nhân đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập và ở một số nước công nhân đã đóng vai trò lãnh đạo cách mạng.

- Sau chiến tranh, nhiều đảng Cộng sản ở các nước châu Á cũng được thành lập như Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a, đảng Cộng sản của các nước Đông Nam Á...

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 trang 100 SGK: - Theo em, khẩu hiệu đấu tranh của Phong trào Ngũ tứ có điều gì mới so với khẩu hiệu “Đánh đổ Mãn Thanh” trong Cách mạng Tân Hợi (1911)?

Trả lời:

Khẩu hiệu thời kì Ngũ tứ vừa mang tính chất chống đế quốc, vừa mang tính chất chống phong kiến, so với cách mạng Tân Hợi 1911, phong trào Ngũ tứ có tiến bộ hơn cuộc cách mạng Tân Hợi trước đó chỉ dừng lại ở tính chất phong kiến "Đánh đổ Mãn Thanh". Phong trào Ngũ tứ tạo điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc (7-1921).

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 trang 101 SGK: - Sự thành lập các đảng cộng sản có tác động như thế nào đối với phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á?

Trả lời:

Từ khi thành lập, các đảng cộng sản luôn kề vai sát cánh cùng các nước Đông Nam Á, lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập. Phong trào công nông, phong trào yêu nước ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nổi bật nhất là các cuộc khởi nghĩa Gia-va và Xu-ma-tơ-ra (1926-1927) ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh (1930-1931) ở Việt Nam...

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 trang 102 SGK: - Vào đầu thế kỉ XX, phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á có điểm gì mới?

Trả lời:

- Nếu như trước đây mới chỉ xuất hiện các nhóm, phái hặc các hội do những nhà yêu nước sáng lập, thì đến giai đoạn này xuất hiện các chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng lớn như Đảng dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Tha-kin ở Miến Điện, phong trài đấu tranh chống thực dân Anh đòi tự do ở Mã Lai..

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 trang 102 SGK: - Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở các nước Đông Dương?

Trả lời:

- Phong trào diễn ra dưới nhiều hình thức.

- Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương) thành lập và lãnh đạo phong trào.

- Bước đầu có sự liên minh chống đế quốc của 3 nước.

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 trang 103 SGK: - Phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a diễn ra như thế nào?

Trả lời:

- In-đô-nê-xi-a bị thực dân Hà Lan xâm lược đô hộ. Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở nước này diễn ra rất sôi nổi, mạnh mẽ.

- Trong nhiều năm, nhất là những năm 1926-1927, khởi nghĩa đã bùng nổ ở các đảo Gia-va và Xu-ma-tơ-ra. Tất cả những cuộc khởi nghĩa này đều do Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a (ra đời tháng 5-1920) lãnh đạo.

- Tuy nhiên, do những sai lầm về đường lối mà các cuộc khởi nghĩa diễn ra trong những năm 1926-1927 đã thất bại và bị khủng bố, quần chúng nhân dân đã ngả theo phong trào dân tộc tư sản do Xu-các-nô - lãnh tụ của Đảng Quốc dân lãnh đạo.

Bài Tập 1 trang 69 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8
Khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thời kì phát triển của phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á được thể hiện là:

A. Phong trào dân cao mạnh mẽ và lan rộng khắp khu vực: Đông Bắc Á , Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á.

B. Tất cả các nước trong khu vực đã thành lập được nhà nước dân chủ nhân dân.

C. Đảng Cộng Sản được thành lập ở tất cả các nước

D. Các ý B và C đều đúng.

Câu 2. Nội dung của phong trào chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ giai đoạn này là

A. Đấu tranh đòi quyền tự trị cho ấn độ

B. Đấu tranh đòi thực dân Anh cho người Ấn Độ tham ra vào các hội đồng thuộc địa

C. Đấu tranh lật đổ ách thống trị thực dân

D. Đấu tranh đòi quyền độc lập, tẩy chay hàng hoá Anh, phát triển kinh tế dân tộc

Câu 3. Lực lượng chính tham ra phong trào Ngũ tử ở Trung Quốc là

A. công nhân và tư sản dân tộc

B. công nhân, nông dân, học sinh và trí thức yêu nước

C. học sinh yêu nước ở Bắc Kinh

D. nông dân ở các vùng nông thôn của Trung Quốc.

Câu 4. Mục tiêu của phong trào Ngũ tứ là

A. Chống đế quốc và phong kiến

B. Chống phong kiến

C. Chống đế quốc

D. Chống tư sản mại bản phong kiến, đế quốc

Câu 5. Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á chịu tác động trực tiếp bởi

A. Thắng lợi của cuộc Cách Mạng Tháng Mười Nga

B. Sự kết thúc của chiến tranh thế giới thứ nhất

C. Phong trào cách mạng Trung Quốc

D. Chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của các nước đế quốc.

Câu 6. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc Đông Nam Á xuất hiện những nét mới là

A. Phong trào diễn ra dưới ngọn cờ ‘’phò vua cứu nước’’

B. Ở tất cả các nước đều có Đảng Công Sản lãnh đạo phong trào

C. Giai cấp vô sản từng bước trưởng thành và tham ra phong trào lãnh đạo cách mạng.

D. Hoàn toàn đi theo con đường cách mạng vô sản.

Câu 7. Phong trao tư sản ở các nước Đông Nam Á trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh có bước phát triển hơn so với giai đoạn trước là

A. xuất hiện các nhóm, các hội do những người yêu nước sáng lập.

B. có mối liên hệ chặt chẽ với các phong trào khác.

C. xuất hiện các chính Đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng lớn.

D. tất cả các ý trên

Câu 8. Từ năm 1940, phong trào dân tộc ở Đông Nam Á có điểm chung là

A. đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản

B. đều nhằm ách thống trị của thực dân phương Tây, đòi độc lập dân tộc

C. đều giành được những thắng lợi có ý nghĩa quyết định

D. đều chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa Phát xít Nhật.

3333-png.3029


Bài Tập 2 trang 70 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc điền chữ S (sai) vào [ ] trước các câu sau

1. [ ] Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phon kiến ở Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

2. [ ] Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản

3. [ ] Trong phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á, Trung quốc là quốc gia có Đảng Cộng Sản được thành lập sớm nhất.

4. [ ] Trong những năm 1927-1937, nhân dân Trung Quốc đã tiến hành kháng chiến chống Nhật Bản xâm lược.

5. [ ] Phong trào dân tộc ở Đông Nam Á dưới sự lạnh ssaoj của giai cấp tư sản có bước phát triển cao, đặc biệt là ở In-đô-nê-xi-a

Hướng dẫn làm bài:

Đúng: 1, 5; Sai 2, 3, 4

Bài Tập 4 trang 71 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8
Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất có những nét mới như thế nào ?

Hướng dẫn làm bài:

Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã mở ra một thời kì phát triển mới trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. Phong trào lên cao và lan rộng khắp các khu vực: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á, tiêu biểu là phong trào cách mạng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a.

Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc, chống phong kiến ở châu Á. Cuộc cách mạng của nhân dân Mông Cổ (1921 - 1924) giành được thắng lợi, đưa đến việc thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân Mông cổ, ở Đông Nam Á, phong trào độc lập lan rộng khắp các nước, Ở Ấn Độ đã đã diễn ra những cuộc bãi công với quy mô lớn của công nhân và khởi nghĩa của nông dân chống thực dân Anh.Đảng Quốc Đại dưới sự lãnh đạo của Ma-hát-ma Gan-đi đã động viên nhân dân đấu tranh đòi quyền độc lập, tẩy chay hàng hóa của Anh, phát triển kinh tế dân tộc.

Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì (1919 -1922) kết thúc thắng lợi, dẫn tới việc thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhì Ki. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong cả nước.

Trong cao trào cách mạng này, giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc. Các đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam

Bài Tập 5 trang 71 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8
Cuộc nội chiến Cách mạng ở Trung Quốc đã diễn ra như thế nào?

Hướng dẫn làm bài:

  • Giai đoạn phòng ngự (7/1946 - 6/1947):
    • Quân giải phóng thực hiện chiến lược phòng ngự, tích cực xây dựng và củng cố lực lượng cách mạng
    • Kết quả: Quân cách mạng tiêu diệt 1.112.000 quân Trung hoa dân quốc, lực lượng giải phóng phát triển lên tới hơn 2 triệu người.
  • Giai đoạn phản công (6/1947-4/1949):
    • Quân giải phóng mở nhiều cuộc phản công, vượt qua lưu vực sông Hoàng Hà, áp sát quân Trung Hoa Dân Quốc và giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn.
    • Cuối năm 1948 đầu năm 1949, qua 3 chiến dịch lớn (Liêu - Thẩm, Hoài - Hải, Bình - Tân), quân giải phóng đã tiêu diệt 1540.000 quân Trung hoa dân quốc.
    • Ngày 21/4/1949 quân cách mạng đã vượt lưu vực sông Trường Giang.
    • Ngày 23/4/1949 giải phóng Nam Kinh, nền thống trị của Quốc dân đảng bị sụp đổ.
    • Ngày 1/10/1949 nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là là Chủ tịch Mao Trạch Đông.
 
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 8! Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Lịch sử 8 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
  2. Lịch sử 8 Bài 2 Cách mạng tư sản Pháp Cuối thế kỉ XVIII
  3. Lịch sử 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
  4. Lịch sử 8 Bài 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác”
  5. Lịch sử 8 - Bài 5 - Công Xã Pari
  6. Lịch Sử 8 -Bài 6 -Các nước Anh Pháp Đức Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  7. Lịch Sử 8-Bài 7: phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX"
  8. Lịch Sử 8-Bài 8 -Sự phát triển của kĩ thuật khoa học và văn học nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX
  9. Lịch Sử 8-Bài 9-Ấn Độ thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX
  10. Lịch sử 8 Bài 10 Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  11. Lịch sử 8 bài 11 các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  12. Lịch Sử 8 -Bài 12 Nhật bản từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
  13. Lịch Sử 8 -Bài 13 Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918)
  14. Lịch sử 8 - bài 14 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỷ XVI đến 1917)
  15. Lịch Sử 8 -Bài 15-Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ Cách mạng (1917 - 1921)
  16. Lịch Sử 8-Bài 16 -Liên Xô Xây dựng chủ nghĩa Xã Hội(1921-1941)
  17. Lịch Sử 8 -Bài 17- Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939
  18. Lịch sử 8 - Bài 18- Nước Mĩ Giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  19. Lịch Sử 8 -Bài 19 Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
  20. Lịch sử lớp 8 bài 20 Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á ( 1918-1939)
  21. Lịch Sử 8-Bài 21 - Chiến Tranh thế giới thứ 2 ( 1939-1945)
  22. Lịch Sử 8 -Bài 22- Sự Phát triển của khoa học kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX
  23. Lịch Sử lớp 8 -Bài 24 - cuộc kháng chiến chống Pháp Từ Năm 1858-1873
  24. Lịch Sử 8- Bài 25 Kháng Chiến chống Pháp Lan Rộng ra toàn quốc ( 1873-1884)
  25. Lịch Sử lớp 8 -Bài 26 Phong trào kháng chiến chống Pháp những năm cuối thế kỉ XIX
  26. Lịch Sử 8-Bài 27 Khởi nghĩa Yên Thế và Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
  27. Lịch Sử 8 - Bài 28 - Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
  28. Lịch Sử 8-Bài 29- Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về Kinh tế Xã Hội
  29. Lịch sử lớp 8 - bài 30 Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.
  30. Lịch Sử 8 - bài 31 Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858-1918
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top