Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX hầu hết các nước châu Á đều ở trong tình trạng chế độ phong kiến khủng hoảng suy yếu, bị các đế quốc phương Tây xâm lược, cuối cùng đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Trong bối cảnh chung đó Nhật Bản vẫn giữ được độc lập và phát triển nhanh chóng về kinh tế, trở thành một nước đế quốc duy nhất ở châu Á. vậy tại sao trong bối cảnh chung của châu Á, Nhật Bản đã thoát khỏi sự xâm lược của các nước phương Tây, trở thành một cường quốc đế quốc? Để hiểu được vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu bài 1 : Nhật Bản
Lịch sử 11 bài 1 :Nhật Bản
1. Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868
- Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô- gun) làm vào khủng hoảng suy yếu
* Kinh tế:
- Nông nghiệp lạc hậu, tô thuế nặng nề, mất mùa đói kém thường xuyên.
- Công nghiệp: kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều, kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng.
* Xã hội: nổi lên mâu thuẫn
giữa nông dân, tư sản thị dân với chế độ phong kiến lạc hậu.
* Chính trị: Nổi lên mâu thuẫn giữa Thiên hoàng và Tướng quân.
Giữa lúc Nhật Bản khủng hoảng suy yếu, các nước tư bản Âu - Mĩ tìm cách xâm nhập.
+ Đi đầu là Mĩ dùng vũ lực buộc Nhật Bản “mở cửa” sau đó Anh, Pháp, Nga, Đức cũng ép Nhật ký các Hiệp ước bất bình đẳng.
+ Trước nguy cơ bị xâm lược Nhật Bản phải lựa chọn một trong hai con đường là: bảo thủ duy trì chế độ phong kiến lạc hậu, hoặc là cải cách
2. Cuộc Duy tân Minh Trị
Tháng 01/1868 Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách;
+ Về chính trị Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.
+ Về kinh tế: xóa bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến thực hiện cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa
+ Về quân sự: được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây, chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.
+ Giáo dục: chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật. Cử HS giỏi đi du học phương Tây.
* Tính chất – ý nghĩa:
Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.
3. Nhật bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX quá trình tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp với ngân hành đã đưa đến sự ra đời những công ty độc quyền, Mít-xưi, Mit-su-bi-si chi phối đời sống kinh tế, chính trị Nhật Bản
- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX Nhật đẩy mạnh chính sách bành trướng xâm lược
+ Năm 1874 Nhật Bản xâm lược Đài Loan
+ Năm 1894-1895 chiến tranh với Trung Quốc
+ Năm 1904-1905 chiến tranh với Nga
- Chính sách đối nội:
- Kết luận: Nhật Bản dã trở thành nước đế quốc
Nhật Bản là một nước phong kiến lạc hậu ở châu Á, song do thực hiện cải cách nên không chỉ thoát khỏi thân phận thuộc địa, mà còn trở thành một nước tư bản phát triển. điều đó chứng tỏ cải cách Minh Trị là sáng suốt và phù hợp, chính sự tiến bộ sáng suốt của một ông vua anh minh đã làm thay đổi vận mệnh của dân tộc, đưa Nhật Bản sánh ngang với các nước phương Tây trở thành đất nước có ảnh hưởng lớn đến Châu Á.
Lịch sử 11 bài 1 :Nhật Bản
1. Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868
- Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô- gun) làm vào khủng hoảng suy yếu
* Kinh tế:
- Nông nghiệp lạc hậu, tô thuế nặng nề, mất mùa đói kém thường xuyên.
- Công nghiệp: kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều, kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng.
* Xã hội: nổi lên mâu thuẫn
giữa nông dân, tư sản thị dân với chế độ phong kiến lạc hậu.
* Chính trị: Nổi lên mâu thuẫn giữa Thiên hoàng và Tướng quân.
Giữa lúc Nhật Bản khủng hoảng suy yếu, các nước tư bản Âu - Mĩ tìm cách xâm nhập.
+ Đi đầu là Mĩ dùng vũ lực buộc Nhật Bản “mở cửa” sau đó Anh, Pháp, Nga, Đức cũng ép Nhật ký các Hiệp ước bất bình đẳng.
+ Trước nguy cơ bị xâm lược Nhật Bản phải lựa chọn một trong hai con đường là: bảo thủ duy trì chế độ phong kiến lạc hậu, hoặc là cải cách
2. Cuộc Duy tân Minh Trị
Tháng 01/1868 Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách;
+ Về chính trị Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.
+ Về kinh tế: xóa bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến thực hiện cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa
+ Về quân sự: được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây, chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.
+ Giáo dục: chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật. Cử HS giỏi đi du học phương Tây.
* Tính chất – ý nghĩa:
Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.
3. Nhật bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX quá trình tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp với ngân hành đã đưa đến sự ra đời những công ty độc quyền, Mít-xưi, Mit-su-bi-si chi phối đời sống kinh tế, chính trị Nhật Bản
- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX Nhật đẩy mạnh chính sách bành trướng xâm lược
+ Năm 1874 Nhật Bản xâm lược Đài Loan
+ Năm 1894-1895 chiến tranh với Trung Quốc
+ Năm 1904-1905 chiến tranh với Nga
- Chính sách đối nội:
- Kết luận: Nhật Bản dã trở thành nước đế quốc
Nhật Bản là một nước phong kiến lạc hậu ở châu Á, song do thực hiện cải cách nên không chỉ thoát khỏi thân phận thuộc địa, mà còn trở thành một nước tư bản phát triển. điều đó chứng tỏ cải cách Minh Trị là sáng suốt và phù hợp, chính sự tiến bộ sáng suốt của một ông vua anh minh đã làm thay đổi vận mệnh của dân tộc, đưa Nhật Bản sánh ngang với các nước phương Tây trở thành đất nước có ảnh hưởng lớn đến Châu Á.
Sửa lần cuối: