ngan trang
New member
- Xu
- 159
Trong thực tế, sử sách của ta và Trung Quốc đều có ghi chép về trận quyết chiến chiến lược quan trọng này. Việt sử lược, tác phẩm khuyết danh thời Trần thế kỷ XIV chép: “Năm Tân Ty, năm đầu hiệu Thiên Phúc, mùa xuân tháng Ba (4-981), quân của Hầu Nhân Bảo đến Ngân Sơn, Trần Khâm Tộ đến Tây Kết, Lưu Trừng đến sông Bạch Đằng, vua (tức Lê Đại Hành - NMT), tự làm tướng đi chống Tống, sai người cắm cọc ngăn sông. Quân Tống lùi giữ Ninh Giang, vua sai trá hàng để dụ Nhân Bảo. Quân Tống thua, ta bắt chém Hầu Nhân Bảo, bọn Khâm Tộ nghe tin quân Bảo thua, liền rút lui” (1).
Đáng tiếc trong những dòng ghi chép trên đây, dịch giả Việt sử lược đã dịch nhầm từ Lãng Sơn thành Ngân Sơn. Điều này đã được Phó Giáo sư Trần Bá Chí phân tích khá kỹ trong luận văn khoa học Lãng Sơn, một vị trí quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (2).
Vấn đề này, cũng được Giáo sư Hà Văn Tấn tán đồng trong luận văn Lê Thánh Tông với Quảng Ninh như sau: “Có thể nói là tất cả các cuộc tấn công bằng đường thủy để xâm lược Việt Nam của người phương Bắc đều đi qua vùng biển Quảng Ninh. Chúng ta đã biết rõ cuộc hành binh của thủy quân Tống ở thời Lý và cuộc hành binh của thủy quân Nguyên ở đời Trần, với các chiến thắng của thủy quân Đại Việt ở vùng biển Quảng Ninh.
Ngay từ thời Lê Hoàn, năm 981, quân Tống cũng tiến theo đường này. Chỉ vì bản dịch Việt sử lược hiện có đã đọc nhầm chữ Lãng (Lãng Sơn) thành Ngân (Ngân Sơn), mà nhiều nhà sử học đã loay hoay tìm con đường tiến của Tống qua Bắc Thái (tức Bắc Cạn - NMT). Thực ra, Lãng Sơn là tên gọi một hòn núi gần Vạn Ninh của Quảng Ninh . . . “ (3).
Tống sử (Giao chỉ truyện) của Trung Quốc cũng chép về trận Bạch Đằng như sau: “Thái Bình hưng quốc năm thứ 6, tháng Ba, ngày Kỷ Mùi (28-4-981), Giao Châu hành doanh phá được 1.500 quân của Lê Hoàn ở sông Bạch Đằng. . . Đến khi Lưu Trừng đến thì Toàn Hưng cùng Lưu Trừng theo đường thủy đem quân đến thôn Đa La, nhưng nói không gặp giặc (tức chủ quân của Lê Đại Hành - NMT), lại trở về Hoa Bộ. Đến đây, Lê Hoàn giả vờ xin hàng để đánh lừa Nhân Bảo, Nhân Bảo liền bị giết chết” (4).
Như vậy, trận Bạch Đằng xảy ra lần thứ II trên dòng sông lịch sử này vào tháng 4-981 là một sự kiện hết sức trọng đại, đã được sử sách của ta và đối phương đều chú ý ghi lại.
Nhưng một vấn đề lâu nay luôn đặt ra đối với giới nghiên cứu khoa học, đó là đại bản doanh của vua Lê Đại Hành đóng ở đâu, để từ đó viết thư, cử người đến Ninh Giang, nơi đóng quân của quân Tống “giả vờ xin hàng đánh lừa Hầu Nhân Bảo”’ rồi bố trí binh lực, điều binh khiển tướng nhằm đánh tan giặc mạnh trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử?
Vào khoảng cuối xuân năm 2000, nhận lời mời của các đồng chí lãnh đạo địa phương, chúng tôi đã trở về xã An Lạc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương để nghiên cứu ngôi đền Cao và xác định lại các di tích liên quan tới Lê Đại Hành ở trong xã.
Sau một ngày điền dã gần hết địa bàn của xã, chúng tôi đã đi tới nhận định bước đầu: Địa điểm Đồng Dinh, bên cạnh khu danh thắng lịch sử Đền Cao, chính là khu vực đóng Đại bản doanh của Lê Đại Hành trong cuộc quyết chiến chiến lược trên sông Bạch Đằng xưa. Trên thực địa, “Đồng Dinh” là một cánh đồng bằng phẳng rộng chừng 25 - 30 mẫu Bắc Bộ. Đây là một điểm đóng quân khá lý tưởng, vì ba phía bắc, đông, nam đều có núi, có sông che chở, còn phía tây mở ra một hành lang rộng rãi, khiến cho “tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ” (tiến có thể đánh, lui có thể giữ).
___________________
(1) Việt sử lược. Nxb Văn Sử Địa, N. 1960: tr. 55, 56.
(2) Trần Bá Chí: Lãng Sơn, một vị trí quan trọng trong cutộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất. Tạp chí Khoa học - Đại học Tổng hợp Hà Nội. số 1 1985, tr. 59-64.
(3) Hà Văn Tấn: Lê Thánh Tông với Quảng Ninh, trong Núi Bài Thơ, lịch sử và danh thắng. Quảng Ninh - 1992.
(4) Tống sử - quyển Giao Chỉ truyện.
Đáng tiếc trong những dòng ghi chép trên đây, dịch giả Việt sử lược đã dịch nhầm từ Lãng Sơn thành Ngân Sơn. Điều này đã được Phó Giáo sư Trần Bá Chí phân tích khá kỹ trong luận văn khoa học Lãng Sơn, một vị trí quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (2).
Vấn đề này, cũng được Giáo sư Hà Văn Tấn tán đồng trong luận văn Lê Thánh Tông với Quảng Ninh như sau: “Có thể nói là tất cả các cuộc tấn công bằng đường thủy để xâm lược Việt Nam của người phương Bắc đều đi qua vùng biển Quảng Ninh. Chúng ta đã biết rõ cuộc hành binh của thủy quân Tống ở thời Lý và cuộc hành binh của thủy quân Nguyên ở đời Trần, với các chiến thắng của thủy quân Đại Việt ở vùng biển Quảng Ninh.
Ngay từ thời Lê Hoàn, năm 981, quân Tống cũng tiến theo đường này. Chỉ vì bản dịch Việt sử lược hiện có đã đọc nhầm chữ Lãng (Lãng Sơn) thành Ngân (Ngân Sơn), mà nhiều nhà sử học đã loay hoay tìm con đường tiến của Tống qua Bắc Thái (tức Bắc Cạn - NMT). Thực ra, Lãng Sơn là tên gọi một hòn núi gần Vạn Ninh của Quảng Ninh . . . “ (3).
Tống sử (Giao chỉ truyện) của Trung Quốc cũng chép về trận Bạch Đằng như sau: “Thái Bình hưng quốc năm thứ 6, tháng Ba, ngày Kỷ Mùi (28-4-981), Giao Châu hành doanh phá được 1.500 quân của Lê Hoàn ở sông Bạch Đằng. . . Đến khi Lưu Trừng đến thì Toàn Hưng cùng Lưu Trừng theo đường thủy đem quân đến thôn Đa La, nhưng nói không gặp giặc (tức chủ quân của Lê Đại Hành - NMT), lại trở về Hoa Bộ. Đến đây, Lê Hoàn giả vờ xin hàng để đánh lừa Nhân Bảo, Nhân Bảo liền bị giết chết” (4).
Như vậy, trận Bạch Đằng xảy ra lần thứ II trên dòng sông lịch sử này vào tháng 4-981 là một sự kiện hết sức trọng đại, đã được sử sách của ta và đối phương đều chú ý ghi lại.
Nhưng một vấn đề lâu nay luôn đặt ra đối với giới nghiên cứu khoa học, đó là đại bản doanh của vua Lê Đại Hành đóng ở đâu, để từ đó viết thư, cử người đến Ninh Giang, nơi đóng quân của quân Tống “giả vờ xin hàng đánh lừa Hầu Nhân Bảo”’ rồi bố trí binh lực, điều binh khiển tướng nhằm đánh tan giặc mạnh trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử?
Vào khoảng cuối xuân năm 2000, nhận lời mời của các đồng chí lãnh đạo địa phương, chúng tôi đã trở về xã An Lạc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương để nghiên cứu ngôi đền Cao và xác định lại các di tích liên quan tới Lê Đại Hành ở trong xã.
Sau một ngày điền dã gần hết địa bàn của xã, chúng tôi đã đi tới nhận định bước đầu: Địa điểm Đồng Dinh, bên cạnh khu danh thắng lịch sử Đền Cao, chính là khu vực đóng Đại bản doanh của Lê Đại Hành trong cuộc quyết chiến chiến lược trên sông Bạch Đằng xưa. Trên thực địa, “Đồng Dinh” là một cánh đồng bằng phẳng rộng chừng 25 - 30 mẫu Bắc Bộ. Đây là một điểm đóng quân khá lý tưởng, vì ba phía bắc, đông, nam đều có núi, có sông che chở, còn phía tây mở ra một hành lang rộng rãi, khiến cho “tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ” (tiến có thể đánh, lui có thể giữ).
___________________
(1) Việt sử lược. Nxb Văn Sử Địa, N. 1960: tr. 55, 56.
(2) Trần Bá Chí: Lãng Sơn, một vị trí quan trọng trong cutộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất. Tạp chí Khoa học - Đại học Tổng hợp Hà Nội. số 1 1985, tr. 59-64.
(3) Hà Văn Tấn: Lê Thánh Tông với Quảng Ninh, trong Núi Bài Thơ, lịch sử và danh thắng. Quảng Ninh - 1992.
(4) Tống sử - quyển Giao Chỉ truyện.