ngan trang
New member
- Xu
- 159
Trong các tước vị này, quan trọng nhất là Nam Việt vương. Theo quan chức nhà Tống, khi phong cho một người nào đó làm “vương” thì lấy tên phong quốc nào đó vào đầu. Trong các tên phong quốc có 3 cấp như quốc đại, quốc thứ và quốc tiểu thường được sử dụng các tên quốc đã tồn tại ngày xưa.
Vì vậy, khởi nguyên của tên “Nam Việt vương” chắc chắn có quan hệ mật thiết với nước Nam Việt mà Triệu Đà lập thế kỷ 3 trước công nguyên. Nhưng, theo các triều đại Trung Quốc, nước Nam Việt là một chính quyền cát cứ, cho nên tên Nam Việt vương không phải là tên vương dễ phong cho.
Thực ra, theo sách Tân ngũ đại sử. Hậu Lương khước từ yêu cầu phong cho họ Lưu làm Nam Việt vương. Sau đó, họ Lưu tự xưng Nam Việt vương, đặt tên quốc là Nam Việt, một năm sau cải quốc hiệu là Hán. Cho nên năm Canh Thìn (980), nhà Tống phong cho Lưu Trường Nam Việt vương là có ý nghĩa mà nhà Tống lấy nước Nam Hán thuộc vào hệ thống nước Nam Việt của Triệu Đà. Và nhà Tống phong cho Lê Hoàn Nam Việt vương chắc là cũng có ý nghĩa như thế.
Tóm lại, nhà Tống đánh giá Lê Hoàn có sự thay đổi: từ một người chi phối Giao Châu đến một vị vua thuộc vào hệ thống Nam Việt như Triệu Đà và họ Lưu Nam Hán.
3. Vị vua thứ ba: Lý Công Uẩn
Sau khi Lê Hoàn mất, những người con của ông tranh quyền nhau, nhà Tống khiến trị Quảng Châu Lăng Sách và Quảng Nam chuyển vận sứ thuyết phục Giao Chỉ. Sau đó, Lê Long Đĩnh lên ngôi. Nhưng Lê Long Đĩnh (Chí Trung) ít lâu rồi mất, Lý Công Uẩn dẹp xong hai con Lê Hoàn và lên ngôi. Tống Chân Tông nghe tin này và nói “(Lê) Chí Trung làm bất nghĩa và lên ngôi, (Lý) Công Uẩn tuy trách nó mà làm theo nó, thế thì chúng tôi ghét hơn nó nhiều”.
Tuy nhiên, tháng 3 năm Canh Tuất (1010), sau khi Lý Công Uẩn triều cống, Tống Chân Tông theo tiền lệ với Lê Hoàn phong cho chức Tĩnh hải tiết độ sứ và làm Giao Chỉ quận vương vì “Man di không đáng trách”. Trước đây, nhà Tống không bao giờ phong cho vua Đại Cồ Việt đầu tiên làm Giao Chỉ quận vương, Lê Long Đĩnh là người đầu tiên. Đến Lý Công Uẩn, tước vị Giao Chỉ quận vương được lệ thường hoá đến một tước vị đầu tiên của vua Việt Nam.
Sau Giao Chỉ quận vương, năm Đinh Tỵ (1017), Lý Công Uẩn được phong cho Nam Bình vương, sau khi mất, năm Kỷ Tỵ (1029), ông được phong cho Nam Việt vương. Như vậy, hầu hết cuộc phong cho Lý Công Uẩn đều được làm giống như Lê Hoàn. Hơn nữa, nhà Tống gia ân cho Lý Công Uẩn 9 lần, nhiều hơn Lê Hoàn 2 lần.
Lý Công Uẩn cũng thỉnh thoảng xâm lấn biên cương mặc dù vẫn sai sứ đến nhà Tống như Lê Hoàn. Tống Chân Tông thường đối xử với Giao Chỉ một cách cẩn thận kẻo xảy ra vấn đề nghiêm trọng giữa hai nước.
Chẳng hạn, năm Nhâm Tý (1012), khi Lý Công Uẩn yêu cầu tổ chức hỗ thị ở Ung Châu, Tống Chân Tông nghĩ rằng: “Dân chúng ở ven biển luôn luôn sợ Giao Châu xâm lược. Sở dĩ ta cho phép tổ chức hỗ thị ở Liêm Châu và Trấn Như Hồng là vì hai chỗ đều là điểm phòng vệ. Nếu cho phép nó đi lại trên đường đến nội địa thì không tiện lợi”. Vì vậy, ông khiến Quảng Tây Chuyển vận sứ giữ tiếp chế độ cũ.
Vì vậy, khởi nguyên của tên “Nam Việt vương” chắc chắn có quan hệ mật thiết với nước Nam Việt mà Triệu Đà lập thế kỷ 3 trước công nguyên. Nhưng, theo các triều đại Trung Quốc, nước Nam Việt là một chính quyền cát cứ, cho nên tên Nam Việt vương không phải là tên vương dễ phong cho.
Thực ra, theo sách Tân ngũ đại sử. Hậu Lương khước từ yêu cầu phong cho họ Lưu làm Nam Việt vương. Sau đó, họ Lưu tự xưng Nam Việt vương, đặt tên quốc là Nam Việt, một năm sau cải quốc hiệu là Hán. Cho nên năm Canh Thìn (980), nhà Tống phong cho Lưu Trường Nam Việt vương là có ý nghĩa mà nhà Tống lấy nước Nam Hán thuộc vào hệ thống nước Nam Việt của Triệu Đà. Và nhà Tống phong cho Lê Hoàn Nam Việt vương chắc là cũng có ý nghĩa như thế.
Tóm lại, nhà Tống đánh giá Lê Hoàn có sự thay đổi: từ một người chi phối Giao Châu đến một vị vua thuộc vào hệ thống Nam Việt như Triệu Đà và họ Lưu Nam Hán.
3. Vị vua thứ ba: Lý Công Uẩn
Sau khi Lê Hoàn mất, những người con của ông tranh quyền nhau, nhà Tống khiến trị Quảng Châu Lăng Sách và Quảng Nam chuyển vận sứ thuyết phục Giao Chỉ. Sau đó, Lê Long Đĩnh lên ngôi. Nhưng Lê Long Đĩnh (Chí Trung) ít lâu rồi mất, Lý Công Uẩn dẹp xong hai con Lê Hoàn và lên ngôi. Tống Chân Tông nghe tin này và nói “(Lê) Chí Trung làm bất nghĩa và lên ngôi, (Lý) Công Uẩn tuy trách nó mà làm theo nó, thế thì chúng tôi ghét hơn nó nhiều”.
Tuy nhiên, tháng 3 năm Canh Tuất (1010), sau khi Lý Công Uẩn triều cống, Tống Chân Tông theo tiền lệ với Lê Hoàn phong cho chức Tĩnh hải tiết độ sứ và làm Giao Chỉ quận vương vì “Man di không đáng trách”. Trước đây, nhà Tống không bao giờ phong cho vua Đại Cồ Việt đầu tiên làm Giao Chỉ quận vương, Lê Long Đĩnh là người đầu tiên. Đến Lý Công Uẩn, tước vị Giao Chỉ quận vương được lệ thường hoá đến một tước vị đầu tiên của vua Việt Nam.
Sau Giao Chỉ quận vương, năm Đinh Tỵ (1017), Lý Công Uẩn được phong cho Nam Bình vương, sau khi mất, năm Kỷ Tỵ (1029), ông được phong cho Nam Việt vương. Như vậy, hầu hết cuộc phong cho Lý Công Uẩn đều được làm giống như Lê Hoàn. Hơn nữa, nhà Tống gia ân cho Lý Công Uẩn 9 lần, nhiều hơn Lê Hoàn 2 lần.
Lý Công Uẩn cũng thỉnh thoảng xâm lấn biên cương mặc dù vẫn sai sứ đến nhà Tống như Lê Hoàn. Tống Chân Tông thường đối xử với Giao Chỉ một cách cẩn thận kẻo xảy ra vấn đề nghiêm trọng giữa hai nước.
Chẳng hạn, năm Nhâm Tý (1012), khi Lý Công Uẩn yêu cầu tổ chức hỗ thị ở Ung Châu, Tống Chân Tông nghĩ rằng: “Dân chúng ở ven biển luôn luôn sợ Giao Châu xâm lược. Sở dĩ ta cho phép tổ chức hỗ thị ở Liêm Châu và Trấn Như Hồng là vì hai chỗ đều là điểm phòng vệ. Nếu cho phép nó đi lại trên đường đến nội địa thì không tiện lợi”. Vì vậy, ông khiến Quảng Tây Chuyển vận sứ giữ tiếp chế độ cũ.