ngan trang
New member
- Xu
- 159
Tạp chí Xưa và Nay số 233, tháng 4-2005 có bài “Vai trò Định quốc công Nguyễn Bặc trong lịch sử” của tác giả Đinh Phong.
Nội dung bài viết khẳng định vai trò tích cực của Nguyễn Bặc trong lịch sử dân tộc, đã có cống hiến to lớn vào sự nghiệp tạo dựng vương triều Đinh; đồng thời đã phản bác một số ý kiến xuyên tạc lịch sử, gán cho Nguyễn Bặc tội tư thông với giặc ngoại xâm vì muốn chống lại Lê Hoàn. Chính việc bóp méo lịch sử, bôi nhọ nhân vật lịch sử Nguyễn Bặc đã gây bất bình không chỉ trong dòng họ công thần Nguyễn Bặc mà còn cho cả mọi người yêu mến lịch sử dân tộc, tôn trọng sự thật lịch sử.
Ở đây có một vấn đề lịch sử cần làm sáng tỏ, cần có thái độ rạch ròi trong nhận định, đánh giá. Đứng trên quan điểm sử học chân chính. rõ ràng phải đánh giá công lao to lớn của Lê Hoàn trong chống ngoại xâm nhưng không thể vì muốn đề cao Lê Hoàn mà vu cáo Nguyễn Bặc là phản nghịch, tư thông với giặc.
Nguyễn Bặc chống Lê Hoàn là chống lại việc ông ta tư thông với Dương hậu để cướp ngôi nhà Đinh, theo quan điểm chính thống của Nho giáo đó là tội lớn. Khi hành động như vậy Nguyễn Bặc - với những người cùng chí hướng- không ngoài mục đích loại trừ kẻ phản nghịch để mưu giữ xã tắc cho nhà Đinh. Họ đã hành động với tư cách là người trung thần một lòng vì nghiệp lớn của triều đại.
Cũng có thể cho rằng vào lúc đó trước nguy cơ ngoại xâm có thể xảy ra, hành động đúng đắn nhất là phải thắt chặt đoàn kết nội bộ, lập trung lực lượng bên trong để chống giặc giữ nước. Nhưng Nguyễn Bặc khởi sự không phải là khi giặc đã tới mà là khi Lê Hoàn đang còn “rắp tâm làm điều bất lợi”(Ngô Sĩ Liên - Đại việt sử ký toàn thư), rõ ràng là với ý định tranh thủ hành động trước, rồi chấn chỉnh ổn định tình hình bên trong để kịp thời đối phó với giặc khi chúng kéo tới. Việc làm như vậy là đúng đắn, theo chính nghĩa, tiếc rằng đã không thành công.
Có nhiều nguyên nhân của sự không thành công đó. Nhưng có nguyên nhân quan trọng là sự tiếp tay của Thái hậu họ Dương và của Phạm Cự Lượng chỉ huy quân đội bấy giờ. Đối với Thái hậu họ Dương thì rõ ràng động cơ chính là tình yêu với Lê Hoàn, không thể nói là sáng suốt yêu nước, còn Phạm Cự Lượng thì đứng về phía Lê Hoàn là với tính cách một chỉ huy quân sự thi hành mệnh lệnh cấp trên, có thể nói rằng đây là một cuộc đảo chính cung đình. Lúc này Nguyễn Bặc đã bị sát hại, còn ai có thể đứng ra đảm đương sự nghiệp giữ nước hơn Lê Hoàn.
Và Lê Hoàn đã hoàn thành nhiệm vụ giữ nước một cách oanh liệt, với việc làm đó ông xứng đáng với lòng kính mộ của dân tộc. Thế nhưng không vì vậy mà phủ định, thậm chí vu cáo Nguyễn Bặc về tội tư thông với giặc. Chính vì sự thật lịch sử rành rành như vậy mà sử sách xưa đều vạch rõ tội Lê Hoàn là cướp ngôi” (Phan Huy Chú - Lịch triều hiến chương loại chí), khẳng định việc Nguyễn Bặc “khởi binh không phải làm loạn, mà một lòng phò tá nhà Đinh, và giết Lê Hoàn không được mà phải chết, ấy là chết đúng chỗ” (Ngô Sĩ Liên - Đại Việt sử ký toàn thư).
Qua việc đánh giá nhân vật lịch sử Định quốc công Nguyễn Bặc, người viết sử có thể rút ra một kinh nghiệm:
Muốn đánh giá đúng nhân cách và hành động của một nhân vật lịch sử, cần đặt nhân vật đó vào đúng bối cảnh thời đại người đó sống, bám sát các đặc điểm về yêu cầu của lịch sử lúc đó; phải trung thực và khách quan, không thể vì cảm tính mà xuyên tạc, bóp méo lịch sử.
Cũng nhân đây, cũng xin nói thêm là muốn đạt được mục đích đúng đắn đó, cần có nhiều điều kiện, và sử dụng các nguồn tư liệu đó một cách đúng đắn, khoa học là tối cần thiết. Đối với bài viết: (Vai trò Định quốc công Nguyễn Bặc trong lịch sử” của Đinh Phong, bên cạnh các ưu điểm về cách nhìn nhận, đánh giá nhân vật lịch sử, cũng có những hạn chế nhất định trong việc khai thác tài liệu, đành rằng không ngoài động cơ củng cố thêm vững chắc ý kiến và lập luận của mình. Như khi nhắc đến đôi câu đối :
Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo
Hoa Lư đô thị Hán Tràng An
mà bảo là của Nguyễn Bặc cho đắp ở thành ngoài Hoa Lư, sự thật thì tác giả đối câu đối chính là Vũ Phạm Khải người làng Phượng Trì, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, làm quan triều Nguyễn đã cung tiến vào đền vua Đinh.
Cũng như muốn tôn vinh Nguyễn Bặc, tác giả Đinh Phong đã liệt kê tên nhiều danh nhân, danh tướng ông cho đều là di duệ của Nguyễn Bặc, mà không có một sự chứng minh nào. Trước đây, trong dịp kỷ niệm Nguyễn Trãi, một số danh nhân của dòng họ Nguyễn Bặc đã được nhắc tới, trong số đó có Nguyễn Thuyên (tác giả bài Văn tế cá sấu), Nguyễn Kim mở đầu vương triều Nguyễn và nhiều vị khác nữa, kể cả nhà cách mạng Nguyễn Văn Cừ sau này.
Trong bài viết của Đinh Phong giờ đây lại nêu cả Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiều. . . không rõ có đúng không, mà tuyệt nhiên không có một sự chứng minh cần thiết nào?
Một vài ý kiến nhân đọc bài viết của tác giả Đinh Phong, một bài viết gây hứng thú cho tôi khi đọc. Nhưng cũng nhân đây xin nêu một vài suy nghĩ của bản thân về cách viết sử và khai thác sử liệu phục vụ cho việc viết sử.
Nội dung bài viết khẳng định vai trò tích cực của Nguyễn Bặc trong lịch sử dân tộc, đã có cống hiến to lớn vào sự nghiệp tạo dựng vương triều Đinh; đồng thời đã phản bác một số ý kiến xuyên tạc lịch sử, gán cho Nguyễn Bặc tội tư thông với giặc ngoại xâm vì muốn chống lại Lê Hoàn. Chính việc bóp méo lịch sử, bôi nhọ nhân vật lịch sử Nguyễn Bặc đã gây bất bình không chỉ trong dòng họ công thần Nguyễn Bặc mà còn cho cả mọi người yêu mến lịch sử dân tộc, tôn trọng sự thật lịch sử.
Ở đây có một vấn đề lịch sử cần làm sáng tỏ, cần có thái độ rạch ròi trong nhận định, đánh giá. Đứng trên quan điểm sử học chân chính. rõ ràng phải đánh giá công lao to lớn của Lê Hoàn trong chống ngoại xâm nhưng không thể vì muốn đề cao Lê Hoàn mà vu cáo Nguyễn Bặc là phản nghịch, tư thông với giặc.
Nguyễn Bặc chống Lê Hoàn là chống lại việc ông ta tư thông với Dương hậu để cướp ngôi nhà Đinh, theo quan điểm chính thống của Nho giáo đó là tội lớn. Khi hành động như vậy Nguyễn Bặc - với những người cùng chí hướng- không ngoài mục đích loại trừ kẻ phản nghịch để mưu giữ xã tắc cho nhà Đinh. Họ đã hành động với tư cách là người trung thần một lòng vì nghiệp lớn của triều đại.
Cũng có thể cho rằng vào lúc đó trước nguy cơ ngoại xâm có thể xảy ra, hành động đúng đắn nhất là phải thắt chặt đoàn kết nội bộ, lập trung lực lượng bên trong để chống giặc giữ nước. Nhưng Nguyễn Bặc khởi sự không phải là khi giặc đã tới mà là khi Lê Hoàn đang còn “rắp tâm làm điều bất lợi”(Ngô Sĩ Liên - Đại việt sử ký toàn thư), rõ ràng là với ý định tranh thủ hành động trước, rồi chấn chỉnh ổn định tình hình bên trong để kịp thời đối phó với giặc khi chúng kéo tới. Việc làm như vậy là đúng đắn, theo chính nghĩa, tiếc rằng đã không thành công.
Có nhiều nguyên nhân của sự không thành công đó. Nhưng có nguyên nhân quan trọng là sự tiếp tay của Thái hậu họ Dương và của Phạm Cự Lượng chỉ huy quân đội bấy giờ. Đối với Thái hậu họ Dương thì rõ ràng động cơ chính là tình yêu với Lê Hoàn, không thể nói là sáng suốt yêu nước, còn Phạm Cự Lượng thì đứng về phía Lê Hoàn là với tính cách một chỉ huy quân sự thi hành mệnh lệnh cấp trên, có thể nói rằng đây là một cuộc đảo chính cung đình. Lúc này Nguyễn Bặc đã bị sát hại, còn ai có thể đứng ra đảm đương sự nghiệp giữ nước hơn Lê Hoàn.
Và Lê Hoàn đã hoàn thành nhiệm vụ giữ nước một cách oanh liệt, với việc làm đó ông xứng đáng với lòng kính mộ của dân tộc. Thế nhưng không vì vậy mà phủ định, thậm chí vu cáo Nguyễn Bặc về tội tư thông với giặc. Chính vì sự thật lịch sử rành rành như vậy mà sử sách xưa đều vạch rõ tội Lê Hoàn là cướp ngôi” (Phan Huy Chú - Lịch triều hiến chương loại chí), khẳng định việc Nguyễn Bặc “khởi binh không phải làm loạn, mà một lòng phò tá nhà Đinh, và giết Lê Hoàn không được mà phải chết, ấy là chết đúng chỗ” (Ngô Sĩ Liên - Đại Việt sử ký toàn thư).
Qua việc đánh giá nhân vật lịch sử Định quốc công Nguyễn Bặc, người viết sử có thể rút ra một kinh nghiệm:
Muốn đánh giá đúng nhân cách và hành động của một nhân vật lịch sử, cần đặt nhân vật đó vào đúng bối cảnh thời đại người đó sống, bám sát các đặc điểm về yêu cầu của lịch sử lúc đó; phải trung thực và khách quan, không thể vì cảm tính mà xuyên tạc, bóp méo lịch sử.
Cũng nhân đây, cũng xin nói thêm là muốn đạt được mục đích đúng đắn đó, cần có nhiều điều kiện, và sử dụng các nguồn tư liệu đó một cách đúng đắn, khoa học là tối cần thiết. Đối với bài viết: (Vai trò Định quốc công Nguyễn Bặc trong lịch sử” của Đinh Phong, bên cạnh các ưu điểm về cách nhìn nhận, đánh giá nhân vật lịch sử, cũng có những hạn chế nhất định trong việc khai thác tài liệu, đành rằng không ngoài động cơ củng cố thêm vững chắc ý kiến và lập luận của mình. Như khi nhắc đến đôi câu đối :
Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo
Hoa Lư đô thị Hán Tràng An
mà bảo là của Nguyễn Bặc cho đắp ở thành ngoài Hoa Lư, sự thật thì tác giả đối câu đối chính là Vũ Phạm Khải người làng Phượng Trì, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, làm quan triều Nguyễn đã cung tiến vào đền vua Đinh.
Cũng như muốn tôn vinh Nguyễn Bặc, tác giả Đinh Phong đã liệt kê tên nhiều danh nhân, danh tướng ông cho đều là di duệ của Nguyễn Bặc, mà không có một sự chứng minh nào. Trước đây, trong dịp kỷ niệm Nguyễn Trãi, một số danh nhân của dòng họ Nguyễn Bặc đã được nhắc tới, trong số đó có Nguyễn Thuyên (tác giả bài Văn tế cá sấu), Nguyễn Kim mở đầu vương triều Nguyễn và nhiều vị khác nữa, kể cả nhà cách mạng Nguyễn Văn Cừ sau này.
Trong bài viết của Đinh Phong giờ đây lại nêu cả Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiều. . . không rõ có đúng không, mà tuyệt nhiên không có một sự chứng minh cần thiết nào?
Một vài ý kiến nhân đọc bài viết của tác giả Đinh Phong, một bài viết gây hứng thú cho tôi khi đọc. Nhưng cũng nhân đây xin nêu một vài suy nghĩ của bản thân về cách viết sử và khai thác sử liệu phục vụ cho việc viết sử.