ngan trang
New member
- Xu
- 159
Bởi vì thực tế, chắc chắn sử quan họ Lê biết - điều mà Đại Việt sử ký toàn thư đã chép rõ-là Lê Hoàn từng có dưới bệ rồng những bậc đại sư, như Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, đặc biệt là thái sư Hồng Hiến - “người phương Bắc, thông hiểu kinh sử, thường theo các cuộc chinh phạt, làm quân sư, cùng là khuyên vua lên ngôi, mưu bàn việc nước, có công lớn, vua tin dùng như tâm phúc”. Thế thì, cái nguyên nhân “Ngọa Triều là con bất hiếu” có phần chính xác hơn. Vì đúng là kẻ kế vị chiếc ngai vàng hoàng đế nước Đại Cồ Việt của Lê Hoàn này, không xứng đáng, “không giống ông cha” tức : “bất hiếu”!
Tuy nhiên, nói cho đầy đủ, thì Ngọa Triều dù sao cũng chỉ là một đầu mối - chắc chắn là đầu mối chính - của tình thế rối ren cực kỳ, sau khi Lê Hoàn mất. Và chính cái đại cuộc rối ren nghiêm trọng ấy, mới đích thực là nguyên nhân và hoàn cảnh khiến cho cả triều đình Hoa Lư và các tôn vương kế vị (đầu là Trung Tông (Long Việt) sau là Ngọa Triều (Long Đĩnh) không còn lòng dạ nào mà nghĩ đến việc đặt cho Lê Hoàn một miếu hiệu (thuỵ hiệu) để dùng lâu dài nữa?
Lại xét cho sâu kỹ hơn chút nữa, thì thấy thêm rằng: nếu cái đại cuộc rối ren sau khi Lê Hoàn mất mà có đầu mối chính, quy về cho kẻ “bất tiếu’ Long Đĩnh (Ngọa Triều), thì chỗ và lúc sinh ra cái đầu mối ấy, có thể và dường như lại chính là... Lê Hoàn.
Bởi vì, hệ thống lại tất cả công việc và công tích mà Lê Hoàn đã để tâm và tiến hành trong 24 năm “ở ngôi”, ta thấy ông đã tính và làm rất tốt, thậm chí cực hay các việc: quân sự, ngoại giao, nội chính (tức dẹp loạn), kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp (cày tịch điền), giao thông, thuỷ lợi (“kênh nhà Lê”), cả văn hoá nữa (khôi phục tục bơi chải)...
Nhưng về phương diện chăm lo cho thế hệ thứ hai trong gia đình (hoàng tộc, quý tộc) của mình nói chung, và nói riêng là việc giáo dục dạy dỗ chúng, thì hầu như không có động thái gì, ngoài việc ban phát quyền lợi cho chúng hưởng thụ (tức: cho đứa này được hưởng (“đóng ở) miền đất này, đứa kia được hưởng (“đóng ở”) miền đất kia).
Sử thần Lê Văn Hưu, hơn 200 năm sau Lê Hoàn, có nói đến - nguyên văn - một “lỗi ở Đại Hành là không sớm đặt thái tử”. Thật ra, chỉ là nói theo công thức một điều cụ thể trong tổng thể phương thức ứng xử với con cái của Lê Hoàn mà thôi.
Bởi thế, chính ở chỗ yếu này của Lê Hoàn, ta thấy sử thần tài danh họ Lê ở thế kỷ XIII đã tìm được một cách so sánh rất hay, giữa Lê Hoàn (Lê Đại Hành) và Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) để rút ra và nêu lên kinh nghiệm và bài học lịch sử rất có giá trị về việc cần rèn tạo sắp đặt chặt chẽ, chỉn chu lực lượng và đội ngũ kế vị, để chuyển giao việc triều chính, quốc gia đại sự, từ đời trước cho đời sau.
Xin đọc kỹ lại đoạn sử bút sau đây của Lê Văn Hưu ở thế kỷ XIII, được Ngô Sĩ Liên dẫn lại vào thế kỷ XV: “Có người hỏi: Lê Đại Hành với Lý Thái Tổ ai hơn? Thưa rằng: Kể về mặt trừ dẹp gian trong, đánh tan giặc ngoài, làm mạnh nước Việt ta, ra oai với người Tống thì Lý Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành (là người) có công lao gian khổ hơn. Nhưng về tỏ rõ ân uy, lòng người suy tôn, hưởng nước lâu dài, để phúc cho con cháu thì Lê Đại Hành không bằng Lý Thái Tổ (là người) biết lo tính lâu dài hơn”.
Như vậy đó, Lý Công Uẩn “biết lo tính lâu dài hơn” trong việc “để phúc cho con cháu’. Vì là người đã được học hành, rèn tạo tri thức và trí tuệ rất kỹ (cho nên cũng dạy dỗ con cháu rất kỹ). Còn Lê Hoàn, cực kỳ vĩ đại, với căn cốt là một võ tướng bẩm sinh, một người bình dân trở thành thiên tử, mê mải thực hành và thực hiện vô cùng nhiều việc thực tế lớn lao, nhưng tri thức và trí tuệ thì lại để nhãng mất việc gia đình và con cái.
Do đó mà có lứa con “không giống ông cha” (bất tiếu), cũng do đó mà sự nghiệp cái thế thì xuất chúng, nhưng không khỏi bị thiệt thòi, ở hỗ, dù chỉ là một cái tên gọi Đại Hành thôi, mà cũng phải mang tạm, “được coi là miếu hiệu” mãi đến cả nghìn năm sau. Và ở ngay trên đất kinh kỳ - thủ đô ta. Khổ thế!
Tuy nhiên, nói cho đầy đủ, thì Ngọa Triều dù sao cũng chỉ là một đầu mối - chắc chắn là đầu mối chính - của tình thế rối ren cực kỳ, sau khi Lê Hoàn mất. Và chính cái đại cuộc rối ren nghiêm trọng ấy, mới đích thực là nguyên nhân và hoàn cảnh khiến cho cả triều đình Hoa Lư và các tôn vương kế vị (đầu là Trung Tông (Long Việt) sau là Ngọa Triều (Long Đĩnh) không còn lòng dạ nào mà nghĩ đến việc đặt cho Lê Hoàn một miếu hiệu (thuỵ hiệu) để dùng lâu dài nữa?
Lại xét cho sâu kỹ hơn chút nữa, thì thấy thêm rằng: nếu cái đại cuộc rối ren sau khi Lê Hoàn mất mà có đầu mối chính, quy về cho kẻ “bất tiếu’ Long Đĩnh (Ngọa Triều), thì chỗ và lúc sinh ra cái đầu mối ấy, có thể và dường như lại chính là... Lê Hoàn.
Bởi vì, hệ thống lại tất cả công việc và công tích mà Lê Hoàn đã để tâm và tiến hành trong 24 năm “ở ngôi”, ta thấy ông đã tính và làm rất tốt, thậm chí cực hay các việc: quân sự, ngoại giao, nội chính (tức dẹp loạn), kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp (cày tịch điền), giao thông, thuỷ lợi (“kênh nhà Lê”), cả văn hoá nữa (khôi phục tục bơi chải)...
Nhưng về phương diện chăm lo cho thế hệ thứ hai trong gia đình (hoàng tộc, quý tộc) của mình nói chung, và nói riêng là việc giáo dục dạy dỗ chúng, thì hầu như không có động thái gì, ngoài việc ban phát quyền lợi cho chúng hưởng thụ (tức: cho đứa này được hưởng (“đóng ở) miền đất này, đứa kia được hưởng (“đóng ở”) miền đất kia).
Sử thần Lê Văn Hưu, hơn 200 năm sau Lê Hoàn, có nói đến - nguyên văn - một “lỗi ở Đại Hành là không sớm đặt thái tử”. Thật ra, chỉ là nói theo công thức một điều cụ thể trong tổng thể phương thức ứng xử với con cái của Lê Hoàn mà thôi.
Bởi thế, chính ở chỗ yếu này của Lê Hoàn, ta thấy sử thần tài danh họ Lê ở thế kỷ XIII đã tìm được một cách so sánh rất hay, giữa Lê Hoàn (Lê Đại Hành) và Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) để rút ra và nêu lên kinh nghiệm và bài học lịch sử rất có giá trị về việc cần rèn tạo sắp đặt chặt chẽ, chỉn chu lực lượng và đội ngũ kế vị, để chuyển giao việc triều chính, quốc gia đại sự, từ đời trước cho đời sau.
Xin đọc kỹ lại đoạn sử bút sau đây của Lê Văn Hưu ở thế kỷ XIII, được Ngô Sĩ Liên dẫn lại vào thế kỷ XV: “Có người hỏi: Lê Đại Hành với Lý Thái Tổ ai hơn? Thưa rằng: Kể về mặt trừ dẹp gian trong, đánh tan giặc ngoài, làm mạnh nước Việt ta, ra oai với người Tống thì Lý Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành (là người) có công lao gian khổ hơn. Nhưng về tỏ rõ ân uy, lòng người suy tôn, hưởng nước lâu dài, để phúc cho con cháu thì Lê Đại Hành không bằng Lý Thái Tổ (là người) biết lo tính lâu dài hơn”.
Như vậy đó, Lý Công Uẩn “biết lo tính lâu dài hơn” trong việc “để phúc cho con cháu’. Vì là người đã được học hành, rèn tạo tri thức và trí tuệ rất kỹ (cho nên cũng dạy dỗ con cháu rất kỹ). Còn Lê Hoàn, cực kỳ vĩ đại, với căn cốt là một võ tướng bẩm sinh, một người bình dân trở thành thiên tử, mê mải thực hành và thực hiện vô cùng nhiều việc thực tế lớn lao, nhưng tri thức và trí tuệ thì lại để nhãng mất việc gia đình và con cái.
Do đó mà có lứa con “không giống ông cha” (bất tiếu), cũng do đó mà sự nghiệp cái thế thì xuất chúng, nhưng không khỏi bị thiệt thòi, ở hỗ, dù chỉ là một cái tên gọi Đại Hành thôi, mà cũng phải mang tạm, “được coi là miếu hiệu” mãi đến cả nghìn năm sau. Và ở ngay trên đất kinh kỳ - thủ đô ta. Khổ thế!