• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Hỏi lập kế hoạch nghề nghiệp khi nào?

Trang Dimple

New member
Xu
38
Có những ý kiến khác nhau về khi nào là thời gian đúng để bắt đầu lập kế hoạch nghề nghiệp. Tôi tin việc lập kế hoạch nghề nghiệp nên được thực hiện sớm nhất có thể được để hướng dẫn học sinh trong học tập của họ. Khi học sinh mở hội mừng việc đỗ kì thi trung học, tôi thường khuyên họ lập kế hoạch nghề nghiệp và xác định liệu họ có vào đại học hay trường hướng nghề và lĩnh vực học tập nào họ nên lựa chọn.

Tất nhiên, nhiều người tin học sinh không nên lo nghĩ về tìm việc làm khi còn ở đại học vì họ phải tập trung vào việc học như một ưu tiên. Ngày nay bậc đại học không đảm bảo việc làm nữa. Có những thay đổi trong thị trường việc làm và không có bản kế hoạch nghề nghiệp tại chỗ, học sinh có thể bị lầm đường và lẫn lộn về họ sẽ cần học cái gì và cần kĩ năng nào. Bản kế hoạch nghề nghiệp là bản đồ họ cần để duy trì tiến trình của họ và có thể được điều chỉnh khi thay đổi xảy ra. Không có bản đồ này sớm để hướng dẫn họ, mọi thứ có thể bị bỏ lại cho “ngẫu nhiên” và “may mắn.”

Sự kiện là các công ti thuê công nhân có kĩ năng họ cần và đại học là chỗ hoàn hảo để phát triển những kĩ năng như vậy.
Lập kế hoạch nghề nghiệp và học tập không phải là loại trừ lẫn nhau và học sinh có thể học và phát triển kĩ năng dựa trên bản kế hoạch nghề nghiệp của họ đồng thời. Những học sinh bỏ qua việc lập kế hoạch nghề nghiệp hay không có bản kế hoạch thường chọn lĩnh vực học tập theo ngẫu nhiên, có thể KHÔNG có kĩ năng được cần và gặp khó khăn trong tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Lập kế hoạch nghề nghiệp trong khi học không chỉ dành cho những người muốn có được việc làm trả lương cao mà phải dành cho mọi học sinh liên quan tới lĩnh vực họ đang học tập. Việc làm như vậy giúp cho họ khám phá loại công việc nào họ muốn làm sau khi tốt nghiệp, cũng như cung cấp cho họ những kĩ năng họ cần cho nghề nghiệp tương lai của họ.

Nhiều học sinh không xin được việc làm sau khi họ tốt nghiệp vì họ không hiểu những điều căn bản của thị trường việc làm. Các công ti KHÔNG thuê bất kì người tốt nghiệp nào, vì bằng cấp mà thuê những người có tri thức và kĩ năng họ cần. Việc biết điều cơ bản này và chuẩn bị cho nó là lí do chính học sinh phải phát triển bản kế hoạch nghề nghiệp sớm nhất có thể được.
Tổ hợp học tập và lập kế hoạch nghề nghiệp khi vào đại học không phải là về tạo ra nhiều sức ép hơn cho học sinh mà là về làm điều họ cần chuẩn bị cho tương lai của họ.

Mọi đại học đều có Trung tâm dịch vụ việc làm với các cố vấn sẵn có cho học sinh sau khi tốt nghiệp để giúp họ tìm việc làm. Theo ý kiến của tôi, điều đó là quá trễ. Sẽ có nhiều ý nghĩa hơn nếu bắt đầu lập kế hoạch nghề nghiệp sớm khi học sinh vào đại học và những cố vấn đó nên giúp họ chọn lĩnh vực học tập thích hợp để cho sau tốt nghiệp họ sẽ không gặp khó khăn tìm việc làm. Họ nên khuyến khích học sinh suy nghĩ nghiêm chỉnh về nghề nghiệp trước khi học sinh bắt đầu đại học. Điều này có nghĩa là học sinh có thể làm quyết định có đủ thông tin về lĩnh vực học tập nào họ nên chọn, kĩ năng nào họ sẽ cần phát triển và môn học nào họ nên ghi danh trong thời gian của họ ở đó.

Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
 
Tôi nhận được một email của một học sinh, em đó viết: “Em không đồng ý với thầy về việc có bản kế hoạch nghề nghiệp sớm. Phần lớn học sinh 18 tuổi KHÔNG biết họ muốn gì và lập kế hoạch nghề nghiệp vào lúc này là phí thời gian vì mọi thứ sẽ thay đổi.”

Đáp: “Trong trường hợp đó, THỜI GIAN TỐT NHẤT để lập kế hoạch nghề nghiệp của em là khi nào? Khi em nghĩ em biết điều em muốn sao? Em có đợi tới sau khi tốt nghiệp mới lập kế hoạch nghề nghiệp không? Nếu em nghĩ 18 tuổi là quá sớm thì em nghĩ vào độ tuổi nào em sẽ sẵn sàng?

Điều quan trọng với mọi học sinh là lập kế hoạch cuộc đời mình sớm nhất có thể và KHÔNG để nó phí hoài trong sợ hãi và lẫn lộn. Cho dù em còn trẻ, em nên biết em muốn gì. Tự hỏi bản thân em: Đam mê của mình là gì? Mình thực sự thích việc làm nào và tại sao? Mình thích môn nào khi mình ở trong trường?

Là học sinh trẻ, em có thể đặt cho bản thân em mục đích nghề nghiệp và tiến lên trước hoặc em có thể phí hoài cuộc sống của em vào trong quên lãng. Khi em trưởng thành và biết bản thân em rõ hơn, mọi thứ sẽ thay đổi và em biết cách điều chỉnh theo nó. Sống là học và thất bại cũng là cơ hội để học. Thực ra, thất bại là những điều sẽ dạy cho em là em sẽ cần thêm bao nhiêu nỗ lực để đạt tới mục đích của em. Nhưng không có bản kế hoạch cho điều em muốn sẽ làm tốn phí cho em nhiều nữa.

Có bản kế hoạch nghề nghiệp cũng giống như có bản đồ khi em đi du hành. Em không thể du hành mà không có đích đến, không có hướng dẫn, và không có bản đồ. Em có thể đặt mục đích ngắn hạn như được điểm tốt trong lớp hay mục đích dài hạn như tốt nghiệp trong lĩnh vực có nhu cầu cao. Em có thể tự thách thức em bằng việc đặt ra mục đích ngắn hạn như học một ôn khó mà em không thích nhưng vẫn học tốt trong nó. Hay em có thể đặt mục đích dài hạn về điều em muốn làm trong đời em. Chẳng hạn, nếu em muốn là nhà doanh nghiệp, em cần đọc nhiều bài báo về công ti khởi nghiệp và đi theo những người đã đi qua con đường đó trước đây, biết điều họ đã làm để tới đó và đặt mục đích và chuẩn bị cho bản thân em làm cùng điều.

Tuy nhiên, có mục đích nghề nghiệp là KHÔNG đủ. Em phải tin tưởng vào bản thân em rằng em có thể đạt tới được nó. Phải tự tin về điều em muốn đạt tới. Tưởng tượng tương lai của em trong đó em đã đạt tới giấc mơ của em. Có nhiều bạn bè người có mục đích nghề nghiệp tương tự sẽ giúp ích vì họ sẽ động viên em và giúp em đi cùng họ. ĐỪNG để bất kì người nào thuyết phục em rằng en KHÔNG cần bản kế hoạch nghề nghiệp hay lập kế hoạch sớm là phí thời gian vì họ không là gì ngoài việc làm sao lãng em. Dành ít thời gian trên facebook và trò chơi video tầm thường, chúng là việc phí thời gian. Chia sẻ bản kế hoạch nghề nghiệp và mục đích của em với bố mẹ em vì họ bao giờ cũng muốn em thành công.


Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
 
Không thể lập kế hoạch cho tương lai

Một sinh viên đại học năm thứ nhất viết cho tôi: “Em thường đọc blog của thầy và thích lời khuyên của thầy về lập kế hoạch nghề nghiệp nhưng em không thể định tâm để làm điều đó. Em không biết cái gì sai với em? Em cần sự giúp đỡ của thầy.”


Tôi viết lại cho em đó: “Lí do em không thể làm quyết định để lập kế hoạch nghề nghiệp của em vì em không muốn nghĩ tới tương lai khi tâm trí em đang bị xâm chiếm bởi các thứ em đang quan tâm BÂY GIỜ. Nó bao giờ cũng là về điều em muốn tận hưởng khoảnh khắc này thay vì suy nghĩ về cái gì đó em biết rằng em cần.

Chẳng hạn, em biết rằng em phải học cho kì thi tuần tới nhưng em có thôi thúc nói chuyện với bạn em trên facebook. Mối quan tâm của em làm phân tán chú ý của em vào điều em muốn BÂY GIỜ cho nên em kết thúc bằng dành nhiều giờ trên Facebook thay vì việc học.

Lí do em không thể làm được quyết định về nghề nghiệp của em là vì em bị ép buộc phải làm cái gì đó KHÔNG thích thú. Cho dù em thích lời khuyên của thầy về lập kế hoạch nghề nghiệp nhưng em tìm thấy cách để trễ nỗ lực vì em thấy các hoạt động vui chơi khác mà em thà làm nó còn hơn. Trong nền văn hoá “Internet” và “Trò chơi Video” này, nhiều người trẻ ưa thích có “sự vừa lòng ngay lập tức” thay vì làm cái gì đó mà họ không thích thú. Thầy đã thấy nhiều người trẻ mất đi khả năng suy nghĩ nhiều hơn trong tương lai vì họ quá bận rộn với những thứ tầm thường xâm chiếm tâm trí họ. Nhiều người đợi cho tới khi họ vào đại học rồi đợi cho tới khi họ tốt nghiệp, và đợi cho tới khi ai đó cho họ việc làm. Mọi điều họ làm là đợi vì họ có nhiều thứ bận bịu tâm trí vào mọi lúc.

Lí do em không lập kế hoạch nghề nghiệp bây giờ vì tâm trí em bao giờ cũng đi theo chiều hướng khác. Em biết rằng em có nhiều thứ phải làm nhưng em không muốn làm nó. Có “trận chiến vô ý thức” trong tâm trí em giữa hai điều và cái thắng là cái em làm. Chính cái thích thú ngắn hạn bao giờ cũng thắng so với cái dài hạn không được thích thú thế.

Bằng việc hiểu hai lực này có thể giúp cho em định tâm. Tự hỏi bản thân em: “Tại sao mình cần có bản kế hoạch nghề nghiệp?” Có câu trả lời cho câu hỏi “TẠI SAO” sẽ giúp em làm bước thứ nhất. Nếu em KHÔNG có lí do vững chắc em sẽ không bao giờ làm nó. Lời khuyên của thầy là tìm ra nghề nghiệp hay hoạt động mà em thích trước hết. Em không phải làm mọi thứ nhưng em cần đọc cái gì đó về nghề nghiệp để nhận diện các kĩ năng mà em cần rồi mới lấy các môn học có liên quan tới nghề nghiệp đó trong năm thứ nhất rồi chuyển sang các năm sau. Bằng việc làm một bước mỗi lúc điều đó có thể giúp em tiến tới lập kế hoạch nghề nghiệp cho tương lai của em. Sau rốt, đó là chọn lựa của em, nghề nghiệp của em, và tương lai của em và chỉ em mới có thể làm quyết định được.

Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top