- Xu
- 0
Kiểm toán bắt nguồn từ thuật ngữ “Audit” trong tiếng Latin. Nhưng điều thú vị là từ “Audit” của tiếng Latin lại có nghĩa là người nghe (one who hears).Vào khoảng thế kỷ thứ III trước công nguyên, chính quyền La Mã đã tuyển dụng các quan chức để kiểm tra độc lập về tình hình tài chính và nghe thuyết trình của họ về kết quả kiểm tra này.
Từ đó cho đến nay, “Audit” đã trở thành một từ phổ biến để chỉ công việc kiểm tra và bày tỏ ý kiến đối với các báo cáo tài chính.
Có vô vàn định nghĩa về kiểm toán. Mỗi quốc gia, mỗi hiệp hội, mỗi nhóm chuyên gia nghiên cứu lại có những phát biểu khác nhau về kiểm toán.
Các chuyên gia giáo dục và đào tạo kiểm toán ở Cộng hoà Pháp định nghĩa rằng:
“Kiểm toán là việc nghiên cứu và kiểm tra các tài khoản hàng năm của một tổ chức do một người độc lập, đủ danh nghĩa gọi là kiểm toán viên tiến hành để khẳng định rằng những tài khoản đó phản ánh đúng đắn tình hình tài chính thực tế, không che giấu sự gian lận và chúng được trình bày theo mẫu chính thức của luật định”.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và bản thân kiểm toán, theo quan điểm hiện đại, phạm vi của kiểm toán rất rộng, bao gồm các lĩnh vực khác nhau như:
- Kiểm toán về thông tin
- Kiểm toán hiệu quả
- Kiểm toán tính quy tắc
- Kiểm toán hiệu năng
....
Chẳng hạn, khi kiểm toán về thông tin, nhân viên kiểm toán sẽ hướng vào việc đánh giá tính trung thực và hợp pháp của các tài liệu để tạo cơ sở pháp lý và niềm tin cho những người quan tâm đến tài liệu kế toán.
Còn kiểm toán hiệu quả là kiểm tra, đánh giá các yếu tố, các nguồn lực trong từng loại nghiệp vụ kinh doanh như mua bán, sản xuất hay dịch vụ để giúp các công ty hoạch định lại chính sách cho việc hoàn thiện hoạt động kinh doanh của công ty mình.
Trải qua một quá trình phát triển lâu dài của nghề kiểm toán, cho đến nay chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng:
Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động tài chính của các doanh nghiệp, bằng hệ thống phương pháp kĩ thuật riêng của kiểm toán, do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực.
·Kiểm toán hướng tới ai?
Có thể nói, đối tượng của kiểm toán trước hết là các tài liệu kế toán.Nhưng công việc xác minh tính trung thực, đúng đắn của các báo cáo tài chính là để hướng tới tất cả các đơn vị, cá nhân quan tâm đến tình hình tài chính của một công ty, tổ chức nào đó.
Chẳng hạn, các cơ quan Nhà nước cần thông tin trung thực để hoạch định chính sách kinh tế phù hợp, các nhà đầu tư cần tài liệu tin cậy để sử dụng đồng tiền của mình đúng mục đích. Người lao động, khách hàng, nhà cung cấp cần hiểu thực chất về kinh doanh và tài chính, chế độ tiền lương của công ty mình để làm việc. Những người quan tâm này lại không có nghiệp vụ về tài chính, kế toán. Và chỉ nhân viên kiểm toán mới có thể giúp được họ.
·Kiểm toán làm gì?
Kiểm toán dùng các phương pháp đối chiếu, logic, diễn giải thông tin, điều tra, quan sát, kiểm kê, thử nghiệm để xác minh tính trung thực của tài liệu và tính pháp lý của các báo cáo tài chính của một công ty, tổ chức nào đó.
Kiểm toán gồm 3 chức năng chính:
- Xác minh tính trung thực và tính pháp lý của các báo cáo tài chính.
- Bày tỏ ý kiến về tính trung thực và mức độ hợp lý của các thông tin tài chính, kế toán.
- Tư vấn cho các nhà quản lý. Bằng việc chỉ ra sai sót, yếu kém, kiểm toán viên gợi mở, đề xuất các biện pháp khắc phục để các công ty, tổ chức làm ăn hiệu quả hơn.
·Kiểm toán làm việc như thế nào?
Kiểm toán viên luôn thực hiện công việc của mình với các nguyên tắc:
· Kiểm toán không phải là kế toán
* Kế toán cung cấp các thông tin về tài chính cho công chúng quan tâm.
Kiểm toán là công việc kiểm tra, xác minh tính trung thực và hộ lý của các báo cáo tài chính đó. Kiểm toán giúp công chúng quan tâm có thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của một công ty.
* Kế toán là một công việc mang tính chất ổn định. Nhân viên kế toán luôn gắn bó với những số liệu kinh doanh của công ty mình.
Kiểm toán là một nghề nhiều mới mẻ và thách thức. Nhân viên kiểm toán sau khi hoàn thành công việc của mình ở một doanh nghiệp này, ngay lập tức lại phải đối phó với những bản báo cáo tài chính ở những “địa chỉ” mới.
Bạn đã có một cái nhìn tương đối tổng quát về kiểm toán. Giờ chúng ta hãy cùng đến với Hàng ghế số 3. Tại đây, bạn sẽ được chỉ dẫn về những công việc cụ thể của nhân viên kiểm toán để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của mình.
Sưu tầm, tổng hợp
Từ đó cho đến nay, “Audit” đã trở thành một từ phổ biến để chỉ công việc kiểm tra và bày tỏ ý kiến đối với các báo cáo tài chính.
Có vô vàn định nghĩa về kiểm toán. Mỗi quốc gia, mỗi hiệp hội, mỗi nhóm chuyên gia nghiên cứu lại có những phát biểu khác nhau về kiểm toán.
Các chuyên gia giáo dục và đào tạo kiểm toán ở Cộng hoà Pháp định nghĩa rằng:
“Kiểm toán là việc nghiên cứu và kiểm tra các tài khoản hàng năm của một tổ chức do một người độc lập, đủ danh nghĩa gọi là kiểm toán viên tiến hành để khẳng định rằng những tài khoản đó phản ánh đúng đắn tình hình tài chính thực tế, không che giấu sự gian lận và chúng được trình bày theo mẫu chính thức của luật định”.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và bản thân kiểm toán, theo quan điểm hiện đại, phạm vi của kiểm toán rất rộng, bao gồm các lĩnh vực khác nhau như:
- Kiểm toán về thông tin
- Kiểm toán hiệu quả
- Kiểm toán tính quy tắc
- Kiểm toán hiệu năng
....
Chẳng hạn, khi kiểm toán về thông tin, nhân viên kiểm toán sẽ hướng vào việc đánh giá tính trung thực và hợp pháp của các tài liệu để tạo cơ sở pháp lý và niềm tin cho những người quan tâm đến tài liệu kế toán.
Còn kiểm toán hiệu quả là kiểm tra, đánh giá các yếu tố, các nguồn lực trong từng loại nghiệp vụ kinh doanh như mua bán, sản xuất hay dịch vụ để giúp các công ty hoạch định lại chính sách cho việc hoàn thiện hoạt động kinh doanh của công ty mình.
Trải qua một quá trình phát triển lâu dài của nghề kiểm toán, cho đến nay chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng:
Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động tài chính của các doanh nghiệp, bằng hệ thống phương pháp kĩ thuật riêng của kiểm toán, do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực.
·Kiểm toán hướng tới ai?
Có thể nói, đối tượng của kiểm toán trước hết là các tài liệu kế toán.Nhưng công việc xác minh tính trung thực, đúng đắn của các báo cáo tài chính là để hướng tới tất cả các đơn vị, cá nhân quan tâm đến tình hình tài chính của một công ty, tổ chức nào đó.
Chẳng hạn, các cơ quan Nhà nước cần thông tin trung thực để hoạch định chính sách kinh tế phù hợp, các nhà đầu tư cần tài liệu tin cậy để sử dụng đồng tiền của mình đúng mục đích. Người lao động, khách hàng, nhà cung cấp cần hiểu thực chất về kinh doanh và tài chính, chế độ tiền lương của công ty mình để làm việc. Những người quan tâm này lại không có nghiệp vụ về tài chính, kế toán. Và chỉ nhân viên kiểm toán mới có thể giúp được họ.
·Kiểm toán làm gì?
Kiểm toán dùng các phương pháp đối chiếu, logic, diễn giải thông tin, điều tra, quan sát, kiểm kê, thử nghiệm để xác minh tính trung thực của tài liệu và tính pháp lý của các báo cáo tài chính của một công ty, tổ chức nào đó.
Kiểm toán gồm 3 chức năng chính:
- Xác minh tính trung thực và tính pháp lý của các báo cáo tài chính.
- Bày tỏ ý kiến về tính trung thực và mức độ hợp lý của các thông tin tài chính, kế toán.
- Tư vấn cho các nhà quản lý. Bằng việc chỉ ra sai sót, yếu kém, kiểm toán viên gợi mở, đề xuất các biện pháp khắc phục để các công ty, tổ chức làm ăn hiệu quả hơn.
·Kiểm toán làm việc như thế nào?
Kiểm toán viên luôn thực hiện công việc của mình với các nguyên tắc:
* Kế toán cung cấp các thông tin về tài chính cho công chúng quan tâm.
Kiểm toán là công việc kiểm tra, xác minh tính trung thực và hộ lý của các báo cáo tài chính đó. Kiểm toán giúp công chúng quan tâm có thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của một công ty.
* Kế toán là một công việc mang tính chất ổn định. Nhân viên kế toán luôn gắn bó với những số liệu kinh doanh của công ty mình.
Kiểm toán là một nghề nhiều mới mẻ và thách thức. Nhân viên kiểm toán sau khi hoàn thành công việc của mình ở một doanh nghiệp này, ngay lập tức lại phải đối phó với những bản báo cáo tài chính ở những “địa chỉ” mới.
Bạn đã có một cái nhìn tương đối tổng quát về kiểm toán. Giờ chúng ta hãy cùng đến với Hàng ghế số 3. Tại đây, bạn sẽ được chỉ dẫn về những công việc cụ thể của nhân viên kiểm toán để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của mình.
Sưu tầm, tổng hợp