• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.
Trong văn học hay trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, chúng ta cần chú ý tới ngữ cảnh trong giao tiếp để sử dụng từ ngữ sao cho phù hợp. Vậy ngữ cảnh là gì? Các yếu tố của ngữ cành? Vai trò của ngữ cảnh trong giao tiếp bằng ngôn ngữ? sẽ được làm rõ trong bài Giáo án Ngữ cảnh, Ngữ văn 11.

Purple Clouds Gamer Girl Twitch Banner.png


Tiết 38: NGỮ CẢNH

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức


a/ Nhận biết: Nắm được khái niệm ngữ cảnh, các yếu tố của ngữ cảnh và vai trò của ngữ cảnh trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.

b/ Thông hiểu: nói và viết phù hợp với ngữ cảnh giáo tiếp, đồng thời có kĩ năng lĩnh hội, phân tích nội dung và hình thức ngôn ngữ của ngôn ngữ trong quan hệ với ngữ cảnh.

c/Vận dụng thấp: Xác định ý nghĩa văn bản trong ngữ cảnh nhất định

d/Vận dụng cao: Vận dụng hiểu biết về ngữ cảnh để tạo lập và lĩnh hội văn bản.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng tạo lập văn bản.
- Kĩ năng lĩnh hội văn bản.
- Xác định và phân tích ngữ cảnh đối với từ, câu, văn bản.
- Rèn kỹ năng nói và viết phù hợp với ngữ cảnh, đồng thời có khả năng lĩnh hội chính xác nội dung, mục đích của lời nói trong mối quan hệ với ngữ cảnh.

3. Thái độ

a/ Hình thành thói quen: nói và viết cho phù hợp với ngữ cảnh;
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày văn bản trong ngữ cảnh nhất định;
c/Hình thành nhân cách: bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và ý thức việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Các năng lực cần hình thành cho học sinh

- Năng lực tự học.
- Năng lực thẩm mĩ.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tổng hợp, so sánh.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

1. Giáo viên:
SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…
2. Học sinh: Sách giáo khoa; Vở soạn; Vở ghi.

III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức


Lớp​
Ngày dạy​
Sĩ số​
HS vắng​
2. Kiểm tra bài cũ:

- Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam).

3. Bài mới
& 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS trước khi vào bài học mới.
- Thời gian: 5 phút.
- Hình thức tổ chức: GV gợi dẫn vào bài:


Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người, vì vậy để người khác hiểu ta phải dùng ngôn ngữ để giao tiếp. Tuy nhiên nói sao cho hay, cho đúng để người khác hiểu thì ta cần phải đặt vào ngữ cảnh nhất định. Vậy ngữ cảnh là gì? Ta tìm hiểu bài mới.

& 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần dạt
* Thao tác 1: Tìm hiểu khái niệm ngữ cảnh.
- Mục tiêu : Giúp HS nắm được khái niệm ngữ cảnh.
- Thời gian : 10 phút.
- Kỹ thuật : Hỏi – đáp.
- Phương pháp : HS làm việc cá nhân tại lớp.
- Các bước tiến hành :

+ Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS tìm hiểu về ngữ cảnh.
(- Câu nói in đậm trong đoạn trích trên là của ai nói với ai ?(nhân vật giao tiếp)
- Câu nói đó vào lúc nào ở đâu ?(hoàn cảnh giao tiếp hẹp)
- Câu nói đó diễn ra trong hoàn cảnh xã hội nào ?(hoàn cảnh giao tiếp rộng)
- Theo em hiểu một cách đơn giản thì ngữ cảnh là gì?)
+ Bước 2 : HS đọc mục I SGK và trả lời câu hỏi.
+ Bước 3 : HS trình bày

- Câu“Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”: nếu đột nhiên nghe câu này thì ta không thể hiểu được.
- Đặt trong bối cảnh phát sinh ra câu nói, ta có thể hiểu.
+ Câu nói đó là của chị Tí bán hàng nước.
+ Chị nói câu này với những người bán hàng xung quanh mình (chị em Liên, bác Siêu bán phở, gia đình bác xẩm)
+ Chị nói câu này vào một buổi chiều tối, tại một phố huyện nhỏ trong lúc mọi người đều chờ khách hàng.
+ Họ là những “người phu gạo hay phu xe, thỉnh thoảng mấy chú lính lệ trong huyện hay người nhà thầy thừa đi gọi chân tổ tôm, cao hứng vào hàng chị uống bát nước chè tươi và hút điếu thuốc lào.”
+ Rộng hơn, câu nói trên diễn ta trong bối cảnh XH VN trước CM tháng Tám.
à Nhờ bối cảnh trên ta mới hiểu ý nghĩa câu nói của chị Tí.
+ Bước 4 : GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

* Thao tác 2 : Tìm hiểu các nhân tố của ngữ cảnh

- Mục tiêu : Giúp HS nắm được khái niệm ngữ cảnh.
- Thời gian : 10 phút.
- Kỹ thuật : Động não.
- Phương pháp : HS làm việc cá nhân tại lớp.
- Các bước tiến hành :

+ Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ
(- Theo em để thực hiện được giao tiếp chúng ta cần phải có những yếu tố nào?
- Thế nào là nhân vật giao tiếp ?
Bối cảnh ngoài ngôn ngữ bao gồm những yế tố nào ? Thế nào là bối cảnh giao tiếp hẹp, bối cảnh giao tiếp rộng và hiện thực được nói đến ? Cho ví dụ minh họa ?
- Thế nào là văn cảnh ?
- Các yếu tố của ngữ cảnh có mối quan hệ với nhau như thế nào?)
+ Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ
+ Bước 3 : HS trình bày sản phẩm
+ Bước 4 : GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.






* Thao tác 3 : Tìm hiểu vai trò của ngữ cảnh

- Mục tiêu : Giúp HS nắm được khái niệm ngữ cảnh.
- Thời gian : 3 phút.
- Kỹ thuật : Hỏi – đáp.
- Phương pháp : HS làm việc cá nhân tại lớp.
- Các bước tiến hành :

+ Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ
Ngữ cảnh có vai trò như thế nào đối với việc sản sinh và lĩnh hội văn bản?
+ Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ
+ Bước 3 : HS trình bày kết quả
+ Bước 4 : GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

HS đọc ghi nhớ SGk (2 phút)
I. Lí thuyết
1. Khái niệm ngữ cảnh
a. Tìm hiểu ngữ liệu

- Câu“Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”: nếu đột nhiên nghe câu này thì ta không thể hiểu được.
- Đặt trong bối cảnh phát sinh ra câu nói, ta có thể hiểu.
+ Câu nói đó là của chị Tí bán hàng nước.
+ Chị nói câu này với những người bán hàng xung quanh mình (chị em Liên, bác Siêu bán phở, gia đình bác xẩm)
+ Chị nói câu này vào một buổi chiều tối, tại một phố huyện nhỏ trong lúc mọi người đều chờ khách hàng.
+ Họ là những “người phu gạo hay phu xe, thỉnh thoảng mấy chú lính lệ trong huyện hay người nhà thầy thừa đi gọi chân tổ tôm, cao hứng vào hàng chị uống bát nước chè tươi và hút điếu thuốc lào.”
+ Rộng hơn, câu nói trên diễn ta trong bối cảnh XH VN trước CM tháng Tám.
à Nhờ bối cảnh trên ta mới hiểu ý nghĩa câu nói của chị Tí.
































b. Kết luận
- Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó sản phẩm ngôn ngữ (văn bản) được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó.

2. Các nhân tố của ngữ cảnh
a. Nhân vật giao tiếp

- Gồm tất cả các nhân vật tham gia giao tiếp: người nói (viết ), người nghe ( đọc).
+ Một người nói - một người nghe: Song thoại.
+ Nhiều người nói luân phiên vai nhau: Hội thoại
+ Người nói và nghe đều có một "vai" nhất định, đều có đặc điểm khác nhau về lứa tuổi, nghề nghiệp, cá tính, địa vị xã hội, ...=> chi phối việc lĩnh hội lời nói.
b. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
- Bối cảnh giao tiếp rộng ( còn gọi là bối cảnh văn hóa): Bối cảnh xã hội, lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, chính trị...ở bên ngoài ngôn ngữ.
- Bối cảnh giao tiếp hẹp ( còn gọi là bối cảnh tình huống): Đó là thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể.
- Hiện thực được nói tới( gồm hiện thực bên ngoài và hiện thực bên trong của các nhân vật giao tiếp): Gồm các sự kiện, biến cố, sự việc, hoạt động...diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người.
c. Văn cảnh
- Bao gốm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó. Văn cảnh có ở dạng ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói.
3. Vai trò của ngữ cảnh

- Đối với người nói (viết) và quá trình tạo lập văn bản: Ngữ cảnh là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung cách thức giao tiếp và phương tiện ngôn ngữ(từ, ngữ, câu...)
- Đối với người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội văn bản: Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung, hình thức của văn bản.


4. Ghi nhớ.
Ghi nhớ SGK
II. Luyện tập.


& 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: GV giúp HS hệ thống lại kiến thức của bài dạy.
- Thời gian: 5 phút.
- Hình thức tổ chức dạy học: GV cho HS làm việc nhóm tại lớp.
- Các bước thực hiện:


+ Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ. Cho HS làm bài tập theo nhóm

Nhóm 1: Bài tập 1
Nhóm 2: Bài tập 2+ 3
Nhóm 3: Bài tập 4 + 5

+ Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ
+ Bước 3 : HS trình bày kết quả làm việc nhóm
+ Bước 4 : GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức


- Bài tập 1. Hai câu văn trong " Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", xuất phát từ bối cảnh: Tin tức về kẻ địch có từ mấy tháng nay nhưng chưa có lệnh quan. Trong khi chờ đợi người nông dân thấy chướng tai, gai mắt trước hành vi bạo ngược của kẻ thù.

- Bài tập 2. Hai câu thơ trong bài "Tự tình" (bài II) của Hồ Xuân Hương: "Đêm khuya văng vẳng......trơ cái hồng nhan...." Hiện thực được nói tới là hiện thực bên trong, tức là tâm trạng ngậm ngùi, bẽ bàng, chua xót của nhân vật trữ tình.

- Bài tập 4. Hoàn cảnh sáng tác chính là ngữ cảnh của các câu thơ trong bài "Vịnh khoa thi Hương"(Tú Xương ): Sự kiện năm Đinh Dậu, thực dân Pháp mở khoa thi chung ở Nam Định. Trong kỳ thi đó có toàn quyền Pháp ở Đông Dương và vợ đến dự.

- Bài tập 5. Bối cảnh giao tiếp: Trên đường đi, hai người không quen biết nhau. Câu hỏi đó người hỏi muốn biết về thời gian. Mục đích: Cần biết thông tin về thời gian, để tính toán cho công việc riêng của mình

& 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: GV giúp HS vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào một số trường hợp giao tiếp.
- Hình thức dạy học: GV cho HS hoàn thiện phiếu bài tập tại lớp.
- Thời gian: 5 phút.
- Các bước thực hiện:


+ Bước 1: GV giao nhiệm vụ

Phân tích bối cảnh giao tiếp để xác định ngôi của những đại từ được sử dụng trong các ví dụ sau:
1/ Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất,
Nhưng anh gượng đứng lên tì vào xác trực thăng.
Và anh chết trong khi đứng bắn,
Máu anh phun như lửa đạn cầu vồng
(Lê Anh Xuân)
2/ Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ,
Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai !

+ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
+ Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện
+ Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức


1/ Bối cảnh giao tiếp : kháng chiến chống Mỹ ác liệt.
Ngôi của đại từ anh : ngôi thứ 3.

2/ Bối cảnh giao tiếp : tâm trạng tương tư.
Ngôi của đại từ ai : ngôi thứ 2.

&5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Mục tiêu: GV định hướng cho học sinh tìm hiểu các kiến thức mở rộng, ngoài sách vở.
Thời gian: 5 phút.
Hình thức tổ chức dạy học: GV nêu nhiệm vụ, cho HS về nhà thực hiện.


+ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
- Hệ thống kiến thức bài Ngữ cảnh bằng sơ đồ tư duy.
- Chuẩn bị bài mới Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).

+ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
+ Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện
+ Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức


Trên đây là Giáo án bài Ngữ cản, Ngữ văn 11. VNK hi vọng sẽ phần nào giúp các bạn học sinh nắm được nội dung bài học, giúp các thầy cô giáo có một nguồn tham khảo giáo án bài Ngữ cảnh (Ngữ văn 11).

Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
 

Đính kèm

  • TIẾT 38 NGỮ CẢNH.docx
    22.4 KB · Lượt xem: 15
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Giáo án ppt Ngữ văn 11: "Ngữ cảnh".
Để phục vụ tốt cho việc giảng dạy bài "Ngữ cảnh", VNK gửi tới quý thầy cô và các bạn giáo án powerpoint bài "Ngữ cảnh".
 

Đính kèm

  • TIẾT 38 NGỮ CẢNH.pptx
    2.5 MB · Lượt xem: 22
Sửa lần cuối:

Hide Nguyễn

Du mục số
@SamSam2k ơi, bạn nên trích dẫn một phần của giáo án để người đọc nắm được nội dung phù hợp hay không.

Với giáo án, bạn có thể tham gia diễn đàn dành riêng cho giáo viên: gac.giaoanchuan.com
Diễn đàn cũng thuộc VnKienthuc.com.

Cảm ơn bạn.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top