Chia Sẻ Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918)

Trang Dimple

New member
Xu
38
Từ 1914-1918 nhân loại đã trải qua 1 cuộc chiến tranh tàn khốc, lôi cuốn hàng chục nước tham gia, tàn phá nhiều nước,gây nên những thiệt hại lớn về người và của. Để hiểu được nguyên nhân tính chất, diễn biến và kết cục của chiến tranh chúng ta cùng tìm hiểu bài 13:


LỊCH SỬ 8- Bài: 13 CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 -1918)

I. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH :

1. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh :

- Sự phát triển không đồng đều của tư bản chủ nghĩa .

- Ngược lại Anh , Pháp nhiều thuộc địa và thế giới đã phân chia xong.

- Đế quốc thuộc địa: các cuộc chiến tranh đế quốc :

+Mỹ – Tây Ban Nha 1898: Mỹ chiếm Cu ba và Phi líp pin .

+ Anh và Bô ơ 1899-1902: Anh thôn tính 2 nước của người Bô ơ sát nhập vào Nam Phi .

+Nga- Nhật 1904-1905.

-Mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thuộc địa dẫn đến sự hình thành 2 khối quân sự kình địch nhau là Liên minh Đức , Áo- Hung và Hiệp ước Anh-Pháp –Nga.

-Hai khối này ráo riết chạy đua vũ trang , tích cực chuẩn bị chiến tranh, để chia lại thuộc địa , làm bá chủ thế giới .

* Duyên cớ của chiến tranh

-28-6- 1914 thái tử Áo- Hung bị phần tử khủng bố ở Xéc- bi ám sát-

Nhân cớ đó , Đức , Áo -Hung gây chiến .

II NHỮNG DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA CHIẾN SỰ .

-Ngày 28-7-1914 Áo -Hung tuyên chiến với Xẹc bi.

-1-8 Đức tuyên tuyên chiến Nga

-3-8 tuyên chiến với Pháp .

-4-8 tuyên chiến với Đức , chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng thành chiến tranh thế giới ..

1 Giai đọan thứ nhất (1914-1916)

- Lúc đầu Đức tập trung lực lượng ở phía Tây nhằm đánh bại Pháp, Pa ri bị uy hiếp.
-Nhưng ở phía Đông quân Nga tấn công quân Đức cứu nguy cho Pháp , từ năm 1916 cả 2 phe ở thế cầm cự .

* Gọi là chiến tranh thế giới :

Chiến tranh lan ra cả thế giới ,lôi cuốn 38 nước vào vòng chiến , kéo thuộc địa tham chiến ,Pháp mộ 300.000 lính thuộc địa chủ yếu ở Việt Nam .
Tháng 4-1917 Mỹ tham chiến về phe Hiệp ước.

-7-11-1917 Cách mạng tháng Mười Nga Nga thắng lợi , Nga rút khỏi chiến tranh .

-7-1918 Anh – Pháp phản công.

-9-1918 Anh –Pháp- Mỹ tổng tấn công ,đồng minh của Đức đầu hàng.

-9-11-1918 cách mạng Đức bùng nổ, lật đổ nền quân chủ.

-11-11-1918 Đức hàng không điều kiện , Đức ,Áo -Hung thất bại hòan tòan.

Tính chất :chiến tranh đế quốc , phi nghĩa , phản động , giành giật thuộc địa .

III.KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT.

-Gây thảm họa cho nhân loại :10 triệu người chết ,20 triệu ngưới bị thương .

- Thành phố làng mạc bị phá hủy ; chiến phí 85 tỷ đô la .

- Các nước thắng trận thu lợi lớn , bản đồ thế giới được chia lại .

-Cao trào Cách mạng vô sản phát triển , nhân dân thuộc địa thức tỉnh đó là Cách mạng tháng Mười Nga .
 
Sửa lần cuối:
1. Hãy cho biết nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918?

* Nguyên nhân sâu xa:
- Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản về kinh tế và chính trị đã dẫn tới mâu thuẫn không thể điều hòa được giữa các nước đế quốc và vấn đề thuộc địa. Những cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên đã nổ ra (nêu ví dụ).
- Các nước đế quốc đã thành lập hai khối quân sự đối lập nhau: khối Liên minh gồm Đức – Áo – Hung (1882) và khối hiệp ước của Anh, Pháp và Nga (1907). Cả hai khối đều tích cực chạy đua vũ trang nhằm thanh toán địch thủ của mình để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới.
- Tranh giành thuộc địa, âm mưu chia lại thị trường thế giới là nguyên nhân sâu xa của chiến tranh thế giới thứ nhất.
* Duyên cớ trực tiếp:
- Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Đức-Áo-Hung lập tức chớp lấy cơ hội để gây chiến.

2. Trình bày diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918?

* Giai đoạn thứ nhất (1914-1916)
- Sau sự kiện thái tử Áo-Hung bị một người Xéc-bi ám sát (6/1914), từ ngày 1 đến ngày 3/8, Đức tuyên chiến với Nga và Pháp. Ngày 4/8, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
- Giai đoạn này, Đức tập trung lực lượng đánh phía tây nhằm nhanh chóng thôn tính nước Pháp. Song nhờ có quân Nga tấn công quân Đức ở phía đông, nên nước Pháp được cứu nguy. Từ năm 1916, chiến tranh chuyển sang thế cầm cự đối với cả 2 phe.
- Thời kì đầu, chiến tranh chỉ diễn ra ở châu Âu, sau đó đã lôi kéo nhiều nước ở các châu lục khác tham gia; nhiều loại vũ khí hiện đại đã được sử dụng, …
* Giai đoạn thứ hai (1917-1918)
- Tháng 2/1917, cách mạng tháng Hai diễn ra ở Nga, buộc Mĩ phải sớm nhảy vào tham chiến và đứng về phe hiệp ước (4/1917), vì thế phe Liên minh liên tiếp bị thất bại.
- Từ cuối năm 1917, phe Hiệp ước liên tiếp mở các cuộc tấn công làm cho đồng minh của Đức lần lượt đàu hàng.
- Ngày 11/11/1918, Đức đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe liên minh.

3. Nêu kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất. Vì sao nói: Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa?

* Kết cục:
- Chiến tranh gây nên nhiều tai họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường sá bị phá hủy, … chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la.
- Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận, nhất là Mĩ. Bản đồ chính trị thế giới đã bị chia lại: Đức mất hết thuộc địa, Anh, Pháp và Mĩ được mở rộng thêm nhiều thuộc địa của mình.
- Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối của chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự bùng nổ và thắng lợi của cách mạng tháng mười nga 1917.
* Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa:
- Chiến tranh nhằm phân chia lại thị trường, thuộc địa giữa các nước đế quốc.
- Đã gây ra tai họa khủng khiếp cho nhân loại (dẫn chứng).
 
Nguyên nhân và tính chất của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ Nhất

1.Nguyên nhân

Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất là kết quả tất nhiên của sự phát triển kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản thế giới vào những năm đầu thế kỷ XX. Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển tới giai đoạn mới - giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Quy luật phát triển không đều giữa các nước tác động mạnh mẽ vào các mặt của đời sống xã hội. Một số nước đi vào con đường tư bản chủ nghĩa muộn, nhưng phát huy được những lợi thế riêng và lợi dụng được những thành tựu khoa học kỹ thuật nên đã có độ tăng trưởng nhảy vọt, vượt qua các nước tư bản cũ. Vào năm 1860, Anh và Pháp đứng đầu và thứ hai trong nền sản xuất công nghiệp thế giới, nhưng đến năm 1913, Mỹ và Đức lại chiếm địa vị đó.

Những nước phát triển sau cần có thị trường trong khi những nước đi trước tuy đã chiếm một số lớn thuộc địa, nhưng vẫn muốn chiếm thêm thị trường mới. Nhưng thế giới đã bị chia xong, không còn có “chỗ trống” như trong thế kỷ trước đây nữa. Do đó, nổ ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa các nước đế quốc để giành giật của nhau thị trường, thuộc địa và phân chia lại thế giới.

Những cuộc đấu tranh ấy đã bắt đầu diễn ra từ những năm cuối của thế kỷ XIX và đầu thế kỷ thứ XX: chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha (1898), chiến tranh Anh-Bôơ (1899-1902), chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905). Sự tranh giành thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc tất yếu đưa đến việc gây chiến tranh với nhau để chia lại đất đai trên thế giới.

Đế quốc Đức hung hăng nhất vì Đức có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại có ít thuộc địa. Từ đó, ở châu Âu hình thành 2 tập đoàn gây chiến, chống đối nhau: một bên là Đức, Áo – Hung và Thổ Nhĩ Kỳ; một bên là Anh, Pháp, Nga. Cả hai tập đoàn đều ôm mộng xâm lược và điên cuồng chạy đua vũ trang. Khi phát động chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đế quốc Đức muốn tiêu diệt kẻ kình địch của mình là Anh, Pháp và Bỉ để chiếm thuộc địa của các nước đó, làm suy yếu Nga hoàng, giật lấy Ba Lan, Ucraina và miền gần biển Ban Tích; Áo-Hung thì muốn chiếm Xécbi; Thổ thì mơ tưởng xâm chiếm miền Tơrăng Cápca của Nga. Còn phe đối lập thì Anh muốn đánh tan Đức, để tiêu diệt kẻ địch thủ nguy hiểm nhất trên thị trường thế giới, giật của Thổ miền Mêdôpôtami và Palétxtin, củng cố địa vị của mình ở Ai Cập; Pháp mong lấy lại miền Andát và Lôren đã bị Đức chiếm trước đây và xâm chiếm khu vực sông Xarơ; Nga muốn sáp nhập Galixi vào mình, phân chia Thổ Nhĩ Kỳ, xâm chiếm Côngxtăngtinốp và eo biển HắcHải.

Nhật tham chiến đứng về phía Anh với mục đích chiếm các thuộc địa của Đức ở Thái Bình Dương và lợi dụng cuộc tranh chấp giữa các nước đế quốc để củng cố địa vị ở Trung Quốc. Ý lúc đầu ngả nghiêng giữa hai khối, đã tham gia liên minh Đức và Áo-Hung sau được Anh-Pháp-Nga hứa hẹn nhiều nên ngả theo.

Còn Mỹ làm giàu rất nhanh trong cuộc chiến tranh này, giữ thái độ “trung lập”, mãi đến năm 1917 mới tham chiến. Mỹ bí mật bán vũ khí cho hai phe và lợi dụng sự kiệt quệ của hai bên để buộc các nước tham chiến ký một hòa ước phù hợp với tham vọng làm bá chủ thế giới của Mỹ. Như vậy là cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc bắt nguồn từ quy luật phát triển về kinh tế, chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa và đã được chuẩn bị trong nhiều năm. Nguyên nhân cơ bản của cuộc chiến tranh là do mâu thuẫn giữa các đế quốc, chủ yếu là mâu thuẫn giữa đế quốc Đức và đế quốc Anh.

Ngoài mục đích phân chia lại thị trường, các nước đế quốc gây ra cuộc chiến tranh còn có một âm mưu khác: cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1900 ở châu Âu và cuộc Cách mạng 1905 ở Nga làm cho những mâu thuẫn xã hội trong các nước tư bản ngày càng trở nên gay gắt. Phong trào đấu tranh của công nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Giai cấp tư sản các nước đế quốc gây ra chiến tranh nhằm đánh lạc hướng chú ý của công nhân đối với các vấn đề chính trị và xã hội trong nước, tuyên truyền chủ nghĩa sô-vanh để ngăn cản sự phát triển của phong trào cách mạng trong nước, đàn áp giai cấp vô sản, chia rẽ phong trào công nhân thế giới. Giai cấp cầm quyền các nước đều muốn lợi dụng chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc.

2. Tính chất

Cuộc chiến tranh do các nước đế quốc chuẩn bị và tiến hành nhằm giành giật thuộc địa của nhau là một cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa mang tính chất phi nghĩa, phản động. Nó là sự kế tục chính sách cướp bóc, nô dịch bằng thủ đoạn bạo lực đối với nhân dân các nước khác. Về tính chất của cuộc chiến tranh này, Lênin đã chỉ rõ như sau : “Về cả hai phía, cuộc chiến tranh đó đều là chiến tranh đế quốc chủ nghĩa, điều đó hiện nay không còn phải bàn cãi gì nữa. (...) Chiến tranh vô luận là do giai cấp tư sản Đức hoặc do giai cấp tư sản Anh-Pháp tiến hành, cũng đều nhằm mục đích cướp bóc các nước khác, bóp nghẹt các dân tộc nhược tiểu, thống trị thế giới về mặt tài chính, chia và chia lại thuộc địa, cứu chế độ tư bản chủ nghĩa đang giãy chết, bằng cách lừa bịp và chia rẽ công nhân các nước”

Như vậy, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất đứng về cả hai phe tham chiến mà xét thì đều là chiến tranh ăn cướp, chiến tranh đế quốc, hậu quả của sự phát triển các lực lượng kinh tế, chính trị trên nền tảng chủ nghĩa tư bản độc quyền.

Để che đậy tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh, giai cấp tư sản các nước đế quốc đã ra sức tuyên truyền để lôi kéo quần chúng ủng hộ mình trong việc tiến hành chiến tranh. Các nước đều nêu lên khẩu hiệu chiến tranh để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ văn hóa, bảo vệ tự do của các dân tộc. Không phải chỉ ở Anh, Pháp, Đức, Nga mà ở bất cứ nước nào, các đảng tư sản và chính phủ đế quốc cũng đều che giấu mục đích thật sự của cuộc chiến tranh. Họ tìm cách làm cho nhân dân tin rằng tiến hành chiến tranh là để cứu vớt dân tộc, cố chứng minh rằng nước mình bị tấn công nên phải tiến hành chiến tranh để bảo vệ Tổ quốc. Luận điệu tuyên truyền giả dối đó đã gây nên nhiều hậu quả tai hại trong phong trào công nhân và quần chúng nhân dân, không thấy rõ bản chất phản động của cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa.

 
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 8! Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Lịch sử 8 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
  2. Lịch sử 8 Bài 2 Cách mạng tư sản Pháp Cuối thế kỉ XVIII
  3. Lịch sử 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
  4. Lịch sử 8 Bài 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác”
  5. Lịch sử 8 - Bài 5 - Công Xã Pari
  6. Lịch Sử 8 -Bài 6 -Các nước Anh Pháp Đức Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  7. Lịch Sử 8-Bài 7: phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX"
  8. Lịch Sử 8-Bài 8 -Sự phát triển của kĩ thuật khoa học và văn học nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX
  9. Lịch Sử 8-Bài 9-Ấn Độ thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX
  10. Lịch sử 8 Bài 10 Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  11. Lịch sử 8 bài 11 các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  12. Lịch Sử 8 -Bài 12 Nhật bản từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
  13. Lịch Sử 8 -Bài 13 Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918)
  14. Lịch sử 8 - bài 14 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỷ XVI đến 1917)
  15. Lịch Sử 8 -Bài 15-Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ Cách mạng (1917 - 1921)
  16. Lịch Sử 8-Bài 16 -Liên Xô Xây dựng chủ nghĩa Xã Hội(1921-1941)
  17. Lịch Sử 8 -Bài 17- Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939
  18. Lịch sử 8 - Bài 18- Nước Mĩ Giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  19. Lịch Sử 8 -Bài 19 Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
  20. Lịch sử lớp 8 bài 20 Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á ( 1918-1939)
  21. Lịch Sử 8-Bài 21 - Chiến Tranh thế giới thứ 2 ( 1939-1945)
  22. Lịch Sử 8 -Bài 22- Sự Phát triển của khoa học kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX
  23. Lịch Sử lớp 8 -Bài 24 - cuộc kháng chiến chống Pháp Từ Năm 1858-1873
  24. Lịch Sử 8- Bài 25 Kháng Chiến chống Pháp Lan Rộng ra toàn quốc ( 1873-1884)
  25. Lịch Sử lớp 8 -Bài 26 Phong trào kháng chiến chống Pháp những năm cuối thế kỉ XIX
  26. Lịch Sử 8-Bài 27 Khởi nghĩa Yên Thế và Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
  27. Lịch Sử 8 - Bài 28 - Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
  28. Lịch Sử 8-Bài 29- Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về Kinh tế Xã Hội
  29. Lịch sử lớp 8 - bài 30 Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.
  30. Lịch Sử 8 - bài 31 Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858-1918
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top