ngan trang
New member
- Xu
- 159
Ý tưởng này nảy sinh khi đồng tác giả Brad O’Leary của sách này thuyết phục Associated Television sang Nga để quay một phim tài liệu dựa trên những hồ sơ KGB mới tìm được có liên quan đến Oswald và vụ ám sát Kennedy. Bộ phim này đã phát sóng nhiều lần trong chương trình The Learning Channel. Trong những cuộc phỏng vấn rốt ráo với nhiều cấp thẩm quyền kỹ thuật hàng đầu của Nga (cũng như các cấp chỉ huy của KGB trước đây), trung tá Nikolai Martinnikov, một chuyên gia đạn đạo hàng đầu làm việc ở Phòng thí nghiệm tội phạm liên bang Nga, đề xuất kỹ thuật hiện đại sử dụng tia laser thử nghiệm – chính xác như một phương cách để khảo sát “các giả thuyết về viên đạn trúng đầu” khác nhau để xác định chính xác nơi nào tại quảng trường Dealey là nơi bắn ra phát đạn gây tử vong ấy. Điều này dẫn tới tiểu mục kế tiếp của chúng tôi:
Tái Dựng Hiện Trường Quảng Trường Dealey
Ba mươi lăm năm sau cái chết của Kennedy, quảng trường Dealey được phong toả cho một cuộc nghiên cứu chưa từng có, và những chuyên gia uy tín được mời tham gia, những con người với khả năng chuyên môn không thể phủ nhận:
Anthony Larry Paul: một chuyên gia đạn đạo hiện trường với hơn 30 năm kinh nghiệm trong việc dựng lại hiện trường tội phạm; một giảng viên đạn đạo học cho FBI và sở cảnh sát của Los Angeles và Philadelphia.
Heinz Thummed: một chuyên gia về laser ứng dụng và một nhà tiền phong về vận hành laser; Thummed là nhà khoa học đầu tiên nghĩ ra cách nhìn bằng laser cho ngành chế tạo vũ khí trên ba thập niên qua.
Ronald L. Singer: Nhà tội phạm học hàng đầu của Phòng thí nghiệm tội phạm học Hat Tarrant.
Bác sĩ Vincent DiMaio: nhà bệnh lý học pháp y nổi danh toàn quốc với nhiều sách giáo khoa và bài viết kỹ thuật đã định ra một số tiêu chuẩn trong lĩnh vực này. DiMaro là trưởng ban khám nghiệm y học ở San Antonio, Texas.
Robert Groden: có lẽ là nhà nghiên cứu JFK nổi tiếng nhất. Groden đã viết một số sách bán rất chạy và nhờ kỹ năng của một chuyên viên nhiếp ảnh, có lẽ ông đã cho độc giả thấy được rất nhiều điều gây tranh luận chung quanh vụ ám sát JFK.
Paul định nghĩa các mục đích căn bản, những thiết kế và động cơ tối hậu của việc tái dựng hiện trường này bằng cách giải thích, “chúng ta sẽ tái tạo lại kịch bản cảnh nổ súng – càng nhiều kịch bản càng tốt – bằng cách dùng công nghệ laser để xác lập các đường bắn của đạn”. Singer tăng thêm mối quan tâm đặc biệt của nhóm vào việc trắc nghiệm “một số giả thuyết khác, một số vị trí khác, và xem đích xác những gì chúng ta có thể loại bỏ – và tôi nghĩ đây thực sự là con đường các bạn phải đi – với bất kỳ nghiên cứu nào thuộc loại này – bạn loại bỏ những giả thuyết bấp bênh bên lề và càng loại bỏ được nhiều giả thuyết thì ta càng tới gần sự thật. Giống như Sherlock Holmes nói, một khi bạn loại trừ được tất cả những điều không thể xảy ra, thì cái còn lại chính là sự thực”. Với việc sử dụng mắt nhìn laser, dự án này sẽ có thể xác định giả thuyết nào trình bày rõ nhất chuyện đã xảy ra vào ngày 22.11.1963. Sau cùng, DiMaio tổng kết các mục tiêu của nhóm là “trình bày bằng chứng khách quan trong vụ này là gì, loại bỏ một số huyền thoại về bản chất của các vết đạn trên người Kennedy và các vũ khí, rồi để cho mọi người tự phán xét. Tôi chỉ quan tâm khía cạnh khoa học”. Ngay lập tức, các nhà khảo sát chuyên nghiệp được mang tới hiện trường để trắc nghiệm phương tiện, một công việc cực kỳ quan trọng. Ba vị trí trắc nghiệm được xác định để đánh dấu sự di chuyển của JFK dọc theo phố Elm, một trước lúc Tổng thống bị bắn, điểm thứ nhì đánh dấu phát đạn thứ nhất, và điểm thứ ba ở nơi trúng đạn vào đầu. Điều tối quan trọng là những vị trí trắc nghiệm ấy được chọn một cách độc lập, không dựa vào báo cáo Warren, nên nhóm thí nghiệm này đi thẳng tới tận nguồn: đoạn phim Zapruder. Dùng một máy phóng ảnh cho từng khung hình, từ vị trí chính xác nơi Abraham Zapruder đã đứng khi quay đoạn phim đó, nhóm này có thể đánh dấu chính xác từng bối cảnh quay. (Và sau đó, nhóm này so sánh những hình dạng sắp đặt của họ với những sắp đặt của Uỷ ban Warren – chúng giống nhau)
Nhưng ngay chính chiếc xe cũng có những đòi hỏi về độ chính xác, nên một chiếc xe thử nghiệm được đem tới, không chỉ tương tự mà là y hệt như chiếc Lincoln mui trần chở JFK trong ngày định mệnh ấy, cùng với những đặc điểm về trục thứ cấp, dàn treo và các bánh xe.
Điều tối quan trọng là chiếc xe vận hành theo đúng kiểu của chiếc xe chở Kennedy hôm đó.
Kế tiếp, những hình nộm chính xác được dùng để thay cho Kennedy và Thống đốc Connally, những bộ khung đắt tiền có thể được dựng vào đúng vị trí tư thế của Kennedy và Connally trên xe khi bị bắn. Những vấn đề khác cũng được xem xét tỉ mỉ: những nhánh cây nay đã ngăn đường đạn bắn từ một số cửa sổ nào đó, việc tu sửa mặt đường và ngay cả tổng trọng lượng của sáu người có mặt trên xe hôm đó.
Và sau khi tất cả những điều kiện này được thoả mãn, cảnh được diễn lại trên con đường – đó là phố Elm tại Dallas, Texas.
Các mắt nhìn laser đã bố trí vào chỗ, chiếc xe trắc nghiệm được đặt đúng vị trí, nhóm khởi sự làm việc, và từ sáng đến tối những việc đo đạc, tính toán và những phát bắn trắc nghiệm bằng laser đã lần lượt được tiến hành.
Rồi đến những kết quả đầy ngạc nhiên
Nhiều giả thuyết đã mau chóng bị loại bỏ. Một số nhà nghiên cứu từ lâu đã nghi rằng phát đạn trúng đầu có thể đã được bắn ra từ điểm tiếp giáp nơi hàng rào của Grassy Knoll gặp chân đế bê tông của chiếc cầu vượt, nằm xa phía trước chiếc xe chở JFK. Một cách lý tưởng, vị trí này sẽ là một chỗ ngắm bắn rất tốt cho một tay bắn tỉa… nhưng đường bắn lại không thẳng. Một phát đạn bắn từ đó không chỉ làm vỡ tung kính chắn gió của chiếc xe, mà nó cũng không thể bắn trúng đầu JFK theo một kiểu phù hợp với vết thương mà ta thấy trong đoạn phim Zapruder. Do đó, giả thuyết về đường bắn này bị loại bỏ.
Một giả thuyết khác cũng bị loại bỏ là giả thuyết cho rằng phát đạn vào đầu được bắn từ một máng xối ở phía trước chiếc xe. (Theo năm tháng giả thuyết này mất đi sức thuyết phục cho đến khi một tập trong bộ phim The X-Files được chiều gần đây miêu tả lại giả thuyết này). Nhưng một lần nữa, các kết luận khoa học của nhóm lại cho rằng phát đạn trúng đầu xuất phát từ vị trí đó là không thể có được.
Thứ ba (và có lẽ gây thất vọng cho nhiều người say mê tìm hiểu vụ JFK), các thành viên trong nhóm nhất trí loại bỏ giả thuyết nổi tiếng nhất trong các giả thuyết – Giả thuyết Grassy Knoll, vốn được trình bày xuất sắc trong phim của Oliver Stone. Nhưng giả thuyết này dễ dàng bị loại bỏ vì nó không ở vị trí xác lập được những đường bắn cần thiết giải thích được không những các vết thương của Kennedy mà cả những vết thương của Connally nữa. Có thể rằng đã có tay bắn tỉa nấp sau hàng rào Knoll… nhưng những kết quả trắc nghiệm của nhóm chứng tỏ rõ ràng rằng không phát đạn nào từ vị trí đó trúng được Tổng thống.
Vậy thì phát đạn chết người ấy đến từ đâu?
Sự thực, điều mà nhóm trắc nghiệm xác định ban đầu là tất cả mọi phát đạn bắn trúng Kennedy và Connally đều xuất phát từ phía sau chiếc xe. Một số trục laser từ phía sau được thiết lập, và vị trí bắn tốt nhất được tìm thấy là cửa sổ ngoài bìa tầng thứ sáu của kho sách giáo khoa, điều đó không làm gì ngoài việc chứng thực những kết luận của Uỷ ban Warren, ngoại trừ…
Vị trí bắn tốt thứ nhì cũng được xác lập. Tầng hai của cao ốc Dal-Tex.
Trong tổng kết phân tích cuộc nghiên cứu toàn diện này, Ronald Singer kết luận, “Điều thứ nhất tôi muốn nói là tôi rất hài lòng với những gì chúng tôi đã làm được. Tôi thực sự biết được nhiều hơn tôi mong đợi…Tôi nghĩ điều tốt nhất mà chúng tôi đã làm dựa trên những đường đạn thiết lập bằng laser từ khu Grassy Knoll cũng như từ cầu vượt, tôi nghĩ chúng tôi đã cho thấy rõ ràng rằng với bằng chứng khoa học chắc chắn, thì không thể có một phát đạn trúng đầu Tổng thống Kennedy từ những nơi đó”. Và tuy hầu hết những kết quả trắc nghiệm cho thấy rằng tất cả những phát đạn trúng được vào người JFK cũng như Connally có lẽ đều xuất phát từ kho sách giáo khoa, nhưng giả thuyết cao ốc Dal-Tex cũng không thể bị loại bỏ. Groden đã nói rõ nhất về tầm quan trọng của sự đáng tin dựa trên khoa học này: “Một trong những điều có ý nghĩa nhất mà chúng ta lấy được từ cuộc trắc nghiệm này là việc tìm ra rằng có một khẳng định bổ sung cho một điểm bắn tình nghi mà nó đã bị nghi ngờ từ hơn 30 năm qua, và đó là vị trí trên tầng hai của cao ốc Dal-Tex”.
Tóm lại, điều này rõ ràng gợi ý tới bằng chứng là có ít nhất hai tay bắn tỉa.
Sau đó, các kết luận của nhóm được trình bày cho chính nhân vật đã ban đầu đề nghị trắc nghiệm bằng tia laser, chuyên gia đạn đạo của Nga, Trung tá Nikolai Martinnikov thuộc cảnh sát liên bang Nga và ý kiến của ông ta một lần nữa khẳng định những phát hiện của nhóm đạn đạo học Mỹ. “Tôi muốn các bạn chú ý tới sự kiện rằng, dựa trên nghiên cứu này, điều có thể nói chắc chắn đó là các phát đạn đều xuất phát từ phía sau”, Martinnikov kết luận. Và ông ta cũng đồng ý rằng Cao ốc Dal-Tex là một vị trí “không thể loại bỏ ra khỏi cuộc nghiên cứu”. Và bây giờ chúng ta biết rằng những vị trí bắn khả thi từ phía sau là tầng sáu của kho sách giáo khoa và tầng hai của Cao ốc Dal-Tex(277) [(Mọi thông tin và tài liệu phỏng vấn liên quan đến việc dàn dựng lại Quảng trường Dealey lấy từ phim tài liệu video The Secret KGB/JFK Assassination Files (Associated Television, 1998)].
Lại thêm một khẳng định khoa học nữa cho rằng không có chuyện một tay súng đơn lẻ đã giết John F.Kennedy, mà phải là một âm mưu toa rập nhiều người.
Tái Dựng Hiện Trường Quảng Trường Dealey
Ba mươi lăm năm sau cái chết của Kennedy, quảng trường Dealey được phong toả cho một cuộc nghiên cứu chưa từng có, và những chuyên gia uy tín được mời tham gia, những con người với khả năng chuyên môn không thể phủ nhận:
Anthony Larry Paul: một chuyên gia đạn đạo hiện trường với hơn 30 năm kinh nghiệm trong việc dựng lại hiện trường tội phạm; một giảng viên đạn đạo học cho FBI và sở cảnh sát của Los Angeles và Philadelphia.
Heinz Thummed: một chuyên gia về laser ứng dụng và một nhà tiền phong về vận hành laser; Thummed là nhà khoa học đầu tiên nghĩ ra cách nhìn bằng laser cho ngành chế tạo vũ khí trên ba thập niên qua.
Ronald L. Singer: Nhà tội phạm học hàng đầu của Phòng thí nghiệm tội phạm học Hat Tarrant.
Bác sĩ Vincent DiMaio: nhà bệnh lý học pháp y nổi danh toàn quốc với nhiều sách giáo khoa và bài viết kỹ thuật đã định ra một số tiêu chuẩn trong lĩnh vực này. DiMaro là trưởng ban khám nghiệm y học ở San Antonio, Texas.
Robert Groden: có lẽ là nhà nghiên cứu JFK nổi tiếng nhất. Groden đã viết một số sách bán rất chạy và nhờ kỹ năng của một chuyên viên nhiếp ảnh, có lẽ ông đã cho độc giả thấy được rất nhiều điều gây tranh luận chung quanh vụ ám sát JFK.
Paul định nghĩa các mục đích căn bản, những thiết kế và động cơ tối hậu của việc tái dựng hiện trường này bằng cách giải thích, “chúng ta sẽ tái tạo lại kịch bản cảnh nổ súng – càng nhiều kịch bản càng tốt – bằng cách dùng công nghệ laser để xác lập các đường bắn của đạn”. Singer tăng thêm mối quan tâm đặc biệt của nhóm vào việc trắc nghiệm “một số giả thuyết khác, một số vị trí khác, và xem đích xác những gì chúng ta có thể loại bỏ – và tôi nghĩ đây thực sự là con đường các bạn phải đi – với bất kỳ nghiên cứu nào thuộc loại này – bạn loại bỏ những giả thuyết bấp bênh bên lề và càng loại bỏ được nhiều giả thuyết thì ta càng tới gần sự thật. Giống như Sherlock Holmes nói, một khi bạn loại trừ được tất cả những điều không thể xảy ra, thì cái còn lại chính là sự thực”. Với việc sử dụng mắt nhìn laser, dự án này sẽ có thể xác định giả thuyết nào trình bày rõ nhất chuyện đã xảy ra vào ngày 22.11.1963. Sau cùng, DiMaio tổng kết các mục tiêu của nhóm là “trình bày bằng chứng khách quan trong vụ này là gì, loại bỏ một số huyền thoại về bản chất của các vết đạn trên người Kennedy và các vũ khí, rồi để cho mọi người tự phán xét. Tôi chỉ quan tâm khía cạnh khoa học”. Ngay lập tức, các nhà khảo sát chuyên nghiệp được mang tới hiện trường để trắc nghiệm phương tiện, một công việc cực kỳ quan trọng. Ba vị trí trắc nghiệm được xác định để đánh dấu sự di chuyển của JFK dọc theo phố Elm, một trước lúc Tổng thống bị bắn, điểm thứ nhì đánh dấu phát đạn thứ nhất, và điểm thứ ba ở nơi trúng đạn vào đầu. Điều tối quan trọng là những vị trí trắc nghiệm ấy được chọn một cách độc lập, không dựa vào báo cáo Warren, nên nhóm thí nghiệm này đi thẳng tới tận nguồn: đoạn phim Zapruder. Dùng một máy phóng ảnh cho từng khung hình, từ vị trí chính xác nơi Abraham Zapruder đã đứng khi quay đoạn phim đó, nhóm này có thể đánh dấu chính xác từng bối cảnh quay. (Và sau đó, nhóm này so sánh những hình dạng sắp đặt của họ với những sắp đặt của Uỷ ban Warren – chúng giống nhau)
Nhưng ngay chính chiếc xe cũng có những đòi hỏi về độ chính xác, nên một chiếc xe thử nghiệm được đem tới, không chỉ tương tự mà là y hệt như chiếc Lincoln mui trần chở JFK trong ngày định mệnh ấy, cùng với những đặc điểm về trục thứ cấp, dàn treo và các bánh xe.
Điều tối quan trọng là chiếc xe vận hành theo đúng kiểu của chiếc xe chở Kennedy hôm đó.
Kế tiếp, những hình nộm chính xác được dùng để thay cho Kennedy và Thống đốc Connally, những bộ khung đắt tiền có thể được dựng vào đúng vị trí tư thế của Kennedy và Connally trên xe khi bị bắn. Những vấn đề khác cũng được xem xét tỉ mỉ: những nhánh cây nay đã ngăn đường đạn bắn từ một số cửa sổ nào đó, việc tu sửa mặt đường và ngay cả tổng trọng lượng của sáu người có mặt trên xe hôm đó.
Và sau khi tất cả những điều kiện này được thoả mãn, cảnh được diễn lại trên con đường – đó là phố Elm tại Dallas, Texas.
Các mắt nhìn laser đã bố trí vào chỗ, chiếc xe trắc nghiệm được đặt đúng vị trí, nhóm khởi sự làm việc, và từ sáng đến tối những việc đo đạc, tính toán và những phát bắn trắc nghiệm bằng laser đã lần lượt được tiến hành.
Rồi đến những kết quả đầy ngạc nhiên
Nhiều giả thuyết đã mau chóng bị loại bỏ. Một số nhà nghiên cứu từ lâu đã nghi rằng phát đạn trúng đầu có thể đã được bắn ra từ điểm tiếp giáp nơi hàng rào của Grassy Knoll gặp chân đế bê tông của chiếc cầu vượt, nằm xa phía trước chiếc xe chở JFK. Một cách lý tưởng, vị trí này sẽ là một chỗ ngắm bắn rất tốt cho một tay bắn tỉa… nhưng đường bắn lại không thẳng. Một phát đạn bắn từ đó không chỉ làm vỡ tung kính chắn gió của chiếc xe, mà nó cũng không thể bắn trúng đầu JFK theo một kiểu phù hợp với vết thương mà ta thấy trong đoạn phim Zapruder. Do đó, giả thuyết về đường bắn này bị loại bỏ.
Một giả thuyết khác cũng bị loại bỏ là giả thuyết cho rằng phát đạn vào đầu được bắn từ một máng xối ở phía trước chiếc xe. (Theo năm tháng giả thuyết này mất đi sức thuyết phục cho đến khi một tập trong bộ phim The X-Files được chiều gần đây miêu tả lại giả thuyết này). Nhưng một lần nữa, các kết luận khoa học của nhóm lại cho rằng phát đạn trúng đầu xuất phát từ vị trí đó là không thể có được.
Thứ ba (và có lẽ gây thất vọng cho nhiều người say mê tìm hiểu vụ JFK), các thành viên trong nhóm nhất trí loại bỏ giả thuyết nổi tiếng nhất trong các giả thuyết – Giả thuyết Grassy Knoll, vốn được trình bày xuất sắc trong phim của Oliver Stone. Nhưng giả thuyết này dễ dàng bị loại bỏ vì nó không ở vị trí xác lập được những đường bắn cần thiết giải thích được không những các vết thương của Kennedy mà cả những vết thương của Connally nữa. Có thể rằng đã có tay bắn tỉa nấp sau hàng rào Knoll… nhưng những kết quả trắc nghiệm của nhóm chứng tỏ rõ ràng rằng không phát đạn nào từ vị trí đó trúng được Tổng thống.
Vậy thì phát đạn chết người ấy đến từ đâu?
Sự thực, điều mà nhóm trắc nghiệm xác định ban đầu là tất cả mọi phát đạn bắn trúng Kennedy và Connally đều xuất phát từ phía sau chiếc xe. Một số trục laser từ phía sau được thiết lập, và vị trí bắn tốt nhất được tìm thấy là cửa sổ ngoài bìa tầng thứ sáu của kho sách giáo khoa, điều đó không làm gì ngoài việc chứng thực những kết luận của Uỷ ban Warren, ngoại trừ…
Vị trí bắn tốt thứ nhì cũng được xác lập. Tầng hai của cao ốc Dal-Tex.
Trong tổng kết phân tích cuộc nghiên cứu toàn diện này, Ronald Singer kết luận, “Điều thứ nhất tôi muốn nói là tôi rất hài lòng với những gì chúng tôi đã làm được. Tôi thực sự biết được nhiều hơn tôi mong đợi…Tôi nghĩ điều tốt nhất mà chúng tôi đã làm dựa trên những đường đạn thiết lập bằng laser từ khu Grassy Knoll cũng như từ cầu vượt, tôi nghĩ chúng tôi đã cho thấy rõ ràng rằng với bằng chứng khoa học chắc chắn, thì không thể có một phát đạn trúng đầu Tổng thống Kennedy từ những nơi đó”. Và tuy hầu hết những kết quả trắc nghiệm cho thấy rằng tất cả những phát đạn trúng được vào người JFK cũng như Connally có lẽ đều xuất phát từ kho sách giáo khoa, nhưng giả thuyết cao ốc Dal-Tex cũng không thể bị loại bỏ. Groden đã nói rõ nhất về tầm quan trọng của sự đáng tin dựa trên khoa học này: “Một trong những điều có ý nghĩa nhất mà chúng ta lấy được từ cuộc trắc nghiệm này là việc tìm ra rằng có một khẳng định bổ sung cho một điểm bắn tình nghi mà nó đã bị nghi ngờ từ hơn 30 năm qua, và đó là vị trí trên tầng hai của cao ốc Dal-Tex”.
Tóm lại, điều này rõ ràng gợi ý tới bằng chứng là có ít nhất hai tay bắn tỉa.
Sau đó, các kết luận của nhóm được trình bày cho chính nhân vật đã ban đầu đề nghị trắc nghiệm bằng tia laser, chuyên gia đạn đạo của Nga, Trung tá Nikolai Martinnikov thuộc cảnh sát liên bang Nga và ý kiến của ông ta một lần nữa khẳng định những phát hiện của nhóm đạn đạo học Mỹ. “Tôi muốn các bạn chú ý tới sự kiện rằng, dựa trên nghiên cứu này, điều có thể nói chắc chắn đó là các phát đạn đều xuất phát từ phía sau”, Martinnikov kết luận. Và ông ta cũng đồng ý rằng Cao ốc Dal-Tex là một vị trí “không thể loại bỏ ra khỏi cuộc nghiên cứu”. Và bây giờ chúng ta biết rằng những vị trí bắn khả thi từ phía sau là tầng sáu của kho sách giáo khoa và tầng hai của Cao ốc Dal-Tex(277) [(Mọi thông tin và tài liệu phỏng vấn liên quan đến việc dàn dựng lại Quảng trường Dealey lấy từ phim tài liệu video The Secret KGB/JFK Assassination Files (Associated Television, 1998)].
Lại thêm một khẳng định khoa học nữa cho rằng không có chuyện một tay súng đơn lẻ đã giết John F.Kennedy, mà phải là một âm mưu toa rập nhiều người.