Vụ ám sát Ngô Đình Diệm và J.F.Kennedy

5) Kennedy có thực sự muốn chấm dứt sự dính líu quân sự của Mỹ tại Việt Nam? Đã tốn nhiều bút mực cho câu hỏi này không kém gì tung tích bí ẩn của kẻ giết người thứ ba trong Macbeth. Hãy lưu ý một trong những câu nói nổi tiếng của JFK liên quan tới vấn đề này. Người phụ tá của Kennedy, ông Kenneth O/ Donnell xác định JFK nói chuyện riêng với Thượng nghị sĩ Mike Mabsfield và nói bóng gió với thượng nghị sĩ này rằng quân đội Mỹ sẽ được rút khỏi Việt Nam.” Nhưng tôi không thể làm việc đó cho tới năm 1965 – sau khi tôi tái đắc cử -, nghe đâu JFK đã nói vậy(75) [(Hersh)]. Nhưng đây không phải là lời trích dẫn JFK trực tiếp. Không phải ngu đần, nhưng đó là chuyện có một người nói rằng một người khác kể lại với ông ta Kennedy đã phát biểu như thế, hay nói cách khác, Kennedy O’ Donnell được Thượng nghị sĩ Mansfield cho hay Kennedy đã đưa ra lời phát biểu đó. Chúng ta không có lý do gì để nghi ngờ câu chuyện này, nhưng cũng phải lưu ý rằng có thể Kennedy đang nói đùa về cuộc bầu cử sắp tới, hoặc có thể ông đang làm điệu bộ trước Mansfield, người chỉ trích gay gắt việc Mỹ dính líu vào Việt Nam.

Tuy nhiên, ngụ ý chung là hoàn toàn chính xác. Đối với Kennedy, sẽ là tự sát về chính trị nếu rút phần lớn nhân sự Mỹ khỏi Việt Nam trước kỳ bầu cử 1964, và không ai biết điều này rõ hơn Kennedy. Ông ta sẽ bị quy kết là mềm yếu trước chủ nghĩa cộng sản, và sẽ bị mất phiếu nặng nề (nên nhớ, mặc dù đến năm 1966 chiến tranh Việt Nam sẽ trở thành mối ác cảm trong lòng người Mỹ, nhưng vào năm 1963, hầu hết cử tri đều ủng hộ những cố gắng của chính phủ dành cho Việt Nam). Chắc chắn, và điều đặt biệt là sau khi được biết về cuộc khủng hoảng Phật giáo cùng thái độ ngoan cố của Diệm, có lẽ Kennedy đã chán ngấy Vịêt Nam và mong muốn nó biến mất cho xong. Ai mà không muốn? Nhưng ông cũng biết cái cách mà dân chúng Mỹ nhận thức phương pháp mà ông xử lý sự dính líu của Mỹ sẽ mở ra hoặc bóp chết những cơ may trong cuộc bầu cử sắp tới. Nói cách khác, nếu mối đe dọa cộng sản vẫn còn mạnh mẽ tại Việt Nam nên nếu Kennedy ra lệnh rút quân toàn bộ hay phần lớn trước năm 1964, thì những cơ hội tái đắc cử của ông sẽ bị tiêu hủy.

Đã nói tới như thế thì chúng ta hãy tiếp tục. Một số những lý thuyết dược ủng hộ về vụ ám sát JFK – mà phần nhiều tạo nên cơ sở thúc đẩy nhà làm phim Oliver Stone làm phim JFK – quả quyết rằng Kennedy bị giết bởi một tập đoàn quân sự và CIA (với sự trợ giúp của băng đảng Mafia cung cấp lương thực cho quân đội cấu kết với CIA) chủ yếu vì một tài liệu gọi là Giác thư hành động An ninh Quốc gia 263 (NSAM 263, có thể tìm thấy được ở trang 395 và 396 của bộ sách Foreign Relation of the United States, 1961-63, tập IV) liên tục được trích dẫn như là một bằng cớ cho thấy Mỹ sẽ dứt khoát rút 1000 quân vào tháng 12.1963, và toàn bộ quân Mỹ vào năm 1965.

Hãy nhìn vào nội dung Giác thư NSAM 263. Đó là một thông báo của người đứng đầu hội đồng an ninh quốc gia McGeogre Bundy gửi Ngoại trưởng Dean Rusk, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, và Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Maxwell Tayor. Nhiều độc giả đã đọc tài liệu này rồi, nhưng hãy chịu khó đi cùng chúng tôi vì bạn đọc có thể chưa đọc kỹ từng chi tiết. Tài liệu Tối mật lúc bấy giờ tự nó nêu rõ:

Tại cuộc họp ngày 5.10.1963 Tổng thống xem xét những đề nghị ghi trong báo cáo của Bộ trưởng McNamara và tướng Taylor về sứ mệnh của họ tại Nam Việt Nam.

Tổng thống chấp thuận những đề xuất quân sự trong phần IB (1-3) của bản báo cáo, nhưng yêu cầu không được thông báo chính thức việc thực hiện kế hoạch rút 1000 nhân viên quân sự Mỹ vào cuối năm 1963.

Sau khi thảo luận những đề nghị còn lại của bản báo cáo, Tổng thống phê chuẩn một chỉ thị cho Đại sứ Lodge được trình bày trong bức điện của Bộ ngoại giao số 534 gửi Sài Gòn.

Thế là tốt, rất tốt. Những gì Bundy viết chủ yếu là một bức thư dán kín đề cập đến vấn đề về chính sách ngoại giao đã tồn tại như bộ phận của nhiều tài liệu khác. Bây giờ hãy mở tài liệu 179 như số tham khảo chỉ dẫn, và bản báo cáo được đề cập trong cuộc họp của Tổng thống ngày 5.10.1963.

Tài liệu 179 là một giác thư trên hai mạng do Michael Forrestal, ủy viên Hội đồng An ninh Quốc gia chuẩn bị , và số tham khảo không nói tới trong bản báo cáo của cuộc họp mà chỉ nói tới bản báo cáo đánh giá của Bộ trưởng McNamara và Tướng Taylor căn cứ vào chuyến đi của họ tới Nam Việt Nam hồi tháng 9.1963, được ghi chép trong tài liệu 167, đề ngày 2.10.1963. Chúng ta biết đúng như vậy bởi vì không có phần IB (1-3) trong tài liệu 167. Không nghi ngờ gì nữa, các nhà báo tường thuật vụ ám sát muốn kết tội tập đoàn công nghệ quân sự/CIA đã phát hiện trong bản báo cáo này (167), tại đoạn 1 và 2 của phần I B, những nội dung sau:

B. Những đề nghị:

Chúng tôi đề nghị:

1. Tướng Harkins cùng với Diệm xem xét lại những thay đổi quân sự cần thiết để hoàn thành chiến dịch quân sự tại Bắc bo và Trung bộ (I, II, và quân đoàn II) vào cuối năm 1964, và tại đồng bằng Sông Cửu long (quân đoàn IV) vào cuối năm 1965. Việc xét duyệt này sẽ tính tới sự cần thiết phải có những thay đổi sau:

a. Dịch chuyển hơn nữa ảnh hưởng và sức mạnh quân sự đến Đồng bằng sông Cửu long.

b. Tăng cường nhịp độ quân sự khắp các vùng chiến thuật...

c. Đẩy mạnh các cuộc hành quân “ quét sạch và chiếm giữ”...

d. Gia tăng quân số cho các đơn vị chiến đấu để có được sức mạnh tối đa.

e. Nhanh chóng huấn luyện và trang bị vũ khí cho dân quân làng xã.

f. Củng cố chương trình ấp chiến lược...

2. Tổ chức chương trình huấn luyện người Việt Nam để đến cuối năm 1965 họ có thể đảm trách được những nhiệm vụ thiết yếu mà hiện nay nhân viên quân sự Mỹ đang giữ(76). [(FRUS)]

Một phần bản báo cáo đánh giá này đưa ra những đề xuất “xem xét” với Diệm, nghĩa là đánh giá hành động bởi tổng thống Diệm. Điều mà báo cáo này muốn nói là: “Jack, để thoát khỏi Việt Nam một cách sạch sẽ,chúng ta phải ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam để họ có thể ngăn chặn Cộng sản một cách hữu hiệu. Nếu chúng ta muốn thoát khỏi nơi đây vào cuối năm 1965, thì đây là những gì chúng ta cần làm”.
Khi McGeogre Bundy, trong NSAM 263, nói rõ Kennedy đã “chấp thuận những đề xuất về quân sự trong phần I B(1-3) của báo cáo”, ông không có ý nói rằng JFK sẽ rút toàn bộ quân Mỹ vào cuối năm 1965, ông chỉ muốn nói, để theo đuổi khả năng tăng sức mạnh cho Nam Việt Nam tới mức có thể chống lại sự chiếm đóng của Cộng sản, Tổng thống đã đồng ý “xem xét sự cần thiết phải có những thay đổi” để tác động tới viễn cảnh tối ưu này, điều đó bao gồm việc tăng viện trợ và nhân sự Mỹ tại Việt Nam. Kennedy chấp thuận những đề nghị cố gắng rút ngắn cuộc chiến tranh. Ông ta không chấp thuận một sự rút quân toàn bộ dù có suy diễn kiểu nào đi nữa. Nội dung cuộc họp không có ý đó, và ai cũng thấy được như vậy. Đó là sự chấp thuận những đề xuất được đưa ra để suy đoán. Trở lại với Tài liệu 179, chúng ta thấy điều này:

Tổng thống cũng nói rằng quyết định của Mỹ rút 1000 cố vấn vào tháng Mười hai năm nay không được công bố chính thức với Diệm. Thay vào đó, động thái này phải được thực hiện thường xuyên như một phần trong chủ trương chung của chúng ta là rút đi những người khi họ không còn cần thiết nữa(76a) [(FRUS, Vol.4)].
 
JFK công nhận quyết định rút 1000 cố vấn Mỹ vào cuối năm 1965, và ông nói việc này không được công bố “chính thức” với Diệm. Nhưng còn “không chính thức” thì sao? Liên quan đến toàn bộ vấn đề này, Ngoại trưởng Dean Rusk gửi cho Lodge bức điện “chỉ người nhận đọc” vào ngày 5.10.1963, lúc 5 giờ 38 phút chiều (bức điện số 180) nói rằng:

“Sau khi phê chuẩn bức điện tiếp theo sau gồm những chỉ thị chi tiết, Tổng thống yêu cầu tôi gửi đến ông ta thông điệp riêng của ngài.
Tổng thống cho rằng điều tối quan trọng là chúng ta không nên công khai giai đoạn tiếp theo này cho báo chí. Những quyết định và những chỉ thị trong bức điện tiếp theo sau [đây là bức điện 180; bức điện tiếp theo sau là 181, được gửi sau một phút, tức 5 giờ 39 phút chiều] đang được giữ tuyệt mật tại Nhà trắng và chúng ta đang tìm mọi cách có thể không cho dư luận bên ngoài biết...(77). [(FRUS, Vol. 4)]
Ở đây Rusk đang nói cho Lodge biết rằng Kennedy không muốn dân chúng Mỹ nghe được quyết định “phê chuẩn” rút 1000 quân Mỹ. Tại sao? Bởi vì Diệm biết chuyệnnày trên báo chí Mỹ, vì nếu Diệm biết, nước Mỹ cũng sẽ biết. Thay vì như thế, JFK để cho chuyện đó đến tai Diệm “một cách không chính thức”, nghĩa là tin tức tình báo rò rỉ. Tất cả nội dung NSAM 263 này chỉ là d0ộng tác phù phép – giả vờ như là “chính thức” – làm cho Diệm khiếp hãi khi nghĩ rằng Mỹ sắp rút hết viện trợ. Nếu Diệm nghĩ chuyện này có thật, thì ông ta sẽ có những tiến bộ đáng kể rồi bắt đầu làm những gì Mỹ yêu cầu ông ta làm nếu ông ta muốn chiến thắng.

Nhưng chúng tôi dựa vào cái gì để quả quyết như vậy?

Số tham khảo hoàn toàn dẫn về một nguồn, là Giác thư NSAM 263. Số tham khảo này chỉ raTài liệu Số 181, đó chínhlà bức điện mà Rusk đã báo trước cho Lodge. (Xem chú thích 77 ở cuối sách ) Bây giờ chúng ta chuyển qua Bức điện 181, được gửi sau một phút, để xem nó nói gì về tất cả những động thái trên đây.

Đoạn văn thứ 2 nói rõ với Lodge:

“2. Những hành động được thiết kế nhằm cho Chính quyền Diệm biết chúng ta không hài lòng về các chính sách chính trị của họ và khiến chính quyền này và các phe phái người Việt chủ chốt đều không chắc chắn được về những dự định tương lai của nước Mỹ...[78]” [(FRUS, Vol.4)].

Ô! Đợi một chút, Oliver Stone! Các nhà nghiên cứu của ông không cho ông biết điều này sao? Tài liệu Bộ ngoại giao Mỹ chính thức này nêu rõ rằng phần nền tảng của NSAM 263 không là gì khác hơn ngoài sự tuyên truyền với dụng ý uy hiếp buộc Diệm phải cải thiện phương pháp điều hành chính quyền. Một thủ đoạn thường thấy của một chính phủ lớn đối với một chính phủ nhỏ nhằm giữ được sự tán thành của công chúng trước một nỗ lực chính trị.

Tất cả đều sờ sờ trong văn bản lưu trữ chính thức.

Và bây giờ chúng ta hãy xem xét các cơ sở động cơ được ưa chuộng hạng nhì của những lý thuyết muốn nói rằng Kennedy bị ám sát vì ông ta sắp rút quân khỏi Vịêt Nam, (cơ sở được ưa chuộng nhất thì cho rằng “Tập đoàn công nghiệp quân sự” muốn chiến tranh Việt Nam tiếp tục vì bọn họ có thể làm giàu nhờ một nền kinh tế dựa vào chiến tranh).

Rất tiếc phải nói đó chính là một tài liệu Bộ ngoại giao khác, Giác thư Hành động An ninh Quốc gia 273 (NSAM 273), mà nhiều người đã quá rõ. Có một lý thuyết tóm tắt lan truyền từ lâu rằng Giác thư NSAM 273, với việc chấp thuận tăng nhanh sự hiện diện của quân Mỹ ở Nam Việt Nam, là sự đảo ngược hoàn toàn Giác thư NSAM263 vốn tuyên bố Mỹ rút quân khỏi Nam Việt Nam. Quái, chúng tôi đã cho thấy NSAM 263 không chứa một sự việc như vậy, mà nó đã bị hiểu sai hoàn toàn, đến mức báo động, bởi những tác giả chuyên viết về JFK nào đó. Cho nên bây giờ chúng ta hãy nghiên cứu Giác thư NSAM 273 tai tiếng này, và những chi tiết của nó:

Tổng thống [bây giờ là Lydon Baines Johnson – LBJ] đã xét lại những bàn luận về Nam Việt Nam diễn ra ở Honolulu [tại một cuộc họp của các cố vấn cao cấp của Kennedy hai ngày trước khi JFK bị ám sát; xem lại chú thích 79 ở cuối sách] và đã bàn thêm về vấn đề này với đại sứ Lodge. Ông ta yêu cầu tất cả những ai có liên quan phải theo sát sự chỉ đạo sau:

1. Mỹ vẫn tiếp tục theo đuổi mục tiêu chủ yếu ở Nam Việt Nam là giúp đỡ dân chúng và chính phủ của quốc gia này chiến thắng trong cuộc đấu tranh chống lại mưu đồ nguy hiểm của Cộng sản được bên ngoài trực tiếp hỗ trợ. Thử nghiệm cho mọi quyết định và hành động tại đây của Mỹ sẽ phải là mức hiệu quả đóng góp của chúng cho mục tiêu đó.

2. Các mục tiêu của Mỹ liên quan đến cuộc rút quân nhưng Mỹ vẫn không khác gì với tuyên bố của Nhà Trắng ngày 2.10.1963. [Những đề xuất của McManara/ Taylor về việc tăng cường viện trợ cho các vùng Bắc, Trung, và đồng bằng Sông Cửu Long cho đến một lúc nào đó quân đội Nam Việt Nam tự chiến đấu được].

3. Mối quan tâm chính của chính phủ Mỹ là chính quyền tạm thời hiện tại của Nam Việt Nam cần được giúp đỡ để tự củng cố, giữ gìn và phát huy nguồn viện trợ đã được tăng lên. Tất cả viên chức Mỹ phải nhắm tới mục tiêu này để hành xử(80). [(FRUS, Vol.4)]

Còn nữa, nhưng toàn bộ vấn đề là ở chỗ Tổng thống Mỹ giờ đây đã chính thức cam kết nước Mỹ kiên trì viện trợ quân sự cho chính quyền mới ở Nam Việt Nam (Diệm đã chết, Minh Lớn hiện là nhà lãnh đạo thực sự của quốc gia này). Điều làm cho những người tin rằng CIA/ tập đoàn công nghiệp quân sự là thủ phạm ám sát JFK thèm nhỏ rãi là Giác thư này được Tổng thống mới, Lyndon Johnson, đặt bút ký bốn ngày sau cái chết của JFK, và lý thuyết của họ luôn luôn chỉ ngón tay kết tội thẳng vào mặt vào LBJ do đã làm điều gì đó dính tới vụ ám sát bởi vì bản dự thảo của NSAM 273 thực tế chỉ đưôc viết hai ngày trước khi JFK bị giết.

Chúng ta sẽ đưa ra vài ví dụ cụ thể về sự diễn dịch sai này và/ hoặc sự sắp xếp các sự kiện một cách gượng gạo. Trong Kill Zone (“Vùng giết chóc”) của Craig Roberts (một cuốn sách thú vị về nhiều phương diện) tác giả nói rằng NSAM 273” được McGeogre Bundy viết để ủng hộ chính sách của LBJ cam kết viện trợ người và tiền của cho Nam Việt Nam”(81). [(Roberts, Craig, Kill Zone (Consolidated Press International, 1994))].

Tác giả Robert đã lầm. NSAM 273 được viết KHÔNG PHẢI để ủng hộ chính sách cam kết viện trợ cho NamViệt Nam của LBJ. Bản phác thảo văn kiện này được viết hai ngày trước khi Kennedy bị ám sát; do vậy nó KHÔNG được viết cho LBJ, nó được viết cho JFK. Đưa ra một giả thuyết khác đi nghĩa là buộc tội TẤT CẢ THÀNH VIÊN tham dự Hội nghị Honolulu đã trực tiếp dính líu vào vụ ám sát Kennedy và đã biết trước chuyện đó, những người như Ngoại trưởng Dean Rusk, Bộ trưởng quốc phòng Robert McManara, Đại sứ Henry Cabot Lodge, Tướng Paul Harkins và Tướng Maxwell Taylor. Điều chúng tôi muốn chỉ ra ở đây là Hội nghị Honolulu là cuộc gặp gỡ giữa các bộ óc quân sự và ngoại giao để quyết định cần phải thay đổi những gì trong chính sách của Mỹ liên quan tới NamViệt Nam vì giờ đây những kẻ gây rắc rối cho họ – Diệm và Nhu – đã chết. Nói chính xác hơn, hội nghị Honolulu – cơ sở của NSAM 273 được triệu tập để đưa ra những đề xuất cho TỔNG THỐNG KENNEDY, người vẫn còn sống vào thời điểm đó. Johnson ký Giác thư vì tình trạng khiếm diệm, bởi vì ông chỉ trở thành tổng thống hai ngày SAU KHI nó được viết ra! Nó được các cố vấn cao cấp của Kennedy viết cho KENNEDY, không phải cho JOHNSON. Thậm chí Robert Groden, người đã dành cả đời mình tìm hiểu vụ ám sát Kennedy và những cuốn sách của ông nằm trong vài cuốn hay nhất từ trước tới nay viết về đề tài này, đã quả quyết trong một cuốn sách của ông, The Killing of a President (“Vụ sát hại một tổng thống”), rằngNSAM 273 là “hệ quả chính trị trực tiếp đầu tiên của vụ ám sát Kennedy” (82). [(Groden, The Killing of a President)]
 
Như hồ sơ lưu trữ chính thức về chính sách ngoại giao của Mỹ có nói, NSAM 273 KHÔNG PHẢI là hệ quả của việc ám sát Kennedy. Rành rành, dứt khoát, và không thể bác bỏ được, Giác thư đó được viết CHO Kennedy TRƯỚC KHI ông bị giết. Đây không phải là tin tức cũ xì; dù nó được viết cách đây gần bốn thập niên. Gần đây nhất, trong The Color of Trust (“Màu sắc của sự thật”), một cuốn sách được gới phê bình đánh giá cao (do nhà xuất bản Simon và Schuster phát hành cuối năm1998), tác giả xuất sắc đồng thời là biên tập viên cho tờ The Nation Kai Bird nhắc đến Giác thư này như sau: “Thực vậy, với việc Diệm ra đi, thái độ của Washington là giờ đây việc giành thắng lợi trong cuộc chiến sẽ được xúc tiến mạnh”(83) [(Bird, Kai, The Color of Truth (Simon và Schuster, 1998))] . Cuốn sách của Bird không chỉ được hỗ trợ bởi những khả năng nghiên cứu đáng ngạc nhiên của ông mà còn bởi vì tài liệu của nó; nó là tiểu sử của hai cố vấn hàng đầu của JFK, McGeogre và William Bundy, và được bảo đảm bởi gần một trăm cuộc phỏng vấn với gia đình Bundy và người quen của họ. (Sự thực, đây là cuốn sách toàn diện nhất từ trước đến giờ viết về nhóm thân cận trong Nhà trắng của Kennedy và sau này là Nhà Trắng của Johnson. Những độc giả quan tâm đến vấn đề sẽ thiệt thòi nếu không đọc cuốn này.)

Bây giờ, về Giác thư NSAM 263 và NSAM 273, chúng ta hãy xem một cuốn sách khác, JFK: The CIA, Vietnam, and the Plot to Assassinate John F. Kennedy (“JFK: CIA, Việt Nam, và âm mưu ám sát John F.Kennedy”) của L.Fletcher Prouty (nó bênh vực cho lý thuyết chính trong phim của Oliver Stone). Ở trang 267, Prouty bắt đầu đưa ra lý giải riêng của ông về hai tài liệu liên quan tới chính sách này và ý nghĩa của nó. Ông lý giải, như chúng ta đã biết, rằng nếu không tham khảo đầy đủ Báo cáo McManara/ Taylor, thì Giác thư NSAM 263 không có giá trị suy diễn; cụ thể hơn, ở trang 268, Prouty viết: “Không có chính cái báo cáo đó trong hồ sơ thì bức thư dán kín này hoàn toàn vô giá trị.”

Chúng tôi đồng ý.

Tiếp theo, Prouty đã rất đúng đắn khi tiếp tục trích dẫn những điều khoản của NSAM 263 trong phần I B (1-3) của báo cáo, như chúng ta đã biết.

Tuy nhiên, thật kinh ngạc, tác giả đã dừng lại đúng chỗ mà nhiều nhà lý thuyết về vụ ám sát đã dừng lại. Ông không đề cập đến những điều khoản còn lại rất quan trọng trong Giác thư. Hơn thế nữa, ông không đề cập đến bức điện 181 gửi Lodge giải thích nhiệm vụ thực tế và bản chất của hành động an ninh quốc gia này.

Thật đáng kinh ngạc là Prouty đã không đề cập đến những điều này, nhất là khi Prouty nhận là đã tham gia soạn thảo toàn bộ Giác thư đó. Ông nói, “Dựa vào chính sách của Nhà Trắng, nhiều nội dung của Giác thư thật sự được thủ trưởng của tôi tại Ngũ Giác Đài, Tướng Krulak, nhiều nhân viên khác của ông ta, và bản thân tôi chấp bút”(84). [(Prouty, L. Fletcher, JFK:The CIA, Vietnam and the Plot to Assassinate John F. Kennedy (Citadel Press, 1996))]

Nhìn chung, Prouty đã chịu khó thuyết phục người đọc rằng bất kỳ sự diễn giải nào khác đối với vấn đề Giác thư NSAM 263 chỉ là câu chuyện “câu khách” của các sử gia và các nhà nghiên cứu ám sát lười biếng mà lý thuyết của họ thì đơn thuần không nhất trí với lý thuyết của ông. Thậm chí Prouty còn viết: “Tôi đã cẩn thận trích dẫn những sự kiện này nhằm làm rõ chính sách mới của tổng thống [chúng ta phải lưu ý rằng chính sách mới của tổng thống ra ngày 11.10.1963 rõ ràng vẫn chưa được quyết định ở thời điểm đó] và so sánh nó với những gì được thực hành từ những ngày đó bởi những kẻ mong muốn che giấu hoặc làm rối tung các sự kiện...”(85). [(Prouty)]

Dựa vào những đoạn trích trên đây và những yếu tố căn bản khác trong NSAM 263 mà Prouty đã không đề cập tới, các nhà phê bình khắt khe có thể dễ dàng kết tội chính Prouty đã che dấu và làm rối tung các sự kiện.

Tất nhiên chúng ta hoàn toàn tin chắc rằng ngài Pruoty đã bỏ qua chúng một cách sai lầm.

Nhưng dù có vậy chăng nữa, cuốn sách của Prouty cũng đưa ra lời tuyên bố độc nhất không ai có đến hàng ngàn độc giả - trong khi phim JFK của Oliver Stone có hành triệu người xem - “Chính sách nêu trong Giác thư NSAM 263 của Kennedy sẽ đảm bảo rằng hàng trăm ngàn ngưới Mỹ sẽ không bị gửi tới chiến trường Nam Việt Nam”(86) [(Prouty)], trong khi trên thực tế chính sách trong Giác thư NSAM 263 của Kennedy hoàn toàn không đảm bảo một điều như vậy.

Vẫn chưa hết, Prouty còn nói một điều không ai biết tương tự: “Nếu John F. Kennedy còn sống, người Mỹ sẽ không phải ra trận và chết tại Việt Nam...(87) [(Prouty)]. Lời tuyên bố này hoàn toàn thiếu chính xác, dù ta có tưởng tượng đến mức nào . Foreign Relation of the United States, 1961-1963, tập IV là một bằng chứng.

Prouty còn đi xa hơn khi cho rằng NSAM 273 là “Giác thư NSAM của Johnson”(88) [(Prouty)]. Chuyện này vẫn thường xảy ra. Đây không phải là Giác thư NSAM 273 của Johnson, nó là của JFK. Để thu dọn vấn đề, chúng ta sẽ trích dẫn từ cuốn sách có tính khai phá do nhà xuất bản Simon và Schuter phát hành nănm 1999, Vietnam: The Necessary War (“Việt Nam: Cuộc chiến tranh cần thiết”) của nhà sử học chính trị lừng danh Michael Lind. Đây là những gì ông ta phải nói về “kế hoạch bí mật” rút khỏi Việt Nam của Kennedy: “Luận điểm của Oliver Stone được thể hiện trong phim JFK thậm chí còn ngớ ngẩn hơn, rằng các thế lực bí mật trong chính quyền Mỹ sắp đặt việc ám sát Kennedy để thay thế bằng Lyndon Johnson, người sẽ thực hiện kế hoạch leo thang chiến tranh tại Việt Nam. Nếu Kennedy còn sống và từ bỏ Nam Việt Nam thì thành tích của ông ta trong chính sách ngoại giao sẽ là thành tích thất bại tuyệt đối ở Cuba, Berlin, và Đông Nam Á”(89) [(Lind, Michael, Vietnam:The Necessary War (Simon và Schuster, 1999))]Ngoài ra có một chuyên gia khác đồng ý, và đósẽ là Dick Shultz, tác giả của The Secret War Against Honoi (“Cuộc chiến tranh bí mật chống Hà Nội”) và là giám đốc các chương trình nghiên cứu quốc tế của Đại học Tufts. Shutlz cho rằng ý định muốn rút quân khỏi Việt Nam của Kennedy là một “huyền thoại”, và trong bài báo đặc sắc in trên Boston Globe tháng 1.2000, ông mạnh mẽ lý giải trên cơ sở một loạt sự kiện, rằng năm 1963 Kennedy tìm cách bí mật leo thang chiến tranh hết mức, chứ không rút lui”(90). [(Schultz, Dick, “How Kennedy Launched His Secret War in Vietnam,” The Boston Globe, 31.1.2000)]
 
Chúng tôi đã nói tất cả những gì cần nói về vấn đề này. Hồ sơ lưu trữ chính thức thông qua Vụ Án Loát Chính Phủ luôn sẵn có cho bất cứ ai quan tâm tìm đọc, và để tóm tắt, toàn bộ cuộc tranh luận về Giác thư NSAM 263 và NSAM 273 đã được tổng kết cực kỳ rõ ràng trong The Assassination of John F. Kennedy (“Vụ ám sát John F. Kennedy”) của James P. Duffy và Vincent L. Ricci: “Những người đề xướng lý thuyết Kennedy bị giết vì được cho là có những kế hoạch rút khỏi Việt Nam đã phớt lờ bằng chứng rất đanh thép rằng nếu Kennedy còn sống, chiến tranh có thể tiếp tục như dưới thời Lyndon B. Johnson. John Kennedy không phải là “kẻ phản chiến” như nhiều người toan tính gán cho ông. Những người khuyên Johnson mở rộng chiến tranh chính là những cố vấn thân cận nhất của Kennedy...”(91) [(Duffy)]

Nếu như Kennedy muốn rút tất cả lực lượng Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam, thì tại sao ông lại có câu nói này trong một diễn văn được nhiều người ủng hộ: “Không có Mỹ, Việt Nam sẽ sụp đổ trong một đêm”(92). [(Bishop, Jim, The Day Kennedy Was Shot (Harper Perennial, 1992))].

6) Nói gì được đây về Eward Lansdale, một mật viên tiền phương cùa CIA, người được giao nhiệm vụ giúp Diệm đánh bại các đối thủ sừng sỏ của ông giữa thập niên 50? Ông ta có dự phần trong sự dính líu của Mỹ vào cuộc đảo chính Diệm không? Không đáng kể lắm, nhưng rõ ràng Lansdale không xa lạ gì với chuyện giết chóc; ông đã có quá trình giấu mình trong các điệp vụ bí mật xoay quanh việc giết hại những phần tử cộng sản nổi loạn.(Neil Sheehan đánh giá Lansdale là “một gián điệp mật huyền thoại”)(93) [(Sheehan)]. Trước khi nhận nhiệm vụ tại Việt Nam, ông ta đã giúp nghiền nát các lực lượng nổi loạn ở Philippines, và khi tới Sài Gòn ông ta có vai trò đáng kể trong việc giữ gìn ngôi tổng thống của Diệm. Trước tiên, trong khuôn khổ nỗ lực của CIA, ông đã thuyết phục được Bảo Đại nhường chức thủ tướng cho Diệm, và rồi loại bỏ Bảo Đại bằng cách dựng lên một cuộc bầu cử có lợi cho Diệm. Chính nhờ sự cố vấn về chiến lược của Lansdale mà Diệm đã đánh bại 40.000 binh lính của phái Bình Xuyên vào năm 1955. Mỹ đã chọn ủng hộ Diệm như là nhà lãnh đạo thực sự của Nam Việt Nam, và chính Lansdale là người thực hiện việc ủng hộ đó. Nhưng Lansdale có phải là kẻ sát nhân không? Ông ta có phải là một nhân vật huyền thoại làm việv hết mình cho CIA? Những câu hỏi còn tồn nghi, nhưng cần lưu ý rằng Lansdale không dính tới những cuộc tàn sát thẳng tay những người Việt Minh “ở lại” vào giữa thập niên 50. Chắc hẳn Lansdale biết rằng hầu hết những người này không phải là cộng sản thứ thiệt nhưng bởi vì một ít trong số đó có thể là cộng sản, nên ông sẵn sàng tán thành việc giết hại, tống giam và khủng bố họ, và ông gọi một cách bừa bãi đó là tiến trình “thanh lọc”(94) [(Sheehan)]. Lansdale có phải là kẻ bất lương? Không(thực vậy, qua hầu hết những tường thuật, ông được mô tả như một anh chàng tử tế), nhưng ông ta làm nhiệm vụ hết mình, mà nhiệm vụ của ông ta thực chất chỉ xoay quanh việc giết hại những người Cộng sản. Lansdale là một anh hùng và một nhà yêu nước, hoàn thành mọi nhiệm vụ được chính phủ giao như bất kì người lính đánh tin cậy nào khác: không có gì bàn cãi. Nhưng đó là vào giữa thập niên 50, trong khi mọi chuyện đã biến đổi đột ngột vào năm 1963. Vậy thì rất thú vị khi dẫn ra đây một tiết lộ trong cuốn sách best – seller của Seymour Hersh. Mùa thu năm 1963, Lansadle được gọi đến gặp riêng tổng thống Kennedy; và rồi khi biết những quan hệ gần gũi trước đây của Lansdale với Diệm, Kennedy hỏi Lansdale có muốn trở lại Sài Gòn để tìm cách thuyết phục Diệm loại trừ Nhu ra khỏi chính phủ Nam Việt Nam không. Lansdale sốt sắn nhận lời, vì ông luôn là bạn thân của Diệm nhưng không bao giờ tán thành Nhu, người được coi là gây nhiều rắc rối nhất cho Chính phủ Kennedy. Lansdale, đang cân nhắc chuyện về hưu lúc đó – chủ yếu vì buồn chán – phấn chấn trước lời đề nghị của JFK... cho đến khi ông ta nghe được những chuyện sau đó.

Như một người đứng ngoài, Kennedy hỏi liệu khả năng loại Nhu ra khỏi sự liên kết chính trị với Diệm có thực hiện không, hay nếu ông (JFK) thay đổi ý kiến và quyết định phải xoá bỏ Diệm, thì Lansdale có còn muốn nhận nhiệm vụ không? Lansdale, với tất cả thành thật, và mặc dù muốn nhận công việc, đã phải từ chối lời đề nghị của tổng thống trong những điều kiện chi tiết đó. Lansdale lý giải ý nghĩa tối hậu của những điều JFK trình bày là: “Ông có chịu giết Diệm không nếu tôi quyết định điều đó là cần thiết?” Lansdale, một gián điệp lão làng thuộc trường phái cổ điển, thấy quá rõ đó là những gì JFK muốn nói(95) [(Hersh, từ cuộc trao đổi giữa Lansdale và Daniel Ellsberg, theo Hersh trích dẫn)].

(Một chú thích cuối cùng: Mặc dù đã trích dẫn một số điểm chúng tôi không đồng ý, chúng tôi không hề coi thường những cuốn sách khác viết về vụ ám sát Kennedy. Thật vậy, nhiều cuốn sách có tư liệu dẫn ra cụ thể trong chương này – The Killing of a President của Groden, The Dark Size of Camelot của Hersh, Vietnam: A History của Karnow; Paulsible Denial của Lane, JFK: CIA, Vietnam, and the Plot to Assasstnate John F. Kennedy của Prouty, Kill Zone của Roberts, A Bright Shining Lie của Sheehan – nhưng chúng tôi không đánh giá cao tất cả được. Tất cả được viết bởi những cây bút tài giỏi trong lĩnh vực chuyên môn và có uy tín đáng kín, và hầu hết đều là những tác giả best – seller của New York Times. Chẳnh hạn Olivrer Stone, ông đúng là nhà làm phim xuất sắc nhất của thời đại chúng ta; chúng tôi không coi thường ông hoặc các bộ phim của ông; chỉ đơn thuần là chúng tôi không đồng ý với một vài luận điểm của ông . Cuối cùng, bộ phim JFK của ông có lẽ là phương tiện tốt nhất cho đến bây giờ – phim hoặc sách – truyền đến só đông công chúng những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến Báo cáo Warren và những lời nói dối mà nó đã tiêm nhiễm vào ý thức người Mỹ.
 
NHỮNG ÂM MƯU


“Tổng thống John F. Kennedy có lẽ đã bị giết hại do một âm mưu”(96) [(Summary of Findings and Recommendations, “Findings of the Select Committee on Assassination in the Assassination of President John F. Kennedy in Dallas, Tex., November 22, 1963”)]
- TIỂU BAN HẠ VIỆN VỀ NHỮNG ÁM SÁT, 1979


Thế giới quên đi vụ ám sát ông Diệm rất nhanh, vì chỉ hai mươi ngày sau, chính John Kenney cũng bị ám sát, hệ quả của vụ này sẽ trở thành một trong những kỳ án rối rắm nhất thế giới.

Nhưng kể từ cái ngày tồi tệ đó của tháng 11 năm 1963, một lực lượng thực sự gồm những người nghiên cứu về cái chết của Kennedy đã ra đời – thường xuất phát từ óc tò mò của riêng mình hoặc vì phẫn nộ – họ cố gắng tìm ra điều tương đương với vụ bí hiểm nhất trong các kỳ án sát nhân. Lực lượng này, trong hơn ba thập niên qua, đã khảo sát mọi khía cạnh có thể có trong vụ ám sát JFK cho đến từng mẫu chứng cớ cuối cùng và nhỏ nhặt nhất và cả những chứng cớ giả nữa, từng nhân chứng, từng tin đồn, từng bức ảnh thật cũng như ngụy tạo, và những hồ sơ dính đến Oswald và từng lốt cải trang của Oswald. Nói rằng “chẳng còn viên gạch nào mà không bị lật lên” có lẽ cũng là một cách nói bóng bẩy quá yếu ớt, và nếu vụ ám sát JFK là một đụn cỏ khô, thì có lẽ cũng chính xác khi mô tả rằng mọi cọng cỏ cọng rơm trong đụn đều đã bị xem xét, khảo sát và nghiên cứu. Kết quả, phần lớn, đã là một điều đáng kể: những người tìm kiếm sự thực được tự do tìm kiếm và trình bày ý kiến dựa trên những phát hiện của mình với công chúng đang náo nức muốn biết. Thực vậy, nếu có một cuộc thăm dò dư luận toàn quốc, và những người nhận phiếu thăm dò được yêu cầu tiết lộ điều mà họ xem là thắc mắc lớn nhất trong đời mình, thì chúng ta cũng dám đoan chắc rằng đa số dân chúng sẽ trả lời: thắc mắc đó là “Ai giết Tổng thống Kennedy?”

Đó là điều mọi người muốn biết, và chính vì thắc mắc đó, vô số cuốn sách đã được viết ra bởi vô số tác giả vốn quyết tâm suy nghĩ tìm ra câu trả lời. Và người Mỹ chúng ta có thể cảm ơn thượng đế hoặc định mệnh nào đó về chuyện chúng ta đang sống trong một đất nước có đủ tự do để báo chí có thể tiến hành những điều tra phỏng vấn thấu đáo. (Nhưng nghĩ lại, có lẽ đất nước này không hẳn tự do như chúng ta nghĩ, vì hàng trăm người dính dáng đến vụ ám sát JFK – gồm các nhân chứng, nhà báo, tác gia, thanh tra hình sự, nghi can,… - đã chết một cách đáng ngờ). Nhưng dù có thể là thế, thì cuộc tìm kiếm bất tận nhằm tìm ra thủ phạm giết JFK và động cơ ám sát, đã tạo ra những sự nghiệp, và kết thúc một số sự nghiệp khác; nó đã làm thiệt mạng một số người, tạo ra những cuộc tranh luận dữ dội, và thúc đẩy công chúng suy nghĩ kỹ về việc tin cậy chính quyền của họ. Sau cùng, cuộc truy tìm sự thực này đã cho ra đời hơn sáu trăm cuốn sách, hàng ngàn bài báo và hàng triệu triệu chữ trong một nỗ lực đem lại một lời giải thích cho cái biến cố bi thảm ở Dallas trong một ngày nắng ấm khác thường cuối tháng 11.1963 đó.

Kết quả vô số giả thuyết đã hình thành, một số thuyết rất ly kỳ, một số khác thì không đến mức đó. Lời kết tội giết hại JFK đã nhắm vào cả chục nhân vật, từ Lee Harvey Oswald cho đến E.Howard Hunt. Lyndon Johnson đã ralệnh giết Kennedy, Jimmy Hoffa đã ra lệnh giết Kennedy, Carlos Marcello và/hoặc Santos Trafficante đã ra lệnh giết Kennedy, và cũng đừng bỏ sót Fidel Castro, Nikita Khruschev, hội John Birch, và tập đoàn dầu khí Texas. Về nhân vật duy nhất không bị kết tội đã ra lệnh giết Kenndy là Đại tá Sanders… và, nghĩ thử coi, ông ta đang ở đâu vào ngày 22.11.1963 đó?

Ngoài ra còn hàng chục giả thuyết khác nữa, từ giả thuyết rất gây chấn động (CIA giết Kenndy) cho đến thứ thậm chí vô lý (JFK bị Không quân Mỹ giết vì ông định công bố thông tin của chính phủ về các hình thái sinh vật ngoài trái đất). Tóm lại, hầu hết những lý thuyết được trình bày đều xuất phát từ những lý giải cho các bằng chứng, sự kiện, các tường thuật cá nhân, và đã đóng góp rất nhiều và rất thành thực vào cuộc hành trình đi tìm sự thực này.

Tuy nhiên, một tuần sau cái chết của JFK( như hầu hết độc giả đã biết) cuộc điều tra đầu tiên của chính phủ đã được tiến hành để tìm ra kẻ đã giết Kennedy. Nó được khởi sự bởi chính tổng thống kế nhiệm, Lyndon B. Johnson với Chỉ thị Hành pháp 11130, nhưng sau này được biết đến qua tên gọi Ủy ban Warren (97) [(Duffy, James P.., và Ricci, Vincent L.,Assassination of John F. Kennedy (Thunder’s Mouth Press, 1992 ))]. Và như hầu hết độc giả biết, Ủy ban Warren hoá ra là một thứ vờ vĩnh, một con dấu chính thức của chính phủ đóng trên một lời dối trá khổng lồ. Sau cùng, báo cáo chính thức dầy 26 tập của Ủy ban được coi như đã tức thời đưa lại cho dân Mỹ một câu trả lời về thủ phạm giết JFK (họ nói đó là Oswald, môt tay súng đơn độc và không xuất phát từ một âm mưu nào cả) và lý do tại sao ( vì thủ phạm là một tên điên ủng hộ Cuba) và còn nhứng tỏ cho dân chúng thấy rằng chính phủ Mỹ đã lắng nghe yêu cầu của dân chúng và, do đó, đã đáp ứng.

Thực ra, Ủy ban Warren và báo cáo của nó đã chẳng trả lời câu hỏi nào mà dân chúng Mỹ đã trông đợi. Thay vào đó, họ cố tình bỏ qua các bằng chứng khác với ý kiến của họ, từ chối triệu tập những nhân chứng quan trọng, và không thừa nhận sự biện hộ, lời chứng, tài liệu chứng cứ gửi đến bất cứ điều gì ngoài những điều mà Ủy ban muốn trình ra trước công chúng . Ủy ban Warren còn hơn cả một lời dối trá; nó không phải là một ủy ban tìm kiếm sự kiện, mà là một ủy ban thủ tiêu sự kiện với mục đích duy nhất là cố tình dẫn dắt dân chúng tin vào kịch bản thuận tiện nhất, và cũng là khó tin nhất . Lý do tại sao Ủy ban Warren làm như thế vẫn còn là đề tài khai thác cho những người nghiên cứu về vụ Kennedy, ở hiện tại và cả trong tương lai nữa. Tuy vậy điều tóm lại sau cùng là: có một đường dây nào đó của chính phủ đã quyết định rằng nhất thiết không được để cho người Mỹ biết được sự thực về chuyện tại sao vị tổng thống nổi tiếng nhất trong lịch sử Mỹ lại bị bắn chết trong một chuyến đi vận động tranh cử bình thường.
 
Tuy rằng một số những dự án điều tra có hình thành và mau chóng tắt ngúm, Tiểu ban Hạ viện về những vụ ám sát cũng đã được triệu tập vào năm 1976. Ở mặt ngoài Tiểu ban này được thành lập để tìm sự thật đằng sau cái chết của JFK, một đối cực với cái mà người ta đã gán cho Ủy ban Warren. Ủy ban Warren được thành lập để che giấu sự thật, trong khi tiểu ban Hạ viện này được giao trách nhiệm sửa sai tất cả những chuyệb đó, và sau cùng tiến hành một cuộc điều tra trung thực và đáng tin cậy. Tiếc thay, kết quả sau cùng lại đáng ngờ. Tiểu ban khởisự với sự rùm beng đầy tranh cãi đi tới rối loạn, tranh cãi, phản đối, và trò lợi dụng thời cơ mờ ám. Những cãi cọ cứ kéo dài quanh những vấn đề như kinh phí, nhiệm kỳ thành viên và cái nỗ lực bị kết tội là sự cai thiệp bí mật của CIA. Báo chí không hưởng ứng lắm, và trong tình trạng rối loạn nội bộ đó, Tiểu ban đã trải qua ba đời chủ tịch và ba đời giám đốc và nhiều tháng trời bị lãng phí vô lối. Ba nămsau khi thành lập, tiểu ban đưa ra một báo cáo, và trong đó có một mặt tốt rõ rệt. Tiểu ban dám công bố những điều mà ủy ban Warren không dám. Nó công khai khẳng định ý kiến rằng vụ ám sát hầu như chắc chắn xuất phát từ một “âm mưu”, một điều mà các nhà nghiên cứu đã kêu gào ngay từ đầu. Báo cáo của Tiểu ban nói rõ rằng có bốn phát đạn được bắn vào Kennedy chứ không phải ba như uỷ ban Warren khẳng định, và nó ngụ ý tội phạm có tổ chức có thể là một phần trong âm mưu này( điều này uỷ ban Warren đã khéo léo né tránh), và ít nhất có một thành viên Tiểu ban đã thông báo ý kiến của ông ta rằng tối thiểu cũng có ba tay bắn tỉa đã nã đạn vào Kennedy(98) [(Duffy)].

Nhưng báo cáo này cũng có một mặt tệ rõ rệt. Nó không chịu thừa nhận cuộc xác minh các bằng chứng ảnh chụp ngụy tạo liên quan đến việc khám nghiệm tử thi JFK đã từng bị Robert Gordon phát hiện (một yếu tố quan trọng trong việc chứng minh hướng bắn của các ph1át đạn gây tử vong), và nó cũng không chịu xem xét tới đề nghị cho khai quật tử thi JFK để khám nghiệm lại(99) [(Groden, Robert J., The Killing of a President (Viking Penguin, 1993))], một công việc mà nó chắc chắn sẽ chứng minh được vết đạn ở đầu JFK có phải được bắn từ sau tới hay không (tức là từ hướng Kho sách giáo khoa Texas) hoặc nó được bắn từ phía trước JFK (như từ Grassy Knoll chẳng hạn).

Mục đích của cuốn sách này không phải là tranh luận xem “phát đạn trúng đầu” ấy được bắn ra từ đâu. Có những bằng chứng không thể chối cãi, dựa trên những lời khai của nhân chứng, rằng có ít nhất một tay súng (và có thể là hai) đã nã đạn từ phía sau hàng rào bảo vệ của cơ sở Grassy Knoll hoặc gần gần chỗ đó. Nhiều cuốn sách về vấn đề này đã được xuất bản, một số viết rất tốt và chúng tôi muốn giới thiệu những sách này với bạn đọc (xem Thư mục) hơn là trích dẫn và diễn dịch lại những tài liệu này.

Sách này cũng không bàn về việc những phát đạn đã được bắn từ đâu, mà nó cũng không giới thiệu lại vô số những suy luận cặn kẽ đã được xuất bản về vai trò của Lee Harvey Oswald, về động cơ của CIA và quân đội Mỹ, những lưu dân Cuba đầy bất mãn, những Robert Wilfred Easetrling , Roscoe White, Frank Sturgis,... Rất nhiều sách đã mô tả về những giả thuyết này và những hàm ý trong đó rất thuyết phục. Điều kgẳng định của chúng tôi là, những sách đó không thể hoàn toàn đúng, nhưng chúng cũng không thể hoàn toàn sai. Tất cả đã lần mò ngược lại, có thể bằng những bước chân đẫm máu, tới một câu ngắn gọn mà tiển ban Hạ viện về Những vụ ám sát đã in ra từ năm 1979:

“Tiểu ban, dựa trên cơ sở bằng chứng có sẵn, tin rằng Tổng thống John F. Kennedy đã bị giết hại do một âm mưu.”

Chúng tôi đồng ý với điều đó. Chúng tôi tin rằng đó là một âm mưu. Nhưng sau đây là những điều chúng tôi không tin.

Chúng tôi không tin rằng cái gọi là “Tập đoàn quân sự – công nghiệp” đã giết Kennedy bởi vì ông ta dự định rút quân đội, trang bị và sự hỗ trợ của Mỹ ra khỏi Việt Nam. (Chúng tôi không tin điều này, dựa trên tài liệu trước đây đã chứng tỏ rằng nó không đúng sự thực). Hơn nữa chúng tôi không tin rằng Richard Nixon , Lyndon Johnson, Fidel Castro, hoặc Liên Xô đã ra lệnh ám sát Kennedy. Chúng tôi không tin rằng những tay trùm gốc đảo Corse như Lucien Sarti, Sauveur Pironti, hay Jorge Boccogini, như một giả thuyết hồi cuối thập niên 1980 đã nêu lên, đã có mặt ở đâu đó gần quảng trường Dealey, Dallas, vào ngày 22.11.1963 đó. Chúng tôi không tin rằng CIA đã cho giết Kennedy để trả thù cho vu xâm nhập Vịnh Con Heo thất bại (Tại sao CIA lại muốn giết Kennedy vì một vụ xâm nhập được tổ chức quá tệ? CIA do Hội đồng an ninh quốc gia chỉ huy, và Hội đồng an ninh quốc gia này biết quá rõ rằng Kenndy đã có kế hoạch không chỉ tìm cách tiếp tục xâm nhập Cuba mà còn ít nhất sáu lần tổ chức ám sát Castro. Những sự kiện này đã được nêu rành rành trong hồ sơ mang số NSC F93-1588 [Xem phụ lục N]. Tài liệu đầy trọng lượng này chứng minh rằng CIA đã được thông tin đầy đủ về các dự tính ám sát Castro và tách Cuba ra khỏi chế độ cộng sản của Kenndy. Do đó các giả thuyết về âm mưu phổ biến xưa nay vốn nhất định rằng CIA đã giết Kenndy vì vụ Vịnh Con Heo đều hoàn toàn là vô lý ).

Tuy nhiên, chúng tôi thực sự tin rằng một đồng yếu tố đáng kể – Mafia Mỹ – là có liên quan .Chúng tôi tin rằng đã có nhiều hơn ba phát đạn và chúng không xuất phát từ cùng một hướng, và khi nói thế, hiển nhiên chúng tôi tin rằng đã có vài ba tay súng dính vào việc này. Chúng tôi thậm chí không đáng giá thấp một đồng yếu tố khác – rằng có lẽ những thành viên “biến chất” trong chính phủ Mỹ – đã tiếp tay trong việc này.

Với chúng tôi, thực hợp lý luận khi nói rằng xác minh cặn kẽ một trong những xạ thủ là cách tốt nhất để làm rõ lý do tại sao Kennedy bị giết.

Qua từng chương của sách này, chúng tôi sẽ trình bày cho độc giả rõ chúng tôi tin chắc một trong những xạ thủ đó là ai.
 
VỤ TRỤC XUẤT BÍ MẬT


Kẻ xấu trốn thoát khi không ai truy đuổi
- TỤC NGỮ


Hãy tưởng tượng điều này:

Một kẻ bị tình nghi sát nhân và là một tay khủng bố người nước ngoài có tiếng lại đang được tự do và đi đây đó tuỳ nghi. Y đang tìm cách trốn khỏi lãnh thổ Mỹ. Chúng ta biết rằng tay khủng bố này trước đây đã được huấn luyện kỹ lưỡng trong quân đội một nước khác, và là thành viên của một tổ chức bán quân sự trá hình đã từng sát hại hàng chục, nếu không muốn nói là hàng trăm người và đã gây ra những vụ nổ bom nơi công cộng, tiến hành những chiến dịch tuyên truyền bài – Mỹ, tổ chức ám sát nhiều sĩ quan quân đội và cảnh sát, và đã là chính khách dân cử một cách hợp pháp.

Người này là ai? “Tay khủng bố” này là ai?

Chúng ta có thể ngờ rằng, theo những tít trên báo ngày nay, một người như thế có thể là thành viên của đủ thứ tổ chức khuynh hữu bán quân sự đang lan tràn hiện nay, vốn bị ám ảnh bởi cùng một loại tình cảm đã đẩy họ tới việc đánh bom toà nhà liên bang ở Oklahoma City chẳng hạn. Hoặc có thể là một ai đó có liên hệ với một giáo phái kiểu Gadhafi hay một bộ phận thân Saddam Hussein, hoặc gần đây hơn, có thể là một mật viên có liên hệ chặt với Osama bin Laden, kẻ bị nghi là đã hỗ trợ những vụ đánh bom vào toà đại sứ Mỹ ở Kenya và Tanzania đã làm chết hàng trăm người và làm bị thương hàng ngàn người khác.

Nhưng, không, tay khủng bố đang được bàn tới đây không liên quan gì đến những mặt trận nói trên.

Hắn ta là người Pháp.

Bây giờ, hãy tượng tượng tiếp:

Tay khủng bố này, tay sát thủ lừng danh này, đã bị phát hiện bởi FBI và Sở Nhập cư và Nhập tịch Mỹ (INS), hai cơ quan của Bộ Tư Pháp Mỹ, và hai cơ quan này đã bắt giữ kẻ tình nghi ấy sau một cuộc săn lùng sâu rộng và phối hợp tốt. Tay khủng bố nguy hiểm này hiện đang được FBI và INS giữ tại một chỗ an toàn. Vấn đề thế là đã được giải quyết, đúng không?

Sai.

Tay khủng bố ấy chưa từng bị truy tố về bất cứ tội gì. Y chưa từng bị đem ra trước bất kỳ quan toà nào, mặc dù một nước đồng minh của chúng ta đã có lệnh truy nã y. Tay khủng bố ấy cũng không bị câu lưu, tống giam, hoặc thậm chí là thẩm vấn một cách chính thức.
Thay vì thế, y lập tức được chuyển đi và trục xuất êm thắm ra khỏi nước Mỹ mà không làm ai ngạc nhiên.

Bộ Tư Pháp Mỹ có lệ tạo ra cái gọi là lối thoát an toàn, hay bất kỳ danh xưng nào khác, cho những tay khủng bố quốc tế từ hồi nào vậy? Tại sao tay khủng bố này không bị ít nhất là câu lưu để thẩm vấn, và tại sao cuộc thẩm vấn chính thức ấy không được ghi thành hồ sơ?

Những câu hỏi hay đấy, nhưng sau đây lại thêm một điều nữa cho bạn tưởng tượng.

Địa điểm tiến hành trục xuất là Dallas, Texas, và ngày tháng tiến hành là 24.11.1963, hai ngày sau vụ ám sát tổng thống John F. Kennedy.

Bạn tưởng tượng được một kịch bản như thế không?

Chẳng ai cần phải tưởng tượng chuyện đó… bởi vì nó hoàn toàn là sự thật. Và các tài liệu trong sách này chứng tỏ điều đó.

Thực ra, vụ trục xuất này và cái kẻ xấu xa nằm trong ruột vụ đó đã là đối tượng của nhiều cuộc điều tra đi điều tra lại của Bộ Tư Pháp trong hơn ba thập niên, những cuộc điều tra được giấu kín và cố tình không cho công chúng và toàn thế giới biết. Hơn nữa, không chi tiết nào của vụ trục xuất đáng ngờ này từng được báo cáo cho Uỷ ban Warren.
 
Trước khi giải thích kỹ hơn, mời bạn đọc xem bản in lại đúng từng chữ của một tài liệu CIA mà cho đến gần đây vẫn được lưu trong văn khố của chính phủ Mỹ dưới nhãn phân loại MẬT. (Chúng tôi cho sắp chữ in lại tài liệu này để dễ đọc, bạn có thể thấy bản chụp tài liệu này trong phần Phụ lục)

MẬT

Vụ trục xuất Jean SOUETRE khỏi lãnh thổ Mỹ

CHƯƠNG TRÌNH CIA XÉT LẠI QUÁ KHỨ

CÔNG BỐ TRỌN VẸN NĂM 1955

Jean SOUETRE, còn gọi là Michel ROUX, còn gọi là Michel MERTZ – Ngày 5.3.1964, ông Papich khuyến cáo rằng người Pháp đã tìm tới Tuỳ viên Pháp lý tại Paris và đồng thời người của SCEDE đã truy hỏi văn phòng Cục ở New York City liên quan đến đối tượng tuyên bố rằng hắn ta đã bị trục xuất khỏi lãnh thổ Mỹ tại Fort Worth hoặc Dallas 48 giờ sau vụ ám sát[*}. Hắn ta đã ở tại Fort Worth buổi sáng 22 tháng 11 và tại Dallas vào buổi chiều đó. Người Pháp tin rằng hắn ta bị trục xuất sang Mexico hoặc Canada. Tháng 1 hắn ta đã nhận được thư của một nha sĩ tên là Alderson sống tại 5803 Birmingham, Houston, Texas. Đối tượng được xác định là giống với một đại uý đã đào ngũ khỏi Quân đội Pháp và là tay hoạt động quá khích trong OAS. Người Pháp rất quan tâm chuyện này vì De Gaule đã dự định viếng thăm Mexico. Họ muốn biết lý do trục xuất hắn ta khỏi đất Mỹ và hắn được trục xuất sang nơi nào. Hồ sơ của Văn phòng Cục không xác minh được điều gì và họ đang thẩm tra lại ở Texas và với INS. Họ muốn xác minh hồ sơ của chúng ta về chi tiết cho thấy cái gì có thể đã được chuyển sang cho người Pháp. Ông Papich được trao một bản sao hồ sơ CSCI – 3/655,742 đã được cung cấp cho Văn phòng Cục trước đó và hồ sơ CSDB – 3/655,207 cùng với ảnh chụp của đại uý SOUETRE. WE/3Public; CI/SIG; CI/OPS/Evans.

Số hồ sơ 632-796

MẬT

(Xem thêm phụ lục A)

Bây giờ ta hãy khảo sát kỹ hơn tài liệu này (để ngắn gọn, từ đây về sau chúng tôi gọi tắt tài liệu này là 632-796) và tóm lược ý nghĩa cũng như mối liên quan tổng thể của nó.

Trong câu, “…Ông Papich khuyến cáo rằng người Pháp đã tìm tới Tuỳ viên Pháp lý tại Paris,” rõ ràng từ “người Pháp” ở đây ám chỉ một cơ quan nào đó của chính phủ Pháp, còn “Tuỳ viên Pháp lý” là văn phòng Tuỳ viên Pháp lý thuộc Đại sứ quán Mỹ tại Pháp. Nó một cách đơn giản thì, khi Chính phủ nước A có điều cần hỏi Chính phủ B, cách thức đầu tiên và trực tiếp nhất là chính phủ A trao đổi bằng miệng hay văn bản về điều cần hỏi với Tuỳ viên Pháp lý tại toà đại sứ của nước B. Đó là điều đã xảy ra ở đây. Chính phủ Pháp hỏi người Mỹ, thông qua tuỳ viên pháp lý, về thông tin chung quanh một người có tên Jean Rene Souetre. Ta không rõ “Ông Papich” là ai, và điều này cũng không quan trọng (tuy nhiên có thể suy diễn rằng Papich có lẽ là nhân viên CIA hoạt động độc lập trong văn phòng Tuỳ viên Pháp lý, là một nhân viên giám sát, hay chỉ là một nhân viên thường giữ việc liên lạc cho đại sứ quán Mỹ). Nhưng 632-796 cũng nói rằng “người của SCEDE đã truy hỏi Văn phòng Cục {tức Cục điều tra Liên bang FBI} ở New York City.” Vậy là xuất hiện một cơ quan khác của Pháp, đó là SDECE, tức Service de Documentation Exterieure et Contre-Espionage (Cơ quan thu thập tình báo hải ngoại và phản gián). Đại khái đây là cơ quan của Pháp giống CIA ở Mỹ – đó là tổ chức tình báo quan trọng của Pháp thời đó (và cũng nhiều tai tiếng, chúng ta sẽ bàn sau về chuyện này). Dù thế nào thì những điều chúng ta đọc được trong 632-796 cũng cho thấy không chỉ Đại sứ quán Mỹ ở Paris được gạn hỏi về một người tên Souetre, mà ta còn thấy nhân viên SDECE cũng đã hỏi thăm về Souetre tại chi nhánh FBI tại New York City.

Thế tay Souetre này là ai?

Dựa trên thông tin ít ỏi từ 632-796, chúng ta chỉ biết được vài điều. Chúng ta biết rằng hắn nhận được thư của một nha sĩ tên Alderson ở Texas vào tháng 1.1964 (điều này cũng cho thấy SDECE hay một cơ quan nào đó của Pháp đang lùng kiếm Souetre, nếu không, tại sao lại có chuyện giám sát thư từ của hắn?), và chúng ta cũng biết rằng hắn “được xác định là giống với một đại uý đã đào ngũ khỏi Quân đội Pháp và là tay hoạt động qúa khích trong OAS.” (vì đây là tài liệu CIA, tại sao CIA lại nghi ngờ một điều như thế? Ta sẽ bàn thêm sau). Bây giờ chúng ta biết rằng Jean Rene Souetre là cựu sĩ quan quân đội Pháp đã đào ngũ và gia nhập một tổ chức qúa khích có tên là OAS. Ơû đây, trong một lượng dữ liệu có vẻ ít ỏi, tài liệu này đã nói với chúng ta rất nhiều về nhân vật bí ẩn có tên là Jean Rene Souetre. Với những độc giả trẻ tuổi ở cuối những năm 1990, và với những người không rành những tiểu tiết lịch sử, thì OAS (Organisation de I’Armee Secrete – Tổ chức quân đội bí mật) là một nhóm qúa khích cánh hữu gồm những người đã đào ngũ khỏi quân đội Pháp để phản đối việc Tổng thống Charles DeGaulle đột ngột có chủ trương trả tự do cho Algeria, một thuộc địa của Pháp. OAS thực tế là một đạo quân ngầm, bởi vì trước khi các thành viên của nó chính thức đào ngũ thì trong lúc thịnh thời, họ đã tham gia vào vô số những hoạt động khủng bố và ám sát.

Có một từ then chốt: ám sát.

Và đây là ý nghĩa quan trọng của 632-796. OAS đã tham gia vào việc ám sát chính trị, và một trong những thành viên của nó, Jean Rene Souetre, đã bị cơ quan công quyền Mỹ bắt giữ trong vòng chưa đầy 48 giờ sau vụ ám sát có tầm quan trọng chấn động: vụ ám sát John F.Kennedy

Ta hãy đọc lại các dòng chữ trong tài liệu: “Hắn ta [Souetre] đã ở tại Fort Worth buổi sáng 22 tháng 11 và tại Dallas vào buổi chiều đó.”
Có ai khác đã ở Fort Worth vào sáng ngày 22 tháng 11 và ở Dallas vào buổi chiều đó? Câu trả lời cho câu hỏi này có thể vượt thời gian và được khắc ghi mãi mãi vào lịch sử.

Vào sáng hôm đó, tại Forth Worth, Kennedy đã đọc một diễn văn trước Hotel Texas. Vào buổi chiều, tại Dallas, ông đã bị bắn chết.
Và bây giờ chúng ta lại có một tài liệu của CIA khẳng định rằng một tay khủng bố đã có mặt ở Forth Worth cùng lúc với Kennedy, và cũng tay khủng bố đó đã có mặt ở Dallas khi Kennedy bị ám sát.

Dĩ nhiên nội điều này đã đủ chấn động rồi. Nhưng nó còn chấn động hơn khi chúng ta đọc toàn văn 632-796. Người Pháp có thông tin để chỉ ra rằng tay khủng bố Souetre này có liên quan đến đội quân ngầm cánh hữu, đã bị “trục xuất khỏi lãnh thổ Mỹ tại Fort Worth hoặc Dallas 48 giờ sau vụ ám sát”.
 
Mớ hệ quả rối rắm này thật tai hại. Điều chúng ta vừa đọc được chính là sự xác nhận rằng Souetre đã bị bắt và rồi “trục xuất” khỏi đất Mỹ. Lý do khiến người Pháp quan tâm được nói rõ là: “Người Pháp rất quan tâm chuyện này vì DeGaule đã dự định viếng thăm Mexico. Họ muốn biết lý do trục xuất hắn ta khỏi đất Mỹ và hắn được trục xuất sang nơi nào”. Chúng tôi sẽ giải thích tỉ mỉ về lịch sử và ý nghĩa của OAS sau, nhưng điều cần hiểu ngay tại đây là, OAS xem DeGaulle là kẻ thù hàng đầu của họ; thực vậy, họ đã nhiều lần mưu sát DeGaulle. Thông thường, những người bị Mỹ trục xuất thường bị tống qua Mexico hoặc Canada, và DeGaulle dự định viếng thăm Mexico vào mùa hè 1964. Do đó, chúng ta dễ dàng hiểu tại sao người Pháp phải cảnh giác. Bằng cách nào đó, họ được biết rằng Souetre đã bị trục xuất, và nếu hắn ta thực sự đã bị trục xuất sang Mexico thì người Pháp cần phải biết trước. Họ cần phải biết liệu một sát thủ OAS có thể có mặt ngay tại quốc gia mà DeGaulle dự định thăm viếng trong vài tháng tới không

Những ưu tư của người Pháp thì quá rõ ràng; họ muốn xác định xem chuyến viếng thăm Mexico của DeGaulle có là chuyện mạo hiểm về an ninh không: một cơ hội béo bở cho một cuộc mưu sát khác của OAS.

Nhưng còn những ưu tư của chúng ta là gì ?

Tài liệu 632-796 không chỉ cho ta biết Souetre đã bị trục xuất khỏi Texas ngay sau vụ ám sát JFK – một tình huống không hiểu nổi ngay từ đầu – mà còn cho ta biết rằng, xét theo mục đích thăm dò của người Pháp, chính một cơ quan công quyền nào đó của Mỹ đã trục xuất Souetre. Nó có thể là cơ quan nào khác đây? Chẳng lẽ Hội Phụ huynh học sinh Dallas sao? Mọi vụ trục xuất ở Mỹ đều được tiến hành bởi một cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp, đó là INS.

Tại sao một cơ quan của Bộ Tư pháp Mỹ lại trục xuất một tay khủng bố có hạng? Người ta có thể tin rằng Souetre hẳn đã bị bắt giữ, cầm tù, hoặc ít nhất cũng bị gửi về Pháp nơi mà nghành tư pháp ở đó rõ ràng đã xem hắn như một kẻ thù của quốc gia. Nhưng đã không xảy ra chuyện nào như thế. Thực vậy, chẳng có bằng chứng nào cho thấy Souetre đã bị thẩm vấn về sự có mặt của hắn ở Dallas sau vụ ám sát JFK cả.

Không hề có, thay vào đó, Souetre đã được hộ tống và đưa ra khỏi nước Mỹ một cách mau lẹ và êm thắm. Hắn ta bị trục xuất trong vòng hoàn toàn bí mật, và chúng tôi đưa ra kết luận này dựa vào những dữ kiện hiển nhiên. Vụ trục xuất ấy chẳng bao giờ được báo cáo cho Uỷ ban Warren vốn được chính thức thành lập chỉ năm ngày sau biến cố ấy. Và vào tháng 4.1964 – ngày tháng của tài liệu 632-796 – cuộc điều tra về vụ ám sát Kennedy của Uỷ ban Warren đã ở giai đoạn sôi động nhất. Vậy mà không một ai trong CIA, FBI, INS hoặc văn phòng Tuỳ viên Pháp lý báo cáo về sự tồn tại của tài liệu quan trọng này cho Uỷ ban Warren hoặc cho công chúng biết.

Sự thật đã bị giấu khỏi tai mắt của chúng ta… bởi những phần tử nằm trong chính quyền của chúng ta. Chính quyền của chúng ta đã cố tình bưng bít điều này mãi mãi.

Đó là một sự thật đầy chấn động, nhưng vẫn là sự thực. Tuy nhiên, lịch sử của tài liệu này, có từ 20 năm về trước, và lịch sử này được trình bày sơ lược trong cuốn Reasonable Doubt (“Mối nghi ngờ hợp lý”) của Henry Hurt(100) [(Hurt, Henry, Reasonable Doubt (New York; Holt, Rinehart, and Winston, 1986)]. Sự tồn tại của 632-796 ban đầu bị khám phá gần như tình cờ bởi Merry Ferrell, nhà nghiên cứu ám sát ở Texas. Ferrell nổi tiếng trên thế giới nhờ khả năng nghiên cứu của bà (Ferrell chính là người đã cung cấp cuộn băng ghi âm của Sở Cảnh sát Dallas cho Tiểu ban Hạ viện về Những vụ ám sát. Những nội dung trong cuộn băng đã cho ta bằng chứng âm học rất quan trọng: những âm thanh thực sự của những phát súng đã bắn vào Kennedy(101). [(Benson, Michael, Who’s Who in the JFK Assassination (Citadl Press, 1993))]

Năm 1977, Ferrell thu thập được hàng ngàn tài liệu CIA đã giải mật bằng cách khai thác Đạo luật Tự do thông tin, đó quả là một kho tài liệu quí – hoặc như bà đã nghĩ vậy. Giống như đa số những tài liệu CIA được giải mật, hầu hết tài liệu trong gói này đọc không rõ – vô số bản chụp những tờ giấy than cũ, hoặc những tài liệu “đã bị biên tập” bởi nhân viên giải mật. (Nói cách khác, tài liệu ấy được sao chụp, rồi một số câu trong bản sao chụp âý bị bôi đen bằng bút Magic Marker. Nhưng Ferrell không nản chí; dù sao, bà vẩn là chuyên gia khảo sát tài liệu và bà biết một số phương pháp trong nghề. Với kính lúp cực tốt và đèn rọi ngược vào mặt lưng tài liệu, bà đã có thể đọc ra văn bản 632-796 đủ để phơi bày ý nghĩa thực của nó(102) [(Hurt)]. Nhờ đó cái tên Souetre đã đến tai giới nghiên cứu JFK. Ngay từ 1980 đã có người trích dẫn tham khảo tài liệu đã giải mật và giải mã này, đó là Anthony Summer với tác phẩm Conspiracy (“Aâm mưu”)(103) [(Summer, Anthony, Conspiracy (McGraw-Hill, 1980))]vốn được nhiều nhà phê bình xem như kẻ tiền hô cho các giả thuyết phổ biến nhất hiện nay về vụ ám sát này.

Tuy rằng việc giải mã tài liệu 632-796 rất cực nhọc của bà Ferrell có thể đã bỏ sót vài dòng vài chữ (xem Phụ lục A để thấy bản chụp tài liệu gốc chưa bị biên tập), nhưng nó cũng tiết lộ đủ cho chúng ta biết rằng một tay ám sát người Pháp đã được cơ quan công quyền Mỹ trục xuất khỏi Texas trong vòng 48 giờ sau khi JFK bị ám sát! Phát hiện này chỉ có thể diễn tả được bằng chữ khổng lồ trong lĩnh vực nghiên cứu về vụ ám sát, và chắc ai cũng nghĩ rằng tất cả những nhà nghiên cứu về JFK sẽ nhảy bổ vào sự kiện này, khảo sát nó đến mọi mức độ mà con người có thể với tới, và rồi đưa tầm quan trọng chấn động của nó vào công trình của họ.

Nhưng điều đó đã không xảy ra.

Thực vậy, điều đó cực kỳ choáng váng đối với chúng ta. Nói thực, chúng tôi chưa đọc hết hàng trăm cuốn sách đã viết về vụ ám sát JFK nhưng chúng tôi đã đọc phần lớn trong đó, và không cuốn nào chú ý lắm tới sự tồn tại của 632-796 và nhân vật Jean Rene Souetre. Thực vậy, những tác giả lớn trong lĩnh vực này hình như đã gạt hẳn sự kiện này ra ngoài, hoặc nếu như họ có nhắc tới thì cũng xem như một ý tưởng muộn màng không liên quan lắm. Chẳng hạn, tác phẩm 640 trang của Summers chỉ nhắc tới vụ trục xuất Souetre và 632-796 trong một cước chú ngắn(104) [(Summer)]. Cuốn Reasonable Doubt của Henry Hurt có chưa tới 6 trang cho dữ kiện này, và tác giả không hề sử dụng tới nó trong giả thiết của mình trong 555 trang còn lại. Về những tác phẩm gần đây hơn, chúng tôi thấy trong Plausible Denial (“Lời phủ nhận đáng tin”) của Mark Lane, The Killing of a President (“Vụ giết một tổng thống”) của Robert Gordon và JFK của Đại tá Prouty không có gì đáng kể về 632-796; và trong phim JFK của Oliver Stone dựa theo sách của Prouty cũng không thấy nói gì tới những tiết lộ của 632-796. Trong tác phẩm xuất sắc The Search for Lee Harvey Oswald (“Cuộc truy tìm Lee Harvey Oswald”) của Groden, tác giả có đưa hai ảnh chụp và một câu về Souetre ở trang cuối của cuốn sách nhưng tuyệt không nói gì về tầm quan trọng của thông tin này.
Thật kỳ lạ. Rõ ràng là rất nhiều tác giả đã kiếm được nhiều triệu đô la bằng việc viết sách về vụ ám sát JFK, và cũng rõ ràng rằng rất nhiều nhà phê bình đã phê phán rằng nhiều tác giả trong cái gọi là “cộng đồng nghiên cứu JFK” đã bỏ hai chục năm qua để dựng nên những giả thiết của họ, và bỏ qua những giả thiết của người khác chỉ vì muốn duy trì sự nghiệp béo bở của mình. Chúng tôi không muốn đưa ra điều gì đại loại như vậy (chúng tôi thích tất cả những sách đó, và chúng tôi thấy những giả thiết của họ là những bộ phận quan trọng của đại kỳ án này). Còn bây giờ, đầu thiên niên kỷ mới, vụ ám sát Kennedy đã trở thành một đề tài bất tử, một cuộc trao đổi các ý nghĩ, ý kiến và cách diễn đạt, và chúng tôi chào đón sự minh chứng cho tự do ngôn luận này của chúng ta. Hơn nữa, chúng tôi rất phấn khởi trước sự đóng góp thêm thông tin mới của bất kỳ tác giả nào vào vụ kỳ án nhức nhối này.

Tuy nhiên, một cách đáng tiếc, hình như chẳng có điều gì thực sự mới mẻ về đề tài này được viết ra trong thời gian gần đây. Thay vào đó hình như lại có hàng chục hàng chục cuốn sách xuất bản trong mấy thập niên qua chỉ nói đi nói lại một chuyện, có điều bằng những lời lẽ khác nhau. Tác giả này sử dụng những công trình khác để chế biến giả thuyết căn bản thành một cái gì đó có thể gọi là giả thiết của mình. Nhưng với 632-796 – và cả dòng thông tin theo sau đó về nhân vật Souetre – một điều rất mới mẽ đã được tiêm vào cuộc nghiên cứu ở đề tài này, vậy mà có vẻ như nó đã bị bác bỏ.

Câu hỏi hiển nhiên nhất mà tất cả chúng ta có thể nêu lên là : Tại sao?

Một cách trả lời có thể là: các chuyên gia trong lĩnh vực này cảm thấy rằng 632-796 và những nội dung của nó thì chẳng có gì đặc biệt quan trọng. Câu trả lời của chúng tôi là: Làm sao mà chuyện một tay ám sát người ngoại quốc bị trục xuất bí mật ra khỏi Dallas hai ngày sau khi JFK chết lại Không quan trọng?!!!

Hoặc còn điều này thì sao? Có lẽ các chuyên gia đó đã không mường tượng ra tầm quan trọng trọn vẹn của 632-796. Có lẽ họ không tin “Souetre” lại có thể dính dáng vào vụ ám sát JFK bởi vì họ không tìm ra những mối liên hệ đáng tin tưởng nào để đề xuất những cách lý giải khác.

Nhưng chúng tôi đã khám phá ra những mối dây liên hệ đó, và bây giờ chúng tôi sẽ phơi bày chúng ra.
 
TỔ CHỨC CỦA ĐỘI QUÂN NGẦM


“Những trò tàn bạo của OAS đã mau chóng phát triển thành
những vụ ám sát các viên chức cao cấp trong chính quyền…”
- DOUGLAS PORCH
The French Secret Services(105) [(Porch, Douglas, The French Secret Services (Farrar, Strauss and Giroux, 1995))]


Để hiểu hết tầm quan trọng trong việc xuất hiện một thành viên OAS tại Dallas trong ngày Kennedy bị ám sát, đầu tiên chúng ta phải hiểu rõ OAS, không những trong những mối liên hệ của nó với tình hình thế giới đầu thập niên 1960, mà còn trong mối liên hệ với Tổng thống Mỹ trong cùng thời kỳ đó. Hiểu được điều này, chúng ta phải xem lại chút đỉnh lịch sử Pháp thế kỷ 20

Khi Charles DeGaulle và nền Đệ ngũ Cộng hoà của ông ta lên nắm quyền ở Pháp năm 1958, hai vấn đề khủng hoảng đã chờ đợi ông ta: lạm phát phi mã và chiến tranh Algeria. Đây là một cái vòng luẩn quẩn khi chiến tranh chính là nguyên nhân trực tiếp của lạm phát.
DeGaulle đối phó khá tốt với lạm phát bằng cách thi hành một loạt những điều chỉnh kinh tế cũng như kêu gọi dân chúng thắt lưng buộc bụng hơn. Các kế hoạch này có hiệu quả, và thậm chí được lòng dân, nhưng vẫn còn đó mối xung đột cay đắng ở Algeria, một quốc gia Bắc Phi từ lâu đã là bộ phận của Liên hiệp Pháp – hay cụ thể hơn, đó là một nạn nhân của chủ nghĩa đế quốc Pháp. Chiến tranh đã nổ ra từ 1954, khiến Pháp phải phái nữa triệu quân sang để giữ đất nước này trong vòng chế độ được gọi là bảo hộ của mình. Nhưng cho dù sau cùng nước Pháp không còn tin chắc vào những sự nghiệp đế quốc của mình nữa, vì dù sao họ đã bị Hồ Chí Minh đánh bại tại Việt Nam với bao thiệt hại nhân mạng và uy thế, và bây giờ chuyện tương tự có vẻ sắp xảy ra ở Algeria. Nhưng về phương diện quốc gia thì chuyện ở đây có khác đi một chút. Chính phủ Pháp trước đây, nền Đệ tứ Cộng hoà yếu ớt, đã trả độc lập trọn vẹn cho Morocco và Tunisia (hai nước bảo hộ khác của Pháp), nhưng quân đội Pháp ngày càng bất mãn đến độ Pháp đang rơi dần vào một cuộc nội chiến; nhưng khi DeGaulle lên làm tổng thống năm 1958, ông ta đã mở ra viễn tượng tốt đẹp khi cam kết giữ vững Algeria (và những mỏ dầu mới phát hiện ở nước này) trong vòng kiểm soát của Pháp. Điều này trấn an quân đội Pháp, nhưng rồi DeGaulle cảm nhận được những áp lực quốc tế. Ơû cuối thập niên 1950, “chủ nghĩa đế quốc” là một khái niệm tồi tệ, và ngày càng nhiều xu thế nhạy cảm trên toàn cầu ủng hộ khái niệm rằng mọi quốc gia phải có quyền tự trị. Có lẽ như để đáp ứng, năm 1960 DeGaulle trao độc lập trọn vẹn cho một lãnh thổ bảo hộ khác – Congo thuộc Pháp – nhưng Algeria vẫn là một điểm nóng. Bây giờ DeGaulle ở cảnh tấn thoái lưỡng nan. Một mặt ông ta bị áp lực quốc tế phải trả tự do cho Algeria, nhưng mặt khác ông phải đối mặt với quân đội mà trước đây ông đã hứa hẹn rằng Algeria sẽ tiếp tục nằm trong vòng kiểm soát của Pháp. Tuy nhiên, áp lực mạnh hơn sau đó đòi tự do cho Algeria lại xuất phát không từ ai khác mà chính là từ Tổng thống John Kennedy.

Chậm rãi nhưng chắc chắn, DeGaulle xử lý tình thế của mình, đầu tiên là đề nghị nới lỏng kiểm soát của Pháp ở Algeria, rồi đề nghị hoà đàm, và gợi ý một nền độc lập “cục bộ”. Trong khi đó chiến tranh cứ tiếp diễn (10.000 lính Pháp đã chết trong cuộc chiến) và các phần tử bản xứ khởi nghĩa hẳn đã chẳng thèm lý tới nền độc lập “cục bộ” của DeGaulle. Với họ, tự do “cục bộ” nghĩa là áp bức “cục bộ”, và họ đã quá ngán điều này. Đó là chưa kể tới công luận Pháp một khi những thống kê thương vong được công bố, dân Pháp bắt đầu ủng hộ việc triệt thoái. (Họ cũng không chịu nổi cảnh thấy con cái mình trở về trong những quan tài, y như dân Mỹ vào cuối thập niên 1960).
Tình thế chẳng cho DeGaulle lựa chọn gì khác ngoài việc tiến tới đề nigh trả độc lập hoàn toàn cho Algeria, và một khi quân đội Pháp biết được tin này, họ xem đó là giọt nước cuối cùng làm tràn ly. Ban đầu chính sự ủng hộ của quân đội đã đem DeGaulle lên chức tổng thống, rồi bây giờ họ cảm thấy mình bị ông ta đâm sau lưng.

Từ đó dẫn tới việc thành lập OAS – Đội quân ngầm – dẫn đầu bởi những cựu binh trong chiến tranh Algeria và Tướng Raoul Salan rất được lòng quân đội. Salan đã khuyến khích các quân nhân bất mãn tham gia chống lại sự phản bội của DeGaulle. Họ là những người quốc gia cánh hữu cực đoan, và quan điểm của họ là họ đã chiến đấu và chết ở Algeria từ 1954, và nếu DeGaulle rút khỏi Algeria, thì 10.000 lính Pháp chết ở đó là đã hy sinh mạng sống vô ích. Hơn nữa, OAS tin rằng Pháp chỉ tự làm suy yếu chính mình khi trả tự do cho các lãnh thổ bảo hộ. Họ đã mất Đông Dương, Morocco, Tunisia và Congo, và bây giờ họ sắp mất nốt lãnh thổ hải ngoại cuối cùng.

Kế hoạch của Salan là chọn một lập trường quân sự mạnh chống lại chính phủ DeGaulle, và ông ta hy vọng rằng toàn quân đội – cả ở Algeria lẫn ở Pháp – sẽ ngã theo lập trường của ông ta và sau đó lật đổ DeGaulle.
 
Tháng 4.1961, OAS bắt đầu hành động. Salan và đội quân ngầm tiến hành đảo chính và nắm quyền kiểm soát thủ đô Algeria là Algiers. Nhưng điều Salan kỳ vọng nhất – sự ủng hộ trọn vẹn của quân đội Pháp – đã không hề xảy ra. Lực lượng DeGaulle phản công và chiếm lại được Algiers. Salan và đồng sự phải bỏ trốn.

Nhưng cuộc xung đột không hề chấm dứt.

Cuộc đảo chính thất bại nhưng Salan, một bậc thầy chiến thuật từng trải qua ba cuộc chiến, vẫn kiên trì tiếp tục những nổ lực chống lại vị tổng thống ngày xưa ông ta từng ủng hộ mà nay lại rất căm thù. Năm kế tiếp, OAS tiến hành một cuộc chiến tranh khủng bố nhắm vào các lực lượng trung thành với DeGaulle, quân khởi nghĩa Algeria và những phe cộng tác với người Algeria nói chung. Chiến dịch khủng bố tỏ ra rất hiệu quả, và khảo sát vấn đề này là điều rất quan trọng. Quân của Salan là những kẻ cực kỳ bảo thủ, những người sống sót trong cuộc chiến Algeria, nhiều người trong bọn họ đã chiến đấu trên mảnh đất này trong nhiều năm. Họ là những người được huấn luyện tốt nhất, những người dày dạn chiến trận nhất, những người quen thuộc nhất với lãnh thổ và văn hoá Algeria và là những người gắn bó nhất với quyền lợi của Pháp tại đây. Rất nhiều những người lính trẻ ban đầu tới Algeria để chiến đấu vì tổng thống đã mau chóng rời doanh trại để về nước trong những túi nhựa đựng xác. Họ là miếng mồi ngon dễ bị thu hút vì kỹ năng tiêu diệt đối phương rất tinh xảo của OAS. Cảnh hỗn mang xảy ra sau đó cũng nhanh chóng; OAS hình như có khả năng huỷ diệt và tàn sát một cách hoàn hảo. Họ đánh bom các toà nhà, đánh cắp vũ khí và quân dụng, cướp ngân hàng để gây quỹ hoạt động, và với những tay bắn tỉa thiện xạ, họ có thể ám sát các quan chức bất cứ lúc nào. Thậm chí họ còn có những chuyên gia chống khởi loạn, một đơn vị chiến tranh tâm lý, và một mạng lưới tình báo riêng rất hữu hiệu với nhiều cảm tình viên trên đất Pháp. Chẳng bao lâu sau họ đã có thể tiến hành chiến dịch khủng bố ngay tại Paris.

Với OAS, DeGaulle rơi vào vị trí yếu thế nhất trong sự nghiệp chính trị của mình. Chuyện đảo chính quân sự trên qui mô toàn quốc có vẻ như sẽ xảy ra trong nay mai. Trong khi đó, dân Pháp cảm thấy hoang mang và lo sợ. Làm sao mà vị tổng thống cựu anh hùng thời chiến này lại trở nên yếu thế như vậy trước một nhóm người mà báo chí gọi là bọn ngoài vòng pháp luật? Tồi tệ hơn, OAS còn bắt đầu thành công trong việc xâm nhập vào quân đội tại chính quốc với lời hô hào lật đổ ông tổng thống phản bội đã nói dối với dân chúng và làm nhục nước Pháp.

Và rồi, Salan cùng những tay khủng bố của mình bắt đầu theo đuổi những hành động liều lĩnh nhất.

Họ bắt đầu với những kế hoạch ám sát DeGaulle(106) [(Tóm lược về cuộc xung đột Algeria và sự hình thành và sự hoạt động của OAS, xem Encylcopaedia Britannia, Salan, Raoul (Albin-Louis); Porch)].
 
SDECE


“SDECE đã từng ngày làm cho FBI của Hoover
trông giống như một nhân viên trường mẫu giáo
chuyên giúp trẻ băng qua đường”
NHÂN VIÊN TÌNH BÁO VÔ DANH(107) [(Becket, Henry S.A.,The Dictionary of Espionage (Stein and Day, 1986))]


Thực sự, OAS đã nhiều lần mưu sát DeGaulle, và một số vụ được coi như suýt thành công. Một số vụ thì báo chí Pháp biết được, một số khác thì không – DeGaulle, dĩ nhiên là không thích báo chí đưa tin vì ông ta rất quan tâm chuyện cho dân chúng thấy ông ta là người bình thản; ý nghĩ về việc những cựu thành viên trong quân đội của ông đang tìm cách giết ông không phải là dấu hiệu của một tổng thống đang kiểm soát được tình hình. Nhưng cuộc khủng hoảng đã ngày càng nghiêm trọng, và DeGaulle biết rằng ông ta phải tìm ra một giải pháp mau lẹ và hữu hiệu nếu ông ta muốn giữ được mạng sống và chính phủ của mình. Ông ta từ lâu đã coi thường các hoạt động của các cơ quan tình báo, của chính ông ta cũng như của các nước khác trên thế giới(108) [(Porch)]. Nhưng với việc OAS đe doạ phá tan nền Đệ ngũ Cộng hoà, ngay cả sau những vụ phản công dồn dập – mà tất cả đều thất bại ố vị tổng thống cao lớn âý đành phải nhờ đến cái tổ chức giống CIA của mình.

SDECE, Mật vụ Pháp

SDECE, được phát âm như chữ “steck”, có trách nhiệm trong lãnh vực an ninh và tình báo quốc nội, tình báo hải ngoại, và phản gián.
Trong số các cơ quan tình báo, SDECE bị tai tiếng là tàn bạo và những cách tiến hành công việc rất phi nhân (Trong những ngày đầu của vấn đề Algeria, SDECE giả vờ ủng hộ thủ lĩnh phong trào quốc gia Algeria là Muhammad Ben Bella và hứa đưa ông này an toàn trở về Algeria. Khi máy bay lên độ cao khoảng 6.000 mét, họ đã tống ông ta ra khỏi máy bay)(109) [(Becket)]. SDECE cũng nổi tiếng là bậc thầy trong nghề tra tấn, và một số những tay tiền nhiệm ở đây cũng là những kẻ đã huấn luyện lực lượng cảnh sát chìm của Ngô Đình Nhu về nghệ thuật dã man này. Nên khi chính phủ DeGaulle đứng bên bờ sụp đổ, SDECE được trao toàn quyền hành động để ngăn chặn OAS. Có hai người đi đầu trong nổ lực này: Jacques Foccart, Bộ trưởng Phi châu vụ của Pháp; và Roger Fret, Bộ trưởng nội vụ (trong khi CIA nằm dưới sự chỉ đạo của Hội đồng an ninh quốc gia, thì SDECE là một bộ phận của Bộ Nội vụ Pháp). Degaulle chỉ đạo cho Frey và Foccart giải quyết nhanh gọn vấn đề OAS. Ông không định cho họ những khuôn khổ giới hạn, cũng không bảo họ phải làm như thế nào. Ông chỉ ra lệnh hãy làm việc đó cho xong. Bằng bất cứ giá nào(110). [(Newsday, Staff and Editors, The Heroin Trail (Holt, Rinehart and Winston, 1973,1974))]

Frey và Foccart tự vạch ra công việc cho mình rồi cho những người khác, vì công việc không giống bất cứ công việc nào họ đã làm trước đây. Đây là một đạo quân ngầm gồm những người lính Pháp được huấn luyện cực tốt mà họ phải đánh bại, và công việc lại càng khó khăn hơn vì OAS đã am tường các chiến thuật khủng bố và kỹ thuật chiến tranh du kích. Nói cách khác, đây không phải một lực lượng mà quân đội chính qui Pháp có thể đối mặt trên trận địa. Đến mùa thu 1961, các đơn vị lực lượng đặc biệt của OAS đã giành thắng lợi lớn trước các đơn vị cảnh sát ở Algeria, và danh sách lính tử trận cứ dài ra. Thêm vào đó là những thành công của những tay OAS bắn tỉa, họ không chỉ thanh toán các quan chức chính quyền ở Algeria bất cứ lúc nào họ muốn, mà còn ám sát cả thị trưởng Evian ngay tại Pháp, nơi hai bên đang tiến hành hoà đàm(111) [(Porch)]. Chính trong giai đoạn naỳ mà OAS bành trướng mạnh nhất, và với những thắng lợi trên trận địa, họ bắt đầu thu hút thêm nhiều cảm tình viên đối với mụch đích đấu tranh của họ: các thành viên trong chính phủ Pháp, quân nhân và ngay cả nhân viên SDECE, điều này khiến công việc của Frey và Foccart trở nên khó khăn gấp ba. Tuy về khách quan thì OAS có thể được coi như một tổ chức gồm những quân nhân bất tuân thượng lệnh, nhưng vẫn có nhiều quân nhân và viên chức xem họ như những anh hùng và vẫn ủng hộ sự nghiệp của họ, và hơn nữa, thật dễ hiểu khi một số quân nhân và nhân viên tình báo không muốn làm gì chống lại những đồng bào của mình.

Bây giờ đến lượt Frey và Foccart bị kẹt giữa hai làn đạn cùng với ông tổng thống của họ. Không thể tin tưởng những nhân viên tình báo của chính mình, họ bắt đầu tuyển mộ những người mà họ có thể tin tưởng được, những con người mà SDECE đã có những quan hệ rất kín đáo và đáng tin cậy từ hồi kết thúc Thế chiến 2.

Đó là dân giang hồ.

Giới giang hồ Marseilles và đảo Corse là một kiểu Mafia ở Pháp, và cần ghi nhận rằng nhiều cơ quan tình báo phương Tây đã có quan hệ cộng tác với thế giới ngầm của bọn tội phạm khi Thế chiến 2 đi vào giai đoạn kết thúc. Thực vậy, Mỹ đã có những quan hệ không thể chối cãi được với Mafia ngay từ trước giai đoạn đó; năm 1942-43, Tình báo Hải quân Mỹ đã có những thoả thuận với trùm ma tuý Meyer Lansky và đồng sự rất thế lực của y là Lucky Luciano. Theo các thoả thuận, bọn mafia đã quét sạch những mật viên và chuyên viên phá hoại của địch quân ra khỏi cảng New York nơi mà nạn phá hoại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Một năm sau, theo lệnh của Luciano, dân giang hồ Sicily đã thu thập những tin tức tình báo quan trọng – và thậm chí còn làm công việc giao liên chiến dịch – điều đó giúp cho cuộc xâm nhập Sicily của Đồng minh được mau chóng hơn. Để đáp lễ cho sự trợ giúp quý giá này, quân đội Mỹ sau đó đã chấm dứt hạn tù cho Luciano và cho phép y trở về quê nhà. Việc phóng thích này cho phép Luciano cùng các đồng bọn như Lansky xây dựng được nền tảng cho hoạt động buôn bán ma tuý quốc tế (112) [(McCoy)].
 
Việc thoả thuận ngầm tương tự giữa các giới chức chính quyền và dân giang hồ đã diễn ra tại Marseilles. Nằm bên bờ Địa Trung Hải ở miền nam nước Pháp, Marseilles là hải cảng quan trọng nhất của Pháp, và điều này khiến nó sau cùng trở thành trung tâm sản xuất bạch phiến mạnh nhất. Ngay sau Thế chiến 2, những mối nguy về cuộc khởi nghĩa cộng sản bắt đầu xuất hiện ở Marseilles, SDECE xem điều này như ưu tư hàng đầu. Nhưng không như đảng Quốc xã Đức, kẻ thù mới này không có thứ đồng phục nào khác hơn thứ y phục bình thường của người lao động. Nên SDECE học theo cách của Tình báo Hải quân Mỹ và bắt đầu tìm cách thương lượng với giới giang hồ trong thế giới ngầm. Dân anh chị giang hồ tỏ ra là những mật báo viên hữu hiệu và đáp ứng nhanh, SDECE đã có thể trấn áp được những phần tử cộng sản chuyên gây rối.

Vấn đề đã được giải quyết… nhưng chẳng ai làm việc mà không đòi thù lao.

Để đổi lấy thông tin quí giá về các hoạt động cộng sản, SDECE đồng ý “làm ngơ” trước những âm mưu tội phạm của giới giang hồ. Điều này lý giải tại sao những lò chế biến bạch phiến quy mô của Marseilles vẫn hoạt động bình thường trong suốt 20 năm mà không có sự can thiệp nào của cơ quan công quyền(113). [(McCoy, (ở trang 60-61, McCoy dẫn rằng vài năm sau đó, 1947, không chỉ SDECE dính líu với phần tử tội phạm có tổ chức của Marseille. Mà CIA “đã trực tiếp giao thiệp với các thủ lĩnh tập đoàn Corse thông qua anh em Guerini. Các đặc viên CIA cung cấp vũ khí và tiền bạc cho dân giang hồ Corse để tấn công hàng rào bãi công của đảng viên cộng sản…” McCoy có lẽ là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này; các độc giả có quan tâm nhất thiết phải đọc tác phẩm của ông))]

Và nếu như SDECE không gặp đủ thứ rắc rối trong thập niên sau đó với Việt Nam, Tunisia, Morocco và Congo thuộc Pháp, thì chắc mệnh lệnh tiêu diệt OAS do DeGaulle đưa ra hẳn đã là nhiệm vụ gay go nhất của họ. Giải pháp khả thi nhất cho Frey và Foccart là cho phép SDECE tiếp tục tìm tới sự giúp đỡ của thế giới ngầm. Có lẽ điều này là khó hiểu đối với người Mỹ ngày nay, nhưng nếu bạn đặt mình vào vị trí nước Pháp thì sẽ thấy dễ hiểu hơn. Cuộc xung đột vũ trang đáng kể cuối cùng tại Mỹ là cuộc nội chiến cách nay cũng hơn 130 năm, nhưng nước Pháp là một câu chuyện khác. Người Pháp đã nếm mùi khởi loạn vũ trang suốt trong lịch sử của họ, và với chuyện OAS gây rối trong đầu thập niên 1960, nước Pháp thâý có một cuộc nội chiến khác đang gần kề. Những thời điểm tuyệt vọng dẫn tới những hành động tuyệt vọng, và đó là lý do tại sao Frey, Foccart và SDECE đi tìm sự giúp đỡ của tập đoàn tội phạm Marseilles: tiếp tay cứu nguy đất nước(114). [(The Heroin Trail)]

Như đã đề cập trước, nhiều thành viên SDECE đã có cảm tình với sự nghiệp của OAS. Frey và Foccart không thể tin cậy những nhân viên hành động của mình, và việc tách bạch những cảm tình viên OAS ra khỏi những nhân viên SDECE trung thành có lẽ gần như không thể được trong khuôn khổ thời hạn DeGaulle cho phép. Không có con đường nào khác, Frey và Foccart đã tuyển mộ lực lượng thanh trừng của họ từ hàng ngũ anh chị giang hồ Marseilles.

Những tay giang hồ này được đưa vào một đơn vị bán quân sự được gọi là SAC (Service d’Action Civique – Vụ hành động công dân – một loại đơn vị chiến thuật trá hình); nhưng dân trong nghề thì gọi đó là bọn barbouze (lính kín, mật thám)(115). [(Porch)]
Frey và Foccart là những người tinh khôn; họ biết rằng sức mạnh đơn thuần không thể đánh bại OAS. Chính bộ óc, chứ không phải cơ bắp mới là nhân tố chính của thành công. Do đó, Frey và Foccart, sử dụng một ít nhân viên SDECE có thể tin cậy, phái những lính kín này sang Algeria để xâm nhập vào hàng ngũ OAS và thu thập tin tức tình báo mà SDECE cần. Đó là những tay giang hồ – tội phạm, ma cô, con buôn ma tuý – nhưng chúng cũng là những tay chuyên nghiệp trong lĩnh vực của mình.

Và họ đã làm được những gì mà SDECE muốn khi chiêu mộ họ. Nhưng một con virus xâm nhập một tế bào và công phá từ bên trong, bọn lính kín khiến OAS trở nên vô dụng và cứu nước Pháp khỏi một cuộc bạo loạn đang cận kề.

Và một trong những lính kín này – một tay đâm chém, tội phạm và buôn bán ma tuý đã trực tiếp cứu mạng Tổng thống DeGaulle(116) [(The Heroin Trail)].
 
JEAN RENE SOUETRE


“Sau DeGaulle… OAS ghét Kennedy nhất”(117)
[(The Heroin Trail)]


Jean Rene Souetre. Một quân nhân Pháp đào ngũ. Một thành viên OAS và là kẻ phản bội đối với đất nước mà trước đây hắn đã cống hiến cả đời mình. Một con người tự nguyện trở thành kẻ khởi loạn và khủng bố. Và – một sát thủ đã có mặt tại Dallas đúng trong ngày Kennedy tới Dallas?

Đó là những gì hồ sơ 632-796 cho chúng ta biết về người này. Nhưng chúng ta còn biết gì nữa về Jean Rene Souetre?

Nhiều lắm.

Việc 632-796 xác định rằng Souetre là một cựu đại uý trong quân đội Pháp, người sau đó gia nhập OAS, đã được chứng thực trong hồ sơ CSCI – 3/776.742 của CIA, với một phụ chú đầy cảnh báo. Hồ sơ này (xem Phụ lục B) nói rằng vào tháng 5.1963 tại Lisbon, Bồ Đào Nha, OAS đã có một cố gắng để thuyết phục CIA giúp đỡ cho âm mưu ám sát tổng thống DeGaulle của họ. Nên nhớ rằng, vào năm 1963, OAS đang suy tàn; cơ sở hạ tầng của nó đã bị triệt hạ do chiến dịch sử dụng barbouze của SDECE – và hầu hết những kẻ giỏi nhất của OAS, kể cả các thủ lĩnh, đều đã ngồi tù vào thời điểm đó. Những kẻ còn sót lại của Đạo quân ngầm bây giờ đầy tuyệt vọng, và như hồ sơ này cho thấy, họ thậm chí còn yêu cầu CIA hậu thuẫn. Và các bạn đoán ra thành viên OAS nào đã làm việc này không? Chúng ta hãy trích dẫn hồ sơ:

“Người cố gắng thuyết phục ấy là đại uý Jean Rene Souetre…”

Souetre tới gặp một đại diện CIA với danh nghĩa “người điều phối ngoại vụ của OAS”, sau đó vị đại uý bí ẩn của chúng ta đã đề nghị rằng CIA và OAS có thể có cùng một lợi ích trong việc loại bỏ DeGaulle khỏi chính quyền và sau đó cũng đủ mạnh dạn để yêu cầu CIA “hỗ trợ vật chất và tiền bạc”. Oà, những người kiên trì không phải lúc nào cũng kiên trì. Souetre đã chơi bài liều, thử thăm dò một chuyến, nhưng CIA chẳng có lý do gì để dính líu với OAS và những hoạt động của nó, và đại diện CIA trong cuộc gặp gỡ đó đã nói rõ ràng với Souetre rằng, “…Mỹ tuyệt đối không có ý định hợp tác với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào nhằm chống lại chính quyền hợp hiến của Pháp”. Không có gì ngạc nhiên ở đây. Lời thỉnh cầu của Souetre bị bác bỏ lạnh lùng, nhưng trước khi kết thúc buổi gặp gỡ, Souetre đã lộ ra một số thông tin lạ lùng và quan trọng”. Souetre giải thích rằng hắn ta du hành bằng nhiều hộ chiếu khác nhau, trong đó có cả một hộ chiếu Mỹ”(118). [(Tài liệu CIA: CSCI – 3/776.742 (Phụ lục B))]

Những tay tội phạm có tên tuổi, những kẻ trốn tránh pháp luật, và nhất là những tay khủng bố đã có hồ sơ thì không thể xin được hộ chiếu, tức là, xin một cách hợp pháp. Vậy mà tay tội phạm kiêm khủng bố Jean Rene Souetre này lại có “nhiều” hộ chiếu khác nhau, trong đó có cả hộ chiếu Mỹ. Sao có chuyện như thế được? Souetre tìm ở đâu ra thứ giấy tờ rõ ràng là giả đó?

Lúc thịnh thời, OAS đã thu nạp được một số những chuyên viên được huấn luyện tốt nhất trong quân đội. Không chỉ có các binh sĩ chiến đấu mới gia nhập OAS, mà còn có sĩ quan tình báo, nhân viên hậu cần, bảo trì và tình báo, và xin hãy nhớ, còn có cả nhân viên SDECE trong OAS. Lý do duy nhất giải thích chuyện các sát thủ OAS thoải mái đi lại giữa Algeria và Pháp chính là điều chúng ta đang bàn tới đây. Bất kỳ một tổ chức quân sự hữu hiệu nào cũng có những phương tiện phản gián để chế tạo những giấy tờ giả nhưhg rất đáng tin cậy. Cũng như OSS, CIA, KGB, GRU, MI6, và các cơ quan tương tự, từ lâu đã chế những giấy tờ giả cho nhân viên của mình, OAS cũng đã làm như vậy; nếu không các đơn vị khủng bố của họ hẳn đã phải bơi qua Địa Trung Hải để vào đất Pháp. Hoàn toàn cũng có thể rằng Souetre đã có được mọi giấy tờ giả cần thiết từ OAS để hắn có thể làm công việc của mình. Cũng cần nói thêm rằng các giấy tờ giả có khả năng nhất trong việc lọt qua mọi biện pháp kiểm tra là những giấy tờ mang tên một người khác có thật. Như chúng ta biết qua 632-796 (và những hồ sơ khác sau đó) rằng Souetre có thể đã dùng tên giả. Xem lại dòng đầu của 632-796, bạn sẽ thấy nó đề cập đến những tên khác của Souetre: Michel Roux và Michel Mertz. Cả Roux và Mertz rõ ràng là những con người có thật (như chúng tôi sẽ chứng minh sau), và vì chúng ta đã biết rằng Souetre có “nhiều hộ chiếu khác nhau”, nên có thể cho rằng hắn ta đã dùng những giấy tờ chứng minh hắn ta là một người khác “có thật”. Đây là một lý lẽ rất quan trọng khi chúng ta nhớ lại rằng Souetre được ghi nhận là đã ở Dallas trong ngày Kennedy bị bắn chết. Phương cách để hắn ta nhập cảnh vào Mỹ cũng rất đáng quan tâm, vì lẽ Souetre có nhiều hộ chiếu, kể cả hộ chiếu Mỹ.

Nhưng đó cũng chưa phải tất cả thông tin về Souetre mà hồ sơ thứ nhì này đem lại cho chúng ta. Chúng ta biết được rằng Souetre đã phục vụ dưới quyền chỉ huy của “Thiếu tá Pierre Sergent”, điều này càng chứng thực lai lịch của hắn, vì Sergent là một trong những tay OAS cuồng tín từng tiếp tục đánh phá kể cả lúc lãnh tụ của họ, Tướng Salan, đã bị bắt giữ. Chúng ta biết rằng Souetre sinh ra ở “tỉnh Girondin của Pháp” ngày 15.10.1930 (như thế hắn 33 tuổi vào năm 1963). Chúng ta biết rằng hắn đã trốn khỏi trại giam nhốt đầy thành viên OAS năm 1961 (cùng lúc đó các barbouze của SDECE đã xâm nhập vào một trại giam OAS và đã thu lượm được tin tức về một âm mưu ám sát DeGaulle). Sau cùng, chúng ta biết được rằng “hắn ta bị coi là có dính líu trong một âm mưu ám sát DeGaulle”(119). [(Tài liệu CIA: CSCI – 3/776.742)]
 
Nếu điều đó chưa đủ lạ lùng, mời bạn trở lại với 632-796, tài liệu đầu mối cho mọi sự. “Tháng 1 hắn ta đã nhận được thư của một nha sĩ tên là Alderson sống tại 5803 Birmingham, Houston, Texas”. Bạn có thể tin chắc tay nha sĩ này đã bị điều tra và phỏng vấn, không những bởi nhân viên Bộ tư pháp mà còn cả những cá nhân nữa. Sau khi chuyên gia văn khố Mary Ferrell nối ráp xong những mẫu rời của hồ sơ này trước khi nó được giải mật, bà đã nói chuyện này với nhiều ngườ trong cộng đồng nghiên cứu Kennedy, trong đó có J .Gary Shaw, đồng giám đốc của Trung tâm thông tin về vụ ám sát JFK tại Dallas và là tác giả của nhiều cuốn sách thú vị về đề tài này(120) [(Benson)]. Biết được thông tin trên, Shaw đã tìm ra và phỏng vấn ông nha sĩ ấy qua điện thoại vào ngày 5.10.1977. Tên đầy đủ của ông nha sĩ là Larry M. Alderson đã cư ngụ ở Houston, Texas như 632-796 đã đề cập. Bạn có thể thấy toàn văn bản ghi lại buổi phỏng vấn cũng như bản ghi nhớ phỏng vấn ở Phụ lục D, nhưng chúng tôi muốn trích ở đây vài đoạn để phân tích.

Nhìn chung, cuộc phỏng vấn của Shaw đã xác nhận một điều gì đó bao hàm trong 632-796, hồ sơ này nói rằng Alderson nhận thư của Souetre; vậy là đã có mối liên hệ gì đó giữa Souetre và Alderson. Họ là bạn bè chăng? Nếu vậy, họ trở thành bạn trong hoàn cảnh nào? Họ có phải bạn làm ăn không? Có thể họ đã có liên hệ xa xôi hay gián tiếp nào đó chăng? Có thể có mối quan hệ gì giữa Souetre, một tay khủng bố người Pháp và có thể là kẻ ám sát, với Alderson, một nha sĩ ở Texas?

Cuộc phỏng vấn của Shaw trả lời vấn đề quan trọng này ngay lập tức. Hoá ra Souetre và Alderson đã là bạn của nhau – Alderson biết Souetre “rất rõ”, ông ta khẳng định như thế và theo dõi cuộc phỏng vấn chúng ta biết được họ trở thành bạn bè như thế nào. Họ là “dân lính tráng” theo cách nói nào đó. “Khi tôi biết anh ta”, Alderson nói, “thì tôi đang là sĩ quan an ninh làm việc chung với anh ta tại Pháp và tôi đã sống với anh ta”. Nói cách khác, Alderson và Souetre đóng quân trong cùng một trại tại Pháp, tại một cứ điểm phối hợp nơi quân nhân Mỹ làm việc chung với quân nhân Pháp. Sau đó, Alderson quay về đời sống dân sự ở Texas, nhưng vẫn còn liên lạc với Souetre trong nhiều năm, gửi thiệp Giáng sinh cho nhau và chắc có cả thư từ nữa. Nhưng không có bất kỳ thư từ nào với Souetre cho Alderson biết rằng Souetre đã đào ngũ và gia nhập OAS; mà ông ta biết điều đó qua bà vợ Souetre, người mà Alderson cũng có trao đổi thư từ. “Nhưng anh ấy {Souetre}, tôi độ rằng, cũng đã bỏ vợ luôn”, Alderson nói với Shaw. Vợ Souetre là một phụ nữ đẹp xuất thân từ một gia đình làm rượu vang giàu có ở miền nam nước Pháp. “Tôi đã không nghe tin tức gì của bà suốt nhiều năm”’ Alderson nói, nhưng “…bà ta chính là người cho tôi hay rằng anh ta đã bỏ quân đội Pháp và đã đi vào hoạt động ngầm để cứu lấy Algiers”.

Alderson cũng cho chúng ta mô tả nhân dạng Souetre: “Anh ta dễ coi, cao, mặt hơi có góc cạnh, theo như lần cuối tôi được gặp. Anh ta có tóc hơi quăn, màu nâu sẫm, một tay dễ coi, đẹp trai đấy”(121). [(Từ “Telephone Interview with Dr.L.M.Alderson and J.Gary Shaw – October 5, 1997; 4:30 pm” (Phỏng vấn bác sĩ L.M.Alderson và J.Gary Shaw qua điện thoại – 5.10.1977; 4:30 chiều) (Phụ lục D))]
Nhưng ngày hôm sau, 6 tháng 10, Alderson lại được phỏng vấn nữa, và qua bản ghi nhớ về cuộc phỏng vấn, ta thấy Alderson cho biết thêm:

Souetre vào khoảng 25 tuổi ở đầu thập niên 1950.

Souetre là nhà ngữ học có thể nói lưu loát tiếng Anh mà không nặng giọng Pháp; hắn ta còn nói được tiếng Tây Ban Nha và Đức.

Hắn ta ăn mặc sắc sảo và thu hút phụ nữ.

Hắn ta quen biết với “mọi chính khách Pháp”

Hắn cao khoảng 1,9 mét, nặng hơn 85kg.

Như thế ta có bức tranh rõ hơn về nhân vật này, về thể chất và có tính chủ quan. Người sĩ quan tận tụy nhưng là một ông chồng không tận tụy đến thế. Một người được mô tả là cao ráo, da ngăm, đẹp trai, hấp dẫn phụ nữ và là người ưa giao tế, quen biết “mọi chính khách Pháp”(122). [(“Memorandum of Interview by J.Gary Shaw with Dr.Lawrence M.Alderson, D.D.S.,” 6.10.1997 – 4:00 chiều.)]

Tuy nhiên, quan trọng hơn hết là chuyện khi Shaw nói rằng hồ sơ 632-796 đã xác định Souetre có mặt ở Dallas trong ngày JFK bị bắn và Souetre đã bị trục xuất ít lâu sau đó thì Alderson biết ngay về chuyện đó.

Làm sao ông ta biết?
 
Nhân viên FBI bắt đầu “bám đuôi” Alderson ít lâu sau khi Kennedy bị ám sát, và sau cùng đành thôi trò này và trực tiếp thẩm vấn ông nha sĩ. Xin nhớ rằng, cuộc phỏng vấn của Shaw xảy ra năm 1977, nhưng lần thẩm vấn của FBI thì xảy ra “ngay sau vụ ám sát” và họ tuyên bố rằng họ đã tiếp xúc với Alderson vào lúc đó “bởi vì có một tấm thiệp giáng sinh cũ đã bốn hay năm năm mà ông này đã gửi cho Souetre”(123). [(Sđd)]

Điều này có nghĩa rằng FBI đã biết chuyện Souetre có mặt ở Dallas ngày 22.11.1963, và vụ trục xuất hắn ít lâu sau đó – vài tháng trước khi hồ sơ 632-796 của CIA tiết lộ sự kiện rằng người Pháp (vào tháng 3 năm 1964) có hỏi thăm FBI về việc trục xuất và nơi đến của Souetre.

Đây là một tiết lộ quan trọng đến mức chấn động, và chúng tôi sẽ bổ sung bằng một điều còn quan trọng chấn động hơn trong chốc lát nữa đây.

Hiển nhiên, điều mà FBI muốn biết nhất là liệu Alderson có biết chi tiết vụ trục xuất Souetre ở Dallas hay không, lý do là FBI, ngay sau vụ sát hại JFK, đã coi Souetre là thủ phạm tình nghi! Chúng ta biết điều này vì Alderson đã nói với Shaw: “Họ cảm thấy rằng Jean biết ai, hoặc chính anh ta không chừng, đã ám sát Kennedy”(124) [(“Telephone Interview with Dr.L.M.Alderson and J.Gary Shaw – October 5, 1997; 4:30 pm”)].

A, thật là lạ. FBI coi Souetre là thủ phạm tình nghi nhưng họ đã không đề cập điều này với Uỷ ban Warren?

Hơn nữa, Alderson cũng nói với chúng ta rằng chính ông ta đã báo cáo những điều mình biết về Souetre cho “Tiểu ban”. Ông ta không nói đích xác đó là Tiểu ban nào nhưng chúng ta có thể cho rằng ông ta không nói tới một công ty xe lửa. “Tôi chưa từng nghe tin gì từ cuộc điều tra”, Alderson nói với Shaw, “tôi đoán có lẽ tôi đã tiếp xúc với một Tiểu ban đã bị giải thể không còn hoạt động nữa hoặc, cho dù họ có tồn tại hay không thì tôi cũng không biết, họ đã trải qua bao rắc rối khó khăn trong năm rồi hay đại khái như thế”(125). [(Sđd)]
Cái tiểu ban duy nhất từng trải qua khó khăn rắc rối trong thời kỳ này là Tiểu ban Hạ viện về Những vụ ám sát. Thực ra, họ không bị giải thể năm 1977 nhưng bất kỳ ai cẩn thận theo dõi hoạt động của tiểu ban này qua báo chí chắc chắn đã e rằng nó bị giải thể khi thấy rằng liên tục có người phản đối sự tồn tại của nó vì lý do ngân sách và những rối loạn đấu đá nội bộ không ngừng giữa các thành viên. Điều bác sĩ Alderson nói ở đây là ông ta đã báo cáo thông tin về Souetre cho Tiểu ban Hạ viện về Những vụ ám sát. Ông ta cũng nói với tiểu ban đó rằng FBI đang điều tra về Souetre – và đã xem tay này là thủ phạm tình nghi – ngay sau cái chết của JFK.

Và tiểu ban không hề trở lại với ông ta.

Thay vì thế, Tiểu ban đã quyết định bỏ qua thông tin quan trọng này. Giống như Tiểu ban đã bỏ qua khám phá của Robert Groden, chuyên gia về ám sát, vốn cho rằng các ảnh chụp khám nghiệm tử thi JFK là ngụy tạo(126). [(Groden, The Killing of a President)]
Giống như Uỷ ban Warren đã bỏ qua hàng lô hàng lốc bằng chứng hoàn toàn khác với báo cáo cuối cùng của Uỷ ban.

Cái kiểu mánh lới tránh né và che giấu này thì chẳng có gì mới trong cung cách của chính quyền khi giải thích cho công chúng hiểu điều gì đã thực sự xảy ra tại Dallas ngày 22.11.1963 đó. Nhưng bây giờ, nó đúng là điều ai cũng dự đoán được.

Trở lại với Souetre, chúng ta đã nghe những điều Alderson đã nói năm 1977, và chúng ta hiểu những hàm ý khủng khiếp sau đó, rằng FBI đã Souetre như một kẻ có tham dự vào vụ ám sát JFKmà không nói một lời nào về chuyện này cho các giới chức thẩm quyền. Bây giờ ta hãy trở lại với đoạn đầu của 632-796, hồ sơ chính thức đầu tiên cho chúng ta biết Souetre là một tay khủng bố tại Dallas vào buổi chiều ngày xảy ra vụ ám sát và sau đó bị trục xuất khỏi Mỹ. Hồ sơ 632-796 tiết lộ rằng vào ngày 5.3.1964, người Pháp đã dò hỏi ở văn phòng tuỳ viên pháp lý ở Paris, và nó cũng cho ta biết rằng tình báo Pháp (SDECE) cũng đã dò hỏi FBI tại New York – về Souetre. FBI đã tiến hành điều tra ngay.alderson nói rõ ràng với FBI chuyện ông ta quen với Souetre lúc nào (1953), và ở đâu (Patette Malioun gần Rheim, Pháp)(127) [(Tài liệu FBI 105-128-529, ngày 6.3.1964)]. Hồ sơ này đề ngày 6.3.1964 – ngày hôm sau đó – và từ đó ra đời một loạt hồ sơ FBI khác: điều tra Alderson, điều tra các tên giả của Souetre, điều tra các chuyến bay dân dụng có thể đã chở trục xuất Souetre. Những hồ sơ đó không cho chúng ta nhiều chi tiết lắm, nhưng chúng chứng thực rằng trong khi Uỷ ban Warren còn đang làm việc, thì FBI đang điều tra về Souetre.

Có lẽ FBI đã báo cáo những điều họ biết về Souetre và trục xuất hắn cho Uỷ ban Warren, và nếu như vậy thì chính uỷ ban đã ém nhẹm bằng chứng này. Chuyện này là lỗi của bên này hoặc bên kia thôi. Chúng ta biết có một tay khủng bố bị trục xuất ra khỏi Dallas ngay sau vụ ám sát chấn động nhất lịch sử Mỹ, và có rất nhiều phần tử trong chính quyền Mỹ biết chuyện này và không bao giờ nói ra với công chúng Mỹ. Và nếu như thế chưa đủ tệ, chúng tôi lại có bằng chứng rõ ràng rằng một cơ quan nào đó trong chính phủ Mỹ đã tiến hành vụ trục xuất đó(128) [(Hurt)]. Nói cách khác, chính chính phủ Mỹ đã bí mật đưa Souetre ra khỏi lãnh thổ Mỹ.

Ta chỉ có thể nghĩ ra một tình huống tồi tệ hơn tình huống này, đó là FBI đã biết về Souetre trước khi Kennedy bị ám sát. Điều này không hậu thuẫn cho những qui kết nói rằng FBI đã nhận được tin báo về một âm mưu ám sát JFK trước khi Kennedy thực sự bị giết sao?(129). [(Phim JFK của Oliver Stone mô tả rõ ràng rằng một ghi chú viễn ký được chuyển tới Văn phòng tiền phương của FBI tại New Orleans ngày 17.11.1963, nói rằng FBI đã biết về mối đe doạ ám sát JFK tại Dallas. Tiểu ban Hạ viện gạt bỏ thông tin này với lý do rằng người tuyên bố ban đầu, thư ký an ninh FBI, William S.Walter, đã nói dối (Summer) cho dù nhà nghiên cứu Mark Lane tìm được bản sao văn bản viễn ký đó nhờ Luật Tự do Thông tin (Benson). Một số nhà phản bác tuyên bố rằng bản viễn ký là ngụy tạo cho dù không có bằng chứng nào cho tuyên bố đó)].

Dĩ nhiên điều đó là rất có thể. Đó sẽ là một tiết lộ kinh hoàng vì nó sẽ chứng tỏ rằng Bộ Tư pháp không chỉ biết về một âm mưu ám sát JFK mà còn biết một kẻ ám sát có thể có dính líu đến âm mưu này – một kẻ ám sát mà tên của y không phải là Lee Harvey Oswald. Nó sẽ chứng tỏ rằng hoặc Bộ tư pháp Mỹ đã tham gia vào vụ sát hại JFK (điều này chúng tôi không tin) hoặc họ đã được cảnh báo phải ngăn chặn vụ mưu sát này và đã không làm được chuyện đó vì không đánh giá đúng tầm quan trọng của nó hoặc vì bất tài bất lực và rồi tìm cách ém nhẹm những sự kiện để tự bảo vệ cho mình, để “giữ lấy cái mạng mình”, có thể nói như thế (điều này chúng tôi tin).

Thế là quá rõ, nhưng để chứng minh kịch bản này, chúng ta phải chứng tỏ rằng FBI đã biết về Souetre trước vụ ám sát, đúng không? Trong cuốn Reasonable Doubt của Henry Hurt, tác giả đã nói rõ rằng: “không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy FBI đã liên lạc với Alderson trước khi họ nhận được dò hỏi thông tin từ phía người Pháp”. (ngày 5.3.1964)(130) . [(Hurt)]

Chúng ta hãy mổ xẻ tỉ mỉ. Trừ khi họ muốn đào đến chân tơ kẽ tóc, thì lý do duy nhất khiến FBI có thể đã điều tra về Alderson là nhằm xác minh ông ta biết gì về Souetre. Do đó, việc FBI đã điều tra Alderson trước khi xảy ra vụ ám sát JFK có thể chứng minh rằng họ đã quan tâm về Souetre trước khi xảy ra sự vụ. Và cuốn sách của Henry Hurt đã nói với chúng ta rằng không có bằng chứng nào hậu thuẫn cho khả năng này.

Được rồi…

Hồ sơ FBI 105-120510-2 chứng tỏ rằng FBI đã thực sự điều tra Alderson… vào ngày 4.4.1963 {xem phụ lục C}.

Tức là hơn bảy tháng trước khi xảy ra vụ ám sát(131). [(Tài liệu FBI 105-120510-2, ngày 8.4.1963. tài liệu này xác định rằng FBI đang tích cực tìm kiếm thông tin về Alderson. Nó viết: “Houston được yêu cầu xác minh gia đình Alderson, và khi thông tin này được chuyển tới, FBI được yêu cầu đưa ý kiến, nếu có, liệu thông tin này có thể được cung cấp cho nguồn nói trên không” (xem Phụ lục C))]
 
VŨNG LẦY GIẤY TỜ


“Qúi vị không hiểu. FBI chỉ là một cơ quan liên ban có cả ngàn ngàn hồ sơ một lưu trữ rải rác khắp nước. Khi luật pháp buộc chúng tôi giải mật và công bố cả ngàn ngàn hồ sơ mỗi năm, các nhân viên giải mật đôi khi cũng lầm lẫn. Với một nhóm ít ỏi nhân viên thì công việc như thế là quá nhiều; thật không thể đọc từng dòng của mỗi hồ sơ sắp được giải mật và đồng thời vẫn làm công việc của mình. Đôi khi chúng tôi có lầm lẫn. Đôi khi chúng tôi cho công bố những thứ không được phép công bố.”
NHÂN VIÊN GIẢI MẬT
BỘ TƯ PHÁP(132) [(Phỏng vấn điện thoại của đồng tác giả Lee với nhân viên bảo mật hồ sơ của Bộ Tư pháp; nhân viên này yêu cầu giấu tên vì e ngại những hậu quả bất lợi)]


Cuốn Reasonable Doubt của Henry Hurt là một trong những công trình nghiên cứu tốt nhất và thấu đáo nhất từng được viết về vụ sát hại John F.Kennedy, và nó đã đưa Hurt vĩnh viễn lên đỉnh cao của dòng nghiên cứu này. Tuy nhiên, đến nay, cuốn sách đã hơi lỗi thời (nó được xuất bản từ năm 1985) và từ đó đến nay, sách vở về tư pháp đã chịu sự chế tài của Công pháp 102-526, Đạo luật về thu thập hồ sơ quanh vụ ám sát JFK ban hành năm 1992, Đạo luật về tiết lộ tài liệu quanh vụ ám sát, và Uỷ ban điều nghiên các hồ sơ về vụ ám sát. Đó là những thoả ước pháp lý, là thành phẩm của 35 năm công chúng phản đối quanh cái chết của JFK, và là phương tiện để xoa dịu sự phản đối đó và đặt thêm nhiều hồ sơ chính phủ hơn nữa vào tay công chúng .

Từ 1992, một dòng chảy đều đặn những hồ sơ có liên quan đến cái chết của JFK đã đột nhiên xuất hiện sẵn sàng cho công chúng tham khảo tại Văn khố Quốc gia. Cho đến gần đây, tháng 10.1998, dân chúng Mỹ đã thấy được một hành động của chính phủ trong vấn đề này. Đó là khi Uỷ ban điều nghiên các hồ sơ về vụ ám sát sau cùng cũng công bố một báo cáo 208 trang. Uỷ ban này đã được thành lập bởi Quốc hội trong “những cố gắng” giải toả mối nghi ngờ của người dân Mỹ cho rằng chính phủ đã cố tình ém nhẹm các dữ liệu liên quan đến vụ ám sát mà cho đến nay vẫn được chính thức gán tội cho Lee Harvey Oswald, cộng thêm những lỗ hổng khổng lồ trong báo cáo của Uỷ ban Warren và nhất là những khẳng định hùng hồn về một âm mưu thông đồng giữa CIA và quân đội Mỹ được mô tả trong bộ phim của Oliver Stone. Sau đây là những gì chúng ta có được nhờ hành động này của quốc hội:

“Kinh nghiệm của Uỷ ban điều nghiên cho thấy khá rõ rằng chính quyền liên bang đã bảo mật hồ sơ một cách không cần thiết và phí phạm và do đó ngăn không cho công chúng tiếp cận vô số hồ sơ quan trọng không cần phải bảo mật như thế”, Uỷ ban nêu lên như vậy trong báo cáo 8 triệu đô la của họ. Điều này ban đầu nghe có vẻ thẳng thắn, nhưng khi chúng ta đi qua những rào đón hoa mỹ, chúng ta không nhìn thấy cách chọn lựa từ ngữ rất cẩn thận và có suy tính trước của họ hay sao?

“Kinh nghiệm” của Uỷ ban? Sao không nói khảo sát chính thức của Uỷ ban? “…ngăn không cho công chúng tiếp cận vô số hồ sơ quan trọng” là sao? Tại sao lại nói như thế, các ngài? Tại sao không bước ra khỏi lớp vỏ tu từ cẩn thận và NÓI CHO CHÚNG TÔI NGHE SỰ THẬT? Thông tin này đến từ một bài của hãng tin AP trên tờ USA Today nói về việc công bố báo cáo chính thức của Uỷ ban, và AP đã mô tả thế này: “Chính phủ qua nhiều thập niên đã ngăn chặn một cách ‘không cần thiết’ và ‘phí phạm’ hàng triệu hồ sơ về vụ ám sát Tổng thống Kennedy, khiến dân chúng Mỹ mất niềm tin vào chính phủ”(133) [(Associated Press, “Government Faulted for JFK Secrecy”, 28.9.1998)].
Có lẽ chúng ta đã quá chú ý vào những chi tiết lặt vặt… nhưng không phải đã tới lúc chính phủ cùng các uỷ ban, tiểu ban và ban điều nghiên của nó chấm dứt trò ăn nói vòng vo và trình bày thẳng thắn mọi sự thật rồi sao?

Rồi, đọc thêm vài dòng trong bài báo, chúng ta biết được rằng Uỷ ban điều nghiên các hồ sơ về vụ ám sát đã không có nhiều quyền hạn lắm. “Tuy nhiên, uỷ ban không được giao nhiệm vụ tiến hành lại cuộc điều tra, và khi tăng thêm hồ sơ cho hàng triệu hồ sơ có sẵn trong Văn khố Quốc gia quanh vụ ám sát này, uỷ ban đã không đụng gì tới câu hỏi ai đã giết Kennedy”

Oà, tuyệt vời thế. Tám triệu đô la tiền thuế của chúng ta cho cái uỷ ban điều nghiên vốn không hề cố gắng khám phá ra ai đã tham gia vào vụ ám sát mà uỷ ban đã ăn lương để điều nghiên. Nó giống như trả tiền cho một anh thợ để xem xét cái xe của bạn, rồi anh thợ nói, “À, cái xe của ông có gì trục trặc đấy, nhưng tôi không cho ông hay đâu”.

Cám ơn.

Kế đó còn những điều ngu xuẩn khác: “Tuy ủy ban điều nghiên có ý định tìm kiếm bất kỳ hồ sơ ‘có bằng chứng tố cáo’ có thể tồn tại đâu đó, nhưng uỷ ban biết rằng đóng góp lớn nhất của nó có thể là cung cấp cho công chúng những hồ sơ lưu trữ định hình được sự cố bi thảm đó”, báo cáo tổng kết của uỷ ban noí như vậy.

Đó là báo cáo tổng kết sao? “Có ý định tìm kiếm bất kỳ hồ sơ ‘có bằng chứng tố cáo’ nào sao?”. Điều mà đoạn văn vô lý này gợi lên là, uỷ ban có thể đã có ý định tìm kiếm các hồ sơ quan trọng nhưng đã không tìm. Bởi vì nếu họ đã tìm thì họ đã nói ra điều đó. Họ hẳn sẽ nói Uỷ ban điều nghiên đã tìm kiếm bất kỳ hồ sơ “có bằng chứng tố cáo” có thể tồn tại đâu đó. Nhưng họ không nói như thế. Nếu chúng ta phân tích lập tức toàn câu văn ngớ ngẩn đó, chúng ta có thể vạch ra nó muốn nói rằng tuy uỷ ban có thể đã có ý định tìm kiếm các hồ sơ quan trọng, nhưng họ đã quyết định không tìm, mà thay vào đó đã quyết định chuyển các hồ sơ có liên quan đến JFK vào văn khố quốc gia mà không nói gì về ý nghĩa của các hồ sơ đó.

Oà, được rồi. Ít nhất là uỷ ban cũng đã làm được điều gì đó, đúng không? Bài báo hàm ý rằng uỷ ban đã thu nhập và công bố 60,000 hồ sơ của FBI, CIA và nhiều cơ quan liên bang khác, và những hồ sơ này sẽ được lưu tại Văn khố Quốc gia. Thế còn tốt hơn là không có gì cả. Ít ra bây giờ công chúng có thể đến Văn khố Quốc gia và đọc các hồ sơ, đúng không?

Sai.
 
Sau đây là đoạn cuối của bài báo: “Các hồ sơ lưu sẽ được giữ tại Văn khố Quốc gia. Một số cần xử lý trước khi công chúng có thể nghiên cứu. Những đoạn bị bôi đen trong một số hồ sơ sẽ được đưa ra ánh sáng vào những thời điểm khác nhau từ nay đến 2017”.
Thật là một trò nhảm nhí. Chúng ta vừa đọc một trích đoạn trong báo cáo tổng kết của uỷ ban, và nó nói rằng “đóng góp lớn nhất của nó {uỷ ban} có thể là cung cấp cho công chúng những hồ sơ lưu trữ…” nhưng khi đọc hết bài báo chúng ta biết rằng công chúng không chắc sẽ được cung cấp bất kỳ thông tin mới nào trong vòng 17 năm nữa.

Cũng lại trò đó…

Và tất cả việc nói đi nói lại của chúng ta chỉ làm lộ ra lần nữa một điểm phản đối đã có bao lâu nay. Với tất cả những cái gọi là “bằng chứng” mà chính phủ thực sự muốn đem lại cho dân chúng đã bầu họ lên, và trả lời cho những câu hỏi mà đám dân chúng ấy yêu cầu họ trả lời, thì liệu tất cả những uỷ ban, tiểu ban và ban điều nghiên có thể điều tra trung thực các cơ quan công quyền đến mức nào? Điều này được nói rõ hơn trong tác phẩm The Assassination of John F.Kennedy của Duffy and Ricci đã nói ở mấy chương trước:

“Những người phê phán cả Uỷ ban Warren lẫn Tiểu ban Hạ viện về Những vụ ám sát tự hỏi liệu có thể nào một cơ quan đại diện cho chính phủ liên bang lại tiến hành được một cuộc điều tra vô tư về một vụ ám sát mà những cơ quan khác của chính phủ có vẽ như có can dự vào đó”(134) [(Duffy)].

Một chỗ hợp lý để nói ở mức thấp nhất .

Oà, có vẻ như chúng ta hơi lạc đề một chút, phải không? Đôi khi ta không thể không lạc đề khi ta đang xem xét tất cả những chuyện rối rắm của cái đề tài cực kỳ rối rắm này.

Trong chương này, chủ đề là chính phủ liên bang đã lưu trữ, bảo mật, giải mật và rồi công bố thông tin cho dân chúng như thế nào.
Chúng tôi không hề có ý phê phán tác phẩm đồ sộ của Henry Hurt khi nói rằng câu ông ta đã viết – “Không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy FBI đã liên lạc với Alderson trước khi họ nhận được dò hỏi thông tin từ phía người Pháp” – là đã lỗi thời và không còn chính xác nữa. Hồ sơ FBI 105-120510-2 được ghi ngày 8.4.1963 – khá lâu trước khi JFK chết – và tuy nhiều phần của hồ sơ này đã bị xóa đen, chúng tôi sẽ in nó lại ở đây cho bạn đọc (bản sao chụp toàn văn có thể xem ở Phụ lục C):

Chính phủ Mỹ

Bản ghi nhớ

GỬI: GIÁM ĐỐC FBI
( QUA:ĐƠN VỊ LIÊN LẠC HẢI NGOẠI)

NGÀY: 8.4.63

TỪ: SAC, NEW YORK XXXXXXXXXX Mật báo viên

05-

VỀ: NHÀ ALDERSON,

5803 Burlingham, Houston, Texas

IS – PHÁP

Để xin thông tin của FBI và Houston vào ngày 3.4.63

XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX X

Houston được yêu cầu xác minh nhà ALDERSON và khi thông tin này được chuyển tới, FBI được yêu cầu cho ý kiến xem thông tin nào, nếu có, là có thể được cung cấp cho nguồn này

2- FBI (RM)

2- Houston, (RM)

1- New York, XXXXXXXX

Mật báo viên
LHB: EG
(5)

Những phần biên tập bôi đen cho thấy rõ ràng nhân viên bảo mật muốn giữ kín lai lịch của mật báo viên, một điều phổ biến trong vô số hồ sơ liên bang. Thuật ngữ chính thức là “công bố một phần”. Nhưng chúng ta không cần ưu tư về những phần biên tập vì những phần này không bị biên tập đã nói với chúng ta mọi điều cần biết. Hồ sơ này chứng tỏ rõ ràng rằng – bảy tháng trước khi Kennedy chết – FBI đã biết về Souetre và đang truy tìm tay này. Không có lý do khả dĩ nào khác khiến FBI phải truy ra Alderson, và cũng rõ ràng chuyện FBI ban đầu làm sao tìm biết được tay khủng bố người Pháp Souetre và Alderson: sự kiện đã nhắc tới ở trên là, họ (FBI) có nói với Alderson rằng họ đang điều tra một tấm thiệp Giáng sinh đã cũ bốn hoăc năm năm mà Alderson “đã gửi cho Souetre và nó còn nằm trong hồ sơ thơ không chuyển đi được của bưu điện”(135) [(Từ “Memorandum of Interview by J. Gary Shaw with Dr. Lawrence M. Alderson, D.D.S.,” 6.10.1977 – 4:00 chiều)].
 
Còn một hồ sơ FBI khác (105120510-1) từ văn phòng giám đốc gửi tới Đơn vị liên lạc hải ngoại, được ghi ngày sau đó một tháng, và nó cho thấy rõ ràng một cuộc điều tra toàn diện của FBI về Alderson. Ông nha sĩ Houston này được điều tra kỹ lưỡng đến độ nhân viên FBI không những xác minh được thời kỳ phục vụ quân đội của Alderson mà cả những chổ làm trước đó, những địa chỉ trước đó của ông ta, những trường mà ông ta từng học, và cả lý lịch tư pháp của ông (cái này chứng tỏ ông ta không phạm pháp điều gì). FBI còn điều tra cả vợ và cha mẹ của Alderson nữa. Và một tờ đính kèm vào hồ sơ này, ghi ngày 21.5.1963, chứng tỏ rằng cuộc điều tra này xuất phát từ việc Alderson trước đó có quen biết với Souetre, vì nó ghi rằng: “Những hồ sơ của chúng ta không có thông tin nào cho thấy bác sĩ Alderson và vợ đã từng ra khỏi nước Mỹ hoặc từng tham gia vào bất kỳ hoạt động chống Pháp nào”(136) [(Tài liệu FBI 105-120510-1, ngày 3.5.1963; và hồ sơ đính kèm đề ngày 21.5.1963)]. Những hồ sơ ấy chứng tỏb FBI đã quan tâm sâu xa về Souetre từ lâu trước ngày 22.11.1963. Không có những mẩu hồ sơ quý giá này, chúng ta hẳn sẽ không bao giờ có thể xác định chắc chắn sự kiện này.

Từ vị trí này, các bạn có thể thấy – đó là tất cả về hồ sơ cũng như về sự thật. Mọi thứ khác đều là nghe nói. Mọi thứ khác đều là những manh mối suy đoán, các lời chứng cấp hai hoặc cấp ba (qua nhiều người nói lại) và đủ kiểu suy diễn của các giả thiết mơ hồ và không cụ thể. Con đường duy nhất có thể đi để tìm ra điều gì thực sự đã xảy đến cho Jack Kennedy là đi tìm ra các hồ sơ chính phủ nói được điều đó. Hiển nhiên, những hồ sơ đó đã bị giữ ngoài tầm tay của chúng ta. Nhưng chính xác thì những hồ sơ ấy ở đâu?

Chúng có thể nằm ở hàng trăm nơi. Nó không giống chuyện vào thư viện tìm một cuốn sách. Nó giống như đi tới hàng trăm thư viện vậy, và trong mỗi thư viện ấy, các sách bạn cần đều bị giấu kín. Mỗi bộ phận của chính phủ liên bang có đủ loại cơ sở và phương tiện để lưu giữ hồ sơ. FBI, CIA, NSA, Lục quân, Hải quân và Không quân, rồi DEA, DIA, BFT, và hàng lô hàng lốc những cơ quan khác mà chính phủ cần đến để định hình chính nó. Ngay cả trong thời vi tính điện tử của những món như kỹ thuật số, cơ sở dữ liệu kỹ thuật cao, và những ổ đĩa chỉ bằng đồng xu mà chứa cả triệu trang văn bản, chính phủ liên bang vẫn có hàng tỉ hàng tỉ trang hồ sơ cần được xếp loại, phân mục và lưu trữ. Chẳng hạn như FBI, có ít nhất ba nơi lưu trữ hồ sơ: một ở Washington DC, một ở Clarkburg, bang Tây Virginia, và một ở Pocatello, bang Idaho (mà chỉ có một ít nhân viên bảo mật để quản lý tất cả những hồ sơ đó). Một thí dụ khác, nghành tình báo lục quân thực sự có quan hệ với vô số tổ chức khác có liên quan đến tình báo như INSCOM (Ban chỉ huy tình báo và an ninh), ASA (Cục an ninh quân đội), AISA (Hoạt vụ hỗ trợ quân báo). Trong Hải quân cũng tương tự như thế: ONI (Phòng tình báo hải quân), NSC (Ban chỉ huy an ninh hải quân), NSOG (Tổ phụ trách các chiến dịch an ninh hải quân), và NSGA (Hoạt vụ tổ an ninh hải quân). Quá nhiều phòng ban nội bộ của các phòng ban ngoại vi, mỗi phòng ban lại có bộ phận bổ sung riêng của nó chuyên lưu trữ hồ sơ. Rồi đến vô số các cơ sở lưu trữ không thể nhận dạng rõ được, chẳng hạn như Kho tái kiểm hồ sơ, cơ sở dữ liệu tái xử lý (nghe đồn là trực thuộc CIA), và Đơn vị lưu trữ thông tin liên bang. Nếu ai đó quan tâm tới một hồ sơ nào đó của FBI mà nó không có ở Văn khố Quốc gia, thì nó có thể ở một chỗ nào khác (ấy là chưa nói chuyện nó cần được bảo mật) nhưng rồi cũng vậy, cho dù có những đơn vị "liên lạc” giữa các cơ quan liên bang, như IGA (Hoạt vụ nhóm liên nghành) vốn tồn tại như một kênh liên lạc chính thức giữa FBI và Hội đồng an ninh quốc gia. Hoặc có lẽ một tài liệu nào đó đã được lưu trữ bởi DIS (Vụ điều tra quốc phòng) vốn có quan hệ với NSC, FBI, CIA và mọi bộ phận tình báo quân đội khác.
Luận điểm cuối cùng của chúng tôi là: qua nhiều thập niên, những tài liệu quan trọng đã được phát tán đi khắp đất nước, đi vào vô số “hầm lưu trữ” khác nhau. Ai thực sự biết có bao nhiêu tài liệu ở những chỗ ấy? Và cho dù điều đó có được chính thức ghi nhận thì ai biết ở đâu?

Và trong toàn bộ hàng tỉ tỉ hồ sơ ấy, rất nhiều hồ sơ đã được bảo mật vì lý do chính đáng. Chắc chắn công chúng có quyền được biết chính phủ của mình đang làm gì – và đã làm gì – nhưng không thể nếu thông tin ấy có thể lưu truyền tới những phần tử trong hoặc ngoài nước vốn không có quyền được biết đó – cụ thể là những kẻ thù của nước Mỹ. Đây là mục đích hợp pháp khi hạn chế một số thông tin nào đó, và cũng với tính hợp pháp tương tự nó bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia, và ít ai có thể tranh cãi điều này.

Nhưng mặt khác, cũng chính tính hợp pháp trong việc hạn chế thông tin này cũng đã bị bẻ cong, bóp méo một cách cố ý, và bị lạm dụng nhằm mục đích tránh né sự thật, và lời tuyên bố chính thức mà chúng ta thường được nghe (“bị hạn chế vì lợi ích an ninh quốc gia”) đã trở thành một cái cớ thịnh hành để từ chối cung cấp thông tin cho dân chúng. Một câu thịnh hành khác mà gần đây có vẻ đã bị bỏ quên, đó là “một chính quyền vì dân, do dân”. Có gì đã xảy đến cho câu này? Chính quyền này không “do dân” nữa khi những viên chức dân cử cứ tiếp tục ngăn không cho người dân biết được những sự thực quan trọng. Có một từ ngữ khác cho cái cung cách đó: chủ nghĩa phát xít trá hình. Đến nay đã hơn 37 năm rồi kể từ ngày JFK bị sát hại, vậy mà chúng ta “những người dân” vẫn phải nghe cái chính quyền do ta bầu lên nói rằng việc công bố mọi hồ sơ liên quan đến vụ ám sát JFK sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Sau bao năm như vậy, chúng ta đã có một Uỷ ban Warren nói dối với chúng ta năm 1964, một Tiểu ban Hạ viện về Những vụ ám sát cố tình bỏ qua bằng chứng năm 1979, và một Ban điều nghiên các hồ sơ về vụ ám sát năm 1998 lại nói với chúng ta rằng các hồ sơ quan trọng về JFK sẽ còn được giữ ngoài tầm tay công chúng cho đến tận năm 2017.

Điều này nghe không ra vẻ một chính quyền vì dân chút nào. Nó nghe giống như một chính quyền đang nói dối với dân chúng đã bầu họ lên hơn. Nước Mỹ không được cho phép sự lạm dụng quyền hạn kéo dài này và trò lừa dối sau đó được. Nước Mỹ không thể bị bắt phải chờ đến tận 2038 hay 2017 rồi mới biết được sự thật. Nước Mỹ không thể bị buộc phải chờ đến một ngày khác được.

Nhưng chúng ta sẽ chờ. Và ai biết được sau đây còn những trò lừa dối nào nữa?
 
Nhưng một lần nữa, sau bao nhiêu đó năm, có lẽ thời gian đã vận hành có lợi cho dân chúng – do tình cờ, cũng như do khối lượng khổng lồ các hồ sơ được lên lịch để giải mật và công bố một cách hợp pháp bởi vì thông tin chứa trong các hồ sơ ấy không xâm hại đến an ninh quốc gia.

Chính phủ có một thủ tục lên lịch trình công bố với dân chúng hàng ngàn hồ sơ mật mỗi năm khi những thông tin trong đó không còn được xem là có tính nhạy cảm (dễ gây chấn động) nữa. Có một số tiêu chuẩn cho việc này, nhất là khoảng thời gian tính từ ngày hồ sơ được đưa vào bảo mật, và tất nhiên là có tính đến bản chất của thông tin trong hồ sơ đó. Điều này có nghĩa rằng có những người – những nhân viên chính phủ nhưng cũng là con người như bạn và chúng tôi – được giao nhiệm vụ quyết định về những hồ sơ được chọn để công bố. Những quyết định này rất thường là những nhận định chủ quan. Nói cách khác, với mỗi hồ sơ muốn được giải mật và công bố đều có một người đánh giá về mối tương quan giữa hồ sơ đó và an ninh quốc gia. Một ai đó ngồi ở bàn giấy trong một kho lưu trữ mờ tối nào đó đọc hồ sơ và đưa ra quyết định chính thức là việc công bố hồ sơ đó có nguy cơ xâm hại an ninh quốc gia hay không nếu nó được công bố.

Vì việc này cần được tiến hành không mắc sai sót, nên người phụ trách công tác đó phải là một nhà tâm lý học, tâm thần học, một sử gia tận tụy và một chuyên gia thượng thặng về chính sách ngoại giao Mỹ. Nhưng hầu hết những người làm công việc này chẳng thuộc loại nào trong số nói trên. Họ chỉ là những con người bình thường. Họ là nhân viên thư ký. Họ là những trợ lý văn phòng. Họ là những người cạo giấy mỗi ngày từ chín giờ sáng tới năm giờ chiều, và đa số bọn họ chắc chắn làm việc hết sức mình. Nhưng trong tất cả những phê phán trước đây của chúng tôi đối với đủ loại uỷ ban, tiểu ban và ban điều nghiên của chính phủ vốn kiên trì thao túng các thông tin sẽ được công bố cho chúng ta, thì có thể nói rằng khối lượng khổng lồ các hồ sơ cũng quá sức của họ. Có quá nhiều chuyện phải theo dõi, quá nhiều tài liệu ở quá nhiều nơi khiến bất kỳ cơ quan công quyền nào cũng không thể am tường hết sau một thời gian hơn 35 năm. Ta hãy đọc lại đề từ ở đầu chương này:

“Với một nhóm ít ỏi nhân viên thì công việc như thế là quá nhiều; thật không thể đọc từng dòng của mỗi hồ sơ sắp được giải mật và đồng thời vẫn làm công việc của mình. Đôi khi chúng tôi có lầm lẫn. Đôi khi chúng tôi cho công bố những thứ không được phép công bố”.
Đây là một tuyên bố với chúng tôi qua một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại với “một nhân viên giải mật” vô danh làm việc trong một bộ phận của Bộ Tư pháp Mỹ. Chúng tôi sẽ không nói đó là bộ phận nào, nhưng điều đó cũng không quan trọng. Tuyên bố của ông ta đã cụ thể hoá một vấn đề bao trùm. Quá nhiều tài liệu cho một số quá ít nhân viên. Do đó mới có chuyện “Đôi khi chúng tôi cho công bố những thứ không được phép công bố”. Điều này dễ hiểu, và đương nhiên chúng ta sẽ đặt câu hỏi hợp luận lý kế tiếp. Chính xác thì ai là người quyết định về cái gì “được phép” công bố và cái gì không? Câu trả lời, nếu có, thì rất mơ hồ. Có thể nói đó là một chuỗi những mệnh lệnh. Tuy nhiên, rõ ràng rằng khi một hồ sơ được công bố mà nó lại không được phép công bố, thì nhân viên công bố tài liệu đó dứt khoát sẽ nghe được phản hồi. Tức là từ cấp trên của cấp trên của cấp trên của nhân viên giải mật ấy. Một cấp thẩm quyền ở những chỗ chóp bu nào đó.

Nhưng quả tình điều này nghe rất có lý.

Ta có thể thấy rằng hầu hết những nhân viên hồ sơ ở năm 2000 có lẽ đều chưa ra đời vào năm 1963, hoặc nếu có thì lúc ấy họ còn rất nhỏ tuổi không thể hiểu được làm sao chuyện xảy ra vào thời điểm đó lại có thể xâm hại đến an ninh quốc gia tận bốn thập niên sau được. Mê cung hồ sơ của nhà nước giờ đã quá lớn đến độ chính nhà nước cũng không quản lý nổi. Điều này có thể giải thích tại sao nhiều hồ sơ quanh vụ ám sát JFK vẫn còn nằm ngoài tầm được biết của dân chúng Mỹ nhưng nó cũng giải thích tại sao một số hồ sơ loại đó lại lọt ra ngoài.

Những hồ sơ như 632-796 của CIA, hay hồ sơ 105-120510-2 và 105-120510-1 của FBI, và nhiều hồ sơ khác mà chúng tôi trình bày trong sách này là thuộc loại ấy. Hãy xem trường hợp 632-796, Henry Hurt đưa ra một nhận định quan trọng: “Không có lý do gì để tin rằng vấn đề này sẽ được đưa ra ánh sáng nếu như không nhờ việc hỏi thăm thông tin bình thường của tình báo Pháp. {Việc dò hỏi thông tin về sự có mặt của Souetre tại Dallas trong ngày JFK bị ám sát}. Khó mà nghĩ được rằng nhân viên CIA giữ việc quyết định công bố các giấy tờ mật năm 1976 lại có được chút ý niệm về những điều mà hồ sơ này tiết lộ”(137) [(Hurt)]. Tương tự như thế là trường hợp hồ sơ 105-120510-2 của FBI, cùng nhiều hồ sơ khác. Đặc biệt, hồ sơ 105-120510-2 còn có ghi rõ ở cuối trang là ĐÃ ĐƯỢC NHÓM CÔNG TÁC VỀ JFK CỦA FBI XEM LẠI NGÀY 26.2.97 và chỉ thị bảo mật ghi là CÔNG BỐ MỘT PHẦN(138) [(Tài liệu FBI 105-120510-2, ngày 8.4.1963)]. Luận điểm của Henry Hurt về hồ sơ FBI mà nó chứng tỏ FBI đã điều tra về Souetre nhiều tháng trước khi JFK bị ám sát lại càng đáng kể hơn vì khó có chuyện nhân viên nghiên cứu hồ sơ FBI cho công bố 105-120510-2 vào đầu năm 1997 lại có chút hiểu biết nào về tầm quan trọng của hồ sơ này 34 năm sau khi nó được soạn thảo. Chuyện đó cũng giống như việc trông mong người thiết kế máy bay phản lực vào năm 1999 lại có khả năng nghiên cứu cải tiến một động cơ cánh quạt của năm 1963 vậy. Khó có chuyện đó lắm.

Và nhân nói đến những sự cố lặt vặt trong việc lưu trữ và giải mật những hồ sơ nhạy cảm, có một câu chuyện thú vị chúng tôi muốn kể lại ở đây: Đôi lúc, ngay khi chính phủ nhầm lẫn và công bố những hồ sơ mà họ chưa muốn công bố, họ thường có thể mau lẹ cứu vãn sai sót đó. Sau đây là một thí dụ. Khi đồng tác giả của sách này, Brad O’Leary, chỉ đạo cho trưởng nhóm nghiên cứu tài liệu là Tim McGinnis, đi tìm những hồ sơ DEA có liên quan việc buôn bán ma tuý quốc tế vào đầu thập niên 1960, Mc Ginnis đến Văn khố Quốc gia, và cùng với trợ lý là Brent Ruhkamp, họ tìm được 36 thùng hồ sơ chưa được đánh chỉ số. Điều này khiến họ chẳng có lựa chọn nào khác ngoài việc lục từng thùng một và đọc lướt từng hồ sơ một – một công việc khá cực nhọc vì ta biết có nhiều ngàn hồ sơ tách biệt nhau. Công việc mất nhiều ngày và sau khi đi hết khoảng 20 thùng, họ bắt đầu đào trúng mỏ: họ bắt gặp những hồ sơ DEA liên quan đến Marseilles, Pháp và những lò chế biến bạch phiến ở đó. Họ có thể thu hepvà đọc lướt từng hồ sơ một – một công việc khá cực nhọc vì ta biết có nhiều ngàn hồ sơ tách biệt nhau. Công việc mất nhiều ngày và sau khi đi hết khoảng 20 thùng, họ bắt đầu đào trúng mỏ: họ bắt gặp những hồ sơ DEA liên quan đến Marseilles, Pháp và những lò chế biến bạch phiến ở đó. Họ có thể thu hẹp được những ngày tháng cần tìm vào hai thùng hồ sơ, nhưng lúc đó lại đến giờ đóng cửa Văn khố. McGinnis và Ruhkamp phải ra về, nhưng còn nhớ cất hai thùng đó vào chỗ riêng. Họ chuẩn bị sẵn sàng để trở lại vào sáng hôm sau và khởi sự sao chụp những hồ sơ đó.

Nhưng khi Ruhkamp trở lại vào sáng hôm sau để lấy ra các thùng cất riêng đó, anh ta được thông báo rằng có vấn đề xảy ra, một vấn đề lớn. Anh ta được đưa tới gặp hai chuyên gia văn khố cao cấp chịu trách nhiệm về mớ hồ sơ đó và được thông báo rằng DEA chưa xử lý xong những hồ sơ đó để công bố. Hơn nữa, anh ta còn được thông báo rằng toàn bộ 36 thùng đó đều chưa được xử lý để công bố cho những ai cần đọc.

DEA đã phạm một nhầm lẫn lớn, và cả Mc Ginnis lẫn Ruhkamp đều không bao giờ biết được trong hai thùng họ chọn ra ấy có chứa những gì. Chuyện đó chỉ khiến ta tự hỏi: tại sao hai thùng hồ sơ DEA cũ gần 40 năm ấy lại có vẻ nhậy cảm đến độ không thể công bố?

Chúng ta chẳng có giải pháp nào ngoài việc chờ đợi đến năm 2017 để tìm ra câu trả lời!

Dù sao đi nữa, gần hai thế hệ đã trôi qua kể từ vụ ám sát JFK. Hầu hết những người nắm quyền lúc đó giờ đã qua đời. Từ đó mới đẻ ra những “nhầm lẫn” trong việc giải mật và công bố hồ sơ. Nhưng những nhầm lẫn ấy hoá ra lại là kho báu cho những ai truy tìm sự thật.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top