• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Hỏi Vĩ tuyến 38 chia bán đảo nào làm đôi và cho biết tên của hai quốc gia hình thành?

Chien Tong

New member
Xu
33
Vĩ tuyến 38 chia chia bán đảo Triều tiên năm 1945 thành Bắc Triều tiên và Hàn quốc.
Vĩ tuyến 38 là ranh giới chia cắt bán đảo Triều Tiên thành hai quốc gia là CHDCND Triều Tiên và Cộng hòa Triều Tiên (Hàn Quốc) từ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953. Tại đây đang tồn tại một giới tuyến quân sự và cả một bức tường ngăn cách hai miền còn đồ sộ hơn cả bức tường Berlin ở nước Đức trước đây.
images786836_1.jpg

Vĩ tuyến 38
Cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản đem quân xâm lược chiếm Triều Tiên. Năm 1910, Nhật Bản cưỡng bức Triều Tiên ký “Điều ước Hàn - Nhật”, quy định toàn bộ chủ quyền của Triều Tiên vĩnh viễn bị chuyển nhượng cho Nhật Bản. Từ đấy Triều Tiên biến thành thuộc địa của Nhật Bản.

Tháng 8/1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh. Căn cứ vào hiệp định đã ký kết, quân đội Mỹ và quân đội Liên Xô cùng tiếp thu sự đầu hàng của quân đội Nhật ở Triều Tiên và lấy vĩ tuyến 38 độ Bắc (nằm ở trung bộ nước Triều Tiên) làm đường phân giới: Quân đội Nhật Bản ở phía Nam vĩ tuyến này sẽ đầu hàng quân đội Mỹ, còn quân đội Nhật Bản ở phía Bắc thì sẽ đầu hàng quân đội của Liên Xô.

Ngoài ra căn cứ vào hiệp nghị thì sau khi tiếp thu đầu hàng, Mỹ và Liên Xô phải tổ chức một Uỷ ban Liên hợp giúp cho Triều Tiên thành lập một chính phủ lâm thời, nhưng vì giữa Mỹ và Liên Xô vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề quan trọng chưa nhất trí, cho nên đến năm 1948 vẫn chưa thành lập được chính phủ lâm thời của Triều Tiên.
Vĩ tuyến 38 là ranh giới giữa Triều Tiên (màu đỏ) và Hàn Quốc (màu xanh) sau Thế chiến II

Tháng 8/1948, tại miền Nam Triều Tiên thành lập nước Dân quốc Đại Hàn. Tháng 9 năm ấy, ở miền Bắc Triều Tiên thành lập nước CHDCND Triều Tiên. Vì đây là hai chính phủ có tính chất không giống nhau cho nên khó cử hành được cuộc phổ thông đầu phiếu toàn dân tộc.

Năm 1950, khi cộng đồng quốc tế nỗ lực tái thiết sau Thế chiến II, một cuộc xung đột mới nổ ra ở vùng Đông Bắc Á. Đây là một biến cố hiếm hoi khi Chiến tranh Lạnh biến thành nóng, đặt Mỹ và đồng minh ở thế đối nghịch với Liên Xô, CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc.

Cuộc chiến Triều Tiên được đánh dấu bằng những bước ngoặt bất ngờ của lịch sử và số thương vong khổng lồ. Ít nhất hai triệu dân thường và 1,5 triệu lính Triều Tiên thiệt mạng. Trong phần lớn thời gian chiến tranh diễn ra, hai bên từng tìm cách đàm phán hòa bình vài lần.

Đến năm 1953 theo Hiệp định đình chiến, bán đảo Triều Tiên tạm thời bị chia làm hai miền bằng đường ranh giới quân sự. Ranh giới quân sự này nằm trên cả đất liền, trên biển, trên không và nằm trong khu phi quân sự ở vĩ tuyến 38. Vùng khu phi quân sự trải rộng 2km về mọi phía tính từ đường ranh giới này.

Khi thỏa thuận ngừng bắn được ký vào ngày 27/7/1953, không ai có thể tưởng tượng được rằng 60 năm sau đó, bán đảo Triều Tiên, về danh nghĩa, vẫn ở trong tình trạng chiến tranh. Hai miền không đạt được hiệp ước hòa bình và khu vực biên giới vẫn dày đặc mìn, pháo và hàng trăm binh sĩ.

Trên toàn tuyến ranh giới quân sự Bắc - Nam Triều Tiên chỉ có 3 điểm có thể đi qua khi hai bên đồng ý: Đó là khu vực an ninh chung Bàn Môn Điếm (Panmumjom) và hai điểm khác là những nơi kết nối đường sắt và đường bộ qua biên giới.

Ngoài ra tại đây còn có một bức tường dài, đồ sộ chia cắt hai quốc gia trên bán đảo Triều Tiên. Bức tường biên giới này do Mỹ và Hàn Quốc xây dựng từ năm 1977 trên đất liền theo vĩ tuyến 38 chia cắt bán đảo Triều Tiên theo Hiệp định đình chiến 1953 mà các bên liên quan đã ký kết. Bức tường này dài 240km, nằm dọc ranh giới quân sự Bắc - Nam Triều Tiên. Nó được xây dựng trên những vùng núi và dọc theo những địa điểm là ranh giới chia cắt hai miền ở các con sông Rimjin và sông Hàn.


Đây là một công trình đồ sộ và tốn kém. Bức tường này cao từ 5 đến 8m, ở đáy rộng từ 10 đến 19m, trên đỉnh dày từ 3 đến 7m tùy theo từng đoạn. Mỹ và Hàn Quốc đã sử dụng hơn 800.000 tấn xi măng, khoảng 200.000 tấn thép và hơn 3,5 triệu mét khối cát, sỏi để xây dựng bức tường này. Đáng chú ý là, tại Bàn Môn Điếm và ở phía Hàn Quốc, người ta không thể nhìn thấy bức tường này. Bởi khi nhìn bức tường từ phía Nam đã bị một rặng cây xanh che khuất hoặc bức tường đã được “ngụy trang” một cách khéo léo. Vì vậy, người ta chỉ nhìn thấy bức tường từ phía miền Bắc Triều Tiên.

Thời gian qua tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên đã được khởi động, con đường thống nhất hai miền Bắc - Nam của dân tộc Triều Tiên cũng đã được mở ra, song có lẽ đó là một tiến trình còn rất lâu dài. Và có lẽ đến tận bây giờ người dân Triều Tiên cũng không thể ngờ rằng đường phân giới tiếp thu sự đầu hàng năm đó của quân đội Nhật Bản lại có thể trở thành giới tuyến chia cắt giữa Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên suốt 60 năm qua.
 
Sửa lần cuối:
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top