• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Từ chiến trường khốc liệt

Hành trình trở về nhà cùng những phi công được thả tự do theo cảm nhận chính trị thì nguy hiểm như những chuyến bay trước đây đã làm họ bị bắt.

Bắc Kinh là điểm dừng lại đầu tiên của chúng tôi. Rõ ràng chúng tôi không hoàn toàn được nghênh đón. Chúng tôi được xếp vào một xe bus và đưa về một khách sạn khiêm tốn qua đêm. Họ nói chúng tôi không được rời khỏi phòng và những người lính gác vào vị trí ở hành lang để tăng cường sự hạn chế. Nhưng Bắc Kinh dễ chịu với Washington, xa Lầu Năm góc và do vậy an toàn.

Cora coi Mátxcơva là điểm nguy hiểm đầu tiên vì mối quan hệ thân thiện giữa Tổng thống Nixon và lãnh đạo Xôviết, Leonid Brezhev. Bà ta lo lắng những người Xôviết sẽ cho phép những phi công do phía Hoa Kỳ yêu cầu được bay về nhà độc lập, xì hơi quả bóng công khai mà tôi góp phần tạo ra.

Trong thời gian dừng chân ở thành phố của người Serbirian của Novosibirsk, một hướng dẫn viên du lịch thông báo một phái đoàn các nhân viên Đại sứ quán Mỹ sẽ đón chuyến bay của chúng tôi khi hạ cánh ở Mátxcơva. Cora mong đợi họ sẽ yêu cầu ngay lập tức cho những người phi công được tự quyết định.

Mọi người tập trung trong một quán cà phê sân bay để bàn bạc về kế hoạch hành động. Lúc đầu, Thiếu tá Elias kiên quyết tuân theo mệnh lệnh. Khi chúng tôi rời Hà Nội, ông ta nói với mọi người: "Tôi sẽ đi cùng những nhân viên Mỹ đầu tiên yêu cầu điều đó". Mark Gartley bị ảnh hưởng bởi mẹ và do vậy là phi công hợp tác nhất. Norris Charles và Olga nhìn chung tránh tranh luận.

Richard Falk, tay luật sư của chúng tôi cho rằng vào lúc đó không một phi công nào phải tuân lệnh hợp pháp với các mệnh lệnh của một sĩ quan cấp trên và do vậy sẽ không bắt buộc đáp lại lời đề nghị của các nhân viên đại sứ quán nếu họ không muốn làm vậy. Nhưng đó chỉ là ý kiến của anh ta. Những phi công lo lắng rằng từ chối mệnh lệnh trực tiếp thông báo với Đại sứ Mỹ là chống đối quân sự. Vấn đề đó không rõ ràng. Cuối cùng luật sư Falk đã giành chiến thắng với mọi người.

Sân bay quốc tế Mátxcơva thường là một trong những khu an toàn nhất thế giới nhưng vào đêm đó về cơ bản chính quyền Xôviết đã rút hết lính gác. Chúng tôi bước xuống máy bay trong sự chào đón nồng nhiệt của giới báo chí quốc tế, các nhân viên phương Tây đủ loại, các nhân viên hàng không, và những người đứng kín xung quanh hò hét và xô đẩy. Tôi nhận ra Murray Fromson của bản tin CBS trong đám đông và cảm thấy anh ta bám vào vai tôi khi hét lên một câu hỏi mà tôi không thể nghe thấy trong tiếng ồn.

Chúng tôi tiến lên phía trước lối vào sân ga và bị tắc trong hành lang khi tôi nghe thấy tên tôi được gọi bằng giọng trầm, tôi quay lại và nhìn thấy Lữ đoàn trưởng, Tướng Sam Wilson, tùy viên quân sự Đại sứ quán Mỹ mà tôi đã biết ở Việt Nam. Ông ta mời tôi nghỉ một đêm thoải mái ở đại sứ quán nhưng tôi nhớ chỉ thị của Cora tránh tiết lộ với chính quyền và tôi từ chối ông ta.

Một nhân viên tự giới thiệu mình là nhà ngoại giao Mỹ cố gắng chặn hành trình của những phi công nhưng bị Coffin gạt sang bên. Falk liếc tay đó và thét lên: "ông không có quyền ra lệnh những người đàn ông này trong địa phận nước ngoài" và sau đó chúng tôi đều ở trong sân ga tới tận khi kết thúc ở văn phòng hàng không SAS.

Nhân viên đại sứ quán giải thích anh ta được chỉ thị giúp đỡ những phi công một chuyến bay thoải mái về nhà bằng trực thăng của Không lực Hoa Kỳ và đó sẽ là mong muốn chung của tất cả mọi người. Olga Charles nhìn về phía Norris, nghiến răng từ từ lắc đầu mặc dù chồng cô ta có lẽ muốn chấp nhận lời đề nghị nhưng anh ta kiên quyết: "Điều chúng tôi quan tâm nhất là được trở về như cách chúng tôi đã lập ra, trên một chuyến bay dân sự cùng nhau".

Nhân viên đại sứ quán rất thất vọng nhưng không đưa ra mệnh lệnh trực tiếp. Thay vì đó anh ta lặng lẽ nhận xét trước khi rời: "Tôi tôn trọng những mong muốn của các anh và sẽ thông báo cho Washington điều đó". Bên trong căn phòng nhỏ, căng thẳng biến mất và Cora Weiss nở nụ cười rạng rỡ, tuyên bố nồng ấm rằng: "Tôi tự hào vì các bạn, các bạn đã hoàn thành" và bà ta bắt tay tất cả.

Chúng tôi tới Copenhagen vào sáng hôm sau, có một buổi họp báo ngắn theo dự định. Một vài nhân viên ở Đại sứ quán Mỹ đi trên máy bay cùng chúng tôi gồm một sĩ quan là bác sĩ quân y mang theo một va li lớn với kích cỡ có thể chứa cả gian hàng. Tôi nói với Coffin rằng cái va li đó có thể chứa những bộ quân phục.

Tôi đã đúng. Tay sĩ quan đã thuyết phục họ như thế nào tôi không chắc nhưng ba người lính của chúng tôi thay đổi sau một giờ ngoài sân bay Kennedy, làm thất vọng Minnie Gartley rất nhiều, bà cố nén sự tức giận khi đứa con trai rời máy bay cùng hai phi công kia trong sự hộ tống của quân đội.

Vào lúc này tôi đã kiệt sức. Tôi giao câu chuyện của mình cho một phóng viên AP khi làm xong thủ tục nhập cảnh. Khi đi qua đám đông, tôi cảm thấy một đôi tay trên vai mình, một phóng viên ảnh đang nhìn tôi và sau đó nhìn thấy thẻ báo chí New York trên cổ tôi. Một đồng nghiệp gọi anh ta: “anh ta không phải là một trong số họ sao?" và tay phóng viên ảnh đáp lại: "à, anh ta là một trong những người tốt" và tôi hiểu, sau đó tôi trở về ngôi nhà ở New York.
 
BẮT ĐẦU CỦA KẾT THÚC


Tất cả các đơn vị hỗ trợ quân đội Mỹ đều rút khỏi Việt Nam vào tháng 3-1973 sau khi Chính quyền Nixon cuối cùng đưa ra thỏa hiệp kết thúc chiến tranh. Những người Mỹ khởi hành về nhà cùng với rất ít động cơ còn lại cho giới báo chí viết về Việt Nam. Câu chuyện ra khỏi phạm vi radar của truyền thông. Các biên tập và những nhân viên truyền hình đã dành hàng triệu đô la vào Việt Nam. Đó là cuộc chiến tranh gây tranh cãi và được viết nhiều nhất trong lịch sử Mỹ. Họ vui vẻ được tiết kiệm chi phí. Ngành tin tức mệt mỏi viết về chiến tranh giống như công chúng mệt mỏi đọc về nó. Văn phòng Sài Gòn đóng cửa hoặc cắt giảm nhân sự. Câu chuyện về Việt Nam chuyển từ những trang đầu hàng đêm xuống những trang cuối của tờ báo cạnh mục Dear Abby.

Tôi đang ổn định trong một căn hộ mới thuê phía đông Manhattan và cố gắng từ bỏ những kinh nghiệm ở Việt Nam, tiếp tục với các chủ đề khác. Nhưng tôi vẫn còn mềm yếu với những bài hát quyến rũ của Việt Nam. Khi biên tập nhân sự AP Lou Boccarli và biên tập tin ngoại sự, Nate Polowetzky yêu cầu tôi trở lại vào mùa hè năm 1973, tôi đã không từ chối. Nina nhớ những người chị và cha mẹ vẫn còn sống ở Sài Gòn, do vậy cô ấy và bọn trẻ đi cùng.

Nhiệm vụ của tôi là tìm hiểu xem miền Nam Việt Nam có thể tồn tại được không nếu không có sự tài trợ của Quốc hội hay binh lính Mỹ. Vào tháng 4, trong một bài phát biểu tại Đại học Minnesota, tôi đã dự đoán sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam "trong vòng bốn năm". Sức mạnh của phía Bắc Việt tiếp tục tăng lên và sự yếu thế của miền Nam không bao giờ thay đổi. Tôi miêu tả thỏa hiệp hòa bình như một cơ chế cho phép Hoa Kỳ rút lui trong danh dự. Henry Kissinger đã nói với những người bạn của ông ta rằng mưu kế đó là "sự tạm ngừng lịch sử" giữa việc rút lui của Mỹ và chiến thắng cua người Việt Nam.

Sài Gòn không muốn đối mặt với sự đen tối tương lai; thành phố không muốn công nhận rằng một thập kỉ chiến tranh và những thỏa thuận hòa bình nó đẻ ra là không mang lại kết quả gì và là sai lầm.

Người bạn của tôi là Hà Thúc Cần đang xây một ngôi nhà khang trang gần sân bay theo phong cách kiến trúc của người Chăm phổ biến ở các bờ biển miền Nam. Anh ta trở thành người sưu tập rượu mạnh, buôn bán đồ cổ và những đồ vật trong những thôn và làng trước đây không tới được do chiến tranh. Hà Thúc Cần là tay liều mạng, đi sâu vào vùng nông thôn, nơi không lính chính phủ nào dám đi. Anh ta nói sự dừng lại trong chiến tranh khi cả hai đều đánh giá được tương lai và điều này giúp anh ta đi lại tự do.

Tôi có ấn tượng rằng thời điểm chính trị căng thẳng đã tới, một hòa bình giả giống như trước Chiến tranh thế giới thứ hai, sự hưng thịnh cuối cùng trước sự thật của mùa đông. Tôi thuê một xe tải Chevy có dịch vụ và người lái xe đi từ Sài Gòn ra phía bắc càng xa càng tốt cùng Andrew, đứa con 9 tuổi của tôi. Một thập kỷ theo đuổi tin bài trong thành phố và nông thôn dọc theo các con đường tôi đã trải qua và tôi muốn Andrew chứng kiến để nhớ điều đó trong tương lai khi đất nước nó sinh ra không còn tồn tại nữa.

Chúng tôi tận dụng thời gian, khởi hành vào giữa buổi sáng ngày 10-5, một ngày nóng, sương mù. Những thùng đồ uống nhẹ và những hộp thức ăn lắc đằng sau xe khi chúng tôi qua những chốt an ninh bên ngoài Sài Gòn và hướng theo quốc lộ 1 từng được biết đến là con đường Trung Hoa bởi vì nó dẫn tới cố đô Huế.

Chúng tôi đi qua Biên Hòa và trụ sở quân đoàn Mỹ đã bị phá hủy tại Long Bình. Tôi nhận ra những hố cá nhân bên đường đã lấp. Khi Andrew uống Coke thì tôi thết đãi nó bằng vài câu chuyện chiến tranh và nó gật đầu tỏ vẻ thích thú, tôi nghĩ tốt hơn nó nên quen dần với điều đó bởi vì chúng tôi sẽ ở trên đường khoảng mười ngày và tôi có rất nhiều câu chuyện để kể.

Chúng tôi dừng lại ăn trưa tại một nhà hàng bên đường ở thị xã Xuân Lộc, nơi có những đứa trẻ vây quanh chúng tôi xin tiền, nói rằng chúng có những người cha người Mỹ. Một phiên dịch của AP đi cùng chúng tôi, Trần Đình Hương nói cho chúng tôi rằng bọn trẻ muốn cha của chúng quay trở lại nhưng sẽ lấy trộm tiền của chúng tôi nếu chúng tôi sơ ý
 
Chúng tôi hy vọng tới thị xã bờ biển của Phan Thiết trước khi trời tối trên con đường cao tốc uốn éo theo những núi đá và qua những bài cát. Rất ít xe qua lại. Những dặm cuối cùng đánh dấu bằng những lá Cờ Chính phủ cùng các ca nô màu vàng với ba dòng chữ ngang màu đỏ treo giống như phong cách phơi khô của người diễn từ cây tới vách đá. Tổng thống Thiệu sinh ra ở Phan Thiết và người dân vui vẻ thể hiện lòng yêu nước của họ.

Thị xã này cũng là quê hương của loại nước mắm rất nổi tiếng được làm từ cá lên men đựng trong những bình đất nung tròn có đính mác xếp chụm hàng trăm lọ bên ngoài các cửa hàng và các chợ. Mùi nồng nặc đó tỏa ra từ các nhà máy bên bờ biển lan tỏa toàn bộ không gian.

Tôi đã hiểu rằng cần tôn trọng các ngành nghề truyền thống địa phương. Khi tôi phát hiện ra điều quan trọng về chính trị của Wicolsin một năm trước đó, tôi tình cờ tới một thị trấn nhỏ của Union Grove và viết rằng những gì tôi nghĩ là một câu chuyện hài hước về cuộc tranh cãi địa phương về nhà máy sản xuất dưa cải bắp và mùi độc hại đó. Ngày hôm sau hội đồng thị trấn Union Grove tức giận tuyên bố tôi là người không được chấp nhận. Tôi có cảm giác người Việt Nam cũng nhạy cảm tương tự về mùi vị yêu thích của họ.

Sáng hôm sau tôi đến thăm một đội người Mỹ ở tỉnh. Trong một vài tháng từ khi có thỏa thuận hòa bình, 260 cố vấn và sĩ quan đã giảm xuống chỉ còn 3 người đại diện. Họ không vui vẻ nói chuyện với tôi và phàn nàn về mệnh lệnh che giấu tin tức đối với họ do Đại sứ quán Mỹ thực hiện. Họ biết ngày càng ít diễn biến cuộc chiến; chính quyền Sài Gòn hiếm khi thông tin cho họ, thậm chí họ quản lí hàng triệu đô la viện trợ của Mỹ đối với tỉnh.

Tôi hỏi về chuyện tham nhũng xem các sĩ quan địa phương có đồng ý với những gì thường được gọi là hối lộ ở "mức độ có thể chấp nhận" và một người Mỹ thốt ra phẫn nộ: "Tôi mệt mỏi khi phải nghe về mức độ hối lộ có thể chấp nhận được. Chẳng có mức độ nào là có thể chấp nhận được. Nếu họ có cơ hội lấy một chút tiền thì sau đó họ sẽ lấy hết luôn". Đồng nghiệp của anh ta nói thêm: "Tôi nói với đại sứ quán hoặc tôi sẽ viết một bản báo cáo về việc hối lộ, và họ đơn giản nói rằng, quên chuyện đó đi, Nhà Trắng có thể đọc và gây rắc rối". Họ gợi ý rằng chuyện lờ đi trách nhiệm chính là triệu chứng không khác gì với số phận của đất nước, một sự thờ ơ chính trị song hành với rút quân.

Người dân địa phương dần quen với việc trở về của người Mỹ, đặc biệt là những phụ nữ đã sống với những người Mỹ, có con với họ và bị bỏ lại phía sau. Những người nước ngoài mới đến tham gia vào bức tranh đó là người từ các quốc gia trung lập được giao nhiệm vụ kiểm soát quốc tế, tới giám sát việc thực hiện thỏa thuận hòa bình. Với rất ít hoặc không có chính quyền can thiệp vào, họ có thời gian và quyền lực trong tầm tay các nhà bảo vệ hòa bình đã chuyển một số cô gái cùng bọn trẻ nhỏ vào phòng ở khách sạn.

Chúng tôi xa rời mùi vị nước mắm Phan Thiết và lái xe về phía Phan Rang trong gió biển thổi qua cửa xe đang mở. Cái nóng lấp lánh trên những dải muối, sáng màu ôliu trải tới chân đồi rồi sang phía tây.

Tôi luôn yêu đoạn đường cao tốc trải nhựa này, chạy qua nơi có tính chất lịch sử, vương quốc cuối cùng của người Chăm pa. Những ngọn tháp bằng gạch đỏ vẫn đứng đó, thậm chí những người trung thành đã xây dựng nói cách đây rất lâu bị người Việt Nam đánh bại trong hành trình tiến về phía nam kiên trì bền bỉ của họ. Người phiên dịch của tôi, ông Hương, nói rằng ý nghĩa của từ Bình Thuận là "hòa bình của đất nước, hòa bình trong suy nghĩ".

Sự mơ màng của tôi lay động khi Andrew cỉi tay về cửa sổ và hét lên: "Nhìn kìa cha, xe tăng, xe tăng". Chúng tôi lại gần để xem. Đó là một chiếc xe tăng nhỏ của Nhật dựng trên bệ một đài tưởng niệm những người Nhật xâm chiếm đã chết. Tôi nói với Andrew đó là một cuộc chiến sai lầm. Khi đã qua vịnh Phan Rí, chúng tôi bắt gặp nhiều sự kiện đáng nhớ mới xảy ra, hai xe tăng cỡ trung của Mỹ hỏng trong một khu quân đội của người Việt bỏ trống.

Tại tỉnh Phan Rang, Đại tá Trần Văn Tiêu nói với tôi lực lượng của anh ta không muốn thừa nhận bất cứ lãnh thổ nào của Việt Cộng và người của anh ta nghi ngờ rằng việc ngừng bắn có thể có hiệu quả. Một nhân viên Mỹ thông báo cho tôi rằng người Nam Việt Nam đổ lỗi cho một chuỗi các cuộc đụng độ xung quanh sân bay và về phía chân đồi hủy hoại việc ngừng bắn. Anh ta phàn nàn: “quân đội Việt Nam Cộng hoà sẽ không ngừng chiến đấu, chúng ta đã tạo ra một con quái vật như thế nào. Chúng ta thường kêu ca quân đội Việt Nam Cộng hòa chưa bao giờ muốn chiến đấu bây giờ chúng ta lại kêu ca họ không dừng lại".
 
Tôi tiếp tục đi theo bờ biển trên quốc lộ 1 qua các đụn cát và dốc đá, đi về phía căn cứ Mỹ trước đây ở vịnh Cam Ranh, nơi Tướng Westmoreland đã quyết định nhổ neo hệ thống tiếp viện cho cuộc chiến Tây Nguyên. Hàng nghìn lính Mỹ đổ mồ hôi và chửi thề trong cái nóng khi họ bắt đầu và kết thúc thời gian nghĩa vụ trong tòa nhà triển khai nhân sự lớn tại sân bay.

Cơn gió thổi tung lớp cát nóng của bán đảo Cam Ranh khi chúng tôi lái xe qua, bến cảng vắng và những tòa nhà căn cứ trên bán đảo chỉ còn là những đống gạch đổ nát, giống như thành phố ma cổ kính ở Nevada và Arizona. Nơi lộn xộn đó đã từng đón chào Tổng thống Johnson hai lần tới thăm. Những đèn giao thông tối đen ở chỗ giao nhau được gọi là “quảng trường thời gian".

Mỹ đã rót một phần tư tỷ đô la vào vịnh Cam Ranh và một số người đã từng mơ ước nó sẽ trở thành biểu tượng cho sự có mặt lâu dài của người Mỹ trên đất châu Á. Những gì chúng tôi chứng kiến ngày hôm đó là một đôi tất rúm ró treo trên dây và một bức thư tình trên cát, nét chữ mờ dần theo ánh mặt trời, một số đoạn miêu tả tình ái, kết thúc viết "hãy hủy bức thư này khi anh đọc xong." Nhưng người nhận đã ném nó vào thùng rác.

Ở bãi biển cát trắng uốn cong tại thành phố Nha Trang một biển hiệu sơn trắng to bằng tiếng Anh và tiếng Việt nói rằng bãi biển dành cho Không lực Cộng hòa - "Người Mỹ chỉ vào nếu được mời." Trong vòng sáu năm người Mỹ đã cấm người Việt vào khu vực biển Nha Trang cũng với biển hiệu tương tự và bây giờ những người địa phương đang trả thù. Tôi hỏi tỉnh trưởng Khánh Hòa, Đại tá Lý Bá Phạm về điều đó và ông ta chỉ cười nói rằng những tay phi công của ông ta rất can đảm. Ông ta nói thêm: “người thực sự muốn người Mỹ rời đi là cộng sản; mục tiêu của người Bắc Việt là tự chiến đấu với miền Nam và tôi nghĩ họ thật khôn ngoan".

Tỉnh trưởng trong trang phục quân đội gọn gàng rót trà cho chúng tôi, lắng nghe khi tôi kể về sự bất an ở Mỹ đối với chiến tranh và mong muốn của hầu hết người dân là quên về nó. Ông ta đáp lại: “Chẳng có lí do gì để Hoa Kỳ từ bỏ hoàn toàn và không đảm bảo tự do, dân chủ cho miền Nam Việt Nam". Chúng tôi nói chuyện một lúc và cuối cùng ông ta thể hiện sự bực tức với tôi: "Làm sao Hoa Kỳ có thể từ bỏ tất cả trong thất bại?".

Con đường phía bắc từ Nha Trang chạy dọc theo bãi biển đẹp nhất ở Đông Nam Á, những vịnh đá cùng những hàng dừa và những ngôi nhà lợp mái lá, nơi có những thuyền đánh cá bằng gỗ xếp dọc bãi biển. Con đường cao tốc gập ghềnh theo những mũi đất ở Vũng Rô, từ đây về phía bắc là những cánh đồng phì nhiêu của vùng đất bằng phẳng trải dài về phía tây tới cao nguyên Đắc Lắc và các thành phố cao nguyên của Plâycu và Buôn Ma Thuột.

Ở Tuy Hòa, tôi gặp một sĩ quan Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ trước đây ở khu cố vấn Hoa Kỳ chỉ vào một đồng nghiệp trẻ với mái tóc vàng dài tới vai “đây là những gì dịch vụ nước ngoài có. Những gã này không làm nhiệm vụ chiến trường, họ ra biển, họ tới các hồ ở Đà Lạt. Chúng tôi biết nơi nào những xác chết được chôn, nơi nào có tham nhũng và sự bất tài, gã mới đó không muốn biết".

Sự chuyển đổi từ tình trạng chiến tranh sang tình trạng ngừng chiến được thể hiện rõ nhất ở Quy Nhơn, một trung tâm thương mại nhộn nhịp, những tòa nhà cũ kĩ, không được sơn. Tôi bắt đầu hiểu rõ hơn bức tranh về sự khó khăn của chính phủ miền Nam Việt Nam. Ba mươi lá cờ Việt Cộng bay phấp phới từ một ngọn đồi nhỏ chỉ cách chốt quân sự của chính phủ khoảng hơn 600m. Các nhân viên Mỹ nói với tôi Bình Định vẫn là vùng chiến, cộng sản chiếm giữ chân đồi, các ngọn núi và không thể đánh bật họ ra khỏi vị trí.
 
Vào một đêm, chúng tôi tới cố đô Huế, qua những cung điện trang trí hoa văn và những khu vườn um tùm đổ nát. Tôi cố gắng chỉ cho Andrew về di sản văn hóa của Việt Nam nhưng nó thích thú chơi ở chốt an ninh bằng bê tông của người Pháp trước đây dọc đường đi và xem những tay chơi mặc đồ flanen trắng tham gia vào "cuộc gặp tennis của các tỉnh phía bắc" tại một câu lạc bộ thể thao của người Pháp trước đây. Thành phố vẫn nằm trong vùng chiến, quân đội Bắc Việt đổ bộ qua vùng phi quân sự hóa vào Chiến dịch Phục sinh năm 1972 và họ không trở về nhà, để lại mọi thứ qua sông Thạch Hãn và để lại Quảng Trị trong đổ nát.

Tôi nhớ Quảng Trị là một tỉnh khá phát triển. Bây giờ nó như mảnh đất trên cung trăng, các tòa nhà đã bị san bằng và cướp phá. Cột điện và điện thoại bị kéo đổ. Một sĩ quan người Việt lái xe đưa chúng tôi tới bờ sông nơi có thể nhìn sang phía bên kia khu lán của người Bắc Việt. Một thập kỷ trước Quảng Trị là trung tâm tinh thần của gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm và cũng chính của Việt Nam, một vấn đề về phản công cho 8 nghìn cố vấn quân sự Mỹ.

Tôi nghĩ rất nhiều về mức độ bất hạnh xảy ra từ đó nhưng tay sĩ quan người Việt chỉ quắc mắt với tôi. Anh ta giải thích về hướng những xe ủi phía tây trong khung cảnh bằng phẳng khi những người cộng sản nâng cấp con đường 548 được xem như sự lựa chọn cho mùa mưa trên đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua các ngọn núi.

Từ con đường mới mở rộng này, miền Bắc có thể cung cấp sức người sức của để đánh áp đảo miền Nam. Chúng tôi lái xe về phía tây cố đô Huế tới thăm một trung đoàn của Sư đoàn Lính bộ Cộng hoà 1 đang phòng thủ bảo vệ một thung lũng vào thành phố.

Chỉ huy trưởng đơn vị, Đại tá Võ Toàn thật thà một cách tàn nhẫn. Ông ta nói nếu những người cộng sản tấn công bằng sức mạnh thì ông ta không có sự phản kháng chính xác và sẽ rút quân trở lại thành phố nếu máy bay ném bom B-52 và máy bay chiến đấu của Mỹ không tới giúp. Tôi giải thích với ông ta rằng quốc hội Mỹ chuẩn bị ngừng đánh bom. Vị đại tá lắc đầu từ chối.

Trở lại Sài Gòn, tôi phỏng vấn một người quen ở Đại sứ quán Mỹ, một người quan sát hiểu biết sâu sắc tình hình Việt Nam tên Frank Scotton, người đưa ra đánh giá thẳng thừng về sự khủng hoảng. Anh ta nói rằng Hoa Kỳ không còn cố gắng chiến thắng trong cuộc chiến nữa cũng như không ngăn chặn nổi việc tiếp quản không thể tránh được của cộng sản.

“Miền Nam Việt Nam chống cộng sản ngày nay giống như băng trên sông. Bạn có thể bước qua trên băng ngay bây giờ, bạn có thể lăn những viên đá qua nó nhưng con sông bên dưới đang chảy rất nhanh và băng đang tan". Những trích dẫn từ anh ta là một chuỗi những bài viết ở AP của tôi xuất hiện trên các tờ báo của Mỹ ngày 15-7.

Ngày hôm sau, 16-7, nhân viên báo chí của Tổng thống Thiệu, Hoàng Đức Nhã, đọc câu chuyện của tôi trên tờ Pacific Stars anh Stripes, gọi cho tôi tới văn phòng anh ta để quở trách. Lần đầu tiên một nhân viên người Việt thách thức việc tác nghiệp của tôi. Nhã là cháu trai của Tổng thống Thiệu, nổi tiếng vì từng thét vào mặt Henry Kissinger trong buổi bàn thảo cuối cùng cho thỏa thuận hòa bình. Bây giờ anh ta thét vào tôi: "Làm sao anh có thể viết những thứ như thế này, đồ rác rưởi, đó không thể là sự thật, chính phủ của tôi muốn trục xuất anh".

Tôi cảm thấy tôi nợ anh ta một lời giải thích. Tôi nói với tay thư kí báo chí phương pháp của tôi và bối cảnh đi lại của tôi không chỉ lái xe tới Huế mà cả những chuyến thăm tới Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Tôi đề cập bối cảnh chính trị của Mỹ và học thuyết Kissinger, mà tôi hiểu Mỹ có những người bạn không thường niên nhưng có những sở thích thường niên và bây giờ Việt Nam không phải là một trong những mối quan tâm hàng đầu của họ. Sự đề cập của tôi tới Kissinger đã làm giảm thái độ của Nhã. Sau một giờ, chúng tôi nói lời tạm biệt thân ái và anh ta không đề cập tới việc trục xuất tôi nữa.
 
SÀI GÒN SỤP ĐỔ


Vào cuối tuần thứ ba tháng 3-1975 tảng băng đã vỡ. Tôi đọc tin đó ở tờ Thời báo New York khi lái xe đi làm vào sáng thứ hai trên đoạn đường ngầm. Nhan đề nói rằng Tổng thống Thiệu đang bỏ mặc vùng Tây Nguyên rơi vào tay cộng sản, các khu đô thị của Kontum, Plâycu và Ban Mê Thuột đang bị từ bỏ. Tôi muốn hét to lên rằng chiến tranh cuối cùng đang kết thúc.

Tôi tới Phòng Ngoại sự AP, ở tầng 4 nơi biên tập viên đang gập lưng trên máy telex từ Sài Gòn gửi về. "Hãy nhìn này, toàn bộ hỗn độn", anh ta giật bản mới nhất từ George Esper, một câu chuyện về di cư không có tổ chức rộng lớn từ vùng cao nguyên tới ven biển miền Trung. Hàng nghìn người trốn thoát qua những con đường ít được sử dụng.

Tôi nói với Nate Polowetzky rằng tôi cảm thấy điều này đang kết thúc và tôi muốn đi tới Việt Nam ngay. Anh ta nói tôi báo cáo với sếp, Gallagher không hoàn toàn bị thuyết phục với niềm tin của tôi. Ông ta còn một năm nữa về hưu và đã dành rất nhiều thẩm quyền của mình cho câu chuyện Việt Nam. Nhưng ông ta nắm lấy tay tôi và nói: "Tới đó đi, và chúng ta sẽ cần rất nhiều người chết tiệt hơn tham gia với cậu nếu cậu đúng". Tôi đã lên đường vào ngày hôm sau.

Sài Gòn choáng váng và tức giận. Người dân thích lờ đi hơn là hiểu biết, ngu ngốc ủng hộ một Tổng thống đã không quan tâm tới số phận chiến trường. Nguyễn Văn Thiệu không mong muốn thỏa hiệp với bất kì giải pháp chính trị có lí nào cả với những người cộng sản đã kết án miền Nam sự hủy diệt quân đội. Nhưng từ chiến dịch Mậu Thân trở đi - chỉ với sự giúp đỡ chiến đấu đáng kể của người Mỹ - người dân Sài Gòn hành động như thể không cần tính toán đáng kể nào nữa, rằng họ đã chiến thắng trong cuộc đấu tranh của mình. Bây giờ đất nước của họ đang bị hủy hoại.

Esper gặp tôi ở sân bay nói rằng chính phủ vừa từ bỏ một phần tư phía bắc của đất nước gồm các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Vùng Tây Nguyên đã ra đi, miền Nam Việt Nam bị thu nhỏ một nửa trong vòng một tuần. Anh đồng hao với tôi là Đại tá Nguyễn Minh châu nói đã nghe về một cuộc đảo chính có thể lật đổ Tổng thống, rằng lãnh đạo người Việt bị đổ lỗi về các cuộc rút quân chiến trường.

Những người bạn cũ hỏi tôi những người Mỹ và những chiếc máy bay B52 đã cứu họ trước đây giờ ở đâu? Tôi cố gắng giải thích với họ rằng chính sách Việt Nam của Mỹ đã hết lòng tin. Vì những lí do hoàn toàn không liên quan tới Việt Nam, Nixon đã bị cách chức và rời Nhà Trắng vì một vụ scandal nội bộ. Vị Tổng thống mới Gerald Ford bị quốc hội hạn chế sử dụng ngân quỹ cho các hoạt động chiến trường ở Đông Nam Á.

Mỗi ngày, những tin bài miêu tả một đất nước hoàn toàn sụp đổ không ngừng tuôn chảy. Gallagher yêu cầu tăng nhân lực, và một số Trưởng phân xã khu vực của AP bay tới. Trong một cuộc chiến, nơi các nhân viên của ông ta đã giành được 5 giải thưởng Pulitzer, Gallagher quyết tâm duy trì điều thuận lợi có tính chất cạnh tranh tới cùng. Các tổ chức thông tin khác cũng cho thấy sự quan tâm mới trở lại trong câu chuyện.

Trên các con đường tràn ngập lo lắng của Sài Gòn và trong các nhà hàng Pháp, tôi gặp các đồng nghiệp báo chí trước đây đã lâu không gặp trong nhiều năm. Malcom Browne đã trở lại cùng vợ mình, Lê Liễu, để viết cho tờ Thời báo New York. Đối thủ cạnh tranh cũ UPL của tôi, Lon Daniels đã trở lại. Mỗi ngày bảng tên phóng viên lại dài ra. Tất cả chúng tôi ở đó ghi lại khoảnh khắc cái chết đang đến gần của miền Nam Việt Nam, tất cả chúng tôi cùng đặt mức độ biểu cảm trong câu chuyện nhưng cố gắng để nó đi theo cách vốn có.

Vào ngày 24-3, tôi đi nhờ chuyến bay sáng sớm đưa thư của không quân Mỹ tới Đà Nẵng, nơi những người phòng thủ rút quân từ Quảng Trị và Huế đang tập hợp. Đà Nẵng chỉ là nơi quan trọng thứ hai so với Sài Gòn, thủ đô của một triệu người với các khu vực dân cư và thương mại trải dài theo bến cảng.

Thành phố vốn được miêu tả như một thành trì có khu tiếp viện quân sự khá lớn ở căn cứ không quân cùng những máy bay và trực thăng chiến đấu tốt sẵn sàng hỗ trợ lực lượng phòng thủ và khi chúng tôi hạ cánh tới đó, nó dường như yên lòng.
 
Bức tranh trên mặt đất thật không dễ chịu. Tôi nhận thấy một thành phố gần như sụp đổ. Những đám đông xung quanh các đoạn đường đứng cãi nhau và thét lác, những người lính đi không mục đích trên đường, vũ khí của họ thả lỏng trên vai, không giống như vị trí của lực lượng phòng thủ đang chuẩn bị chiến đấu sinh tử.

Lãnh sự Mỹ, Al Francis, hy vọng rằng vận chuyển hàng không như đã định sẽ nhanh chóng di chuyển hàng chục nghìn người vô gia cư để cứu một số nơi ở phía nam. Nhưng buổi sáng hôm sau bức tranh bất ngờ đen tối. Sà lan và thuyền chở người di tản quân sự nhếch nhác từ Huế đổ vào cảng và dỡ những lô hàng của họ.

Những con đường chính gần cảng nhanh chóng bị tấn công cùng những người lính bị tước vũ khí hoặc mất, những đôi vai cúi xuống mệt mỏi. Những người sống sót là con số còn lại của hai sư đoàn lính bộ tốt nhất ở Việt Nam. Những người mà tôi nói chuyện kể cho tôi nghe về sự sụp đổ hoàn toàn của lực lượng phòng thủ ở cố đô và sự di cư lộn xộn từ các bãi biển dưới làn đạn dữ dội. Điều đó nhắc tôi nhớ tới các câu chuyện đã nghe về cuộc di tản tại Dunkirk trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Cuối buổi chiều, lời đồn đại lan khắp thành phố rằng những người cộng sản đã tiến vào cổng thành phố. Tiếng súng vang dội trên đường phố thuyết phục tôi tìm kiếm sự an toàn trong khách sạn, nơi các phóng viên khác đang ở đó.

Khoảng nửa đêm, một nhân viên trẻ người Mỹ triệu tập chúng tôi tới lãnh sự. Al Francis vẽ ra một bức tranh tăm tối nhất về tình hình an ninh, ông ta tuyên bố không còn chịu trách nhiệm về sự an toàn của chúng tôi nữa và nói rằng chúng tôi nên rời khỏi thành phố vào buổi sáng. Điều đó tốt cho chúng tôi vì chúng tôi cũng đã chứng kiến đủ.

Tiếng rocket nổ đánh thức tôi, những viên đạn đầu tiên do những người cộng sản bắn trong cuộc tấn công Đà Nẵng. Tôi tự hỏi tốc độ tấn công của Việt Cộng. Huế cách 50 dặm về phía bắc và đã sụp đổ một ngày trước đó và bây giờ các đơn vị pháo binh di chuyển qua núi và ở trong phạm vi thành phố.

Chúng tôi lái xe tới sân bay trong xe tải của lãnh sự. Có các nhóm người vội vã cùng hướng và tập trung ở cổng sân bay. Giữa buổi sáng, sân ga tắc nghẽn bởi đàn ông, phụ nữ và trẻ em đang muốn rời đi. Đám đông dường như bị kích động và tấn công chuyến bay đầu tiên, chiếc 727 Hàng không Thế giới mà chúng tôi đã được đặt chỗ. Cảnh sát, an ninh sân bay bắt đầu thét lên và nổ súng lên trời, đẩy đám đông lùi lại, cuối cùng bằng cách nào đó việc khởi hành cũng được thực hiện. Tôi chỉ biết ơn vì đã rời đi an toàn.

Ba ngày sau đó, George Esper sử dụng nguồn tin Sài Gòn của anh ta là người đầu tiên biết rằng Đà Nẵng đã rơi vào tay cộng sản nhưng chúng tôi nhanh chóng biết rằng “rơi" là từ chưa chuẩn mà phải dùng từ "thổi tung" mới miêu tả chính xác hơn.

Một cộng tác viên ảnh người Việt tới văn phòng chúng tôi vào cuối tuần đó cùng những bức hình từ Biển Đông và Ngũ hành sơn nói lên sự thật. Những khẩu pháo binh và xe tăng đã được chuyển tới Việt Nam từ các kho tiếp viện quân đội Mỹ để bảo vệ Đà Nẵng bị bỏ không trên các bãi cát vàng, nòng súng không hướng về phía các thung lũng núi, nơi những người cộng sản Chiếm lĩnh. Tổng thống Thiệu từng huênh hoang tuyên bố một tuần trước đó rằng vùng đó sẽ được bảo vệ tới người cuối cùng. Nhưng lính của ông ta đã từ bỏ một trong những căn cứ quân sự hùng mạnh nhất ở Thái Bình Dương không một cuộc giao tranh nào.

Đó không chỉ là sự sụp đổ của Đà Nẵng. Điều đó còn thuyết phục tôi rằng Sài Gòn cũng sẽ bị sụp đổ. Vào đầu tháng 4, tôi viết một bài phân tích cuộc tấn công của cộng sản ở thành phố là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi. Câu chuyện đó được in ở một tờ báo tiếng Anh tờ Sài Gòn Post. Chính phủ đáp lại việc rút lui chiến trường là kết quả không tránh khỏi khi tập hợp lực lượng quân đội bảo vệ Sài Gòn và khu vực đông dân cư quanh đó. Sau đó chúng tôi biết rằng vịnh Cam Ranh thất thủ cùng với khu vực dọc bờ biển Nha Trang.

Gallagher gọi tôi trở lại Mỹ để tham gia cuộc họp thành viên hàng năm của AP ở New Orleans. Tôi đang đặt hãng hàng không thương mại thì được đề nghị một chỗ về nhà trên máy bay của Hàng không Thế giới chở trẻ em mồ côi Việt Nam cho những gia đình nhận con nuôi ở Mỹ. Nó giúp tôi trở lại đúng thời gian cùng một bài tin
 
Ed Daley là người mời tôi đi chuyến đó, một chủ tịch nhiều màu sắc của hàng máy bay độc quyền đóng ở Oakland. Ông ta là người to béo, đội mũ nồi giống nhân vật trong cuốn truyện tranh nổi tiếng "Terry và những tên cướp biển". Ông ta đeo súng lục, cài thắt lưng da quanh cái bụng béo của mình.

Daley dường như không bị cuộc khủng hoảng hăm dọa; rất nhiều máy bay đắt tiền của ông ta đậu ở sân bay đầy nguy hiểm Tân Sơn Nhất để thực hiện lời hứa của nhiều người nhất có thể. Ông ta bất chấp sự nguy hiểm khi yêu cầu một máy bay của công ty tới Đà Nẵng chở những người di tản từ sân bay, thậm chí cả sau khi cộng sản đã chiếm được thành phố.

Hầu hết đồng nghiệp của tôi viết về Daley như người tìm kiếm tiếng tăm, lo lắng cứu những hành trình mới cho hãng hàng không của ông ta ở Mỹ. Họ dị ứng với phong cách thô bạo và to tiếng của ông ta, đặc biệt là sở thích chiến đấu lại những cuộc tranh cãi trên bàn ăn tối khi ném khẩu súng lục lên bàn. Một lần khác tôi đáng lẽ đã bỏ đi nhưng cả thế giới đang nhượng bộ và dường như vẫn có chỗ cho một tay giang hồ tỷ phú với một hạm đội máy bay chở hàng.

Chúng tôi tập hợp một đêm tại khu nhà kho xa sân bay, nơi có máy bay chở hàng DC-8 đã bí mật đỗ trong phần tối của đường băng. Daley và nhân viên của ông ta đặt những tấm nệm gỗ dọc theo sàn máy bay, những chiếc chăn cuốn và gối cho 70 đứa trẻ mà ông ta đã tập hợp. Một nhóm phụ nữ người Mỹ đi cùng chuyến bay để giúp những đứa trẻ. Họ là những người sống nhờ vào các nhân viên Mỹ và là những công nhân hạnh phúc được trở về nhà.

Tay phi công Ken Healey nói với tôi máy bay bị từ chối khởi hành vì lo sợ du kích Việt Cộng tấn công. Daley gạt rắc rối sang một bên và yêu cầu Healey khởi động máy, trượt trên đường băng và cất cánh mà không cần giấy phép. Healey tuân lệnh thậm chí khi đài quan sát thét vào anh ta: "Đừng cất cánh, đừng cất cánh, bạn không có giấy phép".

Tôi ở trong ngăn phía sau cùng những đứa trẻ và xem chúng lật lưng lại khi máy bay rú lên lao vào bầu trời, hướng tới căn cứ không quân Yokota ở Nhật Bản và từ đó tới Oakland, California, 25 giờ tới nơi an toàn. Chuyến bay ấn tượng của Daley chiếm nhan đề lớn trên các tờ báo Mỹ và sự khởi đầu của ông ta có kết quả thuyết phục nhân viên Mỹ cần đối mặt với khủng hoảng và bắt đầu di chuyển những người phụ thuộc tình nguyện nhất từ Sài Gòn.

Đối với các nhà xuất bản ở New Orleans, tôi giải thích "Thật không dễ dàng miêu tả về những khu vực xung quanh dễ chịu như thế này trong một thành phố đáng yêu của Mỹ, những khủng hoảng bao trùm người Sài Gòn, những người bằng cách nào đó tham gia vào chiến dịch to lớn của Mỹ tạo cho miền Nam Việt Nam một bức tường thành chống lại cộng sản".

Họ hỏi tôi bao lâu thì Sài Còn sụp đổ. Tôi đoán rằng thành phố sẽ sụp đổ trong tháng. Họ dường như hoảng sợ. Nina cũng vậy. Cô ấy nài nỉ được trở lại Sài Gòn cùng tôi nơi bố mẹ và chị em cô ấy mắc kẹt cùng những người còn lại. Tôi nói với Tom Buckley rằng tôi sẽ cố gắng hết sức để cứu gia đình Nina. Anh ta nói: "Peter, cậu không đủ nặng kí để làm điều đó".

Trở lại Sài Gòn, hầu hết mọi người chúng tôi biết đều muốn rời đi và sẵn sàng ra đi bằng mọi giá. Thông tin lộn xộn về sự sụp đổ của Đà Nẵng lan ra khắp miền Nam với những người sống sót tuyệt vọng. Mỗi ngày hàng trăm người Việt xếp hàng xin visa tại Đại sứ quán Mỹ. Khi miền Nam Việt Nam sụp đổ, hàng người đó càng dài hơn. Hàng nghìn người khác đang chờ đợi tại nhà với hành lí đóng sẵn bởi vì họ đủ tiêu chuẩn để được di tản theo kế hoạch di tản 200 nghìn người Việt mà cuộc sống có thể bị nguy hiểm bởi mối liên hệ của họ với 20 năm chính sách của Mỹ.

Tôi sắp xếp cho Nina và gia đình cô ấy bay tới Wellington trong một chuyến bay đặc biệt được thuê để di tản nhân viên ngoại giao New Zealand và tôi lái xe đưa họ tới đại sứ quán vào buổi sáng họ khởi hành. Họ chỉ được phép mang một túi nhỏ hành lý. Đây là lần thứ ba họ mất gần hết mọi thứ. Dưới sự sắp xếp đặc biệt với Đại sứ quán Mỹ, chúng tôi có thể di tản toàn bộ nhân viên Việt Nam của AP và gia đình của họ. Tôi có thể đưa hai chị em của Nina và chồng của họ tới Philipptn trên chuyến bay C-130s của lực lượng không quân Mỹ.
 
Buổi sáng sau đó, một sĩ quan lâu năm người Việt đang ngồi trong văn phòng của Esper, nói chuyện với ông ta. Chỉ huy tối cao quân đội hiếm khi tìm kiếm chúng tôi, mối quan hệ đối lập của chúng tôi còn tồi tệ hơn vào những năm đó. Esper giới thiệu tôi với Trung tướng Nguyễn Văn Minh, tổng chỉ huy đơn vị đồn trú Sài Còn, một nhân vật then chốt trong công tác phòng thủ của thành phố. Chúng tôi đã gặp nhau trước đó nhưng tôi không chuẩn bị cho cái ôm của ông ta hay những lời khen ngợi dạt dào về khả năng báo chí của tôi.

Vị tướng nhanh chóng nêu rõ mục đích của chuyến viếng thăm. Ông ta muốn chúng tôi cung cấp cho ông ta tọa độ những con tàu của hạm đội 7 Hoa Kỳ ngoài biển và dấu hiệu gọi ID bộ đàm, điều có thể khiến ông ta đến với tự do trong chiếc trực thăng lên thẳng của mình nếu kết thúc đến quá nhanh. Ông ta giải thích tạm thời chỉ huy tối cao Mỹ không sẵn sàng cung cấp thông tin này cho ông ta nhưng sẽ cung cấp khi thực sự cần thiết.

Minh muốn bản lề an toàn hơn. Ông ta không làm gì để che giấu sự chắc chắn rằng Sài Gòn sẽ thua. Ông ta kêu ca có một sư đoàn không được đào tạo chỉ có 6 nghìn lính bảo vệ thành phố. Sự thông minh của ông ta chỉ ra rằng có 16 sư đoàn Bắc Việt đang tập trung tấn công thành phố.

Chúng tôi giải thích rằng thông tin quân sự mà ông ta mong muốn là thông tin mật và chúng tôi không biết nhưng sẽ tư vấn chính quyền Mỹ về những mong muốn của ông ta. Vị tướng ra về với lời hứa sẽ giữ liên lạc. Tôi biết chúng tôi đã gặp được một nguồn tin vô giá.

Có những nhân viên ở Đại sứ quán Mỹ, Hội đồng Quan sát và Kiểm soát quốc tế vẫn bám lấy niềm tin sẽ có một kết thúc chiến tranh trong thương lượng và một giải pháp vẫn giữ được Sài Gòn như một chính phủ trung lập. Tôi hoài nghi khi lần đầu tiên nghe những bản tin này vì tôi tận mắt chứng kiến sự sụp đổ bất ngờ của Đà Nẵng, Huế và những thất bại của mỗi thành phố dọc biển và vùng cao nguyên.

Tôi thấy không có lí do giải thích sự khủng khiếp của người Bắc Việt gác vũ khí ở cửa ngõ Sài Gòn. Trưởng nhân viên CIA, Thomas Polgar là người đề xuất đầu tiên vị trí này. Từ những gì tôi chứng kiến từ tưởng tượng của các nhà ngoại giao Ba Lan, Hungary và những người khác đang giải quyết với các cơ quan cộng sản ở Hà Nội và những văn phòng có thể nói điều gì đó làm lệch hướng quan tâm khỏi những nhiệm vụ thực sự của các lực lượng quân sự của họ.

Tôi chạm trán Mal Browne và vợ của ông ta ở quán cà phê Givral. Tôi hỏi tại sao bà không rời khỏi đất nước cùng với những người khác. Nhưng Mal cười với tôi tự tin và nói: "Peter, sẽ không có trận chiến cuối cùng đâu, tin tôi đi. Tôi là người đã ngấm tốt hơn với tất cả các mặt trong đời". Mal là một phóng viên mà tôi kính trọng và là người bạn mà tôi ngưỡng mộ nhưng tôi nghĩ ông ta đã sai về chuyện này. “Mal", tôi nói, "anh đã dạy tôi chỉ viết những gì nhìn thấy chứ không phải những gì nghe thấy và những gì tôi nhìn thấy là cuộc chiến quyết liệt cuối cùng ở ngay trong thành phố”.

Trụ sở New York càng ngày lo lắng về sự an toàn của chúng tôi khi hồi chuông cảnh báo đã gióng lên quanh Sài Gòn. Chúng tôi dược nhắc nhở các tổ chức thông tin Mỹ sẽ đóng cửa khi Đại sứ Graham Martin đưa ra mệnh lệnh trên chuyến di tản trực thăng cuối cùng. Chúng tôi được nói tuân theo hình thức khi sự sụp đổ của Phnôm Pênh ở Cămpuchia nơi hầu hết các nhân viên AP đã rút và chỉ một số ở lại. Chúng tôi bắt đầu lập kế hoạch đưa mọi người rời khỏi Việt Nam.
 
Trong vòng buổi trưa ngày thử hai, 27-4, Tướng Minh gọi điện cho tôi với lời mời tới thăm nhà ông ta ở gần Dinh Tổng thống. Chúng tôi nhâm nhi trà Trung Quốc nóng và ông ta giải thích kết thúc đã tới gần và sự khôn ngoan của ông ta cho thấy lực lượng cộng sản tới gần Biên Hòa ở hướng đông và Củ Chi ở hướng tây và tất cả chuẩn bị dồn vào từ mọi hướng theo hình com pa. Có những pháo binh lớn xếp hàng để thổi tung Sài Gòn thành từng mảnh, các đơn vị thám thính của cộng sản thử đụng độ với lực lượng phòng thủ của Sài Gòn. Ông ta miêu tả những gì gọi là "nhiễm độc khủng hoảng" đang tràn ngập lực lượng Sài Gòn. Đội hình chỉ huy và lãnh đạo đã mệt mỏi, tan rã và khởi hành trong những trực thăng dành cho những chỉ huy chạy trốn.

Tôi nói rằng tôi vẫn đang cố gắng tìm kiếm tọa độ yêu cầu cho hành trình của ông ta nhưng ông ta vẫy tay gạt đi và nói đã biết vị trí chung của hạm đội và khi thời gian đến sẽ bay ra để tìm.

Ông ta chỉ cho tôi xem ngôi nhà được trang hoàng như cung điện với những bức tranh sơn mài lớn về phong cảnh Việt Nam truyền thống có những người phụ nữ vấn tóc ngồi bên bể nước và những con ngựa đang phi nước đại.

Ông ta lắc đầu buồn bã: "Giờ đã quá muộn để tôi mang được chúng đi" và quay sang tuyên bố "Những thứ này là của cậu, tất cả cho cậu. Tôi biết cậu đánh giá cao nghệ thuật và đây là bức đẹp nhất của Việt Nam". Tôi khẳng định với ông ta rằng tôi cũng không thể mang những bức tranh ra khỏi Việt Nam nhưng ông ta cố nài nỉ và khi tôi ra đến vườn thì hai tay lính đã buộc những bức tranh lên nóc một chiếc xe jeep. Tôi nói với Tướng Minh rằng, tôi có mấy việc lặt vặt phải làm và sẽ trở về muộn. Sau đó, tôi lái xe đi và biết rằng tôi sẽ không thể gặp lại Tướng Minh hay những bức tranh đó nữa.

Vào sáng sớm ngày thứ ba, đường băng và những nhà ga tại sân bay Tân Sơn Nhất đầy súng pháo binh mà cộng sản kéo xuống từ núi. Đạn bắn phá thức tỉnh thành phố. Tôi nhảy ra khỏi giường tại Khách sạn Caravelle khi những viên đạn đầu tiên chạm đất lúc 4 giờ sáng và chạy lên nóc khách sạn nơi có vài đồng nghiệp đã tập trung, máy bay và các tòa nhà bốc cháy.

Một bình minh đầy lửa toé lên những mái nhà Sài Gòn, chúng tôi nhìn thấy rất nhiều người dân đang chứng kiến như chúng tôi, một vài chiếc trực thăng dũng cảm chiến đấu với những tay súng dưới mặt đất, những khẩu súng nhỏ nhả đạn khi những chiếc tên lửa bay về phía họ. Tôi nhìn thấy hai máy bay rơi xuống.
Tôi điện thoại cho Esper từ quầy bay Khách sạn Caravelle. Chúng tôi đồng ý rằng trận bắn phá có thể kết thúc việc di tản ở sân bay và thực hiện phương án 4, sự rút lui cuối cùng.

Tấn công rocket cũng kết thúc những bài nói chuyện xa hơn về thỏa thuận chính trị. Khi việc vận chuyển hàng không bị hủy bỏ, quyết định di tản nhân sự cần thiết bằng trực thăng được đưa ra. Đó là cơ hội cuối cùng rời đi. Esper cộc lốc thông báo tình hình về New York và ba chúng tôi sẽ ở lại, Esper, tôi và Matt Franjola.

Gallagher phản đối việc để Franjola ở lại vì ông ta lo điều đó tăng thêm nguy hiểm cho tất cả chúng tôi, nhưng ông ta đồng ý khi Esper khuyên nhủ: "Franjola quyết tâm ở lại và nếu chúng ta buộc anh ta rời đi, anh ta sẽ ở lại cho người khác. Yêu cầu ông xem xét lại và hãy để tôi làm câu chuyện này một cách tích cực nhất". Tôi biết nên đưa ra lời giải thích đầy đủ hơn cho quyết định ở lại của chính mình vì với nhiều người, điều đó dường như là điên rồ, đặc biệt là với Ninh. Tôi hứa sẽ rời đi khi tới lúc.

Tôi gửi một thông điệp cho Gallagher nói rằng tôi đã ở Việt Nam từ đầu, tôi cảm thấy đáng mạo hiểm ở đó để viết về những giờ khắc cuối cùng khi kết thúc.

Tôi không nói cho ông ta biết ý định nhỡ chuyến bay cuối cùng nếu ông ta nài nỉ tôi rời đi.
 
30-4-1975


Brian Eltis của CBS, gọi cho văn phòng AP lúc 11 giờ. Đại sứ quán khuyên anh ta việc rút lui toàn bộ bắt đầu. Matt Franjola và tôi tham gia cùng Ed White tại điểm đón xe bus gần văn phòng chúng tôi nơi các đồng nghiệp đang đi bộ tới hoặc bằng xe ô tô. Không ai nói gì. Những người chứng kiến cuộc chiến từ đầu đều ủ rũ. Bob Shaplen của tờ Người New York mắt đỏ hoe và Ma1 Browne không giống như tính cách trầm lặng. Anh ta là người lập dị trong cách kết thúc với chiếc mũ sắt cũ kĩ của Đức đặt trên đầu.

Ed White viết về cuộc chiến lâu như tôi và đã bước vào tuổi trung tuần. "Chúa ơi, tôi ghét bỏ đi theo cách này", anh ta nói khi trèo lên chiếc xe thứ hai. Anh ta quay sang tôi: "Cậu có chắc cậu đang làm điều đúng đắn không," và tôi đáp lại "Có Chúa, đúng". Một phóng viên thường trú trẻ lao tới, míc cầm trong tay, tập hợp lời bình luận phút cuối cùng. khi anh ta bước lên xe bus, tôi nghe anh ta tuyên bố trong chiếc microphone của mình, "Giới báo chí đang rời đi, tất cả đã kết thúc".

Không, tôi tự nói với mình, không thật sự.

Mọi thứ tôi viết về Việt Nam đã hiện ra vào ngày hôm nay và tôi cảm thấy mình buộc phải chứng kiến lời từ biệt cuối cùng. Franjola và tôi leo lên xe jeep theo sau những xe bus tới nhà của Đại sứ Mỹ nơi họ chỉ dẫn. Khi chúng tôi đỗ xe ở điểm dừng, một sĩ quan quân đội Cộng hoà mặc quân phục chạy tới và năn nỉ chúng tôi đưa ra sân bay. Tôi nhận ra anh ta là nhân viên Bộ Thông tin. Tôi nói anh ta sẽ không bao giờ qua nổi cửa sân bay vì những người gác sẽ đẩy lính trở lại. Anh ta thay quần áo trên đường, ném bộ đồ đồng phục ra phía sau cây và mặc chiếc quần bình thường cùng áo thể thao. Anh ta giới thiệu một đứa trẻ nhỏ là con trai của anh ta và nói với tôi rằng họ là những thành viên duy nhất của gia đình sẽ rời đi vì vợ anh ta cùng con gái sẽ ở lại

Tôi nhìn vào Matt và chúng tôi hiểu phải làm gì. Những chiếc xe bus đang xa rời, Matt và tôi nói họ vào xe jeep của chúng tôi. Chúng tôi lái trước một xe bus và cố gắng dừng nó lại. Chúng tôi gõ vào cửa tới tận khi người lái xe mở ra, thét vào chúng tôi: "Các cậu muốn cái khỉ gì?", một chuỗi những tiếng kêu không kiên nhẫn từ những người đang chờ đợi. Tôi đẩy tay sĩ quan Cộng hoà và con trai của anh ta lên xe bus đông đúc với sự kháng cự của những người bên trong. Tôi nói anh ta chịu đựng cuộc chiến đấu nếu bất kì ai cố gắng ném họ ra ngoài.

Matt và tôi lái xe qua những cổng sân bay được canh gác phía sau xe bus, đi qua hàng tá những xe đậu dọc theo đường. Khi những đồng nghiệp của chúng tôi nhận ra Matt và tôi cố gắng ở lại, họ chúc mừng vài câu và ném chìa khóa xe ô tô của họ cho chúng tôi rồi nói vị trí đỗ xe.

Những giờ khắc cuối cùng của Sài Gòn ướt át. Gió mùa đến trong một cơn mưa lớn. Từ mát tòa nhà Den, tôi chứng kiến bóng tối của những chiếc trực thăng biến mất vào đêm. Phía dưới ánh đèn đường một số người đang nhìn lên bầu trời và ra dấu hiệu, với một số túi hành lí nhỏ trên tay. Nhưng giờ đã quá muộn để bay đi. Buổi tối đó trực thăng đã đi hết, tôi leo xuống văn phòng AP ở tầng 4 nơi phiên dịch của chúng tôi, ông Hương và gia đình đang nằm trên sàn nhà.

George Esper cố gắng đưa họ tới địa điểm di tản tại đại sứ quán vào buổi sáng nhưng đám đông quá thô bạo tiến sát gần hàng rào. Esper gọi điện tới đại sứ quán, thậm chí nhân viên còn không trả lời. Anh ta đã ngồi trên chiếc bàn đó hàng thập kỷ viết ra những đoạn mở đầu trên chiếc máy đánh chữ Underwood cổ lỗ. Anh ta chẳng bao giờ nhận được sự công nhận nghề nghiệp xứng đáng. Những tin bài của anh ta xuất hiện trên nhiều báo hơn bất kì phóng viên nào khác trong những năm gần đây nhưng anh ta vẫn không được biết tới. Vào lúc 3 giờ sáng trong một thành phố chuẩn bị đón chờ cái chết, anh ta đang cố gắng gọi điện để chuyển tin, bài. Esper lo lắng xem anh ta đã viết đủ cho ngày hôm đó chưa và tôi đoán rằng anh ta đã gửi khoảng 10 nghìn từ về New York.

Anh ta gầy hốc hác và đôi mắt đầy mệt mỏi. Tôi nói với anh ta: "Hãy loại bỏ những thứ chết tiệt này ra khỏi đây, George. Chúng ta cần ngủ một chút". Anh ta lẩm bẩm một mình và trở lại máy tetex.
 
Tôi nhận thấy một số thông tin từ các biên tập viên yêu cầu viết về số phận các nhà báo của họ, còn những người khác yêu cầu tin ngoại sự của chúng tôi và một số từ văn phòng AP ở châu Âu và Mỹ cùng phiếu ghi điểm về việc sử dụng các câu chuyện của chúng tôi.

“Không có thông tin nào trong các thông tin này là quan trọng cả", tôi nói với anh ta. “Giờ chúng ta là những người duy nhất còn lại đây, không có người phát ngôn của chính phủ, không nhân viên báo chí với những dự đoán thứ hai cho câu chuyện của chúng ta, không nhân viên đại sứ quán nào vui vẻ vẫy tay từ chối những gì chúng ta đã viết. Họ cách chúng ta 10.000 dặm. Lần này chúng ta viết theo cách của chúng ta, George, họ sẽ không có sự lựa chọn nào khác".

George quyết định chống lại cơn buồn ngủ và đánh máy những ghi chú khó chịu tới Phòng Ngoại sự New York kêu ca về việc ùn tắc thông điệp và tôi hy vọng anh ta đã gửi được nó. Tôi không đợi để xem. Tôi đi xuống bằng chiếc cầu thang tốt, băng qua quảng trường Lam Sơn ẩm ướt tới Khách sạn Caravelle. Tôi vừa chạm vào chiếc giường thì tỉnh lại bởi tiếng thét phía dưới cửa sổ. Tôi kéo rèm sang bên, mặt trời làm lóa mắt tôi một lúc. Tôi có thể nhìn thấy cuộc khởi nghĩa ở quảng trường. Tôi nghĩ mình đang mơ nhưng đó là sự thật. Cướp phá bắt đầu.

Tôi cạo râu, tắm nước lạnh và chọn chiếc áo sơ mi giản dị màu xám. Tôi lên phía trên cầu thang tới phòng ăn tối, nghi ngờ bữa sáng được phục vụ. Nhưng tôi đã nhầm, những người phục vụ mặc đồng phục vẫn làm việc bình thường. Phía dưới, đường phố nhộn nhịp hướng về phía bến sông Sài Gòn, nơi những con thuyền thương mại và hải quân neo đậu. Biển là địa điểm trốn thoát cuối cùng.

Tôi nhìn thấy những nhóm người chờ đợi trên mái những tòa nhà cao ở trung tâm thành phố, liếc nhìn bầu trời. Họ không biết là nó đã kết thúc, tôi phân vân, nhưng sau đó là tiếng kêu quen thuộc của trực thăng lính thủy đánh bộ Mỹ, bay vòng quanh tháp đôi nhà thờ lớn ở quảng trường John F.Kennedy và đậu trên mái nhà Đại sứ quán Mỹ, một người phục vụ đưa tôi chiếc ống nhòm và tôi nhìn thấy một nhóm lính thủy đánh bộ vận quần áo chiến đấu chạy ra từ phía sau bức tường chắn bằng bao cát ở trên mái Đại sứ quán và bước lên trực thăng. Chưa đầy một phút họ đã đi, những nhân viên Mỹ cuối cùng đã rời khỏi Sài Gòn.

Tôi gọi điện cho Esper ở văn phòng cùng câu chuyện đó. Thậm chí trước khi chiếc trực thăng cuối cùng biến mất khỏi biển, tin tức nó rời đi đã ở trong văn phòng những tổ chức thông tin lớn trên thế giới.

Franjola cùng tôi ăn sáng. Tôi đang cố gắng dạy cho anh ta giọng New Zealand của tôi để giả dạng bất kì phe tham chiến nào với rất ít thành công. Chúng tôi xuống đường nơi những xe jeep chở lính Cộng hòa cùng súng giơ lên, lái như điên trong thành phố. Không có âm thanh của trận chiến. Bây giờ họ không phải sợ ai nữa, sĩ quan cấp trên của họ đã rời đi hết. Chúng tôi đi qua ba trạm xăng góc phố nơi những cột bơm xăng đã bị nhổ lên và những người lái xe hút bằng xi phông xăng trực tiếp vào xe ô tô của họ.

Chúng tôi lái xe tới Đại sứ quán Mỹ. Con đường phía trước trải đầy giấy in, các tài liệu bị xé nát, sách viết và các tờ báo. Cổng các tòa nhà hành chính được mở rộng và một tay lính trẻ người Việt nhảy dựng lên trong hành lang thét bằng tiếng Anh: "Bây giờ nó là Đại sứ quán của chúng tao" khi anh ta chế nhạo. Chúng tôi lên nóc Đại sứ quán phát hiện ra gần 100 người Việt vẫn ngồi ở đó, chờ đợi. Họ định ở lại đó tới khi những chiếc trực thăng quay trở lại đón và tôi không nỡ lòng nào nói với họ rằng tất cả đã kết thúc.

Chúng tôi trở lại văn phòng. Cầu thang kẹt đầy những người Việt trốn sau những bức tường bê tông dày đảm bảo an toàn và rất nhiều người tập trung trong lối đi bên ngoài văn phòng. Họ hiểu nhầm hoạt động của chúng tôi với chính quyền và họ tin rằng chúng tôi có thể bảo vệ họ.
 
Bên trong văn phòng, Esper đang điều hành việc truyền tin radio từ Sài Gòn cùng ông Hương và ngay sau đó người phiên dịch thét lên từ phòng vô tuyến: Vị Tổng thống mới bổ nhiệm Dương Văn Minh (hay còn gọi là "Minh lớn"), người dẫn đầu cuộc đảo chính chống lại Tổng thống Diệm năm 1963 đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Bây giờ ông ta đang chính thức giao đất nước cho người cộng sản.

Esper đánh máy bản tin và nhanh chóng đưa nó cho người đánh máy in telex. Câu chuyện là bằng chứng cụ thể với thế giới rằng chiến tranh đã kết thúc. Phòng Ngoại sự New York nhanh chóng gửi cho chúng tôi thông điệp rằng bản tin đầu hàng của chúng tôi đến trước năm phút so với của UPL, cho thấy trong khi các cuộc chiến có thể bắt đầu và kết thúc và những người lãnh đạo dựng lên hoặc sụp đổ thì người quyết định quan trọng duy nhất trong kinh doanh tin tức chính là người đầu tiên có câu chuyện.

George rất vui với chiến công của mình, đứng dậy, giang tay và tuyên bố anh ta sẽ đi xuống đường xem chuyện gì đang diễn ra. Anh ta ngồi tại bàn đã bốn ngày liên tục và tôi chúc anh ta may mắn nhưng anh ta chạy trở lại máy đánh chữ chỉ trong vòng năm phút, mặt xám ngắt.

Trong khi băng qua quảng trường Lam Sơn, một đại tá cảnh sát người Việt trong bộ quân phục trang trọng bắt chuyện anh ta và lắp bắp với vốn tiếng Anh lắp ráp: "Đã kết thúc rồi" trước khi bước khoảng mươi bước, thể hiện khuôn mặt sắc lạnh, nói tạm biệt bức tượng gần đó sau đó giơ khẩu súng lục 4.5 li bắn vào đầu mình. Trong một khoảnh khắc George đã nghĩ viên đạn đó dành cho mình và anh ta viết câu chuyện xảy ra với đôi tay vẫn còn run sợ.

Franjola bước vào và tuyên bố đơn giản: "Dù sao họ đã ở đây". Tôi nhìn lên và hỏi anh ta: "Ai ở đây?", anh ta đáp lại, Việt Cộng. Tôi đang lái xe ra phía sau Đại sứ quán Anh thì một chiếc xe jeep màu đen đi tới cùng một người ngồi trên nóc mặc áo sơ mi trắng, quần đen và đi giày. Anh ta mang theo khẩu AK-47 và thét tôi bằng tiếng Anh: “Mọi người về nhà" và trong xe jeep là những người khác, tất cả đều mặc áo đen. Hơn nữa họ đang vẫy cờ Việt Cộng".

Tôi xem đồng hồ của mình: 11 giờ 25 phút sáng. Tôi nói với George sẽ đi ra ngoài xem xét tình hình. Một đám lính Cộng hòa chạy tới đường Tự Do, nhảy lò cò vì họ đang tháo bỏ giầy, áo và quần trong khi chạy. Họ chạy qua tôi và biến mất trong một hẻm.

Tôi nghe tiếng còi bịp bịp inh tai của một xe tải. Một chiếc xe lớn tiếp tục lăn bánh về phía sông Sài Gòn. Trái tim tôi ngừng đập: đó là chiếc Molotova của Nga và đằng sau xe là nhóm binh sĩ cộng sản trẻ mặc quân phục mỏng màu xanh có mũ sao. Khuôn mặt của họ đầy vẻ nghiêm trang và phân vân khi họ nhìn lên những tòa nhà cao tầng ở trung tâm Sài Gòn, có lẽ là những khu xây dựng cao tầng đầu tiên mà họ từng nhìn thấy. Người dân Sài Gòn ở trên các con đường cũng xuất hiện trong sự ngạc nhiên. Tôi nhìn thấy một người vẫy một xe tải và sau đó tiếp tục đi. Băng rôn Việt Cộng màu xanh da trời và xanh lá cây lớn bất ngờ được kéo lên ở cột cờ của Khách sạn Caravelle. Nhân viên ở đó chắc đã bí mật khâu nó trong một tuần.

Tôi lên tầng trên. Điều này là kết thúc của tất cả những gì mà một thế hệ Mỹ đã chiến đấu chống lại và mấy đời tổng thống đã âm mưu ngăn cản. Cái kết thúc đến quá nhanh và thoái trào, mọi người nhốn nháo trên lối đi cầu thang đẩy vào người tôi và một ai đó hỏi: "Có chuyện gì đang xảy ra vậy?", tôi trả lời "Việt Cộng ở bên ngoài".
 
Tôi lách qua đám đông tụ tập quanh cửa văn phòng và cảm thấy mệt mỏi quỵ xuống. Esper nhìn tôi. Tôi hoàn toàn cứng lưỡi. George dìu tôi lại một máy đánh chữ: "Peter, có vấn đề gì không vậy”, tôi nghe thấy anh ta hỏi. Tôi ra hiệu lấy giấy và đánh bản tin bắt đầu bằng: "Sài Gòn, 30-4 quân giải phóng chiếm đóng Sài Gòn một cách thanh bình ngày hôm nay, họ hành quân trên những đại lộ đầy cây bên đường trên những xe tải của Nga cùng cờ bay phấp phới: Người dân Sài Gòn đứng chứng kiến hai bên đường. Không một tiếng súng nổ".

Tôi lảo đảo về phía phòng máy in telex, nhét trang giấy cho người điều hành máy telex, Tammy. Anh ta đọc bản tin, há hốc mồm và cố gắng trốn khỏi căn phòng. Esper và tôi đẩy vai anh ta xuống, sau đó anh ta biến mất khỏi cửa văn phòng và ra đi trong nhiều ngày.

Esper và tôi rất ngạc nhiên khi liên lạc của chúng tôi vẫn bình thường, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đang bỏ trốn không cắt đường dây. Nhưng chúng tôi biết rằng bất kì lúc nào phạm vi liên lạc của chúng tôi với văn phòng New York có thể bị cắt bởi những người nắm quyền mới ở Sài Gòn.

Matt và tôi xuống đường một lần nữa, nhìn thấy những xe tải của Nga trên đường Tự Do, với số lượng lớn. Mọi người đổ ra bên đường, nỗi sợ hãi về một thảm kịch tức thời đã biến mất. Một người lính Cộng hòa mặc quần ka ki và áo phông trắng đứng phía trước tôi, tôi chứng kiến anh ta xé chiếc hình ID từ vòng cổ và ném chúng xuống đất.

Tôi đi qua cổng Bộ quốc phòng ở đường Gia Long và đi vào sân, nơi có nhiều sĩ quan Cộng hòa mặc quân phục với những người dân mặc quần áo màu đen được cho là các cán bộ cộng sản. Khi tôi giơ máy ảnh lên, một trong các sĩ quan Sài Gòn nói với tôi bằng tiếng Anh: "Đừng chụp" và anh ta giơ tay lên. Tôi mỉm cười và tiếp tục chụp, tự nghĩ: "Tôi không nghĩ bạn ở vào vị trí để ra lệnh nữa phải không?".

Tay quay phim người Úc Neil Davis tiến lại phía tôi ở đường Pasteur từ Dinh Tổng thống. Anh ta ở đó một phút trước khi một xe tăng quân giải phóng đâm qua cửa chính bằng sắt. Anh ta nói đội quân nhảy xuống và đi lên ban công tầng trên, nơi họ giương một băng rôn lớn của Việt Cộng.

Tôi trở lại văn phòng nói cho Esper biết điều này thì tiếng súng dữ dội nổ ra ngay ngoài cửa sổ của chúng tôi. Một nhóm quân giải phóng bò qua những bụi cây trong công viên ở phía dưới chúng tôi tiến về phía Tòa Thị chính, nơi một số lính phòng thủ đang yếu ớt chống trả. Quân giải phóng đang yểm trợ nhau khi họ di chuyển nhanh về phía trước gần tới tòa nhà và sau đó tiến nhanh.

Tòa nhà nhìn sang công viên từ phía bên kia đường là Khách sạn Rex, nơi Barry Zorthian và nhóm chuyên gia thông tin của ông ta dành nhiều năm nói cho chúng tôi rằng người Mỹ đang chiến thắng.

Ngay sau đó một người Việt Nam trẻ tên là Kỳ Nhân, một trong những phóng viên ảnh cộng tác với chúng tôi bước vào văn phòng, cùng hai chiến sĩ quân giải phóng. Tôi chợt nghĩ đến việc bị bắt hoặc giam giữ. Tôi tự nói với mình rằng tất cả chuyện này đều đáng giá bởi vì chúng tôi đã chuyển được câu chuyện ra cho thế giới. Esper thậm chí không nhìn lên từ chiếc điện thoại, anh ta đang cố gắng sử dụng điện thoại văn phòng Sài Gòn cho một cuộc gọi dài về Mỹ, một đồng nghiệp rất ấn tượng với sự ngoan cố của George đã nói rằng anh ta sẽ ở trên điện thoại nếu những người cộng sản chiếm Sài Gòn.

Tôi đi tới chào hai vị khách. Một trong số họ có súng AK-47 đeo trên vai, người kia rõ ràng là cấp trên vì anh ta mang súng lục của Nga trong vỏ bao bằng da ở thắt lưng. Khi tôi tiến tới họ, Kỳ Nhân vung rộng cánh tay và giải thích bằng tiếng Anh "Tôi đảm bảo sự an toàn cho văn phòng AP. Anh không có lí do gì phải lo lắng". Tôi nhìn anh ta ngạc nhiên bởi vì trong nhiều năm anh ta bán những bức hình về chiến tranh cho chúng tôi và anh ta là một đồng nghiệp cấp dưới khá bị động.

Tôi nhanh chóng hiểu tại sao anh ta quá vui như vậy. Anh ta nói mình là điệp viên của Việt Cộng trong mười năm và nhiệm vụ của anh ta là điều phối với giới báo chí quốc tế ở Sài Gòn. Chúng tôi thậm chí chưa bao giờ mảy may nghi ngờ anh ta.
 
Người phóng viên ảnh vẫy tay về phía tôi và nói "Tôi đã nói cho họ về AP, về anh, rằng các anh đều là những người tốt và họ tới đây thăm các anh như những người bạn". Những vị khách lặng lẽ của chúng tôi cũng đang mỉm cười, và George đứng dậy bắt tay chào mừng cũng như tôi cảm ơn vì chúng tôi không phải là tù nhân của họ. Họ cùng chúng tôi ăn bánh nướng và uống Coca Cola nhưng từ chối uống cognac mà tôi đã giữ trong ngăn bàn cho những dịp đặc biệt.

Tôi gợi ý với Esper nên phỏng vấn họ. Họ trả lời các câu hỏi của anh ta. Bình Huân Lâm và Trần Việt Cả đều là trung sĩ, cả hai đều 25 tuổi, và đến từ Hà Nội. Họ giải thích họ là lính bộ binh, đơn vị của họ đã tấn công Biên Hòa thắng lợi hai ngày trước đó, và tiến vào Sài Gòn cùng lữ đoàn xe tăng sáng 30-4. Họ chỉ cho tôi xem hành trình của họ về những vùng trên bản đồ văn phòng và họ tự tin tới mức tôi đoán họ là điệp viên.

George vào phòng telex, bắt đầu chuyển trực tiếp về New York cuộc phỏng vấn đầu tiên với những người chiến thắng của Sài Gòn. Hai người lính theo anh ta vào trong, nhìn và không hiểu gì. Hệ thống tin đến của AP kêu lạch cạch ở chiếc máy telex thứ hai.

Tôi xé một trong những câu chuyện từ máy và yêu cầu Kỳ Nhân dịch cho họ và anh ta đọc bằng tiếng Việt: "Tổng thống Ford tuyên bố việc di tản người Mỹ từ Việt Nam khép lại một chương trong kinh nghiệm của người Mỹ. Tổng thống yêu cầu mọi người Mỹ tránh tố cáo lẫn nhau về quá khứ, hãy nhìn về phía trước. Có rất nhiều mục tiêu mà chúng ta phải cùng nhau chia sẻ và cùng nhau làm việc để hoàn thành nhiều nhiệm vụ lớn lao". Những vị khách người Việt tới thăm trông hài lòng.

Franjola và tôi trở lại đường phố thấy đám đông ra khỏi chỗ ẩn nấp, hòa cùng những người lính chiến thắng và nói chuyện trên các góc phố hoặc tụ tập ở vỉa hè. Một giờ trước đó, dân chúng còn e ngại, nhưng rồi lấy lại sự tự tin tức khắc.

Tôi gặp một nhân viên cao cấp của Bộ Ngoại giao, một người bạn thân của gia đình Nina, đi dạo cùng vợ trên đường Tự Do và ông ta giật tay áo tôi: "Peter" ông ta nói, "Tôi không hiểu điều này. Tôi đến Paris cùng lực lượng giải phóng Pháp năm 1945 và họ tổ chức bằng cách cướp phá một số nơi. Họ bắn một số gái điếm và ngay sau đó là những hành động tàn ác khác chống lại những người cộng tác. Nhưng những người cộng sản này họ chẳng phản ứng gì hết". Vợ ông ta xen vào: "Họ quá tôn trọng chúng tôi. Tôi không hiểu nổi".

Ấn tượng chính của tôi là sự sụp đổ hoàn toàn của chính quyền Sài Gòn tới mức chính quyến Bắc Việt đưa những cán bộ tuyên truyền giỏi hòa vào cùng đám đông, tuyên truyền chiến thắng củ họ.

Trong khi lái xe ra sân bay trên đường Công Lý, chúng tôi gặp một đội tuần tra của quân giải phóng như vừa ra khỏi những trang sách hướng dẫn về chiến thuật chiến tranh du kích, cả trăm người di chuyển hàng đôi dọc theo vỉa hè trên những đôi dép cao su. Bộ đồng phục rộng thùng thình của họ bay phấp phới trong gió và người chỉ huy mang theo những vũ khí chiến đấu nhẹ. Ngay phía sau họ là những súng cối loại lớn và những khẩu súng máy cự li lớn được ngụy trang trên đường đi.

Đây là những nét cắt sắc nét về lực lượng quân đội Bắc Việt. Họ là lính bộ binh cộng sản thách đố những trận tấn công B-52 trên đường mòn trong rừng, là những người vượt qua bom napan và pháo binh bảo vệ các thị xã, thành phố và các căn cứ quân sự họ đã kiên trì và cuối cùng giành chiến thắng. Sự ngoan cường của họ là điều khó hiểu với một thế hệ các nhà lập kế hoạch quân sự Mỹ. Tôi không cảm thấy mình hiểu rõ hơn quyết tâm của họ khi chứng kiến họ đi qua tôi hai lần trong cái nóng buồi chiều của thành phố đã bị đánh bại
 
Chiếc máy telex vẫn kêu chiều đó khi tôi trở lại văn phòng AP, George nói rằng tôi nên viết một câu chuyện trình bày cảm nghĩ của tôi Tôi bắt đầu: "Trong mười ba năm viết về Chiến tranh Việt Nam tôi chưa bao giờ mơ nó kết thúc theo cách như buổi chiều hôm nay. Tôi nghĩ rằng nó có thể kết thúc bằng một cuộc thanh toán chính trị giống như ở Lào. Thậm chí một trận đánh sinh tử với thành phố còn lại trong tàn phá. Nhưng sự đầu hàng hoàn toàn chỉ diễn ra hai giờ sau khi có cuộc gặp thân mật trong văn phòng AP ở Sài Gòn với một người Bắc Việt mặc quần áo chiến trường có vũ trang và phụ tá của an h ta - một chiếc bánh và coke?. Đó là cách mà chiến tranh Việt Nam kết thúc với tôi vào ngày hôm nay”.

Tôi gõ chiếc máy chuyển tin, nó cuộn vào máy nên tôi đánh lại nhưng chiếc máy kẹt đôi lần và ngừng hẳn. Tôi thử lại các phím một lần nữa nhưng không có tín hiệu gì. Chỉ vài phút sau 7 giờ tối, chế độ mới cuối cùng cũng rút giắc cắm thông tin liên lạc của chúng tôi với thế giới, hệ thống cung cấp tin từ Sài Gòn bị vô hiệu hóa. Tôi nhìn vào những ghi chép nguệch ngoạc của mình, nghĩ rằng thế giới có thể tiếp diễn mà không cần những triết lí của mình. Tôi gọi Esper: “Đó là như vậy George".

Giờ chẳng biết làm gì ngoài việc chờ đợi xem chính quyền sẽ quyết định làm gì với chúng tôi. Một mặt tôi cám ơn vì điều này. Tất cả chúng tôi đều kiệt sức. Esper, Franjola và tôi rời văn phòng và đi bộ về Khách sạn Caravelle.

Một số lượng lớn các nhà báo châu Âu ở lại. Hàng đêm nhiều người trong chúng tôi tụ tập ở phòng ăn Khách sạn Caravelle để trao đổi thông tin, không còn cạnh tranh nữa vì mọi liên lạc đã bị cắt.

Giới báo chí Anh có quyền tới hầm rượu đại sứ quán bỏ không của họ. Họ chiếm mỗi buổi chiều để làm sống lại ban đêm của họ. Tôi kết bạn với một tay người Pháp, người nắm giữ các chìa khóa của Đại sứ quán New Zealand từ những nhà ngoại giao đã rời đi. Anh ta tới văn phòng của đại sứ và đóng dấu cấp hộ chiếu, visa cho những người bạn Việt Nam của anh ta mệt mỏi tìm cách hợp pháp để đi ra ngoài. Các tài liệu đó được đóng dấu chính thức và được kí bằng những nét cong. Tôi rất thích thú với công việc của người bạn Pháp đó và anh ta mời tôi đi bằng phương tiện của đại sứ quán. Tôi lái quanh Sài Gòn trong xe mui kín màu đen sang trọng với biển số ngoại giao, cờ New Zealand bay phấp phới trên nóc.

Hầu hết chúng tôi được dành hai ngày để khởi hành, để lại nhóm người làm tin phía sau trong vài tuần gồm có Esper. Sau 25 ngày sống dưới chế độ mới, chúng tôi lên xe bus cho chuyến đi cuối cùng tới sân bay Tân Sơn Nhất và bay tới Viêng Chăn, Lào và sau đó về nhà. Những người lính trẻ Việt Nam lục soát hành lý của chúng tôi một cách lịch sự. Họ cho phép chúng tôi mang theo tất cả phim của mình nhưng họ không tế nhị với đồ đạc cá nhân và thậm chí còn tịch thu chiếc gạt tàn là quà kỉ niệm của Khách sạn Caravelle mà một số phóng viên đã nhét vào trong túi của họ.

Có 82 người chúng tôi leo lên chiếc máy bay của Nga có cờ đỏ sao vàng sơn ở đuôi máy bay. Chúng tôi ra khỏi đường băng đi qua những tàn tích của trực thăng vận và máy bay chiến đấu. Khi chúng tôi cất cánh, lời reo vang ở khoang hành khách. Chúng tôi hành động liều lĩnh và sống sót. Tôi chuyền cho mọi người cùng uống chai Johnnie Walker đen mà tôi đã kiếm được từ văn phòng của Đại sứ New Zealand.
 
PHẦN THỨ BA

1975 – 1990
CẮT BỎ NHỮNG TRÓI BUỘC


Tôi cảm thấy thoải mái khi làm việc ở AP và những đồng nghiệp ở đó. Tôi dự định rằng đó là công việc cả đời mình. Đó là truyền thống cống hiến trong ngành bán tin. Tôi mong đợi tới lúc đeo huy hiệu ba mươi năm và nghỉ hưu một cách thoải mái. Nhưng tình bạn thân thiết mà chúng tôi chia sẻ ở văn phòng Sài Gòn không có ở văn phòng New York.

Tôi đóng vai trò là người lập dị. Tôi không làm hài lòng cái nhìn ảm đạm không sáng tạo của ban quản lí AP. Tôi để mái tóc mỏng dài tới gần vai. Tôi đứng về phía người lao động trong cuộc đấu tranh nội bộ giữa quản lí và đồng nghiệp của hệ thống tin tức, một quyết định làm tức giận cấp trên của tôi.

Wes Gallagher phải đảm bảo rằng tôi được trả lương tốt và không có tranh cãi cá nhân gì với tổ chức tin tức, nhưng tôi không tránh khỏi những liên quan tới các thành viên đồng nghiệp từng làm việc cùng tôi. Một số người trong ban quản lí rất tức giận vì tôi là phóng viên duy nhất trong cấp bậc của mình tham gia vào đám phường hội. Tôi còn làm họ tức hơn khi tham gia vào hàng người biểu tình bên ngoài Trung tâm thương mại Rocketfeller số 50. Đánh giá nhân sự năm 1977 được coi là tệ nhất mà tôi từng có.

Tháng 4-1981 tôi được cử tới Atlanta, Georgia để viết một câu chuyện thu hút sự chú ý của toàn quốc về cuộc tìm kiếm kẻ giết người hàng loạt.

Một sáng, tôi đang đứng bên ngoài Khách sạn lnn Quality, chờ đợi một quan chức xuất hiện để phỏng vấn thì nhìn thấy một đồng nghiệp AP trước đây, Richard Blystone. Anh ta ở Atlanta để thỏa thuận lại hợp đồng của mình với hệ thống truyền hình cáp, Công ty truyền thông Ted Turner (CNN) thành lập trước đó một năm. Blystone đã bỏ AP sau khi công việc thành công để làm cho CNN ở Lon don.

Ba hệ thống, CBS, NBC và ABC đã chiếm lĩnh chân trời truyền hình và tôi phân vân với sự táo bạo của anh ta. CNN là tổ chức truyền thông còi cọc cùng những tham vọng lớn và lượng khán giả nhỏ. Công nghệ truyền hình cáp không phổ biến với toàn bộ nước Mỹ. Nhưng Blystone quả quyết rằng anh ta chưa bao giờ có nhiều niềm vui như vậy.

Anh ta thuyết phục tôi tới thăm trụ sở Drive Techwood của CNN và gặp phó Giám đốc Burt Reinhardt. Anh ta cảnh báo ông chủ của anh ta sẽ rất lỗ mãng, và Reinhardt quả đúng với lời quảng cáo đó. Câu đầu tiên của ông ta dành cho tôi là: "Đó chỉ là những gì cậu đang làm ở đây thôi hả?" khi tôi đề cập rằng Blystone nói anh ta có rất nhiều niềm vui ở CNN và tôi tò mò muốn xem những gì đang diễn ra khiến tôi hối hận vì đã đến.

Khi tôi chuẩn bị bỏ đi, Reinhardt nhận xét: "Oh, dù sao hãy thử lên hình đi" và tôi nghĩ chuyện đó chẳng mất gì. Ông ta đưa ra những chỉ dẫn với người phụ tá: "Để anh ta nhìn thẳng vào camera và nói về mình trong vòng vài phút".

Ngày hôm sau ông ta gọi cho tôi: "Hãy nói nghiêm túc về chuyện này". CNN đưa ra chức danh phóng viên thường trú quốc gia và trả lương nhiều hơn AP trả cho tôi một chút. Không một chút lưỡng lự tôi đồng ý. Kẻ du hành 47 tuổi đang đỗ trên một hành trình mới ở những vùng biển chưa được thám hiểm.

Các đồng nghiệp AP của tôi hiểu được điều không hài lòng của tôi vì vậy không ai ngạc nhiên với quyết định của tôi.

Vội vã tháo bỏ những trói buộc, tôi cầm bức thư xin nghỉ việc dòng chữ còn nóng hổi trên tay và quyết tâm trình bày với Lou Boccardi, Giám đốc điều hành tin tức.

Những đồng nghiệp AP tổ chức tiệc chia tay trong khu vườn trên nóc một tòa nhà chọc trời gần Trung tâm Rocketfeller, một vài nhân sự của AP tham dự, hàng tá bạn bè phòng tin nói rằng họ rất tiếc nhìn thấy tôi ra đi.

Trong buổi tối cảm động và say sưa đó, họ mở ra một bản copy ảnh lớn của Anh thế kỷ XVIII về một người đưa thư bị gông cùm bởi một con vít cỡ lớn. Họ đưa nó cho tôi một cách khách sáo, phóng viên thường trú đặc biệt Paul Pen tuyên bố. "Arnett, anh bị trói chặt bởi AP và đừng bao giờ quên điều đó", có nhiều tiếng huýt sáo, tiếng cười và cụng li.

Không dễ chia sẻ cảm xúc thực sự của tôi với bất kì ai bởi tôi nghi ngờ họ có thể hiểu được điều đó. Tôi bỏ đi bởi những gì tôi học được ở AP và những gì tôi đã học để yêu sự li kì khi viết về chiến tranh, những điều không có sự thay thế. Tôi sợ điều đó sẽ không xảy ra nữa
 
TRONG HẦM HÀO CÙNG CNN


Tôi nói rõ với CNN tôi muốn ở trong những vùng chiến sự nóng nhưng đồng ý rằng đầu tiên tôi phải học làm quen với phương tiện mới. CNN chấp nhận. Lần đầu tiên bước vào phòng tin và được một nhà sản xuất lâu năm chào đón, Ted Kavanau, người làm tôi hoảng khi tuyên bố: "Tôi sẽ làm cho cậu nổi tiếng trên hình. Chỉ cần cậu nhớ là "Có công mài sắt có ngày nên kim!".

Ông ta nắm vững huyết mạch và công việc làm tin của bản tin lúc 10 giờ Metromedta thành công ở thành phố New York. Ông ta muốn CNN trở nên khác biệt mà hệ thống truyền hình truyền thống không làm được, mang đến tinh thần cạnh tranh và thú vị cho bản tin địa phương tới những kênh quốc gia. Sự nhiệt tình của ông ta khó mà diễn tả.

Một quan điểm khác của CNN giống với tôi hơn đó là từ Reese Schonfeld người Ted Turner đã chọn điểu hành công ty. Ông ta muốn CNN có mặt đầu tiên tại hiện trường trong mọi câu chuyện lớn và phát hình trước các hãng khác cho dù là chính trị hay ngộ độc thức ăn.

Tôi rất vui làm quen với phương tiện truyền thông mới. Tôi phát hiện ra giọng nói là nhân tố quan trọng hơn vì nhiều người lắng nghe tin tức, thậm chí không xem hình. Tôi cũng mất một thời gian để làm quen với khuôn mặt mình trên hình. Tôi không dám công nhận với các đồng nghiệp trước đây rằng tôi trang điểm.

Nhiệm vụ truyền hình đầu tiên ở nước ngoài của tôi là tới El Salvador mùa thu năm 1981. Một số nhà quan sát sợ rằng nó đang trở thành một "Việt Nam thứ hai" bởi Mỹ ủng hộ một chính phủ hà khắc chống lại lực lượng du kích cánh tả. Reese Schonfield cử tôi đi chủ yếu chứng minh quan điểm mà ông ta sẽ đưa ra ở hội nghị quốc gia những nhà truyền hình vào tháng 10: hệ thống hoàn chỉnh của ông ta sẽ làm tin về những điểm nóng của thế giới.

Tôi biết ơn được quay trở lại làm tin về chiến tranh. Đó là những gì tôi đã được hứa. Tôi vui mừng sử dụng video và âm thanh để kể những câu chuyện, nhưng truyền hình trực tiếp vẫn là điều không thể vào lúc đó. Chúng tôi đi lại ít. Chúng tôi không có thiết bị biên tập do vậy tôi chuyển toàn bộ video về Atlanta vài ngày một lần cùng bản đọc phát thanh mà tôi viết và ghi âm. Tôi làm việc dưới sự hướng dẫn chung từ CNN. Tôi phát hiện ra bản tin truyền hình là sự cố gắng của cả đội.

Tại El Salvador, chúng tôi đã chứng kiến những dã man gây sốc. Những đội quân tử thần cánh hữu hoạt động về đêm dưới sự bảo vệ của quân đội bắt những người nghi ngờ không trung thành với chế độ. Chúng tôi lái xe vòng quanh mỗi buổi sáng, chụp hình những thi thể mới chết của nông dân và sinh viên trên vỉa hè. Ở bờ lở dung nham cũ phía sau núi San Salvador, chúng tôi đi bộ giữa những bộ xương người lớn và trẻ em bị giết gần đây vẫn mặc những bộ đồ rách nát, xương của họ được róc sạch sẽ bởi những chú kền kền đậu trong rừng cây gần đó.

Tôi bắt đầu nhận ra kích động là một phần trong cơn đau đẻ của CNN và đam mê là nhân tố trong quá trình sáng tạo của tất cả các bản tin truyền hình. Những cơn thịnh nộ của Reese Schonfeld xung quanh phòng truyền hình trực tiếp ở Atlanta là triệu chứng của sự điên cuồng hoang dại. Khi tôi gợi ý với Schonfeld rằng tôi cần vài chỉ dẫn khi giải quyết với phương tiện truyền thông mới, ông ta cười: "Cậu đã đi tới trường: trường học bơi - hoặc - chìm của bản tin truyền hình".

Tôi nói với CNN tôi sẵn sàng mọi nhiệm vụ, mọi nơi và rằng tôi thích hành động hơn, rằng tôi muốn làm tin về các cuộc chiến nhỏ đang lan ra toàn cầu. Tôi nghi ngờ sẽ có một cuộc xung đột khác quan trọng như Việt Nam, nhưng miễn là có các cuộc chiến đang diễn ra thì cần làm tin về chúng. Tôi không thấy công việc của mình có gì khác những phóng viên chuyên mục.
 
Ed Turner, Phó chủ tịch của CNN cử tôi tới Afghanistan viết về cuộc đấu tranh du kích chống lại quân đội Xôviết nhưng ông ta nói rất khó mang theo thiết bị truyền hình cồng kềnh vào đất nước đó. "Cậu là người sẽ đi tới Afghanistan" và đó là những gì tôi đã làm vào tháng 9-1982, cho nhiệm vụ viết bài từ tạp chí Parade. Tôi đi tới thành phố biên giới của Pakistan, Peshawar cùng phóng viên ảnh tự do Ed Hille và tham gia cùng sự hộ tống của nhóm Hồi giáo Jamiat.

Trong trang phục địa phương, chúng tôi lê bước 13 giờ qua đèo ở núi vào thung lũng Kunar. Những viên đá sỏi lớn trên đường làm cho chuyến đi như địa ngục. Chúng tôi lội qua con sông chảy siết Kunar vào nửa đêm trên một chiếc bè làm từ lốp xe tải đã bị thủng. Chúng tôi không thể chịu được sự trừng trị từ những tảng đá và chúng tôi ướt sũng khi sang tới bờ bên kia. Chúng tôi ở một tuần cùng đội lính chiến đấu du kích người Hồi giáo mà nhiệm vụ của họ là mai phục đội hình quân đội Liên Xô trên con đường Jalalabad. Chúng tôi ăn bánh mì làm bằng ngô, hạt đậu đỏ và ngủ trong những hang đá.

Làm tin về những câu chuyện nguy hiểm cho truyền hình là một gánh nặng lớn hơn so với trước đây vì tôi luôn cần một đội đi cùng. CNN cử tôi tới Iran năm 1982 trong một chuyến thăm được chính phủ tài trợ, và trên đường về, nhóm chúng tôi được cử làm tin về cuộc xâm chiếm Leban của Israel.

Các thành viên trong nhóm của tôi, Vito Maggiolo và George McCarger từ bỏ dù được tăng lương. Vito nói với tôi: “Chúng tôi không ký hợp đồng với CNN để bị bắn". Tôi đã cãi nhau với họ để tiếp tục hành trình. Tôi biết hệ thống sẽ không trả thêm tiền cho họ và nhiệm vụ sẽ đổ vỡ nếu họ khước từ. Cuối cùng, tôi thuyết phục họ đi cùng với tôi tới Beirut, và khi chúng tôi bay vào Damascus, Syria, bước chân đầu tiên của cuộc hành trình, tôi biết rằng sự an toàn của họ là trách nhiệm của tôi.

Hai ngày sau khi chúng tôi tới, người Israel tiến về bờ biển và bao vây phía tây Beirut cùng xe tăng và pháo binh. Chúng tôi nhìn thấy những khẩu súng lớn trên đường đi và trong những khu vườn bên sườn đồi. Chúng tôi lái xe tới vị trí của họ mỗi buổi sáng để xem họ bắn phá những người Palestin. Sau đó chúng tôi lái xe trở lại phía tây Beirut, kiểm tra mức độ tàn phá và chứng kiến người Palestin bắn trả.

Những buổi chiều muộn, các đoàn phóng viên truyền hình tụ tập trên nóc khách sạn, những chiếc camera chốt trên giá ba chân, chĩa lên bầu trời khi những máy bay Israel tới với nhiệm vụ thả bom hàng ngày. Chiếc camera quay trong khi chúng tôi rút vào vị trí trú ẩn khi những mảnh đạn như mưa rơi trên mái nhà. .

Đội CNN nhỏ của chúng tôi sát cánh bên nhau mọi lúc. Chúng tôi thuê một taxi Mercedes với một lái xe tin cậy đi vòng quanh vùng mặt trận. Lãnh đạo PLO, Yasser Arafat, có một văn phòng trong tòa nhà cao luôn dưới làn đạn của Israel. Khi chúng tôi muốn phỏng vấn ông ta, chúng tôi lái xe trong phạm vi một khu phố và chờ đợi cho lượt đạn nổ dừng lại. Sau đó chúng tôi lái xe dọc con đường tối, lối vào có bao bọc cát trước hàng rào chiếm giữ.

Hàng ngày chúng tôi đều vào trại người lánh nạn của Sabra nơi một chỉ huy quân đội người Palestin lập ra trụ sở chỉ huy ở trong một giáo đường và sẵn sàng tóm tắt cho chúng tôi về tình hình quân sự. Tôi may mắn và vui mừng vì không phóng viên ảnh hay kĩ thuật viên truyền hình nào bị thương khi làm nhiệm vụ cùng tôi.

Nhưng cuối cùng, ở Santiago, Chile, vào mùa thu năm 1983 sự may mắn đã không đến khi chúng tôi làm tin về sự quấy rối của người dân xung quanh lễ kỉ niệm thứ 10 của chế độ độc tài quân sự của Tổng thống Augusto Pinochet. Willis Perry người quay phim của tôi và là một gã người Mỹ lai Phi cao lớn.
 
Trong suốt cuộc biểu tình ở bãi họp chợ, một đội xe cảnh sát tấn công đám đông. Chúng tôi chạy sang bên đường. Willis quay sang giơ camera lên vai vừa khi chiếc xe bus cảnh sát chạy qua điểm giao phía sau tôi. Súng nổ ra từ cửa sổ. Tôi nghe thấy tiếng rít của đạn cao su. Wlillis đứng ngay phía sau tôi và tôi nghe thấy anh ta thở hổn hển: "Tôi bị bắn", khi anh ta ngã xuống đất, thả camera của mình vào tay tôi. Anh ta bị bắn vào ngực, vết thương khá sâu.

Nếu tôi cao hơn 7,6cm thì tôi đã bị bắn vào mặt.

Tôi đề nghị giao nhiệm vụ quay phim cho người phụ trách âm thanh Tyron Edward bởi vì CNN không có tiến để thay thế Willis - người đã được đưa về nhà phục hồi sức khỏe.

Chúng tôi đi vào sáng sớm Chủ nhật ngày 25-9 khi hầu hết giới báo chí đang thư giãn. Tôi cần băng hình cho bài phân tích tin về những lựa chọn chính sách của Mỹ ở Trung Mỹ, và tôi đang hy vọng có thêm một số hình ảnh về người lính trong chiến dịch. Mỹ đang tiêu tốn hàng triệu đô la hỗ trợ quân đội cho Chính phủ Salvador nhưng những kẻ phản công cánh tả đang chiến đấu lại.

Người lái xe đưa chúng tôi đi dọc đại lộ Pan American phía đông thành phố. Chúng tôi nhìn thấy những máy bay thả bom ở phía xa những ngọn đồi. Chúng tôi lái xe về phía ném bom tới chỗ đường giao nhau đầy bùn có lính canh gác từ chối cho chúng tôi qua. Ngay sau đó vài nhóm người dân đi vội vã trên đường mang theo những người thân bị thương và kêu ca rằng máy bay chính phủ bắn vào họ trong thị trấn Tenancingo. Tôi cảm thấy không thể chờ đợi ở bùng binh nữa và không có lựa chọn nào khác là đi bộ để có câu chuyện. Chúng tôi phân phối thiết bị nặng và đi bộ.

Tới gần Tenanctngo, chúng tôi nhìn thấy những trực thăng định vị ngay phía trên đầu và chúng tôi trốn vào khu rừng bên đường. Khi tới gần thành phố, máy bay ném bom A-37 của chính phủ hiện ra trên bầu trời gầm rú, lao vào đường ném bom. Một trực thăng có vũ trang ở trên tầm ngọn cây với nòng súng bắn lóe và chúng tôi chạy vào một ngôi nhà đá cổ nơi lực lượng du kích cánh tả có vũ trang đã chiếm đóng. Họ bắt chúng tôi vào canh gác, kiểm tra thẻ báo chí và sau đó hộ tống chúng tôi qua thành phố.

Gần góc tòa nhà cuối phố bị bom oanh tạc trên con đường đầy sỏi, xác rất nhiều phụ nữ và trẻ em nằm ngang trên đường. Tôi chứng kiến Edwards bị sốc nhưng anh ta đã ghi được hình ảnh hiện trường. Có nhiều nhóm lính du kích xung quanh đó. Họ chiếm đóng Tenacingo sáng hôm đó và chiếm lấy khu đồn trú quân đội chính phủ: Ném bom là tiếp sau phản ứng tức giận. Rõ ràng thương vong trên đường và bên trong những ngôi nhà bị tàn phá là người dân thường đáng lẽ ra chính phủ phải bảo vệ họ.

Khi chúng tôi rời đi, lính du kích đang rút khỏi thành phố. Một sĩ quan nói với tôi, "Nếu chúng tôi ở lại đây sẽ có nhiều trận ném bom hơn nữa và nhiều dân thường sẽ bị chết"' Tàn phá Tenancingo là biểu hiện của sự leo thang khác trong chiến tranh Salvador.

Chúng tôi trở lại khách sạn ở thủ đô vào nửa đêm và xem lại đoạn băng đã quay. Tôi viết lời bình bắt đầu bằng “Thần Chết đã ghé thăm Tenancingo vào ngày Chủ nhật. Thần Chết nán lại cả ngày hôm đó ở thành phố xa xôi này của Salvador, cướp lấy mạng sống nhiều phụ nữ, trẻ em và đàn ông". Kĩ thuật viên âm thanh Duncan Finch, làm hai nhiệm vụ như một người biên tập hình. Mặc dù anh ta kiệt sức nhưng vẫn ngồi trước máy biên tập và bắt đầu chắp nối các đoạn hình theo lời bình của tôi. Anh ta là một kĩ thuật viên cẩn thận. Khi tôi tỉnh dậy vào bình minh thì anh ta đang làm đoạn video cuối cùng.

Mặt trời mọc khi tôi lái xe dọc đường bờ biển tới sân bay quốc tế và chuyển câu chuyện bằng chuyến bay của Taca Airline sớm nhất tới Miami. Nó tới Mỹ vào khoảng buổi trưa và được phát lần đầu trên CNN ngay chiều hôm đó và được phát lại nhiều lần sau này. Đó là câu chuyện bi kịch nhất mà tôi từng làm cho truyền hình. Một nhà phê bình của tờ Los Angeles hàng tuần nhận xét: "Cảnh phim thật tới mức tôi quá ngạc nhiên khi nó được chiếu. Một lời khen ngợi cho CNN".
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top