• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Từ chiến trường khốc liệt

"BAGHDAD PETE”

Vào cuối tháng 1, người Iraq bắt đầu cho nhiều nhà báo vào hơn để làm tin về cuộc chiến. Không có nhà báo Mỹ nào trong nhóm đầu tiên của 20 nhóm tới và tôi vận động Sadoun cho thêm các tổ chức tin tức lớn vào. Anh ta nói CNN là đủ rồi nhưng tôi tranh luận sự tin tưởng của tôi sẽ mạnh hơn nếu những người Mỹ khác nhìn thấy và làm tin về những gì tôi đang làm.

Một số hãng tin phàn nàn CNN đang nhận đặc quyền từ những người Iraq. Một số cho rằng chúng tôi đã thỏa thuận để chia sẻ vệ tinh với chính phủ. Tôi đã cho phép Sadoun gọi cho Đại sứ quán Iraq trên đường dây của CNN để cấp visa cho các nhà báo. Anh ta đã đồng ý nói bằng tiếng Anh và tôi lắng nghe. Sadoun, một số đồng nghiệp nói có thể dễ dàng đã sử dụng telex trong Bộ Thông tin để trì hoãn việc cấp visa của anh ta. Tôi nói với họ anh ta quá sợ dời khỏi khách sạn nhưng họ không tin tôi.

Tại một buổi họp nơi những người tới thăm phàn nàn về những hạn chế với giới báo chí, Sadoun nói: “Nếu bạn có bất kì vấn đề nào chỉ cần hỏi Peter Arnett. Anh ta là người giám sát của chúng tôi". Sự trêu đùa của anh ta cho tôi vào chút nước nóng.

Khu vườn Khách sạn al-Rashid trở thành trung tâm liên lạc; vài chiếc điện thoại vệ tinh giờ đã được sử dụng, ăngten ô dựng ra, máy phát năng lượng kêu vo vo. CNN đồng ý cho phép phóng viên VOA ở Iraq sử dụng điện thoại của chúng tôi, và tôi tự ý để cho các phóng viên khác gọi điện về nhà. Tôi không còn lo lắng khách sạn sẽ bị đánh bom.

Nhưng vì chúng tôi có hệ thống phát tín hiệu truyền hình duy nhất và trụ sở ở Atlanta đòi trả trước khi chúng tôi truyền hình cho các tổ chức truyền hình khác nên chúng tôi phải đấu tranh với các phóng viên thường trú tức giận không chuyển hình ảnh của họ tới khi văn phòng của họ có tiền tới. Thay vì bị nói sau lưng hoặc thậm chí bị nhận xét là bất lịch sự, tôi là trung tâm của rất nhiều xích mích và càu nhàu.

Áp lực làm tôi nản lòng. Thậm chí sau khi đội CNN tới, tôi cô đơn về đêm và thỉnh thoảng cảm thấy mệt mỏi. Ném bom luôn luôn gần hơn trong bóng tối. Tôi đã cầu hôn Kimberly trên điện thoại vệ tinh và sung sướng khi cô ấy chấp nhận. Sadoun, người quan sát như thường lệ, đã chúc mừng tôi.

Giờ cùng với một đội hoàn chỉnh trong thành phố, tôi có thể đạt được những bài tin hiệu quả hơn. Chúng tôi chuyển mọi thứ xuống từ những tầng trên của khách sạn, và thiết lập Studio trong quầy bar của tiền sảnh. Người quay phim Dave Rust vui mừng được ra chiến trường với tôi

Một hôm chúng tôi tới thăm đống đổ nát của nhà máy sữa thì bắt gặp sáu tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp bay trên đầu tới trung tâm Baghdad. Sau khi Dave Rust quay hình tên lửa, chúng tôi đuổi theo chúng vào thành phố và tới hai khu vực có người dân nơi người Iraq nói rằng hai viên đạn tên lửa đã bắn tới. Khói từ nhà máy điện Dora gần đó cho thấy những viên khác đã trúng mục tiêu.

Sự có mặt của Rust cho phép tôi miêu tả sinh động toàn bộ cuộc sống ở đây. Chúng tôi tham gia các buổi giảng ở một nhà thờ Tin lành. Chúng tôi đi lang thang qua khu chợ đồng nổi tiếng, nơi mọi người mua đèn và thùng chứa nước. Chúng tôi chiếu những đứa trẻ chơi bên bờ sông Tigris và những bà mẹ giặt quần áo trong dòng nước.

Tôi liên tục đề nghị Naji cho phép tới thăm chiến trường Kuwait nhưng ông ta từ chối. Ngày 6-2, ông ta cho phép chúng tôi tới thăm An Nasiriya, 40 dặm từ phía nam thành phố Basra. Con đường cao tốc chúng tôi đang đi nằm trong sự tấn công của các máy bay chiến tranh liên minh. Tôi nhìn thấy một xe chở khách nhỏ bị đạn tên lửa bắn trúng. Có ánh lửa bốc lên. Khi chúng tôi đi qua, tôi nhìn thấy nóc xe bị tung và hành khách bên trong bị thương, nhưng người giám sát không cho phép chúng tôi dừng lại.
 
Hai cây cầu chính của An Nasirya bị đánh sập trong trận ném bom và lần đầu tiên chúng tôi được phép chụp ảnh. Người Iraq trước đây phân biệt những mục tiêu quân sự và những giới hạn máy quay của chúng tôi. Tôi đã cố gắng thuyết phục Sadoun nhiều tuần để được mở rộng phạm vi làm tin. Trước đó, anh ta đã nói không thể tới thăm các ngân hàng và bưu điện bị tàn phá.

Chúng tôi trở lại Baghdad vào tối muộn hôm đó. Chúng tôi lên hình trực tiếp vào nửa đêm nhưng có báo động máy bay tấn công trong suốt buổi truyền hình và người giám sát mới, Mahmoud, bước vào ngay phía trước máy quay để dừng buổi phát hình. Anh ta lo lắng rằng ánh đèn sáng của chúng tôi sẽ thu hút máy bay tấn công. Chúng tôi tiếp tục với đèn pin chiếu vào mặt tôi.

Ngày hôm sau, chúng tôi được phép tiến gần hơn tới chiến trường. Chúng tôi đi tới Basra, thành phố mà từ đó việc xâm chiếm Kuwait đã bắt đầu. Nó hầu như nằm trong tầm nhìn của biên giới. Chúng tôi lái xe dọc theo những đường tách biệt và những làn đường nông thôn để tránh các cuộc không kích, nhưng chúng tôi đã đi qua đống đổ nát của những chiếc xe tải và xe tăng chở dầu.

Chúng tôi đi qua Basra trên một chiếc cầu duy nhất có thể đi qua được, và nhận thấy thành phố nằm giữa cuộc chiến. Máy bay tấn công từ bầu trời phía trên. Họ lái xe chạy bom dội và chạy quanh những tên lửa bắn từ mặt đất. Mọi người nhốn nháo tìm nơi trú ẩn khi tiếng còi báo động thường xuyên rú lên.

Basra là một mục tiêu lớn có cảng và căn cứ quân sự mở rộng. Kết quả là có nhiều sự tàn phá với căn cứ dân sự hơn là ở Baghdad. Chúng tôi tới thăm một bệnh viện bị tiêu diệt và một giáo đường bị san phẳng. Chúng tôi ở lạt Khách sạn Sheraton Basra, một khách sạn từng rất đẹp nay đã biến thành boong ke, tiền sảnh và hành lanh có bao bọc cát, các cửa sổ bị bịt kín. Vào bữa tối hôm đó, bàn ăn rung lên đến nỗi dao và dĩa ăn của chúng tôi rơi xuống sàn.

Tôi rất vui khi có sự đa dạng trong tin, bài nhưng vị khách đầu tiên tôi chọn phỏng vấn trực tiếp ở Baghdad có thể là một sai lầm. Ông ta là Anthony Lawrence, một thành viên Mỹ của Đội hòa bình Vịnh vừa trở về từ chuyến đi ba tuần tại biên giới Saudi sau thất bại không ngăn được. Vị quan chức Washington giọng mềm mại được truyền hình với lời yêu cầu ủng hộ cảm động rằng, tất cả người Mỹ tham gia vào phong trào ủng hộ hòa bình trước khi cuộc xung đột "trở thành hủy diệt hàng loạt".

Mặc dù tôi cố cân bằng sự công kích của ông ta với những câu hỏi đúng chỗ nhưng tôi đã nhận được điều tồi tệ nhất của phần đổi lại. Rất nhiều người ủng hộ ông ta tập trung trong vườn khách sạn để xem và vỗ tay. Các nhà sản xuất CNN không vui vẻ.

Nhóm phóng viên đầu tiên tham gia cùng chúng tôi ở Baghdad rời đi ngày 8-2, họ chỉ được cấp visa 1 tuần. Một nhóm khác tới, gồm những người Mỹ đầu tiên từ khi chiến tranh bắt đầu, một đội làm tin truyền hình ABC do phóng viên thường trú Bill Blakemore dẫn đầu. CNN được miễn các yêu cầu về visa và ở lại.

Những người Mỹ tới cùng thư, thông điệp và giờ tôi đã biết đầy đủ sự tranh cãi quanh phần tin của tôi. Những cuộc gọi vô số của tôi tới trụ sở CNN ở Atlanta hầu hết dành cho bản tin từ Baghdad. Tôi đã nhận được những bài tin không thường xuyên về phản ứng tiêu cực ở Mỹ và nơi nào đó trên thế giới, lúc đầu từ những cuộc trò chuyện điện thoại với con gái tôi Elsa, đang làm phóng viên ở tờ Boston Clohe, sau khi tốt nghiệp Đại học Harvard.

Bây giờ tôi hiểu tôi bị lên án ở quốc hội. Đại diện Lawrence Coughlin của Pennsylavania đã buộc tội: "Arnett là thánh Joseph Geobbel của chế độ giống Hitler của Saddam Hussein". Tom Johnson đã nhận được một bức thư từ 34 thành viên quốc hội phàn nàn về phần làm tin của tôi "giúp tên độc tài loạn trí có miệng tuyên truyền tới hơn một trăm quốc gia".
 
Các thành viên bảo thủ của quốc hội Anh đã so sánh tôi với những kẻ phản bội của Chiến tranh thế giới thứ hai. Những tay vẽ tranh biếm họa chính trị thích thú minh họa nhóm tôi với Saddam Hussein như một "video Benedict Arnold". Một tổ chức cánh hữu cực đoan đặt nick tôi là "Baghdad Pete" và biểu tình kêu gọi CNN không phát hình tôi. Charlton Heston mô tả tôi như một kẻ phản bội.

CNN vẫn để các bài tin của tôi "bị kiểm duyệt" và liên tục các thẩm vấn hàng ngày từ các phát thanh viên. Nhưng nó đang ngày càng làm nhiều hơn: ba lần một ngày, hệ thống phát cả những bức thư và fax về sự phàn nàn từ phía người xem - những người phẫn nộ tôi làm tin từ phía kẻ thù. Hàng nghìn các cuộc gọi, thư và fax tới CNN hàng ngày. CNN sử dụng các câu chuyện của tôi thường xuyên, nhưng cũng đề cập đến một vị tướng không lực đã nghỉ hưu, người ủng hộ quan điểm Lầu Năm góc và coi thường phần tin của tôi.

Ngày 7-2, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Lan Simpson của Wyming nói với các phóng viên tại một bữa tiệc trưa ở Capitol Hill rằng tôi là "Những gì chúng ta thường gọi một người thông cảm...Anh ta đã rất năng động ở Chiến tranh Việt Nam và anh ta đã giành được giải thường Pulitzer phần lớn là bởi vì những tư liệu chống chính phủ của anh ta. Và anh ta đã cưới một người Việt Nam có anh trai là Việt Cộng. Tôi gọi đó là những người Thông cảm trong những ngày đầu của tôi ở Chiến tranh thế giới hai".

Trong một lần trả lời điện thoại từ tờ Washington Post, Simpson nói đã được cung cấp thông tin "bởi một người AP có liên quan đến việc làm tin Chiến tranh Việt Nam. Một người đàn ông có danh tiếng lớn. Anh ta nói không biết tên của người anh rể hay cái gì là hoạt động Việt Cộng được cho là của anh ta".

Tôi cũng không. Một trong ba người anh em trai của Nina đã chết những năm 1950. Người thứ hai, một dược sĩ, chết ở miền Bắc Việt Nam những năm 1960. Người thứ ba là một giáo viên dạy toán sống ở Hà Nội và không có hoạt động chính trị gì cả.

Simpson là một nhân vật có quyền lực ở Capitol Hill, sau đó là Nghị sĩ phụ trách dân tộc thiểu số và là bạn thân của Tổng thống Bush. Đầu những năm 1980, tôi đã phỏng vấn ông ta và làm việc cùng nhân viên của ông ta về luật nhập cư mà ông ta thảo ra. Lần cuối cùng vào tháng 4 tôi gặp Simpson ở Jerusalem khi ông ta trở về nhà từ cuộc gặp với Saddam Hussein ở Baghdad.

Tại một cuộc họp báo, ông ta chỉ trích sự không nhạy cảm của các phóng viên phương Tây với vị lãnh đạo Iraq. Sau này lộ ra rằng ông ta đã nói với Saddam Hussein: "Vấn đề của ông nằm ở chỗ truyền thông phương Tây chứ không phải với Chính phủ Mỹ. Miễn là ông tách biệt khỏi truyền thông, giới báo chí - nó là một giới báo chí kiêu căng và bợ đỡ - tất cả họ đều tự coi mình là những thiên tài chính trị. Đó là những gì phóng viên làm. Họ rất hay chỉ trích. Những gì tôi khuyên là ông nên mời họ tới đây tự chứng kiến".

Bạn bè ủng hộ tôi. David Halberstam nói với tờ Washington Post thích Nghị sĩ nhưng không phải "sự xấu xa của ông ta thậm chí khi đề cập một người giống như Nina và liên hệ tới việc làm tin kì lạ của Peter như thể anh ta thông cảm với phía bên kia. Ông ta hoàn toàn sai. Tôi biết gia đình họ và những lời buộc tội đặc biệt đau đớn với họ".

Tờ Washington Post lên án Simpson, “Nếu Peter Arnett đã ở ở bất kì nơi nào để liếm gót giày và khúm núm với Saddam Hussein như Alan Simpson trong chuyến thăm nhà độc tài Iraq tháng 4 năm ngoái thì chúng tôi có thể hiểu tại sao phóng viên thường trú CNN lại đang bị tấn công về những bài phỏng vấn và phần tin của anh ta. Nhưng so sánh với những gì Nghị sĩ Simpson và một số đồng nghiệp của ông ta trên chuyến thăm đó đã làm để nịnh Saddam Hussein và làm cho họ cảm mến ông ta thì ông Arnett nhìn xuống gắt gỏng... Peter Arnett đang kiên cường ở Baghdad. Còn ở nhà đây, Alan Simpson đã trượt trong chất nhờn".

Và CNN kháng cự lại các cuộc gọi về việc di dời vị trí của tôi. Ngày 12-2, Ed Turner đưa ra một tuyên bố: “Một số từ ngữ và hình ảnh là đau thương nhưng đó là chiến tranh. Việc kiểm duyệt là phiền hà nhưng đó là những hạn chế trong các nước, gồm cả Mỹ". Ông ta kết luận: "Arnett và CNN ở đó để tất cả những người xem của chúng ta có thể ở đó, không hoàn hảo, hạn chế và nguy hiểm như vốn có".
 
NỔI GIẬN Ở AMILRIYA


Sáng sớm ngày 13-2, tiếng vang từ các vụ nổ đánh thức giấc ngủ của tôi. Sau đó, tôi ngồi ăn sáng cùng Vito và Dave thì Sadoun tới, nước mắt chảy dài: "Có Chúa, đây là điều tồi tệ nhất, đây là điều tồi tệ nhất", anh ta hổn hển, lau mặt. Anh ta nói một nơi trú ẩn các cuộc không kích của người dân đã bị đánh bom sáng nay và một số người bạn, thư kí của anh ta có thể đã bị chết.

Chúng tôi chạy tới bãi đỗ xe. Những phóng viên khác đã được báo động, gồm có Bill Blakemore của ABC. Tôi nói người lái xe theo sau chúng tôi. Chúng tôi lái xuống đường Yaga về phía quận Amiriya. Đó là khu vực dân cư trung lưu sinh sống mà tôi chưa tới đó trước đây. Những chiếc xe jeep quân đội vượt qua chúng tôi trên đường Jordan, còi báo động của chúng rú lên. Một chiếc xe cứu thương đảo ra từ vài tòa nhà phía trước chúng tôi.

Chúng tôi đỗ bên cạnh đường. Khói dày đặc tỏa ra từ mái một tòa nhà bằng bê tông ngay phía trước mặt. Một đám đông lớn bu lại trên đường. Tôi nhìn thấy tấm biển trên cột điện với biển hiệu giao thông của một người đang chạy, với từ "Trú ẩn" viết bằng tiếng Anh và tiếng Ảrập. Tôi đẩy lối đi qua hàng rào dây xích vây xung quanh tòa nhà đang bốc cháy.

Hoạt động ứng cứu diễn ra điên cuồng trong sân phía trong. Linh cứu hỏa đang phun nước lên bệ tên lửa và vào chiếc cửa bằng sắt mở vào tòa nhà. Những người khác thâm nhập bằng lối vào khác bị tắc nghẽn. Sĩ quan quân đội mặc quân phục đang hò hét bằng mệnh lệnh. Một chiếc xe tải đang đỗ vào lối đi và lính cứu hỏa trở xuống cùng những bọc được gói trong chăn và cờ Iraq bỏ vào xe. Đám đông lầm rầm trong sự đau đớn khi họ xuất hiện mang xác chết đi. Có một biển hiệu bằng tiếng Ảrập trên tòa nhà, Ala'a tạm dịch là "Văn phòng Trú ẩn công cộng biên phòng dân sự số 25".

Dave tiếp tục chạy máy quay. Chúng tôi đi quanh lối vào chính. Tôi nhìn thấy Jassim đang nói chuyện với thị trưởng của Baghdad. Tôi chen vào giữa họ khi Dave bắt đầu quay qua vai tôi. Tôi hỏi Jassim chuyện gì xảy ra. Ông ta nói hai quả bom định vị chính xác đã ném xuống nơi trú ẩn khoảng 4 giờ 50 phút sáng hôm đó. Ông ta khẳng định đó là nơi trú ẩn cho người dân.

Tôi hỏi Dave và tôi có thể vào bên trong không, ông ta yêu cầu một lính cứu hỏa đi theo chúng tôi. Chúng tôi đi xuống lối vào bằng bê tông dốc qua chỗ ngập nước và sau đó lên một cầu thang tối. Tôi nghẹt thở vì khói và trượt trên bậc thang. Sức nóng làm tôi ngạt thở. Có mùi hôi thối kinh khủng của thịt cháy. Với đèn máy quay sáng trước mặt, Dave vững chân hơn và dẫn đầu. Chúng tôi lò dò qua đống đổ nát và bước vào phòng trống ở tầng trên.

Đèn rọi sáng một khung cảnh khủng khiếp. Những người lính cứu hỏa bò quanh đống đổ nát. Sự cô lập tách khỏi các bức tường. Lửa vẫn cháy ở đống quần áo và đệm giường. Dave di chuyển về phía trước. Chân tôi trượt vào cái gì đó mềm, một xác chết cháy khô. Hai lính cứu hỏa đẩy tôi sang bên, một cơ thể khác trong tay họ. Lúc sau ánh sáng ban ngày chiếu qua một lỗ lớn trên mái nhà bằng bê tông dày gần 13m. Các thanh chống bằng sắt đã bị vặn cong.

Tôi đi ra ngoài. Người quản lí cư trú, Hassan Janadi gặp tôi ở lối vào Anh ta kích động dự đoán khoảng hơn 400 người dân đã ở trong khu cư trú đó, hầu hết là phụ nữ và trẻ em. Một số bị kẹt sau những cánh cửa sắt đóng bởi sức nóng quá lớn. Anh ta nói người dân địa phương mang giường và thức ăn của họ tới boong ke. Đây là một trong hai mươi nơi trú ẩn tương tự trong thành phố được xây vào năm 1984. Ala'a đang lau nước mắt. "Làm sao nước Mỹ có thể làm điều này?".

Tôi để Vito lại và đi cùng với Dave, Ala'a, người lái xe trở lại khách sạn. Tôi đi qua tiền sảnh, gọi Sadoun, "Cử cho tôi một người giám sát". Biên tập viên trực đêm ở phòng quốc tế CNN trên đường dây. Tôi nói với anh ta tôi cần phải lên hình trực tiếp ngay lập tức. Khi tôi đợi, Sadoun tới. "Không kiểm duyệt hôm nay. Nói những gì anh muốn về chuyện này. Chúng tôi hoàn toàn chẳng có gì phải che giấu cả" anh ta nói.
 
Khi phát thanh viên hỏi chuyện gì đang xảy ra, tôi đáp lại: "Có một thảm hoa lớn ở đây, một bi kịch, một nơi trú ẩn máy bay của người dân bị tiêu diệt". Một nhà sản xuất đã sẵn sàng trên đường dây. "Hãy làm đi", anh ta hướng dẫn. Tôi hoàn thành phần bản tin của mình.
Hình chúng tôi gửi về vụ đánh bom gồm những hình ảnh bi thương nhất về cuộc chiến. Nhưng Sadoun nói: “người Đức đang gửi những bức hình còn tệ hơn các bạn". Tôi nói rằng chúng tôi không phát phần xác chết trên CNN.

Khi Reid Collins lên hình vài giờ sau tôi trích lời của quản lí nơi trú ẩn nói rằng 200 xác chết đã được tìm thấy, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.

Reid chen vào: “Peter, chỉ huy Mỹ ở Riyadh nói rằng đó không thực sự là nơi trú ẩn mà là một boong ke điều khiển và điều hành quân sự thì đúng hơn". Lầu Năm góc cho rằng nơi trú ẩn đó được tăng cường cho mục đích quân sự.

Cuối buổi tối tôi nghe thấy lời tuyên bố chính thức từ Nhà Trắng giải thích vụ tấn công nơi trú ẩn, rằng những chỉ đạo quân sự được đưa ra trực tiếp từ bộ máy chiến tranh Iraq từ nơi trú ẩn đã bị tiêu diệt, và rằng nó được sơn và ngụy trang để tránh tàn phá. Không ai biết tại sao dân thường lại ở đó.

Khi tôi trở lại nơi trú ẩn đó lần thứ hai. Tôi leo lên mái nhà cùng một tá các nhà báo khác. Chúng tôi không nhìn thấy sơn hay sự ngụy trang nào. Những người dân tôi gặp ở hiện trường nói rằng họ đã sử dụng nơi trú ngụ này từ khi chiến tranh bắt đầu. Tôi nhìn thấy một cần ăngten cao 3m nhưng không có bằng chứng của trung tâm chỉ huy công nghệ cao. Nơi trú ẩn nằm giữa trung tâm của cộng đồng dân cư ngoại ô xung quanh là một giáo đường, một trường học và một siêu thị.

Đó không phải là việc của tôi để cãi nhau với chính phủ Mỹ. Họ có lực lượng gián điệp công nghệ và những nguồn thông tin đặc biệt ngoài khả năng của tôi. Không một khoảnh khắc nào tôi tin lời lên án của người dân Iraq rằng nơi trú ngụ đã là mục tiêu của Lầu Năm góc để giết dân thường. Toàn bộ chiến dịch đánh bom tới thời điểm đó dù sao đã được chỉ ra. Tất cả các khu vực dân cư sinh sống bị tiêu diệt mà tôi nhìn thấy hầu hết là mục tiêu quân sự.

Vẫn có một số mục tiêu - như căn cứ sử dụng hai mục đích nơi cả nhân viên và người dân làm việc cùng nhau - mở rộng khả năng cho những tổn thất vô tội. Nơi trú ẩn Amiriya có thể nằm trong danh mục đó, bị nghi ngờ vừa là trung tâm chỉ huy quân sự vừa là nơi trú ẩn của người dân.

Một số cơ quan bộ, chính phủ chuyên giải quyết các công việc hành chính đã bị tàn phá hoặc tiêu diệt trong tuần trước: Ba bưu điện đã bị đánh bom ở Baghdad. Hai trong những chiếc cầu qua sông Tigris ở trung tâm Baghdad chủ yếu người dân sử dụng đã bị đánh sập mặc dù quân đội hầu hết đi lại qua chiếc cầu hiện đại về phía bắc và phía nam của thủ đô lại không bị đánh bom. Đêm hôm trước, trong khi tôi làm tin trực tiếp, ba tên lửa lao vào trung tâm hội nghị lớn từ Khách sạn al-Rashid bị cháy suốt đêm.

Kết luận cuối cùng công khai về vụ đánh bom nơi trú ẩn là ít cuộc tấn công hơn được chỉ đạo ở Baghdad. Nhưng dù sao, cuộc tấn công đã sửa đổi thói quen của rất nhiều người trong thủ đô. Nhân viên Khách sạn al-Rashid cho thấy sở thích bất ngờ của họ là ngủ ở các phòng trọ bên ngoài.

Khi tôi phỏng vấn Chủ tịch của PLO, Yasser Arafat tại đại sứ quán của ông ta, ông ta nói rằng người Iraq đã chỉ cho ông ta một nơi trú ẩn máy bay nhưng ông ta thích tự lo liệu lấy.

Phóng viên thường trú Bản tin truyền hình Độc lập Brent Sadler nói với tôi rằng anh ta đã tới thăm một nơi trú ẩn rộng hơn gần cầu 14 tháng 7 mà trống không. Một số người nói thậm chí họ không ngủ trong các hầm của họ. Cứ khi nào có bom trên trời, không ai cảm thấy an toàn. Cái giá cho việc xâm chiếm Kuwait là đặt cuộc sống của mọi người vào nguy hiểm.

Một cuộc diễu hành khá lớn ở Amirya với những khẩu hiệu chống Mỹ ngày hôm sau nổ ra. Đó là cuộc biểu tình công khai đầu tiên mà tôi chứng kiến từ khi chiến tranh bắt đầu. Người dân dường như không quan tâm họ có thể trở thành mục tiêu ném bom.

Đó chỉ đơn giản là một kháng cự công khai. Không khí của Baghdad trở thành nơi của sợ hãi, hăm dọa và cam chịu. Các đồng nghiệp báo chí của tôi nói về những phản kháng không lường trước với những người qua đường phàn nàn về Saddam Hussein.
 
Một hôm, một thanh niên trẻ tới chỗ chúng tôi đang phỏng vấn những người chủ cửa hàng và hét lên anh ta ghét chính phủ và chạy đi. Ala'a nói rằng nếu chúng tôi sử dụng video đó anh ta sẽ buộc phải điều tra người thanh niên đó, do vậy tôi phải cắt bỏ đoạn hình có người thanh niên.

Khi tờ Thời báo New York trích nguồn tin quân đội tuyên bố Khách sạn al-Rashid là nơi trú ẩn cho một trung tâm liên lạc quân sự lớn trong một tầng hầm phụ bí mật. Lầu Năm góc nói rằng việc tiêu diệt nơi trú ẩn Amirya vì nó là trung tâm chỉ huy quân sự. Có phải tiếp theo là chúng tôi?

Có gần 150 dân thường đang sống trong khách sạn gồm các phóng viên và các nhà ngoại giao. Tôi nhanh chóng kiểm chứng điều này. Tôi gặp người quản lí khách sạn Gahzi Ali Ismail và năn nỉ rằng tôi phải được đi thăm ngay lập tức và hoàn toàn cơ sở của ông ta. Khi ông ta đưa Sadoun vào cuộc bàn bạc, tôi yêu cầu được phép chiếu máy quay qua bất kì cửa nào tôi muốn.

Họ đồng ý không hề phản đối. Dave và tôi hướng vào tầng hầm và qua các boong ke, người quản lí mở các phòng kho và tủ. Chúng tôi tới một phòng rộng mà ông ta nói rằng trung tâm hệ thống liên lạc nội bộ của khách sạn. Tôi nghĩ chúng tôi đã tìm thấy điều gì đó: hai người đàn ông đang làm việc ở bàn phím. Đó chỉ là nhân viên của khách sạn. Chúng tôi nhìn qua các đường hầm nối liền tầng hầm với các tòa nhà khác và các cửa lật ở trên sàn. Sau một giờ, tôi thông báo không có dấu hiệu tồn tại nào của một trung tâm chỉ huy.

Buổi sáng hôm sau tờ Thời báo New York trích lời các quan chức Mỹ ở Washington nói rằng khách sạn "giờ có thể là địa điểm chỉ huy chính của Iraq" nhưng xác nhận nó không bị đánh bom bởi vì sự có mặt của dân thường. Đó giống như trò đùa rất tệ dành cho tôi nhưng tôi không chắc lắm. Tôi có thể đã nhầm lẫn chiến tranh tuyên truyền với chiến tranh thật.

Tôi chưa bao giờ hoàn toàn chắc chắn về những người ở trong các phòng khách sạn và tất cả chúng dùng để làm gì. Khách sạn đang có lợi thế đặc biệt và tôi biết rằng người Iraq sẽ không lưỡng lự sử dụng nếu nó cần cho mục đích của họ.

Sự tranh cãi về vụ đánh bom nơi trú ẩn Amiriya chuyển sự chú ý về độ tin tưởng của tôi sang Lầu Năm góc. Những hình ảnh gây sốc đến mức mọi người bắt đầu đặt câu hỏi về chính sách. Một số người tranh cãi rằng hậu quả của một cuộc đánh bom lấy đi mạng sống của hơn 300 người dân có thể bị lờ đi, đặc biệt trong một cuộc chiến tranh công nghệ cao nơi những lỗi lầm như vậy không mong đợi xảy ra.

Công chúng tự nhiên tin vào những người ra thông cáo quân đội và sự xác nhận của họ về sự hoàn hảo của công nghệ và sự chính xác tuyệt đối. Bây giờ các nhà sản xuất CNN nói với tôi, thư gửi tới hệ thống bắt đầu chuyển sang yêu quý tôi với ít lời hơn gọi tôi là phát ngôn viên của Saddam Hussein, và nhiều người đề cập tới nhu cầu về quyền được biết của công chúng.

Vào giữa tháng 2 ở Baghdad, một tháng sau khi có trận đánh bom đầu tiên, người Iraq bắt đầu nói về thỏa thuận. Các mục tiêu quân sự và công nghiệp cơ bản bị tàn phá ở Iraq. Quân đội ở Kuwait đã bị nghiền nát. Yevgeny Primakov, một phái viên do lãnh đạo Xôviết Mikhail Gorbachev phái đi để thuyết phục Saddam rời khỏi Kuwait trước khi chiến tranh mặt đất bắt đầu.

Khi chúng tôi nói chuyện với ông ta tại Khách sạn al-Rashid, ông ta tự tin về hòa bình. Chính phủ Iraq thậm chí tuyên bố họ đã sẵn sàng rút khỏi Kuwait, bằng chứng rõ ràng rằng ý chí của Saddam đang nao núng. Nhưng lời đề nghị đó kèm theo quá nhiều điều kiện không thể chấp nhận được với Tổng thống Bush.

Tuy nhiên, lời đề nghị rút lui được công bố trên Đài tiếng nói Baghdad tiết lộ nhiều điều về thái độ của người dân. Họ muốn chiến tranh kết thúc. Chúng tôi chụp ảnh người dân bắn súng lên trời trong trung tâm thành phố. Họ tấn công chúng tôi khi chúng tôi đi bộ trên đường Jamouri. Họ lờ đi những người giám sát và bộc phát cảm nhận của họ.

Một người đàn ông nói bằng tiếng Anh: "Thế giới không cho chúng ta sự lựa chọn nào. Chúng ta phải rời khỏi Kuwait". Một người khác nói rằng chẳng có gì phải tiếp tục phản kháng: "Không thức ăn, không thuốc men, không điện. Do vậy chúng ta có thể làm được gì?".

Một người giám sát đẩy tôi sang bên và nói với tôi rằng Bob Simon và đội của anh ta đã bị bắt ở Baghdad. Anh ta thậm chí còn lái xe đưa tôi qua trụ sở gián điệp nơi Bob Simon bị giữ ở đó và tôi đã chứng nhận điều đó trên hình. Tôi nghi ngờ người Iraq đang cố gắng chuyển một thông điệp tới Lầu Năm góc rằng không được tấn công tòa nhà đó, nhưng họ đã thất bại. Vài ngày sau đó, trụ sở bị đánh bom, các nhân viên của CBS không bị thương và vẫn sống trong hầm.

Ngày 19-2, tôi chia sẻ nhiệm vụ làm tin, lên hình trực tiếp vào buổi sáng, trưa và tối cùng phóng viên thường trú CNN Christiane Amanpour. Chúng tôi đi nhiều hơn tới vùng nông thôn nhưng những vụ đánh bom tình cờ có ít tin tức hơn bởi những cố gắng phút cuối cho một hòa bình trước khi chiến tranh mặt đất sẽ bắt đầu.

Trong những chuyến đi tới Samawa và Kebala ở phía nam và Kirkuk ở phía bắc, tôi nhận thấy có ít các vụ đánh bom hơn, các máy bay đồng minh đang tập trung tiêu diệt lực lượng Iraq ở Kuwait. Giao thông trên đường cao tốc tấp nập, chủ yếu là các xe tải chở quân, một thực tế mà chúng tôi không được phép đề cập tới.

Một đêm trên hình, Bob Cain hỏi tôi xem chiến dịch đánh bom có thành công trong việc ngăn chặn sự đi lại của quân đội trên một đường cao tốc lớn mà tôi đã đi không? Tôi nói với anh ta: "Có rất nhiều phương tiện giao thông trên đường và không có nhiều dân thường".

Những cố gắng để đạt được hòa bình thương lượng trở thành trung tâm của những bài tin của chúng tôi. Điện Kremltn tìm kiếm một sự thỏa hiệp; Bộ trưởng Ngoại giao Tariq Aziz dành một chuyến thăm được báo giới quan tâm tới Mátxcơva.

Vài ngày sau đó, 21-2, Iraq tuyên bố qua Liên Xô, mong muốn bắt đầu "việc rút quân đầy dủ và vô điều kiện" khỏi Kuwait. Theo sau là bài phát biểu tham chiến từ Saddam Hussetn nói rằng nếu lời đề nghị bị từ chối thì Iraq sẽ chiến đấu như ông ta từng gọi trước đó "the mother of battles" tới chiến thắng.

Tổng thống Bush cho Saddam 48 giờ để rút toàn bộ quân ra khỏi thành phố Kuwait và hoàn thành việc rút quân khỏi đất nước đó trong một tuần. Saddam từ chối tối hậu thư. Ngày thứ sáu, 23-2, Bush tuyên bố bắt đầu chiến tranh mặt đất.
 
BUỔI TRUYỀN HÌNH CUỐI CÙNG


Chiến tranh mặt đất đến nhanh và tàn khốc. Lực lượng Iraq ở Kuwait trốn chạy. Đối với các nhà báo ở Baghdad, việc làm tin trở nên thật tồi tệ bởi vì thủ đô bị chia cắt và tất cả bản tin của chúng tôi phải dựa vào các chương trình phát thanh quốc tế. Người dân Baghdad khủng hoảng. Họ lắng nghe những bản tin tương tự về sự sụp đổ nhanh chóng của lực lượng quân đội chính phủ.

Vào sáng ngày 26-2, Saddam Hussein chính thức kêu gọi lực lượng của ông ta rút khỏi Kuwait. Những người giám sát ở khách sạn vui mừng ôm hôn nhau. Tôi không thấy bàn tay xiết chặt trên chiến thắng, không sự hối hận vì mất Kuwait, chỉ là sự giải tỏa thách thức đã kết thúc.

Tôi chứng kiến những người lính mất nhuệ khí lác đác trong thành phố trở về từ chiến trường ở phía nam. Họ bị tước vũ khí ở ngoại ô Baghdad. Chúng tôi không được phép chụp ảnh hay phỏng vấn họ. Baghdad trở nên rộng mở cho các cuộc tấn công.

Tôi tỉnh dậy mỗi buổi sáng trong suốt cuộc chiến tranh mặt đất và nhìn ra cửa sổ xem các trực thăng vũ trang có xuất hiện trên bầu trời không, xem Tướng Schwarkopf có dàn những chiếc xe tăng của ông ta trên đường tới thủ đô không. Không có gì ngăn cản ông ta tiến tới Baghdad từ vị trí tiền phương trên sông Euphrates nếu Bush yêu cầu. Nhưng những mệnh lệnh đó chẳng bao giờ được đưa ra. Mà rõ ràng Bush cũng mong muốn thoát khỏi cuộc chiến.

Trận đánh bom cuối cùng của Baghdad xảy ra vào đầu giờ sáng ngày 28-2 ở ngoại ô phía nam trước gần 1 giờ khi Bush tuyên bố chiến tranh kết thúc. Những cuộc tấn công đã tiếp diễn trong vòng 43 ngày. Đài phát thanh Baghdad tuyên bố Iraq đã chiến thắng.

Tôi tới trung tâm vào đầu giờ chiều trên các con đường đầy người dân đã đi ẩn náu trong nhiều tuần. Thanh niên chơi đá bóng trên đường, những người tàn tật ngồi xe lăn và đang thưởng thức ánh nắng mặt trời. Tôi không hề tìm thấy sự hối hận của bất cứ ai khi rời khỏi Kuwait.

Điều khoản đầu tiên của việc ngừng bắn là thả tự do ngay lập tức cho tất cả tù nhân chiến tranh quân đội. Bob Simon và đội của anh ta cũng được tự do, và ở lại đêm đó trong khách sạn trước khi về nhà.

Kết thúc chiến tranh kéo theo những cuộc nổi dậy của người dân Kurdish ở phía bắc và người Shia ở phía nam, nhưng chúng tôi không được phép tới thăm. Trên đài phát thanh quốc tế, chúng tôi nghe nói người dân tập hợp hàng nghìn người, chiếm các tòa nhà chính phủ và các doanh trại, tận dụng điểm yếu của chính quyền trung ương.

Nhưng Saddam vẫn đủ lực lượng quân sự để giải quyết cuộc nổi loạn. Bộ trưởng Thông tin ở Baghdad cho chúng tôi vài chi tiết. Chúng tôi vẫn truyền hình trực tiếp mỗi ngày nhưng có ít tin tức hơn bởi vì chúng tôi không được phép tới những vùng có rắc rối.

Tôi mệt mỏi và ho rất nhiều. Tôi gầy đi. Tôi muốn rời Baghdad. Sadoun tức giận với các kế hoạch của tôi. Anh ta nói với tôi rằng tất cả các tổ chức tin tức sẽ bị trục xuất trong vài ngày. Chỉ CNN có thể ở lại nếu tôi tiếp tục ở lại. Tôi cảm thấy giống như một vụ bắt con tin. Tôi cô đơn. Nhưng tôi cảm nhận tôi không có sự lựa chọn nào khác là ở lại, thậm chí câu chuyện đã chuyển sang Kuwait được tự do và các thành phố chiến trường Iraq nơi chiến tranh nhân dân vượt ngoài tầm với của chúng tôi.

Sadoun khắc nghiệt, nói rằng chúng tôi chỉ được phép làm tin các câu chuyện của chính phủ công khai. Tôi bảo vệ rằng sự đàn áp của Chính phủ Iraq với các dân tộc thiểu số đang được phát khắp thế giới từ các vùng chiến mới và những gì chính phủ của anh ta đang nói với tôi bắt đầu trở nên nực cười.

Những người Iraq cho rằng chẳng có gì diễn ra trừ những doanh nhân mà tôi gặp ở Baghdad và các nhà ngoại giao Ảrập chuyển cho tôi những thông tin về các cuộc đàn áp dã man đối với người dân Kurd và Shia. Nhưng tôi không thể sử dụng nó. Tôi thậm chí có những bản tin có giá trị về cuộc tấn công trong những khu người Shia ở thủ đô và sự đàn áp thô bạo của họ.

Một số phóng viên thường trú ở đó cũng bực mình với những hạn chế. Lee Hoffstader của tờ Washington Post, người đang sử dụng phương tiện liên lạc của CNN, thử sự kiên nhẫn của Sadoun bằng cách nộp những bài viết gồm những chỉ trích về Saddam Hussein. Người giám sát đó tức giận. Hoffstader nói với tôi là Sadoun xé nát bài tin.

Các phát thanh viên CNN không để cho vấn đề chìm xuống. Bất kì khi nào Christian hoặc tôi lên hình, họ hỏi dồn chúng tôi các câu hỏi về cuộc nổi dậy. Sadoun trở nên tức giận. Anh ta yêu cầu chúng tôi không đáp lại và tôi phải thông báo với CNN rằng những câu hỏi như vậy thậm chí không nên đưa ra. Điều đó là quá nhiều. Tôi nói với anh ta rằng chúng tôi không thể thực hiện công việc của mình theo cách đó. Đây không phải thời điểm cao trào của chiến tranh để đưa ra những yêu cầu đó. Sadoun đáp lại, "Điều này còn nhạy cảm hơn cả chiến tranh". Tôi đoán anh ta cũng chịu áp lực lớn.
 
Tôi tự gây rắc rối cho mình. Tôi phàn nàn với Naji rằng chúng tôi không thể tiếp tục kiểu đó, chúng tôi muốn dòng chảy thông tin thường xuyên. Do vậy họ quyết định kết thúc sự khổ cực của tôi. Sadoun tới khi tôi đang ăn tối muộn để thông báo rằng CNN sẽ phải rời đi vào buổi sáng. Cuối cùng chúng tôi đã được ra đi.

Tôi thở phào. Câu chuyện đã tới điểm chết. Bản tin còn lại duy nhất là sự khởi hành trước mắt của chúng tôi. Tôi triệu tập Dave và chúng tôi lắp điện thoại vệ tinh gọi về Atlanta. Tôi dẫn đầu và truyền hình trực tiếp không cần đợi người giám sát. Lần đầu tiên tôi không có gì để mất. Atlanta không hài lòng chỉ với phỏng vấn điện thoại. Họ muốn tôi lên hình.

Sadoun đồng ý buổi truyền hình cuối cùng và cử một người giám sát trẻ tôi không biết mặt để giám sát tôi. Anh ta thậm chí không quan tâm tới những gì tôi nói. Anh ta đứng dưới bóng râm trong vườn vừa hóng tai nghe vừa nói chuyện với Christian còn Dave cài microphone vào áo tôi và chỉnh ánh sáng.

Frank Sesno đang dẫn chương trình từ Washington. Tôi tiết lộ mọi thứ mình biết. Tôi nói khoảng nửa giờ. Tôi nói rằng Saddam Hussein có thể vẫn duy trì quyền lực vì vị trí chính trị của ông ta còn nguyên và vẫn có lực lượng an ninh lớn để đàn áp mọi cuộc nổi loạn. Tôi nói rằng người Iraq nhận biết rõ về chiến thắng trên chiến trường nhưng không có vị trí để làm nên một sự thay đổi chính phủ.

Người giám sát vẫn đang nói chuyện với Christiane. Tôi không muốn đi quá xa. Nếu những nghị sĩ của Iraq đang xem tôi bằng đĩa vệ tinh của họ, thì tương lai của người giám sát trẻ kia sẽ rơi vào lâm nguy. Tôi nói với Sesno tôi đang để dành nhiều lời bình luận hơn cho Amman, "nơi tôi không cần thiết gây phiền hà cho bất kì nhân viên địa phương nào"

Sesno yêu cầu tôi phát biểu cảm nhận hai tháng ở Baghdad và về những lời bình luận với phần tác nghiệp của tôi. Tôi nói rằng cả thế giới đã ngừng đánh bom Baghdad và tôi là nhân chứng của điều đó. Tôi tự hào ở đó.

Sesno hỏi tôi có biết mình nổi tiếng không. Tôi nói với anh ta một phóng viên từ Ankara nói rằng phụ nữ ở Thổ Nhĩ Kì đặt tên cho con họ theo tên tôi, thậm chí là con gái. Một phóng viên Vatican nói rằng Giáo hoàng muốn gặp tôi. Tôi nói rằng tôi không cảm thấy có gì khác từ lần đầu tiên tôi tới Baghdad cách đó hai tháng, chỉ đơn giản là mệt mỏi hơn thôi .

Chúng tôi dành một ngày đóng gói hành lí và ra đi vào sáng sớm ngày hôm sau. Sadoun hôn tôi lần cuối cùng. Anh ta lại không cạo râu và râu cứng cào má tôi. "Tôi học rất nhiều từ anh, Peter ạ", anh ta nói nghiêm trọng. Sadoun luôn quá nhạy cảm, quá cường điệu. Tôi nghĩ anh ta ít quý tôi. Chúng tôi chia sẻ rất nhiều và không giống là một cặp bạn bè trong thời đại ngôi làng toàn cầu. Tôi biết tôi sẽ nhớ anh ta. Nhưng tôi không bao giờ nghi ngờ về nơi anh ta đặt lòng trung thành của mình.

Đội hộ tống của chúng tôi hướng theo con đường qua sa mạc, qua rất nhiều tháp truyền thông bị phá hủy, xe tăng bị đốt và những hố bom. Trạm biên giới Iraq đã sống sót trong chiến tranh. Các nhân viên kiểm tra giấy xuất cảnh và vẫy tay cho chúng tôi qua. Những người Jordan mau chóng mời chúng tôi dùng trà.

Vito và tôi cùng đi chung taxi tới Amman. Đã quá nửa đêm và chúng tôi đã trải qua 14 tiếng trong hành trình từ Baghdad thì chiếc taxi bị hỏng trên sa mạc trong khi còn một giờ nữa thì đến nơi. Tôi đi bộ trên con đường tối và một lúc sau vẫy đi nhờ một chiếc xe tải, ánh đèn pha dừng lại. Tôi nghe thấy giọng thét tên tôi từ ca bin. Tôi phân vân không hiểu ai biết tôi trong một chiếc xe tải ở giữa sa mạc Jordan. Một người lái xe Palestin đội khăn xếp trèo ra và bắt đầu đấm vào tay tôi. Anh ta là một fan hâm mộ. Anh ta đã xem các buổi phát hình của tôi trên đài Truyền hình Jordan. "Peter Arnett, CNN, chào mừng", anh ta nói .

Tôi gọi Vito và chúng tôi leo lên xe tải. Tôi rất ngạc nhiên vì được nhận ra nhưng tôi cám ơn được đi nhờ nhiều hơn. Khi chúng tôi tới khách sạn, một đám đông các đồng nghiệp báo chí đang chờ ở đó họ vây quanh Vito và tôi, chụp hình và thét những câu hỏi về Baghdad. Tầng trên là văn phòng CNN, tôi vội vàng vào Studio phát hình trực tiếp và lần đầu tiên được Frank Sesno phỏng vấn, sau đó là Larry Kinh. Không có người giám sát xung quanh. Tôi bỗng nhớ tới Sadoun.

Năm giờ sáng, CNN cuối cùng cũng để tôi một mình. Phòng ngủ ấm. Toilet sạch sẽ. Có nước nóng. Ga trải giường trắng tinh. Khách sạn al-Rashid dường như đã xa rời trong ký ức.


*
* *

Tháng 3-1997, cùng với đội quay phim của CNN tôi đã phỏng vấn trùm khủng bố Osama Bin Laden ở nơi ẩn nấp trên núi của ông ta ở Afghanistan. Vào thời điểm đó, Bin Laden ít được công chú ng biết đến, nhưng ông ta đã bị các cơ quan tình báo quốc tế theo dõi như một người cuồng tin Hồi giáo nguy hiểm với nguồn tài chính cá nhân đáng kể. Trong bài phỏng vấn của mình, Bin Laden tuyên bố một cuộc thánh chiến với Mỹ và hứa sẽ gây ra nhiều xung đột và thiệt hại quân đội nhằm xóa bỏ sự ảnh hưởng của phương Tây trong thế giới Hồi giáo. Vào thời gian phỏng vấn ông ta, những mối đe dọa của Bin Laden từ những ngọn núi phía xa chỉ là lối nói hoa mĩ rỗng tuếch. Nhưng khi cuộc tấn công không tặc mà ông ta tổ chức tấn công vào Tòa nhà Thương mại thế giới ngày 11-9-2001 giết chết 3.000 người dân đã làm thay đổi trật tự thế giới.


HẾT
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top