Từ chiến trường khốc liệt

“Đây không phải là lính du kích, họ là lính chính quy”, sĩ quan lính thuỷ đánh bộ hét lên trên bộ đàm của anh ta với đội chỉ huy bay phía trên hàng cây cao su trong trực thăng. Anh ta thét “bổ sung lực lương không quân vào đây”. Đó là lần cuối cùng đại tá John B. Wadsworth nói rằng “Tất cả những gì chúng tôi biết dưới kia là địa ngục chiến trường” và “chúng tôi biết nó tồi tệ như thế nào”.

Lời nhận xét của ông ta được chứng minh đúng vào ngày thứ bảy. Rừng cao su vốn lạnh lẽo, yên tĩnh, nay càng thêm lạnh lẽo bởi những xác lính thuỷ đánh bộ. Những hàng xác lính nằm trong ánh nắng mặt trời trang nghiêm bên cạnh một chiếc trực thăng, lá chuối được ném phủ lên họ. Những lính khác tiếp tục chuyển những thi thể ra khỏi rừng trên những chiếc cáng thô sơ. Phóng viên giật bắn với một lính biệt kích bị thương trốn trong bụi cùng những viên đạn ở chân anh ta. Anh ta đã ở đó từ khi một tiểu đoàn lính biệt kích bị tiêu diệt vào thứ ba tuần trước. Ba trung uý lính thuỷ đánh bộ Mỹ uể oải bơ phờ bên bộ đàm chiến trường, một trong số họ giọng tức giận trên loa: “Cậu nói bao nhiêu? Bao nhiêu? được rồi 67”. Quay sang một phóng viên, anh ta bình luận: “Đó là con số bây giờ chúng ta có, con số tổn thất. Chúng ta cũng tìm thấy thi thể của bốn người Mỹ”.

Đó là cuộc tìm kiếm bốn người Mỹ bị bắn hạ, bốc cháy trong một trực thăng trên những hàng cây cao su đêm thứ tư, dẫn tới việc di chuyển của Tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ 4 vào rừng cao su gây nên thảm hoạ. “Chúng ta phải đưa những người Mỹ này ra”, một sĩ quan Mỹ nhận xét ở Bình Giã. Cái giá phải trả quá cao - khoảng 250 lính thuỷ đánh bộ tử trận, một nửa tiểu đoàn. Một số sỹ quan Mỹ nói rằng lính thuỷ đánh bộ tìm kiếm rắc rối khi đứng lại chờ mười bốn tiếng trước khi họ hướng vào tìm kiếm tàn tích.

Đại tá Wadsworth nói: “Các cố vấn lính thuỷ đánh bộ của chúng tôi nói họ có thể rơi vào bẫy của Việt Cộng. Chúng tôi đã hết sức cảnh giác”. Nhưng cảnh giác vẫn chưa đủ.

Trận Bình Giã đánh dấu một năm tồi tệ nhất chiến trường Việt Nam, mở ra một thời kỳ đổ máu tồi tệ hơn, một thập kỷ chiến đấu đưa người Mỹ vào họng súng của Việt Cộng và đặt Mỹ vào đống hỗn độn. Đối với chúng tôi là những phóng viên, kỹ năng quân sự của lính Việt Cộng và sự dũng cảm của họ thật ghê gớm. Tuy nhiên, chúng tôi thường bị ngăn cản miêu tả kỹ năng chiến trường thiện chiến của họ.

Một thông điệp gửi văn phòng Sài Gòn từ biên tập viên ngoại sự Ben Bassett của AP đưa ra các quy định. Bassett viết: “Chúng ta đang tiến tới sàn diễn mà nếu chúng ta chưa tới được nơi những bản thảo của chúng ta bị các nhân viên góp ý về bất cứ dòng nào nói bi quan hoặc được coi là mang giọng xã luận. Điều này không cần thiết chặn trước những câu chuyện nói đúng sự thật chúng ta quan sát, hãy tiếp tục những công việc cao cả của các bạn nhưng chúng tôi muốn bản thảo chúng ta được đọc lần thứ hai để đảm bảo cho sự an toàn cũng như sự phát triển của chúng ta. Tôi lưỡng lự chỉ ra một ví dụ vì có thể ảnh hưởng tới tất cả chúng ta nhưng tôi kêu gọi mọi người chú ý vào đoạn cuối trong câu chuyện Sài Gòn của John Wheeler vào ngày 6-8 nói rằng: “huấn luyện tốt và nồng nhiệt cống hiến là nguyên nhân Việt Cộng đưa ra mọi chỉ dẫn cho những chiến thắng liên tiếp cùng những phương pháp mà đến giờ vẫn rất thách thức”. Tôi không nghi ngờ những từ ngữ và văn cảnh là thật nhưng chúng ta có thể tránh những thiên vị vô dụng đối với một phía hoặc bên kia và đặc biệt tránh những dự đoán chúng ta hoàn toàn không có đầy đủ cơ sở thông tin. Trong khi tiếp tục viết những câu chuyện như những gì được xem là tích cực hoặc khả quan theo quan điểm của Hoa Kỳ. Nói cách khác, đừng hạn chế viết các câu chuyện nhưng phải đảm bảo chúng ta đang nói một cách đầy đủ”.

Trong ghi chú làm tin cho Trưởng phân xã của chúng tôi, Bassett viết: “Tôi chắc anh hiểu những gì tôi đang nói. Đó chỉ là vấn đề truyền tải triết lý cho toàn bộ nhân viên. Đã đến lúc cho những cái đầu lạnh và sự phản ảnh về những bản copy của chúng ta nếu bị thách thức. Tôi đã gửi cho anh một bản copy về câu chuyện của Wheeler, chỉ ra một số cú ngữ được thay đổi mà không làm nhạt đi những điểm quan trọng của một câu chuyện hay. Không một điều gì ở đây chứng tỏ thiếu lòng tin vào anh và nhân viên của anh. Tôi biết một số bản copy ra khỏi Sài Gòn vào những giờ nhạy cảm phải được kiểm duyệt không gây nhiều chú ý. Chúng tôi sẽ cố gắng làm phần việc của chúng tôi”.
 
TIẾP CẬN


Khi chiến tranh Việt Nam bắt đầu trở thành vấn đề trầm trọng ở Mỹ, tôi cố gắng vận dụng lời khuyên của Gallagher là tiếp cận các vị tướng Mỹ. Như một binh nhì trước đây, tôi luôn kính trọng quyền lực của những ngôi sao bạc trên quân hàm của các tướng lính. Nhưng kinh nghiệm đầu tiên không may mắn của tôi là với một sỹ quan Mỹ vào loại thâm niên lâu năm, tướng Paul D.Harkins, Tổng chỉ huy Quân đội Hoa Kỳ thời Diệm. Ông ta xem các cơ quan báo chí Sài Gòn như những thằng đần nguy hiểm. Trong vài dịp đối mặt với ông ta, tôi nghĩ ông ta nói dối tôi triệt để. Khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, chúng tôi đều cho rằng những ngày của Harkins chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Khi ông ta nghỉ hưu vào tháng 6-1964, chúng tôi vui mừng bắt đầu trang mới với người kế nhiệm, tướng William Westmoreland. Tôi tới sân bay Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn cùng các hãng báo chí ngóng đợi khi một sỹ quan 50 tuổi tóc hoa râm, gầy với danh tiếng một chỉ huy năng động đến.

AP nghĩ họ có thế lực với Westmoreland vì Wes Gallagher từng một lần cứu Westmoreland khi xe jeep của ông ta lao vào rãnh bên đường trong chiến dịch Bắc Phi trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Gallagher giữ liên lạc với Westmoreland như hai người bạn thân và cả hai đều thăng tiến trong những công việc đáng kính của mình. Chúng tôi chẳng nhận được sự ưu ái đặc biệt nào từ tổng chỉ huy nhưng Westy cho phép Roy Essoyan đi cùng trong chuyến đi thực tế chín tiếng xung quanh vùng chiến và nói với anh ta về sự cấp thiết phải đoàn kết chính phủ và nhân dân ngoài những nỗ lực quân đội. Essoyan viết một tiểu sử sơ lược tâng bốc Westmoreland như rất nhiều đồng nghiệp của tôi đã làm. Nhưng tôi chả bao giờ tiếp xúc đủ thân mật với ông ta để viết một bài và khi chiến tranh leo thang tôi cảm thấy vị chỉ huy cấp cao của Mỹ không ưa tôi. Tôi biết tôi không thực hiện được mệnh lệnh của Gallagher khi ông ta thông báo Robert Tuckman, Trưởng phân xã AP ở Sài Gòn tới sau: “nhiệm vụ của anh ta là tiếp cận các tướng, hãy để Arnett và những người khác ra ngoài làm tin”.

Chính quyền quân đội muốn chúng tôi miêu tả Việt Nam như một đồng minh đáng tin cậy và có giá trị của Mỹ. Nhưng điều đó không phù hợp với những gì chúng tôi chứng kiến: giới lãnh đạo thiếu quyết tâm, tham nhũng tràn lan và đất nước đang chìm vào nhánh sông của chính nó đào ra. Trong những cuộc chiến tranh của Mỹ trước đó, nhận thức về mục đích quốc gia và kiểm duyệt luôn tạo ra không khí làm việc êm ái giữa quân đội và truyền thông. Ở Việt Nam thì chả có mục đích quốc gia hay kiểm duyệt gì. Chính quyền mới không thể tạo ra được điều thứ nhất và cũng không vui vẻ áp dụng điều thứ hai.

Dù Westmoreland cố gắng tiếp cận giới báo chí một cách nghiêm túc và đáp lại, chúng tôi cũng dành cho ông ta sự nỗ lực chân thành để làm hài lòng ông ta nhưng rất khó tiếp tục nói những điều tốt đẹp. Các sự kiện liên tiếp cần được viết và phân tích, và chúng tôi buộc lòng phải đặt câu hỏi miền Nam Việt Nam có thể được cứu vãn bởi chính nhân dân không và đưa ra phỏng đoán giải pháp chính trị là không thể và không cần thiết. Chiến tranh đã leo thang bằng khủng hoảng chính trị suốt năm 1964 khi các sỹ quan quân đội tranh chấp chiến lợi phẩm từ sự sụp đổ của chính quyền Diệm, họ tổ chức một số cuộc đảo chính vớ vẩn và những trò chơi quyền lực khôi hài. Mưu đồ chất chứa của những nhà lãnh đạo quân sự Việt Nam Cộng hoà vừa không thích hợp vừa gây ra sự lộn xộn không đáng có. Niềm phấn khích khi kéo đổ toà nhà của Diệm được thay bằng sự chia rẽ mối đoàn kết dân tộc.

Chúng tôi lao vào các cuộc chíên với sổ ghi chú và máy ảnh, vượt qua những con đường nguy hiểm, chứng kiến các con chiên Thiên Chúa giáo chiến đấu với các Phật tử, học sinh đánh nhau, cảnh sát và quân đội cũng “quần” nhau ra trò. Trong một bản tốc ký gửi New York ngày 31-8, Mal viết: “Vào cuối tuần trước, nhân viên AP ở Sài Gòn râu không cạo, bẩn thỉu, đói và gần như kiệt sức. Quần áo dính đầy bùn, thấm ướt và mỗi nhân viên đều có hàng tá vết cào xước thâm tím. Có rất nhiều cuộc gọi cho chúng tôi, lần theo những bờ tường để tránh đạn và đá, chạy nhanh nhất có thể để thoát khỏi những kẻ du thực truy đuổi trong các ngõ nhỏ và bên đường”.

Browne viết rằng Horst đang đứng cạnh một quay phim truyền hình người Đức, Gens Uwe Scheffler cùng một trong những người biểu tình Thiên Chúa giáo bên ngoài trụ sở Bộ Tổng tham mưu khi lính nổ súng, hạ gục Scheffler bằng một viên đạn qua chân. Fass kéo anh ta tám mươi thước về phía sau ranh giới an toàn, khi trở lại với chiếc xe thuê chiều tối hôm đó anh ta thấy một người biểu tình ở ghế sau cơ thể đầy máu và anh ta đã thả xuống ở một trạm xăng gần đó trước khi lái đi. Trong một cuộc khủng hoảng lạ lùng, lực lượng an ninh Sài Gòn quay lại doanh trại của họ và những đứa trẻ đường phố làm chủ khắp các đường chính với những rào chắn trong nhiều ngày bảo vệ vùng đất của chúng bằng gậy đinh và cọc tre vót nhọn.
 
Buổi tối, Sài Gòn lắng xuống, hàng nghìn con chuột cống chạy vào từ cống rãnh tràn ra đường phố bới rác. Vào tinh mơ khi trên đường trở về nhà, tôi luôn giữ khoảng cách với đám chuột đang kêu nhốn nháo tìm kiếm thức ăn trong bóng tối còn vương lại với ánh sáng nhá nhem của đèn đường. Cảnh tượng này còn thêm lũ gián nhiệt đới rời chỗ ẩn náu và khe hở để nhấm nháp không khí lạnh buổi tối, chúng bò qua những bức tường, cầu thang và rúc vào trong giày của chúng tôi giống như bỏng ngô. Một đêm rượu luý tuý, tôi loạng chọang nghĩ rằng ánh sáng đèn đường đã tắt vì chiếc cửa sắt nơi làm việc rất tối, khi tôi đẩy vào nắm cửa, tôi nắm phải một nắm gián đang bò lồm ngồm. Toàn bộ dinh thự đầy gián.

Đó là thời gian nguy hiểm và dũng cảm. Những bài viết của chúng tôi phản ánh điều đó khi đưa ra câu hỏi về đồng minh châu Á của Mỹ và làm nguội đi ủng hộ công chúng của chính quyền Johnson muốn mở rộng chiến tranh. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống của ông ta với ứng cử viên của Đảng Cộng hoà Barry Goldweter, Tổng thống đã hứa sẽ không mở rộng chiến tranh và những cậu bé Mỹ sẽ không bị ném vào cuộc chiến xa xôi mà đáng nhẽ những cậu bé châu Á phải làm điều đó. Tôi quan sát các bản tin nói về sự quyết đoán của Johnson từ chiếc máy in telex của AP trong văn phòng và tôi không có lý do gì để không tin ông ta. Sự cẩn trọng của ông ta phản ánh trong những bài bình luận công khai của giới chỉ huy cấp cao Mỹ ở Sài Gòn và bởi chính Westmoreland.

Nhưng những gì mà Tổng thống Johnson và phụ tá của ông ta cùng các quan chức chủ chốt bàn bạc bí mật tại nhà Trắng sớm hay muộn cuối cùng cũng được tiết lộ ở Việt Nam. Khi Johnson chuẩn bị tung ra những cuộc tấn công lớn, để tạo bàn đạp, ông ta cố gắng dàn xếp các tổ chức báo giới của Mỹ, dụ dỗ các biên tập viên và nhân viên báo chí tô màu sản phẩm của họ theo sắc màu của ông ta, cùng những ép buộc quân đội thực hiện kiểm duyệt như các vị tổng thống khác từng ép buộc nhân viên tuân lệnh. Gallagher thách thức quan điểm đó khi đồng ý chấp nhận kiểm duyệt nếu làm hộ những thông tin quân đội chính xác về vụ tấn công không quân bắt đầu chống lại miền Nam Việt Nam từ căn cứ không quân Đà nẵng, nhưng đề nghị của ông ta bị xếp xó, vì vậy chúng tôi đứng chờ kết thúc các trận không kích, xem những người thả bom hạ cánh và đếm khi họ trở về để xem những ai bị bắn hạ.

Sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Dean Rusk cho rằng ông ta không sẵn sàng tạo ra những gì ông ta gọi là “sự quá khích quốc gia” bằng cách thực hiện sự kiểm duyệt trong các trường hợp khẩn cấp. Nhân viên dưới mặt đất ở Việt Nam cho rằng những kiểm soát thực tế là không thể vì nếu cần thiết những nhân viên Cộng hoà sẽ tham gia vào tiến trình và một số lượng lớn phóng viên từ rất nhiều nước sẽ gặp khó khăn quan sát. Sau này Westmoreland viết trong hồi ký của mình rằng ông ta đã xem xét nhưng bị từ chối, một số hình thức kiểm duyệt báo chí trên mặt đất không thi hành được. Ông ta chọn lựa hướng đi thay vì tin rằng “những lợi ích lớn hơn có thể bị mất từ những chính sách thực tế tối đa”. Tình huống chín muồi cho tranh luận, hiểu lầm và oán giận, tạo ra không khí bất hoà, giảm mối quan hệ của chúng tôi với quân đội, biến báo chí trở thành cậu bé khơi mào những thảm hoạ sắp tới.

Các nhân viên Mỹ có mặt tại Sài Gòn quá nhạy cảm với những bản tin khiêu khích mà chính sách của Westmoreland thoái thác như những gì phóng viên Jack Foisie của tờ Thời báo Los Angeles miêu tả như “sự thật tối đa với việc hoàn thành tối thiểu”.

Tháng 3-1965, tôi bắt đầu tìm hiểu việc sử dụng chất gas không gây sát thương trong những cuộc hành quân của quân đội Cộng hoà. Tôi lần theo lời đồn đại của một cố vấn hỗ trợ dân sự Mỹ ở tỉnh Bình Long và tôi đã lưu giữ được khá nhiều tư liệu cho những tham klhảo sau này. Tôi cũng nhìn thấy bộ đồ kỳ lạ đang được giới thiệu đúng vào chiến tranh Việt Nam cho những tay mật thám tìm tù nhân Việt Cộng tới “những người dùng ma tuý” giúp cho các trực thăng sử dụng mùi nước tiểu lần theo sự di chuyển của các đơn vị Việt Cộng trong rừng sâu. Từ những chuyến đi của tôi dọc những con đường nằm ngoài Sài Gòn với những cố vấn dân sự và quân sự, tôi bắt đầu lắp ghép câu chuyện về những chất hoá học đang được sử dụng ở Quân đoàn 2 vùng cao nguyên và Quân đoàn 3 xung quanh Sài Gòn. Một loạt khí gas gây phản ứng nôn mửa hoàn toàn, loại khác làm giãn ruột, còn một loại thứ ba gây ra mù tạm thời. Loại phổ biến nhất là CS, một hình thức của khí cay.
 
Tư liệu của tôi ngày càng dày lên và tôi quyết định đến thăm sỹ quan thông tin liên lạc, Đại uý Richard Bryan ở văn phòng Quân đoàn Biên Hoà. Chúng tôi thường ăn trưa ở Sài Gòn và tôi nghĩ quan hệ của chúng tôi rất tốt nhưng anh ta phủ nhận những nhận xét của tôi về hoá chất và trở nên kích động khi anh ta bị tôi ép trả lời. Anh ta hứa sẽ hỏi cấp trên, một số cố vấn lâu năm cho Quân đoàn 3, Đại tá Jasper Wilson. Nhưng chính quyền chẳng bao giờ trả lời và tôi đoán toàn bộ chuyện này được giấu kín. Tôi vẫn tìm hiểu về nó và đoán rằng Việt Cộng cũng vậy và chẳng có lý do gì để ỉm tin cả. Câu chuyện về khí gas được viết trong sổ ghi chú của tôi nhưng không có bài kiểm tra đối chứng: tôi hay bất kỳ người nào ở AP không nhìn thấy nó xảy ra và cho tới khi chúng tôi làm điều đó thì nó đã không còn tồn tại nữa.

Horst bắt được dịp may. Vào ngày 20-3, một cố vấn Mỹ qua nhà mời anh ta tham gia chiến dịch lính bộ binh Việt Nam Cộng hoà ở tỉnh Hậu Nghĩa sáng hôm sau. Anh ta tiết lộ điểm mới của chiến dịch: những người lính sẽ thử nghiệm các chất hoá học! Tôi nôn nóng đợi Horst quay về văn phòng. Horst đã xuất hiện vào chiều tối, chiến thắng rạng ngời trên khuôn mặt ướt mồ hôi của anh ta khi đặt những cuốn phim lên bàn. Khoảng một nửa số lính ở tiểu đoàn Việt Nam Cộng hoà được trang bị mặt nạ khí gas bằng cao su, hộp chứa gas với mệnh lệnh là bắt buộc nổ chúng nếu bị Việt Cộng tấn công. Những chất hoá học này tuy không được sử dụng ngày đó nhưng các sỹ quan hay nói về chúng. Họ còn lưu ý trực thăng và những máy bay ném bom Hoa Kỳ đã được trang bị những thùng lớn đặc biệt để giữ khí gas ở thể lỏng cùng vòi phun trên các chiến trường. Nó đặc biệt có tác dụng hạ gục những tù nhân bỏ trốn.

Chúng tôi quyết định sử dụng chi tiết này ngay lập tức mà không cần tìm thêm những lời bình luận từ chính quyền quân sự vì họ đã thờ ơ với những yêu cầu trước đây của tôi. Tôi đánh máy lời dẫn câu chuyện và chỉ cho Horst xem: “Hoa Kỳ đang thử nghiệm chất gas chiến tranh chống lại Việt Cộng, một nguồn tin khá tin cậy đã nói hôm nay. Nguồn tin thông báo, cả lực lượng Mỹ và Cộng hòa đã sử dụng khí gas để chống lại cộng sản. Một số thử nghiệm đã thành công, một số thất bại và họ sẽ tiếp tục làm. Rất nhiều loại gas không gây sát thương đã được sử dụng chống du kích Quân khu 2 và 3 Cộng hoà.

Horst gật đầu khi tôi tiếp tục đánh máy chi tiết những loại hoá chất được và chỉ ra chúng tấn công vào mắt, mũi và tạo ra sức đốt cháy lớn trong cổ họng, phổi và hạ gục bất cứ ai khi trốn chạy. Tôi viết rằng Fass đã sát cánh cùng với lính Việt Nam Cộng hoà ở một trong những chiến dịch thử nghiệm đặc biệt tại chiến trường. Tôi trích lời một sỹ quan Việt Nam Cộng hoà: “Đó là cách thức nhân đạo để dọn sạch khu vực của kẻ thù nơi phụ nữ và trẻ em đang bị bắt giữ”, đặc biệt khi họ phát hiện những hầm trú ẩn là nơi ẩn náu mà Việt Cộng ưa thích.

Tôi đưa quan điểm phản diện từ phía người bạn cố vấn của Horst rằng việc sử dụng những loại gas này chỉ trong giai đoạn thử nghiệm và không được chứng minh có hiệu quả “Mặc dù những chất sử dụng ở đây không gây sát thương và không có ảnh hưởng lâu nhưng ý tưởng đó mang lại sự hồi tưởng về Chiến tranh thế giới thứ nhất và việc sử dụng hơi độc i-pê-rit”.

Câu chuyện có ảnh hưởng hơn những gì tôi viết. Đó là tin sốt dẻo được chứng nhận đầu tiên của tôi. Đã nổ ra tranh luận từ Matxcơva tới Tokyo. Đó cũng là vấn đề được tranh cãi ở Quốc hội Anh và dấy lên phong trào phản đối chiến tranh ở bán đảo Scandinavia. Những nhà bình luận này tỏ mối nghi ngại ở Hoa Kỳ.

Chỉ huy quân sự Hoa Kỳ ở sài Gòn bế tắc. Đối thủ cạnh tranh của chúng tôi đang đập cửa các phòng thông tin yêu cầu cũng cấp những tư liệu cho các câu chuyện về những gì chúng tôi đã viết ra. Các quan chức Washington đưa ra tầm quan trọng của cuộc thử nghiệm, thậm chí khi họ công nhận những hoá chất đó đã được sử dụng ở ba dịp khác nhau.

Tôi tranh luận nếu chỉ huy Hoa Kỳ đáp lại các yêu cầu giải thích vào những tuần trước đó thì tôi đã đưa quan điểm của họ trong câu chuyện của mình.

Chính phủ Hoa Kỳ quyết định tước bỏ quyền hạn của Westmoreland sử dụng hoá chất trong nhiều tháng tới tận khi cuộc tranh luận lắng xuống và những loại vũ khí khác nhau như bom napan gây tranh luận hơn.

Sau này, Westmoreland viết rằng, cuộc tranh luận về việc sử dụng chất gas không sát thương là một “trong những cuộc tranh luận ngu ngốc về chiến tranh Việt Nam” và ông ta gọi những hoá chất đó là “một trong những vũ khí nhân đạo nhất tuỳ ý sử dụng”.
 
Câu chuyện của tôi không mang cho tôi thêm người bạn nào trong việc thiết lập mở rộng quan hệ ngoại giao với giới chức quân đội Hoa Kỳ, những người đang đảm nhận mở rộng cuộc chiến và cố gắng làm mềm mại hình ảnh mà họ tạo ra. Tôi được thông báo vào những ngày đầu chiến tranh rằng các phóng viên được mong đợi nhấn mạnh những điểm tích cực khi viết về những người lính để gia đình họ ở quê nhà không lo lắng. Vào đầu năm 1965, những người mẹ có con trai tham chiến ở Việt Nam mua những tờ báo địa phương ngày 4-3 và đọc câu chuyện của phóng viên George McArthur của AP về sự mạo hiểm của con trai thân yêu của họ ở sài Gòn đang phải đối mặt. Một lính Mỹ dừng lại đùa vui cùng một cậu bé người Việt Nam “có thể bị 6 hoặc 8 đứa trẻ vây lại xô ngã, cướp đồng hồ, ví, đôi khi cả ủng của anh ta, tất cả chỉ trong vài giây trước khi những đứa trẻ bỏ trốn”. Những kẻ móc túi rất nhanh, cảnh sát thường kêu ca, “đồng phục lính của các anh có phần không thích hợp, túi quá nông và không có cúc và đôi khi tôi còn nhìn thấy ví của các anh lòi ra ngoài”. Lính là con mồi dễ dàng cho những phụ nữ đàng điếm móc túi, hai hoặc ba trong số họ dụ dỗ một anh lính vui vẻ say đắm trong những quán bar hoặc những con đường tối. Khi mọi chuyện kết thúc, anh ta trở thành một gã trai nghèo”.

Một kỹ sư quân đội Hoa Kỳ tóc đã điểm mầu muối tiêu phàn nàn với tôi ở Biên Hoà rằng “Tôi được trang bị thời Chiến tranh thế giới thứ hai tốt hơn bây giờ” và anh ta đưa ra một số ổ đạn han rỉ được cấp vài ngày trước đó mà anh ta rất sợ sử dụng. Anh ta nói rằng trước khi lên đường tham gia chiến tranh, anh ta được cấp thắt lưng, súng lục Chiến tranh thế giới thứ nhất và ba lô hành lý đã cũ, “và lần này tôi được biết Bộ Quốc phòng nói người Mỹ ở Việt Nam được trang bị là lính chiến đấu tốt nhất từ trước tới giờ khi tác chiến ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ. Họ phải chỉ cho tôi thấy điều đó”. Một cố vấn lính thuỷ đánh bộ Hoa Kỳ than phiền anh ta được cấp những viên thuốc lọc nước uống “nhưng khi tôi thử dùng thì phát hiện chúng đã bị hỏng, vón lại thành từng cục”. Tôi tìm được một trung uý quân đội nói rằng: “Tôi biết, nếu tôi đi tới Sở Chỉ huy quân sự Hoa Kỳ và cãi lộn tôi sẽ được cấp áo pon sô và những hiện vật khác tôi đang thiếu nhưng tôi mãi mãi chỉ là trung uý trong suốt cuộc đời mình”.

Mối quan hệ của chúng tôi với Sở Chỉ huy quân sự rất căng thẳng khi tôi viết câu chuyện đó. Tôi đã cảnh báo văn phòng Washington khi gọi đến Lầu Năm góc nhưng tôi quyết định không chờ thêm lời bình luận công khai.

Westmoreland rất tức giận. Một trong những phụ tá của ông ta gọi điện cho Mal kêu rằng câu chuyện đó nhạy cảm và không đại diện cho sự thật nhưng chúng tôi đều đứng về phía nó. Mal cảnh cáo tôi đang ở trong “chuồng chó” của chỉ huy cấp cao và sẽ không có nhiều sự hợp tác trong tương lai từ họ và một phần nào đó tôi bắt đầu khốn đốn bởi những phản ứng gay gắt mà những câu chuyện của tôi đang khuấy động. Tôi cảm nhận sự đối đầu khác đang lớn dần từ chân trời, gom thành cơn bão đe doạ nghề nghiệp của mình. Nhưng hơn lúc nào hết, tôi cảm thấy mình vững vàng trong chuyên môn về những câu chuyện về Việt Nam. Ba năm là trường học hoàn thiện kỹ năng báo chí dưới sự dạy dỗ của AP, Mal Browne và Dave Halberstam đã giúp tôi chuẩn bị cho những cuộc đối dầu sắp tới. Vào tuổi 30, tôi vẫn còn cái huênh hoang của tuổi trẻ, giúp mình vượt qua những nỗi sợ hãi của chiến tranh và cho phép mình tham gia vào những trận chiến này, những đơn vị lính thuỷ đánh bộ mới đến và những cố vấn Mỹ đang chuẩn bị bước vào hành động cùng quân đội Việt Nam Cộng hoà.

Tôi biết sẽ không bao giờ được mời lên trực thăng của tướng Westmoreland, nhưng có rất nhiều cách đi lại ở Việt Nam. Vào những ngày chiến tranh tạm lắng xuống, tôi không đi ra hiện trường bằng máy bay vận chuyển lực lượng không quân Hoa Kỳ hay trực thăng quân đội, tôi lái chiếc Ghia Harmann thể thao màu trắng của mình thăm thú vùng nông thôn. Nhân viên AP ở Việt Nam ngày càng đồng, tôi được một chút độc lập và có thể thăm những điểm tôi thích.

Đôi khi tôi lái xe rất nhanh trên đường cao tốc Hữu nghị Mỹ tới thành phố giao lộ của Biên Hoà, nhận thấy những đội tuần tra giao thông là thiếu vắng của chiến tranh. Những dấu hiệu đáp lại công trình quân sự của người Mỹ: người dân nông thôn dựng những quán giải khát bên đường thu hút lính qua đường và bán rong Coca Cola, Fanta trong chai ướp lạnh bằng những thanh đá bụi. Ngoài ra, còn có những dịch vụ khác. Xe tải quân đội Mỹ ầm ầm rúc vào những lều quán tạm bợ để rửa xe và thưởng thức dịch vụ massage, nơi những thanh niên vui tính bận rộn với những chiếc xe cồng kềnh bằng các chậu xà phòng ngầu bọt và vòi nước trong khi đám phụ nữ giải khuây sự thèm khát và cô đơn của những tay lái xe ở phía sau nhà.

Qua Long Bình là con đường 15 có những trạm lính gác người Việt và những toà nhà canh gác nơi những người lính làm phiền xe tôi và sau đó vẫy cho qua chỉ để đảm bảo tôi không mang sự nguy hiểm an ninh nào và nếu họ làm phiền, tôi sẽ khua chiếc thẻ báo chí của mình và kiêu ngạo bằng tiếng Việt “báo chí, báo chí”. Sau đó tôi đến rừng cao su của Long Thành nằm hai bên đường cao tốc, những hàng cây xếp thẳng trải dài ra phía xa là những con đường thuận tiện cho du kích Việt Cộng mai phục. đôi khi họ nhảy xuống đường, súng loé sáng trong cuộc phục kích đẫm máu. Tôi hiếm khi lái xe một mình vào ban đêm. Người ta thường nói đêm thuộc về Việt Cộng bởi vì người miền Nam hiếm khi đi vào đêm.
 
Tôi lo lắng khi Washington công bố ngày 7-3-1965 rằng ba nghìn lính thuỷ đánh bộ của Mỹ sẽ dặt chân vào Đà nẵng sáng hôm sau. Một số cố vấn quân sự Mỹ thích nói họ tức giận với đồng minh Việt Nam và tất cả những gì cần làm là dọn sạch Việt Nam cho tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ vào mũi Cà Mau và sau đó hành quân tới vĩ tuyến 17, điểm ranh giới chia cắt miền Bắc và miền Nam năm 1954. Điều đó có thể có hiệu quả nếu du kích Việt Cộng chiến đấu với cụm 2 hoặc cụm 3 người, nhưng bây giờ họ được tổ chức tốt, theo từng đơn vị đông bằng những tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ.

Tính bốc đồng của nhà báo trong tôi tràn đầy và tôi đặt nó cạnh những mối quan tâm của mình. Những người lính chiến đấu đầu tiên của Mỹ tới miền Nam Việt Nam là điểm hấp dẫn cho tất cả chúng tôi. Tôi cùng một số phóng viên đi về phía Bắc, tới Đà Nẵng viết về lính thuỷ đánh bộ. Lính Mỹ vào thời điểm đó làm tôi rất ấn tượng về kinh nghiệm và sự trưởng thành của họ. Họ đều là những sỹ quan chuyên nghiệp và những người đàn ông có tên được tuyển chọn đặc biệt cho những nhiệm vụ với người Việt Nam.

Những thiếu uý lính thuỷ đánh bộ mới được đề bạt ở Đà Nẵng đầu húi cua trông bạo dạn và trẻ hơn. Họ không giống những kẻ gây gổ đường phố, họ tới để chiến đấu. Đội tuần tra lính thuỷ đánh bộ đầu tiên mà tôi đi cùng vào tháng 4 tự tin, phấn khích và có lần một số người dân nghĩ rằng quân đội Pháp đã quay trở lại. “Vive les Francais”, một người đàn ông già người Việt Nam mặc áo lụa đen quần trắng thét lên khi trung đội lính thuỷ đánh bộ đi lại khó khăn trên con đường quanh đồi ở An Suk. Tiếng thét vang dội quanh những kho bê tông thành hàng trên những ngọn đồi, những tàn tích đổ nát tưởng nhớ về nỗ lực duy trì ở Đông Dương không thành công của người Pháp cách đây một thập kỷ.

“Ông già đó muốn gì? Candy?”, một lính thuỷ đánh bộ trẻ tuổi hỏi khi chất những đồ dùng quân sự nặng trong cái nắng gay gắt. “Nghe như có vẻ ông ta nghĩ chúng ta là những người Pháp. Thật buồn cười”, một người khác nói: “Họ thua, còn chúng ta sẽ không như vậy”.

Họ ở Tiểu đoàn 2, Trung đoàn lính thuỷ đánh bộ 3, và đang nhún nhẩy. Những lời nói của Tổng thống Johnson về việc miễn thuế mới cho quân nhân phục vụ ở Việt Nam vừa mới tới họ. “Tôi chỉ hy vọng tôi sống để sài những gì tôi tiết kiệm”, một cai đội nhận xét. Những người lính đó đã từng một lần tham gia đi tuần ngoài căn cứ không quân Đà Nẵng và hôm nay họ đang hăm hở cho cuộc chiến. “Tôi biết tôi sẽ bị thương bằng cách này hoặc cách khác trước khi ra khỏi Việt Nam. Tại sao không phải là hôm nay?”, một người bình luận. Người khác đáp lại: “Tại sao không phải là tôi bị bắn, các cậu, tôi phân vân không biết điều đó như thế nào?”

Sự tranh luận sôi nổi tăng lên tới hơn 100 độ C trước buổi trưa. “Chúng ta có cả một đám các cậu bé cùng chúng ta”, một chỉ huy đại đội, Đại uý Peter Yard, trông giống một người cha dẻo dai. Cái gì anh ta cũng nói rằng người đàn ông to như súng cối 81mm nhấc những chiếc ống nặng và đạn dược đã tiêu thụ gần hết nước của họ trước buổi trưa. “Điều đó quá tệ. Họ có hai căngtin để nuôi họ một ngày. Đó là tất cả những gì họ có”.

Cái nóng càng trở nên gay gắt. Trung đoàn 2 đi chậm lại và trung đội trưởng lo lắng. Anh ta đã ở ngoài tầm liên lạc bộ đàm vì họ ở quá xa nhưng đã lên được tới đường, đầy bùn, đầm đìa mồ hôi và họ đã va chạm với du kích Việt Cộng đầu tiên trong cuộc bắn phá ba mươi phút và một người bị thương.

“Tôi biết họ chắc bối rối với điều gì đó, trung đội trưởng là người quá tốt để đi khổ sai”, tay Đại uý nói hài lòng. Anh ta sẽ nhận đươc một trái tim hồng, người lính bị thương lẩm bẩm.

Trong khi đội pháo nhìn thấy vài điều kích động, chụp lấy một người đàn ông Việt mặc đồ màu đen, mang theo súng lục có dây đeo giống Việt Cộng. “Chúng tôi chặn anh ta thật nhanh”, Hạ sỹ Nieto nói, nhưng họ đã để anh ta di bởi vì anh ta là quân nhân Lực lượng Cộng hoà, có quyền mặc quần áo đó và mang súng.

“Rắc rối ở quanh đây”, Đại uý Yardllowsky nói, “cái quái gì vậy?”. Hàng nghìn người Mỹ khác sẽ hỏi những câu hỏi tương tự và còn nhiều cuộc hành quân còn bi kịch hơn trong cái nắng gay gắt mà Tiểu đoàn 2, lính thuỷ đánh bộ 3 đang chịu.
 
SÔNG BÉ

Mối quan tâm về những người Mỹ trở nên bức thiết đến mức những bài viết của chúng tôi về nỗ lực quân sự của người Việt giảm hẳn. Những tờ báo ở hậu phương nước Mỹ quan tâm tới những câu chuyện về những người lính quê nhà của họ hơn. Các biên tập viên tận dụng góc cạnh địa phương, giờ thông cảm hơn với những bài tin chiến trường của chúng tôi mà những chàng trai Mỹ liên quan trực tiếp.

John Wheeler, Ron Deutsch, Ed White, George Esper, Bob Poos, Hugh Mulligan và tôi giúp hệ thống bán tin AP làm việc với “những người ở nhà” rằng bất kỳ chúng tôi viết gì về những người đàn ông hay phụ nữ đó ít nhất phải được xuất bản trong báo địa phương của họ và được những người họ hàng gửi trả lại Việt Nam cho họ đọc.

Tôi hiểu việc nhấn mạnh vào người Mỹ nhưng tôi hối hận điều đó. Tôi làm quen rất nhiều bạn ở các quân đoàn sĩ quan của các đơn vị lính thuỷ đánh bộ người Việt và lính nhảy dù. Họ luôn nuôi dưỡng tán dương tôi và dẫn tôi về nhà mà không lo sợ. Các sĩ quan Mỹ làm cố vấn cho các đơn vị này chỉ tầm tuổi tôi hoặc trẻ hơn một chút. Tôi thích đi cùng họ, nói chuyện về chiến tranh. Tôi vẫn cố gắng tìm kiếm những cơ hội có thể.

Viết về những đơn vị tham chiến Mỹ cần có kế hoạch. Tôi đã quen với việc phóng đi bất kỳ nơi nào tôi muốn đi. Hành trình lang thang trên đất nước Việt Nam làm tôi hứng thú, cảm nhận được khung cảnh và con người ở đây. Có một suy đoán rằng tất cả những người Việt Nam không ở trong rừng với Việt Cộng đều đứng về phía chúng tôi. Tôi nhìn thấy họ hàng ngày, và tất cả đều thân thiện dù có dáng vẻ mệt mỏi dưới những nón lá vành rộng, đạp xe hối hả qua thành phố tới trường, cửa hàng và văn phòng hay kiếm sống bằng bán đu đủ, xoài, bưởi và na ở chợ hay làm vú em cho con chúng tôi và người giúp việc cho các gia đình.

Nhưng không phải tất cả người Việt Nam đều vậy. Khi tôi xuống thị xã Sóc Trăng đầu năm 1965 nhiều người đang nói chuyện về một người phụ nữ 34 tuổi ở vùng gần đó làm công việc giặt là những bộ quần áo lấm bùn và mồ hôi cho phi công Mỹ và dọn dẹp doanh trại bừa bộn của họ. Cô ta trở thành một thiết yếu của lính Mỹ trong vòng sáu tháng cho tới một ngày, cô ta đến với cái bụng phình to đáng nghi ngờ. Một lính Mỹ phát hiện ra những tài liệu an ninh rơi ra khỏi váy người giặt quần áo và lôi ra một chuỗi chất nổ bằng nhựa từ dưới áo lót của cô ấy. Sau đó họ giải cô ấy tới trạm quân sự gần đó để thẩm vấn. Một giờ sau, hai người lính dẫn cô ta ra cánh đồng, bắn chết và vứt xác ở đó. Phi công Mỹ không quan tâm về sự công bằng chiến trường nhiều như sự trung thành của 70 phụ nữ địa phương được thuê tại căn cứ quân sự, rất nhiều người trong số họ có sự quý trọng tương tự như cô gái giặt là thuê mà đã xác đang mục rữa trong cánh đồng xanh cuối đường băng. Câu chuyện đó không phải là duy nhất: Bạn có thể nghe những câu chuyện tầm phào tương tự xung quanh nhiều căn cứ quân sự Mỹ mọc lên như nấm. Tính hai mặt và sự tàn ác trở thành chủ đề trên khắp miền Nam Việt Nam cùng sự bốc đồng của người Mỹ.

Tôi vẫn có cơ hội để viết về phía Việt Nam trong chiến tranh thường là khi những thảm hoạ xảy ra. Tôi đi về phía bắc tỉnh Phước Long cùng Horst vào một buổi sáng tháng 5-1965 sau khi chúng tôi biết thị xã Sông Bé đã bị Việt Cộng chiếm đánh. Chúng tôi đi nhờ máy bay Caribou của lực lượng Không quân Việt Nam Cộng hoà tới Bến Cát, sau đó đi bằng trực thăng vận chuyển lính Cộng hoà vào để tái chiếm thành phố. Chúng tôi đáp xuống đường băng bẩn thỉu đầy bùn vào đầu buổi chiều, cẩn thận đi bộ ba dặm vào Sông Bé cùng một tiểu đoàn lính đặc nhiệm Cộng hoà.

Tất cả chúng tôi đều sợ bị mai phục. Không gian yên lặng tới mức tôi có thể nghe thấy ngọn tre vít vào nhau trong gió. Sau đó chúng tôi hướng ra khúc rẽ cong nhô cao trên đường, nhìn xuống thành phố ngập trong khói đen. Thành phố trải dài bên bờ sông trong một thung lũng nằm thấp phía trước chúng tôi. Tiếng súng nổ, nhưng không phải hướng vào chúng tôi, mà quét qua những mái nhà gạch ngói đen ở khu hành chính trong trung tâm thành phố.

Chúng tôi bì bõm tiến vào tỉnh lỵ, Sông Bé, cố gắng theo kịp sự hộ tống của đội biệt kích đang nhanh chóng lao về phía trước, bước vào những gì còn lại của trụ sở thành phố đã bị san bằng bởi chất nổ đi-na-mít. Đống đổ nát một phần bao phủ những cơ thể vỡ nát của mười lăm lính phòng vệ. Tôi nghe tiếng vang của trực thăng và Horst nói một cách hiểu biết, “B-57s” và ngắm vào chiếc Leica của anh ta khi hai máy bay thả bom màu đen bóng xuất hiện từ phía sau núi Sông Bé. Máy bay tiến dần xuống mục tiêu trong rừng cao su về hướng tây dội bom và oanh tạc bằng súng 20mm trước khi vút đi. Theo sau chúng là ba trực thăng khai quang bằng chất cháy.

Một sỹ quan người Việt nói với chúng tôi 100 lính Cộng Hoà đã bị giết và bị thương. Cuộc tấn công của Việt Cộng bắt đầu vào sáng sớm, kéo vào Sông Bé suốt cả ngày và kẻ thù tập hợp bên ngoài thành phố cho cuộc tấn công lần thứ hai. Sỹ quan yêu cầu đưa chúng tôi ra khỏi thành phố. Horst và tôi đều đồng ý, tình hình rất nguy hiểm nhưng chúng tôi cũng cảm thấy câu chuyện cần một trong hai chúng tôi ở lại.
 
Tôi tình nguyện ở lại và Horst quay trở về bằng chiếc xe jeep ra đường băng đợi máy bay. Xe trở lại cùng phóng viên ảnh, Trung sỹ Al Chang của tờ Stars and Stripes với điếu xì gà to như thường lệ. Tôi tóm tắt cho anh ta về những nguy hiểm, anh ta gợi ý chúng tôi nghỉ qua đêm tại khu cố vấn quân sự Mỹ, nơi chúng tôi sẽ an toàn và chúc may mắn bằng chút bia lạnh. Ở đó không phải vậy. Hàng rào bảo vệ thép gai đã bị bắn phá vào sáng sớm bởi một nhóm Việt Cộng cảm tử đã giết chết năm trong ba mươi cố vấn Mỹ, làm thương những người khác và xoá sổ khu nghỉ ngơi, phòng ăn tập thể. Sau này tôi đã viết:

“Sông Bé, Việt Nam, ngày 13-5. Họ tìm thấy một trung sỹ chết vào sáng ngày thứ ba, tay dang ra phía sau cửa phòng ăn đầy máu trong nhà ăn tập thể của đội cố vấn Mỹ. Tay phải anh ta giơ lên cầm một con dao. Anh ta là Trung sỹ Horance E.Young ở Fayetteville, Bắc Carolina, một trong năm người Mỹ bị giết trong cuộc tấn công của Việt Cộng ở thị xã Sông Bé cách saì Gòn 74 dặm về phía bắc. Bác sỹ quân y, trung sỹ William D.Benning ở Cincinnati, bang Ohio chết trong khi cố gắng cứu một tá những những người bị thương, cả đồng đội Mỹ lẫn Việt Cộng. Một đội cảm tử đỏ tấn công vào Benning khi anh ta làm việc trong phòng ăn tập thể và nổ lựu đạn. Benning chết ngay tức thì và hai người cạnh anh ta cũng vậy nhưng chưa được công bố vì người nhà của hai người chưa được thông báo. Người thứ năm chết là trung uý Johnnie K.Culbreath ở Callison, bang Nam Carolina bước ra từ hố cá nhân gần phía Tây cuối doanh trại Mỹ. Anh ta thét lên “Chúng đến tấn công những người bị thương”. Những du kích bên trong bắn qua cửa giết chết anh ta khi viên trung uý chạy về phía nhà ăn tập thể”.

Đại tá Mitchell Sakey chỉ cho chúng tôi xem sàn nhà ăn tập thể đầy máu khô trải đầy băng vải. Chiếc tủ lạnh bị bắn thủng với những lỗ đạn làm rơi đồ lạnh lên sàn. Một người sống sót giấu tên nhanh trí trao cho tủ lạnh huy chương chắn đạn trái tim hồng, một sự trang trí được vẽ bằng son môi trên cánh tủ. Đại tá Sakey đồng ý cho chúng tôi ở lại đêm đó. nhận xét rằng đó là tự nguyện và có những bản báo cáo về Việt Cộng đa số trong tư thế vác súng cho một cuộc tấn công khác. “Tôi sẽ phải dồn hết sức vào nhiệm vụ. Tôi sẽ cần hai cậu giúp đỡ trong trận phòng thủ tối nay”, ông ta nói với chúng tôi.

Tôi nhìn Al Chang gật đầu một cách cam chịu. Sau chiến tranh Triều Tiên, anh ta nghĩ mình đã đổi súng lấy máy ảnh vĩnh viễn. Đại tá Sakey đẩy vũ khí vào tôi nói rằng: ” Cầm lấy khẩu súng các bin này và nhặt lấy ba trăm viên đạn ở kho vũ khí, đi bảo vệ tay bắn súng cối ở trên hào phía Tây”. Tôi cảm thấy trái tim trùng xuống và biết rằng mình sẽ làm điều đó nhưng tôi bình luận một cách lấy lệ: “Tôi biết ông chịu trách nhiệm nơi này, ông là một người lính lão luyện. Vậy còn về Hiệp Định Giơnevơ cấm những công dân tham gia vào điều này thì sao?”. Ông ta nhìn tôi đáp: "Cậu có muốn tin rằng Việt Cộng sẽ kính trọng vai trò công dân của cậu tối nay không hả cậu bé?”.

Tôi nhét đạn đầy túi áo và túi quần, loạng choạng trong bóng tối cùng Chang tới hầm pháo cối để hỗ trợ tay bắn súng. Khi đôi mắt của tôi bắt đầu quen với bóng tối lờ mờ, tôi nhận thấy bức tường bao cát xung quanh vị trí của tôi đã bị bắn tung toé trong trận tấn công trước. Tôi nhìn xuống đường dốc qua những đống bùng nhùng còn lại của hàng rào thép gai tới những bụi cây dưới rãnh. Trong ba năm ở Việt Nam, tôi chưa bao giờ bị trơ trụi với mức độ nguy hiểm cá nhân như vậy. Và nếu có con đường xa lộ sáu làn đường mở ra cho một đội tấn công cảm tử thì chính là đây. Tôi thì thào với Al bằng một câu hỏi nguy cấp về chiến thuật: Tôi sẽ phải làm cái chệt tiệt gì đây khi những tay kia tấn công lên từ đường dốc? Anh ta nói điều gì đó về đặt súng các bin ở chế độ tự động, nhắm mặt lại và bấm cò. Nếu tôi bỏ vị trí và trốn dưới gầm bàn trong phòng ăn tập thể khi trái tim tôi đang mách bảo làm điều gì đó thì tôi sẽ rất bẽ mặt vào sáng mai đến nỗi sẽ không bao giờ có đủ can đảm giáp mặt ở vùng chiến nữa.

Tôi quan sát những khẩu súng nổ giống như trình diễn sao băng khi những chiếc C-47 cũ được trang bị các loại sung nhỏ mới và đèn hồng ngoại. Những chiếc Puff này là máy bay Magic Dragon bắn phá vào những mục tiêu ở phía trước tối đen như mực. Súng của kẻ thù bắn trả trên bầu trời. Người bắn súng cối của Al bắn rất nhiều băng đạn vào bụi trong rừng phía sau chúng tôi, những viên đạn lao vút trên đầu khi tôi nằm sóng soài với khẩu súng trên vai. Cuộc tấn công mặt đất mong đợi chẳng bao giờ xảy ra. Vào buổi sáng cơ thể tôi cóng lạnh, chính tôi đã hiểu ra một điều tôi vẫn có thể đảm nhận nhiệm vụ mặc dù sợ hãi và sẽ sẵn sàng mạo hiểm để có được một câu chuyện hay.
 
THIẾU TÁ NORMAN SCHWARZKOPF


Khi hàng nghìn quân lính Mỹ tới, số phận của họ đã được định ra đâu đó ở Việt Nam. Tổng thống Johnson và tướng Westmoreland chao đảo bên hố thẳm chiến tranh trong nhiều tháng. Mặc dầu vẫn tiếp tục gia tăng lực lượng quân sự nhưng lính Mỹ vẫn nằm ngoài những trận đánh giống như Sông Bé. Tuy nhiên điều đó cũng đồng nghĩa với việc Westmoreland sẽ nhanh chóng được phép sử dụng lính của ông ta tham gia vào các trận đánh.

Chúng tôi đưa ra cách để chiến thắng đối thủ bán tin, UPI. Họ cũng có đội phóng viên như Ray Herndon và Mike Malloy bị áp lực bởi những tay tân binh liều mạng ở nhà.

Chúng tôi suy xét rằng điểm nóng xa ở gần biên giới Cămpuchia có tên Đức Cơ có thể là một mồi lửa cho cuộc chiến mở rộng. Nó nằm trên con đường thâm nhập của lính cộng sản trước đây và tiếp tế qua những con đường nhỏ trong rừng nơi có ít người sinh sống. Nó bị chiếm đóng hai tháng nay và những người bảo vệ nó đã kiệt sức. Tôi tình nguyện đi xem tình hình. Tôi đi nhờ đội hộ tống viện trợ Việt Nam theo đường 19 lên Plâycu và nhảy vào cabin xe tải chở đạn dược to chỉ có người lái xe. Khi chiếc xe tải lắc lư trên đường dốc chân đồi, người lái xe đội mũ sắt và chỉ về phía đoạn cuối nơi con đường dốc lộng gío biến mất chỉ còn bụi rậm và đồi. Anh ta vạch quần chỉ cho tôi một vết sẹo lớn, nói bằng chút tiếng Pháp ngắt quãng giải thích anh ta bị mai phục vài năm trước đó tại điểm giống vậy và lo sợ chuyện đó xảy ra lần nữa. Tôi lo sợ khi một vài người có vũ trang xuất hiện bên đường, một vài người mặc quần áo đen và đội mũ cao bồi, số khác mặc áo đỏ gõ vào xe tải của chúng tôi và những chiếc xe khác vẫy chào chúng tôi đủ thân thiện để biết rằng họ ở phía chúng tôi. Theo người lái xe, họ là quân do thám của một tiểu đội lính biệt kích Cộng hoà cắm chốt trên đồi. Con đường cao tốc bị đóng từ lâu - Việt Cộng đã phá huỷ tất cả cầu. Tôi chú ý một tấm biển bằng kim loại ở công trình bằng bê tông lớn có ghi “1957-1958 U.S.A”. Phía xa trước mặt, sau An Khê là đèo Mang Yang nơi đầu những năm 1950, đơn vị quân đội của Pháp, đội cơ động 100 đã bỏ mạng trong đợt mai phục dữ dội của Việt Minh với những cuộc tấn công dũng cảm. Tôi nghe kể rằng xác người Pháp được chôn trên mấy ngọn đồi quanh đèo Mang Yang. Theo yêu cầu, xác của họ được chôn đứng, mặt hướng về nước Pháp.

Chiếc xe hộ tống của chúng tôi di chuyển chậm chạp qua đèo khi chúng tôi leo trên đèo xuống sang phía bên kia sườn dốc. Có một trận bắn phá trên không từ nơi nào đó trên đồi nhưng chúng tôi không bị tấn công. Tôi xuống xe ở doanh trại Holloway nơi tiểu đoàn không quân 52 của quân đội Hoa Kỳ đóng quân. Doanh trại nằm cuối sân bay Plâycu cũ, những chiếc trực thăng Huey của đơn vị nằm thẳng hàng ngăn nắp ở đường băng. Trời đã muộn, họ cho tôi nghỉ qua đêm trong lán của các đội trưởng, mời tôi tới một lán nhỏ tên là Swamp. Nhạc đồng quê phương Tây, bia nhiều và lạnh - những phi công đã làm rất nhiều điều ở Việt Nam và họ xứng đáng được trao phần thưởng. Tôi hỏi một viên sỹ quan chỉ huy mới cho chúng tôi đi nhờ tới Đức Cơ càng sớm càng tốt, nhưng anh ta cười nói với tôi: “Nơi đó đã bị chiếm tính đến hôm nay được 60 ngày và những người chúng tôi đưa tới là nộp cho tử thần. Đó là tài sản thực sự duy nhất trong tay chính phủ giữa Plâycu và biên giới Cămpuchia nó cách chúng ta 40 dặm”. Tôi nghĩ một lúc rồi nói rằng tôi vẫn muốn đi. Anh ta gợi ý tôi nên kiểm tra những cơ hội bay vào buổi sáng nhưng hãy thưởng thức bia tối bởi vì sẽ không có ở Đức Cơ. Tay đại tá còn nói “Tôi nghe nói ở đó còn không có cả nước”.

Sau đó một phóng viên của Reuters bước vào, Dick Myercoff, một tay “nông dân” - đồng nghiệp của tôi trong những ngày ở Jakarta được cử đi nhiệm vụ tạm thời trong vùng chiến muốn đi cùng tôi. Tôi đã hy vọng mình là người duy nhất nhưng tôi không có lý gì để can ngăn anh ta, vì vậy cả hai chúng tôi cùng lên máy bay vào lúc rạng sáng dày sương, bay qua cánh đồng và những rừng thông xơ xác nhìn thấy từ xa. Viên phi công nói với chúng tôi họ làm nhiệm vụ bay khẩn cấp đón nhận xác chết, người bị thương và cố gắng bay tới Đức Cơ một ngày một chuyến vào những lúc tình hình tạm lắng để duy trì lòng tin việc chiếm giữ có thể lấy lại được. Những phi công của chúng tôi nói rằng một chuyến mỗi ngày là quá nhiều.

Tiểu đoàn không quân 52 nổi tiếng liều lĩnh. Một trong những phi công của chúng tôi đội mũ vành rộng, có phù hiệu lạ đính vào chiếc áo khoác và anh ta tự hào vân vê bộ râu xồm xoàm của mình khi chuẩn bị bay. Những người khác đã ở trong quán Bar với tôi đêm hôm trước, trông như vẫn còn say. Nhưng khi lên không trung, họ đều thuần thục mọi thao tác điều khiển cỗ máy kêu lạch cạch. Phía sau là thành phố Plâycu, bầu trời đã sáng hơn một chút và chiếc Huey của chúng tôi đã cất cánh.
 
Mầu xanh thẫm của cao nguyên trải dài tới chân trời lô xô núi non, vài con đường viền lên vẻ đẹp. Tôi nhìn thấy một ngôi nhà nổi trên nền những ngôi nhà thảnh thơi của những người chủ rừng chè. Một lúc sau, cao nguyên đã bỏ lại phía sau và chúng tôi nhanh chóng hạ xuống phía rừng cây gỗ cứng như bức tường ngăn chúng tôi. Tôi nhìn thấy cột khói ở phía xa, thấy một phi công gật đầu với người khác chỉ về phía Đức Cơ khi chúng tôi lao về đó.

Đoạn cuối cùng của hành trình là sự tra tấn của động cơ rú vang khi tăng tốc. Những phi công lựa chọn con đường hạ cánh an toàn nhất xuống tiền đồn đã bị bao vây. Chúng tôi hạ cánh dần xuống một rừng tre đã được phát quang, làm khuấy động bầy chim làm tổ ở đó. Tôi hiểu ra những vũ khí chống máy bay được giấu đâu đó ở dưới cánh rừng. Tôi cảm thấy ngán, hoảng sợ cho đến khi liếc nhìn lớp đất bị bắn tung màu đỏ của đường băng, những hàng rào thép gai và hàng rào bao cát của trại Đức cơ, tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Tôi là người xuống đầu tiên, rõ ràng đi bằng máy bay lên thẳng an toàn hơn. Nhưng ngay lập tức đạn bay quanh chúng tôi.

Myercoff đi bên cạnh tôi có ý nghĩ bẩn thỉu khi anh ta hất mặt lên và nói, “Tôi ra khỏi đây bây giờ đây, tôi đã có được câu chuyện của mình. Máy bay tới và những viên đạn bắn. Chúng ta đã phá vỡ vòng vây phải không?”. Cơ trưởng ném viện trợ y tế xuống sau cùng và Dich nhảy lên boong. Tôi đeo ba lô xem máy bay rú lên trên những hàng cây. Tôi cảm thấy vừa thú vị vừa tức giận. Tôi đã bị người bạn cũ lấy mất tin sốt dẻo, không nghi ngờ anh ta sẽ viết một câu chuyện nhạy cảm bịa cho tờ Nhật báo Luân Đôn, anh ta sẽ ngồi uống bia ở quán bia ngay tối hôm đó và khoác lác về chuyến đi trong khi tôi phải đi tìm quán nước uống ở Đức Cơ.

Đạn ngừng bắn khi trực thăng bay đi và tôi đoán đường băng ở trong tầm ngắm của những khẩu súng trường của Việt Cộng trong rừng. Tôi bước đi thận trọng, phủi lớp bùn trên quần áo và nhận thấy lính nhảy dù cộng hoà ló đầu từ hố cá nhân dọc theo đường băng. Tôi nhanh chóng băng qua hàng rào thép gai đầy bụi lôn xộn và bước vào chiếc cửa gỗ kéo kẹt mà một lính nhảy dù người Việt mở cho tôi. Vài viên đạn đã tấn công vào bên trong. Những lính bị thương nằm dựa vào tường, sơ cứu đầu tiên đang được tiến hành và những người khác được kéo về phía có bao cát.

Tôi rút máy ảnh từ ba lô, chụp một vài kiểu trong số họ, một người bị băng bó nẹp chân phải – cơ thể anh ta thả lỏng khi cố gắng tập tễnh cùng chiếc mũ sắt lệch một bên trên đầu. Anh ta dựa vào một người lính to lớn trong bộ quần áo dã chiến nhiều túi và chiếc mũ ka ki mỏng, đang cúi xuống giúp anh ta, làu bàu thốt ra câu chào ngắn gọn khi đi qua tôi.

Khung cảnh đẫm máu nhưng kỷ luật. Tôi đoán họ không cần sự giúp đỡ của tôi. Tôi theo sau một người Mỹ, đi qua đoạn hào bảo vệ có những bao cát phía trên trong đoạn đường rút tới trạm cứu thương. Toà nhà bằng gỗ mỏng manh đầy những lính bị thương, hầu hết là bị thương ngoài. Hai bác sĩ quân y đang gắp những mảnh đạn từ chân và tay những người lính bị thương bằng chiếc kẹp fooc-xép và ném chúng vào rổ. Một phụ nữ Việt Nam đang giúp họ, cô nổi bật với mái tóc dài tới vai cột sau lưng khi tắm cho những người bị thương, giúp họ mặc quần áo, mỉm cười vui vẻ. Tôi hỏi tên những cô lờ tôi và tôi quay sang một tay Mỹ to lớn vừa trở về cùng một lính bị thương và đang trên đường đi ra. Tôi rút tập ghi chú, đi theo anh ta, giới thiệu bản thân và gợi ý ra ngoài nói chuyện. Anh ta dẫn tôi tới boong chỉ huy, cho tôi nụ cười đảm bảo và nói rằng anh ta là Norman Schwarzkopf, Thiếu tá quân đội Hoa kỳ, cố vấn cho đơn vị không vận Cộng hoà ở Đức Cơ, và quê anh ta ở phía đông Orange, bang New Jersey.

Vị Thiếu tá đẩy ngược chiếc mũ để lộ mái tóc cắt sát theo kiểu West Poin (West Poin là trường quân sự nổi tiếng của Hoa Kỳ). Anh ta lau mồ hôi trên lông mày, rất vui vì có người nói chuyện. Bộ trang phục của anh ta đã nhàu nát ở Đức Cơ. Anh ta buồn, lo lắng và phân vân không biết tôi đang làm gì ở đó vì anh ta thấy rất ít phóng viên xuất hiện trong những ngày này. Tôi nói anh ta nên chọn nơi nào dễ chịu hơn nếu anh ta muốn viết bài. Anh ta cười nói rằng anh ta đã quên thế nào là sự thoải mái. Vị Thiếu tá đẩy ngược chiếc mũ để lộ mái tóc cắt sát theo kiểu West Poin (West Poin là trường quân sự nổi tiếng của Hoa Kỳ). Anh ta lau mồ hôi trên lông mày, rất vui vì có người nói chuyện. Bộ trang phục của anh ta đã nhàu nát ở Đức Cơ. Anh ta buồn, lo lắng và phân vân không biết tôi đang làm gì ở đó vì anh ta thấy rất ít phóng viên xuất hiện trong những ngày này. Tôi nói anh ta nên chọn nơi nào dễ chịu hơn nếu anh ta muốn viết bài. Anh ta cười nói rằng anh ta đã quên thế nào là sự thoải mái. Thiếu tá Norman Schwarzkopf tức giận vì lực lượng không vận Cộng hoà do anh ta cố vấn đã cố gắng lấy lại nơi chiếm đóng nhưng thất bại. “Chúng tôi đã có một trận chiến đấu quỷ tha ma bắt”, anh ta nói với tôi, miêu tả trận tấn công bằng trực thăng trước đó ba ngày gần doanh trại và cố gắng ngày hôm sau để phá vòng ngoài về phía bắc và phía đông nhưng đã bị Việt Cộng mai phục và phải rút về Đức Cơ với tổn thất nặng nề trong một trận bắn phá tới tấp.
 
Anh ta kêu ca “Sự thật là chúng tôi đang ngụp lặn ở đây”, “Việt Cộng có thể hạ gục chúng tôi bất kỳ lúc nào”, như thể chứng minh cho những lời nhận xét của anh ta, súng cối nổ rất gần đoạn hào của họ trong rừng nghe rõ mồn một, theo sau là tiếng hét “xung phong”. Boong chỉ huy chen chúc lính Cộng hoà và lính Mỹ chạy vào trong vài giây trước tiếng nổ ầm. Chúng tôi ngồi trên sàn nhà bẩn, nghiến răng toát mồ hôi trong sự ngột ngạt và lắng nghe tiếng nổ như sấm dậy của đạn rơi. Người điều hành bộ đàm nói chuyện bình tĩnh với trung tâm chỉ huy ở Plâycu, gọi lực lượng tấn công không quân tới giúp, “đây là lần thứ ba trong ngày hôm nay”, Schwarzkopf nói với tôi dứt khoát.

Trong khi đợi máy bay ném bom tới, tôi nói chuyện với Đại uý Edwards. Trong ánh đèn mờ, tôi có thể nhận ra sự mệt mỏi đang chuyển động trên môi anh ta và thần kinh anh ta sắc như dao cạo râu. Tôi biết mình đang nếm trải những gì anh ta chịu đựng trong suốt 60 ngày qua và tôi nói tôi hiểu nhưng anh ta cười. “Không có cách nào để mọi người có thể hiểu nếu không ở đây. Chúng tôi hoảng sợ, nhưng chúng tôi phải học cách chung sống. Chỉ đóng sầm cửa lại hoặc hét to những từ bất kỳ và chúng ta sẽ bơi tiếp hoặc chạy thoát, đó là bản năng đầu tiên của chúng ta, bản năng sinh tồn. Nhưng khi triệu chứng đầu tiên đó qua đi chúng ta bắt dầu suy nghĩ, chúng ta sẽ làm chủ được chính mình”.

Có một tá lính đặc nhiệm Mỹ đóng tại trại Đức Cơ bị mắc lại, sống trong một doanh trại nhỏ tạm thời. Tài sản đi cùng là 300 lính dân tộc được huấn luyện nghèo nàn và một trăm dặm biên giới để bảo vệ. Vài năm trước đây, chiến lược này rất tốt khi kẻ thù là du kích Việt Cộng; bây giờ quân chính quy miền Bắc Việt Nam đang tham chiến và trở thành cuộc chiến đúng nghĩa ở Đức Cơ. Richard nhìn lên Schwarzkopf và nói rằng anh ta vui vì lực lượng không vận Cộng hoà đã tới bởi một nửa lực lượng người đân tộc của anh ta đã bỏ đi và sự trung thành của những người còn lại vẫn là câu hỏi. Hầu hết họ ngại chiến đấu, loanh quanh trong trại, hiếm khi rời khỏi những hào báo cát và các boong bởi sợ đạn bắn.

Khi trận chiến tạm dừng, tôi đi ra ngoài nhìn xung quanh. Chẳng có một mống nào. Trung sỹ tham mưu Henry Allickson đi cùng và khuyên tôi nhanh chóng rời khởi nơi này. Cách đây vài ngày, năm lính đi tuần quanh Đức Cơ đã bị thương ở đầu do những tên bắn tỉa trốn trong rừng gần đó.

Allickson nói rằng anh ta tình nguyện dẫn đoàn đi tuần bên ngoài hang rào thép gai mỗi tối để cân bằng chiến sự, thúc giục vài lính dân tộc lưỡng lự tham gia cùng anh ta. Anh ta tuyên bố trách nhiệm đáng sợ của mình: “Tôi sẽ bắn người đầu tiên bỏ trốn và tôi sẽ đuổi những người còn lại về trại”. Tôi ngửi thấy mùi cay trong không khí, hỏi anh ta về nó, tay trung uý khịt mũi, cau mày nói: “Những xác chết đang thối rữa ngoài kia có lẽ là của chúng ta bởi vì Việt Cộng đã lấy dược những xác chết của phía họ”.

Như lo lắng cho chính mình, Allickson rúi chiếc ví trơn bóng từ túi ra, chỉ cho tôi xem bức hình vợ và năm đứa con ở Mỹ mà anh ta rất nhớ. Tôi phân vân không biết gia đình anh ta có biết chút gì về những ngày tháng anh ta đang phải trải qua hay không. Trung sỹ mời tôi tới nơi yêu thích của anh ta, một góc có bao bọc cát của doanh trại nơi anh ta dành hàng giờ ngắm mục tiêu bằng chiếc súng trường sát thương cao. Tôi nhìn qua những bao bọc cát và chẳng thấy gì ngoài rừng rậm, rằng không nghĩ có người ở đó. Trung sỹ cười, lên cò súng và bảo tôi bắn thử vào bụi cây. Sau một lát lưỡng lự, tôi thử, siết chặt cò súng khi nhắm về phía thân cây rậm lá của bụi chuối rừng. Một người nào đó bắn trả lại, không phải bằng vũ khí cá nhân mà là súng trường bắn không giật, đạn bay một cách vô hại trên đầu chúng tôi. Tôi hét lên ngạc nhiên “Chúa linh thiêng”. Allickson đồng tình bằng tiếng cười. Anh ta nói “Một ngày không chút nhạy cảm của Victor Charlie”.

Trong boong chỉ huy đêm đó là cuộc nói chuyện về thức ăn tệ mà chúng tôi bỏ vào những hộp sắt từ chiếc nồi nấu ăn to và nhai một cách khó khăn. Đầu bếp người Việt giải thích bằng vốn tiếng Pháp nghèo nàn đó là dăm bông. Đó là phần chính của bữa tối trên bàn ăn Đức Cơ nhưng với tôi nó có vị giống như thịt dăm bông hầm. Tôi mời cả nhóm uống rượu cô-nhắc trong chai bẹt đeo bên mình và cảm thấy tốt hơn so với những gì tôi đã chịu đựng ngày hôm đó.

Khi boong đầy khói thuốc lá, mọi người lắng nghe những âm thanh đáng sợ, những người ở đội Đặc nhiệm kêu ca nhiều hơn về những dự đoán. Một người tức giận nói: “Có ai thực sự quan tâm rằng chúng ta đang ngồi đây, mạo hiểm cuộc sống từng phút chỉ để nắm giữ một chút tài sản nhỏ nhoi?”. Tôi cố gắng giải thích rằng Đức Cơ là nơi thử nghiệm giải pháp quân sự Mỹ và nếu tình hình thực sự tồi tệ hơn thì lực lượng Hoa Kỳ sẽ giải cứu giống như chàng kị binh trong “Cô ấy đeo chiếc nơ mầu vàng”. Một người hỏi mỉa mai “tệ hơn ư?”. Những tiếng ồn ào bất đồng ý kiến vang lên quanh phòng. Allickson cười và nói, “họ đã vào để giúp Việt nam tạo ra một trận chiến khác”. Một trung sỹ khác yêu cầu sự bảo vệ của lính nhảy dù. Anh ta lấy một trang giấy viết được giật ra từ một cuốn ghi chép. Sáng sớm hôm đó anh ta đi cùng đội tuần tra bên ngoài doanh trại, một số lính của anh ta đã bị thương khi rơi vào ổ mai phục. Trong lúc anh ta núp mình dưới làn đạn để đi về phía người lính bị thương ở chân, người lính trẻ bắt đầu viết trong cuốn ghi chú và đưa cho anh ta một trang và anh ta đọc những dòng chữ nguệch ngoạc: “Bảo vệ tự do trong nguy hiểm luôn luôn chỉ có tôi và anh. Tôi tên là Fam-En”. Câu chuyện đó làm chấm dứt mọi lời phàn nàn về người lính Cộng hoà và những cuộc bàn luận, cả đại đội buông xuôi.
 
Tôi tham gia tuần tiễu cùng thiếu tá Scharzkopf và những sỹ quan nhảy dù Cộng hoà vào các buổi sáng tại hào phía đông doanh trại. Liếc qua bức tường hào họ đoán tuýp pháo cối dựng lên cách phía họ 500 thước trong rừng và Schwarzkopf bàn bạc tăng cường lực lượng tấn công không quân vào những vị trí nghi ngờ. Trong màu ảm đạm sau hoàng hôn, Đức Cơ giống như một đống rác tội nghiệp: mái nhà lán bằng gỗ bị toạc, những hàng rào bằng bao cát bị phá nát và bục đổ vung vãi khắp nơi. Tôi chụp ảnh khi pháo cối bắt đầu đáp lại và chúng tôi hướng về phía boongke chỉ huy. Tiếng kêu răng rắc của súng máy cho thấy khả năng có một cuộc tấn công mặt đất của Việt Cộng. Trung sỹ Allickson nói, “Họ có thể làm lúc nào họ muốn nếu họ muốn tăng thêm tử vong” và tôi đang cầu nguyện điều đó không phải lúc này. Tôi quan sát cuộc tấn công từ bên trong boong chỉ huy an toàn, lắng nghe người chỉ huy bộ đàm truyền thông tin về Sở chỉ huy ở Plâycu. Schwarzkopf biến mất và tôi nghĩ anh ta đang cùng lính của mình ở gần hố cá nhân để chống trả cuộc tấn công mặt đất.

Có lúc tôi bò ra ngoài để xem có thể tìm thấy anh ta không nhưng tôi không thể di chuyển được. Tôi liếc nhìn trực thăng không quân Mỹ rít lên tầm thấp phía trên những hàng cây. Chúng thả bom giống như những con bọ cánh cứng Volkswagen tấn công phía xa. Tôi thấy Đại uý Richard ở phía đông đang giục lính của mình nạp đạn pháo. Họ đang dựa vào hàng rào kéo cò súng các bin và nhanh chóng nạp những băng đạn mới. Họ như nhận được thông điệp rằng đây đó có thể là cuộc chiến kết thúc.

Schwarzkopf xuất hiện ở xa, thân hình to lớn của anh ta chuệch choạng dọc theo hàng rào boong, anh ta rẽ ngoặt vào trung tâm chỉ huy, giật lấy bộ đàm từ Hunt thét lên: “Chúng tôi đang bị đánh ở phía tây, đông và nam và một đội tuần tra di chuyển về phía bắc đang bị chặn đánh”. Anh ta lại chạy ra ngoài, cùng với Richard và rất nhiều lính mũ nồi xanh Mỹ hội thảo nhanh và sau đó hô hào mệnh lệnh. Tôi có cảm tưởng họ đang chuẩn bị tiến hành một cuộc phản công. Tôi ra khỏi chỗ, chạy về trạm cứu thương ngập lính bị thương. Tôi xắn quần áo cho một số người và cố gắng làm họ cảm thấy thoải mái khi bác sỹ quân y đang cứu những người bị thương nặng nhất: Một người lính dường như bị mất cả hai mắt và một lính khác bị thương nặng ở cột sống.

Một lúc sau âm thanh trận chiến di chuyển cách đó khoảng một dặm, Schwarzkopf đi kiểm tra lính bị thương. Khuôn mặt anh ta xúc động nhưng cũng thể hiện nụ cười chiến thắng khi ca ngợi quân lính nhảy dù đã giữ được trận địa. Khi Richard bước vào, Schwarzkopf vỗ phía sau anh ta và nói với tôi đầy cảm xúc: “Tôi rất tự hào là một người lính Mỹ hôm nay. Mọi người trong Lực lượng Đặc nhiệm nỗ lực không một chút ích kỷ khi giúp đỡ chúng ta. Sự bình tĩnh của họ thật đáng khâm phục”.

Tôi đã có câu chuyện của mình cùng những bức hình và tôi muốn rời khởi đây cho kịp số báo ra ngày Chủ nhật, nhưng chuyến đi bằng trực thăng lên thẳng như đã định bị hoãn và tôi phải chờ chuyến tiếp theo vào ngày hôm sau. Tôi trở lại trạm y tế có cô ý tá Việt Nam xinh đẹp đang nghỉ ngơi. Tên cô ấy là Liên Hương. Cô ấy là con gái của một mục sư. Lính Mỹ bảo vệ cô ấy rất cẩn thận, đối xử với cô ấy như người bảo mẫu.

Doug Britt, một thành viên của đội Lực lượng Đặc nhiệm nói với tôi: “Không có chuyện yêu đương ở đây, nhưng nếu có thì tôi cũng sẽ không tán tỉnh cô ấy vì cô ấy là cô gái độc thân duy nhất trong doanh trại có hàng tá đàn ông và điều đó sẽ làm tổn thương những người kính trọng cô ấy”. Tôi không hiểu có phải anh ta đang đùa tôi không. Tôi hỏi Liên Hương xem cô ta có gặp rắc rối với những người đàn ông đó không thì cô ta kể có một hôm một sỹ quan Cộng hoà đã gạ gẫm cô ấy, nhưng người bạn Mỹ đã doạ anh ta. Cô ta thích những người Mỹ “Vì họ rất tốt với tôi và họ sẽ không bao giờ làm tổn thương tôi”.

Một trong những bệnh nhân của cô ta, người lính bị thương xương sống ngày càng tệ và thiếu tá Schwarzkopf quyết định gọi trực thăng khẩn cấp. Anh ta quay sang tôi và nói: “Cậu cũng lên đó đi”. Vào tối muộn, một chiếc trực thăng lên thẳng tới và thiếu tá buộc tôi đi cùng anh ta và vài người khác trên đường băng với một chiếc dèn pin giúp lên máy bay. Thật sự là quá nguy hiểm khi trở thành mục tiêu cho những tên bắn tỉa ẩn nấp xung quanh. Bất kỳ ai trong chúng tôi đều có thể bị bắn chết tại nơi chúng tôi đứng. Schwarzkopf nói với tôi nhiều năm sau này, khi anh ta đã đeo sao tướng, rằng hôm đó người phi công gọi bộ đàm xuống bảo lắc đèn pin để anh ta biết chính xác chúng tôi đứng ở đâu. Khi những lời chỉ dẫn này được kể cho tôi, tôi đã` đáp lại rằng: “Tôi không biết về các anh nhưng đèn pin của tôi đã lắc từ khi chúng ta ra đường băng đấy”.

Ngay đêm đó tôi gửi câu chuyện đầu tiên về cuộc bao vây, và cũng chuẩn bị vài câu chuyện khác về chuyến thăm Đức Cơ, về Norman Schwarzkopf, Liên Hương và đội Lực lượng Đặc nhiệm. Những câu chuyện đó được báo đài sử dụng rộng rãi. Sau đó những phóng viên AP khác đến viết về vụ phá vòng vây và sự khởi hành của Đội không vận Cộng hoà của Schwarzkopf tới các trận chiến khác. Sau một vài ngày nghỉ ngơi ở Plâycu, tôi viết câu chuyện cuối cùng về y tá Liên Hương cho báo vào ngày 13-8. Đó là một câu chuyện ướt át không hề xấu hổ mà tôi đã viết, một bài tán tụng cho sự hy sinh quên mình, đức hạnh và một tình yêu không được đáp trả.
 
“Đức Cơ, miền Nam Việt Nam. Khi màn đêm buông xuống, đạn súng cối bắt đầu bắn vào doanh trại Lực lượng Đặc nhiệm, một dáng hình gầy yếu của một cô gái lướt qua những bóng hình đang bị nổ tung. Giống như một con ma xanh xao, Liên Hương đang tìm kiếm những người lính bị thương. Có thể cô ấy đang khóc khi bò từ boong này tới boong khác khiến chiếc mũ sắt lắc lư trên đầu. Mặc dù Liên Hương chứng kiến nhiều lính chết và nghe những câu đau đớn của những người bị thương, nhưng cô chẳng bao giờ quen với sự chịu đựng đó. Đôi mắt rớm nước mắt, chiếc áo bờ lu dính đầy bùn, Liên Hương bò lại boong chỉ huy nói với bác sỹ quân y người Mỹ bằng giọng tiếng Anh nhát gừng rằng, một lính bị thương nặng và bò ra ngoài với hộp băng cứu thương. Sau khi cuộc tấn công kết thúc và những người bị thương được tập hợp lại, cô cùng những bác sỹ quân y Mỹ đẫm mồ hôi giúp đỡ họ chiến đấu giành sự sống cho những người đang hấp hối, làm cho những người bị thương cảm thấy thoải mái. Liên Hương chỉ tròn 20 tuổi vào tháng 2 năm ngoái, tình nguyện làm y tá ở Đức Cơ 20 tháng trước đây. Không chỉ trải qua nhiều đêm là những trận bắn phá doanh trại của Việt Cộng, Liên Hương còn phải chịu đựng cái rét của Đức Cơ cùng sự điềm tĩnh bên trong, làm ngạc nhiên những người lính Lực lượng Đặc nhiệm nơi đây khi họ nói rằng, Đức Cơ làm họ già đi sau một đêm. Liên Hương chịu sự tàn phá của công việc cực nhọc thường xuyên và sợ hãi. Mái tóc dài ngang eo luôn mượt óng. Khuôn mặt sáng sủa và mềm mại dù chẳng bao giờ trang điểm vì cô sống ở vùng nông thôn hẻo lánh. Đôi mắt cô e ấp trước điều cô đã chứng kiến. Sự hy sinh tận tuỵ của Liên Hương không làm lu mờ những gì cô ấy bỏ lỡ trong thế giới. Cô mong mỏi một bộ quần áo đẹp nhưng biết rằng Đức Cơ chẳng có cơ hội nào để mặc. Cô chưa bao giờ tới Sài Gòn và mong được tới đó. Cô nhớ một trung sỹ trẻ là lính nhảy dù người Việt, người cô đã yêu khi anh ta đóng tại Đức Cơ nhưng đã không gặp anh ta ba tháng rồi và có thể chẳng bao giờ được gặp lại. Liên Hương có một triết lý rất đơn giản: “Tôi muốn ở đây và giúp đỡ. Tôi quý những người lính và muốn ở lại cùng họ bởi vì họ cần tôi. Tôi sẽ ở lại đây cho tới khi họ rút đi. Nếu Việt Cộng đánh bại chúng tôi, tôi sẽ đi tới doanh trại khác”.

Ed White gợi ý tôi nên đặt câu chuyện là “Thiên thần của Đức Cơ”. Tôi thích bất kỳ nhan đề nào có Con chim Florence trong đó và chúng tôi để tuỳ các biên tập viên sử dụng cả hai ý kiến trong tiêu đề. Bạn đọc gửi cả đống quần áo và mỹ phẩm cho Lầu Năm góc để nhờ họ gửi cho nữ y tá đó. Khi tôi trở lại Sài Gòn, John Wheeler trêu tôi về sự uỷ mị. Horst nhận xét câu chuyện một cách vui vẻ và công khai, “đó là những gì xảy ra khi tôi để anh ta một mình trong chiến trường đêm đó”.
 
LỮ ĐOÀN 173


Lực lượng quân đội Mỹ tập trung gần sài Gòn, nơi tràn ngập phóng viên và nhiếp ảnh. Chúng tôi lái xe ra khỏi thành phố về doanh trại Lữ đoàn Không vận 173 của quân đội Hoa Kỳ ở Biên Hoà mất khoảng nửa giờ, xóc nảy qua đoạn cuối con đường bụi bẩn, đi qua nghĩa trang cũ của người Việt với những bia mộ khắc màu đỏ. Những chiếc áo ponsô màu ô liu nâu xám treo giữa những tấm bia che lính gác khỏi ánh nắng chói chang. Đường lán doanh trại trải dài trên khoảng bằng phẳng nhỏ hướng ra căn cứ không quân Biên Hoà đông đúc để bảo vệ lữ đoàn đã dàn quân. Lính nhảy dù có tiếng trong lực lượng quân đội Hoa Kỳ và tôi rất mong muốn chứng kiến cách họ thao tác chống lại du kích Việt cộng.

Chỉ huy lữ đoàn trưởng Tướng Ellis W. William, có mái tóc hoa râm, dáng gầy và được đặt biệt danh sau lưng là “Butch”. William xuống máy bay cùng lính giống như Tướng McArthur lội vào bờ ở Leyte trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trung sỹ thông tin của đơn vị, Don Pratt được người phát ngôn chính của Westmoreland, đại tá Ben Legare cảnh báo tránh căng thẳng: “Nhắc nhở tướng của anh trước khi báo giới làm điều đó, và đảm bảo ông ta biết nhấn mạnh tính tất yếu bảo vệ nhiệm vụ của mình. Lữ đoàn 173 ở đây để bảo vệ căn cứ không quân và không phải gây ra chiến tranh. Nhắc ông ta biết điều đó”. Nhưng Pratt đã bỏ qua lời William ở sân bay và vị tướng đó nói với báo giới rằng ông ta tới Việt Nam để tham gia Chiến tranh thế giới thứ ba.

Trung sỹ Pratt thuyết phục tôi viết những điều mà anh ta hứa sẽ là câu chuyện độc nhưng 20 phóng viên khác cũng biết. Đôi khi báo giới nhiều hơn cả lính. Pratt là người đàn ông thật thà, người đồng hành tốt bụng và là người chủ hào phóng.

Lính nhảy dù đến Việt Nam với lòng tin họ biết một số điều về chiến tranh trong rừng: Họ luyện tập ở Okinawa và một số nơi ở Thái Bình Dương. Tôi chờ đợi những đụng độ đầu tiên, nhận thấy lính thuỷ đánh bộ Hoa Kỳ ở Đà Nẵng đang gặp nhiều khó khăn trong việc thích nghi với sức nóng và học cách hiểu người Việt Nam. Theo những tuyên bố của Chính phủ Hoa Kỳ, Trung sỹ Pratt công khai nhấn mạnh vai trò bảo vệ của Lữ đoàn nhưng bản thân anh ta lại cho rằng điều đó là vớ vẩn và đơn vị sẽ vào trận chiến chống lại Cộng sản ngay khi những vũ khí lợi hại tới.

Viết tin về lính bộ binh không phải là cuộc rong chơi. Việc đi lại đôi khi khó khăn gian khổ vì phải băng qua rừng rậm, đầy bùn dính và sâu - mọi người phải nắm tay nhau để khỏi bị lạc. Dây rừng và bụi rậm dưới chân cào vào vũ khí, quần áo và luôn có một người chỉ huy đi theo từ hàng đầu tới cuối với khẩu hiệu: “kiểm tra lựu đạn, kiểm tra lựu đạn”. Lính phải đảm bảo dây rừng không bật lấy an toàn vỏ lựu đạn. “Đó giống như cắt sợi mì qua bát mì”, một người nói. “Ước gì nó dễ dàng như vậy, Tarzan chẳng bao giờ có khó khăn đó”, một người đáp lại.

Vào giữa buổi trưa, mặt trời cũng không xuyên qua được lớp lá dày đặc. Chỉ có ánh sáng mờ lúc chạng vạng. Điều đó không bao giờ thay đổi và không dễ chịu gì. Chỉ khi bạn biết không thể đi thêm được nữa, có một vết châm bất ngờ bởi một vật mát mềm trong đùi và biết rằng một con đỉa đen nghé thăm, bò lên chân từ những giọt nước rỉ ra ở gót chân, đang trở nên béo múp bằng máu của bạn tới lần dừng chân tiếp theo khi xắn quần lên và đốt kẻ thâm nhập vào lãng quên bằng bật lửa.

Rừng được xem là sự hăm doạ, nhưng vùng nông thôn có dân cư sinh sống lại có một loại rắc rối khác: con người có thể nguy hiểm hơn những sợi dây lộn xộn hay bùn có đỉa. Đây là cuộc chiến không mặt trận và không an toàn. Tôi có thể thấy những bất bình thường ở Việt Nam ảnh hưởng tới những lính trẻ, những người đào tạo để chống lại kẻ thù mặc đồng phục để bảo vệ những mục tiêu đặt ra rõ ràng.
 
Tôi đi cùng đoàn trinh sát bằng xe bọc thép và những khẩu súng tự động 90mm hướng về phía bắc căn cứ doanh trại dọc đường số 1, nơi những báo cáo của do thám Cộng hoà nói rằng có tới một nghìn du kích Việt Cộng đang tập trung tấn công người Mỹ. Lính nhảy dù thận trọng khi xuống khỏi đường cao tốc và vui mừng khi họ đi qua cộng đồng người lánh nạn Thiên chúa giáo của Hố Nai, nơi đó hàng trăm người dân địa phương chạy ra khích lệ họ. Thêm vài dặm lên đường cao tốc không khí thay đổi: có các hố cá nhân và mương rãnh đào bên đường, những người đi bộ đội và nông dân trên cánh đồng quay mặt đi. Một chiếc xe ô tô bấm còi không kiên nhẫn và một chiếc mui kín nhỏ của Pháp theo đường vòng qua hàng xe bọc thép, một người châu Âu cầm lái và hai người phụ nữ ăn mặc sang trọng trên xe. Khi chiếc xe vượt lên đằng trước, lính nhảy dù sẵn sàng chiến đấu nhìn nhau ngạc nhiên. Chiếc xe ô tô xuất hiện từ rừng cao su phía trước.

Phía sau rừng cây, đường cao tốc cản trở xe quân đội bởi những hào sâu. Những người lính nhảy xuống bụi rậm, dựng súng cối và súng máy sẵn sàng cho mọi chuyện trừ một nhóm người Việt bất ngờ xuất hiện vây quanh họ, một số mặc quần áo rách rưới và đầu tóc rối bù với cái nhìn lạ lẫm, hoang dại của những người rừng. Những người khác đang đánh xe bò cùng những đứa trẻ lôi thôi, lếch thếch. Cảnh sát Cộng hoà đi cùng đội tuần tra nói rằng họ vô hại.

Tiến ra khỏi bụi cây, đội lính chỉ vào một người mặc quần áo màu đen ở xa thích hợp với miêu tả về Việt Cộng và họ đuổỉ theo. Họ thấy một người phu nữ chặt tre bằng liềm. Cô ta thét lên hoang dại và không ai có thể hiểu những gì cô ta muốn nói nhưng cảnh sát kiểm tra chứng minh thư và để cô ta đi. Cồng chiêng vọng ra đâu đó trong bụi cây khi những người lính di chuyển về phía trước, theo sau là hàng xe bọc thép đè bẹp những bụi cây. Sau đó chúng tôi đi song song với đường sắt Sài Gòn – Hà Nội, con đường đã không sử dụng trong nhiều năm và chúng tôi biết ơn vì nhờ nó có thể trở lại Trảng Bom và theo quốc lộ 1 về nhà. Trong một ngày lính nhảy dù đã chứng kiến một Việt Nam huyền bí và mâu thuẫn, những gì gọi là tập dượt quân sự của họ trước đây giờ thành vô ích khiến họ thấy là những người lạ trên mảnh đất của người ngoài hành tinh.

Những hạn chế trong chính sách của Tổng thống là Lữ đoàn 173 hoạt động ở mức độ hành quân thấp trong tháng đầu tiên tới độ làm mất tinh thần của vị tướng tham vọng. William không còn kiên nhẫn.

William muốn đưa ra những nhận xét báo chí tốt và nhạy cảm với những thông tin phản ánh về lữ đoàn trong những gì ông ta thấy như ánh sáng mờ. Ông ta có nhiều điều để bực bội. Có 3500 lính dưới sự chỉ huy của ông ta và khoảng 60 phóng viên, nhiếp ảnh bất kỳ lúc nào cũng lượn lờ quanh đó. Đặc biệt AP nằm dưới ngọn lửa của ông ta vì ngày nào chúng tôi cũng ở đó và viết hầu hết những hoạt động lính nhảy dù bảo vệ vòng ngoài căn cứ.

Hort đi cùng một đội tuần tra bộ binh hỗ trợ tấn công không quân được cho là tấn công vị trí của Việt Cộng trên đồi phía trước. Anh ta đi cùng trinh sát kiểm tra mục tiêu và nhìn thấy một hàng người đang đi về phía họ. Họ cầm súng. Khi những người đó tới, lính Mỹ nhìn thấy những bộ quần áo màu vàng và nâu của các vị sư. Một số quần áo của họ dính máu và sáu người được khiêng bằng cáng. Khi nhóm người đó ra hiệu chào kiểu Phật giáo, lính chạy về phía trước giúp đỡ. Các sư trong một ngôi chùa bị tấn công nhầm trong một trận không kích. Tôi viết một câu chuyện nói rằng nhóm tôn giáo “đã trở thành nạn nhân của sự nhầm lẫn thường xảy ra trong chiến tranh Việt Nam”. Tướng William gào lên.

Một tiểu đoàn lính bộ người Australia chuyển vào cạnh lính đánh bộ ở Biên Hoà. Họ là những lính kinh nghiệm, thân thiện, rất thích giao tiếp với những người Mỹ nhưng lại sợ sự cấm đoán của William về việc uống bia ở căn cứ hay ở những quán bia trong thành phố.

Chính tôi cũng là người uống bia, thường thể hiện cảm thông với những người đàn ông bằng một vài câu chuyện hay đùa rằng những lính đánh bộ khó khăn, vất vả đủ hào phóng để giải quyết vài chai bia sau khi trở về từ rừng. Vị tướng không ngạc nhiên khi Bộ trưởng Quốc phòng Australai vận động hành lang thành công chỉ huy tối cao Hoa Kỳ bãi lệnh uống bia. Tình hình trở nên xấu khi một nhóm người đi nhà thờ ở Texas đọc những câu chuyện của tôi về việc đó, họ đã gửi tới sỹ quan tuyên uý lữ đoàn năm trăm móc khoá nhà thờ mở bia. Vị sỹ quan tuyên uý quảng cáo rằng bất kỳ ai tham dự bài giảng nhà thờ ngày Chủ nhật tới sẽ nhận được một cái mở bia. Ông ta đã phá vỡ kỷ lục tham dự.

Tháng 8 – 1965 khi vị tướng cử hai trong những tiểu đoàn của mình hành quân 5 ngày tới phía đông nam Sài Gòn và trở về tay không, tôi viết một đánh giá về chiến thuật quân sự của ông ta. “Có một phản ứng giây chuyền của những lỗi lầm mà không thể tạo nên thành công trước khi điều hành thực sự theo đúng cách. Rất nhiều nhà quan sát cảm thấy chỉ huy cấo cao Hoa Kỳ có thể dính vào chiến thuật đem lại sự thất bại cho lực lượng Cộng Hoà trước đây và có thể mang lại sự thất bại cho lực lượng Hoa Kỳ bây giờ”.
 
Ngay sau đó , Tướng William cho rằng ông ta đã lãnh đủ từ những bài viết của tôi, triệu tôi đến Sở chỉ huy lữ đoàn. Don Pratt khẩn nài tôi lịch sự với vị Tướng và đồng ý chịu trách nhiệm trước bài giảng sắp tới. “Ông ấy không có đầu mối như những gì anh có, như vậy chỉ cần làm hài lòng ông ấy thì công việc của tất cả chúng ta sẽ dễ dàng hơn”.

Tôi lái xe ra căn cứ lữ đoàn vào giữa buổi sáng và đi bộ lên khu vực chỉ huy. Khi đi qua Pratt, anh ta làm cử chỉ họng xẻ dọc với tôi và tôi cũng búng tay đùa lại. Tướng William ngồi ở đó khi tôi bước vào và vẫy tôi lại ngồi chiếc ghế tại bàn ông ta. Ông ta tập hợp vài viên sỹ quan lâu năm của mình để giáo huấn. William dựa vào phía sau, mắt nhìn tôi. Mặc dù tôi tự nói với mình phải bình tĩnh, giải pháp của tôi phải nhẹ nhàng, nhưng chỉ trong chốc lát tôi cảm thấy mình giống như tân binh đi báo cáo tè dầm. “Anh và những phóng viên thường trú khác không viết được cái gì hơn ở lữ đoàn 173 ngoài những câu chuyện về sự lảng tránh của Việt Cộng à? Anh không biết rằng Việt Cộng là những kẻ nhát gan, họ chỉ chiến đấu về đêm và khi chúng tôi bắt được một nhóm thì họ bỏ chạy. Khi anh nói rằng chúng tôi không thể tìm thấy Việt Cộng, điều đó làm chúng tôi giống như đồ bỏ đi và chúng tôi không phải như vậy”. Tôi nhận thấy các sỹ quan cấp dưới tỏ thái độ thoải mái và tôi chắc họ đã nghe những điều này trước đây. Vị Tướng tiếp tục: “Tại sao cậu không thể viết những điều tích cực về chiến tranh. Đó là cách duy nhất thay đổi thuỷ triều ở đây và để người Mỹ ủng hộ những hành động của chúng ta trong đất nước này. Nếu chúng ta muốn những người lính trở về nhà thì phải thuyết phục mọi người, phải làm cho những đại biểu Quốc hội biết về sự thành công mà chúng ta đang tạo ra ở đây.”

Tôi phản kháng rằng chúng tôi đang làm hết sức, viết về các sự kiện một cách khách quan và đánh giá cao sự hiếu khách mà lữ đoàn ông ta dành cho chúng tôi. Vị tướng không ấn tượng. Ông ta đứng dậy và “sủa” vào mặt tôi: “Điều đó chưa đủ, chúng tôi muốn anh trở lại hàng ngũ”. Tôi đã nghe điều đó trước đây. Tôi cố gắng giải thích rằng AP là một hãng tin quốc tế với những trách nhiệm vượt ra ngoài đất nước Hoa Kỳ và thậm chí có những người thuộc phía bên kia cũng muốn mua tin, trong đó có TASS (cơ quan thông tấn Liên Xô cũ).

William nhìn tôi nghi ngờ. “TASS hả? Đó là một tổ chức chết tiệt”. Cuộc thảo luận cuối cùng cũng kết thúc và khi tôi rời đi, William nói với nhân viên thông tin ở lại và đọc cho anh ta nghe Đạo luật Ngăn ngừa chống phá trật tự khiến tôi tới nơi đâu cũng bị từ chối. Pratt bước vào văn phòng ngày hôm sau, kêu lên “anh không giữ lời hứa” và nói tôi không còn được chào đón cùng lữ đoàn nữa.

Tôi đáp lại “Khốn thật, tôi sẽ viết về Big Red số 1 (Sư đoàn lính bộ đầu tiên của Hoa Kỳ) và những lính thuỷ đánh bộ”.

“Chết tiệt, không có cách nào khác đâu, William căm ghét cú húc của anh nhưng nếu ông ta hài lòng với những tiêu đề mà anh viết thì tôi sẽ cho anh tham gia vào những trận chiến.

Pratt qúa thành thật. Anh ta luôn báo cho tôi biết những chiến dịch chống trả tôi của Tướng anh ta. Tại một cuộc họp ở Nha Trang với hai nhân viên thông tin Chính phủ từ Washington đến, đại tá Roger Bankston và Dan Henken, William nói với họ là tôi đã thú nhận với ông ta tôi viết để làm hài lòng TASS và theo ý đó của ông ta thì tôi thuộc loại chống phá nên bị nghi ngờ. Đập vào mặt bàn, ông ta tuyên bố những phóng viên không hợp tác sẽ bị trục xuất và những phóng viên nhấn mạnh lỗi lầm của Mỹ ở Việt Nam là “không có năng lực hoặc có xu hướng chống phá”.

Những người lính của William là những người tôi viết và họ thích thú vì sự quan tâm của tôi. Những quan sát của tôi về sự lẩn tránh của Việt Cộng và những thất bại của chiến tranh là những điều xuất hiện trong những bức thư của họ viết về nhà, vì vậy họ không phàn nàn về tôi. Mong muốn của họ là tôi duy trì khả năng viết về những hành động của lính nhảy dù, như một cách thách thức lại lời chỉ đạo của Tướng William.

Một ngày Don Pratt lái xe tới văn phòng của chúng tôi với thông tin Tiểu đoàn 1 sẽ bắt đầu tấn công chống lại khu vực căn cứ được bảo vệ và là điểm “nóng” của Việt Cộng ở phía bắc Sài Gòn. Anh ta muốn tôi đi cùng để tác nghiệp mặc dù điều đó không được phép “bởi vì tôi nợ anh về vụ cho chúng tôi được uống bia lại” – Don Pratt nói. Phụ tá văn phòng người Việt đưa tôi đến điểm tập kết trực thăng gần căn cứ lữ đoàn trước hoàng hôn và tôi bò qua hàng rào an ninh, tham gia cùng Pratt và một số người bạn của anh ta từ trung đội của đại dội A. Với bộ quần áo dã chiến màu xanh mua ở chợ đen và mũ sắt, tôi lẫn vào đám đông. Tôi là sự ghen tị của nhóm vì tôi đã mua được đôi ủng đi rừng có bàn giằng đi lại dễ dàng hơn trong bùn so với những đôi đế trơn cấp cho lính nhảy dù. Trung đội trưởng cũng đồng thuận với chúng tôi, nhập tôi vào một trực thăng chở lính với một trong những đội của anh ta, khi nhân viên lữ đoàn lâu năm kiểm tra việc cất cánh.
 
Chúng tôi rời căn cứ không quân Biên Hoà, nơi có đông dân cư xung quanh, bỏ xa những thị trấn khi khói bếp toả ra từ những ống khói, đi qua cánh đồng lúa ngập nước, bay lên những rừng cao su, và bỏ xa cả những con đường dầy bụi và những mái lá của vùng nông thôn nghèo nàn. Chúng tôi tới một dải đất vùng đầm lầy và rừng rậm được gọi là Vùng chiến khu D từ chiến tranh thuộc địa. Trực thăng của chúng tôi nhanh chóng hạ xuống một bãi đất trống rộng rãi. Lính nhảy dù bổ nhào xuống, thậm chí trước cả khi máy bay phanh lại, tiếp đất thăm dò.

Tôi cảm thấy tay của Pratt đặt trên vai mình, sau đó là cả hai chúng tôi nhảy xuống. Tôi căng thẳng khi thấy mình rơi vào đống nhớp nháp nhày nhụa, bốc mùi thực vật mục rũa. Tôi bị lún sâu tới đùi trước khi giữ được cân bằng và di chuyển theo sự chỉ dẫn của lính. Tôi đẩy mình qua đám cỏ lau màu vàng che khuất tầm nhìn thấy Pratt đang chờ mình tại thùng xe bò. Anh ta cũng bẩn như tôi. “Ít nhất Victor Charlie không biết chúng tôi đang tới”, anh ta nói “Bởi vì ở đây vẫn chưa có liên lạc”. Cách anh ta cười với tôi làm tôi nhớ tới diễn viên nam Dane Clark từ một bộ phim chiến tranh tôi xem hồi nhỏ. Khi tôi nói với anh ta như vậy, anh ta đáp lại: “Khỉ thật, không đâu, tôi là John Wayne, hãy di chuyển đi”.

Tôi đi cùng nhóm chỉ huy đang nghiền ngẫm tấm bản đồ bằng nhựa được đánh dấu bằng những đường bút chì xanh, đỏ đậm và chữ viết nguệch ngoạc. Bộ đàm tại bộ chỉ chỉ huy định vị sự có mặt của một trung tâm truyền thông Việt Cộng trên khu vực cao cách vài dặm về phía tây và ra nhiệm vụ hạ nó, gây thiệt hại càng lớn càng tốt. Chỉ huy đại đội, Đại uý Walter Daniel đưa ra những mệnh lệnh thì thào cho trung đội của anh ta di chuyển cẩn thận và cảnh giác: “Đây là đất nước của Victor Charlie, đừng quên điều đó và hãy cẩn thận”.

Trung đội 3 đi theo một chỉ huy trẻ qua những bụi cây mọc rối rắm mà tầm nhìn chỉ khoảng 50 mươi bước chân. Tôi nghe anh ta phàn nàn với bạn là anh ta đã lỗi thời vì có quá nhiều tân binh được đưa đến thay thế nhưng đã tử vong trên chiến trường hoặc mắc các loại bệnh nhiệt đới.

Ngày đầu chúng tôi vượt qua một đầm lầy nhiều dây rối rắm mà Việt cộng đã biết cách tránh. Chúng tôi mất cả ngày chỉ đi được có 3,2km. Chúng tôi trải qua một đêm không thoải mái trong những bộ đồ ướt và tiếp tục đi lúc bình minh. Sau một giờ, trung đội 3 thông báo họ đã tới đỉnh đồi và sau đó Việt Cộng lộ diện tấn công. Khu rừng vang lên tiếng súng máy bắn phá cả khoảng rừng, hạ gục bảy lính Mỹ đầu tiên và ngăn đường đi của những người còn lại. Tôi cúi xuống khi những viên đạn rơi uỵch vào thân cây gần đó và bay vút lên đầu.

Những người lính gần đó bắn trả bằng những khẩu M-16. Tôi nhìn lên thấy Don Pratt cùng vị giáo sỹ của lữ đoàn, Frank Vavrin đã nằm sóng soài và trước khi chúng tôi nhận thức được đầy đủ những chuyện gì đang xảy ra. Vài trăm thước trước mặt, Đại đội 3 đã bị mai phục và đang chiến đấu cho sự sống còn. Những viên đạn tấn công gần chúng tôi nảy bật ra. Một giọng thét lên: “Dừng bắn, các cậu đang bắn vào chính người của mình!” và tôi bò về phía đội chỉ huy của Đại uý Daniel. Anh ta co dúm trên bộ đàm. Một giọng khẩn cấp: “Chúng tôi bị tấn công nặng nề, chúng tôi bị tấn công dữ dội, chúng tôi đã bị chia cắt và gim lại”. Daniel đáp lại nghiêm túc: “Không có cách nào đâu, các cậu là Trung đội 3, các cậu không bao giờ bị gim lại”, nhưng giọng nói đó khẩn khoản và nhanh chóng thông báo rằng trung đội trưởng đã nhận một viên đạn vào đầu.

Daniel tự mình đi xem tình hình và tôi theo sau anh ta, nửa bò, nửa trườn xuống đường dẫn đến một con suối nhỏ. Khu rừng nghiêng ngả trong tiếng vũ khí tự động kêu to đến điếc tai. Đại uý tiếp tục đi, đẩy đám cỏ bông sang một bên, lội qua bùn tới khi những viên đạn tới tấp bắn đến. Anh ta ngã xuống đất và tôi nghĩ anh ta đã bị hạ gục. Tôi bò tới vị trí thuận lợi quan sát thấy chiếc cằm anh ta chạm vào đất bẩn để nhìn thấy khoảng trống nhỏ. Ở đó, cơ thể đầy máu của một trong những người lính nhảy dù của anh ta đã bị tay súng máy Việt Cộng bắn gục.

Có hai thi thể lính Mỹ ở khoảng trống và những gì còn lại là của Trung đội A phía trên đồi phía trên, không nhìn thấy nhưng không có âm thanh trong bụi rậm. Daniel trườn xuống đồi, qua dòng suối quay lại chỗ người cầm bộ đàm. Anh ta nửa đề nghị, nửa cầu xin cấp trên ở căn cứ giúp đỡ. “Chúng tôi đã từng chiếm bất kỳ quả đồi nào ở Việt Nam trước đây, nhưng tôi không nghĩ chúng tôi có thể chiếm được lần này. Chúng tôi phải mang tiểu đoàn còn lại về”.

Đại uý Daniel di chuyển lên Trung đội 2 tìm cách tốt nhất phá vòng vây cho những người còn sống sót của Trung đội 1 và Trung đội 3, do vậy những người lính bò qua chúng tôi cùng vũ khí sẵn sàng.

Những cố gắng giải cứu của Trung đội 2 tạo ra đường thoát, cho phép những người bị thương đến được với nhóm chỉ huy. Đại uý Daniel đưa thêm vài lính như hàng rào bảo vệ mỏng xung quanh chúng tôi và những bác sỹ quân y làm công việc của mình. Ba trong số họ giúp một lính nhảy dù bị thương nặng. “Tiếp tục ép ngực anh ta, giữ cho tim đập”, một bác sỹ quân y giục một người khác đang hô hấp nhân tạo. Họ ở đó hàng giờ dù những viên đạn liên tục bật nảy xung quanh họ cho đến khi người lính nhảy dù chết.
 
Don Pratt, sỹ quan tuyên uý Vavrin và tôi làm hết sức để giúp những người bị thương cảm thấy dễ chịu hơn, kiểm tra băng bó cho họ bằng vải ướt. Có hơn 30 người bị thương nằm đó vào lúc trưa, gồm trung sỹ Gerald Mahoney - người đã bị bắn vào đầu gối và ngón tay cái trong đợt tấn công đầu tiên. “Tôi sẽ 19 tuổi vào ngày 17-10 và tôi sẽ phải tổ chức sinh nhật trong bệnh viện. Tôi không thích điều đó”, anh ta nói. Giáo sỹ Vavrin xoa đầu anh ta và nói với tôi: “Chúng là những cậu bé dũng cảm và tôi vui vì ở đây hôm nay” rồi sau đó ông ta bò tới xoa dịu một lính hôn mê bị thương ở đùi.

Đầu buổi chiều, dù tất cả đều cố gắng hết sức nhưng hai trong những người lính bị thương nặng ở ngực đã chết và một bác sỹ quân y đẫm mồ hôi trong chiếc áo khoác dính máu nói ra điều mọi người đang nghĩ đến: “Chúng ta cần trực thăng đưa những người này ra. Chúng ta không thể có trực thăng sao?”. Vấn đề là khu rừng đó như một bức tường chắn 3 phía, cao khoảng 60 m trên đầu chúng tôi. Chúng tôi phải phá tung nó ra bằng Dynamite và sẽ rất mất thời gian. Cuối buổi, đại đội kỹ thuật đã đào một vùng đất đầy cây gãy, gốc bị bật và hướng ra một lối thoát trong bức tường chắn để lọt những tia nắng đầu tiên. Vùng đất trở nên quá nhỏ cho trực thăng quân đội hạ cánh, một chiếc đã thử vào và bị đập cánh quạt trên cây. Chiếc HH-43s nhỏ hơn của lực lượng không quân có thể lọt vào, Pratt và tôi giúp đưa người bị thương lên.

Vào đầu buổi tối, tiểu đoàn trưởng, Đại tá John Tyler bổ sung thêm hai đại đội tăng cường lực lượng từ vị trí phía sau Việt Cộng. Họ kiểm tra ngọn đồi và tìm thấy hào, đường hầm cùng xác của 11 lính Việt Cộng.

Vị Đại tá không vui khi nhìn thấy tôi. Anh ta nói với Pratt, “Tướng William đã nói với chúng ta gã này không được chào đón ở đây” nhưng rồi anh ta cũng nói với tôi. “Đây là nguyên nhân vì sao mà nó được gọi là vùng chiến khu D. Không có cách gì có thể đánh tan được nó. Chúng ta đã ở đây và bây giờ chúng ta sẽ quay trở lại. Nếu họ muốn đánh nhau kiểu này, chúng ta sẽ chiến đấu”.

Tôi chỉ cho đại tá 11 lính nhảy dù đã bị giết, 40 người lính bị thương và tiếp tục đánh nhau có nghĩa là thiết lập tỷ lệ tử vong 1-1 mà không hứa hẹn điều gì tốt đẹp. Vị đại tá mỉm cười tự tin: “Nhìn này con trai, chúng ta lợi thế ở trận này vì Việt Cộng yếu thế hơn”. Đầu buổi tối, Pratt và tôi trèo lên trực thăng cuối cùng đi ra. Quần tôi ướt – tôi phát hiện chúng tôi đang ngồi trên vũng máu nhỏ đọng lại ở chỗ trũng trên sàn kim loại từ người chết và bị thương trong những chuyến bay trước.

Tối muôn đêm đó tôi viết câu chuyện của mình. Bởi vì chúng tôi bị hạn chế đưa ra chi tiết những con số tử vong và bị thuơng cụ thể, tôi chỉ đề cập rằng đơn vị đã chịu tổn thất nặng nể, vì gần như một nửa đại đội bị thương. Ngày hôm sau, tại cuộc họp nhanh hang ngày của các nhân viên quân đội Cộng hoà và Mỹ ở Sài Gòn, mà chúng tôi gọi tiếng lóng là “Hành động ngu ngốc lúc 5 giờ”, các nhân viên quân sự cãi nhau với các con số của tôi và miêu tả tổn thất là nhẹ. Khi tôi phản đối, họ giải thích rằng sự mất mát thực sự một đơn vị đại đội là lớn nhưng khi so sánh tuơng quan lực lượng chống lại cả một tiểu đoàn thì được xem là nhẹ và đó là cách họ nhìn nhận.

Tôi rất tức giận với những mánh khoé đó và không có cách gì ngăn được nó về sau.
 
ĐỘI TIẾP TẾ 21


Chính quyền Johnson trở nên cảnh giác với những tin tức viết về Việt Nam và cố gắng hạn chế điều đó. AP là mục tiêu hàng đầu. Những bản tin chiến trường đầy hình ảnh và những câu chuyện về các thử nghiệm tấn công bằng khí gas trong các đợt hành quân, thất bại lắp đặt quân sự và sự thiếu thốn vũ khí trong các đơn vị chiến đấu của quân đội Hoa Kỳ làm tức giận Washington tới mức Tổng thống Johnson yêu cầu FBI chọc vào cuộc sống của tôi và cố gắng tìm ra cái gì đó bẩn thỉu để bịt miệng tôi. Trụ sở AP chỉ nắm được tình hình chung và rất lâu sau này chúng tôi mới biết những điều sâu xa trong sự không hài lòng của Nhà Trắng.

Thư ký báo chí Bill Moyers quan sát trong một lần ghi chú năm 1965 nói rằng tin bài của phóng viên CBS Morley Safer và tôi là “vô trách nhiệm và thiên kiến” bởi chúng tôi sinh ra ở nuớc ngoài nên chúng tôi không có “mối quan tâm cơ bản trong tim của người Mỹ”. Moyers hứa “thận trọng những điều đó hơn” và Johhn viết nguyệch ngoạc “tốt” trên bản ghi nhớ. Phụ tá của tổng thống, Jack Valentin viết một bản ghi nhớ cho Johnson trước cuộc họp với Wes Gallagher và các nhân viên khác của AP: “Các anh có thể đưa ra vấn đề của Peter Arnett, người trở nên có hại với nước Mỹ, có hại hơn cả một tiểu đoàn Việt Cộng: Những câu chuyện của anh ta về những thiết bị do thám, máy bay cổ, việc sử dụng khí gas độc hại”…

Wes Gallagher được mời tới cuộc họp Nhà Trắng và ông ta đã chuẩn bị đối mặt với những lời nhận xét của Tổng thống, mang theo một va li đầy những hình ảnh và sự thật ủng hộ cho những câu chuyện gây tranh cãi nhưng Johnson không hề đả động đến chiến tranh hay tác nghiệp của AP và cuối cùng Gallagher quyết định tự mình nêu vấn đề. “Thưa Tổng thống, tôi hiểu ngài đã nhận xét về một số những câu chuyện của AP từ Việt Nam”. “Ồ không”, Johnson đáp lại khi ông ta vỗ vai Gallagher từ phía sau. “Tôi nghĩ là AP đang làm tốt công việc”. Gallagher không thách thức ông ta khi nói: “À, tôi chỉ muốn ngài biết, thưa ngài Tổng thống, AP không chống lại ngài hay chỉ ủng hộ ngài”, tới đó Johnson đáp lại: “Đó không thực sự là cách mà tôi thích”.

Trong một bản ghi nhớ dành cho Wes Gallagher ngày 16-8, trưởng phòng nhân sự AP, Keith Fuller giải thích rằng mọi người ở AP phải cẩn thận hơn trong việc cân bằng làm tin vì điều đó có thể tạo ra “vấn đề đặc biệt cho Peter Arnett vì anh ta không phải là một người Mỹ mà lại tình cờ trở thành một phóng viên chiến trường năng động nhất của chúng ta, điều đó rất dễ làm cho các quan chức tức giận, trút giận vào anh ta”. Fuller nói anh ta đã nghe phong phanh thông tin về một chiến dịch và nhờ tôi kiểm tra giúp. Tôi không phản dối cung cấp cho AP tất cả những thông tin mà họ yêu cầu. Những năm sau này đại tá Dan Baldwin đã nghỉ hưu nói với tôi rằng anh ta dành một tháng của năm 1965 bay vòng quanh nước Mỹ cùng một nhân viên CIA trong chuyến bay của Chính phủ để phỏng vấn những nguời quen của tôi, những người trở về từ Sài Gòn và luôn cố gắng buộc tội tôi là Việt Cộng.

Câu trả lời của Gallagher đối với mê cung những luật lệ và quy định mà Chính phủ Hoa Kỳ ở Sài Gòn áp dụng lên báo giới là hãy phản công mạnh. Ông khuyên chúng tôi trong một bức thư ngày 14-6-1965: “Tôi nghĩ câu trả lời tốt nhất lúc này là sự công kích với vai trò của tất cả các bạn như đã làm trước đây và không bị cản trở bởi những hạn chế”. Gallagher đang “bật đèn xanh” cho những liều lĩnh của tất cả chúng tôi và chúng tôi đáp trả những thách thức của ông ta.

Ngày 18-8-1965, Eddie Adams, một phóng viên báo ảnh của AP thông báo với chúng tôi rằng chiến dịch quân sự lính thuỷ đánh bộ Hoa Kỳ lớ sẽ bắt đầu ngày hôm sau và anh ta sẽ bay ra Huế với chỉ huy lính thuỷ đánh bộ, Thiếu tướng Lewis Walt. Eddie nói có một chỗ đi nhờ trên trực thăng quân đội Hoa Kỳ đóng tại Đà Nẵng do Đại uy Irwin Cockett lái, một trong những người bạn của chúng tôi. Tôi đang chạy vội về nhà đóng gói hành lý và đi nhờ trên chiếc C-130 của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ chở túi đựng xác tới Đà Nẵng. Bình minh lên trước khi chúng tôi tới nơi. Đại uý Cockett đang uống cà phê ở nhà ăn tập thể Quân đội Không quân. Anh ta nói cuộc hành quân thực tế ở đảo Vân Tường phía nam Đà Nẵng. Anh ta nhảy lên trực thăng và chúng tôi bay qua những tia nắng mặt trời đang lên đi về phía chiến trường.

Tới đường băng tại sân Chu Lai bị chặn cát, chúng tôi nhìn thấy khói toả lên từ bán đảo rừng về phía nam. Một đợt hành quân lớn vẫn đang tiếp diễn. Cockett thả tôi ở gần ba chiếc trực thăng lên thẳng CH-34 mà quạt gió đã quay và tôi nhảy lên môt chiếc chất đầy khí gas. Sau đó là Tim Page, một tay báo ảnh tự do, người cũng được tiết lộ đi về phía nam, nhảy lên máy bay.
 
Chúng tôi nhanh chóng đảo quanh trên bán đảo, cơ trưởng hét vào tai tôi rằng phi công đang tìm chỗ thả hàng. Chúng tôi bắt đầu xoắn xuống mặt đất chiến trường. Tôi liếc nhìn hàng xe bọc thép phía dưới. Page và tôi giúp cơ trưởng lăn những thùng ga xuống đất và nhận ra một tá lính thuỷ đánh bộ lăn lê lao về phía chúng tôi, một số bị thương và nột nửa được những người bạn mang đến. Tôi nghe cơ trưởng thét lên trong micro: “Chúng ta đang ở nơi chết tiệt nhầm nhỡ”. Chiếc trực thăng lên thẳng chồm lên giống như con hươu rồi sau đó đáp lại khi những lính thuỷ đánh bộ bị thương lên boong, bám vào một vật gì đó bằng kim loại khi nó lảo đảo bay đi.

Page và tôi ở lại phía sau, một mình trong khoảng rừng thưa nhìn về những bụi cây phía sau tới những bóng to lớn của những chiếc xe lội nước im lìm trong cánh đồng lúa bị ngập cách đó gần 50m. Khi tới chỗ họ, chúng tôi nhìn thấy vỏ ngoài bằng thép vỡ ra từng mảnh và tàn tích với những vụ nổ, trở nên nóng rát với cái nóng gay gắt của buổi sáng. Tôi nhìn vào mặt nước sợ hãi, trừng lại tôi là đôi mắt không nhắm của một lính thuỷ đánh bộ đã chết, khuôn mặt cách mặt nước 3cm. Tay phải của anh ta vẫn nắm chặt con dao chiến trường K-bar của lính thuỷ đánh bộ. Page gọi tôi tới phía sau một xe bọc thép nơi một người lính khác chết nằm co lại giống như một đứa trẻ và chúng tôi nhìn thấy nhiều xác chết nữa trong nước.

Chúng tôi nghe tiếng kẽo kẹt của chiếc cửa bằng thép mở ra và một cái đầu bù xù thò ra: “Đưa cái chệt tiệt vào bên trong đi, Việt Cộng ở khắp nơi” và anh ta vẫy chúng tôi vào bên trong xe. “Chúa ơi, chúng ta cần cứu nơi của khỉ này”, Page đáp lại. “Nếu có người nào khác còn sống, đưa ngay ra ngoài cùng với vũ khí của họ”.

Tay lính thuỷ đánh bộ kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện đau đớn. Chiến dịch Starlite là một cuộc tấn công quân sự lớn nhất của Mỹ tới thời điểm đó tại Việt Nam. Đơn vị mà chúng tôi tìm thấy là Đội tiếp viện 21 gồm 5 xe đổ bộ, mỗi chiếc nặng 35 tấn và hai xe tăng M-48 hộ tống. Hành trình dẫn đến sự huỷ diệt của nó bắt đầu cùng sự lúng túng. Khi họ đặt chân tới, họ không thể định vị mục tiêu và bắt đầu đi tìm. Lạ nước, những chiếc Amtrack to lớn điên dại lội từ cánh đồng lúa này sang cánh đồng lúa khác. Vào lúc 11 giờ sáng, họ bắt đầu gặp rắc rối nghiêm trọng. Những người lính Việt Cộng nguỵ trang mọc ra từ những hàng cây, đầm lầy và tấn công bằng súng trường, lựu đạn. Cai đội Richard Pass nói rằng chiếc Amtrack đổi hướng khi vụ nổ tàn phá xung quanh nó. Chiếc xe tăng dẫn đầu bị tấn công bằng lựu đạn bọc thép. Những cánh đồng lúa màu mỡ là khó khăn chiến thuật cho những người lính tiếp tế không được huấn luyện, ba trong năm chiếc Amtrack quay trở lại trong cánh đồng sâu và bị sa lầy. Hai chiếc còn lại theo hướng những chiếc xe tăng vụng về tìm chỗ ẩn náu nhưng một chiếc không làm được và bị một lính Việt Cộng hạ gục khi ném lựu đạn vào cửa, giết hai người Mỹ bên trong và làm bị thương những người khác. Pháo cối thổi tung những chiếc xe và một súng đại bác đặt ba lỗ trong chiếc xe tăng. Người lái xe bị bắn chết khi anh ta cố len qua cánh cửa thoát hiểm rộng 46cm bên dưới xe. Một hạ sỹ nói anh ta nhìn thấy lính Việt Cộng với dây đeo súng, bộ quần áo đen và mũ sắt nguỵ trang di chuyển về phía một chiếc Amtrack cách anh ta 27m bên tay trái và giết một trong những người lái xe khi anh ta mở cửa và cố gắng trốn thoát. Một lính thuỷ đánh bộ khác đang lội qua cánh đồng, tay cầm con dao thì bị hạ gục với vũ khí vẫn nắm chặt trong tay.

Khi chiếc Amtrack thứ ba bị hạ gục, chỉ còn lại hai người sống sót, họ bắn trả như một tên bắn trả cừ khôi qua lỗ ngắm phía trên xe. Tất cả họ đều bị thương ở mức độ nào đó. Họ nói một hạ sỹ trẻ thét lên: “Được rồi, chúng tôi là lính thuỷ đánh bộ, hãy làm công việc của mình”. Anh ta bắt đầu thò ra khỏi xe nhưng không bao giờ đặt được khẩu súng lên vai - một viên đạn bắn trúng giữa hai mắt anh ta. Vào cuối giờ chiều sau khi một trung uý bị giết, lực lượng tấn công không quân gần đó tới giúp giảm mức độ lo lắng nhưng những người sống sót đã có một đêm không dễ dàng và họ vui sướng hơn khi trực thăng của chúng tôi đến trở những người bị thương vào buổi sáng. Tất cả được đưa đi vào đầu gìơ chiều, được một đại đội bộ binh hộ tống nhưng những chiếc xe bọc thép bị phá huỷ vẫn nằm lại như những kỷ niệm cho trận chiến lính thuỷ đánh bộ đầu tiên với Việt Cộng.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top