Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen sinh ngày 07 – 9 - 1920 tại làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức - tỉnh Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô - quận Cầu Giấy - Hà Nội) trong một gia đình thợ thủ công.
Ông còn có nhiều bút danh khác như: Mai Trung, Duy Phương, Mắt Biển, Hồng Hoa, Vũ Đột Kích,…
Quê quán : xã Kim An - huyện Thanh Oai - tỉnh Hà Tây.
Một số tác phẩm đề tài thiếu nhi của ông được dịch ra ngoại ngữ. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật Đợt 1 (1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ.
Với những thành tựu to lớn đã đạt được sau hơn nửa thế kỉ sáng tạo nghệ thuật, Tô Hoài xứng đáng là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, là tấm gương lao động nghệ thuật cho văn nghệ sĩ noi theo. Cả cuộc đời sống và sáng tạo hết mình để cống hiến cho văn chương của nhà vă Tô Hoài sẽ được tái hiện lại phần nào qua mỗi câu chuyện.
Ngày 27/10/2015, hiệu sách Dế Mèn khai trương tại ngôi nhà 108, C3, tập thể Nghĩa Tân, Hà Nội, vốn là thư phòng của nhà văn Tô Hoài trước kia. Hiệu sách Dế Mèn do chính con cháu Tô Hoài thực hiện, diện tích rộng hơn 10m2 tương lai sẽ có thêm phòng đọc mini phía trong - nơi nhà văn Tô Hoài từng ngồi viết văn, ngủ, nghỉ. Ngoài các đầu sách của nhà văn Tô Hoài, hiệu sách còn có nhiều tác phẩm cho thiếu nhi, phần lớn là sách văn học. Hiệu sách cũng tạo công việc cho con cháu trong nhà, giúp các cháu có cơ hội hiểu thêm về ông và là nơi để bạn bè, người yêu sách ghé thăm như khi ông còn sống
Bút nghiên xin chia sẻ tới các bạn đọc truyện ngắn "cái áo tế" Của Tô Hoài
Lúc nào lão Đợ cũng cởi trần, đóng cái khố một, bằng mảnh bẹ chuối khô quấn đuôi lươn. Ngày trước lão cao lực lưỡng, bây giờ hai hõm vai nhô ra như cái mấu đòn gánh. Người ta hay đùa lão Đợ kiếp trước ông là ông Thiên Lôi phải trời đày xuống trần nên mới khỏe chịu nắng chịu gió thế.
Nghe dễ là gần sáng. Tiếng sấm đầu đông ùn ục như trời sôi bụng. Áp tháng chín, sấm cạn. Thế này là trái tiết, người ta dễ ốm, con cua con ếch thì lo xa tránh rét nghe sấm đã ẩn vào trong hang cả rồi.
Bao nhiêu năm đến giờ chẳng nhớ, chẳng buồn nhớ. Thuở ấy, nhà Đợ có hai cái nan, một nan vợ một nan chồng. Nan vợ thêm thằng con trai mới lên ba. Hai cái nan xuôi ngược, tối đâu ghé đấy, cũng quanh quẩn chẳng xa hơn quãng sông con. Năm kia, chẳng may nhà nó ốm rồi chết. Người chồng lên bờ, xin làng một nấm đất đắp ngôi mộ. Rồi làm túp lều lấn sang bên cạnh. Lại vỡ thêm mảnh đất, vun luống cải, luống rau. Chỗ ấy hõm vào một quãng bờ, như cái đìa nước. Trong vũng nước sinh sôi mọi thứ cá mú, thế là không phải lần hồi ngoài sông nữa.
Chẳng bao lâu, tháng Nhõn đã xốc vác được. Nhõn đi kiếm ăn theo nước lên ngược. Có chuyến đẩy về cả bè củ nâu đem xuống bán dưới bến Nứa ngoài Kẻ Chợ. Từ ngày ấy vẫn nửa lều nửa nhà, với mảnh vườn rách đâu vá đấy, chẳng bao lâu và bây giờ bác Đợ đã thành lão Đợ.
Lão Đợ ngồi dậy, ưỡn lưng vươn vai. Trở trời mưa nắng với con cá, cũng lắm khi bận tới con người. Tiếng sấm muộn này có khi có chuyện đây, lão lấy cái giỏ giắt vào lưng khố. Chiếc nan chân liền của lão vẫn cắm ngoài mép nước. Hai tay như hai cái vây cá ve vẩy đẩy nan lướt ra. Suốt dải bờ, tiếng óc ách, óc ách như dế kêu, nhảy nhảy trong tai. Như đã trông thấy trong bờ có đến hàng trăm, mấy trăm con chạch chấu đương ngoe nguẩy đào bùn làm lỗ ẩn vào hang.
Lão Đợ cúi xuống, nghiêng cái nan vào bờ. Bắt chạch dịp này dễ ăn. Chẳng phải câu kéo, nơm vó, chỉ việc quơ tay. Chốc lát đã được lưng giỏ. Bỗng có tiếng gọi trên bờ, sau cái nan khuất chổng đuôi.
- Bố cu Đợ đấy phải không?
Đứa nào lếu láo dám réo tên cái lão ra. Chắc chỉ lại lão từ Hoả mới dám chớt nhả thế. Lão Đợ quay cái nan, nhìn vào thì đúng ông từ Hoả. Hẳn ông thủ từ ra đình thắp hương. Hôm nay mồng một. Ông thủ từ giữ đình. Khi nào ra đình, ông từ cũng xách đôi guốc mộc gốc tre, ông chỉ xỏ guốc nghiêm chỉnh khi đi vào đình.
Ông từ Hoả ra bờ đầm, ngồi thụp xuống, thì thào:
- Nhích cái nan vào về nhà, nói cái này.
Gì thế, cái này là cái gì, cả năm cả đời lão Đợ chẳng có cái gì phải nói ghé tai, lão chẳng hay nghĩ ngợi loăng quăng. Lão Đợ vẩy tay, quay cái nan vào, thò tay móc lôi ra một con chạch chấu chúi trong bùn.
Lão Đợ làm rốn bắt mấy con chạch nữa rồi lão cũng tạt nan về sớm. Lão Đợ vác ngửa cái nan lên đổ chạch vào thúng sơn, được vừa lưng thúng, có con nhảy cả ra ngoài. Lão chọn mấy con chạch to, đem xuống cầu ao.
Con chạch vàng nhẫy, chỉ mổ moi rồi xiên vào mấy đọt tre tươi. Ông lão vào nhà chất củi rồi cời bếp than, đặt cá lên nướng.
Ông từ Hoả bước tới, kêu:
- Cái giống chạch phải được nước mưa cuối thế này, ăn mới lẳn thịt, thơm điếc mũi!
Một mảnh lá chuối đựng muối với mấy quả ớt vàng chóe. Hũ rượu nút lá chuối đặt cạnh. Hai cái bát đàn ăn cơm uống rượu lẫn lộn, tất cả bày ra mái hiên. Ông Đợ và ông Hoả đều cười nói ồn ào: “Khéo vẽ! Bày ra rồi lại phải dọn. Cứ thế này, ăn xong chỉ việc đứng dậy”.
Nhưng ông từ Hoả cẩn thận, xuống cầu ao khoả cái chân, nhưng rồi lại chân đất đi lên. Ông ngồi vào đầu mấu cái ống bương kê làm ghế, trong khi lão Đợ mở nút vò rượu.
Ông từ Hoả chép chép miệng:
- Rượu nhà nấu, cá muốn ăn lúc nào thì đi bắt. “Anh hùng tiếng đã gọi rằng”, cái lão này phong lưu đến nơi rồi.
- Phong lưu có hơn thằng mõ không?
Ông Hoả trợn mắt:
- Ấy chết, ai lại ví von giồng cây chuối ngược thế. Phải nói ngay thế này. Sáng hôm qua, tôi ngồi chẻ đóm, tôi nghe rõ ông ổng. Mà các cụ vặc nhau như mổ bò, ngoài cửa đình còn nghe à uôm như đất vào tai. Có cụ bảo, cái lão Đợ mà làm chủ tế thì cả làng này đi ăn mày. Có cụ nói ác nữa: cái thằng chết trôi sông phải lên bờ chôn nhờ đất thiên hạ mà bây giờ làm chủ tế à. Ấy vậy mà các bố ấy cứ bàn quẩn đầu bắt đuôi, có nhẽ phải xuống tận bể Đông hỏi ông Hà Bá thế nào mà vẫn chỉ thấy lão Đợ vẫn chỉ còn lão Đợ làm được chủ tế.
Lão Đợ ngây mặt ra:
- Thế còn ai làm được?
Ông từ Hoả gật gù:
- Chỉ còn lão Đợ thôi. Tính chẻ hoa ra rồi, cấn cái rồi. Đếm mặt năm sáu mươi thì đã xuống lỗ cả. Thế mà lão Đợ dư sáu mươi vẫn lội ao lội sông ùm ùm, được là thế ấy. Bảo rằng lão thằng ngụ cư, thế thì tông tích cả làng này ai chả là tháng ngụ cư, ai chả là ở dưới sông bò lên, chứ cứ đâu cái ông lão Đợ. Có cụ chết cười lại bênh ông. Độ nhà ấy song toàn, trên thuận dưới hoà. Người ta đốp cho, bà lão ấy ngỏm từ đời ông ba mươi, lấy ai ra mà cãi nhau, đánh nhau, làm sao mà chẳng song toàn. Cứ lý sự kéo co cả buổi...
Ông từ Hoả tợp một ngụm rượu, cười khè khè:
- Thế là ông lão được chân chủ tế. Sướng chưa?
Lão Đợ buông sõng:
- Chẳng thấy sướng chỗ chó nào.
Ông từ Hoả uống cạn bát rượu, đứng dậy hét:
- Không được láo, nói thế thánh vật đấy!
Lão Đợ lẳng lặng ra xé mảnh lá chuối, gói nốt mấy con chạch nướng, đưa cho ông từ Hoả. Ông từ vẫn hầm hầm mặt giận lão Đợ báng bổ thần thánh nhưng vẫn cầm gói cá, lập cập bước ra. Hai ông lão này hay dỗi nhau từng lúc, quá trẻ con.
Lão Đợ ngồi lại một mình. Trước mặt, chỉ còn mấy cái que xiên cá nham nhở. Lão Đợ cắn cả nửa quả ớt rồi uống nốt bát rượu, sau lão nằm kềnh ra nền đất. Cái đầu lơ thơ tóc một búi túm đằng gáy gối lên mấu tre vừa ngồi.
Lão không say, cũng không buồn ngủ. Lão đương nghĩ vẩn vơ về cái việc chủ tế, tế chủ không biết ra làm sao.
Xem rước, xem tế thì lão xem rồi, xem nhiều rồi khi sang tháng ba rồi tháng chín, ngoài đình có kỵ thánh đều có lễ, có tế, có năm lại rước chạ. Chốc đã mấy chục năm qua. Đến cái năm Đợ được vào làng được cắt chân đinh vác cái thùng lùng theo bác khán thủ đi tuần, đi hộ đê, đóng hàng giáp, việc làng, lấy phần, đấy mới thật ra trai làng. Xem hội đứa nào làng lạ bắng nhắng, đánh nhau ngay.
Thế mà có điều là đình đám làng này chẳng ra gì Xem hội to thì rủ nhau lên phủ, sang tỉnh khác. Những miền lắm của, voi gỗ ngựa đá thờ, đao đình vảy rồng, cột trụ có con nghê sành. Làng này chỉ có đình cột xoan, cột mít, mái lá cọ. Năm gian đình bày mỗi cái cuốn thư, chiếc kiệu long đình sơn then đã loang lổ trơ gỗ mộc cả bốn chân. Không thấm vào đâu với những cột đình sơn son thếp vàng, những dải y môn buông tua điều quanh long đình kiệu bát cống, lại con ngựa bạch có bánh xe...
Chuyện về của cải những đình chùa nhà hàng xứ người ta thì biết thế nào kể xiết. Thạo đi xem hội thiên hạ rồi. Đi xem hội thiên hạ mà nô nức chen chân, có khi cơm nắm cơm đùm trẩy hội vài ba ngày mới tới mà vẫn nô nức.
Ấy như hội làng thanh bạch mà vẫn có cái nghiêm hội làng. Trong gian ở hậu cung thấy bảo có các đạo sắc phong thần của nhà vua, nhà chúa. Mọi người đều thuộc sự tích ông thánh làng ta. Thánh cũng như người làng, ai cũng cởi trần, đeo giỏ đi bắt ếch. Thánh làng ta thấy bảo cũng thế. Rồi ngài nổi tướng theo vua đi đánh giặc. Gặp giờ linh, ngài hoá.
Ngài thiêng lắm. Đến ngày kị, hàng giáp mổ lợn, mổ trâu, mặc lòng, bao giờ trên bàn thờ, dưới tay ngai cũng phải buộc đôi ếch - phải vào tận chân núi kiếm ếch hương về nuôi vỗ béo hàng tháng. Làng lại kiêng những huý. Con ếch được gọi là “ông ộp”, mà phải nói nhẹ nhàng như khấn, sợ to tiếng, ngài quở.
Lão Đợ đương gờ gờ mắt nghĩ lơ mơ về đức thành hoàng. Lão nghĩ cũng lạ: ông thánh cởi trần, ông thánh đeo cái giỏ, thế thì ta là ông chủ tế tế ông thánh là phải rồi. Cứ nghĩ về ông thánh, về ông chủ tế, lão Đợ tan mất cơn buồn ngủ. Lão Đợ đứng lên đậy tàu lá chuối lên mặt cái thúng sơn, ở trong đám chạch chấu đương ngoi lúc nhúc. Lão cắp thúng cá đem ra chợ hôm ngoài bến, như mọi khi đi nan về. Một lúc, lão Đợ bán hết cá, đã úp cái thúng không lên đầu, đội về. Trông thấy ông từ Hoả đang cắm cúi bấm chân gánh thùng nước. Chiếc đòn gánh lắc lư, hai cái thùng tre ghép, mặt đậy hai chiếc lá bàng, nước sóng sánh nhẹ nhẹ. Cơn say ban trưa còn lại hay chân lão vốn chân vòng kiềng cho nên thùng lắc.
Lão Đợ đã quên chuyện bực bội. Lão hỏi bô bô:
- Gánh nước cúng à?
Ông từ Hoả nhìn lên cũng trả lời mau miệng:
- À nước tắm đình.
Rồi lại thì thào:
- Sắp đến rằm.
Chẳng biết quên hay chợt nhớ ra, lão Đợ cười khơ khớ:
- Ờ nhỉ?
Lão Đợ rút trên đầu, cái xâu mấy con chạch nhét trong đít thúng, lại đưa cho ông từ:
- Cầm về tối uống rượu nhé.
Rồi ông tự nhiên chuyển sang chuyện khác, như hỏi giữa giời:
- Chẳng biết làm chủ tế nó ra thế nào...
Ông từ Hoả cầm xâu cá, nói:
- Đã có ông bồi tế giúp một tay. Không thấy mọi khi đấy à.
Ông từ Hoả đã gánh nước vào khuất chân tre cổng đình. Lão Đợ vừa đi vừa gõ ngón tay lên nóc cái thúng sơn trên đầu, bắt chước như đánh trống tế. Đã có ông bồi tế? Đã có ông bồi tế giúp một tay. Lão bước nhấp nhểnh. Cái lạt xâu tiền bán cá buộc bên mép khố kêu róc rách, róc rách.., tế chủ tế chủ..
Một hôm, có mấy cụ hương kéo đến nhà lão Đợ. Bác khán thủ đi với hai trai tuần, một người bưng cái mo cau, trong đựng mấy miếng trầu, một rẻ cau, một be rượu, bác khán hai tay ôm cái tráp gỗ mộc. Ông từ Hoả đã mách cho lão Đợ biết làng đem rượu và trầu cau với áo tế đến, thế là làng đã có lời mời rồi.
Bác khán đặt cái mâm chõng xuống giữa nhà rồi để ra cái tráp, hệt cái hòm thợ mộc. Rồi mở cái mo trầu cau đã têm sẵn lên trên mặt tráp phủ vuông vải điều. Cụ hương hai tay nhấc vuông vải, mở tráp.
Trong tráp, gấp sẵn cái áo tế. Hằng năm, mỗi hôm tế ngoài đình, ông tế chủ được mặc áo tế, làng nước ai cũng biết cả. Áo thụng tế không phải áo nâu da bò, không phải áo lương áo kép nhà giàu đâu, áo thụng của làng là của thần, của thánh chỉ ông tế chủ mới được xỏ tay. Làng chỉ sắm được có một cái. Cụ nào lên lão được kén vào chân chủ tế được lộc mặc. Quanh năm, cái áo tế được cất trong tráp để vào hòm gian ở hậu cung.
Tráp vừa mở, mấy con gián cuống quít bò ra. Anh trai tuần giơ gót chân day con gián. Cụ hương kêu to:
- Ấy chết. Lạy thánh. Không được! Không được làm thế.
Cụ hương nhẹ tay rũ cái áo tế rồi xóc lên. Cái áo thụng the quyến hoa chanh nhuộm lam, đã ngả bạc, nhưng gấu áo, gấu tay còn đứng nếp.
Cụ hương vuốt áo như nói một mình, nhủ khấn:
- Lạy thánh xá cho, áo lễ làng ta lắm nào cũng mới nguyên như năm nào.
Rồi cụ nói với ông Đợ:
- Hôm kị thánh có chạ dưới lên góp lễ, cụ chủ tế mặc áo thụng đứng lên cho chạ anh chạ em người ta trông vào.
“Ối dào, mấy chục năm nay tớ vẫn giữ chân đánh trống tế đến bây giờ mới được lượt chân chủ tế Chẳng lạ gì cái chạ dưới mà phải trông vào trông ra. Bất quá lại khiêng cái long đình gẫy chân, có bó nhang đen, có nải chuối xanh để bàn thờ, với đấu xôi nén, năm nào cũng cỗ chay. Chẳng có gì mà phải lo, được rồi!”.
Lão Đợ quen miệng hay nói “được rồi”, mà cũng chẳng để ý được cái gì. Khi mọi người đã về, lão Đợ ngồi đờ ra một lúc. Lão cầm cái áo tế đưa lên mũi ngửi, lại nói “được rồi”. Lão không để áo ra mặt đất mà trải lên đống lá chuối khô vuốt từng tà áo, gấu áo nhăn nheo. Không biết áo tế đã bao nhiêu đời các cụ xỏ tay có chỗ lồng tay ào. Áo nhẹ như bấc, rộng thênh thang, giơ hai tay lên đỉnh đầu hạ hai tay xuống, những vạt áo lam mờ phất lên như làn gió mát. Lão có cam tưởng như ông quan, lại như ông thần.
Lão Đợ vẫn đứng nghiêm, hai bàn tay đặt trước bụng. Lão đương nhớ lại những lần ra đình xem tế.
Ông từ Hoả ở đâu đến, chưa thấy người đã thấy tiếng.
- Tế một mình à? Lão này tập tế. Rồi có người đến tập cho, ra đình thử mới hệt.
Lúc ông từ Hoả vào đến trước cửa, hấp háy mắt ngắm lại, ông từ kêu choang choác:
- Ối giời ôi, tế cởi truồng. Chết chết, phải tội, phải tội lòi con ngươi ra.
Cái lão nửa đời này chỉ được cái vu vạ. Lão vẫn đóng cái khố đuôi lươn đấy thôi. Nhưng mà nhìn lại, lão Đợ cũng giật thót mình. Lão trông xuống cái vạt áo thụng thưa như mành mành, rõ ra cái cẳng chân, cái đầu gối như gốc tre, cái ống nứa. Thế này thì khác nào chưa mặc quần! Ông từ Hoả ngồi xuống, rút đằng sau lưng ra một cái quần. Ồ cái quần mồi của ông từ vẫn mặc những ngày sóc, ngày vọng lên đình thắp hương. Ông từ nói:
- Phải mặc cái này nước được. Chứ đến chỗ lễ bái mà tô hô ra thế kia thì hàng chả ngả vậ đấy. Mặc thử xem nào.
Cái quần lá toạ của ông từ Hoả, quần vai gốc dấn bùn rồi nhuộm cậy, màu bùn màu cậy như cái mo nang, chó cắn phải gãy răng. Không bước của con cái đùa nào biếu hay là của làng may cho ta năm ông ta giữ chân thủ từ, ông từ Hoả chỉ mặc cái quần này ngày tết nhất và những hôm làng có việc mà thôi. Thế là ông từ tốt bụng với lão Đợ lắm.
Lão Đợ đút ống quần luồn cái khố vào trong, ông từ Hoả toan quát lên, nhưng lão Đợ đã mặc cả quần cả áo thụng rồi lão quat đầu xuống hỏi:
- Tôi mặc mất quần ông rồi, hôm làng vào đám ông mặc quần nào?
- Không phải lo, không lo.
Rồi ông sửa sang cái quần chùng cho ông Đợ. Ông từ Hoả đã vứt cái dây chuối khô làm dải rút. Ông thắt vặn hai lá toạ quần lại. Ông làm thoăn thoắt nhừ bác phó may thử áo. Lão Đợ cứ đứng giơ hai tay áo thụng, có ý kính nể vẻ tháo vát của ông từ Lão thủ từ lo việc lễ bái đã mấy năm, bắt con cá con mú thì lão vụng nhưng việc đèn hương lão co chừng khéo. Đằng nào cũng được được rồi. Lão Đợ cười:
- Đứng ngay lưng lên xem nào?
Lão Đợ đứng ngay người. Hai vai áo thụng nhô ra, cong cong như cánh con dơi. Thành thử trông lão hốc hác to lớn, oai lạ. Lão Đợ không nhận thấy, thế nhưng ông từ Hoả ngắm nghía ông bạn già đóng bộ vào rồi cũng phải nghĩ thầm: ông này đứng chân tế chủ, lạy thánh mớ bái, thánh phù hộ đây.
Lão Đợ sốt ruột:
- Thế nào, xong chưa?
Rồi lão thõng hai bàn tay xương xầu gầy khô xuống cái vạt trước áo lam, nhăn nhó:
- Rặm quá, như có đàn rệp bò trong bẹn.
Ông từ Hoả cười khe khé:
- Cả đời có mặc áo quần đâu mà biết con rận con rệp. Đừng nói nhảm, việc đình chùa nhà thánh không dám khuất mắt đâu, người ta phải đập rồi phơi mấy nắng rồi đấy.
Ông từ Hoả kéo cái quần sồi lão Đợ đứng mặc đem gập lại, đặt cẩn thận xuống dưới cái áo tế trong tráp, lão Đợ cứ đứng trơ ra cho ông từ lột, lát sau như chợt tỉnh, lại hỏi lẩn thẩn:
- Ông từ cũng phải vào hậu cung thắp hương mà không có quần mặc thì...
Ông từ Hoả nhăn nhó vẻ khó chịu:
- Cứ lo con bò trắng răng, đã bảo đâu khắc có đấy rồi.
Cũng chẳng biết “đâu khắc có đấy rồi” là thế nào, lão đâm ra cuống, đến lúc lại nghe yên tâm nói thế, ông Đợ lại yên tâm vu vơ, lại thấy ông từ Hoả mới là tay tháo vát.
Bỗng nhiên lúc này, lão Đợ có ý mong thằng Nhõn. Đã biết là thằng Nhõn đi, năm nào đến kị thánh làng thì Nhõn cũng nhớ về. Nó bảo: “Ông thánh làng ta thiêng lắm phải về lễ tạ thánh mới cho ăn lộc”. Chả cứ nó, nhiều người đi làm ăn xa cũng về hội làng. Cái lệ, cái nết làng nước thế. Năm nay, lão Đợ được giữ chân chủ tế, lão càng có ý ngóng con. Mấy lần ra bến, lão Đợ lại nhắn người buôn bè đường ngược. Rồi chiều chiều tha thẩn ra bờ sông. Lão Đợ càng mong.
Cái ngày thằng Nhõn còn bé, ông lão cũng đã đi kiếm ăn trên rừng. Bây giờ Nhõn lại theo nghiệp ông. Vào rừng kéo gỗ mướn, đến vụ thì đẩy bè củ nâu xuôi bến Nứa dưới Kẻ Chợ. Con sông này chỉ lên một ngày đường nước đã sang đồng đất đường rừng. Xẩm tối, từ ngoài bến, hôm ấy Nhõn về. Cái đòn ống buộc cái bu đựng hai con gà trống. Những con gà, gà nhà làng Mường cũng chẳng khác gà rừng, mã tía, đuôi xòe dài như đuôi công, chốc lại cong cổ gáy the thé.
Từ bờ rào ngoài đường cái trông vào nhà, Nhõn đã oang oang:
- Lạy bố. Nhà ta có cái tráp đẹp thế kia.
Lão Đợ ra đến trước mặt Nhõn, thì thào quát khẽ:
- Làm gì mà réo như đánh mõ thế. Cái áo tế, nghe ra chưa, cái áo tế.
- Người lên bến trên ấy đã khoe cả vùng biết bố làm tế chủ rồi. Tối nay thịt gà cúng cụ.
Lão Đợ nói:
- Chỉ thiếu có cái quần, thì ông từ Hoả cho mượn. Phúc đức chưa.
Nhõn nói:
- Được rồi. Mai kia lên Mường nhuộm đôi quần vải chàm, cái quần chàm mới hợp với màu áo lam tế.
Ông lão như khoe, lại như đánh đố con:
- Lại còn đi tập tế, ối cái rắc rối quá.
Nhõn cứ nói dễ như bỡn:
- Không phải đi đâu cả. Tôi biết rồi. Ra ngoài ông đồ Bùn, hỏi các thứ. Trẻ con xem tế cũng đã thuộc cả. Hương.., bái... Cúc cúng bái... Năm nào chẳng thế.
- Lạy thánh, thằng này chỉ bố láo!
Nhõn cười ầm lên. Một mình Nhõn đã nhộn cả nhà.
Lão lại ngồi nhẩm từng thứ. Cứ lỉnh kỉnh mà rối cả ruột. Mà phải đi mượn chứ, ai lại đi sắm để ngày sau làm tế chủ, rõ rồ. Quấn cái khăn lượt, mượn đâu ra cái khăn lượt. Rồi mai kia thằng Nhõn lên ngược, may cho ông đôi quần chàm, à cái thắt lưng chàm nữa.
Còn đôi hia, các cụ tế chủ mọi năm đi hia, nhuộm bùn rơm rồi tết bện lại, như cái chổi lúa, thế thì trông không được mắt, không được. Không, không, ta sẽ làm đôi hia cho ra hồn.
Lão Đợ xuống ngắm nghía dưới bờ tre. Lão chọn một cây tre chết róc đã vàng ửng xác xơ. Lão cúi xuống tận gốc rồi đào bật cả chòm rễ cây tre chết đứng, bửa đôi ra.
Chỉ nửa buổi, đã đẽo xong đôi guốc gộc tre, gọi là đôi guốc, đôi giày, đôi hia gộc tre cũng được. Nó không cần quai, thúc vào mũi nó hùm hụp như cái gáo dừa. Nung cái đinh lên, dùi một bên một lỗ, như hai con mắt trổ ngoài mũi thuyền. Cái gót thì đẽo tròn, để nguyên cả tảng. Thế là được đôi hia vạn đại.
Xong rồi, lão Đợ đem vùi đôi hia gộc tre còn mộc xuống bùn ao.
Hôm ấy, trống đình đánh liên hồi từ sáng sớm. Tế ở đình có chạ dưới lên góp lễ - như mọi năm. Trẻ con các xóm đã nháo nhác từ hôm qua. Các bác hương, bác nhiêu, chú trai tuần mặc áo năm thân, búi tóc chít khăn xúm xít giải chiếu mộc, chiếu hoa khắp các gian trong đình, cả hai bên tả vu hữu vu, vào tận hậu cung. Mái lá tối như hũ nút, chỉ thấy những chấm hương đỏ ngòn, cây hương đen thơm ngào ngạt.
Các bác, các cô cũng ra đông. Cả những chị con mọn cũng vừa xốc con bú vừa chạy te tái. Đàn bà con gái không được vào đình, không được lướn phướn nhòm ngó chổng mông vào cửa đình. Tất cả đứng tụ lại thành đám ngoài gốc đa, xem cái long đình của chạ dưới vừa lên. Những bà già ở các xóm ra, chốc lại lẩm nhẩm chắp tay vái vào trong cánh cửa đình đã mở toang, khói hương lùa ra xanh rờn từng đám.
Ông chủ tế ra ông chủ tế, lão Đợ đã như đồng thuộc. Chả là lão cao lêu nghêu lại to xương, quai hàm, bả vai nhô, cái áo thụng phơ phất như cánh phướn nhà chùa. Lão chít cái khăn lượt vểnh từng vố Cái quần nhuộm cậy buông lửng xuống trên đôi guốc gộc tre lênh khênh như ông lão đi cà kheo. Cả đám tế chỉ mỗi một mình cụ chủ tế được mặc áo thụng. Rõ ra dáng ông tướng, ông quan hầu thánh, quan hầu thành hoàng.
Lão Đợ xách đôi guốc gộc tre vào đến sân đình rồi đặt xuống, đi vài bước làm phép, rồi lại tụt ra bước chân không.
Cái trống cái kê nghiêng đã nổi ba hồi một. Kiệu long đình của chạ dưới rước lên đã đỗ gốc đa ngoài mái hiên.
Nhõn hôm nay ăn mặc bảnh chọe, không như mọi khi cởi trần vác cái đòn ống đẩy bè.
Nhõn chít khăn lượt. Nhõn mặc chiếc áo nâu năm thân đứng ngay sau lưng ông chủ tế. Chẳng phải đã được cắt đặt thế nào, Nhõn cứ tự nhiên đứng lẫn vào với chân ba bốn người bồi tế. Tối qua, Nhõn còn dặn bố. “Bồi tế người ta xướng thế nào thì ông mặc kệ, ông cứ nghe tôi nói sau lưng ông mà làm. Người ta bảo bái thì tôi xướng quỳ xuống. Người ta bảo bình thân thì tôi bảo đúng chắp tay ngay người, người ta lại xướng hương thì nghe tôi bảo đứng lên, ấy cứ thế mà làm...
Người đông xướng: Tiên tước. Nhõn giục: Buộc lên. Lão Đợ ngay người thủng thỉnh bước lên. Người tây xướng: Độc chúc. Nhõn nói sau lưng bố: Đưa văn tế cho nó đọc. Cụ chủ tế cầm một tờ giấy lệnh gấp đôi, vái rồi đưa cho bác đồ Bùn đọc văn tế.
Giọng bác đồ lanh lảnh... Từ Liêm huyện, Hoài Đức phủ...
Trong đình, ngoài đình im phăng phắc. Một hồi trống, một câu xướng: Nghệ ẩm phục vị. Đến câu này, thằng Nhõn chưa giục, ông Đợ đã thuộc. Ông Đợ quỳ xuống. Hai người bồi tế hai tay bưng chén rượu và cơi trầu. âm phúc... Cụ tế chủ nhận chén rượu, vái một vái lên bàn thờ rồi ngửa mặt uống một hơi. Lại vái một vái, cầm miếng trầu ăn. Uống rượu ăn trầu, không biết từ lúc nào, ông Đợ đã thuộc ngay.
Lễ tất. Nhõn nói vào sau lưng ông Đợ: “Xong rồi”. Rồi lại nói: “Nhớ đi ra thì phải lùi, không được đi chổng đít vào. Thế thế”.
Lão Đợ đã biết rồi, lão Đợ lùi đúng đến chỗ lão xếp đôi guốc gộc tre.
Suốt buổi tế hương đốt nghi ngút trong hậu cung ra ngoài các án thư. Chốc chốc, tiếng trống rền rĩ từng hồi. Tiếng đông xướng tây xướng, tiếng độc văn, giọng kim giọng thổ ồn ào. Người tế, người xem tế từ trong ra ngoài, ai đứng đâu nguyên đấy, có lúc im phăng phắc. Trẻ con thao láo mắt nhìn vào Có tiếng trẻ bỗng khóc thét. Người mẹ bế xốc lên, chạy huỳnh huỵch.
Ông tế chủ đã xong việc đi sang gian bên, ngồi với các quan viên chạ dưới. Mỗi cụ xơi một miếng trầu rồi uống ba tuần rượu chay. Năm ngoái có con gà, ván xôi nhưng năm nay làng dưới đã lên có lời trước, chạ em đuối quá, không lo được, mà lệ làng thì phải giữ, quan anh đánh cho chữ đại xá. Ở đằng sau cái long đình có tiếng gọi:
- Ông tế chủ! Lạy ông tế chủ!
Lão Đợ ngẩn mặt ra nhìn mấy người khiêng kiệu. Lố nhố một bọn chân đất, vai trần, trai kiệu đóng cái khố bao. Lão Đợ nhận ra các quan viên chạ dưới. Lão nhớ mặt cái người già hơn lão, ngày ngày vẫn chỉ đào chuột, đi đơm cá. Những người bạch đinh, chân trắng này vẫn phải đi khiêng kiệu, cũng là giai già mới được cắt đấy. Hôm nào lão Đợ chẳng đụng mặt với các lão ấy cất vó, xách giỏ đi dưới bãi.
Lão nói:
- Cụ được chân tếch, hơn đàn em rồi, sướng nhỉ?
Sướng chứ. Nhưng mà bắt con chạch chấu dễ nhằn hơn, có cái be cay đấy không?
Lão kia cười khì khì, lôi trong đáy long đình ra một vò rượu.
- Lạy cụ, trông khăn áo đi hia gộc tre thế cũng biết là cụ khó nhọc mướt mồ hôi rồi. Cụ làm một ngụm giải cảm.
Lão Đợ, hai tay áo thụng xắn lên, bưng vò, ừng ực liền mấy hơi. Rồi quệt tay chùi mép. Lão kia cú ngóc lên nhìn rồi chắp tay vái: “Trông cụ có tướng lắm!”. Lão Đợ nói: “Tướng cướp à?”, rồi lại giơ cái ống tay áo lên chùi mép lần nữa rồi mới thủng thỉnh vào đám các chạ trong đình cũng đương tíu tít rượu suông.
Cái long đình bốn người khiêng. Bốn người chân trắng đi túc trực đám rước, lại lõng thõng về làng bên. Tuy năm nay chẳng bày vẽ nhưng chạ nào có cái lễ, thì phải có rượu rồi chẳng biết người ta biện rượu ra ở đâu, cả đến những người khiêng cũng lắc lư, như kiệu bay. Cái long đình gỗ mộc tả tơi như cái võng vong đám ma mà cũng bay, cũng bay. Chốc chốc trống đánh tong tong, tế trong đình rồi, bây giờ người bay kiệu bay.
Lão Đợ bảo ông từ Hoả:
- Đóng cửa đình rồi về vào nhà tôi nhé!
Ông từ Hoả cười khì khì:
- Xong ngay đây.
Ông từ Hoả cầm cái bầu khoá đuôi chuột to bằng quả mướp, đặt vào then rồi rút khoá, buộc thắt lưng. Thằng Nhõn đi trước, hai tay cung kính bưng một xâu những con ếch thờ của cụ tế chủ được phần. Nhưng lúc nãy Nhõn đã bẻ cả xương đùi cho những con ếch mất giãy. Cả mấy người đều chếnh choáng.
Lão Đợ, mỗi tay cầm một chiếc guốc gộc tre. Cái áo thụng đã cởi vắt lên vai. Ông từ Hoả rút cái áo thụng, gấp lại cắp xuống nách, nhưng lão Đợ không biết.
Lão Đợ nhìn mấy con ếch bóng nhãy thằng Nhõn xách trong cái lạt tre. Chốc nữa, những “Ông ộp” này được hoá kiếp đi rồi thành thần. Ông thánh làng ta đi bắt ếch rồi theo vua đi đánh giặc. Thành hoàng làng ta hàng trăm năm hàng nghìn năm có công rồi hiển thánh, bói ra khoa thấy lẫy lừng. Ông thành hoàng làng ta hiển thánh sinh ra cái hèm thịt ông ộp. Hôm hội nhà ai cũng có một giỏ ông ộp, cả làng ăn cỗ om, cỗ rán ông ộp. Ông thành hoàng làng cũng ăn tiệc ông ộp. Vừa hay, gió heo may nổi, con chạch chấu chúi xuống bùn, con ếch vào ngủ trong mà, ếch đi tránh rét nằm ngủ đông như cua, tha hồ nhà nào cũng có cỗ “Ông ộp”.
Lão Đợ đã về đến trước đống rơm. Lão ngước mắt lên mới thấy vàng mặt trời. Bỗng dưng lão trông thấy một ông râu quai nón đi vào. Ông lão râu quai nón đóng khố bao, lại đeo cái giỏ bên mông, tay chăm chăm con dao bảy sáng nhoáng ông lão đi nhanh như gió nổi dào dạt qua đống rơm, rồi lại biến mất.
Đích là người về rồi, người về rồi. Lão Đợ giật cái áo tế ở nách lão từ Hoả, cuống quít mặc vội. Lão lúng túng quên cả chít khăn.
Lão Đợ giục Nhõn:
- Nhanh lên! Đèn nhang lên! Ngài về! Ngài về!
Lão Đợ đi guốc gộc tre, mặc áo thụng nằm phủ phục xuống giữa cổng. Ông từ Hoả cũng nghển đầu lên rồi cũng thụp xuống sau lưng lão Đợ. Thằng Nhõn ra rút một nắm hương đen đặt vào đống rấm. Hai ông lão cúi móp xuống đất. Mắt ông lão trừng trừng nhìn lên rồi nhắm lại, hai người cũng nói lẫn lộn, loác choác, như ngủ mê, lại rì rào như khấn:
- Đấy, đấy Ngài cởi trần thắt lưng điều, ngài cầm con dao bảy, ngài chỉ dao về đằng kia, đưa quân ngài trảy về đằng kia. Nhõn ơi! Mày đem thả ngay xâu con ộp xuống sông, cho ngài lấy lương ăn. Ngài đang đánh giặc to lắm. Ông Hoa ơi, trong bếp còn mấy vò rượu ông khuân ra cho tôi. Ngài đi ngoài kia, đấy tiếng tù và, lại tiếng tù và... đấy đấy.
Hai ông già cứ nghi ngóp rót rượu ra bát lồi ừng ực uống, rồi lại ngóc đầu lên. Ông từ Hoa ơi? - Đấy, đấy ngài...
Lúc ấy, Nhõn đi ném cả xâu ếch xuống sông. Nhà tối om, Nhõn nhóm lên một đống củi. Nhõn cũng trông thấy loạn cả mắt trong ánh lửa nhảy nhót. Thánh đã biết ta bẻ hết chân những con ếch thờ rồi. Nhõn quỳ xuống, sợ dựng tóc gáy. Rồi Nhõn rà rà vào bếp cắp một hũ rượu. Nhõn lại chạy xuống bến. Cái bè củ nâu ba cây luồng vẫn nẹp đấy Nhõn cởi chão néo đẩy cái bè băng ra giữa dòng. Không biết Nhõn lại ngược hay xuôi Kẻ Chợ. Xâu ếch chết rồi. Nhõn sợ đánh mất xâu ếch của thánh. Nhõn vẫn thấy quân đi ồn ào trên kia.
Bây giờ thì xung quanh đã im ắng. Ông từ Hoa định về ngoài đình, ông vẫn nhớ đường. Người say bao giờ cũng nhớ đường về nhà, về đến nhà ngủ thiếp đi lúc trở dậy mới không biết ở đâu. Ông Hoả lại vẫn trông thấy cái áo thụng rớt dãi ọe ra ướt hết ngực áo lão Đợ. Thế thì ông phải đem về, giặt ngay. Chẳng có thì cái áo thụng ố ra, nó bị chuột cắn, nó bị gián nhấm, cơ chừng mà thánh vật chết, mà phải làng bị vạ.
Ông từ Hoả lò lồm cồm đến chỗ lão Đợ. Ông run rẩy lần tay cởi cái dải áo.
Lão Đợ nhắm mắt nói khao khao:
- Đứa nào?
- Từ Hoả đây.
- Thằng kẻ trộm à?
Ông từ Hoa rên hừ hừ:
- Áo thụng ố hết rồi phải đem ra ao đình giặt.
Lão Đợ ngồi dựng lên:
- Áo này áo thánh, tôi là chủ tế tôi phải rước áo về đình cho ông từ người ta giặt. Phải thế mới được.
Lão Đợ cởi trần, hai tay bưng cái áo tế lên trước mặt. Lão Đợ cũng không nhận ra ông từ Hoả vẫn đi sau lưng.
Đã ra tới đầu ao làng tối om. Nhưng con đường này, tảng đá, hòn gạch bờ bụi các người đi cả đời đã thuộc nhẵn.
Hai người say vẫn đi. Rồi lão Đợ giơ cái áo nâng lên ngang mặt, đưa cho ông từ Hoa.
Rồi lão Đợ quay về tay không. Hai ông lão đường đi đường về như đi trong đường mê mà ai cũng về được cả.
Đến ngõ, lão Đợ trông thấy cây rơm, cây rơm là đến nơi rồi. Lão lăn ra ngủ dưới chân cây rơm. Mờ sáng hom sau, ngoài đình viếng đập cửa chan chát:
- Từ Hoả ơi, từ Hoả!
Ông từ Hoả mắt nhắm mắt mở ra mở cưa. Nhòm ra, lão Đợ cái mặt rượu bây giờ nhợt nhạt bệch ra. Lão Đợ lơ láo thì thào.
- Mất cái áo tế rồi. Lạy thánh mớ bái hay là quân ngài lấy tôi gọi thằng Nhõn hết hơi. Mất cái áo tế mất...
Ông từ Hoả lẳng lặng vào, lão Đợ bước theo đến chỗ cái mái vảy chỗ cái sân đất bên hậu cung. Ở mảng sáng chỗ sợi mây chăng ra, cái áo thụng vừa được ông từ phơi lên, nước còn nhỏ giọt. Lão Đợ quỳ xuống vái cái áo tế. Ông từ Hoả nói như phân trần, lại như phàn nàn:
- Dớt dãi cả ra áo phải giặt ngay, không có thì phải tội chết.
Lão Đợ thở dài thượt một cái:
- Thế mà lo sốt vó từ gà gáy.
Lão Đợ dửng dưng bước ra, lão nói:
- Tôi phải ra sông bảo thằng Nhõn lấy cái nan xuống đìa kiếm mấy “Ông ộp”, hôm nay mới được làm cỗ kị thánh.
Các bạn có thể đọc truyện ngắn tiếp theo của nhà văn Tô Hoài :Cây mía đỏ
Ông còn có nhiều bút danh khác như: Mai Trung, Duy Phương, Mắt Biển, Hồng Hoa, Vũ Đột Kích,…
Quê quán : xã Kim An - huyện Thanh Oai - tỉnh Hà Tây.
Một số tác phẩm đề tài thiếu nhi của ông được dịch ra ngoại ngữ. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật Đợt 1 (1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ.
Với những thành tựu to lớn đã đạt được sau hơn nửa thế kỉ sáng tạo nghệ thuật, Tô Hoài xứng đáng là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, là tấm gương lao động nghệ thuật cho văn nghệ sĩ noi theo. Cả cuộc đời sống và sáng tạo hết mình để cống hiến cho văn chương của nhà vă Tô Hoài sẽ được tái hiện lại phần nào qua mỗi câu chuyện.
Ngày 27/10/2015, hiệu sách Dế Mèn khai trương tại ngôi nhà 108, C3, tập thể Nghĩa Tân, Hà Nội, vốn là thư phòng của nhà văn Tô Hoài trước kia. Hiệu sách Dế Mèn do chính con cháu Tô Hoài thực hiện, diện tích rộng hơn 10m2 tương lai sẽ có thêm phòng đọc mini phía trong - nơi nhà văn Tô Hoài từng ngồi viết văn, ngủ, nghỉ. Ngoài các đầu sách của nhà văn Tô Hoài, hiệu sách còn có nhiều tác phẩm cho thiếu nhi, phần lớn là sách văn học. Hiệu sách cũng tạo công việc cho con cháu trong nhà, giúp các cháu có cơ hội hiểu thêm về ông và là nơi để bạn bè, người yêu sách ghé thăm như khi ông còn sống
Bút nghiên xin chia sẻ tới các bạn đọc truyện ngắn "cái áo tế" Của Tô Hoài
Lúc nào lão Đợ cũng cởi trần, đóng cái khố một, bằng mảnh bẹ chuối khô quấn đuôi lươn. Ngày trước lão cao lực lưỡng, bây giờ hai hõm vai nhô ra như cái mấu đòn gánh. Người ta hay đùa lão Đợ kiếp trước ông là ông Thiên Lôi phải trời đày xuống trần nên mới khỏe chịu nắng chịu gió thế.
Nghe dễ là gần sáng. Tiếng sấm đầu đông ùn ục như trời sôi bụng. Áp tháng chín, sấm cạn. Thế này là trái tiết, người ta dễ ốm, con cua con ếch thì lo xa tránh rét nghe sấm đã ẩn vào trong hang cả rồi.
Bao nhiêu năm đến giờ chẳng nhớ, chẳng buồn nhớ. Thuở ấy, nhà Đợ có hai cái nan, một nan vợ một nan chồng. Nan vợ thêm thằng con trai mới lên ba. Hai cái nan xuôi ngược, tối đâu ghé đấy, cũng quanh quẩn chẳng xa hơn quãng sông con. Năm kia, chẳng may nhà nó ốm rồi chết. Người chồng lên bờ, xin làng một nấm đất đắp ngôi mộ. Rồi làm túp lều lấn sang bên cạnh. Lại vỡ thêm mảnh đất, vun luống cải, luống rau. Chỗ ấy hõm vào một quãng bờ, như cái đìa nước. Trong vũng nước sinh sôi mọi thứ cá mú, thế là không phải lần hồi ngoài sông nữa.
Chẳng bao lâu, tháng Nhõn đã xốc vác được. Nhõn đi kiếm ăn theo nước lên ngược. Có chuyến đẩy về cả bè củ nâu đem xuống bán dưới bến Nứa ngoài Kẻ Chợ. Từ ngày ấy vẫn nửa lều nửa nhà, với mảnh vườn rách đâu vá đấy, chẳng bao lâu và bây giờ bác Đợ đã thành lão Đợ.
Lão Đợ ngồi dậy, ưỡn lưng vươn vai. Trở trời mưa nắng với con cá, cũng lắm khi bận tới con người. Tiếng sấm muộn này có khi có chuyện đây, lão lấy cái giỏ giắt vào lưng khố. Chiếc nan chân liền của lão vẫn cắm ngoài mép nước. Hai tay như hai cái vây cá ve vẩy đẩy nan lướt ra. Suốt dải bờ, tiếng óc ách, óc ách như dế kêu, nhảy nhảy trong tai. Như đã trông thấy trong bờ có đến hàng trăm, mấy trăm con chạch chấu đương ngoe nguẩy đào bùn làm lỗ ẩn vào hang.
Lão Đợ cúi xuống, nghiêng cái nan vào bờ. Bắt chạch dịp này dễ ăn. Chẳng phải câu kéo, nơm vó, chỉ việc quơ tay. Chốc lát đã được lưng giỏ. Bỗng có tiếng gọi trên bờ, sau cái nan khuất chổng đuôi.
- Bố cu Đợ đấy phải không?
Đứa nào lếu láo dám réo tên cái lão ra. Chắc chỉ lại lão từ Hoả mới dám chớt nhả thế. Lão Đợ quay cái nan, nhìn vào thì đúng ông từ Hoả. Hẳn ông thủ từ ra đình thắp hương. Hôm nay mồng một. Ông thủ từ giữ đình. Khi nào ra đình, ông từ cũng xách đôi guốc mộc gốc tre, ông chỉ xỏ guốc nghiêm chỉnh khi đi vào đình.
Ông từ Hoả ra bờ đầm, ngồi thụp xuống, thì thào:
- Nhích cái nan vào về nhà, nói cái này.
Gì thế, cái này là cái gì, cả năm cả đời lão Đợ chẳng có cái gì phải nói ghé tai, lão chẳng hay nghĩ ngợi loăng quăng. Lão Đợ vẩy tay, quay cái nan vào, thò tay móc lôi ra một con chạch chấu chúi trong bùn.
Lão Đợ làm rốn bắt mấy con chạch nữa rồi lão cũng tạt nan về sớm. Lão Đợ vác ngửa cái nan lên đổ chạch vào thúng sơn, được vừa lưng thúng, có con nhảy cả ra ngoài. Lão chọn mấy con chạch to, đem xuống cầu ao.
Con chạch vàng nhẫy, chỉ mổ moi rồi xiên vào mấy đọt tre tươi. Ông lão vào nhà chất củi rồi cời bếp than, đặt cá lên nướng.
Ông từ Hoả bước tới, kêu:
- Cái giống chạch phải được nước mưa cuối thế này, ăn mới lẳn thịt, thơm điếc mũi!
Một mảnh lá chuối đựng muối với mấy quả ớt vàng chóe. Hũ rượu nút lá chuối đặt cạnh. Hai cái bát đàn ăn cơm uống rượu lẫn lộn, tất cả bày ra mái hiên. Ông Đợ và ông Hoả đều cười nói ồn ào: “Khéo vẽ! Bày ra rồi lại phải dọn. Cứ thế này, ăn xong chỉ việc đứng dậy”.
Nhưng ông từ Hoả cẩn thận, xuống cầu ao khoả cái chân, nhưng rồi lại chân đất đi lên. Ông ngồi vào đầu mấu cái ống bương kê làm ghế, trong khi lão Đợ mở nút vò rượu.
Ông từ Hoả chép chép miệng:
- Rượu nhà nấu, cá muốn ăn lúc nào thì đi bắt. “Anh hùng tiếng đã gọi rằng”, cái lão này phong lưu đến nơi rồi.
- Phong lưu có hơn thằng mõ không?
Ông Hoả trợn mắt:
- Ấy chết, ai lại ví von giồng cây chuối ngược thế. Phải nói ngay thế này. Sáng hôm qua, tôi ngồi chẻ đóm, tôi nghe rõ ông ổng. Mà các cụ vặc nhau như mổ bò, ngoài cửa đình còn nghe à uôm như đất vào tai. Có cụ bảo, cái lão Đợ mà làm chủ tế thì cả làng này đi ăn mày. Có cụ nói ác nữa: cái thằng chết trôi sông phải lên bờ chôn nhờ đất thiên hạ mà bây giờ làm chủ tế à. Ấy vậy mà các bố ấy cứ bàn quẩn đầu bắt đuôi, có nhẽ phải xuống tận bể Đông hỏi ông Hà Bá thế nào mà vẫn chỉ thấy lão Đợ vẫn chỉ còn lão Đợ làm được chủ tế.
Lão Đợ ngây mặt ra:
- Thế còn ai làm được?
Ông từ Hoả gật gù:
- Chỉ còn lão Đợ thôi. Tính chẻ hoa ra rồi, cấn cái rồi. Đếm mặt năm sáu mươi thì đã xuống lỗ cả. Thế mà lão Đợ dư sáu mươi vẫn lội ao lội sông ùm ùm, được là thế ấy. Bảo rằng lão thằng ngụ cư, thế thì tông tích cả làng này ai chả là tháng ngụ cư, ai chả là ở dưới sông bò lên, chứ cứ đâu cái ông lão Đợ. Có cụ chết cười lại bênh ông. Độ nhà ấy song toàn, trên thuận dưới hoà. Người ta đốp cho, bà lão ấy ngỏm từ đời ông ba mươi, lấy ai ra mà cãi nhau, đánh nhau, làm sao mà chẳng song toàn. Cứ lý sự kéo co cả buổi...
Ông từ Hoả tợp một ngụm rượu, cười khè khè:
- Thế là ông lão được chân chủ tế. Sướng chưa?
Lão Đợ buông sõng:
- Chẳng thấy sướng chỗ chó nào.
Ông từ Hoả uống cạn bát rượu, đứng dậy hét:
- Không được láo, nói thế thánh vật đấy!
Lão Đợ lẳng lặng ra xé mảnh lá chuối, gói nốt mấy con chạch nướng, đưa cho ông từ Hoả. Ông từ vẫn hầm hầm mặt giận lão Đợ báng bổ thần thánh nhưng vẫn cầm gói cá, lập cập bước ra. Hai ông lão này hay dỗi nhau từng lúc, quá trẻ con.
Lão Đợ ngồi lại một mình. Trước mặt, chỉ còn mấy cái que xiên cá nham nhở. Lão Đợ cắn cả nửa quả ớt rồi uống nốt bát rượu, sau lão nằm kềnh ra nền đất. Cái đầu lơ thơ tóc một búi túm đằng gáy gối lên mấu tre vừa ngồi.
Lão không say, cũng không buồn ngủ. Lão đương nghĩ vẩn vơ về cái việc chủ tế, tế chủ không biết ra làm sao.
Xem rước, xem tế thì lão xem rồi, xem nhiều rồi khi sang tháng ba rồi tháng chín, ngoài đình có kỵ thánh đều có lễ, có tế, có năm lại rước chạ. Chốc đã mấy chục năm qua. Đến cái năm Đợ được vào làng được cắt chân đinh vác cái thùng lùng theo bác khán thủ đi tuần, đi hộ đê, đóng hàng giáp, việc làng, lấy phần, đấy mới thật ra trai làng. Xem hội đứa nào làng lạ bắng nhắng, đánh nhau ngay.
Thế mà có điều là đình đám làng này chẳng ra gì Xem hội to thì rủ nhau lên phủ, sang tỉnh khác. Những miền lắm của, voi gỗ ngựa đá thờ, đao đình vảy rồng, cột trụ có con nghê sành. Làng này chỉ có đình cột xoan, cột mít, mái lá cọ. Năm gian đình bày mỗi cái cuốn thư, chiếc kiệu long đình sơn then đã loang lổ trơ gỗ mộc cả bốn chân. Không thấm vào đâu với những cột đình sơn son thếp vàng, những dải y môn buông tua điều quanh long đình kiệu bát cống, lại con ngựa bạch có bánh xe...
Chuyện về của cải những đình chùa nhà hàng xứ người ta thì biết thế nào kể xiết. Thạo đi xem hội thiên hạ rồi. Đi xem hội thiên hạ mà nô nức chen chân, có khi cơm nắm cơm đùm trẩy hội vài ba ngày mới tới mà vẫn nô nức.
Ấy như hội làng thanh bạch mà vẫn có cái nghiêm hội làng. Trong gian ở hậu cung thấy bảo có các đạo sắc phong thần của nhà vua, nhà chúa. Mọi người đều thuộc sự tích ông thánh làng ta. Thánh cũng như người làng, ai cũng cởi trần, đeo giỏ đi bắt ếch. Thánh làng ta thấy bảo cũng thế. Rồi ngài nổi tướng theo vua đi đánh giặc. Gặp giờ linh, ngài hoá.
Ngài thiêng lắm. Đến ngày kị, hàng giáp mổ lợn, mổ trâu, mặc lòng, bao giờ trên bàn thờ, dưới tay ngai cũng phải buộc đôi ếch - phải vào tận chân núi kiếm ếch hương về nuôi vỗ béo hàng tháng. Làng lại kiêng những huý. Con ếch được gọi là “ông ộp”, mà phải nói nhẹ nhàng như khấn, sợ to tiếng, ngài quở.
Lão Đợ đương gờ gờ mắt nghĩ lơ mơ về đức thành hoàng. Lão nghĩ cũng lạ: ông thánh cởi trần, ông thánh đeo cái giỏ, thế thì ta là ông chủ tế tế ông thánh là phải rồi. Cứ nghĩ về ông thánh, về ông chủ tế, lão Đợ tan mất cơn buồn ngủ. Lão Đợ đứng lên đậy tàu lá chuối lên mặt cái thúng sơn, ở trong đám chạch chấu đương ngoi lúc nhúc. Lão cắp thúng cá đem ra chợ hôm ngoài bến, như mọi khi đi nan về. Một lúc, lão Đợ bán hết cá, đã úp cái thúng không lên đầu, đội về. Trông thấy ông từ Hoả đang cắm cúi bấm chân gánh thùng nước. Chiếc đòn gánh lắc lư, hai cái thùng tre ghép, mặt đậy hai chiếc lá bàng, nước sóng sánh nhẹ nhẹ. Cơn say ban trưa còn lại hay chân lão vốn chân vòng kiềng cho nên thùng lắc.
Lão Đợ đã quên chuyện bực bội. Lão hỏi bô bô:
- Gánh nước cúng à?
Ông từ Hoả nhìn lên cũng trả lời mau miệng:
- À nước tắm đình.
Rồi lại thì thào:
- Sắp đến rằm.
Chẳng biết quên hay chợt nhớ ra, lão Đợ cười khơ khớ:
- Ờ nhỉ?
Lão Đợ rút trên đầu, cái xâu mấy con chạch nhét trong đít thúng, lại đưa cho ông từ:
- Cầm về tối uống rượu nhé.
Rồi ông tự nhiên chuyển sang chuyện khác, như hỏi giữa giời:
- Chẳng biết làm chủ tế nó ra thế nào...
Ông từ Hoả cầm xâu cá, nói:
- Đã có ông bồi tế giúp một tay. Không thấy mọi khi đấy à.
Ông từ Hoả đã gánh nước vào khuất chân tre cổng đình. Lão Đợ vừa đi vừa gõ ngón tay lên nóc cái thúng sơn trên đầu, bắt chước như đánh trống tế. Đã có ông bồi tế? Đã có ông bồi tế giúp một tay. Lão bước nhấp nhểnh. Cái lạt xâu tiền bán cá buộc bên mép khố kêu róc rách, róc rách.., tế chủ tế chủ..
Một hôm, có mấy cụ hương kéo đến nhà lão Đợ. Bác khán thủ đi với hai trai tuần, một người bưng cái mo cau, trong đựng mấy miếng trầu, một rẻ cau, một be rượu, bác khán hai tay ôm cái tráp gỗ mộc. Ông từ Hoả đã mách cho lão Đợ biết làng đem rượu và trầu cau với áo tế đến, thế là làng đã có lời mời rồi.
Bác khán đặt cái mâm chõng xuống giữa nhà rồi để ra cái tráp, hệt cái hòm thợ mộc. Rồi mở cái mo trầu cau đã têm sẵn lên trên mặt tráp phủ vuông vải điều. Cụ hương hai tay nhấc vuông vải, mở tráp.
Trong tráp, gấp sẵn cái áo tế. Hằng năm, mỗi hôm tế ngoài đình, ông tế chủ được mặc áo tế, làng nước ai cũng biết cả. Áo thụng tế không phải áo nâu da bò, không phải áo lương áo kép nhà giàu đâu, áo thụng của làng là của thần, của thánh chỉ ông tế chủ mới được xỏ tay. Làng chỉ sắm được có một cái. Cụ nào lên lão được kén vào chân chủ tế được lộc mặc. Quanh năm, cái áo tế được cất trong tráp để vào hòm gian ở hậu cung.
Tráp vừa mở, mấy con gián cuống quít bò ra. Anh trai tuần giơ gót chân day con gián. Cụ hương kêu to:
- Ấy chết. Lạy thánh. Không được! Không được làm thế.
Cụ hương nhẹ tay rũ cái áo tế rồi xóc lên. Cái áo thụng the quyến hoa chanh nhuộm lam, đã ngả bạc, nhưng gấu áo, gấu tay còn đứng nếp.
Cụ hương vuốt áo như nói một mình, nhủ khấn:
- Lạy thánh xá cho, áo lễ làng ta lắm nào cũng mới nguyên như năm nào.
Rồi cụ nói với ông Đợ:
- Hôm kị thánh có chạ dưới lên góp lễ, cụ chủ tế mặc áo thụng đứng lên cho chạ anh chạ em người ta trông vào.
“Ối dào, mấy chục năm nay tớ vẫn giữ chân đánh trống tế đến bây giờ mới được lượt chân chủ tế Chẳng lạ gì cái chạ dưới mà phải trông vào trông ra. Bất quá lại khiêng cái long đình gẫy chân, có bó nhang đen, có nải chuối xanh để bàn thờ, với đấu xôi nén, năm nào cũng cỗ chay. Chẳng có gì mà phải lo, được rồi!”.
Lão Đợ quen miệng hay nói “được rồi”, mà cũng chẳng để ý được cái gì. Khi mọi người đã về, lão Đợ ngồi đờ ra một lúc. Lão cầm cái áo tế đưa lên mũi ngửi, lại nói “được rồi”. Lão không để áo ra mặt đất mà trải lên đống lá chuối khô vuốt từng tà áo, gấu áo nhăn nheo. Không biết áo tế đã bao nhiêu đời các cụ xỏ tay có chỗ lồng tay ào. Áo nhẹ như bấc, rộng thênh thang, giơ hai tay lên đỉnh đầu hạ hai tay xuống, những vạt áo lam mờ phất lên như làn gió mát. Lão có cam tưởng như ông quan, lại như ông thần.
Lão Đợ vẫn đứng nghiêm, hai bàn tay đặt trước bụng. Lão đương nhớ lại những lần ra đình xem tế.
Ông từ Hoả ở đâu đến, chưa thấy người đã thấy tiếng.
- Tế một mình à? Lão này tập tế. Rồi có người đến tập cho, ra đình thử mới hệt.
Lúc ông từ Hoả vào đến trước cửa, hấp háy mắt ngắm lại, ông từ kêu choang choác:
- Ối giời ôi, tế cởi truồng. Chết chết, phải tội, phải tội lòi con ngươi ra.
Cái lão nửa đời này chỉ được cái vu vạ. Lão vẫn đóng cái khố đuôi lươn đấy thôi. Nhưng mà nhìn lại, lão Đợ cũng giật thót mình. Lão trông xuống cái vạt áo thụng thưa như mành mành, rõ ra cái cẳng chân, cái đầu gối như gốc tre, cái ống nứa. Thế này thì khác nào chưa mặc quần! Ông từ Hoả ngồi xuống, rút đằng sau lưng ra một cái quần. Ồ cái quần mồi của ông từ vẫn mặc những ngày sóc, ngày vọng lên đình thắp hương. Ông từ nói:
- Phải mặc cái này nước được. Chứ đến chỗ lễ bái mà tô hô ra thế kia thì hàng chả ngả vậ đấy. Mặc thử xem nào.
Cái quần lá toạ của ông từ Hoả, quần vai gốc dấn bùn rồi nhuộm cậy, màu bùn màu cậy như cái mo nang, chó cắn phải gãy răng. Không bước của con cái đùa nào biếu hay là của làng may cho ta năm ông ta giữ chân thủ từ, ông từ Hoả chỉ mặc cái quần này ngày tết nhất và những hôm làng có việc mà thôi. Thế là ông từ tốt bụng với lão Đợ lắm.
Lão Đợ đút ống quần luồn cái khố vào trong, ông từ Hoả toan quát lên, nhưng lão Đợ đã mặc cả quần cả áo thụng rồi lão quat đầu xuống hỏi:
- Tôi mặc mất quần ông rồi, hôm làng vào đám ông mặc quần nào?
- Không phải lo, không lo.
Rồi ông sửa sang cái quần chùng cho ông Đợ. Ông từ Hoả đã vứt cái dây chuối khô làm dải rút. Ông thắt vặn hai lá toạ quần lại. Ông làm thoăn thoắt nhừ bác phó may thử áo. Lão Đợ cứ đứng giơ hai tay áo thụng, có ý kính nể vẻ tháo vát của ông từ Lão thủ từ lo việc lễ bái đã mấy năm, bắt con cá con mú thì lão vụng nhưng việc đèn hương lão co chừng khéo. Đằng nào cũng được được rồi. Lão Đợ cười:
- Đứng ngay lưng lên xem nào?
Lão Đợ đứng ngay người. Hai vai áo thụng nhô ra, cong cong như cánh con dơi. Thành thử trông lão hốc hác to lớn, oai lạ. Lão Đợ không nhận thấy, thế nhưng ông từ Hoả ngắm nghía ông bạn già đóng bộ vào rồi cũng phải nghĩ thầm: ông này đứng chân tế chủ, lạy thánh mớ bái, thánh phù hộ đây.
Lão Đợ sốt ruột:
- Thế nào, xong chưa?
Rồi lão thõng hai bàn tay xương xầu gầy khô xuống cái vạt trước áo lam, nhăn nhó:
- Rặm quá, như có đàn rệp bò trong bẹn.
Ông từ Hoả cười khe khé:
- Cả đời có mặc áo quần đâu mà biết con rận con rệp. Đừng nói nhảm, việc đình chùa nhà thánh không dám khuất mắt đâu, người ta phải đập rồi phơi mấy nắng rồi đấy.
Ông từ Hoả kéo cái quần sồi lão Đợ đứng mặc đem gập lại, đặt cẩn thận xuống dưới cái áo tế trong tráp, lão Đợ cứ đứng trơ ra cho ông từ lột, lát sau như chợt tỉnh, lại hỏi lẩn thẩn:
- Ông từ cũng phải vào hậu cung thắp hương mà không có quần mặc thì...
Ông từ Hoả nhăn nhó vẻ khó chịu:
- Cứ lo con bò trắng răng, đã bảo đâu khắc có đấy rồi.
Cũng chẳng biết “đâu khắc có đấy rồi” là thế nào, lão đâm ra cuống, đến lúc lại nghe yên tâm nói thế, ông Đợ lại yên tâm vu vơ, lại thấy ông từ Hoả mới là tay tháo vát.
Bỗng nhiên lúc này, lão Đợ có ý mong thằng Nhõn. Đã biết là thằng Nhõn đi, năm nào đến kị thánh làng thì Nhõn cũng nhớ về. Nó bảo: “Ông thánh làng ta thiêng lắm phải về lễ tạ thánh mới cho ăn lộc”. Chả cứ nó, nhiều người đi làm ăn xa cũng về hội làng. Cái lệ, cái nết làng nước thế. Năm nay, lão Đợ được giữ chân chủ tế, lão càng có ý ngóng con. Mấy lần ra bến, lão Đợ lại nhắn người buôn bè đường ngược. Rồi chiều chiều tha thẩn ra bờ sông. Lão Đợ càng mong.
Cái ngày thằng Nhõn còn bé, ông lão cũng đã đi kiếm ăn trên rừng. Bây giờ Nhõn lại theo nghiệp ông. Vào rừng kéo gỗ mướn, đến vụ thì đẩy bè củ nâu xuôi bến Nứa dưới Kẻ Chợ. Con sông này chỉ lên một ngày đường nước đã sang đồng đất đường rừng. Xẩm tối, từ ngoài bến, hôm ấy Nhõn về. Cái đòn ống buộc cái bu đựng hai con gà trống. Những con gà, gà nhà làng Mường cũng chẳng khác gà rừng, mã tía, đuôi xòe dài như đuôi công, chốc lại cong cổ gáy the thé.
Từ bờ rào ngoài đường cái trông vào nhà, Nhõn đã oang oang:
- Lạy bố. Nhà ta có cái tráp đẹp thế kia.
Lão Đợ ra đến trước mặt Nhõn, thì thào quát khẽ:
- Làm gì mà réo như đánh mõ thế. Cái áo tế, nghe ra chưa, cái áo tế.
- Người lên bến trên ấy đã khoe cả vùng biết bố làm tế chủ rồi. Tối nay thịt gà cúng cụ.
Lão Đợ nói:
- Chỉ thiếu có cái quần, thì ông từ Hoả cho mượn. Phúc đức chưa.
Nhõn nói:
- Được rồi. Mai kia lên Mường nhuộm đôi quần vải chàm, cái quần chàm mới hợp với màu áo lam tế.
Ông lão như khoe, lại như đánh đố con:
- Lại còn đi tập tế, ối cái rắc rối quá.
Nhõn cứ nói dễ như bỡn:
- Không phải đi đâu cả. Tôi biết rồi. Ra ngoài ông đồ Bùn, hỏi các thứ. Trẻ con xem tế cũng đã thuộc cả. Hương.., bái... Cúc cúng bái... Năm nào chẳng thế.
- Lạy thánh, thằng này chỉ bố láo!
Nhõn cười ầm lên. Một mình Nhõn đã nhộn cả nhà.
Lão lại ngồi nhẩm từng thứ. Cứ lỉnh kỉnh mà rối cả ruột. Mà phải đi mượn chứ, ai lại đi sắm để ngày sau làm tế chủ, rõ rồ. Quấn cái khăn lượt, mượn đâu ra cái khăn lượt. Rồi mai kia thằng Nhõn lên ngược, may cho ông đôi quần chàm, à cái thắt lưng chàm nữa.
Còn đôi hia, các cụ tế chủ mọi năm đi hia, nhuộm bùn rơm rồi tết bện lại, như cái chổi lúa, thế thì trông không được mắt, không được. Không, không, ta sẽ làm đôi hia cho ra hồn.
Lão Đợ xuống ngắm nghía dưới bờ tre. Lão chọn một cây tre chết róc đã vàng ửng xác xơ. Lão cúi xuống tận gốc rồi đào bật cả chòm rễ cây tre chết đứng, bửa đôi ra.
Chỉ nửa buổi, đã đẽo xong đôi guốc gộc tre, gọi là đôi guốc, đôi giày, đôi hia gộc tre cũng được. Nó không cần quai, thúc vào mũi nó hùm hụp như cái gáo dừa. Nung cái đinh lên, dùi một bên một lỗ, như hai con mắt trổ ngoài mũi thuyền. Cái gót thì đẽo tròn, để nguyên cả tảng. Thế là được đôi hia vạn đại.
Xong rồi, lão Đợ đem vùi đôi hia gộc tre còn mộc xuống bùn ao.
Hôm ấy, trống đình đánh liên hồi từ sáng sớm. Tế ở đình có chạ dưới lên góp lễ - như mọi năm. Trẻ con các xóm đã nháo nhác từ hôm qua. Các bác hương, bác nhiêu, chú trai tuần mặc áo năm thân, búi tóc chít khăn xúm xít giải chiếu mộc, chiếu hoa khắp các gian trong đình, cả hai bên tả vu hữu vu, vào tận hậu cung. Mái lá tối như hũ nút, chỉ thấy những chấm hương đỏ ngòn, cây hương đen thơm ngào ngạt.
Các bác, các cô cũng ra đông. Cả những chị con mọn cũng vừa xốc con bú vừa chạy te tái. Đàn bà con gái không được vào đình, không được lướn phướn nhòm ngó chổng mông vào cửa đình. Tất cả đứng tụ lại thành đám ngoài gốc đa, xem cái long đình của chạ dưới vừa lên. Những bà già ở các xóm ra, chốc lại lẩm nhẩm chắp tay vái vào trong cánh cửa đình đã mở toang, khói hương lùa ra xanh rờn từng đám.
Ông chủ tế ra ông chủ tế, lão Đợ đã như đồng thuộc. Chả là lão cao lêu nghêu lại to xương, quai hàm, bả vai nhô, cái áo thụng phơ phất như cánh phướn nhà chùa. Lão chít cái khăn lượt vểnh từng vố Cái quần nhuộm cậy buông lửng xuống trên đôi guốc gộc tre lênh khênh như ông lão đi cà kheo. Cả đám tế chỉ mỗi một mình cụ chủ tế được mặc áo thụng. Rõ ra dáng ông tướng, ông quan hầu thánh, quan hầu thành hoàng.
Lão Đợ xách đôi guốc gộc tre vào đến sân đình rồi đặt xuống, đi vài bước làm phép, rồi lại tụt ra bước chân không.
Cái trống cái kê nghiêng đã nổi ba hồi một. Kiệu long đình của chạ dưới rước lên đã đỗ gốc đa ngoài mái hiên.
Nhõn hôm nay ăn mặc bảnh chọe, không như mọi khi cởi trần vác cái đòn ống đẩy bè.
Nhõn chít khăn lượt. Nhõn mặc chiếc áo nâu năm thân đứng ngay sau lưng ông chủ tế. Chẳng phải đã được cắt đặt thế nào, Nhõn cứ tự nhiên đứng lẫn vào với chân ba bốn người bồi tế. Tối qua, Nhõn còn dặn bố. “Bồi tế người ta xướng thế nào thì ông mặc kệ, ông cứ nghe tôi nói sau lưng ông mà làm. Người ta bảo bái thì tôi xướng quỳ xuống. Người ta bảo bình thân thì tôi bảo đúng chắp tay ngay người, người ta lại xướng hương thì nghe tôi bảo đứng lên, ấy cứ thế mà làm...
Người đông xướng: Tiên tước. Nhõn giục: Buộc lên. Lão Đợ ngay người thủng thỉnh bước lên. Người tây xướng: Độc chúc. Nhõn nói sau lưng bố: Đưa văn tế cho nó đọc. Cụ chủ tế cầm một tờ giấy lệnh gấp đôi, vái rồi đưa cho bác đồ Bùn đọc văn tế.
Giọng bác đồ lanh lảnh... Từ Liêm huyện, Hoài Đức phủ...
Trong đình, ngoài đình im phăng phắc. Một hồi trống, một câu xướng: Nghệ ẩm phục vị. Đến câu này, thằng Nhõn chưa giục, ông Đợ đã thuộc. Ông Đợ quỳ xuống. Hai người bồi tế hai tay bưng chén rượu và cơi trầu. âm phúc... Cụ tế chủ nhận chén rượu, vái một vái lên bàn thờ rồi ngửa mặt uống một hơi. Lại vái một vái, cầm miếng trầu ăn. Uống rượu ăn trầu, không biết từ lúc nào, ông Đợ đã thuộc ngay.
Lễ tất. Nhõn nói vào sau lưng ông Đợ: “Xong rồi”. Rồi lại nói: “Nhớ đi ra thì phải lùi, không được đi chổng đít vào. Thế thế”.
Lão Đợ đã biết rồi, lão Đợ lùi đúng đến chỗ lão xếp đôi guốc gộc tre.
Suốt buổi tế hương đốt nghi ngút trong hậu cung ra ngoài các án thư. Chốc chốc, tiếng trống rền rĩ từng hồi. Tiếng đông xướng tây xướng, tiếng độc văn, giọng kim giọng thổ ồn ào. Người tế, người xem tế từ trong ra ngoài, ai đứng đâu nguyên đấy, có lúc im phăng phắc. Trẻ con thao láo mắt nhìn vào Có tiếng trẻ bỗng khóc thét. Người mẹ bế xốc lên, chạy huỳnh huỵch.
Ông tế chủ đã xong việc đi sang gian bên, ngồi với các quan viên chạ dưới. Mỗi cụ xơi một miếng trầu rồi uống ba tuần rượu chay. Năm ngoái có con gà, ván xôi nhưng năm nay làng dưới đã lên có lời trước, chạ em đuối quá, không lo được, mà lệ làng thì phải giữ, quan anh đánh cho chữ đại xá. Ở đằng sau cái long đình có tiếng gọi:
- Ông tế chủ! Lạy ông tế chủ!
Lão Đợ ngẩn mặt ra nhìn mấy người khiêng kiệu. Lố nhố một bọn chân đất, vai trần, trai kiệu đóng cái khố bao. Lão Đợ nhận ra các quan viên chạ dưới. Lão nhớ mặt cái người già hơn lão, ngày ngày vẫn chỉ đào chuột, đi đơm cá. Những người bạch đinh, chân trắng này vẫn phải đi khiêng kiệu, cũng là giai già mới được cắt đấy. Hôm nào lão Đợ chẳng đụng mặt với các lão ấy cất vó, xách giỏ đi dưới bãi.
Lão nói:
- Cụ được chân tếch, hơn đàn em rồi, sướng nhỉ?
Sướng chứ. Nhưng mà bắt con chạch chấu dễ nhằn hơn, có cái be cay đấy không?
Lão kia cười khì khì, lôi trong đáy long đình ra một vò rượu.
- Lạy cụ, trông khăn áo đi hia gộc tre thế cũng biết là cụ khó nhọc mướt mồ hôi rồi. Cụ làm một ngụm giải cảm.
Lão Đợ, hai tay áo thụng xắn lên, bưng vò, ừng ực liền mấy hơi. Rồi quệt tay chùi mép. Lão kia cú ngóc lên nhìn rồi chắp tay vái: “Trông cụ có tướng lắm!”. Lão Đợ nói: “Tướng cướp à?”, rồi lại giơ cái ống tay áo lên chùi mép lần nữa rồi mới thủng thỉnh vào đám các chạ trong đình cũng đương tíu tít rượu suông.
Cái long đình bốn người khiêng. Bốn người chân trắng đi túc trực đám rước, lại lõng thõng về làng bên. Tuy năm nay chẳng bày vẽ nhưng chạ nào có cái lễ, thì phải có rượu rồi chẳng biết người ta biện rượu ra ở đâu, cả đến những người khiêng cũng lắc lư, như kiệu bay. Cái long đình gỗ mộc tả tơi như cái võng vong đám ma mà cũng bay, cũng bay. Chốc chốc trống đánh tong tong, tế trong đình rồi, bây giờ người bay kiệu bay.
Lão Đợ bảo ông từ Hoả:
- Đóng cửa đình rồi về vào nhà tôi nhé!
Ông từ Hoả cười khì khì:
- Xong ngay đây.
Ông từ Hoả cầm cái bầu khoá đuôi chuột to bằng quả mướp, đặt vào then rồi rút khoá, buộc thắt lưng. Thằng Nhõn đi trước, hai tay cung kính bưng một xâu những con ếch thờ của cụ tế chủ được phần. Nhưng lúc nãy Nhõn đã bẻ cả xương đùi cho những con ếch mất giãy. Cả mấy người đều chếnh choáng.
Lão Đợ, mỗi tay cầm một chiếc guốc gộc tre. Cái áo thụng đã cởi vắt lên vai. Ông từ Hoả rút cái áo thụng, gấp lại cắp xuống nách, nhưng lão Đợ không biết.
Lão Đợ nhìn mấy con ếch bóng nhãy thằng Nhõn xách trong cái lạt tre. Chốc nữa, những “Ông ộp” này được hoá kiếp đi rồi thành thần. Ông thánh làng ta đi bắt ếch rồi theo vua đi đánh giặc. Thành hoàng làng ta hàng trăm năm hàng nghìn năm có công rồi hiển thánh, bói ra khoa thấy lẫy lừng. Ông thành hoàng làng ta hiển thánh sinh ra cái hèm thịt ông ộp. Hôm hội nhà ai cũng có một giỏ ông ộp, cả làng ăn cỗ om, cỗ rán ông ộp. Ông thành hoàng làng cũng ăn tiệc ông ộp. Vừa hay, gió heo may nổi, con chạch chấu chúi xuống bùn, con ếch vào ngủ trong mà, ếch đi tránh rét nằm ngủ đông như cua, tha hồ nhà nào cũng có cỗ “Ông ộp”.
Lão Đợ đã về đến trước đống rơm. Lão ngước mắt lên mới thấy vàng mặt trời. Bỗng dưng lão trông thấy một ông râu quai nón đi vào. Ông lão râu quai nón đóng khố bao, lại đeo cái giỏ bên mông, tay chăm chăm con dao bảy sáng nhoáng ông lão đi nhanh như gió nổi dào dạt qua đống rơm, rồi lại biến mất.
Đích là người về rồi, người về rồi. Lão Đợ giật cái áo tế ở nách lão từ Hoả, cuống quít mặc vội. Lão lúng túng quên cả chít khăn.
Lão Đợ giục Nhõn:
- Nhanh lên! Đèn nhang lên! Ngài về! Ngài về!
Lão Đợ đi guốc gộc tre, mặc áo thụng nằm phủ phục xuống giữa cổng. Ông từ Hoả cũng nghển đầu lên rồi cũng thụp xuống sau lưng lão Đợ. Thằng Nhõn ra rút một nắm hương đen đặt vào đống rấm. Hai ông lão cúi móp xuống đất. Mắt ông lão trừng trừng nhìn lên rồi nhắm lại, hai người cũng nói lẫn lộn, loác choác, như ngủ mê, lại rì rào như khấn:
- Đấy, đấy Ngài cởi trần thắt lưng điều, ngài cầm con dao bảy, ngài chỉ dao về đằng kia, đưa quân ngài trảy về đằng kia. Nhõn ơi! Mày đem thả ngay xâu con ộp xuống sông, cho ngài lấy lương ăn. Ngài đang đánh giặc to lắm. Ông Hoa ơi, trong bếp còn mấy vò rượu ông khuân ra cho tôi. Ngài đi ngoài kia, đấy tiếng tù và, lại tiếng tù và... đấy đấy.
Hai ông già cứ nghi ngóp rót rượu ra bát lồi ừng ực uống, rồi lại ngóc đầu lên. Ông từ Hoa ơi? - Đấy, đấy ngài...
Lúc ấy, Nhõn đi ném cả xâu ếch xuống sông. Nhà tối om, Nhõn nhóm lên một đống củi. Nhõn cũng trông thấy loạn cả mắt trong ánh lửa nhảy nhót. Thánh đã biết ta bẻ hết chân những con ếch thờ rồi. Nhõn quỳ xuống, sợ dựng tóc gáy. Rồi Nhõn rà rà vào bếp cắp một hũ rượu. Nhõn lại chạy xuống bến. Cái bè củ nâu ba cây luồng vẫn nẹp đấy Nhõn cởi chão néo đẩy cái bè băng ra giữa dòng. Không biết Nhõn lại ngược hay xuôi Kẻ Chợ. Xâu ếch chết rồi. Nhõn sợ đánh mất xâu ếch của thánh. Nhõn vẫn thấy quân đi ồn ào trên kia.
Bây giờ thì xung quanh đã im ắng. Ông từ Hoa định về ngoài đình, ông vẫn nhớ đường. Người say bao giờ cũng nhớ đường về nhà, về đến nhà ngủ thiếp đi lúc trở dậy mới không biết ở đâu. Ông Hoả lại vẫn trông thấy cái áo thụng rớt dãi ọe ra ướt hết ngực áo lão Đợ. Thế thì ông phải đem về, giặt ngay. Chẳng có thì cái áo thụng ố ra, nó bị chuột cắn, nó bị gián nhấm, cơ chừng mà thánh vật chết, mà phải làng bị vạ.
Ông từ Hoả lò lồm cồm đến chỗ lão Đợ. Ông run rẩy lần tay cởi cái dải áo.
Lão Đợ nhắm mắt nói khao khao:
- Đứa nào?
- Từ Hoả đây.
- Thằng kẻ trộm à?
Ông từ Hoa rên hừ hừ:
- Áo thụng ố hết rồi phải đem ra ao đình giặt.
Lão Đợ ngồi dựng lên:
- Áo này áo thánh, tôi là chủ tế tôi phải rước áo về đình cho ông từ người ta giặt. Phải thế mới được.
Lão Đợ cởi trần, hai tay bưng cái áo tế lên trước mặt. Lão Đợ cũng không nhận ra ông từ Hoả vẫn đi sau lưng.
Đã ra tới đầu ao làng tối om. Nhưng con đường này, tảng đá, hòn gạch bờ bụi các người đi cả đời đã thuộc nhẵn.
Hai người say vẫn đi. Rồi lão Đợ giơ cái áo nâng lên ngang mặt, đưa cho ông từ Hoa.
Rồi lão Đợ quay về tay không. Hai ông lão đường đi đường về như đi trong đường mê mà ai cũng về được cả.
Đến ngõ, lão Đợ trông thấy cây rơm, cây rơm là đến nơi rồi. Lão lăn ra ngủ dưới chân cây rơm. Mờ sáng hom sau, ngoài đình viếng đập cửa chan chát:
- Từ Hoả ơi, từ Hoả!
Ông từ Hoả mắt nhắm mắt mở ra mở cưa. Nhòm ra, lão Đợ cái mặt rượu bây giờ nhợt nhạt bệch ra. Lão Đợ lơ láo thì thào.
- Mất cái áo tế rồi. Lạy thánh mớ bái hay là quân ngài lấy tôi gọi thằng Nhõn hết hơi. Mất cái áo tế mất...
Ông từ Hoả lẳng lặng vào, lão Đợ bước theo đến chỗ cái mái vảy chỗ cái sân đất bên hậu cung. Ở mảng sáng chỗ sợi mây chăng ra, cái áo thụng vừa được ông từ phơi lên, nước còn nhỏ giọt. Lão Đợ quỳ xuống vái cái áo tế. Ông từ Hoả nói như phân trần, lại như phàn nàn:
- Dớt dãi cả ra áo phải giặt ngay, không có thì phải tội chết.
Lão Đợ thở dài thượt một cái:
- Thế mà lo sốt vó từ gà gáy.
Lão Đợ dửng dưng bước ra, lão nói:
- Tôi phải ra sông bảo thằng Nhõn lấy cái nan xuống đìa kiếm mấy “Ông ộp”, hôm nay mới được làm cỗ kị thánh.
Các bạn có thể đọc truyện ngắn tiếp theo của nhà văn Tô Hoài :Cây mía đỏ
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: