S
steppe huynh
Guest
Khi Thúy Kiều buộc phải bán mình để chuộc cha và em, nàng nhờ Thúy Vân thay mình lấy Kim Trọng, Thúy Kiều đã nói với Thúy Vân:
“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây …”
Anh chị hãy phân tích để chứng minh rằng trong cảnh ngộ của Thúy Kiều lúc ấy thì nói như Thúy Kiều là thích hợp hơn cả.
Bài làm
Trong nền thơ cổ điển Việt Nam, Nguyễn Du đúng là một ngôi sao đặc biệt chói sáng. Tác phẩm “Truyện Kiều” của nhà thơ thiên tài này mãi mãi vẫn là viên ngọc quý rạng ngời làm tôn vinh nghệ thuật thơ ca Việt Nam của chúng ta.
Chỉ riêng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất tinh tế trong truyện thơ này cũng đủ để lại một ấn tượng sâu sắc cho người đọc mọi thế hệ. Một trong những đoạn thơ như thế là đoạn nói về việc Thúy Kiều “trao duyên” lại cho Thúy Vân.
Khi Thúy Kiều buộc phải bán mình để chuộc cha và em, nàng nhờ Thúy Vân thay mình lấy Kim Trọng. Thúy Kiều đã nói với Thúy Vân:
“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây …”
Phân tích những lời thơ trên chúng ta sẽ thấy trong cảnh ngộ của Kiều lúc ấy thì nói như vậy là thích hợp hơn cả.
Sau khi Kiếu bán mình lấy tiền cứu cha và em trai, mọi việc “tạm thong dong”, chỉ còn tới lúc họ Mã sang đón nàng đi. Nhưng chính trong cái đêm chờ đợi ấy, sóng gió đã nổi lên trong tâm hồn Kiều. Nàng thức trắng đêm, khóc rồi lại tỉnh, tỉnh rồi lại mê, vật vã và đau đớn. Đứng trước thực tế mình sắp thuộc về tay kẻ khác, Kiều một mình một bóng, đối diện với ngọn đèn suốt canh khuya ân hận và buồn tủi:
“Vì ta khăng khít cho người dở dang”
Lúc này điều vò xé tâm can cô gái hơn cả là nỗi đau xót, thất vọng của chàng Kim sau khi hộ tang chú xong sẽ trở lại vườn Thúy một mình. Nàng mang cái mặc cảm tội lỗi đó đối với người yêu và tự thấy mình là một kẻ phụ bạc, lỗi thề với chàng:
“Thề hoa chưa ráo chén vàng
Lỗi thề thôi đã phụ phàng vời hoa”
Là một con người chu tất, trọng nghĩa chí tình, Kiều mới nghĩ ra việc “trao duyên” cho Thúy Vân, nghĩa là nhờ em gái thay mình nối duyên với Kim Trọng.
Xưa nay, tình duyên là chuyện hệ trọng của cả một đời người, đâu dễ chi mà trao lại cho người khác. Nhưng với lòng vị tha và đức hi sinh lớn lao, Kiều đành phải nhờ Thúy Vân đền đáp tình cảm cho Kim Trọng để khỏi phụ lòng chàng. Nhà thơ đã sử dụng đến 38 câu thơ lục bát để ghi lại lời nàng nói lúc trao duyên. Một không khí thân mật và thiêng liêng được mở ra với ngôn từ trang trọng, giọng điệu tha thiết, cầu khẩn.
Sau khi trình bày nhanh gọn sự việc và cảnh ngộ của mình Thúy Kiều đã viện đến tuổi xuân và tình huyết thống ruột rà của hai chị em để vừa nhờ cậy vừa ràng buộc em mình phải nhận lời. Lời lẽ của nàng vừa chân thành, thuần hậu vừa ứa đầy nước mắt tủi đau:
“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non”
Cả hai chị em đều cùng lứa tuổi “Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” vậy mà Thúy Kiều phải nói với Thúy Vân: “Ngày xuân em hãy còn dài” thì thật là đau đớn xiết bao. Điều này cho thấy. khi tình yêu tan vỡ, sắp sửa phải “dấn thân vào bước lạc loài” cô gái bất hạnh này coi như cuộc đời của mình đã chấm dứt. Phía trước Kiều lúc này phải chăng chỉ là một nấm mồ. Bởi vậy, nàng chỉ còn mong ước sao cho người yêu của mình được hạnh phúc. Trong khổ đau tuyệt vọng đến như thế mà còn biết lo cho hạnh phúc của người khác, Thúy Kiều đúng là một cô gái có lòng vị tha, có đức hi sinh hiếm có.
Nàng nói với Thúy Vân, chị thông cảm lắm, tuổi em còn trẻ, đời em còn dài, lẽ ra em còn có thể được hưởng biết bao là vị ngọt của tình yêu. Nhưng chị tha thiết khẩn cầu em. Em hãy xót thương cho người chị ruột thịt khốn khổ này mà trả nghĩa cho chàng Kim, lấy chàng thay cho chị.
Cái ý em hãy xót thương chị được Thúy Kiều nói là “Xót tình máu mủ”. Mà đã “xót tình mãu mủ” thì phải “thay lời nước non”. Nói vế trước là nhằm dẫn đến vế sau. Dễ chi Thúy Vân có thể từ chối được. Mấy chữ “xót tình máu mủ” còn cho thấy Thúy Kiều đã đặt mình vào vị trí của Thúy Vân để thấu hiểu và đồng cảm nỗi niềm của em gái mình, từ đó có được lời lẽ đầy sức thuyết phục và ràng buộc như trên khiến cô này phải nhận lời chớ không thể nào khác được. Phái nhắc đến chuyện tình với Kim Trọng, nàng chỉ nói mấy tiếng đầy tính khái quát: “thay lời nước non”. Người đọc cứ ngỡ như nói đến đây Thúy Kiều quá xúc động nên đã nghẹn lời. Đây cũng chính là điều mà nàng giằng xé nhất khi ấy.
Tuy cố kiềm chế những nỗi đau xót buồn tủi riêng mình để tỉnh táo nói với Thúy Vân những lời gan ruột nhưng Thúy Kiều vẫn không sao giấu được bao nỗi cay đắng xót xa cho thân phận riêng của mình. Nàng nói tiếp những lời nghe ứa nước mắt:
“Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây …”
Em đã “xót tình máu mủ” mà giúp được chị như vậy thì dù có “thịt nát xương mòn” cũng cam tâm.
Thúy Kiều đã nói với Thúy Vân những lời tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến như vậy thì thử hỏi còn ai có thể chối từ?
Càng nói càng đau, càng nghĩ đến duyên tình với người yêu, Thúy Kiều càng tự thương thân mình nhiều hơn, khó kiềm chế lại như trước. Nàng nghĩ đến sau này mình sẽ chết thảm thương “thịt nát xương mòn” nhưng dưới chín suối, nàng vẫn “ngậm cười” và vẫn “còn thơm lây”. Kiều đâu chỉ “thơm lây” với nghĩa cử của Thúy Vân mà còn “thơm lây” cả với mối tình cùng Kim Trọng nữa.
Dưới ngòi bút tài hoa và tinh tế của Nguyễn Du, tâm trạng Kiều khi nói những lời trao duyên ấy thật hết sức nặng nề chứ chẳng chút nào là nhẹ nhõm. Do lòng vị tha, đức hi sinh cao quý khiến Kiều trao lại mối duyên tình mình cho em gái đền đáp nhưng tận thâm tâm nàng đã đau đớn và chua xót biết bao. Đã là phụ nữ ai lại chẳng khao khát hạnh phúc với người mà mình đã đem hết lòng gắn bó. Hơn thế nữa, Thúy Kiều lại là một người con gái đa cảm vốn có một khát vọng hạnh phúc mãnh liệt, đã từng vượt tường sang nhà người yêu, tự mình đính ước lương duyên thì đủ biết lòng khao khát hạnh phúc ấy nồng nàn và sâu sắc đến dường nào. Thế mà trước gia biến, để chuộc cha và em, nàng đã phải hi sinh tình yêu đẹp của mình, giờ đây lại phải cố gắng để thốt lên những lời trao duyên, nàng không sao đè nén nổi chút lòng tủi phận thương thân:
“Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên”
Và sau khi đã thổ lộ hết tâm tình của một con người tuyệt vọng, Kiều đã rã rời, kiệt sức và mê man:
“Cạn lời hồn ngất máu say
Một hơi lặng ngắt, đôi tay giá đồng”
Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc đến như vậy, tài hoa của Nguyễn Du thật là “thì treo giải nhất chi nhường cho ai”
Đoạn thơ trên còn thể hiện tâm hồn cao đẹp của Thúy Kiều, một con người sẵn sàng hi sinh cho người khác dù biết cái giá của sự hi sinh đó là mình phải dấn thân vào một con đường bi thảm. Nàng biết điều này sẽ làm tan nát nỗi lòng Kim Trọng nên phải nhờ đến em mình. Khi chính mình phải hi sinh, Thúy Kiều chẳng chút do dự, đắn đo, nhưng khi phải nhờ đến Thúy Vân thì trước sau gì Thúy Kiều cũng xem “sự giúp đỡ” của em gái đối với mình là một cái ơn lớn, hơn thế nữa, là một nghĩa cử. Chính vì vậy mà lời cậy nhờ của Thúy Kiều thật khẩn thiết và, chân tình và lời cảm tạ của Thúy Kiều cũng chẳng kém phần thiết tha, xúc động. Qua đây, nhà thơ cũng cho thấy Thúy Kiều đúng là một con người hiểu biết, hết sức tế nhị trong cách nói: khi cậy nhờ thì viện tình máu mủ, lúc cảm tạ thì không những rất chừng mực, đề cao nghĩa cử của em gái mình mà còn gợi đến sự bạc mệnh của riêng mình. Chỉ có con người dào dạt yêu thương, giàu lòng vị tha, đức hi sinh, khôn ngoan, hiểu biết và tế nhị như Thúy Kiều mới nói được những lời “trao duyên” ấy trong cảnh ngộ ấy.
Qua những lời “trao duyên” này, người đọc còn thấy được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà thơ bằng cách phân tích tâm trạng và thể hiện diễn biến nội tâm một cách tinh tế. Chỉ với bốn câu thơ gửi gắm duyên tình trên cũng đủ khắc lên một Thúy Kiều có tâm hồn sâu sắc, rất thận trọng trong đối xử, hiểu mình và hiểu người, đúng như lời của nhà thơ đã từng giới thiệu trước đó: “Kiều càng sắc sảo mặn mà”, “thông minh vốn sẵn tính trời”…
Tóm lại, những lời “trao duyên” của Thúy Kiều với nỗi đau rất con người của nàng đã cho người đọc thấy “sức cảm thông lạ lùng” (Hoài Thanh) của thi hào dân tộc đối với những nỗi khổ đau và khát vọng được sống hạnh phúc của con người. Đó cũng chính là tính nhân văn lấp lánh trong từng câu chữ của đoạn thơ. Nói như Mộng Liên Đường chủ nhân là từng câu thơ ở đây như có máu rỏ trên đầu ngọn bút của Nguyễn Du, như có nước mắt của nhà thơ thấm qua trang giấy. Dẫu có bao lớp bụi thời gian phủ lên nhưng những giọt nước mắt nhân tình ấy không khi nào ráo được!
“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây …”
Anh chị hãy phân tích để chứng minh rằng trong cảnh ngộ của Thúy Kiều lúc ấy thì nói như Thúy Kiều là thích hợp hơn cả.
Bài làm
Trong nền thơ cổ điển Việt Nam, Nguyễn Du đúng là một ngôi sao đặc biệt chói sáng. Tác phẩm “Truyện Kiều” của nhà thơ thiên tài này mãi mãi vẫn là viên ngọc quý rạng ngời làm tôn vinh nghệ thuật thơ ca Việt Nam của chúng ta.
Chỉ riêng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất tinh tế trong truyện thơ này cũng đủ để lại một ấn tượng sâu sắc cho người đọc mọi thế hệ. Một trong những đoạn thơ như thế là đoạn nói về việc Thúy Kiều “trao duyên” lại cho Thúy Vân.
Khi Thúy Kiều buộc phải bán mình để chuộc cha và em, nàng nhờ Thúy Vân thay mình lấy Kim Trọng. Thúy Kiều đã nói với Thúy Vân:
“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây …”
Phân tích những lời thơ trên chúng ta sẽ thấy trong cảnh ngộ của Kiều lúc ấy thì nói như vậy là thích hợp hơn cả.
Sau khi Kiếu bán mình lấy tiền cứu cha và em trai, mọi việc “tạm thong dong”, chỉ còn tới lúc họ Mã sang đón nàng đi. Nhưng chính trong cái đêm chờ đợi ấy, sóng gió đã nổi lên trong tâm hồn Kiều. Nàng thức trắng đêm, khóc rồi lại tỉnh, tỉnh rồi lại mê, vật vã và đau đớn. Đứng trước thực tế mình sắp thuộc về tay kẻ khác, Kiều một mình một bóng, đối diện với ngọn đèn suốt canh khuya ân hận và buồn tủi:
“Vì ta khăng khít cho người dở dang”
Lúc này điều vò xé tâm can cô gái hơn cả là nỗi đau xót, thất vọng của chàng Kim sau khi hộ tang chú xong sẽ trở lại vườn Thúy một mình. Nàng mang cái mặc cảm tội lỗi đó đối với người yêu và tự thấy mình là một kẻ phụ bạc, lỗi thề với chàng:
“Thề hoa chưa ráo chén vàng
Lỗi thề thôi đã phụ phàng vời hoa”
Là một con người chu tất, trọng nghĩa chí tình, Kiều mới nghĩ ra việc “trao duyên” cho Thúy Vân, nghĩa là nhờ em gái thay mình nối duyên với Kim Trọng.
Xưa nay, tình duyên là chuyện hệ trọng của cả một đời người, đâu dễ chi mà trao lại cho người khác. Nhưng với lòng vị tha và đức hi sinh lớn lao, Kiều đành phải nhờ Thúy Vân đền đáp tình cảm cho Kim Trọng để khỏi phụ lòng chàng. Nhà thơ đã sử dụng đến 38 câu thơ lục bát để ghi lại lời nàng nói lúc trao duyên. Một không khí thân mật và thiêng liêng được mở ra với ngôn từ trang trọng, giọng điệu tha thiết, cầu khẩn.
Sau khi trình bày nhanh gọn sự việc và cảnh ngộ của mình Thúy Kiều đã viện đến tuổi xuân và tình huyết thống ruột rà của hai chị em để vừa nhờ cậy vừa ràng buộc em mình phải nhận lời. Lời lẽ của nàng vừa chân thành, thuần hậu vừa ứa đầy nước mắt tủi đau:
“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non”
Cả hai chị em đều cùng lứa tuổi “Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” vậy mà Thúy Kiều phải nói với Thúy Vân: “Ngày xuân em hãy còn dài” thì thật là đau đớn xiết bao. Điều này cho thấy. khi tình yêu tan vỡ, sắp sửa phải “dấn thân vào bước lạc loài” cô gái bất hạnh này coi như cuộc đời của mình đã chấm dứt. Phía trước Kiều lúc này phải chăng chỉ là một nấm mồ. Bởi vậy, nàng chỉ còn mong ước sao cho người yêu của mình được hạnh phúc. Trong khổ đau tuyệt vọng đến như thế mà còn biết lo cho hạnh phúc của người khác, Thúy Kiều đúng là một cô gái có lòng vị tha, có đức hi sinh hiếm có.
Nàng nói với Thúy Vân, chị thông cảm lắm, tuổi em còn trẻ, đời em còn dài, lẽ ra em còn có thể được hưởng biết bao là vị ngọt của tình yêu. Nhưng chị tha thiết khẩn cầu em. Em hãy xót thương cho người chị ruột thịt khốn khổ này mà trả nghĩa cho chàng Kim, lấy chàng thay cho chị.
Cái ý em hãy xót thương chị được Thúy Kiều nói là “Xót tình máu mủ”. Mà đã “xót tình mãu mủ” thì phải “thay lời nước non”. Nói vế trước là nhằm dẫn đến vế sau. Dễ chi Thúy Vân có thể từ chối được. Mấy chữ “xót tình máu mủ” còn cho thấy Thúy Kiều đã đặt mình vào vị trí của Thúy Vân để thấu hiểu và đồng cảm nỗi niềm của em gái mình, từ đó có được lời lẽ đầy sức thuyết phục và ràng buộc như trên khiến cô này phải nhận lời chớ không thể nào khác được. Phái nhắc đến chuyện tình với Kim Trọng, nàng chỉ nói mấy tiếng đầy tính khái quát: “thay lời nước non”. Người đọc cứ ngỡ như nói đến đây Thúy Kiều quá xúc động nên đã nghẹn lời. Đây cũng chính là điều mà nàng giằng xé nhất khi ấy.
Tuy cố kiềm chế những nỗi đau xót buồn tủi riêng mình để tỉnh táo nói với Thúy Vân những lời gan ruột nhưng Thúy Kiều vẫn không sao giấu được bao nỗi cay đắng xót xa cho thân phận riêng của mình. Nàng nói tiếp những lời nghe ứa nước mắt:
“Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây …”
Em đã “xót tình máu mủ” mà giúp được chị như vậy thì dù có “thịt nát xương mòn” cũng cam tâm.
Thúy Kiều đã nói với Thúy Vân những lời tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến như vậy thì thử hỏi còn ai có thể chối từ?
Càng nói càng đau, càng nghĩ đến duyên tình với người yêu, Thúy Kiều càng tự thương thân mình nhiều hơn, khó kiềm chế lại như trước. Nàng nghĩ đến sau này mình sẽ chết thảm thương “thịt nát xương mòn” nhưng dưới chín suối, nàng vẫn “ngậm cười” và vẫn “còn thơm lây”. Kiều đâu chỉ “thơm lây” với nghĩa cử của Thúy Vân mà còn “thơm lây” cả với mối tình cùng Kim Trọng nữa.
Dưới ngòi bút tài hoa và tinh tế của Nguyễn Du, tâm trạng Kiều khi nói những lời trao duyên ấy thật hết sức nặng nề chứ chẳng chút nào là nhẹ nhõm. Do lòng vị tha, đức hi sinh cao quý khiến Kiều trao lại mối duyên tình mình cho em gái đền đáp nhưng tận thâm tâm nàng đã đau đớn và chua xót biết bao. Đã là phụ nữ ai lại chẳng khao khát hạnh phúc với người mà mình đã đem hết lòng gắn bó. Hơn thế nữa, Thúy Kiều lại là một người con gái đa cảm vốn có một khát vọng hạnh phúc mãnh liệt, đã từng vượt tường sang nhà người yêu, tự mình đính ước lương duyên thì đủ biết lòng khao khát hạnh phúc ấy nồng nàn và sâu sắc đến dường nào. Thế mà trước gia biến, để chuộc cha và em, nàng đã phải hi sinh tình yêu đẹp của mình, giờ đây lại phải cố gắng để thốt lên những lời trao duyên, nàng không sao đè nén nổi chút lòng tủi phận thương thân:
“Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên”
Và sau khi đã thổ lộ hết tâm tình của một con người tuyệt vọng, Kiều đã rã rời, kiệt sức và mê man:
“Cạn lời hồn ngất máu say
Một hơi lặng ngắt, đôi tay giá đồng”
Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc đến như vậy, tài hoa của Nguyễn Du thật là “thì treo giải nhất chi nhường cho ai”
Đoạn thơ trên còn thể hiện tâm hồn cao đẹp của Thúy Kiều, một con người sẵn sàng hi sinh cho người khác dù biết cái giá của sự hi sinh đó là mình phải dấn thân vào một con đường bi thảm. Nàng biết điều này sẽ làm tan nát nỗi lòng Kim Trọng nên phải nhờ đến em mình. Khi chính mình phải hi sinh, Thúy Kiều chẳng chút do dự, đắn đo, nhưng khi phải nhờ đến Thúy Vân thì trước sau gì Thúy Kiều cũng xem “sự giúp đỡ” của em gái đối với mình là một cái ơn lớn, hơn thế nữa, là một nghĩa cử. Chính vì vậy mà lời cậy nhờ của Thúy Kiều thật khẩn thiết và, chân tình và lời cảm tạ của Thúy Kiều cũng chẳng kém phần thiết tha, xúc động. Qua đây, nhà thơ cũng cho thấy Thúy Kiều đúng là một con người hiểu biết, hết sức tế nhị trong cách nói: khi cậy nhờ thì viện tình máu mủ, lúc cảm tạ thì không những rất chừng mực, đề cao nghĩa cử của em gái mình mà còn gợi đến sự bạc mệnh của riêng mình. Chỉ có con người dào dạt yêu thương, giàu lòng vị tha, đức hi sinh, khôn ngoan, hiểu biết và tế nhị như Thúy Kiều mới nói được những lời “trao duyên” ấy trong cảnh ngộ ấy.
Qua những lời “trao duyên” này, người đọc còn thấy được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà thơ bằng cách phân tích tâm trạng và thể hiện diễn biến nội tâm một cách tinh tế. Chỉ với bốn câu thơ gửi gắm duyên tình trên cũng đủ khắc lên một Thúy Kiều có tâm hồn sâu sắc, rất thận trọng trong đối xử, hiểu mình và hiểu người, đúng như lời của nhà thơ đã từng giới thiệu trước đó: “Kiều càng sắc sảo mặn mà”, “thông minh vốn sẵn tính trời”…
Tóm lại, những lời “trao duyên” của Thúy Kiều với nỗi đau rất con người của nàng đã cho người đọc thấy “sức cảm thông lạ lùng” (Hoài Thanh) của thi hào dân tộc đối với những nỗi khổ đau và khát vọng được sống hạnh phúc của con người. Đó cũng chính là tính nhân văn lấp lánh trong từng câu chữ của đoạn thơ. Nói như Mộng Liên Đường chủ nhân là từng câu thơ ở đây như có máu rỏ trên đầu ngọn bút của Nguyễn Du, như có nước mắt của nhà thơ thấm qua trang giấy. Dẫu có bao lớp bụi thời gian phủ lên nhưng những giọt nước mắt nhân tình ấy không khi nào ráo được!
Nguồn: "Luận đề Nguyễn Du"