Bút Nghiên
Smod Trùm ^^
- Xu
- 322
Thuật ngữ “triết học” bao hàm nghĩa gì ?
Hình như triết học không có một chủ đề xác định nào như trong các khoa học và các nghiên cứu kinh viện. Phải chăng triết học bao gồm mọi lĩnh vực tri thức? Hay nó chỉ đơn thuần là tư tưởng, không có một đối tượng riêng biệt nào? Triết học có phải là một khoa học mang đến cho ta tri thức chắc chắn và chính xác, hay chỉ là nghệ thuật suy nghĩ? Tại sao chúng ta không thể đồng thuận với nhau về mục đích của một nỗ lực mà nhân loại theo đuổi hàng ngàn năm nay?
Sở dĩ khó định nghĩa triết học là vì có quá nhiều cái nhìn khác nhau về nội dung và sứ mệnh của triết học. Một mặt, nó được trình bày như là tri thức nền tảng về bản chất của vạn vật; mặt khác, như là sự hướng dẫn đến một đời sống tốt đẹp. Thời Trung Cổ triết học bị xem như con sen của thần học; thời nay, nhiều người vẫn xem nó như một trợ thủ cho khoa học xã hội và khoa học tự nhiên.
Triết học là một loại tri thức đặc biệt có tính minh triết. Nó đem đến cho ta minh triết về bản chất con người, về thế giới, về Thượng Đế, về đời sống tốt đẹp và xã hội tốt đẹp.
Thuật ngữ “triết học” theo nghĩa đen là lòng yêu mến đối với sự minh triết, theo đó, triết học là một tham vọng tìm kiếm hơn là một cái kho chứa đựng tri thức tìm được và có thể truyền giao được. Socrates chỉ rõ rằng triết gia là người yêu mến sự minh triết, chứ không sở hữu nó.
Socrates còn làm cho cung cách của triết gia thêm cụ thể khi nói rằng một đời sống không được khảo chứng thì không đáng sống và chúng ta nên theo đuổi mọi chứng lý đến bất cứ nơi đâu khi chưa ngã ngũ. Luôn luôn tìm kiếm, luôn luôn nghi vấn là thái độ căn bản trong sinh hoạt triết học. Nó cũng cho thấy một ý hướng luân lý của một đời sống tốt đẹp vốn là điều cần nhấn mạnh luôn mãi trong triết học.
Aristotle trình bày nội dung của triết học bằng một khối lượng tác phẩm phong phú đồ sộ. Ông phân chia triết học thành những chuyên ngành khác nhau. Đứng trên tất cả là “đệ nhất triết học”, hay Siêu hình học, vốn là tri thức về những nguyên lý và những nguyên nhân tối hậu. Sự nhấn mạnh Siêu hình học như vậy cũng đóng vai trò chính yếu trong triết học.
Vào thời hiện đại, bản chất của tri thức và cơ cấu của tâm trí được coi là quan trọng hàng đầu. Immanuel Kant(1), người đi đầu theo đường hướng này, phân biệt một bên là tri thức thực nghiệm có sẵn đối với khoa học tự nhiên và một bên là tri thức thuần lý chỉ có thể đạt được bằng triết học. Hiện nay người ta bàn cãi rất nhiều về vai trò tương đối của triết học và khoa học. Chính là với khoa học, chứ không phải triết học, mà người ta đi tìm tri thức căn bản. Một trong những trường phái triết học mạnh mẽ nhất, chủ nghĩa Thực chứng, cho rằng chỉ có những khoa học thực nghiệm mới là tri thức thực sự, và rằng triết học chỉ còn đóng vai trò giải nghĩa và phê phán các khoa học này.
Quan điểm của tôi là, triết học là một loại tri thức đặc biệt có tính minh triết. Nó đem đến cho ta minh triết về bản chất con người, về thế giới, về Thượng Đế, về đời sống tốt đẹp và xã hội tốt đẹp. Nó đem ra ánh sáng thắc mắc căn bản về yếu tính của vạn vật và cứu cánh cuộc đời. Do đó, nó đứng trên khoa học, cả về lý thuyết lẫn thực hành, vì khoa học chỉ đề cập đến những vấn đề bên ngoài và kém quan trọng hơn.
Theo quan điểm này, triết học là mối bận tâm của tất cả mọi người. Nó không phải là một ngành học đặc biệt, đòi hỏi phải tinh thông một phương pháp luận phức tạp, toán học cấp cao, hoặc máy móc tinh vi. Triết gia đích thực là một con chim lạ hiếm, đó là vì ông ta đã dâng hiến hết mình và suốt đời cho việc theo đuổi minh triết giữa một thế giới đầy sự xao lãng. Tuy nhiên mọi người có thể đáp lại tiếng gọi này, vì chỉ có hai điều duy nhất mà một người cần có để trở thành triết gia, đó là trí tuệ được Thượng Đế ban cho và một niềm khát khao muốn biết chân lý tối hậu.
Những gì tôi vừa trình bày trên đây gợi lên những giải đáp cho tất cả các câu hỏi của bạn. Triết học không phải là một khoa học thực nghiệm theo nghĩa của Vật lý học, Hóa học, và Sinh lý học; mà nó là một khoa học thuần lý, và như toán học, nó phát triển bằng suy tư và phân tích có hệ thống. Nhà toán học lẫn nhà triết học đều không viện dẫn bất kỳ sự kiện đã quan sát được nào cả, ngoại trừ những sự kiện thuộc kinh nghiệm thông thường của mọi người. Cả hai đều tiến hành những khám phá của mình ngay tại bàn giấy; cả hai đều là những nhà tư tưởng xa-lông.
Triết học không phải là một nghệ thuật, nhưng nó sử dụng các môn học lý thuyết, đặc biệt là nghệ thuật suy luận biện chứng. Nó không phải là thần học, vì trong khi thần học lấy niềm tin tôn giáo làm khởi điểm của mình thì triết học lại bắt đầu bằng sự phán đoán thực tế, nó nỗ lực làm rõ và đào sâu sự hiểu biết về một thế giới còn ẩn tàng trong phán đoán thực tế đó.
Hoàn toàn không đến trước khoa học, triết học đến sau khoa học. Mặc dù, như lịch sử cho thấy, sự tra hỏi triết lý bắt đầu từ rất lâu trước thí nghiệm khoa học, nó cũng sẽ tiếp tục lâu dài sau khi chúng ta đã đạt đến những giới hạn của tri thức thực nghiệm. Các khoa học thực nghiệm đã hoàn thiện rồi, và có những biểu hiện cho thấy ở những thời điểm nào đó chúng đã đi xa đến mức có thể. Nhưng triết học vẫn còn ở tuổi ấu thơ của nó. Sự phát triển đầy đủ của nó nằm ở nhiều thiên niên kỷ phía trước.
---------------------
(1) Immanuel Kant 1724 – 1804): Triết gia Đức, là người làm đảo lộn đường hướng triết học Tây phương với tác phẩm Critique of Pure Reason (“Phê phán Lý tính thuần túy”; 1781)
1. Các vấn đề của Triết học
Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức. Nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở để giải quyết những vấn đề khác của triết học, điều đó đã được chứng minh trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết học.
Socrates
Triết học đưa ra các câu hỏi về bản thể, nhận thức, chân lý, đạo đức, thẩm mỹ. Các vấn đề cơ bản của triết học là:
Vấn đề về bản thể: vật chất và ý thức là gì? Mối quan hệ giữa chúng như thế nào?
Vấn đề về chân lý: làm thế nào để xác định được một luận cứ đi từ tiền đề đến kết luận có hiệu lực hay không? Làm thế nào để biết được một phát biểu là đúng sai? Ta có thể trả lời những loại câu hỏi nào?
Vấn đề về nhận thức: quá trình nhận thức diễn ra thế nào? Chúng ta có thể nhận thức chính xác thế giới khách quan hay không? Thực tại là gì? Chúng ta nhận thức thực tại như thế nào, có nhận thức toàn bộ thực tại hay không?
Vấn đề về đạo đức: thế nào là "tốt", thế nào là "xấu" (hoặc thế nào là "giá trị", thế nào là "phi giá trị")? Sự khác biệt giữa tốt và xấu? Hành động như thế nào là đúng? Các giá trị có tính chất tuyệt đối hay tương đối? Thế nào là các quy tắc tự nhiên? Hạnh phúc là gì?
Vấn đề về thẩm mỹ: đẹp là gì, xấu là gì? Nghệ thuật là gì?
Thời kỳ triết học Hy lạp cổ đại, năm vấn đề cơ bản trên tương ứng với năm nhánh của triết học là siêu hình học, lôgic, nhận thức luận, luân lý học, và mỹ học. Tuy nhiên đối tượng của triết học còn mở rộng đến chính trị học, vật lý học, địa chất học, sinh học, khí tượng học, và thiên văn học. Bắt đầu từ Socrates, các nhà triết học Hy Lạp đã phát triển triết học theo hướng phân tích, tức là, phân chia vật thể thành các thành phần nhỏ hơn để nghiên cứu. Triết học cổ Hy Lạp thường được coi là cơ sở của triết học phương Tây.
Các nền triết học khác không phải luôn luôn phân chia, hoặc nghiên cứu theo cách của người Hy Lạp. Triết học Ấn Độ có nhiều điểm tương tự như triết học phương Tây. Trước thế kỷ thứ 19, trong ngôn ngữ của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Trung Quốc, không có từ "triết học" mặc dù nền triết học của các nước này đã phát triển từ lâu rồi. Đặc biệt là các nhà triết học Trung Hoa sử dụng các phạm trù hoàn toàn khác người Hy Lạp. Các định nghĩa không dựa trên các đặc điểm chung mà thường có tính ẩn dụ và để chỉ một vài đối tượng cùng một lúc.[1]. Biên giới giữa các phạm trù không rõ ràng như trong triết học phương Tây.
2.1 Chủ nghĩa duy vật
2.1.1 Triết học Marx-Lenin
2.2 Chủ nghĩa duy tâm
2.3 Chủ nghĩa hiện thực
2.4 Chủ nghĩa duy danh
2.5 Chủ nghĩa duy lý
2.6 Chủ nghĩa kinh nghiệm
2.7 Chủ nghĩa hoài nghi
2.8 Chủ nghĩa lý tưởng
2.9 Chủ nghĩa thực dụng
2.10 Hiện tượng học và thuyên thích học
2.11 Chủ nghĩa hiện sinh
2.12 Triết học phân tích
3 Triết học phương Tây
3.1 Triết học Hy Lạp - La Mã
3.2 Triết học thời Trung cổ
3.3 Triết học phương Tây hiện đại
3.4 Triết học phân tích và triết học lục địa
3.4.1 Triết học phân tích
3.4.2 Triết học lục địa
3.5 Đạo đức học và triết học chính trị ở phương Tây
3.5.1 Bản chất con người và tính hợp pháp chính trị
3.5.2 Chủ nghĩa nhân quả, đạo nghĩa luận, và đức hạnh học
4 Triết học phương Đông
4.1 Triết học Ba Tư
4.2 Triết học Ấn Độ
4.3 Triết học Trung Quốc
-------
Triết học Mác - Lê Nin
Trước đòi hỏi nhu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục - đào tạo và nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy, học tập Triết học Mác-Lênin trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay theo tinh thần "từng bước chuẩn hoá giáo trình quốc gia" của môn học. Trên thực tế, quá trình giảng dạy, học tập Triết học Mác-Lênin không thuộc chuyên ngành triết học hiện nay ở các trường đại học và cao đẳng cũng có những khó khăn, nhất là giáo trình, tài liệu tham khảo.
Chính vì vậy, cuốn: “Triết học Mác-Lênin - Đề cương bài giảng và hướng dẫn ôn tập” của tập thể các tác giả là các giảng viên triết học ở các trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh, do TS. Đào Duy Thanh chủ biên là một nỗ lực rất đáng hoan nghênh.
Trên cơ sở kế thừa, tiếp tục nâng cao, đổi mới và từng buớc cụ thể hoá giáo trình quốc gia môn Triết học Mác-Lênin, cuốn sách này thể hiện kết quả tinh thần làm việc khoa học nghiêm túc của các tác giả. Trong quá trình biên soạn các tác giả đã tham khảo, chọn lọc nhiều tài liệu và cũng đã tuân thủ nguyên tắc trình bày rõ ràng, lôgíc các nguyên lý triết học cơ bản của Triết học Mác-Lênin phù hợp với giáo trình quốc gia dưới dạng hệ thống các câu hỏi và trả lời. Vì vậy, có thể nói đây là một tài liệu khoa học, hệ thống và cơ bản, hữu ích trong việc phục vụ học tập, nghiên cứu của sinh viên và bạn đọc.
Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia, trân trọng giới thiệu cuốn sách: “Triết học MácLênin - Đề cương bài giảng và hướng dẫn ôn tập” của tập thể các tác giả do TS. Đào Duy Thanh chủ biên đến đông đảo bạn đọc.
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
Hình như triết học không có một chủ đề xác định nào như trong các khoa học và các nghiên cứu kinh viện. Phải chăng triết học bao gồm mọi lĩnh vực tri thức? Hay nó chỉ đơn thuần là tư tưởng, không có một đối tượng riêng biệt nào? Triết học có phải là một khoa học mang đến cho ta tri thức chắc chắn và chính xác, hay chỉ là nghệ thuật suy nghĩ? Tại sao chúng ta không thể đồng thuận với nhau về mục đích của một nỗ lực mà nhân loại theo đuổi hàng ngàn năm nay?
Sở dĩ khó định nghĩa triết học là vì có quá nhiều cái nhìn khác nhau về nội dung và sứ mệnh của triết học. Một mặt, nó được trình bày như là tri thức nền tảng về bản chất của vạn vật; mặt khác, như là sự hướng dẫn đến một đời sống tốt đẹp. Thời Trung Cổ triết học bị xem như con sen của thần học; thời nay, nhiều người vẫn xem nó như một trợ thủ cho khoa học xã hội và khoa học tự nhiên.
Triết học là một loại tri thức đặc biệt có tính minh triết. Nó đem đến cho ta minh triết về bản chất con người, về thế giới, về Thượng Đế, về đời sống tốt đẹp và xã hội tốt đẹp.
Thuật ngữ “triết học” theo nghĩa đen là lòng yêu mến đối với sự minh triết, theo đó, triết học là một tham vọng tìm kiếm hơn là một cái kho chứa đựng tri thức tìm được và có thể truyền giao được. Socrates chỉ rõ rằng triết gia là người yêu mến sự minh triết, chứ không sở hữu nó.
Socrates còn làm cho cung cách của triết gia thêm cụ thể khi nói rằng một đời sống không được khảo chứng thì không đáng sống và chúng ta nên theo đuổi mọi chứng lý đến bất cứ nơi đâu khi chưa ngã ngũ. Luôn luôn tìm kiếm, luôn luôn nghi vấn là thái độ căn bản trong sinh hoạt triết học. Nó cũng cho thấy một ý hướng luân lý của một đời sống tốt đẹp vốn là điều cần nhấn mạnh luôn mãi trong triết học.
Aristotle trình bày nội dung của triết học bằng một khối lượng tác phẩm phong phú đồ sộ. Ông phân chia triết học thành những chuyên ngành khác nhau. Đứng trên tất cả là “đệ nhất triết học”, hay Siêu hình học, vốn là tri thức về những nguyên lý và những nguyên nhân tối hậu. Sự nhấn mạnh Siêu hình học như vậy cũng đóng vai trò chính yếu trong triết học.
Vào thời hiện đại, bản chất của tri thức và cơ cấu của tâm trí được coi là quan trọng hàng đầu. Immanuel Kant(1), người đi đầu theo đường hướng này, phân biệt một bên là tri thức thực nghiệm có sẵn đối với khoa học tự nhiên và một bên là tri thức thuần lý chỉ có thể đạt được bằng triết học. Hiện nay người ta bàn cãi rất nhiều về vai trò tương đối của triết học và khoa học. Chính là với khoa học, chứ không phải triết học, mà người ta đi tìm tri thức căn bản. Một trong những trường phái triết học mạnh mẽ nhất, chủ nghĩa Thực chứng, cho rằng chỉ có những khoa học thực nghiệm mới là tri thức thực sự, và rằng triết học chỉ còn đóng vai trò giải nghĩa và phê phán các khoa học này.
Quan điểm của tôi là, triết học là một loại tri thức đặc biệt có tính minh triết. Nó đem đến cho ta minh triết về bản chất con người, về thế giới, về Thượng Đế, về đời sống tốt đẹp và xã hội tốt đẹp. Nó đem ra ánh sáng thắc mắc căn bản về yếu tính của vạn vật và cứu cánh cuộc đời. Do đó, nó đứng trên khoa học, cả về lý thuyết lẫn thực hành, vì khoa học chỉ đề cập đến những vấn đề bên ngoài và kém quan trọng hơn.
Theo quan điểm này, triết học là mối bận tâm của tất cả mọi người. Nó không phải là một ngành học đặc biệt, đòi hỏi phải tinh thông một phương pháp luận phức tạp, toán học cấp cao, hoặc máy móc tinh vi. Triết gia đích thực là một con chim lạ hiếm, đó là vì ông ta đã dâng hiến hết mình và suốt đời cho việc theo đuổi minh triết giữa một thế giới đầy sự xao lãng. Tuy nhiên mọi người có thể đáp lại tiếng gọi này, vì chỉ có hai điều duy nhất mà một người cần có để trở thành triết gia, đó là trí tuệ được Thượng Đế ban cho và một niềm khát khao muốn biết chân lý tối hậu.
Những gì tôi vừa trình bày trên đây gợi lên những giải đáp cho tất cả các câu hỏi của bạn. Triết học không phải là một khoa học thực nghiệm theo nghĩa của Vật lý học, Hóa học, và Sinh lý học; mà nó là một khoa học thuần lý, và như toán học, nó phát triển bằng suy tư và phân tích có hệ thống. Nhà toán học lẫn nhà triết học đều không viện dẫn bất kỳ sự kiện đã quan sát được nào cả, ngoại trừ những sự kiện thuộc kinh nghiệm thông thường của mọi người. Cả hai đều tiến hành những khám phá của mình ngay tại bàn giấy; cả hai đều là những nhà tư tưởng xa-lông.
Triết học không phải là một nghệ thuật, nhưng nó sử dụng các môn học lý thuyết, đặc biệt là nghệ thuật suy luận biện chứng. Nó không phải là thần học, vì trong khi thần học lấy niềm tin tôn giáo làm khởi điểm của mình thì triết học lại bắt đầu bằng sự phán đoán thực tế, nó nỗ lực làm rõ và đào sâu sự hiểu biết về một thế giới còn ẩn tàng trong phán đoán thực tế đó.
Hoàn toàn không đến trước khoa học, triết học đến sau khoa học. Mặc dù, như lịch sử cho thấy, sự tra hỏi triết lý bắt đầu từ rất lâu trước thí nghiệm khoa học, nó cũng sẽ tiếp tục lâu dài sau khi chúng ta đã đạt đến những giới hạn của tri thức thực nghiệm. Các khoa học thực nghiệm đã hoàn thiện rồi, và có những biểu hiện cho thấy ở những thời điểm nào đó chúng đã đi xa đến mức có thể. Nhưng triết học vẫn còn ở tuổi ấu thơ của nó. Sự phát triển đầy đủ của nó nằm ở nhiều thiên niên kỷ phía trước.
---------------------
(1) Immanuel Kant 1724 – 1804): Triết gia Đức, là người làm đảo lộn đường hướng triết học Tây phương với tác phẩm Critique of Pure Reason (“Phê phán Lý tính thuần túy”; 1781)
( Nguồn: NXB VHTT)
--------------------
1. Các vấn đề của Triết học
Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức. Nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở để giải quyết những vấn đề khác của triết học, điều đó đã được chứng minh trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết học.
Socrates
Triết học đưa ra các câu hỏi về bản thể, nhận thức, chân lý, đạo đức, thẩm mỹ. Các vấn đề cơ bản của triết học là:
Vấn đề về bản thể: vật chất và ý thức là gì? Mối quan hệ giữa chúng như thế nào?
Vấn đề về chân lý: làm thế nào để xác định được một luận cứ đi từ tiền đề đến kết luận có hiệu lực hay không? Làm thế nào để biết được một phát biểu là đúng sai? Ta có thể trả lời những loại câu hỏi nào?
Vấn đề về nhận thức: quá trình nhận thức diễn ra thế nào? Chúng ta có thể nhận thức chính xác thế giới khách quan hay không? Thực tại là gì? Chúng ta nhận thức thực tại như thế nào, có nhận thức toàn bộ thực tại hay không?
Vấn đề về đạo đức: thế nào là "tốt", thế nào là "xấu" (hoặc thế nào là "giá trị", thế nào là "phi giá trị")? Sự khác biệt giữa tốt và xấu? Hành động như thế nào là đúng? Các giá trị có tính chất tuyệt đối hay tương đối? Thế nào là các quy tắc tự nhiên? Hạnh phúc là gì?
Vấn đề về thẩm mỹ: đẹp là gì, xấu là gì? Nghệ thuật là gì?
Thời kỳ triết học Hy lạp cổ đại, năm vấn đề cơ bản trên tương ứng với năm nhánh của triết học là siêu hình học, lôgic, nhận thức luận, luân lý học, và mỹ học. Tuy nhiên đối tượng của triết học còn mở rộng đến chính trị học, vật lý học, địa chất học, sinh học, khí tượng học, và thiên văn học. Bắt đầu từ Socrates, các nhà triết học Hy Lạp đã phát triển triết học theo hướng phân tích, tức là, phân chia vật thể thành các thành phần nhỏ hơn để nghiên cứu. Triết học cổ Hy Lạp thường được coi là cơ sở của triết học phương Tây.
Các nền triết học khác không phải luôn luôn phân chia, hoặc nghiên cứu theo cách của người Hy Lạp. Triết học Ấn Độ có nhiều điểm tương tự như triết học phương Tây. Trước thế kỷ thứ 19, trong ngôn ngữ của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Trung Quốc, không có từ "triết học" mặc dù nền triết học của các nước này đã phát triển từ lâu rồi. Đặc biệt là các nhà triết học Trung Hoa sử dụng các phạm trù hoàn toàn khác người Hy Lạp. Các định nghĩa không dựa trên các đặc điểm chung mà thường có tính ẩn dụ và để chỉ một vài đối tượng cùng một lúc.[1]. Biên giới giữa các phạm trù không rõ ràng như trong triết học phương Tây.
2 Các học thuyết triết học2.1 Chủ nghĩa duy vật
2.1.1 Triết học Marx-Lenin
2.2 Chủ nghĩa duy tâm
2.3 Chủ nghĩa hiện thực
2.4 Chủ nghĩa duy danh
2.5 Chủ nghĩa duy lý
2.6 Chủ nghĩa kinh nghiệm
2.7 Chủ nghĩa hoài nghi
2.8 Chủ nghĩa lý tưởng
2.9 Chủ nghĩa thực dụng
2.10 Hiện tượng học và thuyên thích học
2.11 Chủ nghĩa hiện sinh
2.12 Triết học phân tích
3 Triết học phương Tây
3.1 Triết học Hy Lạp - La Mã
3.2 Triết học thời Trung cổ
3.3 Triết học phương Tây hiện đại
3.4 Triết học phân tích và triết học lục địa
3.4.1 Triết học phân tích
3.4.2 Triết học lục địa
3.5 Đạo đức học và triết học chính trị ở phương Tây
3.5.1 Bản chất con người và tính hợp pháp chính trị
3.5.2 Chủ nghĩa nhân quả, đạo nghĩa luận, và đức hạnh học
4 Triết học phương Đông
4.1 Triết học Ba Tư
4.2 Triết học Ấn Độ
4.3 Triết học Trung Quốc
-------
Triết học Mác - Lê Nin
Là một trong ba bộ phận lý luận cấu thành Chủ nghĩa Mác-Lênin, Triết học Mác Lênin là một môn học hết sức quan trọng, được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chỉ đạo, không ngừng nâng cao chất lượng từ khâu biên soạn giáo trình, giảng dạy, học tập, nghiên cứu trong hệ thống giáo dục của nước ta. Triết học Mác-Lênin đã và đang đuợc tuổi trẻ học đường, cán bộ, đảng viên và toàn dân ta tiếp đón nhiệt tình, say mê học tập và nghiên cứu nghiêm túc.Trước đòi hỏi nhu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục - đào tạo và nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy, học tập Triết học Mác-Lênin trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay theo tinh thần "từng bước chuẩn hoá giáo trình quốc gia" của môn học. Trên thực tế, quá trình giảng dạy, học tập Triết học Mác-Lênin không thuộc chuyên ngành triết học hiện nay ở các trường đại học và cao đẳng cũng có những khó khăn, nhất là giáo trình, tài liệu tham khảo.
Chính vì vậy, cuốn: “Triết học Mác-Lênin - Đề cương bài giảng và hướng dẫn ôn tập” của tập thể các tác giả là các giảng viên triết học ở các trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh, do TS. Đào Duy Thanh chủ biên là một nỗ lực rất đáng hoan nghênh.
Trên cơ sở kế thừa, tiếp tục nâng cao, đổi mới và từng buớc cụ thể hoá giáo trình quốc gia môn Triết học Mác-Lênin, cuốn sách này thể hiện kết quả tinh thần làm việc khoa học nghiêm túc của các tác giả. Trong quá trình biên soạn các tác giả đã tham khảo, chọn lọc nhiều tài liệu và cũng đã tuân thủ nguyên tắc trình bày rõ ràng, lôgíc các nguyên lý triết học cơ bản của Triết học Mác-Lênin phù hợp với giáo trình quốc gia dưới dạng hệ thống các câu hỏi và trả lời. Vì vậy, có thể nói đây là một tài liệu khoa học, hệ thống và cơ bản, hữu ích trong việc phục vụ học tập, nghiên cứu của sinh viên và bạn đọc.
Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia, trân trọng giới thiệu cuốn sách: “Triết học MácLênin - Đề cương bài giảng và hướng dẫn ôn tập” của tập thể các tác giả do TS. Đào Duy Thanh chủ biên đến đông đảo bạn đọc.
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA