Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu lý thuyết của chương 3 về chuyển hóa vật chất và năng lượng tế bào. Sau đây là một số câu hỏi trắc nghiệm để củng cố thêm về kiến thức cũng như các dạng câu hỏi khác nhau

ÔN TẬP CHƯƠNG 3 - CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TẾ BÀO


Câu 1: Động năng là
A. Năng lượng củi khô chưa đốt
B. Năng lượng của hợp chất hữu cơ
C. Năng lượng bình ắc quy chưa sử dụng
D. Năng lượng sẵn sàng sinh công

Câu 2:
Năng lượng tồn tại chủ yếu trong tế bào là
A. hóa năng, động năng
B. nhiệt năng, thế năng
C. điện năng, động năng
D. hóa năng

Câu 3:
Bazo nito của phân tử ATP là
A. adenin
B. timin
C. guanin
D. xitozin

Câu 4: Có hai dạng năng lượng được phân chia dựa theo trạng thái tồn tại của chúng là
A. động năng và thế năng
B. hóa năng và điện năng
C. điện năng và thế năng
D. động năng và hóa năng

Câu 5: Bản chất của quá trình chuyển hóa vật chất là quá trình
A. quang hóa, dị hóa
B. đồng hóa và quang hóa
C. tự dưỡng, dị dưỡng
D. đồng hóa và dị hóa

Câu 6:
Cho biết hoạt động nào sau đây không cần tiêu tốn năng lượng?
A. tổng hợp các chất hóa học
B. vận chuyển chủ động
C. vận chuyển thụ động
D. sinh công cơ học

Câu 7: Quá trình chuyển từ ATP thành ADP + Pi là quá trình nào sau đây?
A. đồng hóa
B. dị hóa
C. quang hóa
D. tổng hợp

Câu 8: Enzim là chất xúc tác
A. hóa học
B. sinh học

C. lí học
D. sinh hóa học

Câu 9: Trong phân tử ưi có vùng cấu trúc không ain đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất được gọi là
A. phức hợp
B. vùng liên kết tạm thời
C. trung tâm hoạt động
D. vùng phản ứng trao đổi

Câu 10: Enzim pepsin ở dịch dạ dày người hoạt động ở độ
A. pH = 2
B. pH = 3
C. pH = 4
D. pH = 6

Câu 11: Chất ức chế enzim là
A. Chất hóa học làm giảm hoạt tính enzim
B. Chất hóa học làm tăng hoạt tính enzim
C. Chất liên kết với enzim làm rối loạn hoạt tính ei
D. Chất gây độc cho enzim

Câu 12: Chất hoạt hóa của enzim là
A. Chất gây độc cho enzim
B. Chất hóa học làm giảm hoạt tính enzim
C. Chất liên kết với enzim làm rối loạn hoạt tính ei
D. Chất hóa học làm tăng hoạt tính enzim

Câu 13:
Vai trò của enzim là
A. Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể
B. Xúc tác cho các phản ứng hóa học
C. Tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào
D. Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Câu 14: Sơ đồ nào sau đây biểu diễn đúng cơ chế tác động của enzim phân giải đường saccarozo?
A. E + saccarozo → E – saccarozo → glucozo + fructozo + E
B. E – saccarozo → glucozo + fructozo + E → E + saccarozo
C. E + saccarozo → glucozo + fructozo+ E → E – saccarozo
D. E – saccarozo → E + saccarozo → glucozo + fructozo + E

Câu 15: Người bị mắc bệnh gut, các khớp xương đầu gối, mắt cá chân, ngón chân cái, bàn tay, khuỷu tay và vai bị đau đớn, do
A. Rối loạn chuyển hóa đạm
B. Rối lọan chuyển hóa mỡ
C. Rối loạn đương huyết
D. Hạ canxi

Câu 16: Ngoài bazơ nitơ, thành phần còn lại của phân tử ATP là
A. 3 phân tử đường ribôzơ và 1 nhóm phôtphat.
B. 3 phân tử đường đêôxiribôzơ và 1 nhóm phôtphat,
C. 1 phân tử đường ribỏzơ và 3 nhóm phôtphat.
D. 1 phân tử đường đêôxiribôzơ và 3 nhóm phôtphat.
Lời giải:
Ngoài bazơ nitơ, thành phần còn lại của phân tử ATP là 1 phân tử đường ribỏzơ và 3 nhóm phôtphat.

Câu 17: Tại tế bào, ATP chủ yếu được sinh ra trong
A. Ti thể.
B. Tế bào chất
C. Lục lạp.
D. Riboxom.
Lời giải:
ATP chủ yếu được sinh ra trong ti thể.

Câu 18: ATP chủ yếu được sinh ra ở bào quan
A. Lục lạp.
B. Lưới nội chất
C. Ti thể.
D. Thể Gôngi.
Lời giải:
ATP chủ yếu được sinh ra trong ti thể.

Câu 19: Trong cơ chế tác động của enzim, không có hoạt động nào sau đây?
A. Tương tác với enzim
B. Tạo ra phức hợp enzim – cơ chất
C. Giải phóng enzim và sản phẩm
D. Phân hủy enzim sau khi giải phóng sản phẩm
Lời giải:

Enzim liên kết với cơ chất → enzim - cơ chất → enzim tương tác với cơ chất → enzim biến đổi cấu hình cho phù hợp với cơ chất → giải phóng enzim và sản phẩm

Câu 20: Cơ chế hoạt động của enzim có thể tóm tắt thành một số bước sau
(1) Tạo ra các sản phẩm trung gian
(2) Tạo nên phức hợp enzim – cơ chất
(3) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzim Trình tự các bước là
A. (2) → (1) → (3)
B. (2) → (3) → (1)
C. (1) → (2) → (3)
D. (1) → (3) → (2)
Lời giải:
Trình tự các bước trong cơ chế hoạt động của enzim là: - Enzim liên kết với cơ chất → enzim-cơ chất → enzim tương tác với cơ chất → enzim biến đổi cấu hình cho phù hợp với cơ chất → giải phóng enzim và sản phẩm.
→ (2) Tạo nên phức hợp enzim – cơ chất → (1) Tạo ra các sản phẩm trung gian → (3) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzim

Câu 21: Cơ chế hoạt động của enzim có thể tóm tắt thành một số bước sau
(1) Enzim liên kết với cơ chất tạo nên phức hợp enzim – cơ chất
(2) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzim
(3) Enzim tương tác với cơ chất
Trình tự các bước là
A. (2) → (1) → (3)
B. (2) → (3) → (1)
C. (1) → (2) → (3)
D. (1) → (3) → (2)
Lời giải:

Trình tự các bước trong cơ chế hoạt động của enzim là: Enzim liên kết với cơ chất → enzim-cơ chất → enzim tương tác với cơ chất → enzim biến đổi cấu hình cho phù hợp với cơ chất → giải phóng enzim và sản phẩm
→ (1) Tạo nên phức hợp enzim – cơ chất → (3) Enzim tương tác với cơ chất → (2) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzim

Câu 22: Sự hô hấp nội bào được thực hiện nhờ
A. Sự có mặt của các nguyên tử Hyđro.
B. Sự có mặt của cácphân tử CO2
C. Vai trò xúc tác của các enzim hô hấp.
D. Vai trò của các phân tử ATP.
Lời giải:
Các phản ứng hô hấp diễn ra nhờ các enzyme xúc tác.

Câu 23: Các phản ứng trong quá trình hô hấp nội bào được thực hiện nhờ sự có mặt của
A. ATP.
B. CO2
C. Glucôzơ.
D. Enzim xúc tác.
Lời giải:

Các phản ứng trong quá trình hô hấp diễn ra nhờ các enzyme xúc tác.

Câu 24: Bản chất của hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng
A. Thuỷ phân.
B. Ôxi hoá khử.
C. Tổng hợp.
D. Phân giải
Lời giải:
Hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử.

Câu 25: Các phản ứng cơ bản trong hô hấp tế bào là
A. Phản ứng thuỷ phân.
B. Phản ứng este hóa.
C. Phản ứng ôxi hoá khử .
D. Phản ứng trung hòa
Lời giải:
Hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử.

Câu 26: Oxi được giải phóng trong
A. Pha tối nhờ quá trình phân li nước.
B. Pha sáng nhờ quá trình phân li nước.
C. Pha tối nhờ quá trình phân li CO2
D. Pha sáng nhờ quá trình phân li CO2
Lời giải:
Nước trong pha sáng tham gia vào phản ứng quang phân li nước tạo ra các điện tử và Ôxi.

Câu 27: Sản phẩm tạo ra ở pha sáng của quá trình quang hợp là:
A. Các điện tử được giải phóng từ phân li nước
B. Sắc tố quang hợp
C. Sự giải phóng ôxi
D. ATP, NADPH và O2
Lời giải:

Sản phẩm tạo ra ở pha sáng của quá trình quang hợp là: ATP, NADPH và O2

Câu 28: Pha tối của quang hợp còn được gọi là
A. Pha sáng của quang hợp.
B. Quá trình cố định CO2
C. Quá trình chuyển hoá năng lượng.
D. Quá trình tổng hợp cacbonhidrat.
Lời giải:
Pha tối của quang hợp còn được gọi là quá trình cố định CO2.

Câu 29: Những hoạt động nào sau đây xảy ra trong pha tối
(1) Giải phóng oxi
(2) Biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbohidrat
(3) Giải phóng electron từ quang phân li nước
(4) Tổng hợp nhiều phân tử ATP
(5) Sinh ra nước mới
Những phương án trả lời đúng là
A. (1), (4)
B. (2), (3)
C. (3), (5)
D. (2), (5)
Lời giải:

Những hoạt động nào sau đây xảy ra trong pha tối: (2) Biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbohidrat và (5) Sinh ra nước mới
Sự kiện (2), (3), (4) diễn ra ở pha sáng.

Câu 30: ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng cho các chất đó để trở thành
A. Bazơ nitơ ađênin
B. ADP
C. Đường ribôzơ
D. Hợp chất cao năng
Lời giải:
ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng cho các chất đó để trở thành ADP

Câu 31: Liên kết P ~ P ở trong phân tử ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng, nguyên nhân là do
A. Phân tử ATP là chất giàu năng lượng
B. Phân tử ATP có chứa 3 nhóm photphat
C. Các nhóm photphat đều tích điện âm nên đẩy nhau
D. Đây là liên kết mạnh
Lời giải:
Liên kết P ~ P ở trong phân tử ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng là do các nhóm photphat đều tích điện âm nên có xu hướng đẩy nhau.

Câu 32: Enzim không có đặc điểm nào sau đây ?
A. Hoạt tính xúc tác mạnh
B. Tính chuyên hóa cao
C. Bị biến đổi sau phản ứng
D. Bị bất hoạt ở nhiệt độ cao.
Lời giải:
Enzyme có các đặc điểm:
+ Hoạt tính xúc tác mạnh
+ Tính chuyên hóa cao
+ Không bị biến đổi sau phản ứng
+ Bị bất hoạt ở nhiệt độ cao.

Câu 33: Trong các hợp chất hữu cơ sau, hợp chất nào không phải là enzim:
A. Trypsin.
B. Chymotripsin.
C. Secretin.
D. Pepsin
Lời giải:
Secretin không phải là enzim.
Trypsin, Chymotripsin và Pepsin đều là enzim.

Câu 34: Các chất dưới đây được sinh ra trong tế bào sống?
(1) saccaraza
(2) proteaza
(3) nucleaza
(4) lipit
(5) amilaza
(6) saccarozo
(7) protein
(8) axit nuclêic
(9) lipaza
(10) pepsin
Những chất nào trong các chất trên là enzim?
A. (1), (2), (3), (4), (5)
B. (1), (6), (7), (8), (9), (10)
C. (1), (2), (3), (5), (9), (10)
D. (1), (2), (3), (5), (9)
Lời giải:
Các chất là enzim là: Saccaraza, proteaza, nucleaza, amilaza, lipaza, pepsin.
Lipit, saccarozo, protein, axit nucleic không phải là enzim.

Câu 35: Enzim nào sau đây tham gia xúc tác quá trình phân giải protein?
A. Amilaza
B. Saccaraza
C. Pepsin
D. Mantaza
Lời giải:
Pepsin xúc tác quá trình phân giải protein.
Amilaza xúc tác phân giải tinh bột và glycogen
Saccaraza xúc tác phân giải saccarozo
Mantaza xúc tác phân giải mantôzơ

Câu 36:
Hô hấp tế bào được chia làm mấy giai đoạn?
A. 2 giai đoạn
B. 3 giai đoạn
C. 4 giai đoạn
D. 5 giai đoạn
Lời giải:
Hô hấp tế bào được chia làm 3 giai đoạn mỗi giai đoạn đều tạo ra ATP nhưng giải phóng nhiều nhất là chuỗi truyền electron

Câu 37: Hô hấp tế bào được chia làm ….. mỗi giai đoạn đều tạo ra ATP nhưng giải phóng nhiều nhất là ….
A. 3 giai đoạn/ chu trình Crep
B. 2 giai đoạn/ chuỗi truyền electron
C. 3 giai đoạn/ chuỗi truyền electron
D. 2 giai đoạn/ chu trình Crep
Lời giải:
Hô hấp tế bào được chia làm 3 giai đoạn mỗi giai đoạn đều tạo ra ATP nhưng giải phóng nhiều nhất là chuỗi truyền electron

Câu 38: Đường phân là quá trình biến đổi
A. Glucôzơ.
B. Mantôzơ.
C. Saccarôzơ.
D. Xenlulozơ.
Lời giải:
Đường phân là quá trình biến đổi glucôzơ.

Câu 39: Quang hợp và hô hấp không khác nhau ở điểm nào sau đây
A. Bản chất các phản ứng.
B. Nguyên liệu và sản phẩm.
C. Vị trí diễn ra phản ứng trong tế bào.
D. Năng lượng tạo thành.
Lời giải:
Quang hợp và hô hấp là hai quá trình trái ngược nhau nhưng chúng có mối liên hệ chặt chẽ.
Sản phẩm C6p2O6 của quá trình quang hợp là nguyên liệu của quá trình hô hấp.
Quang hợp tổng hợp, thu năng lượng, còn hô hấp phân giải, thải năng lượng.

Câu 40: Quang hợp là quá trình
A. Biến đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng hoá học.
B. Biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp.
C. Tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ (CO2, H2O) với sự tham gia của ánh sáng và diệp lục.
D. Cả A,B và C.
Lời giải:
Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản nhờ năng lượng ánh sáng với sự tham gia của hệ sắc tố.

Câu 41: Cây xanh tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ sử dụng năng lượng ánh sáng trong quá trình nào sau đây?
A. Hóa tổng hợp
B. Hóa phân li
C. Quang tổng hợp
D. Quang phân li
Lời giải:
Cây xanh tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ sử dụng năng lượng ánh sáng trong quá trình quang tổng hợp.

Câu 42: Quang hợp chỉ được thực hiện ở
A. Tảo, thực vật, động vật.
B. Tảo, thực vật, nấm.
C. Tảo, thực vật và một số vi khuẩn.
D. Tảo, nấm và một số vi khuẩn.
Lời giải:
Trong sinh giới, chỉ có thực vật, tảo và một số vi khuẩn có khả năng quang hợp.

Câu 43: Những nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp?
A. Thực vật và vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh
B. Thực vật, vi khuẩn lam và tảo
C. Thực vật và nấm
D. Thực vật và động vật
Lời giải:
Trong sinh giới, chỉ có thực vật, tảo và một số vi khuẩn có khả năng quang hợp.

Câu 44: Quá trình đường phân xảy ra ở
A. Tế bào chất.
B. Lớp màng kép của ti thể.
C. Lục lạp
D. Cơ chất của ti thể.
Lời giải:
Quá trình đường phân xảy ra ở tế bào chất.

Câu 45: Trong hô hấp hiếu khí, glucô được chuyển hoá thành pyruvatte ở bộ phận
A. Màng trong của ti thể.
B. Tế bào chất
C. Màng ngoài của ti thể.
D. Dịch ti thể.
Lời giải:
Trong hô hấp hiếu khí, glucô được chuyển hoá thành pyruvatte ở tế bào chất

Câu 46: Điều nào sau đây là đúng với quá trình đường phân?
A. Bắt đầu ôxy hoá glucôzơ.
B. Hình thành một ít ATP, có hình thành NADH.
C. Chia glucôzơ thành 2 axít pyruvíc.
D. Tất cả các điều trên .
Lời giải:
Các ý A, B, C đều đúng với quá trình đường phân.

Câu 47: ATP có chức năng cung cấp năng lượng cho các quá trình?
A. Sinh tổng hợp của tế bào
B. Vận chuyển các chất
C. Sinh công cơ học
D. Tất cả các quá trình trên
Lời giải:

ATP chủ yếu được sinh ra trong ti thể có chức năng:
- Cung cấp năng lượng cho các quá trình sinh tổng hợp của tế bào.
- Cung cấp năng lượng cho quá trình vận chuyển các chất qua màng (vận chuyển tích cực).
- Cung cấp năng lượng để sinh công cơ học: hoạt động co cơ, vận động.

Câu 48: Hoạt động nào sau đây không cần năng lượng cung cấp từ ATP?
A. Sinh trưởng ở cây xanh
B. Sự khuếch tán chất tan qua màng tế bào
C. Sự co cơ ở động vật
D. Sự vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất
Lời giải:
Hoạt động khuếch tán chất tan qua màng tế bào không cần năng lượng cung cấp từ ATP vì đây là quá trình vận chuyển thụ động (từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ thấp hơn).

Câu 49: Cho các chất sau
(1) Saccarozơ – saccaraza
(2) Prôtêin – prôtêaza
(3) Tinh bột – Amilaza
(4) Urê - Ureaza
Có bao nhiêu cặp cơ chất - enzim phù hợp theo quy luật ổ khóa — chìa khóa?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Lời giải:
Cả 4 cặp cơ chất – enzim đều phù hợp theo quy luật ổ khóa — chìa khóa

Câu 50: Kết thúc quá trình đường phân, tế bào thu được số phân tử ATP là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải:
Kết thúc quá trình đường phân, tế bào thu được 2 phân tử ATP.

Chúc các bạn một ngày tốt lành
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top