Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,391
Thơm ngát mùa vải
Vải đang trúng mùa và tràn ngập các phố phường, từ gánh hàng rong đến các sạp chợ và siêu thị; giá cũng chênh lệch nhau chút ít. Phổ biến là thế nhưng ít ai biết rõ tính năng tuyệt vời của loại trái này.
Vải, lệ chi (litchi hay letchi) từng là loại quả dành cho giới quý tộc, vua chúa bởi hương vị đặc trưng của nó. Ở châu Âu vải là loại trái cây mùa đông, loại qua quý mà người ta tặng nhau nhân dịp Giáng Sinh, chứ không xuất hiện vào giữa mùa hè như ở nước ta. Vải có thể được trồng ở Madagascar, đảo Réunion, đảo Maurice…Thuộc giống cây cao, từ 20-30 m, họ thông, nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng cách nay 4000 năm; trái đậu từng chùm và vỏ bọc bên ngoài sần sùi đều đặn và có màu hồng đỏ khi chín. Cây có thể cho trái sau 5-6 năm trồng. Pierre Sonnerat, nhà thám hiểm Pháp của thế kỷ 19, đã nhắc đến loại trái này trong hồi ký của mình sau chuyến đi các nước đông Nam Á và Trung Quốc. Vải được đưa sang vào đảo Réunion vào giữa thế kỷ thứ 18. Có rất nhiều giống vải nhưng nổi tiếng nhất là vải Quảng Đông, có hương vị hoa hồng và nho xạ hòa lẫn. Ngoài cơm trái vải thật nhiều nước và ngọt thì hạt vải được sử dụng trong chiết xuất dầu và saponoside, tanin trong đông y – thành phần này có tính năng sát khuẩn, giảm đau, xoa dịu cơn đau dạ dày, đau bụng và bồi bổ cơ thể.
Thành phần dinh dưỡng trong vải (100 g):
· Calori: 64 Kcal
· Lipid: 0,4 g
· Hydrate carbon: 16,5 g
· Protein: 0,8 g
Hàm lượng vitamin C trong vải cao, có thể đáp ứng đủ 87% nhu cầu hàng ngày giúp cơ thể chống đỡ với viêm nhiễm và bảo vệ mô ; vitamin B9 (16% nhu cầu hàng ngày) tham gia vào tái tạo tế bào, đặc biệt cần thiết cho phụ nữ mang thai (sự phát triển của phôi thai), trẻ em đang tăng trưởng và người đang dưỡng bệnh. Chất xơ giúp chuyển hóa ruột và cân bằng cơn đói ; potassium và magnesium chống đở với mệt mỏi.
Tính năng chữa bệnh của vải
Hạt vải (lệ chi hạch) dùng làm thuốc được thái mỏng phơi hay sấy khô. Theo Đông y, hạt vải vị ngọt chát, tính ôn, có tác dụng tán hàn, chữa tiêu chảy ở trẻ em với liều từ 4-8 g dưới dạng bột hay sắc uống.
Cơm trái vải (múi vải) có vị ngọt chua, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, làm hết phiền khát, chữa những bệnh mụn nhọt với liều 10-16 g múi khô. Ngoài ra, người ta còn dùng hoa vải, vỏ thân và rễ cây vải sắc lấy nước dùng súc miệng có thể chữa viêm miệng và đau răng (vải cả quả thêm ít muối, đốt thành than, nghiền nhỏ, xát vào chỗ răng đau).
Chọn mua và bảo quản
Nếu chú ý thì chúng ta có thể thấy vải bán vỉa hè có màu xanh pha lẫn với vàng và loáng thoáng vài chỗ ửng đỏ. Trong khi vải bó chùm lại trên các sạp, siêu thị thường có giá cao hơn nhưng lại có màu hồng thẳm, vị và hương có khác nhau. Vải có chất lượng phải :
· Vỏ màu hồng thẳm đồng nhất, thậm chí chuyển sang nâu, nhưng không bị héo quắt lại.
· Chọn trái còn dính với cành, không có đốm nâu hay bị nứt vỏ
· Cơm vải tươi có màu hồng nhạt
· Mùi vị rất thơm ngon, mùi thơm đặc trưng
· Cơm vải tuy không giòn như phải chắc, không chảy nước
Vải nguyên vỏ, bọc vào giấy thấm hay bao nhựa có thể bảo quản trong hộc lạnh khoảng 15 ngày hoặc tách hạt để đông lạnh. Vải để ngoài nhiệt độ phòng nên dùng trong vòng 2 ngày, bởi vì sau đó vỏ sẽ bị thâm và dễ hư. Có người sau khi ăn vải bị nôn nao, nổi mề đay, đau bụng, nôn mửa... Các triệu chứng đó không phải do vải mà do một loại nấm sống ở những núm quả vải bị dập nát, úng thối gây ra.
Vải trong ẩm thực
Ngoài ăn tươi, ăn khô, ngâm sirô thì vải có mặt trong các món salad trái cây, nhân bánh ngọt, kem tươi, sorbet, sốt và cocktail. Với hương vị đặc trưng vải co thể làm cho thịt, cá, hải sản và rau quả dậy mùi hơn nếu được cho vào món ăn lúc sau cùng hoặc ghim xen kẻ trong món nướng.
Gà xào vải và khế
1. Ức gà xắt hạt lựu, cho vào chảo đảo sơ với dầu phọng
2. Cho 20 ml nước tương, 150 g trái vải bỏ hột, 150 ă1t mỏng, 5 g gừng tươi thái nhỏ và 40 g rượu sherry.
3. Khi gà chín và thấm đều cho 20 ml nước bột bắp để làm sệt nước sốt.
4. Nêm muối , tiêu vừa ăn. Cho lên trên lớp rau xanh và dùng nóng.
Thiên Thanh
Mọi liên hệ và nhu cầu hãy gửi mail cho tôi : Nguyenquyhcmcity@gmail.com
Vải đang trúng mùa và tràn ngập các phố phường, từ gánh hàng rong đến các sạp chợ và siêu thị; giá cũng chênh lệch nhau chút ít. Phổ biến là thế nhưng ít ai biết rõ tính năng tuyệt vời của loại trái này.
Vải, lệ chi (litchi hay letchi) từng là loại quả dành cho giới quý tộc, vua chúa bởi hương vị đặc trưng của nó. Ở châu Âu vải là loại trái cây mùa đông, loại qua quý mà người ta tặng nhau nhân dịp Giáng Sinh, chứ không xuất hiện vào giữa mùa hè như ở nước ta. Vải có thể được trồng ở Madagascar, đảo Réunion, đảo Maurice…Thuộc giống cây cao, từ 20-30 m, họ thông, nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng cách nay 4000 năm; trái đậu từng chùm và vỏ bọc bên ngoài sần sùi đều đặn và có màu hồng đỏ khi chín. Cây có thể cho trái sau 5-6 năm trồng. Pierre Sonnerat, nhà thám hiểm Pháp của thế kỷ 19, đã nhắc đến loại trái này trong hồi ký của mình sau chuyến đi các nước đông Nam Á và Trung Quốc. Vải được đưa sang vào đảo Réunion vào giữa thế kỷ thứ 18. Có rất nhiều giống vải nhưng nổi tiếng nhất là vải Quảng Đông, có hương vị hoa hồng và nho xạ hòa lẫn. Ngoài cơm trái vải thật nhiều nước và ngọt thì hạt vải được sử dụng trong chiết xuất dầu và saponoside, tanin trong đông y – thành phần này có tính năng sát khuẩn, giảm đau, xoa dịu cơn đau dạ dày, đau bụng và bồi bổ cơ thể.
Thành phần dinh dưỡng trong vải (100 g):
· Calori: 64 Kcal
· Lipid: 0,4 g
· Hydrate carbon: 16,5 g
· Protein: 0,8 g
Hàm lượng vitamin C trong vải cao, có thể đáp ứng đủ 87% nhu cầu hàng ngày giúp cơ thể chống đỡ với viêm nhiễm và bảo vệ mô ; vitamin B9 (16% nhu cầu hàng ngày) tham gia vào tái tạo tế bào, đặc biệt cần thiết cho phụ nữ mang thai (sự phát triển của phôi thai), trẻ em đang tăng trưởng và người đang dưỡng bệnh. Chất xơ giúp chuyển hóa ruột và cân bằng cơn đói ; potassium và magnesium chống đở với mệt mỏi.
Tính năng chữa bệnh của vải
Hạt vải (lệ chi hạch) dùng làm thuốc được thái mỏng phơi hay sấy khô. Theo Đông y, hạt vải vị ngọt chát, tính ôn, có tác dụng tán hàn, chữa tiêu chảy ở trẻ em với liều từ 4-8 g dưới dạng bột hay sắc uống.
Cơm trái vải (múi vải) có vị ngọt chua, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, làm hết phiền khát, chữa những bệnh mụn nhọt với liều 10-16 g múi khô. Ngoài ra, người ta còn dùng hoa vải, vỏ thân và rễ cây vải sắc lấy nước dùng súc miệng có thể chữa viêm miệng và đau răng (vải cả quả thêm ít muối, đốt thành than, nghiền nhỏ, xát vào chỗ răng đau).
Chọn mua và bảo quản
Nếu chú ý thì chúng ta có thể thấy vải bán vỉa hè có màu xanh pha lẫn với vàng và loáng thoáng vài chỗ ửng đỏ. Trong khi vải bó chùm lại trên các sạp, siêu thị thường có giá cao hơn nhưng lại có màu hồng thẳm, vị và hương có khác nhau. Vải có chất lượng phải :
· Vỏ màu hồng thẳm đồng nhất, thậm chí chuyển sang nâu, nhưng không bị héo quắt lại.
· Chọn trái còn dính với cành, không có đốm nâu hay bị nứt vỏ
· Cơm vải tươi có màu hồng nhạt
· Mùi vị rất thơm ngon, mùi thơm đặc trưng
· Cơm vải tuy không giòn như phải chắc, không chảy nước
Vải nguyên vỏ, bọc vào giấy thấm hay bao nhựa có thể bảo quản trong hộc lạnh khoảng 15 ngày hoặc tách hạt để đông lạnh. Vải để ngoài nhiệt độ phòng nên dùng trong vòng 2 ngày, bởi vì sau đó vỏ sẽ bị thâm và dễ hư. Có người sau khi ăn vải bị nôn nao, nổi mề đay, đau bụng, nôn mửa... Các triệu chứng đó không phải do vải mà do một loại nấm sống ở những núm quả vải bị dập nát, úng thối gây ra.
Vải trong ẩm thực
Ngoài ăn tươi, ăn khô, ngâm sirô thì vải có mặt trong các món salad trái cây, nhân bánh ngọt, kem tươi, sorbet, sốt và cocktail. Với hương vị đặc trưng vải co thể làm cho thịt, cá, hải sản và rau quả dậy mùi hơn nếu được cho vào món ăn lúc sau cùng hoặc ghim xen kẻ trong món nướng.
Gà xào vải và khế
1. Ức gà xắt hạt lựu, cho vào chảo đảo sơ với dầu phọng
2. Cho 20 ml nước tương, 150 g trái vải bỏ hột, 150 ă1t mỏng, 5 g gừng tươi thái nhỏ và 40 g rượu sherry.
3. Khi gà chín và thấm đều cho 20 ml nước bột bắp để làm sệt nước sốt.
4. Nêm muối , tiêu vừa ăn. Cho lên trên lớp rau xanh và dùng nóng.
Thiên Thanh
Mọi liên hệ và nhu cầu hãy gửi mail cho tôi : Nguyenquyhcmcity@gmail.com