• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Thanh Hải - Mùa xuân thi sĩ

  • Thread starter Thread starter vàng
  • Ngày gửi Ngày gửi

vàng

New member
Xu
0
Nhà thơ Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn, sinh ngày 4 tháng 11 năm 1930, quê Hương Điền, Thừa Thiên Huế. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ nhà thơ Thanh Hải làm công tác văn hoá văn nghệ ở Đoàn văn công tỉnh và cán bộ Tuyên huấn ở chiến khu. Sau năm 1975, ông là Tổng thư ký Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên. Ông mất ngày 15 tháng 12 năm 1980 tại Huế. Với 50 mùa xuân cuộc đời, nhà thơ đã để lại 6 tập thơ: “Những đồng chí Trung Kiên”; “Huế mùa xuân” (2 tập); “Dấu võng Trường Sơn”; “Mưa xuân đất này” và “Thanh Hải thơ tuyển”. Thơ Thanh Hải là tiếng nói bình dị, chân thành của người chiến sĩ kiên trung, một lòng theo cách mạng, đã có những đóng góp đang quí cho nền thơ chống Mỹ. Ông được tặng giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu 1965 và được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, đợt 1, năm 2001.

“Mùa xuân nho nhỏ” là một trong những bài thơ tiêu biểu trong gia tài thơ xuân Việt Nam , được nhà thơ Thanh Hải viết trên giường bệnh, trước khi mất chỉ vài ngày. Đó là lời tự bạch chân thành với những tâm niệm đầy tính nhân văn về lẽ sống và đời thơ.

Bài thơ nhanh chóng chinh phục người đọc trước hết bởi âm hưởng, ngân nga mà sâu lắng, bởi năng lượng cảm xúc dồi dào truyền tải và lan toả. Chính cái giọng điệu dịu ngọt, chan chứa tình yêu đời, yêu cuộc sống đã tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc và góp phần làm nổi bật lên cấu tứ, hình ảnh, hình tượng và ngôn từ của bài thơ.

Ta dễ dàng nhận thấy bài thơ có cấu tứ “lộ thiên” theo chiều không gian mở. Mạch thơ đi theo trình tự: Xuân thiên nhiên – Xuân con người – Xuân đất nước – Xuân thi sĩ và cuối cùng là Xuân đất Huế quê hương. Đây là dạng cấu tứ thông thường. Nếu không có những thành công ở những yếu tố nghệ thuật khác loại cấu tứ này, dễ sa vào đơn giản, dễ dãi. Nhưng nhờ những hình ảnh độc đáo, bát ngờ, nhạc điệu, trạng thái xuất thần của cảm xúc đã khiến bài thơ trôi chảy một cách tự nhiên như một dòng sông đầy ắp hiền hoà, ào ạt reo ca.

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân thiên nhiên được đặc tả ở những hình ảnh: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, con chim chiền chiện hót vang trời. Một mùa xuân dịu dàng tươi sáng bởi màu sắc, náo nức rộn ràng bởi âm thanh, và lồng lộng không gian. Thiên nhiên tràn trề sức sống mãnh liệt và dâng hiến hết mình: sông hết mình xanh, bông hoa hết mình tím, và con chim nhỏ bé kia cũng đang căng hết sức lực của vòm ngực cất lên tiếng hót làm vang động cả bầu trời cao rộng. Vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất ấy có sức quyến rũ, mê hồn, khiến thi sĩ như tỉnh như say. Nhà thơ thầm hỏi/ hay thốt lên “hót chi mà vang trời “ , tưởng như nghe được tiếng lòng trìu mến bao dung, quyến luyến cõi đời của một người thơ xứ Huế. Tiếng chim hồn nhiên, trong trẻo mà da diết phía bầu trời cao vút lại như kết đọng thành những giọt âm thanh rơi xuống hồn người, chạm vào cõi sâu lặng, khuấy lên bao nỗi niềm, dìu nhà thơ vào cõi mộng: “Tôi đưa tay tôi hứng”. Nhà thơ hứng lấy tiếng chim , (có thể hình dung) với một sự đón nhận, nâng niu, trân quí và cất giữ, như sợ rằng, nếu không làm như vậy cái âm thanh ngọt lành kia sẽ tắt vào thinh vắng. Đây là một chi tiết có sức toả sáng trong bài thơ. Và nó chỉ có thể được phát ra từ cảm xúc đặc biệt, hoàn cảnh đặc biệt của một con người nhiều trải nghiệm, hiểu rõ đời mình chỉ còn là những khoảnh khắc ngắn ngủi.
Mùa xuân thiên nhiên cũng là nguyên cớ tạo nên mùa xuân con người.

Mùa xuân người cầm súng
Lộc dắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ

Nhà thơ nêu ra hai hình ảnh: “Người cầm súng” và “Người ra đồng”, những con người đại diện cho sức mạnh dân tộc với lịch sử bốn nghìn năm làm ăn và đánh giặc.

Lộc- cái chồi xanh nhú lên sau những ngày đông giá, đã tồn tại trong tâm thức của người Việt Nam như một biểu tượng tươi đẹp nhất về mùa xuân. Nó hiện thân cho sự rũ bỏ quá khứ héo tàn, cũ xám để lại non xanh đầy sức trẻ, vươn dậy, đầy niềm tin vào tương lai.

Lộc dắt đầy quanh lưng người cầm súng, phơi phới bước chân ra trận. Lộc trải dài vô tận dưới những bàn tay lặng lẽ gieo trồng. Thiên nhiên ban tặng lộc. Con người ươm nên lộc. Tất cả hoà quyện trong sự phồn thực của mùa xuân, mang chứa khát vọng lớn lao muôn thuở về cuộc sống bình yên và no ấm.

Mùa xuân gieo vào lòng người những niềm vui mới mẻ, “như hối hả”, “như xôn xao”. Hai từ tượng thanh liên tiếp trong câu thơ diễn tả niềm hạnh phúc dâng tràn. Mùa xuân không còn là người khách lạ mà nó thực sự được sinh ra từ hồn người.
Theo chiều không gian mở, cảm xúc của nhà thơ được nâng lên ở sự suy ngẫm về mùa xuân đất nước:

“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”

Khái quát về đất nước Việt Nam vất vả, gian lao, đau thương, ngời sáng là điểm gặp gỡ của rất nhiều nhà thơ: Nguyễn Đình Thi từng viết: “Anh yêu em như yêu đất nước/ Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần”… Vậy mà cách nói giản dị hình ảnh quen thuộc trong thơ Thanh Hải vẫn “chạm” vào cái phần thiêng liêng trong sâu thẳm tâm hồn con người – tình yêu Tổ quốc. Ở đây số phận của đất nước, dân tộc đã hàm chứa số phận của công dân. Mỗi người là một phần thân thể của đất nước. Và đất nước dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào vẫn “như vì sao đi lên phía trước”, vẫn kiên cường vượt lên tăm tối, nô lệ, bần cùng mà toả sáng. Cảm hứng ngợi ca và khí thế hào sảng của câu thơ đã xác định vị trí của nhà thơ trong cuộc hành quân vĩ đại của dân tộc. Vị trí một công dân đất nước, một người lính trong đội ngũ. Niềm vinh dự tự hào như chất men say thôi thúc thơ ông cất lên tiếng hát:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến”



Người đọc bất ngờ bắt gặp một mùa xuân thi sĩ. Bằng điệp khúc “Ta làm”, “Ta nhập”… bài thơ đã tấu nên khúc ca chan chứa nhiệt huyết tình yêu cuộc sống và khát vọng dâng hiến mùa xuân cho cuộc đời và cho thi ca.

Nhà thơ – người nghệ sĩ ngôn từ đã nhận lấy trách nhiệm của mình với nhân dân đất nước : Làm một con chim hót trong muôn loài chim, làm một cành hoa trong rừng hoa muôn sắc. Làm “một nốt trầm” trong bản hoà ca muôn điệu. Làm “một mùa xuân nho nhỏ” trong mùa xuân rực rỡ và bất tận của đất trời.

Lời lẽ bình dị, nhẹ nhàng, khiêm tốn nhưng có sức khái quát cao về một lẽ sống chân chính, một quan điểm nhân văn về thơ ca và người nghệ sĩ.

Phải chăng “một nốt trầm” cũng có thể làm “xao xuyến” muôn lòng, khi người nghệ sĩ “từ chân trời của một người” đi đến và hoà nhập với “chân trời của nhiều người”, lặng lẽ hiến dâng những gì đẹp nhất, dù “nho nhỏ” của mình vào cuộc đời chung. Và nhà thơ đã kiên định một thái độ sống như vậy từ tuổi thanh xuân đến khi tóc bạc.

Trở về với đất mẹ quê hương là qui luật tình cảm. Bởi sau những buồn vui, thành bại, quê hương vẫn là nơi đón nhận, neo giữ những gì còn lại của đời người. Nhà thơ Thanh Hải đã từng viết nhiều về đất Huế quê hương, và khúc ca cuối cùng của ông cũng là khúc ca giành cho Huế:

“Mùa xuân ta xin hát
Khúc Nam ai Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế”

Nam ai, Nam bình là những làn điệu tiêu biểu của ca Huế, chất chứa âm điệu buồn ai oán, những cảnh đời buồn đau thất vọng, hoặc âm điệu trong trẻo yên bình của cuộc sống an lành. Phách tiền là một loại nhạc cụ dân gian được chế tác đơn giản bằng những thanh gỗ có gắn những đồng tiền, thường tấu lên nhạc điệu nhịp nhàng, rộn rã cho những bài ca Huế tươi vui.

Dường như những âm điệu buồn vui rất đặc trưng Huế ấy đã “ăn” vào máu thịt, luôn thường trực và ám ảnh nhà thơ. Mùa xuân đất Huế đã khơi dậy cảm hứng trào dâng bật lên thành tiếng hát tha thiết và sâu nặng tình yêu quê hương.

Nhà thơ Thanh Hải đã gửi lại cho đời “Một mùa xuân nho nhỏ”, “một nốt trầm xao xuyến”, nhưng đó là mùa xuân còn mãi như ngọn lửa nhỏ sẽ mãi nhen lên, đó là một nốt trầm cứ vang ngân không dứt.

Bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc trở thành ca khúc vượt thời gian về mùa xuân của nền âm nhạc nước nhà. Quả là một sự tương ngộ như có duyên định của hai tâm hồn nghệ sĩ.

Nguồn: Tạp chí Thơ, Hội Nhà văn Việt Nam, Số 2 năm 2008...
 
em cũng xin có một bài

Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
________________________________________
Mở bài


“Nếu là con chim, chiếc lá,
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả,
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.”
(Tố Hữu)

Tố Hữu – nhà thơ cùng quê hương xứ Huế với Thanh Hải – đã viết trong bài “Một khúc ca xuân” những lời tâm niệm thật chân thành, giản dị và tha thiết. Đó là “lặng lẽ dâng cho đời”. Còn Thanh Hải khi viết bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” trước lúc ra đi, không những đã giải bày những suy ngẫm mà còn mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của mình cho mùa xuân vĩ đại của đất nước Việt Nam.

Sinh ra, lớn lên, hoạt động cách mạng và tham gia công tác văn nghệ suốt hai thời kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ngay chính trên quê hương ruột thịt của mình. Ở địa diểm nào, hoàn cảnh nào ông cũng thể hiện được lẽ sống của mình. Đó là sự giản dị, chân thành, yêu người và khát vọng dâng hiến sức mạnh cho đời như chính cuộc sống và tâm hồn ông. Chúng ta có thể coi bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là món quà cuối cùng mà Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc về cõi vĩnh hằng. Chính vì vậy nó bâng khuâng, tha thiết và sâu lắng hơn tất cả để cuối cùng thể hiện một Thanh Hải yêu người, yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước và còn là một Thanh Hải sống cho thơ và sống cho đời.

Thân bài

Giới thiệu chung

Trước lúc vĩnh viễn ra đi ông cũng để lại cho đời những vần thơ thật nhân hậu, thiết tha và thanh thản, không hề gợn một nét u buồn nào của một cuộc đời sắp tắt. Khi cuộc đời mình đã bước vào cuối đông, nhà thơ vẫn nghĩ đến một mùa xuân bất diệt, muôn thuở và nguyện dâng hiến cho đời.

Phân tích

Hình ảnh của một mùa xuân rất Huế đã được tác giả mở đầu cho bài thơ:

“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc.
Ơi con chim chiền chiện
Hót cho mà vang trời,
Từng giọt long lanh rơi,
Tôi đưa tay tôi hứng”.

Một nét đặc trưng nơi xứ Huế là hình ảnh màu tím. Một màu tím thật gợn nhẹ như màu tím hoa sim mọc giữa con sông xanh biếc hay như những tà áo dài với màu tím thật nhẹ nhàng của những cô gái Huế. Cảm xúc về mùa xuân mở ra thật ngỡ ngàng, bất ngờ, không gian như tươi tắn hơn, trẻ trung hơn, thánh thoát hơn:


“Ơi con chim chiền chiện
Hót cho mà vang trời,
Từng giọt long lanh rơi,
Tôi đưa tay tôi hứng”.


Trong không gian vang vang vui tươi của tiếng chim càng đậm đà chất Huế hơn nhờ dùng đúng chỗ những ngôn từ đặc trưng xứ Huế. Một từ “Ơi” đặt ở đầu câu, một từ “chi” đứng sau động từ “hát” đã đưa cách nói ngọt ngào, thân thương của Huế vào nhạc điệu của thơ. Từ “giọt” được hiểu theo rất nhiều nghĩa: có thể là “giọt nắng bên thềm”, giọt mưa xuân, giọt sương sớm hay cả tiếng hót của những chú chim chiền chiện. Nhưng đối với khung sắc trời xuân thì giọt xuân càng làm tăng thêm vẻ đẹp và sự quyến rũ của nó. Một từ “hứng” cũng đủ diễn tả sự trân trọng của nhà thơ đối với vẻ đẹp của trời, của sông, của chim muông hoa lá; đồng thời cũng thể hiện cảm xúc trọn vẹn của Thanh Hải trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời.

Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, tác giả đã chuyển cảm nhận về mùa xuân của cuộc sống, nhân dân và đất nước. Với hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng”, biểu tượng của hai nhiệm vụ: chiến đấu bảo vệ tổ quốc và lao động tăng gia để xây dựng đất nước với những câu thơ giàu hình ảnh và mang tính gợi cảm:

“Mùa xuân người cầm súng,
Lộc giắt đầy trên lưng.
Mùa xuân người ra đồng,
Lộc trãi dài nương mạ.
Tất cả như hối hả,
Tất cả như xôn xao…”

Hình ảnh mùa xuân của đất trời đọng lại trong lộc non đã theo người cầm súng và người ra đồng, hay chính họ đã đem mùa xuân đến cho mọi miền của tổ quốc thân yêu.
Tác giả đã sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ như nhấn mạnh và kết thúc một khổ thơ bằng dấu ba chấm. Phải chăng dấu ba chấm như còn muốn thể hiện rằng: đất nước sẽ còn đi lên, sẽ phát triển, sẽ đến với một tầm cao mới mà không có sự dừng chân ngơi nghỉ.
Sức sống của “mùa xuân đất nước” còn được cảm nhận qua nhịp điệu hối hả, những âm thanh xôn xao của đất nước bốn ngàn năm, trải qua biết bao vất vả và gian lao để vươn lên phía trước và mãi khi mùa xuân về lại được tiếp thêm sức sống để bừng dậy, được hình dung qua hình ảnh so sánh rất đẹp:
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất và vào gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”


Đó chính là lòng tự hào, lạc quan, tin yêu của Thanh Hải đối với đất nước, dân tộc. Những giọng thơ ấy rất giàu sức suy tưởng và làm say đắm lòng người.
Từ cảm xúc của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước. Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao và hi vọng; với Thanh Hải cũng thế, đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng cân thành và tha thiết:

“Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến”

Lời thơ như ngân lên thành lời ca. Nếu như đoạn đầu Thanh Hải xưng tôi kín đáo và lặng lẽ thì đến đoạn này ông chuyển giọng xưng ta. Vì sao có sự thay đổi như vậy? Ta ở đây là nhà thơ và cũng chính là tất cả mọi người. Khát vọng của ông là được làm con chim hót, một cành hoa để hoà nhập vào “mùa xuân lớn” của đất nước, góp một nốt trầm vào bản hoà ca bất tận của cuộc đời. Hiến dâng “mùa xuân nho nhỏ” nghĩa là tất cả những gì tốt đẹp nhất, dù nhỏ bé của mỗi người cho cuộc đời chung cho đất nước. Điều tâm niệm đó thật chân thành, giản dị và tha thiết – xin được làm một nốt trầm trong bản hoà ca của cuộc đời nhưng là “một nốt trầm xao xuyến”.
Điều tâm niệm của tác giả: “lặng lẽ dâng cho đời” chính là khát vọng chung của mọi người, ở mọi lứa tuổi, chứ đâu phải của riêng ai. Thanh Hải đã thể hiện hết mình vì lòng tin yêu cuộc sống và khiêm tốn hiến dâng cho đất nước, cho cuộc đời, bởi vậy, xuất phát từ tiếng lòng thiết tha, nhỏ nhẹ, chân thành của tác giả nên lời thơ dễ dàng được mọi người tiếp nhận và chia sẻ cho nhau:

“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”.

Đã gọi là cống hiến cho đời thì dù ở tuổi nào đi chăng nữa cũng phải luôn biết cố gắng hết tâm trí để phục vụ và hiến dâng cho quê hương, đất nước mến yêu của chính mình. Già - cống hiến tuổi già, trẻ - cống hiến sức trẻ để không bao giờ thất vọng trước chính bản thân mình.

Thật cảm động và kính phục biết bao khi đọc những vần thơ như lời tổng kết của cuộc đời. “Dù là tuổi hai mươi” khi mới tham gia kháng chiến cho đến khi tóc bạc là thời điểm hiện thời vẫn lặng lẽ dâng hiến cho đời và bài thơ này là một trong những bài thơ cuối cùng. “Một mùa xuân nho nhỏ” cuối cùng của Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc ông bước vào thế giới cực lạc, chuẩn bị ra đi mãi mãi.

Kết thúc bài thơ bằng một âm điệu xứ Huế: điệu Nam ai, Nam Bình mênh mang tha thiết, là lời ngợi ca đất nước, biểu hiện niềm tin yêu và gắn bó sâu nặng của tác giả với quê hương, đất nước, một câu chân tình thắm thiết

“Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam Bình
Nước non ngàn dặm tình
Nước non ngàn dặm mình
Nhịp phách tiền đất Huế”

Đánh giá chung
Những lời tâm sự cuối cùng của người sắp mất luôn là những lời thực sự, luôn chứa chan tình cảm, ước nguyện sâu lắng nhất… và bài thơ này cũng chính là những điều đúc kết cả cuộc đời của ông. Ông đã giải bày, tâm tình những điều sâu kín nhất trong lòng, và chính lúc đó Thanh Hải đã thả hồn vào thơ, cùng chung một nhịp đập với thơ để ông và thơ luôn được cùng nhau, hiểu nhau và giải bày cho nhau.

Kết bài
Tóm lại bài thơ đã sử dụng thể thơ năm chữ, mang âm hưởng dân ca nhẹ nhàng tha thiết, giàu hình ảnh, nhạc điệu, cất trúc thơ chặt chẽ, giọng điệu đã thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Nét đặc sắc của bài thơ là ở chỗ nó đề cập đến một vấn đề lớn và quan trọng “nhân sinh”, vấn đề ý nghĩa cuộc sống của mỗi cá nhân được Thanh Hải thể hiện một cách chân thành, thiết tha, bằng giọng văn nhỏ nhẹ như một lời tâm sự, gửi gắm của mình với cuộc đời. Nhà thơ ước nguyện làm một “mùa xuân” nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường; là “một mùa xuân nho nhỏ” góp vào “mùa xuân lớn” của đất nước của cuộc đời chung và bài thơ cũng có ý nghĩa hơn khi Thanh Hải nói về “mùa xuân nho nhỏ” nhưng nói được tình cảm lớn, những xúc động của chính tác giả và của cả chúng ta./.
 
em lại có một bài nữa cũng gõ mỏi tay phết

Chẳng biết tự bao giờ, đất trời có mùa thu và cũng chẳng biết tự bao giờ, h ương sắc mùa thu khiến cho các tao nhân mặc khách ngây ngất để phả vào mấy vần thơ. Tâm hồn con ng ười luôn là một cây đàn muôn điệu với các "tiếng tơ, tiếng trúc, tiếng đồng thư ớt tha” mà hoá công có thể diện tả được để gửi vào thời tiết. Đông mang đến sự héo hắt, bi luỵ, u sầu; xuân mang đến mầm sống cùng sự chuyển mình thần kỳ, hạ mang sức trẻ, sự sôi nổi, nhiệt thành; còn thu, thu e ấp gam màu trầm lặng với sự thơ mộng, lãng mạn. Nh ưng cũng có lúc tâm hồn ta buồn vui lẫn lộn nh ư một sự giao mùa, chuyển tiết Hè - Thu. Ít ai nhận ra cái chuyển tiếp đó. Và Hữu Thỉnh từng thấy đư ợc điều ấy một cách tình cờ để phả vào khúc " Sang th u”.
Xinh tư ơi bao giờ cũng thuộc về những buổi bình minh cây xanh nắng gội còn hoàng hôn mang đến cho ta nét trầm lặng, lãng mạn của một mùa thu vàng.
Đến rồi lại đi, tự nhiên là thế, mùa hạ đang trôi qua mau chóng nh ưng dấu gót của nó vẫn còn phảng phất đâu đây trong hư ơng sắc trời thu để ta phải l ưu luyến bâng khuâng như một hoài niệm.
Bỗng nhận ra h ương ổi
Phả vào trong gió se
S ương chùng chình qua ngõ.
Hình như thu đã về.
Mở ra bài thơ th ường bằng một vài lời trần thuật, tự sự để dẫn ta vào mạch cảm xúc. Song ở đây, Hữu Thỉnh đã gợi ra cái ngỡ ngàng trong tâm trạng mình một cách đột ngột.
Bỗng nhận ra hương ổi
" Bỗng" là một trợ từ nay lại đ ược dùng làm từ mở ra một bài thơ thật bất thư ờng. Nó gợi ra một sự ngạc nhiên đến tột độ. D ường như , thu đến với nhà thơ quá đột ngột, tình cờ trong vô thức. Song chính nhờ cái tình cờ của chữ "bỗng" ấy, Hữu Thỉnh mới nhìn vạn vật mang một vẻ đẹp đầy nên thơ, mơ mộng với nh ưng quan sát tinh tế đến từng chi tiết, góc độ.
Trời đã b ước sang cuối hạ, hư ơng ổi vẫn còn Cái h ương thơm nồng nàn của loại trái cây đ ương chín rộ đủ khiến ta ngây ngất. Chắc h ương thơm ấy phải đậm lắm mới khiến cho thi nhân đang triền miên suy nghĩ phải lặng ngư ời mà tận h ưởng mùi thơm ngào ngạt ấy. Rồi một làn gió heo may se sắt của mùa thu khe khẽ thoáng qua đời ta. Lả l ớt, nhẹ dịu, mơn chớn khắp da thịt đó là cái sung s ướng của những làn thu gửi đến cho ta:
Phả vào trong gió se
Một chữ “phả" kia thôi cũng đủ cho mùi thơm của ổi trở nên sánh lại, đậm sắc hơn. H ương sắc của hoa lá cỏ cây quện vào với gió rồi lan toả khắp không gian rợn ngợp thì còn gì thơm bằng. Mùi ổi như đợc gió thu tinh lọc để trở nên thanh khiết, cô quánh lại. Riêng hai câu thơ mở đầu đã mang lại cho ngư ời đọc cảm giác bâng khuâng xao xuyến trư ớc sự giao thoa vô cùng tự nhiên mà quyến rũ của hè và thu.
Sư ơng chùng chình qua ngõ
Hoà vào âm h ưởng của sự chuyển tiết đó là những làn sư ơng thu. Làn sư ơng ấy mỏng tang giăng mắc khắp mọi nơi. Có lẽ, ta chẳng thể tìm thấy một manh mối nào của mặt đất không đ ược sương bao phủ. Sư ơng giăng trên vạn vật hay chính là giăng trong lòng ngư ời bao mối tơ vò. Một nỗi buồn vu vơ vì hạ đã qua để lại cho con ng ười ta bao nỗi luyến tiếc. Hay đó cũng là tiếng reo vui chào khí thu đã về. Nh ưng dù sao, hình ảnh làn s ương đư ợc thi nhân miêu tả thật đẹp. Sương khói mùa thu buồn là vậy: bảng lảng, lờ đờ và nhè nhẹ đi qua tất cả. Với biện pháp nhân hoá, Hữu Thỉnh đã giúp cho s ương có đôi chân cùng những bư ớc đi nhẹ nhàng, chậm rãi khoan thai. Dường như , ngay cả tạo hóa cũng muốn sương đi chậm lại như một sự níu kéo những bước chân đều đều của khói thu tràn qua cổng ngõ thời tiết. "Chùng chình" một sự nhấn nhá đầy chủ ý, nó gợi ra thấp thoáng đâu đây bóng dáng một thiếu nữ thư ớt tha, yểu điệu qua biên giới mong manh của thời tiết. Danh từ "s ương" đã được nhắc nhiều trong thơ ca từ trước đến nay và có ở khắp các mùa trong năm. Với "thi tiên " Lý Bạch, sư ơng mang nặng sự héo hắt giá buốt của mùa đông ẩn vào trong khúc " vọng nguyệt hoài hương":
Nghi thị địa thư ợng sương
(Tĩnh Dạ Tứ)
Còn với Nguyễn Trãi, s ương mờ ảo bất định với vẻ đẹp bí ẩn, " Cỏ xuân nh ư khói”. Nhưng s ương thu của Hữu Thỉnh thì thật giản dị, tiêu sơ như ng lại gói gọn đ¬ược cái bao điều thi vị.
Tất cả, tất cả mọi sự vật đư ợc gợi ra, bắt thi sĩ phải căng hết các giác quan và linh động tâm hồn nhạy cảm để phả vẻ đẹp đó vào vần thơ. Để rồi, chúng khiến cho ngay cả chúng ta có cái gì như ngạc nhiên lạ lẫm ngỡ ngàng từa tựa một điều phán đoán.
Hình như thu đã về
Thu đã về thật rồi sao, lại còn phải ngẩn ngơ? Phải chăng bấy lâu nay ta đã thờ ơ với nó để đến giờ ta cảm thấy lạc lõng khó có thể khẳng định được thu đã sang hay ch ưa. Mở đầu bằng một sự tình cờ “bỗng" và khép lại khổ thơ bằng cái "hình như”, Hữu Thỉnh gửi vào lòng ng ười đọc sự thoáng chốc, bất giác về tiết lập thu cũng như cảm nhận, mơ hồ mong manh trong tâm thế về sự trở về của mùa thu.
Nếu như, thu trong khổ thơ đầu là không gian hẹp, thấp và gần cùng những cảm giác trong vô thức thì ở khổ thơ kế tiếp lại là một vẻ đẹp khác. Nó đ ược mở rộng hơn, xa hơn và cao hơn. Có thể nói khổ thơ này mang tính logic, hợp với quy luật của dòng lâm trạng của H ữu Thỉnh trong bài thơ. Từ một phản xạ tự nhiên, nhà thơ đã định thần trở lại để ngắm nhìn thu sang:
Sông đ ược lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
Một sự cụ thể hóa đang diễn ra. Từ cái ngỡ ngàng, si mê, ngây ngất , tác giả dừng chân đứng lại, phóng tầm mắt ra xa để ngắm nhìn một cách lặng lẽ phong cảnh.
Sông đ ược lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Từ những tín hiệu của thu về, tất cả bỗng biến chuyển thành đất trời mùa thu/ Cái " hình nh ư " ở câu thơ kết khổ một đã đánh dấu cột mốc cho thu về bằng nhiều hình ảnh quen thuộc. Dòng sông trải dài mênh mang và uốn l ượn trên mặt đất. Con n ước trôi êm ả không chút băn khoăn. Điều này thật khác với sông trong mùa hạ. N ước lũ dâng cao như muốn dồn tất cả vào bể nước. Vậy mà giờ đãy, con sông trở nên thong thả, yên ả với trạng thái nghỉ ngơi. Nó thật giống với quy luật của cuộc sống, khi hạ - sự cống hiến, sôi nổi nhiệt tình đi qua thì thu - trạng thái nghỉ ngơi sẽ đến. Hai chữ "đư ợc lúc" đã khiến cho sông trở nên có hồn: bắt nhịp đư ợc với cái lạch nguồn chuyển tiếp của đất trời, lặng lẽ, dềnh dàng....tất cả mang đến cho ta cái yên bình trong sự sống.
Nh ưng chính điều đó đã dẫn đến một hình ảnh khác :"chim bắt đầu vội vã". Gió heo may se sắt đã tràn về sông hồn nhiên hơn cũng là lúc mùa rét đã tới. Những đàn chim di cư sẽ phải bay về ph ương Nam ấm áp để tránh rét. Cả chiều thu đã sang tới bến sông, vậy thì còn đợi gì nữa mà đàn chim chẳng vội vã đi nơi khác. Với biện pháp tương phản đối lập, nhà thơ khắc họa thật đậm nét sự biến chuyển của thời tiết. Song ở đây, ta cũng có thể thấy đ ược cảm nhận tinh thế của nhà thơ qua mấy vần thơ. Đàn chim mới chỉ là “bắt đầu” chứ không phải là đang."Đang" thì t hường quá. Hữu Thỉnh thật tài tình khi tìm thấy sự bắt đầu hiếm hoi khó có thể gặp đ¬ược ấy. Và cũng bởi tất cả mới chỉ ở khởi điểm nên nó ch ưa thấm mệt mà hãy còn duyên dáng, nhẹ nhàng.
Có đám mây mùa hạ
Mở rộng đến tuyệt đối, con mắt thì sĩ như ngước lên nhìn đám mây trời. Đám mây bảng lảng giữa từng không của mùa hạ. Hai câu thơ là một ẩn dụ đẹp, ẩn dụ nhân hoá. Tr ước hết, tác giả nhân hoá mây trời cũng giống nh ư ngư ời chỉ qua nhột từ “vắt". Trong thơ ca, có rất nhiều nhà thơ chỉ bằng một động từ đã làm nên một phép ẩn dụ giàu tính ước lệ, tư ợng tr ưng. ở đây cũng vậy, có lẽ, sắc trắng của mây mùa hạ đã quyện với gam màu vàng dìu dịu của hư ơng thu. Phải chăng, cái ranh giới giữa mùa hạ và mùa thu mong manh lắm chỉ trong gang tấc, cái trôi lững thững của mây hạ đã dạt nửa mình sang thu. Nh ưng thực chất, điều này nhằm nói tới sự giao thoa giữa hai mùa cũng chỉ ngắn ngủi trong khoảnh khắc.
Từ những đam mê say s ưa trư ớc sự chuyển mừth của đất trời sang thu, thi nhân khép lại lòng mình để ngắm nhìn những sự vật xung quanh với những đổi thay sâu kín.
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cĩmg bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Thật tài tình, từ những sắc mùa của vạn vật, Hữu Thỉnh đã thu mình lại và ru hồn trong những trầm ngâm, suy nghĩ.
Vẫn còn bao nhiêu nắng . .
Nắng vẫn còn chứ không phải hoàn toàn. Nó đã vơi đi chứ không quá gay gắt chói chang như nắng hạ. Có lẽ nắng thu đã gởi lại cho hạ cái oi nồng mà e ấp trong mình sự nên thơ, lãng mạn cùng ánh vàng ngọt ngào như rót mật vào lòng ng ười. Đó không phải là thứ ánh sáng leo lắt của "Mỗi lần nắng mới hắt bên sông/xao xác gà tr ưa gáy não nùng" (Nắng mới – Lư u Trọng Lư) và đó cũng không phải là: "Dọc bờ sông trắng nắng chang chang" (Hàn Mặc Tử). Nắng ở đây là nắng thơ mang nét đẹp của tâm hồn làm cho thu thêm phần ý nhị.
Cùng với nắng là gió mư a, bão bùng. Mư a vơi cạn dần đi. Giọt mưa không quá nặng hạt để gieo mình xuống mặt đất gây lụt lội. Còn mư a trong thu ít hơn, hiếm thấy và chất chứa trong ta bao bâng khuâng, xao xuyến của một mùa lá rụng. Sấm cũng không thét gào dữ dội trên bầu trời, ánh chớp cơn mư a rạch ngang nền trời trong hạ luôn là một điều đáng sợ. Tư ởng rằng, nó sẽ kéo dài dai dẳng nh ưng không ngờ khi b ước vào thu, tất cả như tắt lịm đi lúc nào không hay. Và ta khó có thể gặp đ ược những:
Tháng bảy m ưa gãy cành chám
Tháng tám nắng rám trái b ưởi.
Một điều đặc biệt mà ta có thể nhận ra ở đâu đó là tác giả bài thơ đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật liệt kê tăng tiến. Trư ớc hết, mọi vật này đư ợc liệt kê một cách đầy đủ: nắng, mư a, sấm, chớp. Cùng với việc đó, nhà thơ đã sử dụng biện pháp nói tránh kín đáo vẫn còn" rồi lộ dần ra "vơi dần" để kế đến là cung bậc cao nhất của sự thiếu hụt "bớt bất ngờ".
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ.
Nhịp thơ nhịp nhàng khiến cho ta t ưởng các câu mang ý nghĩa tương đư ơng nhau như ng không phải. Rõ ràng sự tăng cấp đư ợc sử dụng thật khéo léo trong cả ba câu thơ. Cuối cùng, chúng trở thành đòn bẩy để tôn lên vẻ trầm mặc im lìm trên những hàng cây đứng tuổi.
Trên hàng cây đứng tuổi
Lấy động tả tĩnh chính là một biện pháp nghệ thuật đ ược sử dụng thành công trong bài thơ. Việc này khiến cho ngư ời đọc hình dung được rằng sự thét gào dữ dội hay chính mùa hạ đang mát dần và thu đậm nét hơn trước mắt bao ng ười.
Thơ là gợi là nhân một vẻ đẹp mà gợi nên bao mối tơ vư ơng trong lòng ngư ời. Từ Thu của thiên nhiên, thu của đất trời mà ở đây ta cũng có thể hiểu là thu của đất n ước Việt Nam. Có nơi nào mang sắc thu vàng mộng mơ, lãng mạn như Việt Nam. Hữu Thỉnh không nói thu cụ thể ở nơi nào nh ưng ông đã ngầm đem đến cho ta cái ngọt ngào của thu Việt Nam, thu Bắc Hà, thu Hà Nội. Có thể nói, toàn bài thơ nhìn tổng thể là một bức tranh giao mùa tuyệt tác, quyến rũ hồn ngư ời...Song, "sang thu ' còn được gợi vào tình yêu mùa thu, yêu cảnh vật, quê h ương đất nư ớc.
Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi bờ sông
Đến chút tột cùng là dòng máu chảy.
Đất n ước đã hòa bình vậy thì không cần phải hy sinh chiến đấu. Mà tình yêu Tổ quốc chính là lòng yêu những bình dị, thân thư ơng nhất: Một hương ổi, một làn s¬ương, một dòng sông...Tất cả, tất cả làm nên một mùa thu ngọt dịu, đậm đà tình đất n ước. Dường như, vần thơ đều thấm đẹp vẻ đẹp hiền hoà, hồn hậu của thu đất n¬ước. Đôi vần thơ thu như luyến giao với lòng người một cách tế nhị, tinh vi mà sâu kín lúc nào không hay. Đó không phải là mùa thu Bắc Việt đẹp quá, lòng ngư ời yêu quê h ương lắm hay sao? Sự trùng phùng bất giác làm ta ngẩn ngơ pha một chút mừng rỡ vì đ ược h ưởng thụ khoảng khắc sang thu tuyệt diệu.
Ngẫm lại cho kỹ, hình như bài thơ còn có một ẩn ý khác. Thu thiên nhiên, thu đất n ước và cũng là thu của lòng ng ười. Đơn cử hai câu kết bài thơ :
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Không đơn thuần tả cảnh, đôi câu thơ kết lại bao suy ngẫm sâu sắc. Sấm chớp hay chính là tác động của ngoại cảnh, những vạng động, biến cố bất th ường trong cuộc đời. Hình ảnh ẩn dụ độc đáo làm cho ta cũng khó hiểu. Nhưng có lời thơ của câu thơ sau nên ngư ời đọc mới rút ra đ ược nhiều điều thú vị. Hàng cây đứng tuổi giúp ngư ời đọc liên t ưởng đến một con người. Hàng cây ấy đã đư ợc nhân cách hoá để mang dáng dấp một con người thực thụ. khi đã đi gần hết cuộc đời, ta sẽ lui vào một góc khuất của cuộc sống để suy nghĩ về những trải nghiệm đã qua. Đồng thời, ng ười cũng trở nên điềm tĩnh trước những biến cố lớn lao ấy. Suy rộng ra, dáng vẻ những trải nghiệm đã qua không hề nao núng, sâu sắc hơn cùng t ư thế ung dung, điềm nhiên chỉ có ở những ngư ời đã từng đi khắp nẻo đường đời. Còn hàng cây đứng tuổi đang lặng ng ười, "Chết đứng" trong suy nghĩ về tình người, tình đời cùng tư thế lịch lãm.
Có ng ười nói, suy nghĩ của nhà thơ chỉ dừng lại ở hai câu thơ cuối. Vậy thì, Hữu Thỉnh cũng chỉ là con ng ười tầm thư ờng hời hợt với cuộc sống. Cái mà ta đánh giá cao chính là nội dung toàn bài thơ "Sang thu” - Sự chuyển giao của đất trời hay là sang thu của lòng ng ười. Một khoảnh khắc sang ngắn ngủi ấy khiến cho bao ng ười những khách thể trở nên chín chắn già dặn hơn.
Thu là thơ của đất trời
Thơ là thu của lòng ngư ời.
Xin hãy chú ý vào cách mở bài thơ - "Bỗng". Đó là một từ chỉ sự ngạc nhiên cao độ. Nó muốn nói tới sự hiếm hoi của h ương thu nơi đô thị. Đã lâu lắm rồi trong Hà Nội không thấy hư ơng cốm sữa, h ương ổi Quảng Bá cũng sắc đỏ cây gạo nơi góc phố thân quen. Bởi cuộc sống tất bật, nhộn nhịp của con ng ười Hà Thành đã hoà loãng, phai nhạt đi những vẻ đẹp đích thực của thiên nhiên. Điều cuối cùng muốn nói, chúng ta hãy để tâm đến những vẻ thánh thiện trong cuộc sống và đừng bao giờ để nó phải mất đi. Xin cảm ơn, Hữu Thỉnh đã phát hiện ra khoảng khắc sang thu kỳ diệu đó và phả vào thơ. Và ng ười đọc chúng ta cũng phải cảm phục Hữu Thỉnh đã đưa đến cho ta những nét chấm phá tinh tế về cuộc sống. Chắc thi nhân cũng phải có bản lĩnh kiên cư ờng lắm mới khơi dậy đ ược trong lòng bao con ngư ời một mùa thu đẹp, mộng mơ mà ta đã quên.
Gấp lại những vần thơ thu của Hữu Thỉnh, ng ười đọc như thấy vương vấn đâu đây trong tâm hồn, từa tựa một sự lắng đọng cùng chút vảng vất, giao hoà vào đôi câu thơ trác tuyệt của Xuân Diệu.
Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
(Đây mùa thu tới)
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top