Hanamizuki
New member
- Xu
- 0
Thời xưa, ở Trung Quốc, tầng lớp quí tộc quan lại, ngoài họ tên chính thức do ông, bà, cha, mẹ đặt cho; khi lớn lên người ta thường đặt tên tự, tên hiệu và biệt hiệu.
Sách Từ nguyên mục Danh tự giải thích: “古 代 貴 族 始 生 有 名, 二 十 歲 成 人, 行 冠 禮 又 加 字, 合 稱 名 字. 後 來 在 字 之 外, 又 有 號, 合 稱 名 號. 自 稱 用 名, 別 人 為 表 示 禮 敬, 用 自 或 號 相 稱. 參 閱 禮 檀 弓 上: “幼 名, 冠 字”. Phiên âm: Cổ đại quí tộc thủy sinh hữu danh, nhị thập tuế thành nhân, hành quán lễ hựu gia tự, hợp xưng danh tự. Hậu lai tại tự chi ngoại, hựu hữu hiệu, hợp xưng danh hiệu. Tự xưng dụng danh, biệt nhân vi biểu thị lễ kính, dụng tự hoặc hiệu tương xưng. Tham duyệt Lễ, Đàn cung thượng: “Ấu danh, quán tự”. Dịch nghĩa: Tầng lớp quí tộc thời xưa khi mới sinh thì đặt tên (danh), hai mươi tuổi trưởng thành thì làm lễ đội mũ và đặt thêm tên chữ (tự), gọi chung là danh tự. Về sau ngoài tên tự lại đặt hiệu, gọi chung là danh hiệu. Tên (danh) dùng để tự xưng, còn người khác muốn biểu thị sự tôn kính người mình gọi, thường gọi bằng tên tự hoặc tên hiệu. Xem Đàn cung thượng sách Lễ kýchép: “Khi còn nhỏ thì đặt tên (danh), khi đến tuổi đội mũ thì đặt tự”). Và mục Tự giải thích: “禮 曲 禮 上: “男 子 二 十 冠 而 字 ”. 儀 禮 士 冠 禮: “冠 而 字 之, 敬 其 名 也 ”. 禮 檀 弓 上 “幼 名, 冠 字, … 周 道 也”. 疏: “人 年 二 十, 有 為 人 父 之 道, 朋 友 等 類, 不 可 覆 呼 其 名, 故 冠 而 加 字 ”. (Phiên âm: Lễ, Khúc lễ thượng: “Nam tử nhị thập quán nhi tự”. Nghi lễ, Sĩ quan lễ: “Quán nhi tự chi, kính kỳ danh dã”. Lễ, Đàn cung thượng: “Ấu danh, quán tự… Chu đạo dã”. Sớ: “Nhân niên nhị thập, hữu vi nhân phụ chi đạo, bằng hữu đẳng loại, bất khả phúc hô kỳ danh, cố quán nhi gia tự”. Dịch nghĩa: Thiên Khúc lễ thượng sách Lễ ký chép: “Con trai hai mươi tuổi thì đội mũ và đặt tên tự”. Mục Sĩ quan lễ sách Nghi lễ chép: “Đến tuổi đội mũ thì đặt tên tự, là để tỏ ý kính trọng đối với danh”. Thiên Đàn cung thượng sách Lễ ký chép: “Khi còn nhỏ thì đặt tên (danh), khi đến tuổi đội mũ thì đặt tự… đó là phép của nhà Chu”. Giải thích thêm: “Con người khi đến hai mươi tuổi là đã có đủ tư cách làm cha, khi đó bạn bè cùng lứa, không được gọi bằng tên (danh) nữa, cho nên khi đến tuổi đội mũ thì đặt tên tự”).
Như vậy, người đời xưa thường có tên (danh), có tên chữ (tự) và có tên hiệu (hiệu), có người lại có cả biệt hiệu nữa. Việc đặt tên tự, tên hiệu và biệt hiệu ban đầu được sử dụng trong tầng lớp quí tộc; sau này được mở rộng, không chỉ có ở tầng lớp quí tộc mà cả các tầng lớp khác trong xã hội, như: quan lại, nho Sĩ, các bậc tao nhân mặc khách, v.v…
Tên (danh) là tên riêng do ông, bà, cha, mẹ đặt cho. Việc đặt tên cũng có những phép tắc nhất định, như thời nhà Chu, cách đặt tên của tầng lớp quí tộc được qui định: trẻ nhỏ thường phải sau khi sinh ra được 1 tháng hoặc 100 ngày mới được đặt tên (danh). Thời cổ đại, tên người (danh) thường được đặt đơn giản và người ta lấy can chi đặt làm danh, đó có thể là có liên quan đến sự coi trọng thời gian của người đương thời. Sau này, theo sự phát triển của văn hóa và ngôn ngữ văn tự, tên người ngày càng được đặt một cách phong phú hơn. Hoặc có người lại cố tình đặt cho con những tên xấu để cho phù hợp với sự quan niệm là dễ nuôi và không bị chết yểu.
Tên chữ (tự) thường là giải thích và bổ sung cho danh, giữa danh và tự có mối liên hệ chặt chẽ về ý nghĩa, biểu thị sự hô ứng và bổ sung cho danh, nên còn được gọi là biểu tự. Tên tự được đặt khi đã thành niên và thường do cha mẹ hoặc bề trên đặt cho, cũng có khi do chính bản thân tự đặt. Việc đặt tên tự là chứng tỏ người đó bắt đầu được mọi người trong xã hội công nhận và tôn trọng. Khi đặt tên tự, người ta thường căn cứ vào danh để chọn từ tương ứng mang ý nghĩa liên quan và phụ trợ cho danh, như: Gia Cát Lượng 諸 葛 亮 nhà Thục thời Tam quốc, tự là Khổng Minh 孔 明 (lượng là sáng còn khổng minh là rất sáng); Bao Chửng 包 拯 thời Bắc Tống, tự là Hy Nhân 希 仁 (chửng là cứu giúp còn hy nhân là mong làm điều nhân), v.v… Có trường hợp tự và danh được lấy câu chữ trong cổ thư, như Tào Tháo 曹 操 nhà Hán thời Tam quốc, tự là Mạnh Đức 孟 德 lấy từ câu trong Tuân Tử: “phù thị chi vị đức tháo” (dịch nghĩa: đó là phẩm hạnh của đức), v.v. Lại có người lấy tên tự ngược hẳn nghĩa với danh, như: Chu Hy 周 熹 đời Tống, tự là Nguyên Hối 元 晦 và Trọng Hối 重 晦, hiệu là Hối Am 晦 菴 (hy là sáng còn hối là tối), v.v. Ngoài ra, còn có tiểu tự, tức nhũ danh (tên gọi khi còn bú mẹ), như: Tào Tháo có tiểu tự là A Man, Lưu Thiện có tiểu tự là A Đẩu, v.v…
Danh và tự của người xưa còn được dùng để chỉ quan hệ thứ bậc trong gia tộc, biểu thị anh em trong gia đình, và người ta thường có thêm chữ bá (mạnh) là lớn, trọng là thứ hai, thúc là em, quý là út; như Bá Di 伯 夷, Thúc Tề 叔 齊, Trọng Hối 重 晦, Mạnh Đức 孟 德, v.v..
Tên hiệu (hiệu) là tên gọi được đặt khi người ta đã thực sự trưởng thành, các sĩ phu và văn nhân thời phong kiến thường có tên hiệu hoặc biệt hiệu của mình, như: Lý Bạch 李 白 thời Đường lấy hiệu là Thanh Liên Cư sĩ 青 蓮 居 士, Đỗ Phủ 杜 甫 thời Đường lấy hiệu là Thiếu Lăng Dã Lão 少 陵 野 老, Vương An Thạch 王 安 石 thời Tống lấy hiệu là Bán Sơn 半 山, v.v… Tên hiệu là do người sử dụng tự đặt, không hề bị chi phối bởi gia tộc, thứ bậc trong gia đình. Thông qua việc đặt tên hiệu, hoặc biệt hiệu, người ta có thể tự do gửi gắm tư tưởng và tình cảm, biểu lộ chí hướng và hoài bão, thể hiện sở thích của mình trong cuộc sống. Việc đặt tên hiệu hoặc biệt hiệu đôi khi còn để mang dấu ấn địa phương, quê hương bản quán của mình. Một người có thể thay đổi khá nhiều tên hiệu hoặc biệt hiệu, và thông qua sự thay đổi này có thể hiểu được quan niệm sống, tâm tư tình cảm và tư tưởng của người đó trong cuộc sống ở các thời kỳ khác nhau. Tuy nhiên, trong lịch sử cũng có người chọn hiệu hoặc biệt hiệu chỉ là học đòi làm sang, chứ không hề phù hợp với thân thế và sự nghiệp của họ chút nào.
Nằm trong khu vực ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, Việt Nam vào thời kỳ phong kiến, các nhà Nho, nhà thơ, nhà văn, hàng ngũ quan lại, ngoài tên (danh) ra cũng đặt tên tự và tên hiệu hoặc biệt hiệu, dựa theo những nguyên tắc của Trung Hoa. Có thể kể như:
Ngô Tuấn 吳 俊 (1019-1105), người thành Thăng Long (nay là Tp. Hà Nội). Ông vốn họ Ngô, tự là Thường Kiệt 常 桀, sau được ban quốc tính họ Lý 李 nên thường được gọi là Lý Thường Kiệt 李 常 桀. Danh và tự của Lý Thường Kiệt hoàn toàn hỗ trợ cho nhau (tuấn là tài hoa hơn người còn kiệt là tài năng xuất chúng). Lý Thường Kiệt là vị anh hùng dân tộc có công trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước, đặc biệt trong việc đánh quân Tống và bình quân Chiêm. Ông làm quan trải ba triều vua: Lý Thái Tông, Lý Anh Tông và Lý Nhân Tông. Vua Lý Nhân Tông ban cho ông hiệu “Thiên tử nghĩa đệ”.
Chu Văn An 朱 文 安 (1292- 1370), người xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm, Hà Đông (nay thuộc huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội), ông thi đỗ Thái học sinh, nhưng không ra làm quan, chỉ ở nhà dạy học và học trò theo ông rất đông. Đời vua Trần Minh Tông, ông mới ra nhận chức Tu nghiệp Quốc tử giám, dạy học cho Thái tử. Đời vua Trần Dụ Tông, nhà vua ăn chơi sa đọa, gian thần lộng quyền tham nhũng, tình hình chính trị xã hội sa sút. Chu Văn An dâng sớ xin chém bảy tên lộng thần, nhưng nhà vua không nghe, ông liền xin từ chức về ở ẩn tại núi Phượng Hoàng, làng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Để nói lên đặc điểm nhân cách của mình, Chu Văn An đã lấy tự là Linh Triệt 靈 徹, lấy tên hiệu là Tiều ẩn 樵 隱 và Khang Tiết Tiên sinh 康 節 先 生.
Trần Nguyên Đán 陳 元 旦 (1325 -1390), người xã Tức Mặc, lộ Thiên Trường (nay thuộc huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định). Ông là cháu của Trần Quang Khải, là ông ngoại Nguyễn Trãi và từng được bổ nhiệm làm quan theo quy chế tập chức, vì thuộc dòng họ tôn thất nhà Trần. Đời vua Trần Nghệ Tông (1370-1372), ông có công trong việc dẹp loạn Dương Nhật Lễ và được thăng chức Tư đồ phụ chính. Đời vua Trần Phế Đế (1377-1388), khi Hồ Quý Ly tiếm quyền ông xin về hưu ở ẩn tại núi Côn Sơn (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Trần Nguyên Đán đã lấy hiệu là Băng Hồ 冰 壺 để lấy ý trong câu thơ Đường “Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ” (dịch nghĩa: một tấm lòng trong trắng trong bình ngọc) để thể hiện tấm lòng của mình đối với nhà Trần.
Nguyễn Trãi 阮 廌 (1380 – 1442), người xã Nhị Khê, huyện Thượng Phúc (nay là làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây). Nguyễn Trãi là cháu ngoại Trần Nguyên Đán và là con của Nguyễn Phi Khanh. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh năm Canh Thìn, niên hiệu Thánh Nguyên thứ nhất nhà Hồ (1400), từng giữ chức Ngự sử đài chính chưởng. Khi giặc Minh xâm lược nước ta ông cùng Trần Nguyên Hãn vào Lam Sơn theo Lê Lợi khởi nghĩa chống giặc Minh. Trong mười năm kháng chiến gian khổ, ông đã giúp Lê Lợi mưu kế về quân sự và ngoại giao. Chính ông đã thay Lê Lợi thảo những thư từ giao dịch với tướng nhà Minh, tập hợp thư từ ấy gọi là Quân trung từ mệnh. Lúc giặc Minh thua trận xin đầu hàng, ông lại thay Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo tuyên bố với nhân dân trong cả nước biết cuộc kháng chiến chống giặc Minh toàn thắng. Vì có công trong cuộc kháng chiến cứu nước, ông được vua Lê Thái Tổ cho theo họ Lê (vì thế còn gọi là Lê Trãi) và phong tước Quan phục hầu. Trong công cuộc xây dựng đất nước, ông đã giúp vua Lê Thái Tổ xây dựng chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao…. Sau khi vua Lê Thái Tổ mất, ông bị các phe cánh trong triều dèm pha nên phải xin về nghỉ ở Côn Sơn. Sau ông được vua Lê Thái Tông triệu ra làm quan và tin dùng. Khi vua Lê Thái Tông đi duyệt binh ở Chí Linh, Hải Dương, chẳng may mất ở Lệ Chi Viên (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh), Nguyễn Trãi bị triều thần khép tội là đã sai nàng hầu (Nguyễn Thị Lộ) giết vua, nên ông và cả ba họ đều bị giết. Đến đời vua Lê Thánh Tông nỗi oan của ông mới được xét rõ, ông được truy phong quan tước cũ. Ông có hiệu là ức Trai 抑 齋.
Nguyễn Quý Đức 阮 貴 德 (1646 – 1720), người xã Thiên Mỗ, huyện Từ Liêm (nay là xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Tp. Hà Nội). Ông thi đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ tam danh năm Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Trị 1 (1676) đời vua Lê Hy Tông. Ông giữ các chức quan, như Tả thị lang Bộ Lại, Nhập thị Bồi tụng, rồi thăng Đô ngự sử, sau bị giáng làm Tả thị lang Bộ Binh, rồi lại thăng hàm Thiếu phó, tước Liêm quận công, sau được thăng đến Thái phó, Quốc lão và được cử đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Sinh thời ông là người sống thuần hậu, với tên là Đức 德 nên ông đã lấy tự là Bản Nhân 体 仁, ông còn có hiệu là Đường Hiên 堂 軒. Về tên tự của Nguyễn Quý Đức, nhiều người đọc là Thể Nhân (体 仁), theo chúng tôi nên đọc là Bản Nhân (体 仁). Bởi vì, sách Từ nguyên có ghi: “体: 蒲 本 切 (bồ bản thiết)” và Khang Hy tự điểncũng ghi: “体: [Quảng vận] 蒲 本 切 (bồ bản thiết), [Tập vận] 部 本 切 (bộ bản thiết), Thông nhã “体 蒲 本 反… 俗 書 四 體 之 體 省 作 体 誤” (dịch nghĩa: chữ 体 phiên là bồ bản (蒲 本)… ngoài đời quen viết chữ “thể” (體) của từ “tứ thể” (四 體) giản lược thành chữ “bản” (本) là sai”.
Ngô Thời Sĩ 吳 時 仕 (1725 – 1780), người xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội). Ông thi đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân năm Bính Tuất, niên hiệu Cảnh Hưng 27 (1766) đời vua Lê Hiển Tông. Ông giữ các chức quan, như: Công khoa Cấp sự trung, Đốc đồng Thái Nguyên, Hiến sát sứ Thanh Hoa, Tham chính Nghệ An, Hàn lâm viện Hiệu lý, Thiêm đô ngự sử, Đốc trấn Lạng Sơn. Ngô Thời Sĩ có tên tự là Thế Lộc 世 祿, hiệu là Ngọ Phong Tiên sinh 午 峰 先 生 và đạo hiệu là Nhị Thanh Cư sĩ 二 青 居 士, để kỷ niệm một thời làm quan Đốc trấn Lạng Sơn nơi có động Nhị Thanh.
Ngô Thời Nhậm 吳 時 任 (1746 – 1803), người xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội). Ông thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân năm ất Mùi, niên hiệu Cảnh Hưng 36 (1775) đời vua Lê Hiển Tông. Thời Lê, ông giữ các chức quan, như: Hiến sát phó sứ Hải Dương, Giám sát ngự sử xứ Sơn Nam, Đốc đồng Kinh Bắc và Thái Nguyên, Đông các Hiệu thư, Hàn lâm viện Hiệu thảo, Hữu thị lang Bộ Công. Khi nhà Lê mất, ông theo nhà Tây Sơn và được vua Quang Trung trọng dụng, bổ giữ các chức quan, như: Tả thị lang Bộ Lại, Thượng thư Bộ Binh, tước Tình phái hầu và giao trọng trách soạn thảo các văn bản ngoại giao của triều đình với nhà Thanh. Khi Nguyễn ánh đưa quân ra Bắc chiếm thành Thăng Long, ông bị bắt và đưa ra đánh đòn ở Văn Miếu để cảnh cáo Sĩ phu Bắc Hà đã theo nhà Tây Sơn. Ngô Thời Nhậm đã lấy tên tự là Hy Doãn希尹với hàm ý là hy vọng làm nên sự nghiệp như Y Doãn thời nhà Thương (Trung Quốc) và ông còn có tên hiệu là Đạt Hiên 達 軒.
Nguyễn Thiếp 阮 浹 (1723 – 1804), người xã Nguyệt Ao (còn gọi là Nguyệt úc), huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Được biết ông từng thi đỗ Hương cống đời Lê, từng làm Huấn đạo và Tri huyện Thanh Chương. Sau do thời thế loạn lạc ông bỏ quan về nhà ở ẩn. Khi nhà Tây Sơn cai quản đất nước, vua Quang Trung mời Nguyễn Thiếp ra làm quan, ông nhất định không ra. Nhưng, sau do cảm tình tri ngộ của vua Quang Trung, ông nhận lời ra giúp nhà Tây Sơn lập Sùng chính thư viện và dịch một số sách ra quốc âm. Sau khi vua Quang Trung mất, ông xin về. Từ đặc điểm cuộc đời và nhân cách sống của mình, ông đã lấy các tên tự là Khải Chuyên 啟 顓 và Quang Thiếp 光 浹, hiệu là Hạnh Am 幸 庵, Lạp Phong Cư sĩ 笠 峰 居 士, Điên ẩn 癲 隱, Cuồng ẩn 狂 隱 và Bùi Khê Cư sĩ 裴 溪 居 士. Nguyễn Thiếp quê ở huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), với tấm lòng yêu quê hương nên ông đã lấy các địa danh của quê hương để ghép tên hiệu cho mình, như: La Sơn Phu tử 羅 山 夫 子, La Giang Phu tử 羅 江 夫 子, Lam Hồng Dị Nhân 藍 紅 異 人, Hầu Lục Niên 侯 六 年 và Lục Niên Phu tử 六 年 夫 子.
Nguyễn Tư Giản 阮 思 簡 (1822 – 1890), người xã Du Lâm, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Tp. Hà Nội). Nguyễn Tư Giản thi đỗ Cử nhân khoa Quý Mão, niên hiệu Thiệu Trị 3 (1843) và thi đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân khoa Giáp Thìn, niên hiệu Thiệu Trị 4 (1844) đời vua Nguyễn Hiến Tổ. Ông giữ các chức quan, như: Nội các đê chính, Tán lý quân thứ Hải An, từng được sung vào Đoàn sứ bộ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Khi trở về được thăng Thượng thư Bộ Lại, sau bị giáng chức, đổi làm Sơn phòng sứ ở Chương Mỹ, rồi lại được phục chức Tổng đốc Ninh – Thái, rồi về hưu. Từ cuộc đời của mình ông lấy tự là Tuân Thúc 洵 叔, hiệu là Thạch Nông 石 農 và Vân Lộc 雲 麓.
Danh, tự và hiệu hay biệt hiệu tuy đều là tên người, nhưng khi sử dụng không thể tùy tiện mà phải tuân theo phép tắc nhất định. Do người xưa rất trọng lễ nghĩa, cách dùng danh, tự và hiệu cũng rất cầu kỳ. Trong giao tiếp, danh thường dùng trong trường hợp khiêm xưng, hoặc trên gọi dưới, còn những người ngang hàng chỉ gọi danh khi thật thân mật. Khi không được phép mà gọi thẳng danh của người đang nói chuyện là bất lễ, danh của cha mẹ mà nhắc tới là bất kính, còn danh của vua chúa mà nhắc tới là đại nghịch. Tự và hiệu dùng trong trường hợp người dưới gọi người trên, hoặc những người ngang hàng nhau. Như người đời thường gọi Nguyễn Trãi là Ức Trai Tiên sinh, gọi Nguyễn Thiếp là La Sơn Phu tử, gọi Lê Hữu Trác là Hải Thượng Lãn Ông, Ngô Thời Sĩ có đạo hiệu là Nhị Thanh Cư sĩ, v.v… Những người khi đặt cho mình tên hiệu là “Cư sĩ” thường thể hiện người đó coi khinh lợi lộc, tự cho mình là thanh cao.
Danh, tự và hiệu hoặc biệt hiệu, ngoài việc dùng trong giao tiếp, người ta còn dùng để đặt tên cho các trước tác của người đó, như: Chu Văn An đã được dùng tên hiệu để đặt cho các tên sách: Tiều ẩn thi tập 樵 隱 詩 集 (nay chưa tìm thấy), Tiều ẩn quốc ngữ thi tập 樵 隱 國 語 詩 集 (nay chưa tìm thấy). Trần Nguyên Đán đã được dùng tên hiệu để đặt tên sách: Băng Hồ ngọc hác tập 冰 壺 玉 壑 集 (nay chưa tìm thấy). Ngô Thì Nhậm đã được dùng tên tự để đặt tên sách: Ngô gia văn phái Hy Doãn công tập 吳 家 文 派 希 尹 公 詩 集, Hy Doãn công di thảo希 尹 公 遺 草. Nguyễn Thiếp đã được dùng các tên hiệu để đặt cho các tên sách: Hạnh Am di văn 幸 庵 遺 文, Lạp Phong văn cảo 笠 峰 文 槁. Nguyễn Tư Giản đã được dùng tên tự và tên hiệu để đặt cho các tên sách: Nguyễn Tuân Thúc thi tập 阮 洵 叔 詩 集, Thạch Nông thi tập 石 農 詩 集, Thạch Nông toàn tập 石 農 全 集, Thạch Nông văn tập 石 農 文 集. Cách ghép tên tự và tên hiệu vào tên sách như vậy, là cách làm phổ biến, nhưng cũng đặt ra những vấn đề cho người đời sau khi tìm hiểu về tác gia và tác phẩm Hán Nôm.
Như vậy, khi gọi và khi viết về người khác, người xưa rất ít khi nêu thẳng tên (danh) mà thường thay bằng tên tự hay tên hiệu hoặc biệt hiệu. Chính điều đó đã gây ra nhiều khó khăn cho thế hệ ngày nay khi nghiên cứu tìm hiểu về người xưa, nhất là đối với các tác gia Hán Nôm cùng các văn bản viết bằng chữ Hán và chữ Nôm hiện còn được lưu giữ đến ngày nay. Bởi vì tên tự và tên hiệu của các tác gia nhiều khi trùng nhau và không biết được đó là ai. Ví dụ như từ “Đạm Trai”, theo sự thống kê của chúng tôi có đến 6 tác gia Hán Nôm lấy để đặt tên hiệu cho mình; hay từ “Tĩnh Trai”, theo sự thống kê của chúng tôi cũng có đến 7 tác gia Hán Nôm lấy để đặt tên hiệu cho mình. Để góp phần tìm hiểu vấn đề danh, tự, hiệu và biệt hiệu ở Việt Nam; chúng tôi nghĩ nên biên soạn cuốn Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm,nhằm làm rõ được tên (danh), tên tự và tên hiệu hoặc biệt hiệu của các tác gia Hán Nôm, giúp độc giả tiện đường tham khảo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách Từ nguyên mục Danh tự giải thích: “古 代 貴 族 始 生 有 名, 二 十 歲 成 人, 行 冠 禮 又 加 字, 合 稱 名 字. 後 來 在 字 之 外, 又 有 號, 合 稱 名 號. 自 稱 用 名, 別 人 為 表 示 禮 敬, 用 自 或 號 相 稱. 參 閱 禮 檀 弓 上: “幼 名, 冠 字”. Phiên âm: Cổ đại quí tộc thủy sinh hữu danh, nhị thập tuế thành nhân, hành quán lễ hựu gia tự, hợp xưng danh tự. Hậu lai tại tự chi ngoại, hựu hữu hiệu, hợp xưng danh hiệu. Tự xưng dụng danh, biệt nhân vi biểu thị lễ kính, dụng tự hoặc hiệu tương xưng. Tham duyệt Lễ, Đàn cung thượng: “Ấu danh, quán tự”. Dịch nghĩa: Tầng lớp quí tộc thời xưa khi mới sinh thì đặt tên (danh), hai mươi tuổi trưởng thành thì làm lễ đội mũ và đặt thêm tên chữ (tự), gọi chung là danh tự. Về sau ngoài tên tự lại đặt hiệu, gọi chung là danh hiệu. Tên (danh) dùng để tự xưng, còn người khác muốn biểu thị sự tôn kính người mình gọi, thường gọi bằng tên tự hoặc tên hiệu. Xem Đàn cung thượng sách Lễ kýchép: “Khi còn nhỏ thì đặt tên (danh), khi đến tuổi đội mũ thì đặt tự”). Và mục Tự giải thích: “禮 曲 禮 上: “男 子 二 十 冠 而 字 ”. 儀 禮 士 冠 禮: “冠 而 字 之, 敬 其 名 也 ”. 禮 檀 弓 上 “幼 名, 冠 字, … 周 道 也”. 疏: “人 年 二 十, 有 為 人 父 之 道, 朋 友 等 類, 不 可 覆 呼 其 名, 故 冠 而 加 字 ”. (Phiên âm: Lễ, Khúc lễ thượng: “Nam tử nhị thập quán nhi tự”. Nghi lễ, Sĩ quan lễ: “Quán nhi tự chi, kính kỳ danh dã”. Lễ, Đàn cung thượng: “Ấu danh, quán tự… Chu đạo dã”. Sớ: “Nhân niên nhị thập, hữu vi nhân phụ chi đạo, bằng hữu đẳng loại, bất khả phúc hô kỳ danh, cố quán nhi gia tự”. Dịch nghĩa: Thiên Khúc lễ thượng sách Lễ ký chép: “Con trai hai mươi tuổi thì đội mũ và đặt tên tự”. Mục Sĩ quan lễ sách Nghi lễ chép: “Đến tuổi đội mũ thì đặt tên tự, là để tỏ ý kính trọng đối với danh”. Thiên Đàn cung thượng sách Lễ ký chép: “Khi còn nhỏ thì đặt tên (danh), khi đến tuổi đội mũ thì đặt tự… đó là phép của nhà Chu”. Giải thích thêm: “Con người khi đến hai mươi tuổi là đã có đủ tư cách làm cha, khi đó bạn bè cùng lứa, không được gọi bằng tên (danh) nữa, cho nên khi đến tuổi đội mũ thì đặt tên tự”).
Như vậy, người đời xưa thường có tên (danh), có tên chữ (tự) và có tên hiệu (hiệu), có người lại có cả biệt hiệu nữa. Việc đặt tên tự, tên hiệu và biệt hiệu ban đầu được sử dụng trong tầng lớp quí tộc; sau này được mở rộng, không chỉ có ở tầng lớp quí tộc mà cả các tầng lớp khác trong xã hội, như: quan lại, nho Sĩ, các bậc tao nhân mặc khách, v.v…
Tên (danh) là tên riêng do ông, bà, cha, mẹ đặt cho. Việc đặt tên cũng có những phép tắc nhất định, như thời nhà Chu, cách đặt tên của tầng lớp quí tộc được qui định: trẻ nhỏ thường phải sau khi sinh ra được 1 tháng hoặc 100 ngày mới được đặt tên (danh). Thời cổ đại, tên người (danh) thường được đặt đơn giản và người ta lấy can chi đặt làm danh, đó có thể là có liên quan đến sự coi trọng thời gian của người đương thời. Sau này, theo sự phát triển của văn hóa và ngôn ngữ văn tự, tên người ngày càng được đặt một cách phong phú hơn. Hoặc có người lại cố tình đặt cho con những tên xấu để cho phù hợp với sự quan niệm là dễ nuôi và không bị chết yểu.
Tên chữ (tự) thường là giải thích và bổ sung cho danh, giữa danh và tự có mối liên hệ chặt chẽ về ý nghĩa, biểu thị sự hô ứng và bổ sung cho danh, nên còn được gọi là biểu tự. Tên tự được đặt khi đã thành niên và thường do cha mẹ hoặc bề trên đặt cho, cũng có khi do chính bản thân tự đặt. Việc đặt tên tự là chứng tỏ người đó bắt đầu được mọi người trong xã hội công nhận và tôn trọng. Khi đặt tên tự, người ta thường căn cứ vào danh để chọn từ tương ứng mang ý nghĩa liên quan và phụ trợ cho danh, như: Gia Cát Lượng 諸 葛 亮 nhà Thục thời Tam quốc, tự là Khổng Minh 孔 明 (lượng là sáng còn khổng minh là rất sáng); Bao Chửng 包 拯 thời Bắc Tống, tự là Hy Nhân 希 仁 (chửng là cứu giúp còn hy nhân là mong làm điều nhân), v.v… Có trường hợp tự và danh được lấy câu chữ trong cổ thư, như Tào Tháo 曹 操 nhà Hán thời Tam quốc, tự là Mạnh Đức 孟 德 lấy từ câu trong Tuân Tử: “phù thị chi vị đức tháo” (dịch nghĩa: đó là phẩm hạnh của đức), v.v. Lại có người lấy tên tự ngược hẳn nghĩa với danh, như: Chu Hy 周 熹 đời Tống, tự là Nguyên Hối 元 晦 và Trọng Hối 重 晦, hiệu là Hối Am 晦 菴 (hy là sáng còn hối là tối), v.v. Ngoài ra, còn có tiểu tự, tức nhũ danh (tên gọi khi còn bú mẹ), như: Tào Tháo có tiểu tự là A Man, Lưu Thiện có tiểu tự là A Đẩu, v.v…
Danh và tự của người xưa còn được dùng để chỉ quan hệ thứ bậc trong gia tộc, biểu thị anh em trong gia đình, và người ta thường có thêm chữ bá (mạnh) là lớn, trọng là thứ hai, thúc là em, quý là út; như Bá Di 伯 夷, Thúc Tề 叔 齊, Trọng Hối 重 晦, Mạnh Đức 孟 德, v.v..
Tên hiệu (hiệu) là tên gọi được đặt khi người ta đã thực sự trưởng thành, các sĩ phu và văn nhân thời phong kiến thường có tên hiệu hoặc biệt hiệu của mình, như: Lý Bạch 李 白 thời Đường lấy hiệu là Thanh Liên Cư sĩ 青 蓮 居 士, Đỗ Phủ 杜 甫 thời Đường lấy hiệu là Thiếu Lăng Dã Lão 少 陵 野 老, Vương An Thạch 王 安 石 thời Tống lấy hiệu là Bán Sơn 半 山, v.v… Tên hiệu là do người sử dụng tự đặt, không hề bị chi phối bởi gia tộc, thứ bậc trong gia đình. Thông qua việc đặt tên hiệu, hoặc biệt hiệu, người ta có thể tự do gửi gắm tư tưởng và tình cảm, biểu lộ chí hướng và hoài bão, thể hiện sở thích của mình trong cuộc sống. Việc đặt tên hiệu hoặc biệt hiệu đôi khi còn để mang dấu ấn địa phương, quê hương bản quán của mình. Một người có thể thay đổi khá nhiều tên hiệu hoặc biệt hiệu, và thông qua sự thay đổi này có thể hiểu được quan niệm sống, tâm tư tình cảm và tư tưởng của người đó trong cuộc sống ở các thời kỳ khác nhau. Tuy nhiên, trong lịch sử cũng có người chọn hiệu hoặc biệt hiệu chỉ là học đòi làm sang, chứ không hề phù hợp với thân thế và sự nghiệp của họ chút nào.
Nằm trong khu vực ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, Việt Nam vào thời kỳ phong kiến, các nhà Nho, nhà thơ, nhà văn, hàng ngũ quan lại, ngoài tên (danh) ra cũng đặt tên tự và tên hiệu hoặc biệt hiệu, dựa theo những nguyên tắc của Trung Hoa. Có thể kể như:
Ngô Tuấn 吳 俊 (1019-1105), người thành Thăng Long (nay là Tp. Hà Nội). Ông vốn họ Ngô, tự là Thường Kiệt 常 桀, sau được ban quốc tính họ Lý 李 nên thường được gọi là Lý Thường Kiệt 李 常 桀. Danh và tự của Lý Thường Kiệt hoàn toàn hỗ trợ cho nhau (tuấn là tài hoa hơn người còn kiệt là tài năng xuất chúng). Lý Thường Kiệt là vị anh hùng dân tộc có công trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước, đặc biệt trong việc đánh quân Tống và bình quân Chiêm. Ông làm quan trải ba triều vua: Lý Thái Tông, Lý Anh Tông và Lý Nhân Tông. Vua Lý Nhân Tông ban cho ông hiệu “Thiên tử nghĩa đệ”.
Chu Văn An 朱 文 安 (1292- 1370), người xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm, Hà Đông (nay thuộc huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội), ông thi đỗ Thái học sinh, nhưng không ra làm quan, chỉ ở nhà dạy học và học trò theo ông rất đông. Đời vua Trần Minh Tông, ông mới ra nhận chức Tu nghiệp Quốc tử giám, dạy học cho Thái tử. Đời vua Trần Dụ Tông, nhà vua ăn chơi sa đọa, gian thần lộng quyền tham nhũng, tình hình chính trị xã hội sa sút. Chu Văn An dâng sớ xin chém bảy tên lộng thần, nhưng nhà vua không nghe, ông liền xin từ chức về ở ẩn tại núi Phượng Hoàng, làng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Để nói lên đặc điểm nhân cách của mình, Chu Văn An đã lấy tự là Linh Triệt 靈 徹, lấy tên hiệu là Tiều ẩn 樵 隱 và Khang Tiết Tiên sinh 康 節 先 生.
Trần Nguyên Đán 陳 元 旦 (1325 -1390), người xã Tức Mặc, lộ Thiên Trường (nay thuộc huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định). Ông là cháu của Trần Quang Khải, là ông ngoại Nguyễn Trãi và từng được bổ nhiệm làm quan theo quy chế tập chức, vì thuộc dòng họ tôn thất nhà Trần. Đời vua Trần Nghệ Tông (1370-1372), ông có công trong việc dẹp loạn Dương Nhật Lễ và được thăng chức Tư đồ phụ chính. Đời vua Trần Phế Đế (1377-1388), khi Hồ Quý Ly tiếm quyền ông xin về hưu ở ẩn tại núi Côn Sơn (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Trần Nguyên Đán đã lấy hiệu là Băng Hồ 冰 壺 để lấy ý trong câu thơ Đường “Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ” (dịch nghĩa: một tấm lòng trong trắng trong bình ngọc) để thể hiện tấm lòng của mình đối với nhà Trần.
Nguyễn Trãi 阮 廌 (1380 – 1442), người xã Nhị Khê, huyện Thượng Phúc (nay là làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây). Nguyễn Trãi là cháu ngoại Trần Nguyên Đán và là con của Nguyễn Phi Khanh. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh năm Canh Thìn, niên hiệu Thánh Nguyên thứ nhất nhà Hồ (1400), từng giữ chức Ngự sử đài chính chưởng. Khi giặc Minh xâm lược nước ta ông cùng Trần Nguyên Hãn vào Lam Sơn theo Lê Lợi khởi nghĩa chống giặc Minh. Trong mười năm kháng chiến gian khổ, ông đã giúp Lê Lợi mưu kế về quân sự và ngoại giao. Chính ông đã thay Lê Lợi thảo những thư từ giao dịch với tướng nhà Minh, tập hợp thư từ ấy gọi là Quân trung từ mệnh. Lúc giặc Minh thua trận xin đầu hàng, ông lại thay Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo tuyên bố với nhân dân trong cả nước biết cuộc kháng chiến chống giặc Minh toàn thắng. Vì có công trong cuộc kháng chiến cứu nước, ông được vua Lê Thái Tổ cho theo họ Lê (vì thế còn gọi là Lê Trãi) và phong tước Quan phục hầu. Trong công cuộc xây dựng đất nước, ông đã giúp vua Lê Thái Tổ xây dựng chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao…. Sau khi vua Lê Thái Tổ mất, ông bị các phe cánh trong triều dèm pha nên phải xin về nghỉ ở Côn Sơn. Sau ông được vua Lê Thái Tông triệu ra làm quan và tin dùng. Khi vua Lê Thái Tông đi duyệt binh ở Chí Linh, Hải Dương, chẳng may mất ở Lệ Chi Viên (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh), Nguyễn Trãi bị triều thần khép tội là đã sai nàng hầu (Nguyễn Thị Lộ) giết vua, nên ông và cả ba họ đều bị giết. Đến đời vua Lê Thánh Tông nỗi oan của ông mới được xét rõ, ông được truy phong quan tước cũ. Ông có hiệu là ức Trai 抑 齋.
Nguyễn Quý Đức 阮 貴 德 (1646 – 1720), người xã Thiên Mỗ, huyện Từ Liêm (nay là xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Tp. Hà Nội). Ông thi đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ tam danh năm Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Trị 1 (1676) đời vua Lê Hy Tông. Ông giữ các chức quan, như Tả thị lang Bộ Lại, Nhập thị Bồi tụng, rồi thăng Đô ngự sử, sau bị giáng làm Tả thị lang Bộ Binh, rồi lại thăng hàm Thiếu phó, tước Liêm quận công, sau được thăng đến Thái phó, Quốc lão và được cử đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Sinh thời ông là người sống thuần hậu, với tên là Đức 德 nên ông đã lấy tự là Bản Nhân 体 仁, ông còn có hiệu là Đường Hiên 堂 軒. Về tên tự của Nguyễn Quý Đức, nhiều người đọc là Thể Nhân (体 仁), theo chúng tôi nên đọc là Bản Nhân (体 仁). Bởi vì, sách Từ nguyên có ghi: “体: 蒲 本 切 (bồ bản thiết)” và Khang Hy tự điểncũng ghi: “体: [Quảng vận] 蒲 本 切 (bồ bản thiết), [Tập vận] 部 本 切 (bộ bản thiết), Thông nhã “体 蒲 本 反… 俗 書 四 體 之 體 省 作 体 誤” (dịch nghĩa: chữ 体 phiên là bồ bản (蒲 本)… ngoài đời quen viết chữ “thể” (體) của từ “tứ thể” (四 體) giản lược thành chữ “bản” (本) là sai”.
Ngô Thời Sĩ 吳 時 仕 (1725 – 1780), người xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội). Ông thi đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân năm Bính Tuất, niên hiệu Cảnh Hưng 27 (1766) đời vua Lê Hiển Tông. Ông giữ các chức quan, như: Công khoa Cấp sự trung, Đốc đồng Thái Nguyên, Hiến sát sứ Thanh Hoa, Tham chính Nghệ An, Hàn lâm viện Hiệu lý, Thiêm đô ngự sử, Đốc trấn Lạng Sơn. Ngô Thời Sĩ có tên tự là Thế Lộc 世 祿, hiệu là Ngọ Phong Tiên sinh 午 峰 先 生 và đạo hiệu là Nhị Thanh Cư sĩ 二 青 居 士, để kỷ niệm một thời làm quan Đốc trấn Lạng Sơn nơi có động Nhị Thanh.
Ngô Thời Nhậm 吳 時 任 (1746 – 1803), người xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội). Ông thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân năm ất Mùi, niên hiệu Cảnh Hưng 36 (1775) đời vua Lê Hiển Tông. Thời Lê, ông giữ các chức quan, như: Hiến sát phó sứ Hải Dương, Giám sát ngự sử xứ Sơn Nam, Đốc đồng Kinh Bắc và Thái Nguyên, Đông các Hiệu thư, Hàn lâm viện Hiệu thảo, Hữu thị lang Bộ Công. Khi nhà Lê mất, ông theo nhà Tây Sơn và được vua Quang Trung trọng dụng, bổ giữ các chức quan, như: Tả thị lang Bộ Lại, Thượng thư Bộ Binh, tước Tình phái hầu và giao trọng trách soạn thảo các văn bản ngoại giao của triều đình với nhà Thanh. Khi Nguyễn ánh đưa quân ra Bắc chiếm thành Thăng Long, ông bị bắt và đưa ra đánh đòn ở Văn Miếu để cảnh cáo Sĩ phu Bắc Hà đã theo nhà Tây Sơn. Ngô Thời Nhậm đã lấy tên tự là Hy Doãn希尹với hàm ý là hy vọng làm nên sự nghiệp như Y Doãn thời nhà Thương (Trung Quốc) và ông còn có tên hiệu là Đạt Hiên 達 軒.
Nguyễn Thiếp 阮 浹 (1723 – 1804), người xã Nguyệt Ao (còn gọi là Nguyệt úc), huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Được biết ông từng thi đỗ Hương cống đời Lê, từng làm Huấn đạo và Tri huyện Thanh Chương. Sau do thời thế loạn lạc ông bỏ quan về nhà ở ẩn. Khi nhà Tây Sơn cai quản đất nước, vua Quang Trung mời Nguyễn Thiếp ra làm quan, ông nhất định không ra. Nhưng, sau do cảm tình tri ngộ của vua Quang Trung, ông nhận lời ra giúp nhà Tây Sơn lập Sùng chính thư viện và dịch một số sách ra quốc âm. Sau khi vua Quang Trung mất, ông xin về. Từ đặc điểm cuộc đời và nhân cách sống của mình, ông đã lấy các tên tự là Khải Chuyên 啟 顓 và Quang Thiếp 光 浹, hiệu là Hạnh Am 幸 庵, Lạp Phong Cư sĩ 笠 峰 居 士, Điên ẩn 癲 隱, Cuồng ẩn 狂 隱 và Bùi Khê Cư sĩ 裴 溪 居 士. Nguyễn Thiếp quê ở huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), với tấm lòng yêu quê hương nên ông đã lấy các địa danh của quê hương để ghép tên hiệu cho mình, như: La Sơn Phu tử 羅 山 夫 子, La Giang Phu tử 羅 江 夫 子, Lam Hồng Dị Nhân 藍 紅 異 人, Hầu Lục Niên 侯 六 年 và Lục Niên Phu tử 六 年 夫 子.
Nguyễn Tư Giản 阮 思 簡 (1822 – 1890), người xã Du Lâm, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Tp. Hà Nội). Nguyễn Tư Giản thi đỗ Cử nhân khoa Quý Mão, niên hiệu Thiệu Trị 3 (1843) và thi đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân khoa Giáp Thìn, niên hiệu Thiệu Trị 4 (1844) đời vua Nguyễn Hiến Tổ. Ông giữ các chức quan, như: Nội các đê chính, Tán lý quân thứ Hải An, từng được sung vào Đoàn sứ bộ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Khi trở về được thăng Thượng thư Bộ Lại, sau bị giáng chức, đổi làm Sơn phòng sứ ở Chương Mỹ, rồi lại được phục chức Tổng đốc Ninh – Thái, rồi về hưu. Từ cuộc đời của mình ông lấy tự là Tuân Thúc 洵 叔, hiệu là Thạch Nông 石 農 và Vân Lộc 雲 麓.
Danh, tự và hiệu hay biệt hiệu tuy đều là tên người, nhưng khi sử dụng không thể tùy tiện mà phải tuân theo phép tắc nhất định. Do người xưa rất trọng lễ nghĩa, cách dùng danh, tự và hiệu cũng rất cầu kỳ. Trong giao tiếp, danh thường dùng trong trường hợp khiêm xưng, hoặc trên gọi dưới, còn những người ngang hàng chỉ gọi danh khi thật thân mật. Khi không được phép mà gọi thẳng danh của người đang nói chuyện là bất lễ, danh của cha mẹ mà nhắc tới là bất kính, còn danh của vua chúa mà nhắc tới là đại nghịch. Tự và hiệu dùng trong trường hợp người dưới gọi người trên, hoặc những người ngang hàng nhau. Như người đời thường gọi Nguyễn Trãi là Ức Trai Tiên sinh, gọi Nguyễn Thiếp là La Sơn Phu tử, gọi Lê Hữu Trác là Hải Thượng Lãn Ông, Ngô Thời Sĩ có đạo hiệu là Nhị Thanh Cư sĩ, v.v… Những người khi đặt cho mình tên hiệu là “Cư sĩ” thường thể hiện người đó coi khinh lợi lộc, tự cho mình là thanh cao.
Danh, tự và hiệu hoặc biệt hiệu, ngoài việc dùng trong giao tiếp, người ta còn dùng để đặt tên cho các trước tác của người đó, như: Chu Văn An đã được dùng tên hiệu để đặt cho các tên sách: Tiều ẩn thi tập 樵 隱 詩 集 (nay chưa tìm thấy), Tiều ẩn quốc ngữ thi tập 樵 隱 國 語 詩 集 (nay chưa tìm thấy). Trần Nguyên Đán đã được dùng tên hiệu để đặt tên sách: Băng Hồ ngọc hác tập 冰 壺 玉 壑 集 (nay chưa tìm thấy). Ngô Thì Nhậm đã được dùng tên tự để đặt tên sách: Ngô gia văn phái Hy Doãn công tập 吳 家 文 派 希 尹 公 詩 集, Hy Doãn công di thảo希 尹 公 遺 草. Nguyễn Thiếp đã được dùng các tên hiệu để đặt cho các tên sách: Hạnh Am di văn 幸 庵 遺 文, Lạp Phong văn cảo 笠 峰 文 槁. Nguyễn Tư Giản đã được dùng tên tự và tên hiệu để đặt cho các tên sách: Nguyễn Tuân Thúc thi tập 阮 洵 叔 詩 集, Thạch Nông thi tập 石 農 詩 集, Thạch Nông toàn tập 石 農 全 集, Thạch Nông văn tập 石 農 文 集. Cách ghép tên tự và tên hiệu vào tên sách như vậy, là cách làm phổ biến, nhưng cũng đặt ra những vấn đề cho người đời sau khi tìm hiểu về tác gia và tác phẩm Hán Nôm.
Như vậy, khi gọi và khi viết về người khác, người xưa rất ít khi nêu thẳng tên (danh) mà thường thay bằng tên tự hay tên hiệu hoặc biệt hiệu. Chính điều đó đã gây ra nhiều khó khăn cho thế hệ ngày nay khi nghiên cứu tìm hiểu về người xưa, nhất là đối với các tác gia Hán Nôm cùng các văn bản viết bằng chữ Hán và chữ Nôm hiện còn được lưu giữ đến ngày nay. Bởi vì tên tự và tên hiệu của các tác gia nhiều khi trùng nhau và không biết được đó là ai. Ví dụ như từ “Đạm Trai”, theo sự thống kê của chúng tôi có đến 6 tác gia Hán Nôm lấy để đặt tên hiệu cho mình; hay từ “Tĩnh Trai”, theo sự thống kê của chúng tôi cũng có đến 7 tác gia Hán Nôm lấy để đặt tên hiệu cho mình. Để góp phần tìm hiểu vấn đề danh, tự, hiệu và biệt hiệu ở Việt Nam; chúng tôi nghĩ nên biên soạn cuốn Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm,nhằm làm rõ được tên (danh), tên tự và tên hiệu hoặc biệt hiệu của các tác gia Hán Nôm, giúp độc giả tiện đường tham khảo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Khang Hy tự điển, Thượng Hải thư điếm xuất bản xã, 1992.
- Từ nguyên, Thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh, 1993.
- Từ Hải, Thượng Hải từ thư xuất bản xã, 1989.
- Trung Quốc lịch đại danh thần, Hà Nam nhân dân xuất bản xã, 1988.
- Ngô gia văn phái, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm (TV. VNCHN), VHv.1743 và nhiều bộ khác.
- Bùi Hạnh Cẩn – Minh Nghĩa – Việt Anh: Trạng nguyên Tiến sĩ Hương cống Việt Nam,Nxb. Văn hóa – Thông tin, 2002.
- Lê Quý Đôn: Toàn Việt thi lục, TV. VNCHN, A.1262 và nhiều bản khác.
- Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam, Nxb. Thống kê, 2000.
- Trần Văn Giáp (Chủ biên): Lược truyện các tác gia Việt Nam, Nxb. KHXH, Hà Nội – 1971, 1972.
- Trần Văn Giáp: Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, tập 1, Nxb. Văn hóa, Hà Nội-1984 và tập 2, Nxb. KHXH, Hà Nội – 1990.
- Lịch sử văn hóa Trung Quốc, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội – 1999.
- Dương Thái Minh: Thư mục Hán Nôm – Mục lục tác giả, Ban Hán Nôm, in rôneô, 1977.
- Trần Nghĩa – François Gros (Chủ biên): Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư mục đề yếu,Nxb. KHXH, Hà Nội – 1993.
- Nguyễn Q. Thắng – Nguyễn Bá Thế: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb. Văn hóa, 1997.
- Ngô Đức Thọ (Chủ biên): Các nhà khoa bảng Việt Nam, Nxb. Văn học, 1993.
- Thơ văn Lý – Trần, Nxb. KHXH, 1977, 1978, 1989.