Soạn bài “Sông núi nước Nam” (hay nhất) – Ngữ văn 7

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Tương truyền bài “Sông núi nước Nam” - Lí Thường Kiệt (thường được gọi là Thơ thần) được Lí Thường Kiệt sáng tác vào khoảng cuối năm 1076, trong một trận chiến đấu ác liệt chống quân Tống xâm lược.
Để hiểu về tác phẩm, chúng ta cùng nhau soạn bài “Sông núi nước Nam” – Ngữ văn 7 của Lí Thường Kiệt. Mời các bạn cùng đọc và thảo luận nhé!

Soạn bài Sông núi nước Nam - Lý Thường Kiệt - vnkienthuc.png


Soạn bài "Sông núi nước Nam” – Lí Thường Kiệt
Câu 1. (trang 64, "Sông núi nước Nam" - sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1)
Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thơ thất ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Nam quốc sơn hà (bản phiên âm chữ Hán) về số lượng câu chữ, cách hiệp vần.

Trả lời
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
+ Số câu: 4 câu
+ Số chữ: 7 chữ 1 câu
- Cách hợp vần: tiếng cuối của câu 1, 2 và 4 (cư, thư, hư)

Câu 2. (trang 64, "Sông núi nước Nam" - sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1)

Sông núi nước Nam” được coi như làn bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một Tuyên ngôn Độc lập? Nội dung Tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì?

Trả lời
- Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử, một văn bản pháp lý được soạn thảo nhằm khẳng định độc lập chủ quyền lãnh thổ, quyền tự do dân chủ của một quốc gia vừa giành lại được từ tay ngoại bang. Đây là văn bản có tính pháp lý quốc tế.
- Nội dung: Bài thơ là lời khẳng định đanh thép chủ quyền lãnh thổ của quốc gia dân tộc cũng như nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù.

Câu 3. (trang 64, "Sông núi nước Nam" - sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1)
Sông núi nước Nam” là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nội dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào? Hãy nhận xét về bố cục và cách biểu ý đó.

Trả lời
- Bố cục: 2 phần
Phần 1: Khẳng định nước Nam là của hoàng đế nước Nam, đó là chân lý không ai chối cãi được.
Phần 2. Kẻ thù nếu muốn xâm phạm sẽ gặp phải kết cục xứng đáng.
- Nhận xét: bố cục chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục.

Câu 4. (trang 64, "Sông núi nước Nam" - sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1)
Ngoài biểu ý, sông Núi nước Nam có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín)
Hãy giải thích tại sao em chọn trạng thái đó?

Trả lời
- Ngoài biểu ý, sông núi nước Nam có biểu cảm.
- Việc bày tỏ cảm xúc được bộc lộ trực tiếp qua ngôn ngữ đanh thép, giọng điệu hùng hồn cùng lời khẳng định thể hiện lòng căm thù lũ cướp nước.

Câu 5. (trang 64, "Sông núi nước Nam" - sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1)
Qua cụm từ “tiệt nhiên” (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác), “định phận thiên thư” (định phận tại sách trời), “hành khan thủ bại hư” (chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại) hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ.

Trả lời
Giọng điệu của bài thơ: dõng dạc, hùng hồn, đanh thép góp phần thể hiện được quyết tâm giành lại độc lập chủ quyền của quốc gia dân tộc.
Qua phần soạn “Sông núi nước Nam” ta có thể thấy, nội dung bài thơ vừa để động viên tướng sĩ ta hăng hái giết giặc vừa đanh thép cảnh cáo, làm lung lay ý chí của kẻ thù.

Trên đây là phần soạn bài “Sông núi nước Nam” của Lí Thường Kiệt (sách giáo khoa Ngữ văn 7). Nếu bài soạn này hữu ích các bạn ấn nút like và chia sẻ bài viết này với các bạn của bạn nhé!
 
Soạn bài "Sông núi nước Nam":
- Bài thơ "Sông núi nước Nam" của Lí Thường Kiệt
- "Sông núi nước Nam" - sách giáo khoa Ngữ văn 7
- Nội dung bài "Sông núi nước Nam" vừa để động viên tướng sĩ ta hăng hái giết giặc vừa đanh thép cảnh cáo, làm lung lay ý chí của kẻ thù.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top