Có thể nhìn ra, có thể chứng kiến sự việc trước sau 80 năm, có hai người khác nhau đều nhờ một cuốn sách mà đăng khoa bảng, tuổi thọ và lộc vận đều có thể nhìn ra, như vậy số mệnh con người chẳng phải đã được định trước rồi sao?
SỐ PHẬN CON NGƯỜI PHẢI CHĂNG ĐÃ ĐƯỢC ĐỊNH SẴN TỪ TRƯỚC RỒI SAO?
Ngãi Dĩnh là trạng nguyên khoa Tân Mão của triều đại Hậu Đường năm Trường Hưng thứ hai (931).
Tương truyền trước khi ông vào kinh ứng thi tiến sĩ, có lần, ở một lữ quán ông gặp một người có bộ dạng thôn học cứu (ý nói người có dáng vẻ học cứu đó ở nông thôn), hèn mọn ti tiện, vô cùng quê mùa. Người này chủ động nói với Ngãi Dĩnh: "Xem ra lang quân hẳn là đi thi, lần này nhất định có thể đỗ đạt."
Số phận con người thể hiện qua các tín hiệu xung quanh. Tranh dân gian Đông Hồ
Ngãi Dĩnh tuy xem thường người này, nhưng người ta có lời tốt, không thể không để ý, đành phải tiếp lời, nói: "Tôi xuất thân nghèo hèn, nhà tại Vận Châu (Huyện Tây Bắc Đông Bình Kinh Sơn Đông Đông), chỗ đó không thầy tốt bạn hiền, lại ít điển tịch (sách cổ), học sinh nay tài sơ học thiển, chẳng qua là đi xem trường thi mà thôi, đâu có dám mộng thi đỗ chứ?"
Người kia lại nói: "Tôi có một quyển sách muốn tặng cho lang quân, giúp lang quân lấy công danh. Xin chờ đợi ở đây, sáng sớm ngày mai sẽ tới dâng tặng." Ngãi Dĩnh bán tín bán nghi ở lại chờ.
Ngày hôm sau, người nọ quả nhiên cầm sách đến. Ngãi Dĩnh nhận lấy xem, là "Tả Truyền" quyển thứ mười, trong tâm vẫn nghi hoặc như trước. Người nọ nói với Ngãi Dĩnh: "Quyển sách này không chỉ có thể giúp lang quân lấy phú quý, qua tám mươi năm sau, cũng lại có người nhờ cuốn sách này mà trèo lên bảng vàng, nhưng tuổi thọ và lộc vận của người đó đều không bằng lang quân. Lang quân hãy nhớ kỹ lời tôi nói."
Ngãi Dĩnh hơi có chút sửng sốt. Nghĩ thầm: Thà tin là có, không thể tin là không. Vì vậy, nghiêm túc cất giữ cuốn sách mà người kia tặng, sau khi vào kinh, cũng thường xuyên lấy cuốn sách đó ra đọc.
Năm này là Thái Thượng Khanh Lý Ngu Cư tiến cử, khảo thí chính là "Chú đỉnh tượng vật phú" (Đúc đỉnh tượng vật), thật đúng là, những gì cần viết đều ở trong cuốn sách kia, cho nên Ngãi Dĩnh hành văn vô cùng thuận tay, xuất bút lên là thành. Lý Ngu rất yêu thích bài thi của ông, liền quyết định cho ông làm trạng nguyên, lời người học sĩ nông thôn nói đã bước đầu ứng nghiệm.
81 năm sau, khoảng giữa triều đại nhà Tống năm Tường Phù thứ 5 (1012) khoa thi đình (kỳ thi cuối cùng ở cung điện do nhà vua chủ trì), cũng khảo thi chủ đề này, Từ Thích người Âu Ninh (nay là huyện Kiến Âu tỉnh Phúc Kiến) vì học thuộc lòng quyển thứ 10 "Tả Truyền", bài văn làm rất xuất sắc nên đỗ trạng nguyên, lời người học sĩ nông thôn nói lại ứng nghiệm thêm lần nữa.
Ngãi Dĩnh vào triều Hậu Tống làm đến Hộ Bộ Thị Lang, năm 78 tuổi chết tại quê nhà. Nhưng Từ Thích chỉ sống 46 năm, quan chỉ làm đến Hàn Lâm Học Sĩ.
Đến tận đây, lời thôn học cứu nói đã toàn bộ ứng nghiệm, nhưng tiếc Ngãi Dĩnh đã sớm qua đời, không thể nào chứng kiến.
Có thể nhìn ra, có thể chứng kiến sự việc trước sau 80 năm, có hai người khác nhau đều nhờ một cuốn sách mà đăng khoa bảng, tuổi thọ và lộc vận đều có thể nhìn ra, như vậy số mệnh con người chẳng phải đã được định trước rồi sao?
***
Triều Dực triều Thanh tại "Diêm Bộc Tạp Ký" có ghi lại một câu chuyện thế này: vào năm Thanh Ung, tại Triết Đông có một người là Sử Hạt Tử, chuyên dùng phương pháp nắn gân cốt để đoán mệnh cho nam nhân, nghe giọng nói để đoán mệnh cho nữ nhân. Dùng những phương pháp đó để dự đoán phúc họa cho người khác, kết quả cho thấy vô cùng chuẩn xác.
Có một lần, tuần phủ Triết Giang Từ Nguyên Mông đã tìm đến Sử Hạt Tử, muốn anh ta xem mệnh cho cháu mình là Thư Hách Đức. Lúc đó Thư Hách Đức vẫn là một đứa bé, tóc tết bím sừng dê, ngồi bên cạnh còn có thầy dạy riêng cho cậu bé là Uông Do Đôn. Sử Hạt Tử xem mệnh nắn cốt cho cả hai người đó, sau khi xem xong, ông nói rằng hai người này trong tương lai ắt sẽ đạt được phú quý.
Lúc đó, Thư Hách Đức là quý công tử trong gia đình quan lại, tương lai cậu ta sẽ thăng quan tiến chức đương nhiên là việc có thể đoán ra được. Nhưng Uông Do Đôn lại là một người tuy có tài nhưng rất nghèo, về căn bản là không thể nghĩ đến những việc tốt như thế, vì vậy ông cho rằng Sử Hạt Tử vì để giữ thể diện cho học sinh của ông mà nói những lời tốt đẹp về ông.
Buổi tối hôm đó, Sử Hạt Tử sờ vào cặp sách, liền nói với Uông Do Đôn: "Ông hãy cố gắng nỗ lực, trong tương lai danh tiếng quan chức còn hơn cả chủ nhân của ông". Uông Do Đôn càng phát hoảng, không dám nhận. Sử Hạt Tử nói: "Tôi đây không nói lời xằng bậy. Ông là một thư sinh nghèo, tôi nịnh nọt ông thì được gì cơ chứ? Chính vì số mệnh của tôi đã định, tương lai tôi sẽ gặp phải một tai nạn lớn, cần phải chịu đựng trong nhiều năm. Đợi đến khi ông lên làm quan, nạn của tôi sẽ cần nhờ đến tiên sinh giải trừ giúp. Tại đây xin có lời nói trước, hi vọng tiên sinh đừng quên lời nói ngày hôm nay, đến lúc ấy nhất định phải tận lực cứu tôi".
Không lâu sau đó, có người tiến cử Sử Hạt Tử lên Hoàng đế Ung Chính. Hoàng đế Ung Chính trước giờ rất có hứng thú với thuật số, sau khi Sử Hạt Tử bói mệnh cho Hoàng đế xong, ông đã bói ra được những điều cấm kỵ của Hoàng Đế. Vì sợ Sử Hạt Tử tiết lộ những thông tin này ra ngoài, cho nên đã lưu đày ông ta đến vùng Sơn Hải Quan Ngoại, từ đó đã đi được hơn 10 năm. Sau khi đăng cơ 10 năm, Ung Chính hạ lệnh những ai mắc tội nhẹ chưa đến mức bị lưu đày sung quân đều được sắp xếp miễn giảm tội.
Lúc này Uông Do Đôn đã là cao trung tiến sỹ, được thăng làm hình bộ thượng thư. Uông Do Đôn kiểm tra hồ sơ tội phạm, nhìn thấy tên của Sử Hạt Tử cũng ở trong danh sách, ông đương nhiên vẫn nhớ đến Sử Hạt Tử. Nhưng mà, Sử Hạt Tử là do Hoàng đế đích thân hạ chỉ lưu đày, trong hồ sơ cũng không ghi rõ ông ta đã phạm tội gì, vì thế loại tội phạm này là không được xét trong những trường hợp được đặc xá.
Bạn đồng sự đối với trường hợp của Sử Hạt Tử cũng cảm thấy khó xử, Uông Do Đôn đã xét cho Sử Hạt Tử phạm tội nhẹ chưa đến mức phải lưu đày sung quân, áp dụng đặc ân của Hoàng đế, theo đó thả Sử Hạt Tử quay trở về.
Sau khi Sử Hạt Tử về kinh thành, tiếp tục làm khách lại phủ đệ của Uông Do Đôn, ông tiếp thụ lời giáo huấn, giảm bớt phóng túng, không tùy tiện bói mệnh nói về phúc họa của người khác nữa.
Sau này, con trưởng của Uông Do Đôn là Thừa Hàng muốn tham gia dự thi khoa cử, Uông phu nhân tâm tình rất bức bách mong muốn con mình được đỗ đạt nên đã mời Sử Hạt Tử đến bói mệnh. Sử Hạt Tử nói "Có thể làm đến quan lục phẩm". Quan lục phẩm là soạn sách tại viện hàn lâm cùng các chủ bộ. Lúc đó Uông Do Đôn đang làm việc trong triều đình, con trai ông nếu thi đỗ tiến sỹ, nhất định không thể chỉ được phân đến lục bộ, có nghĩa là con trưởng của ông mà đỗ trạng nguyên, thì việc đảm nhận chức vị soạn sách tại viện hàn lâm là không có gì phải hoài nghi.
Uông phu nhân mừng thầm trong bụng, nhưng không ngờ rằng Uông Do Đôn bị phái đi đảm nhiệm làm quan chủ khảo, như thế con trưởng Thừa Hàng nhất định phải tránh, không được tham gia đợt thi này. Mọi người đều nghĩ rằng dự ngôn của Sử Hạt Tử lần này sai rồi. Nhưng không ngờ vào mùa đông năm đó, Hoàng đế đặc biệt ban tặng cho con trai của Uông Do Đôn, Thừa Hàng được nhậm chức quan chủ sự, thuộc quan lục phẩm.
Dự ngôn của Sử Hạt Tử có độ chuẩn xác thần kỳ đến thế. Tôi ( tức là Triệu Dực triều Thanh) bởi vì năm đó đã là khách tại nhà của Uông Do Đôn nên biết những sự việc này rất rõ. Những sự tình đoán mệnh ứng nghiệm thần kỳ của Sử Hạt Tử còn có rất nhiều, không thể kể hết được.
Trong sách ghi lại, đây là những sự việc do Triệu Dực đích thân nghe được khi làm khách tại nhà của người chủ. Đương thời gia đình chủ nhân vẫn còn là một gia đình nghèo, vậy mà Sử Hạt Tử đã đoán được tương lai chức vụ của Uông Do Đôn còn cao hơn cả chủ nhân, hơn nữa còn đoán được mình sẽ gặp nạn về sau, cần được ông ta đến giúp đỡ. Sự việc cách hiện tại cả mười mấy năm đã quả nhiên ứng nghiệm, nếu như vận mệnh không phải đã được định trước, vậy làm thế nào để giải thích được những hiện tượng phát sinh về sau đây?
***
Theo một đoạn ghi chép lại trong《Mặc Ký》của Vương Trất thời nhà Tống: Thời Ngạn (?~1107,tự là Bang Ngạn, là người ở Khai Phong tỉnh Hà Nam. Tống Thần Tông năm Nguyên Phong thứ 2 (1079) đã là Trạng Nguyên.
Sau khi Thời Ngạn trúng cử Trạng Nguyên, từng xử lý các hoạt động vận tải của tỉnh Giang Đông. Có một ngày, khi ông đang đi giám sát trên thuyền qua một con sống lớn, đột nhiên có một cơn gió mạnh, ông bèn để chiếc thuyền dừng lại tại một ngọn núi nhỏ ở ven sông, lúc đó ông chỉ mang theo 2, 3 người đi cùng lên núi. Ngọn núi nhỏ rất dốc, bọn họ loay hoay trong đám bụi cỏ để tìm đường đi tiếp.
Khi đến được lưng chừng núi, họ đột nhiên phát hiện trên đỉnh núi có một miếu tự nhỏ, và rất nhanh sau đó có một vị lão tăng đi xuống núi đón tiếp, vị lão tăng hỏi: "Người đến đây chẳng phải là Trạng Nguyên hay sao ?" Thời Ngạn cảm thấy vô cùng kinh ngạc, trong tâm nghĩ ... mình không hề đem theo tùy tùng, khu vực này lại hoang vu hẻo lảnh, mình cũng chưa từng đi qua đây, lão tăng này làm sao mà biết ta đến đây nhỉ ?
Lão tăng nhìn thấy vẻ kinh ngạc của vị Trạng Nguyên, bèn giải thích: "Có một người viết lên bức tường đằng sau Phật điện của tự viện, người đó viết: 'vào ngày này tháng này năm này Trạng Nguyên sẽ đến đây'. Tôi nhớ sự việc này đã xảy ra nhiều năm trước rồi. Ngày hôm nay chính là thời gian được viết trên tường, cho nên tôi đã dậy từ rất sớm và đã đợi khá lâu rồi". Lúc này Thời Ngạn mới thú thực, thừa nhận mình chính là người mà vị lão tăng đang đợi, nhưng trong tâm vẫn không thực sự tin vào lời ông ta lắm.
Bọn họ cùng nhau đi lên núi, đến đằng sau Phật điện, quét sạch bụi ở bức tường phía sau thì phát hiện thực sự có dòng chữ để lại, nội dung trên tường so với những lời vị lão tăng nói không hề sai chệch. Ở phía dưới còn có ghi thời gian mà những dòng chữ ấy được viết lên, lạ ở chỗ thời gian dòng chữ được viết lên là lúc mà Thời Ngạn vẫn còn chưa được sinh ra. Anh ta lại nhìn sang bên cạnh còn một dòng chữ nhỏ "Sau đó ba mươi năm, làm quan tứ phẩm" Thời Ngạn bèn ghi lại tất cả những nội dung trên đó rồi quay về chiếc thuyền để trở về. Anh ta đã kể với mọi người rất nhiều lần về lai lịch bất minh của những dòng chữ ấy.
Đến năm đại quan nguyên (1107),Thời Ngạn được làm Kinh Sư tại Bộ Thượng Thư, chính là quan tứ phẩm, tính từ lúc đọc được dòng chữ kia đến lúc bấy giờ vừa đúng tròn 30 năm.
Qua sự việc này chúng ta có thể thấy, phải chăng số mệnh của con người từ khi sinh ra đã được định sẵn cả rồi?
Tác giả: Thái Nguyên
Biên dịch: Minh Quân, biên tập: Tuệ Minh
SỐ PHẬN CON NGƯỜI PHẢI CHĂNG ĐÃ ĐƯỢC ĐỊNH SẴN TỪ TRƯỚC RỒI SAO?
Ngãi Dĩnh là trạng nguyên khoa Tân Mão của triều đại Hậu Đường năm Trường Hưng thứ hai (931).
Tương truyền trước khi ông vào kinh ứng thi tiến sĩ, có lần, ở một lữ quán ông gặp một người có bộ dạng thôn học cứu (ý nói người có dáng vẻ học cứu đó ở nông thôn), hèn mọn ti tiện, vô cùng quê mùa. Người này chủ động nói với Ngãi Dĩnh: "Xem ra lang quân hẳn là đi thi, lần này nhất định có thể đỗ đạt."
Số phận con người thể hiện qua các tín hiệu xung quanh. Tranh dân gian Đông Hồ
Ngãi Dĩnh tuy xem thường người này, nhưng người ta có lời tốt, không thể không để ý, đành phải tiếp lời, nói: "Tôi xuất thân nghèo hèn, nhà tại Vận Châu (Huyện Tây Bắc Đông Bình Kinh Sơn Đông Đông), chỗ đó không thầy tốt bạn hiền, lại ít điển tịch (sách cổ), học sinh nay tài sơ học thiển, chẳng qua là đi xem trường thi mà thôi, đâu có dám mộng thi đỗ chứ?"
Người kia lại nói: "Tôi có một quyển sách muốn tặng cho lang quân, giúp lang quân lấy công danh. Xin chờ đợi ở đây, sáng sớm ngày mai sẽ tới dâng tặng." Ngãi Dĩnh bán tín bán nghi ở lại chờ.
Ngày hôm sau, người nọ quả nhiên cầm sách đến. Ngãi Dĩnh nhận lấy xem, là "Tả Truyền" quyển thứ mười, trong tâm vẫn nghi hoặc như trước. Người nọ nói với Ngãi Dĩnh: "Quyển sách này không chỉ có thể giúp lang quân lấy phú quý, qua tám mươi năm sau, cũng lại có người nhờ cuốn sách này mà trèo lên bảng vàng, nhưng tuổi thọ và lộc vận của người đó đều không bằng lang quân. Lang quân hãy nhớ kỹ lời tôi nói."
Ngãi Dĩnh hơi có chút sửng sốt. Nghĩ thầm: Thà tin là có, không thể tin là không. Vì vậy, nghiêm túc cất giữ cuốn sách mà người kia tặng, sau khi vào kinh, cũng thường xuyên lấy cuốn sách đó ra đọc.
Năm này là Thái Thượng Khanh Lý Ngu Cư tiến cử, khảo thí chính là "Chú đỉnh tượng vật phú" (Đúc đỉnh tượng vật), thật đúng là, những gì cần viết đều ở trong cuốn sách kia, cho nên Ngãi Dĩnh hành văn vô cùng thuận tay, xuất bút lên là thành. Lý Ngu rất yêu thích bài thi của ông, liền quyết định cho ông làm trạng nguyên, lời người học sĩ nông thôn nói đã bước đầu ứng nghiệm.
81 năm sau, khoảng giữa triều đại nhà Tống năm Tường Phù thứ 5 (1012) khoa thi đình (kỳ thi cuối cùng ở cung điện do nhà vua chủ trì), cũng khảo thi chủ đề này, Từ Thích người Âu Ninh (nay là huyện Kiến Âu tỉnh Phúc Kiến) vì học thuộc lòng quyển thứ 10 "Tả Truyền", bài văn làm rất xuất sắc nên đỗ trạng nguyên, lời người học sĩ nông thôn nói lại ứng nghiệm thêm lần nữa.
Ngãi Dĩnh vào triều Hậu Tống làm đến Hộ Bộ Thị Lang, năm 78 tuổi chết tại quê nhà. Nhưng Từ Thích chỉ sống 46 năm, quan chỉ làm đến Hàn Lâm Học Sĩ.
Đến tận đây, lời thôn học cứu nói đã toàn bộ ứng nghiệm, nhưng tiếc Ngãi Dĩnh đã sớm qua đời, không thể nào chứng kiến.
Có thể nhìn ra, có thể chứng kiến sự việc trước sau 80 năm, có hai người khác nhau đều nhờ một cuốn sách mà đăng khoa bảng, tuổi thọ và lộc vận đều có thể nhìn ra, như vậy số mệnh con người chẳng phải đã được định trước rồi sao?
***
Triều Dực triều Thanh tại "Diêm Bộc Tạp Ký" có ghi lại một câu chuyện thế này: vào năm Thanh Ung, tại Triết Đông có một người là Sử Hạt Tử, chuyên dùng phương pháp nắn gân cốt để đoán mệnh cho nam nhân, nghe giọng nói để đoán mệnh cho nữ nhân. Dùng những phương pháp đó để dự đoán phúc họa cho người khác, kết quả cho thấy vô cùng chuẩn xác.
Có một lần, tuần phủ Triết Giang Từ Nguyên Mông đã tìm đến Sử Hạt Tử, muốn anh ta xem mệnh cho cháu mình là Thư Hách Đức. Lúc đó Thư Hách Đức vẫn là một đứa bé, tóc tết bím sừng dê, ngồi bên cạnh còn có thầy dạy riêng cho cậu bé là Uông Do Đôn. Sử Hạt Tử xem mệnh nắn cốt cho cả hai người đó, sau khi xem xong, ông nói rằng hai người này trong tương lai ắt sẽ đạt được phú quý.
Lúc đó, Thư Hách Đức là quý công tử trong gia đình quan lại, tương lai cậu ta sẽ thăng quan tiến chức đương nhiên là việc có thể đoán ra được. Nhưng Uông Do Đôn lại là một người tuy có tài nhưng rất nghèo, về căn bản là không thể nghĩ đến những việc tốt như thế, vì vậy ông cho rằng Sử Hạt Tử vì để giữ thể diện cho học sinh của ông mà nói những lời tốt đẹp về ông.
Buổi tối hôm đó, Sử Hạt Tử sờ vào cặp sách, liền nói với Uông Do Đôn: "Ông hãy cố gắng nỗ lực, trong tương lai danh tiếng quan chức còn hơn cả chủ nhân của ông". Uông Do Đôn càng phát hoảng, không dám nhận. Sử Hạt Tử nói: "Tôi đây không nói lời xằng bậy. Ông là một thư sinh nghèo, tôi nịnh nọt ông thì được gì cơ chứ? Chính vì số mệnh của tôi đã định, tương lai tôi sẽ gặp phải một tai nạn lớn, cần phải chịu đựng trong nhiều năm. Đợi đến khi ông lên làm quan, nạn của tôi sẽ cần nhờ đến tiên sinh giải trừ giúp. Tại đây xin có lời nói trước, hi vọng tiên sinh đừng quên lời nói ngày hôm nay, đến lúc ấy nhất định phải tận lực cứu tôi".
Không lâu sau đó, có người tiến cử Sử Hạt Tử lên Hoàng đế Ung Chính. Hoàng đế Ung Chính trước giờ rất có hứng thú với thuật số, sau khi Sử Hạt Tử bói mệnh cho Hoàng đế xong, ông đã bói ra được những điều cấm kỵ của Hoàng Đế. Vì sợ Sử Hạt Tử tiết lộ những thông tin này ra ngoài, cho nên đã lưu đày ông ta đến vùng Sơn Hải Quan Ngoại, từ đó đã đi được hơn 10 năm. Sau khi đăng cơ 10 năm, Ung Chính hạ lệnh những ai mắc tội nhẹ chưa đến mức bị lưu đày sung quân đều được sắp xếp miễn giảm tội.
Lúc này Uông Do Đôn đã là cao trung tiến sỹ, được thăng làm hình bộ thượng thư. Uông Do Đôn kiểm tra hồ sơ tội phạm, nhìn thấy tên của Sử Hạt Tử cũng ở trong danh sách, ông đương nhiên vẫn nhớ đến Sử Hạt Tử. Nhưng mà, Sử Hạt Tử là do Hoàng đế đích thân hạ chỉ lưu đày, trong hồ sơ cũng không ghi rõ ông ta đã phạm tội gì, vì thế loại tội phạm này là không được xét trong những trường hợp được đặc xá.
Bạn đồng sự đối với trường hợp của Sử Hạt Tử cũng cảm thấy khó xử, Uông Do Đôn đã xét cho Sử Hạt Tử phạm tội nhẹ chưa đến mức phải lưu đày sung quân, áp dụng đặc ân của Hoàng đế, theo đó thả Sử Hạt Tử quay trở về.
Sau khi Sử Hạt Tử về kinh thành, tiếp tục làm khách lại phủ đệ của Uông Do Đôn, ông tiếp thụ lời giáo huấn, giảm bớt phóng túng, không tùy tiện bói mệnh nói về phúc họa của người khác nữa.
Sau này, con trưởng của Uông Do Đôn là Thừa Hàng muốn tham gia dự thi khoa cử, Uông phu nhân tâm tình rất bức bách mong muốn con mình được đỗ đạt nên đã mời Sử Hạt Tử đến bói mệnh. Sử Hạt Tử nói "Có thể làm đến quan lục phẩm". Quan lục phẩm là soạn sách tại viện hàn lâm cùng các chủ bộ. Lúc đó Uông Do Đôn đang làm việc trong triều đình, con trai ông nếu thi đỗ tiến sỹ, nhất định không thể chỉ được phân đến lục bộ, có nghĩa là con trưởng của ông mà đỗ trạng nguyên, thì việc đảm nhận chức vị soạn sách tại viện hàn lâm là không có gì phải hoài nghi.
Uông phu nhân mừng thầm trong bụng, nhưng không ngờ rằng Uông Do Đôn bị phái đi đảm nhiệm làm quan chủ khảo, như thế con trưởng Thừa Hàng nhất định phải tránh, không được tham gia đợt thi này. Mọi người đều nghĩ rằng dự ngôn của Sử Hạt Tử lần này sai rồi. Nhưng không ngờ vào mùa đông năm đó, Hoàng đế đặc biệt ban tặng cho con trai của Uông Do Đôn, Thừa Hàng được nhậm chức quan chủ sự, thuộc quan lục phẩm.
Dự ngôn của Sử Hạt Tử có độ chuẩn xác thần kỳ đến thế. Tôi ( tức là Triệu Dực triều Thanh) bởi vì năm đó đã là khách tại nhà của Uông Do Đôn nên biết những sự việc này rất rõ. Những sự tình đoán mệnh ứng nghiệm thần kỳ của Sử Hạt Tử còn có rất nhiều, không thể kể hết được.
Trong sách ghi lại, đây là những sự việc do Triệu Dực đích thân nghe được khi làm khách tại nhà của người chủ. Đương thời gia đình chủ nhân vẫn còn là một gia đình nghèo, vậy mà Sử Hạt Tử đã đoán được tương lai chức vụ của Uông Do Đôn còn cao hơn cả chủ nhân, hơn nữa còn đoán được mình sẽ gặp nạn về sau, cần được ông ta đến giúp đỡ. Sự việc cách hiện tại cả mười mấy năm đã quả nhiên ứng nghiệm, nếu như vận mệnh không phải đã được định trước, vậy làm thế nào để giải thích được những hiện tượng phát sinh về sau đây?
***
Theo một đoạn ghi chép lại trong《Mặc Ký》của Vương Trất thời nhà Tống: Thời Ngạn (?~1107,tự là Bang Ngạn, là người ở Khai Phong tỉnh Hà Nam. Tống Thần Tông năm Nguyên Phong thứ 2 (1079) đã là Trạng Nguyên.
Sau khi Thời Ngạn trúng cử Trạng Nguyên, từng xử lý các hoạt động vận tải của tỉnh Giang Đông. Có một ngày, khi ông đang đi giám sát trên thuyền qua một con sống lớn, đột nhiên có một cơn gió mạnh, ông bèn để chiếc thuyền dừng lại tại một ngọn núi nhỏ ở ven sông, lúc đó ông chỉ mang theo 2, 3 người đi cùng lên núi. Ngọn núi nhỏ rất dốc, bọn họ loay hoay trong đám bụi cỏ để tìm đường đi tiếp.
Khi đến được lưng chừng núi, họ đột nhiên phát hiện trên đỉnh núi có một miếu tự nhỏ, và rất nhanh sau đó có một vị lão tăng đi xuống núi đón tiếp, vị lão tăng hỏi: "Người đến đây chẳng phải là Trạng Nguyên hay sao ?" Thời Ngạn cảm thấy vô cùng kinh ngạc, trong tâm nghĩ ... mình không hề đem theo tùy tùng, khu vực này lại hoang vu hẻo lảnh, mình cũng chưa từng đi qua đây, lão tăng này làm sao mà biết ta đến đây nhỉ ?
Lão tăng nhìn thấy vẻ kinh ngạc của vị Trạng Nguyên, bèn giải thích: "Có một người viết lên bức tường đằng sau Phật điện của tự viện, người đó viết: 'vào ngày này tháng này năm này Trạng Nguyên sẽ đến đây'. Tôi nhớ sự việc này đã xảy ra nhiều năm trước rồi. Ngày hôm nay chính là thời gian được viết trên tường, cho nên tôi đã dậy từ rất sớm và đã đợi khá lâu rồi". Lúc này Thời Ngạn mới thú thực, thừa nhận mình chính là người mà vị lão tăng đang đợi, nhưng trong tâm vẫn không thực sự tin vào lời ông ta lắm.
Bọn họ cùng nhau đi lên núi, đến đằng sau Phật điện, quét sạch bụi ở bức tường phía sau thì phát hiện thực sự có dòng chữ để lại, nội dung trên tường so với những lời vị lão tăng nói không hề sai chệch. Ở phía dưới còn có ghi thời gian mà những dòng chữ ấy được viết lên, lạ ở chỗ thời gian dòng chữ được viết lên là lúc mà Thời Ngạn vẫn còn chưa được sinh ra. Anh ta lại nhìn sang bên cạnh còn một dòng chữ nhỏ "Sau đó ba mươi năm, làm quan tứ phẩm" Thời Ngạn bèn ghi lại tất cả những nội dung trên đó rồi quay về chiếc thuyền để trở về. Anh ta đã kể với mọi người rất nhiều lần về lai lịch bất minh của những dòng chữ ấy.
Đến năm đại quan nguyên (1107),Thời Ngạn được làm Kinh Sư tại Bộ Thượng Thư, chính là quan tứ phẩm, tính từ lúc đọc được dòng chữ kia đến lúc bấy giờ vừa đúng tròn 30 năm.
Qua sự việc này chúng ta có thể thấy, phải chăng số mệnh của con người từ khi sinh ra đã được định sẵn cả rồi?
Tác giả: Thái Nguyên
Biên dịch: Minh Quân, biên tập: Tuệ Minh