• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Sách khởi nghiệp [ Khởi nghiệp doanh nghiệp ]

HuyNam (VEC)

New member
Xu
0
SÁCH KHỞI NGHIỆP - KHỞI NGHIỆP DOANH NGHIỆP
Với kiến thức được tổng hợp và luyện tập , thực hành, tôi luyện...thì khởi sự kinh doanh trong 90 ngày chắc chắn sẽ là một vũ khí vô cùng lợi hại của khởi nghiệp, tôi viết cuốn sách này dựa trên tất cả sương máu cũng như tinh túy nhất , thăng trầm nhất, những ý tưởng những bài học đã được áp dụng thực tế tại Tập đoàn. Hy vọng đây sẽ là chia sẻ quý báu cho giới trẻ đam mê kinh doanh hiện nay.
TTL.jpg
NỘI DUNG CƠ BẢN:

  • Phần 1 nêu ý tưởng và phân tích dự án
  • Phần 2 thực tế và đi sâu nghiên cứu thị trường
  • Phần 3 cách lựa chọn tên doanh nghiệp phù hợp
  • Phần 4 dự trù tính toán chi phí khởi nghiệp
  • Phần 5 lập trình bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo
  • Phần 6 cách huy động vốn trong khởi nghiệp
  • Phần 7 xắp xếp lại các giấy tờ cần thiết
  • Phần 8 lựa chọn đúng nhân tài cho doanh nghiệp của bạn
  • Phần 9 lập kế hoạch maketing đơn giản và hiệu quả
  • Phần 10 cách xây dựng các mối quan hệ để thành công
  • Phần 11 các chiến thuật marketing khôn ngoan
  • Phần 12 phát triển doanh nghiệp của bạn
Link: cập nhật từng phần.....

 

Khởi Nghiệp

Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
Có rất nhiều người nghĩ ra những ý tưởng kinh doanh mới nhưng không phải tất cả chúng đều được phát triển thành các công ty thành công. Vậy làm thế nào để biết được ý tưởng của bạn thực sự có hiệu quả?

Có rất nhiều người nghĩ ra những ý tưởng kinh doanh mới nhưng không phải tất cả chúng đều được phát triển thành các công ty thành công. Vậy làm thế nào để biết được ý tưởng của bạn thực sự có hiệu quả?

5ytuongkinhdoanh1a.jpg




Dưới đây là 5 cách xác định tính khả thi của ý tưởng kinh doanh do doanh nhân Manish Bhalla - Nhà sáng lập kiêm CEO của Công ty công nghệ FATbit Technologies chỉ ra:

Dựa vào lợi thế


Để tránh mắc sai lầm, hãy xây dựng ý tưởng kinh doanh dựa trên những sở thích và điểm mạnh của bản thân. Điều này sẽ giúp công ty "né" được những sai lầm cơ bản và biết cách giải quyết rắc rối trong công việc sau này nhờ vào những kỹ năng mà bạn đã được trang bị sẵn.

Bằng cách đó, ý tưởng của bạn sẽ có lợi thế hơn hẳn so với những dự án "mới toanh".

Bạn có thể tự nghĩ ra ý tưởng, thực hiện các cuộc khảo sát thăm dò hoặc tham khảo ý kiến của bạn bè. Đồng thời, nên thử tính toán xem liệu công ty sẽ "trụ" được bao lâu trước khi thu về lợi nhuận. Mục tiêu/ tầm nhìn của một doanh nhân, đối với bạn, là gì?

Tìm hiểu thị trường cạnh tranh

Nghiên cứu thị trường là bước chuẩn bị quan trọng giúp chúng ta phân tích được những yếu tố then chốt có khả năng biến sản phẩm/dịch vụ trở nên độc nhất khi tung ra ngoài thị trường.

Bên cạnh đó, bạn nên ưu tiên hàng đầu cho việc xác định đối thủ cạnh tranh của mình là ai (bao gồm cả đối thủ hiện tại và đối thủ tiềm năng) và hiện họ chiếm bao nhiêu thị phần? Hãy thử đánh giá các chiến lược marketing, thương hiệu trực tuyến, giá cả cũng như chất lượng sản phẩm/dịch vụ mà họ cung cấp.

Cách này có thể giúp bạn thấu hiểu được những mong muốn của khách hàng cũng như khám phá ra những nhu cầu mới chưa được ai khai thác để từ đó làm hài lòng các khách hàng mục tiêu sau này.

Chọn mô hình kinh doanh phù hợp

5ytuongkinhdoanh2a.jpg

Bán hàng trực tuyến là một trong các hình thức kinh doanh phổ biến hiện nay

Cho dù bạn chọn mô hình phân phối kiểu liên kết, B2B hay cửa hàng thương mại điện tử thì mỗi thứ đều sở hữu những khách hàng mục tiêu, năng lực cốt lõi cũng như giá trị riêng. Việc kiểm tra xem khả năng đáp ứng của công ty đối với các yêu cầu riêng biệt của từng loại mô hình sẽ xác định được tỷ lệ thành công của nó, từ đó dễ dàng nhận diện được đâu là mô hình phù hợp với dự án kinh doanh của bạn.

Các mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay là bán hàng trực tuyến, bán hàng trực tiếp hay phân phối qua đại lý bán lẻ, v.v... Tuy nhiên bạn đừng chọn đại một mô hình bất kỳ trong số này khi chưa có đủ cơ sở phân tích.

Hãy cố gắng thu thập thêm thông tin về doanh thu tiềm năng, cấu trúc chi phí cũng như những giải pháp giá trị của công ty trước khi lựa chọn một loại hình kinh doanh cụ thể.

Kiểm tra tính bền vững

Tính bền vững của một ý tưởng kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nhu cầu của khách hàng và nguồn cung sẵn có. Nếu sản phẩm/dịch vụ của bạn chưa có ai làm, hoặc chúng cung cấp những thứ tốt hơn các giải pháp hiện có thì chắc chắn ý tưởng này sẽ có tiềm năng phát triển lâu dài.

Đồng thời, việc kiểm tra nguồn cung trước khi biến ý tưởng thành hiện thực sẽ giúp bạn ngăn chặn bớt những thất bại trong tương lai.

Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến giai đoạn mở rộng sản phẩm/dịch vụ của ý tưởng này và tính toán khả năng chi trả của khách hàng trong tương lai.

Gộp chung tất cả những yếu tố này lại sẽ giúp bạn xác định xem liệu ý tưởng kinh doanh trên có đủ khả năng sinh lợi từ thu nhập kỳ vọng hay không.

Tham khảo ý kiến chuyên gia marketing

Sẽ tốt hơn nếu bạn nhận được lời khuyên từ một chuyên gia marketing ngay từ lúc đầu. Bởi điều này sẽ hạn chế bớt những rủi ro cũng như giảm thiểu chi phí kinh doanh nhờ vào những kiến thức chuyên sâu về chiến lược quảng cáo, khuyến mại mà họ cung cấp cho bạn.

Thực tế, các công ty khởi nghiệp thường "lờ" đi những giá trị của marketing và cho rằng đó là việc của tương lai, cho đến khi họ nhận ra những sai lầm mà họ mắc phải sau này vốn dĩ đã có thể tránh được ngay từ đầu nhờ vào những hiểu biết nền tảng đó.

Ví dụ, nếu công ty của bạn lựa chọn hình thức kinh doanh trực tuyến thì ngay từ đầu, bạn cần phải có một trang web tiện ích, có khả năng tạo ra những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Và bằng những kinh nghiệm sẵn có, một chuyên gia marketing kỹ thuật số sẽ chỉ cho bạn biết trước rằng trang web đó phải có url thân thiện với công cụ tìm kiếm và cần được xây dựng theo đúng cách.

-----

Theo doanhnhansaigon
 

Khởi Nghiệp

Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
Làm sao trình bày ý tưởng một cách thành công, hiệu quả? Tức sau khi trình bày, ý tưởng của bạn được chấp nhận, được hoàn thiện để triển khai thực hiện.

Ý tưởng có thể là một sáng kiến, một kế hoạch, và cũng có thể chỉ là một đánh giá hay một kết luận quan trọng.

Cách trình bày ý tưởng rất quan trọng, bao gồm cả thời điểm trình bày thích hợp, đối tượng thích hợp và nội dung được chuẩn bị kỹ, được chuyển tải bằng cách thích hợp nhất.

Khả năng trình bày ý tưởng với sự tự tin, rõ ràng và xác thực sẽ là một yếu tố quan trọng quyết định thành công. Nếu ít luyện tập, bạn có thể cảm thấy bồn chồn, lo lắng và sẽ chuẩn bị thiếu chu đáo, thiếu tính hệ thống và thiếu nghệ thuật dẫn chuyện thông minh.

Trình bày ý tưởng thường là cách kể một câu chuyện, dù dài hay ngắn. Câu chuyện đó phải thu hút người nghe và thuyết phục được họ. Vì thế, bạn cần lưu ý một số vấn đề:

Quản lý sự băn khoăn (Manage Anxiety)

- Bạn có ăn, ngủ tốt, tập thể dục để có sức khỏe tốt và tinh thần minh mẫn khi trình bày vấn đề này không?
- Thay vì muốn loại bỏ sự lo lắng chỉ là một cách trốn tránh sự thật, bạn hãy kiểm soát nó và quản lý nó.
- Nên thay đổi cách tư duy về bài trình bày, sắp xếp nó như một cuộc trao đổi thay vì là một cuộc biểu diễn.
- Thử đặt câu hỏi để hình dung sự tương tác với người nghe, để làm sáng tỏ các vấn đề.
- Hãy nghĩ nhiều về hiện tại và thực tế thay vì lo lắng cho hệ quả sắp xảy đến hay mơ mộng viển vông.
- Hãy xem sự tương tác với người nghe là cơ hội thay vì là thử thách.

Cấu trúc giúp bạn tự do (structure sets you free)

- Đừng đưa những thông tin không cần thiết, thậm chí lạc đề, vì người nghe sẽ mất sự tập trung theo dõi ý tưởng chính của bạn.

- Hệ thống hóa thông tin, đi từ đơn giản qua phức tạp. Phần phức tạp vẫn có thể trình bày sơ qua để gây ấn tượng về sự chu đáo, tỉ mỉ và xuyên suốt nhưng nên là tài liệu để người nghe nghiên cứu sau.

- Cấu trúc dẫn chuyện nên nêu rõ chủ đề (topic), nêu rõ giải pháp và lợi ích, có thể kết hợp so sánh để nêu bật ưu điểm.

Với mô hình GROW gồm Goal (mục đích), Reality (thực tế), Option (sự lựa chọn) và Will Do (sẽ làm) hay Way (con đường đi), bạn sẽ tìm ra cấu trúc câu chuyện phù hợp và đầy đủ nhất.

Riêng với việc trình bày một dự án có độ phức hợp và thách thức thuyết phục khó hơn nhiều so với một ý tưởng đơn thuần, bạn nên lưu ý nhiều hơn đến các kỹ năng sau đây:

- Tạo một câu chuyện hấp dẫn, gợi tò mò và cảm hứng, cảm xúc nghiêng về dự án của bạn.

- Dẫn người nghe để họ thực sự hiểu nhu cầu của dự án.

- Chỉ ra những âu lo, e ngại và giải đáp một cách tự tin, thấu đáo.

- Tìm đúng phương tiện để truyền tải thông điệp của bạn.

- Đừng quên luôn kết nối người nghe, xem trọng ý kiến của họ mặc dù có lúc họ không hiểu hết vấn đề, và bạn cần luôn bình tĩnh, điềm tĩnh và vui vẻ trả lời.

Một kế hoạch kinh doanh (business plan) chẳng hạn, cần những điểm chính: tóm lược; tổng quan về sản phẩm hay dự án; phân tích khuynh hướng hiện nay và phân tích cạnh tranh; chiến lược tiếp thị - giá cả; kế hoạch triển khai (chuỗi cung ứng, sản xuất, phân phối, kế hoạch hành động và nhân lực); kế hoạch tài chính. Bạn có thể có thêm phần phụ lục gồm các tài liệu quan trọng và có giá trị để tham khảo thêm, giúp hiểu vấn đề thấu đáo hơn.

Bạn có thể có ý tưởng hoặc dự án rất hay, nhưng nếu bạn giao tiếp và trình bày không đúng, mối quan tâm và những ý tưởng của bạn sẽ không nhận được sự chú ý.

Trình bày ý tưởng kinh doanh chẳng hạn, là một cơ hội kinh doanh.

Trình bày một giải pháp cho một vấn đề nào đó, bạn và công ty của bạn sẽ tiến một bước dài trong việc nâng uy tín.

Dù vấn đề bạn trình bày không có gì lớn lao lắm, nhưng nếu bạn chuẩn bị kỹ lưỡng, đưa ra được hình ảnh và biểu đồ minh họa, hay tài liệu do bạn soạn ra hoặc tổng hợp một cách đầy đủ thì tính thuyết phục sẽ rất cao, và đối tác thấy rõ sự nghiêm túc, nhiệt tình cũng như tính chuyên nghiệp của bạn.

Có những vấn đề khó khăn, bạn nên thuyết phục “đồng minh” cùng trình bày với mình. Các ý tưởng bổ sung từ hai, ba người cộng thêm cách nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ sẽ làm cho người nghe hiểu rõ hơn, thích hơn và dễ chấp nhận.

Khi họ đặt câu hỏi là họ quan tâm. Những câu trả lời sẽ cho thấy sự thấu đáo của bạn. Nếu chưa thể trả lời thấu đáo, bạn nên hẹn sẽ nghiên cứu, suy nghĩ rồi trả lời sớm nhất có thể. Xin bạn đừng quên việc bài bác một dự án hay ý tưởng dễ hơn thấu hiểu nó cả trăm lần. Đừng để những phản ứng cảm tính từ người nghe dựng lên một bức tường vô hình ngăn bạn với họ.

Bạn cũng nên nhớ rằng bạn không có nhiều thời gian để trình bày một ý tưởng, kể cả việc giới thiệu công ty hay dự án của bạn. Đừng quá 5 phút cho một chủ đề. Sau 5 phút ban đầu đó mà bạn đạt được sự quan tâm của người nghe thì bạn mới nên trình bày tiếp. Sau 5 phút mà bạn có sự đồng thuận của đối tác thì bạn sẽ có 5 ngày, 5 tháng hoặc lâu hơn nữa để triển khai dự án có ý nghĩa lớn lao của bạn.

Nói tóm lại, để trình bày ý tưởng một cách hiệu quả, rất cần sự chuẩn bị nội dung rõ ràng, dễ hiểu, chu đáo và hấp dẫn. Trong các bước của quy trình, bạn nên lựa chọn cách nói, cách kể câu chuyện thông minh và thuyết phục nhất. Và để có những kỹ năng nói trên, việc “luyện tập, luyện tập và luyện tập” là chìa khóa để bạn quản lý và kiểm soát sự bồn chồn, lo lắng, trong đó, tăng sự tự tin có cơ sở chính là sự hiểu biết đầy đủ của bạn về ý tưởng hay ho của bạn.

Theo Kinhtesaigon
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top