Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Phương pháp “Học tích cực” (Active Learning) không dễ dạy và không dễ học vì đa số sinh viên chưa quen với nó. Do đó các thầy giáo cần chuyển đổi từ từ và dành nhiều thời gian để giải thích cho sinh viên những ưu điểm của phương pháp mới này.
Vài năm trước, một thầy giáo trẻ bảo tôi rằng thầy đã quay video mọi bài giảng đặt lên website cho sinh viên xem. Thầy nói rằng thầy thích phương pháp này vì không phải giảng bài nữa. Tôi hỏi: “Bao nhiêu sinh viên xem bài giảng video của thầy? Làm sao thầy biết rằng họ học được gì?” Thầy không trả lời được nên tôi giải thích: “Học tích cực KHÔNG phải là thay thế bài giảng trên lớp bằng video. Xây dựng bài giảng cho sinh viên xem TRƯỚC KHI lên lớp chỉ là bước thứ nhất. Bước tiếp là thẩm tra rằng họ học được gì từ video bằng việc có các cuộc thảo luận, bài tập, và câu hỏi kiểm tra để đo việc học của họ. Từ những hoạt động này, thầy giáo có thể sửa lại những hiểu lầm của sinh viên và giải thích tài liệu chi tiết hơn để đảm bảo rằng sinh viên thu tập được kiến thức cần thiết.”
Phương pháp học tích cực bao gồm thay đổi trong vai trò và trách nhiệm của sinh viên (người học) và thầy giáo (người dạy). Trong phương pháp này, sinh viên chịu trách nhiệm cho việc học của họ bằng việc xem video hay đọc tài liệu TRƯỚC KHI tới lớp. Thời gian trên lớp được dùng để thảo luận (để thẩm tra rằng sinh viên có học) rồi áp dụng khái niệm này vào các bài tập hay câu hỏi kiểm tra (để phát triển kĩ năng.) Sinh viên được khuyến khích cộng tác với người khác trong thảo luận trên lớp nhưng họ phải làm những bài tập kiểm tra riêng biệt để chứng tỏ rằng họ đã học.
Theo phương pháp này, vai trò của thầy giáo đổi từ “dạy” sang “hướng dẫn quá trình học”. Thầy giáo cung cấp tài liệu học tập và khuyến khích sinh viên học chúng trước khi lên lớp vì thời gian trên lớp được dành cho thảo luận nơi thầy nghe một cách chăm chú quan điểm của từng sinh viên và xác định liệu họ có hiểu tài liệu hay không. Thầy giáo sửa bất kì hiểu lầm nào và khuyến khích họ tham gia trong mức “sâu hơn” của thảo luận.
Thảo luận trên lớp là một yếu tố then chốt trong phương pháp Học tích cực và thầy giáo phải xác định mục đích thảo luận hay họ muốn sinh viên học gì từ thảo luận? Thầy giáo phải lập kế hoạch và tổ chức mọi câu hỏi trước để thẩm tra rằng sinh viên hiểu các khái niệm cơ bản trước khi đi vào mức sâu hơn. Các câu hỏi không phải ngẫu nhiên tùy hứng mà phải thiết kế cẩn thận để đạt hiệu quả tối đa. Sau thảo luận, thầy giáo phải tóm tắt mọi điểm then chốt của thảo luận.
Giáo dục tích cực có nhiều ích lợi cho vùng cao. Ảnh sưu tầm
Một thầy giáo than: “Nhiều phụ huynh tới trường phàn nàn rằng tôi không dạy gì vì sinh viên phải tự học lấy trong môn của tôi và quản trị nhà trường không hài lòng.”
Tôi giải thích cho thầy đó: “Trước khi dùng phương pháp Học tích cực, thầy cần giải thích cho sinh viên về cách tiếp cận này và chuyển đổi từ từ để cho họ thích nghi với phương pháp mới. Không giải thích rõ ràng, sinh viên sẽ lẫn lộn hoang mang. Tất nhiên, phụ huynh tin rằng thầy phải dạy cho trò bằng việc giảng bài. Bằng việc yêu cầu họ tự học điều đó có nghĩa là thầy không làm việc.”
Thầy đó phàn nàn: “Phần lớn sinh viên không thích phương pháp này. Họ muốn nghe bài giảng để cho họ có thể ngồi và nghe. Khi họ phải tìm câu trả lời hay tham gia vào thảo luận trên lớp, đa số đều phàn nàn với người quản trị nhà trường nên tôi không chắc liệu tôi có tiếp tục dùng phương pháp này hay không.”
Tôi khuyên: “Dùng phương pháp Học tích cực thầy không thể thay đổi ngay được. Thầy có thể bắt đầu bằng việc cho họ gì đó để đọc trước khi tới lớp rồi hỏi họ các câu hỏi trong lớp để thẩm tra rằng họ có đọc tài liệu. Thầy phải nói cho họ rằng thầy sẽ giải thích thêm nhưng chỉ khi họ tham gia vào thảo luận trên lớp. Thay vì để cho sinh viên tự học theo cách riêng của họ, thầy có thể cho họ vài hướng dẫn nào đó và dịch chuyển việc học theo thoi gian. Sinh viên hoang mang thường chống lại lúc đầu vì họ chưa quen nhưng thầy đừng phản ứng. Nếu thầy chuyển lại phương pháp giảng bài, thầy sẽ làm cho cách nhìn của họ về thầy như một thầy giáo kém. Thầy phải giải thích cho họ rằng việc học là quá trình “xây dựng” tri thức và kĩ năng riêng của họ. Việc học không phải là quá trình “hấp thu” nơi họ ghi nhớ vì họ sẽ quên và không bao giờ phát triển kĩ năng cần thiết cho tương lai của họ. Do đó, sinh viên phải có trách nhiệm nhiều hơn cho việc học của họ vì họ sẽ phải cạnh tranh trong thế giới này.
Thầy cần giải thích rằng phương pháp giảng bài cho ghi nhớ đã lỗi thời rồi. Sinh viên phải ý thức rõ rệt rằng trong quá khứ sinh viên “học” bằng việc “ghi nhớ”, rồi lập lại thông tin đó vào các kì thi, lấy bằng cấp, và rồi quên hết khi có việc làm. Trong thế giới ngày nay, bằng cấp không bảo đảm gì hết, tri thức là kết cấu của việc áp dụng và phát triển kĩ năng. Việc học không bao giờ dừng vì công nghệ thay đổi, doanh nghiệp thay đổi và việc làm sẽ thay đổi.
Đó là lí do tại sao chúng ta đổi sang cách tiếp cận mới khi sinh viên có trách nhiệm cho việc học của họ. Là thầy giáo, vai trò của thầy là cung cấp cho họ tài liệu để học, hỏi các câu hỏi, phân công nhiệm vụ, kích thích suy nghĩ của họ ra ngoài cách ghi ghớ cũ. Thầy giúp họ tăng tiến việc học của họ từ khái niệm căn bản đến trí thức sâu sắc hơn trong phát triển các kĩ năng bằng việc áp dụng chúng vào giải quyết vấn đề.
Giống như bất kì cái gì mới, lúc đầu là khó nhưng qua thời gian nó sẽ có tác dụng tốt vì sinh viên sẽ quen thuộc với phương pháp mới và họ sẽ đánh giá nó cao.”
GS John Vu
Vài năm trước, một thầy giáo trẻ bảo tôi rằng thầy đã quay video mọi bài giảng đặt lên website cho sinh viên xem. Thầy nói rằng thầy thích phương pháp này vì không phải giảng bài nữa. Tôi hỏi: “Bao nhiêu sinh viên xem bài giảng video của thầy? Làm sao thầy biết rằng họ học được gì?” Thầy không trả lời được nên tôi giải thích: “Học tích cực KHÔNG phải là thay thế bài giảng trên lớp bằng video. Xây dựng bài giảng cho sinh viên xem TRƯỚC KHI lên lớp chỉ là bước thứ nhất. Bước tiếp là thẩm tra rằng họ học được gì từ video bằng việc có các cuộc thảo luận, bài tập, và câu hỏi kiểm tra để đo việc học của họ. Từ những hoạt động này, thầy giáo có thể sửa lại những hiểu lầm của sinh viên và giải thích tài liệu chi tiết hơn để đảm bảo rằng sinh viên thu tập được kiến thức cần thiết.”
Phương pháp học tích cực bao gồm thay đổi trong vai trò và trách nhiệm của sinh viên (người học) và thầy giáo (người dạy). Trong phương pháp này, sinh viên chịu trách nhiệm cho việc học của họ bằng việc xem video hay đọc tài liệu TRƯỚC KHI tới lớp. Thời gian trên lớp được dùng để thảo luận (để thẩm tra rằng sinh viên có học) rồi áp dụng khái niệm này vào các bài tập hay câu hỏi kiểm tra (để phát triển kĩ năng.) Sinh viên được khuyến khích cộng tác với người khác trong thảo luận trên lớp nhưng họ phải làm những bài tập kiểm tra riêng biệt để chứng tỏ rằng họ đã học.
Theo phương pháp này, vai trò của thầy giáo đổi từ “dạy” sang “hướng dẫn quá trình học”. Thầy giáo cung cấp tài liệu học tập và khuyến khích sinh viên học chúng trước khi lên lớp vì thời gian trên lớp được dành cho thảo luận nơi thầy nghe một cách chăm chú quan điểm của từng sinh viên và xác định liệu họ có hiểu tài liệu hay không. Thầy giáo sửa bất kì hiểu lầm nào và khuyến khích họ tham gia trong mức “sâu hơn” của thảo luận.
Thảo luận trên lớp là một yếu tố then chốt trong phương pháp Học tích cực và thầy giáo phải xác định mục đích thảo luận hay họ muốn sinh viên học gì từ thảo luận? Thầy giáo phải lập kế hoạch và tổ chức mọi câu hỏi trước để thẩm tra rằng sinh viên hiểu các khái niệm cơ bản trước khi đi vào mức sâu hơn. Các câu hỏi không phải ngẫu nhiên tùy hứng mà phải thiết kế cẩn thận để đạt hiệu quả tối đa. Sau thảo luận, thầy giáo phải tóm tắt mọi điểm then chốt của thảo luận.
Giáo dục tích cực có nhiều ích lợi cho vùng cao. Ảnh sưu tầm
Một thầy giáo than: “Nhiều phụ huynh tới trường phàn nàn rằng tôi không dạy gì vì sinh viên phải tự học lấy trong môn của tôi và quản trị nhà trường không hài lòng.”
Tôi giải thích cho thầy đó: “Trước khi dùng phương pháp Học tích cực, thầy cần giải thích cho sinh viên về cách tiếp cận này và chuyển đổi từ từ để cho họ thích nghi với phương pháp mới. Không giải thích rõ ràng, sinh viên sẽ lẫn lộn hoang mang. Tất nhiên, phụ huynh tin rằng thầy phải dạy cho trò bằng việc giảng bài. Bằng việc yêu cầu họ tự học điều đó có nghĩa là thầy không làm việc.”
Thầy đó phàn nàn: “Phần lớn sinh viên không thích phương pháp này. Họ muốn nghe bài giảng để cho họ có thể ngồi và nghe. Khi họ phải tìm câu trả lời hay tham gia vào thảo luận trên lớp, đa số đều phàn nàn với người quản trị nhà trường nên tôi không chắc liệu tôi có tiếp tục dùng phương pháp này hay không.”
Tôi khuyên: “Dùng phương pháp Học tích cực thầy không thể thay đổi ngay được. Thầy có thể bắt đầu bằng việc cho họ gì đó để đọc trước khi tới lớp rồi hỏi họ các câu hỏi trong lớp để thẩm tra rằng họ có đọc tài liệu. Thầy phải nói cho họ rằng thầy sẽ giải thích thêm nhưng chỉ khi họ tham gia vào thảo luận trên lớp. Thay vì để cho sinh viên tự học theo cách riêng của họ, thầy có thể cho họ vài hướng dẫn nào đó và dịch chuyển việc học theo thoi gian. Sinh viên hoang mang thường chống lại lúc đầu vì họ chưa quen nhưng thầy đừng phản ứng. Nếu thầy chuyển lại phương pháp giảng bài, thầy sẽ làm cho cách nhìn của họ về thầy như một thầy giáo kém. Thầy phải giải thích cho họ rằng việc học là quá trình “xây dựng” tri thức và kĩ năng riêng của họ. Việc học không phải là quá trình “hấp thu” nơi họ ghi nhớ vì họ sẽ quên và không bao giờ phát triển kĩ năng cần thiết cho tương lai của họ. Do đó, sinh viên phải có trách nhiệm nhiều hơn cho việc học của họ vì họ sẽ phải cạnh tranh trong thế giới này.
Thầy cần giải thích rằng phương pháp giảng bài cho ghi nhớ đã lỗi thời rồi. Sinh viên phải ý thức rõ rệt rằng trong quá khứ sinh viên “học” bằng việc “ghi nhớ”, rồi lập lại thông tin đó vào các kì thi, lấy bằng cấp, và rồi quên hết khi có việc làm. Trong thế giới ngày nay, bằng cấp không bảo đảm gì hết, tri thức là kết cấu của việc áp dụng và phát triển kĩ năng. Việc học không bao giờ dừng vì công nghệ thay đổi, doanh nghiệp thay đổi và việc làm sẽ thay đổi.
Đó là lí do tại sao chúng ta đổi sang cách tiếp cận mới khi sinh viên có trách nhiệm cho việc học của họ. Là thầy giáo, vai trò của thầy là cung cấp cho họ tài liệu để học, hỏi các câu hỏi, phân công nhiệm vụ, kích thích suy nghĩ của họ ra ngoài cách ghi ghớ cũ. Thầy giúp họ tăng tiến việc học của họ từ khái niệm căn bản đến trí thức sâu sắc hơn trong phát triển các kĩ năng bằng việc áp dụng chúng vào giải quyết vấn đề.
Giống như bất kì cái gì mới, lúc đầu là khó nhưng qua thời gian nó sẽ có tác dụng tốt vì sinh viên sẽ quen thuộc với phương pháp mới và họ sẽ đánh giá nó cao.”
GS John Vu