Chia Sẻ Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang- sử 6 - Bút Nghiên

vàng

New member
Xu
0
Nhà nước Văn Lang ra đời, cư dân Văn Lang vẫn luôn cải tiến công cụ sản xuất, nâng cao năng xuất lao động. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân ngày càng có sự thay đổi mạnh mẽ. Sự phát triển đó diễn ra như thế nào? Đã đạt được những thành quả ra sao? Chúng ta đi tìm hiểu bài học hôm nay.

Lịch sử 6 - Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

1.Nông nghiệp và các nghề thủ công:
a. Nông nghiệp :
-Người Lạc Việt gieo cấy trên ruộng đồng hay nương rẫy , đã biết dùng lưỡi cày và lưỡi liềm đồng .
-Lương thực chính là thóc lúa ( lúa gạo ) , ngoài ra còn có khoai đậu , bầu bí, trồng dâu nuôi tằm , đánh cá, nuôi gia súc .


b. Thủ công nghiệp :
- Làm đồ gốm, dệt vải, xây nhà ,đóng thuyền được chuyên môn hóa.
- Nghề luyên kim được chuyên môn hóa cao, đúc lưỡi cày ,vũ khí , người thợ thủ công còn đúc trống đồng , thạp đồng .
- Ngoài ra còn rèn sắt


trong_dong_ngoc_lu.png

Hình
trống đồng Ngọc Lũ cân đối, hài hòa, vững chắc, trình độ phát triển cao của kỹ thuật luyện đồng


2. Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang:
- Việc ở :ở nhà sàn hình mái cong hay mái tròn , làm bằng gỗ, tre, nứa, lá .
- Đi lại bằng thuyền .
- Việc ăn: ăn cơm , rau , cá , thịt , biết dùng mâm, chén , đũa ….
- Việc mặc: nam đóng khố , đàn bà mặc váy , ngày lễ đeo đồ trang sức .


trang_phuc_thoi_van_lang.png

Trang phục nam nữ thời Văn Lang

nh__thi_van_lang_500.jpg

Nhà cửa thời Văn lang


3. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang
-
Xã hội Văn Lang chia thành nhiều tầng lớp là người quyền quý, dân tự do và nô tỳ .
- Phong tục: ăn trầu, nhuộm răng, gói bánh chưng, bánh giầy, chôn người chết kèm theo công cụ lao động hay đồ trang sức .
- Tập quán: tổ chức lễ hội, vui chơi, ca hát, nhảy múa, đua thuyền, thi giã gạo.
- Tín ngưỡng: thờ các lực lượng tự nhiên như núi, sông, mặt trời, mặt trămg, đất nước ..


- Đời sống vật chất và tinh thần đã hòa quyện với nhau tạo nên tình cảm công đồng sâu sắc trong con người Lạc Việt

picture1san_xuat_thoi_van_lang_500.jpg

Sản xuất thời Văn lang


Bài viết trên đã khái quát kiến thức về đời sống vật chất và tinh thần của người dân dưới thời Nhà nước Văn Lang . Bút nghiên chúc các em học tập tốt Hãy chia sẻ để cùng học tốt nhé.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Em hãy điểm lại những nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng?
Những nét chính trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng :
– Ở : nhà sàn mái cong làm bằng tre, nứa, gỗ.
– Ăn : thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả ; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị.
– Mặc : nam đóng khố, mình trần ; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực…
– Phong tục : tình nghĩa anh, em, xóm làng ; lòng biết ơn tổ tiên.
– Lễ hội : nhiều lễ hội và các trò chơi…
– Tín ngưỡng : thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng…
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
BÀI 13: ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CƯ DÂN VĂN LANG.




Câu 1: Cư dân Văn Lang có nghề sản xuất chính là gì?

a> Săn bắt thú rừng.
b> Trồng lúa nước.
c> Đúc đồng.
d> Làm đồ gốm.

Câu 2: Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang là gì?

a> Gạo nếp, gạo tẻ.
b> Các loại củ như khoai, sắn.
c> Rau củ và các loại sản phẩm của nghề đánh cá.
d> Tất cả các loại trên.

Câu 3: Người dân Văn Lang sử dụng công cụ gì để xới đất, gieo cấy?


a> Công cụ bằng đồng.
b> Công cụ bằng đá..
c> Công cụ bằng thiếc.
d> Công cụ bằng sắt.

Câu 4: Nghề thủ công được phát triển nhất thời bấy giờ là?

a> Nghề làm đồ gốm.
b> Nghề dệt vải, lụa.
c> Nghề luyện kim ( đúc đồng).
d> Nghề xây nhà, đóng thuyền.

Câu 5: Các nghề thủ công nào của cư dân Văn Lang được chuyên môn hóa?


a> Làm đồ gốm, dệt vải, xây nhà đóng thuyền.
b> Làm đồ trang sức, dệt vải.
c> Làm nghề xây dựng, đóng thuyền đi biển.
d> Làm đồ gốm, ươm tơ, dệt vải.

Câu 6: Trống đồng thường được người Văn Lang dùng để làm gì?


a> Đánh trống để cầu nắng, cầu mưa.
b> Đánh trong ngày lễ hội.
c> Thúc dục binh sĩ trong chiến đấu.
d> Cả ba câu trên đúng.

Câu 7: Ngoài cây lương thực và hoa màu, cư dân Văn Lang còn biết trồng cây gì mà thời kỳ nguyên thủy chưa có?

a> Trồng cây khoai lang.
b> Trồng cây bầu, cây bí.
c> Trồng dâu nuôi tằm để dệt vải.
d> Trồng cây chuối, cây cau.

Câu 8: Những nghề thủ công nào sau đây được chuyên môn hóa cao?


a> Nghề làm đồ gốm, dệt vải.
b> Nghề dệt vải, lụa.
c> Nghề xây nhà, đóng thuyền.
d> Nghề luyện kim ( đúc đồng).

Câu 9: Nghề luyện kim nào được chuyên môn hóa cao, vừa thể hiện trình độ kỹ thuật, vừa là vật tiêu biểu cho nền văn hóa của người Lạc Việt.

a> Lưỡi cày đồng.
b> Vũ khí bằng đồng.
c> Trống đồng, thạp đồng.
d> Câu a và b đúng.

Câu 10: Việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở nước ngoài đủ để khẳng định:

a> Trình độ phát triển của kỹ thuật luyện kim đồng thau của Người dân Văn Lang.
b> Tài năng và kỹ thuật của cư dân Văn Lang.
c> Cư dân Văn Lang đã có một nền văn hóa phát triển cao.
d> Cả ba câu trên đúng.

Câu 11: Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang là gì?

a> Nhà làm bằng đất.
b> Nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa.
c> Nhà làm bằng ngói.
d> Nhà làm bằng đất sét trộn rơm.

Câu 12: Các gia đình thường:


a> Sống chung trong một ngôi nhà.
b> Sống riêng biệt, ít quan hệ giao tiếp.
c> Sống quanh quẩn ở ven đồi hoặc ở vùng ven sông, biển.
d> Sống quay quần ở đồng bằng, trung du.

Câu 13: Cư dân Văn Lang sử dụng phương tiện đi lại giữa các làng, chạ bằng gì?

a> Phương tiện đi lại bằng voi.
b> Phương tiện đi lại bằng ngựa.
c> Phương tiện đi lại bằng thuyền.
d> Phương tiện đi lại bằng xe kéo.

Câu 14: Thức ăn chính hàng ngày của cư dân Văn Lang là gì?


a> Thức ăn chính hằng ngày là cơm nếp, rau quả, thịt cá.
b> Thức ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà,thịt, cá.
c> Thức ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau khoai, giá đỗ.
d> Thức ăn chính hằng ngày là cơm tẻ, ngô, khoai, giá đỗ.

Câu 15: Người Văn Lang có tục lệ.


a> Tết tóc đuôi sam.
b> Đàn ông mặc quần, đàn bà mặc váy.
c> Ăn trầu, nhuộm răng đen.
d> Đi guốc, dép.

Câu 16: Xã hội Văn Lang có những tầng lớp nào?


a> Những người quyền quý, dân tự do, nô tì.
b> Chủ nô, nô lệ, nông nô.
c> Vua, quan,địa chủ, nông nô, nô tì.
d> Vua, quan, quý tộc, nông nô, nô tì.

Câu 17: Những hoạt động chủ yếu của cư dân Văn Lang trong các ngày lễ hội là:

a> Trai,gái ăn mặc đẹp, nhảy múa, ca hát.
b> Đánh trống, chiêng, thổi kèn.
c> Tổ chức đua thuyền, giã gạo.
d> Tất cả các hoạt động trên.

Câu 18: Người thời Văn Lang đã thờ cúng những gì?


a> Thờ cúng thần thánh ( thần núi, thần sông ).
b> Thờ cúng các lực lượng tự nhiên ( núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước).
c> Thờ cúng tổ tiên, ông bà.
d> Thờ cúng đạo Phật.

Câu 19: Tín ngưỡng chủ yếu của cư dân Văn Lang là gì?


a> Thờ cúng tổ tiên.
b> Thờ thần Mặt Trời.
c> Sùng bái tự nhiên.
d> Thờ thần núi, thần sông.

Câu 20: Ý thức cộng đồng của cư dân Văn Lang được hình thành bởi lý do nào?


a> Các bộ lạc, làng, chiềng, chạ…cùng nhau làm thủy lợi chế ngư thiên nhiên, bảo vệ mùa màng.
b> Thông qua các tổ chức lễ hội, họ gần gũi thân thiết nhau hơn.
c> Các bộ lạc, chiềng, chạ …cùng nhau chung sức, chung lòng chống kẻ thù.
d> Cả ba yếy tố trên.


Câu 21: Nghề luyện kim được….( a)….. cao. Ngoài việc đúc lưỡi cày, vũ khí…….người thợ thủ công còn đúc những….(b)……thạp đồng. Điều đó vừa thể hiện……(c)……..vừa là biểu tượng cho ……(d)…..của người Lạc Việt. Họ cũng bắt đầu biết rèn sắt.




Đáp án: câu 1c, câu 2a, câu 3a, câu 4c, câu 5a, câu 6d, câu 7c, câu 8d, câu 9c, câu 10d, câu 11b, câu 12c, câu 13c, câu 14b, câu 15c, câu 16a, câu 17d, câu 18b, câu 19c, câu 20d, câu 21 (a) chuyên môn hóa cao, (b) trống đồng, ( c) trình độ kỹ thuật , (d) nền văn hóa.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
1. Nghề chính của cư dân Văn Lang là gì?


Trả lời:

Nghề chính của cư dân Văn Lang là nghề trồng lúa nước.

2. Qua các hình ở bài 11 (SGK trang 34), em hãy cho biết người dân Văn Lang xới đất để gieo cấy bằng công cụ gì?

Trả lời:

Người dân Văn Lang dùng lưỡi cày bằng đồng để xới đất gieo, cấy.

3. Bên cạnh trồng lúa (lương thực chính), cư dân Văn Lang còn biết trồng các loại cây gì?

Trả lời:

Bên cạnh trồng lúa (lương thực chính), cư dân Văn Lang còn biết trồng thêm khoai, đậu, cà, bầu, bí, chuối, cam...và trồng dâu nuôi tằm.

4. Qua các hình 36, 37, 38 em nhận thấy nghề nào được phát triển lúc bấy giờ?

Trả lời:

Nghề luyện kim rất phát triển và được chuyên môn hóa cao, ngoài việc đúc lưỡi cầy, vũ khí, người thợ thủ công còn đúc những trống đồng, thạp đồng.

5. Theo em, việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và cả ở nước ngoài đã thể hiện được điều gì?

Trả lời:

Văn Lang là một nước nông nghiệp nhưng lại có nghề đúc đồng rất phát triển không chỉ với nhiều loại hình công cụ, đồ dùng....mà còn với trình độ tay nghề cao như việc đúc trống đồng chứng tỏ trồng đồng là hiện vật cho tài năng và kĩ thuật đúc đồng của tổ tiên ta.

6. Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang là loại nhà gì? Nhà được làm bằng nguyên liệu gì?

Trả lời:

- Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang là nhà sàn, mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền

- Nhà làm bằng tre, gỗ, nứa, lá, có cầu thang tre (hay gỗ) để lên xuống

7. Thức ăn chính của cư dân Văn Lang là gì?

Trả lời:

Thức ăn chính của cư dân Văn Lang là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, cá, thịt. Họ biết dùng muối, mắm và gia vị (gừng)...

8. Trang phục thường ngày của cư dân Văn Lang như thế nào?

Trả lời:

Trang phục thường ngày của cư dân Văn Lang có nhiều tiến bộ:

- Nam đóng khố, mình trần, đi chân đất

- Nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực

9. Cư dân Văn lang đi lại chủ yếu bằng phương tiện gì?

Trả lời:

Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Văn Lang giữa các làng, chạ chủ yếu bằng thuyền.

10. Qua bài 12 đã học, em cho biết xã hội Văn Lang đã chia thành nhiều tầng lớp khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Xã hội Văn Lang đã chia thành nhiều tầng lớp khác nhau: Những người quyền quý, dân tự do, nô tì.

11. Quan sát hình 38 (SGK trang 39), cho biết hình ảnh đó phản ánh điều gì?

Trả lời:

Đây là những hình ảnh trang trí trên trống đồng, phản ánh cuộc sống, những sinh hoạt lễ hội của cư dân Văn Lang: Những bộ quần áo đẹp, cảnh nhảy múa, vui chơi, cảnh trèo thuyền, đua ghe...

12. Các truyện Trầu Cau và Bánh chưng, bánh giầy cho ta biết người Văn Lang đã có những phong tục gì?

Trả lời:

Các truyện Trầu Cau và Bánh chưng, bánh giầy cho ta biết người Văn Lang đã có những phong tục ăn trầu, gói bánh chưng, làm bánh giầy trong những ngày lễ hội, ngày lễ tết để thờ cúng ông bà tổ tiên

13. Nêu những nét chính trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang (phong tục, lễ hội, tín ngưỡng)?

Trả lời:

- Về tín ngưỡng: Thờ cúng các lực lượng tự nhiên (núi, sông, đất, nước...), người chết được chôn trong thạp bình,... kèm theo công cụ và đồ trang sức.

- Về lễ hội: Ca hát, nhảy múa, đua thuyền

- Phong tục: Xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu...

14. Những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của các cư dân Văn Lang?

Trả lời:

Đời sống tinh thần và vật chất phong phú đã hòa quyện lại trong con người Lạc Việt, tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc trong cư dân Văn Lang.

15. Em hãy mô tả các trống đồng thời Văn Lang?

Trả lời:

- Trống đồng có nhiều loại, nhưng đẹp nhất là trống đồng Ngọc Lũ được tìm thấy ở Bình Lục (Hà Nam), hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng lịch sử Việt Nam.

- Trống cao 0.63m, đường kính mặt trống là 0.80m. Trống được chia làm 3 phần: Mặt trống, tang trống và thân trống. Mặt trống thường không chờm quá tang trống, phần thân và tang trống loe ra tạo dáng cho trống đẹp và tăng sức cộng hưởng âm thanh, làm cho trống kêu vang xa

- Tang trống phình rộng, trên tang trống khắc những mũi thuyền cong, trang trí hình đầu chim, trên thuyền có những người đội mũ lông chim, cầm cung tên, giáo mác đứng trên chòi canh như đang trong tư thế chiến đấu.

- Phần thân trống thắt lại, hình trụ tròn. Phần dưới là chân trống choãi ra theo hình nón cụt, giữa thân trống và tang trống có gắn 2 đôi quai, tết vặn thừng dùng để khiêng trống.

- Mặt trống hình tròn và không chờm quá tang trống. Được trang trí bằng nhiều lớp hoa văn khác nhau, thể hiện sinh động đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.

16. Theo em, người Việt Cổ dùng trống đồng vào những việc gì?

Trả lời:

- Trống đồng là một nhạc khí được sử dụng trong các lễ nghi nông nghiệp, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng sinh sôi, cũng như các dịp lễ hội, vui chơi, múa hát

- Trống đồng cũng là vật tượng trưng cho quyền uy của các tù trưởng, thủ lĩnh, được dùng để tập hợp quần chúng, chỉ huy chiến đấu.

- Trống đồng còn được dùng làm vật để trao đổi hàng hóa hoặc để chôn theo người chết.

17. Em có nhận xét gì về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang?

Trả lời:

Đời sống của cư dân Văn Lang xuất phát từ điều kiện tự nhiên và nền kinh tế. Đời sống vật chất và tinh thần của họ khá phong phú. Đó chính là cơ sở, nguồn gốc hình thành nền văn minh sông Hồng, tạo nên những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
 
Bài tập 1 trang 39 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1. Cây trồng chính của cư dân Văn Lang là

A. cây lúa nước. B. khoai, đậu, cà, bầu, bí.

C. cây ăn quả (chuối, cam). D. cây dâu.

2. Nghề thủ công của cư dân Văn Lang được chuyên môn hoá cao là nghề

A. luyện kim, đúc đồng. B. làm đồ gốm.

C. dệt vải lụa. D. xây nhà, đóng thuyền.

3. Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Văn Lang là

A. xe ngựa. B. thuyền.

c. xe kéo. D. tất cả các phương tiện trên.

4. Thức ăn chính hằng ngày của cư dân Văn Lang gồm

A. cơm nếp, cơm tẻ. B. rau, cà, thịt, cá.

C. thịt thú rừng, hải sản. D. cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá.

5. Hiện vật tiêu biểu cho tài năng và kĩ thuật tinh xảo trong nghề đúc đồng của người Việt xưa là

A. Các loại vũ khí bằng đồng. B. công cụ sản xuất bằng đồng,

C. trống đồng, thạp đồng. D. cả A và B.

Trả lời

1. A 2. A 3. B 4. D 5. C
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top