Hanamizuki
New member
- Xu
- 0
Khởi nghiệp luôn gặp phải những khó khăn thất bại. Những bài học chúng ta nhận được sau mỗi thất bại là gì? Có những bài học rất bổ ích từ những thất bại xương máu. Dưới đây mình xin chia sẻ bài viết của Quách Đức Anh -Người sáng lập dự án dạy tiếng Nhật online Akira, đồng sáng lập startup dạy tiếng Anh online mang tên Elight và kênh Youtube dạy tiếng Anh miễn phí với trên 420.000 người đăng ký. Những chia sẻ của anh về những thất bại của mình trong quá trình khởi nghiệp của mình hi vọng các bạn sẽ rút ra được bài học cho mình
Ở VN tôi thấy mọi người nói nhiều về các câu chuyện thành công, chúng bị thổi phồng quá trớn và đem đến quá nhiều sự ảo tưởng, mơ mộng, thiếu thực tế về các Startup. Tôi tin rằng câu chuyện về những sai lầm sẽ đem đến cho chúng ta nhiều bài học quý giá hơn thành công, bởi vì bạn hoàn toàn có khả năng tránh được chúng nếu có đủ hiểu biết.
1.Hãy làm một sản phẩm mà mọi người sẵn sàng trả tiền mua
Có nhiều bài viết nói về việc khi Startup bạn cần bắt đầu làm ra sản phẩm được người dùng yêu thích, rồi bạn sẽ thành công. Được truyền cảm hứng từ những sản phẩm tuyệt vời, tôi tin vào quan điểm này và cố gắng áp dụng nó nhiệt thành.
Năm 2014 chúng tôi làm sản phẩm đầu tay là một ứng dụng học từ vựng tiếng Nhật trên điện thoại, ứng dụng được rate 4.6/5 và đạt 50.000 lượt tải chỉ sau vài tháng. Hào hứng với thành quả và những lời tán dương của cộng đồng người dùng, chúng tôi đâm đầu vào phát triển sản phẩm ngày đêm.
Nhưng rồi chúng tôi nhận ra rằng, dù sản phẩm free có hấp dẫn và nhiều người tải đến mấy, nó không thể nuôi sống bạn và đội ngũ. Bên cạnh đó sản phẩm free đem lại rất nhiều rắc rối, cộng đồng người dùng dù được dùng miễn phí thì họ cũng không ngừng đòi hỏi sản phẩm phải được cải thiện tốt hơn, nhanh hơn. Chi phí và công sức bỏ ra cho quá trình develop sản phẩm và chăm sóc khách hàng dần trở thành một gánh nặng lớn.
Cuối cùng tôi đành phải kill ứng dụng này và xoá khỏi store luôn.
Chúng tôi đã làm ra những sản phẩm được nhiều người yêu thích, nhưng chẳng ai sẵn sàng trả tiền cho nó. Làm sản phẩm miễn phí và ngay lập tức có nhiều người dùng luôn là ý tưởng đầy mê hoặc và quyến rũ, nhưng nó là viên đạn bọc đường tàn khốc.
Mất 2 năm trời lặp lại 1 sai lầm giống nhau, tôi mới học được rằng: Nếu chưa có ai sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm, tốt nhất đừng vội làm. Nhà đầu tư, khách hàng, đối tác, chính phủ... đối tượng nào cũng được. Miễn là có người sẵn sàng trả tiền cho ý tưởng của bạn, chỉ khi đó mới nên đầu tư mạnh vào sản phẩm. Còn không thì ban đầu chỉ cần prototype, demo, mvp... làm sao càng tốn ít chi phí và thời gian càng tốt, sau đó vác ra xem có ai sẵn sàng trả tiền cho nó không rồi mới phát triển tiếp.
99% những ý tưởng ban đầu về sản phẩm thường không phải là cái khách hàng sẵn sàng trả tiền. Một sản phẩm tốt luôn cần rất nhiều thời gian và tiền để phát triển, bạn sẽ phải trải qua vô số lần đập đi xây lại từ đầu. Nếu bạn kiệt sức giữa đường, mọi nỗ lực trước đó là vô ích. Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ tiền và sự bền bỉ để duy trì dự án của mình trong ít nhất 2 năm, và đi được đến cuối con đường.
2. Tập trung hay là chết
Năm 2016 khi Akira đã trở thành thương hiệu dẫn đầu về mảng học tiếng Nhật Online VN & Elight dần ổn định trong thị trường tiếng Anh, chúng tôi cảm thấy có vô số cơ hội to lớn trước mắt. Với nhận định lạc quan về việc đã làm tốt với tiếng Nhật và tiếng Anh, chúng tôi sẽ thành công khi phát triển 1 loạt ứng dụng dạy ngoại ngữ với nhiều nội dung học khác nhau và bằng nhiều thứ tiếng cho thị trường Việt Nam. Trong 6 tháng chúng tôi liên tục ra mắt thêm các ứng dụng mới: dạy tiếng Hàn, tiếng Trung, tiếng Việt... trên cả IOS & Android.
Kết quả là cả 1 loạt ứng dụng ra đời, mặc dù chất lượng đều tốt, nhưng không đủ xuất sắc để vượt lên được các đối thủ cạnh tranh. Chúng tôi đã tốn mất 6 tháng làm việc ngày đêm để cho ra mắt loạt ứng dụng này, nhưng cuối cùng cũng phải xoá hết tất cả khỏi store. Tổn thất về tài chính, tổn thất cả về tinh thần anh em và chi phí cơ hội là quá lớn.
Có quá nhiều ý tưởng hay ho luôn là bệnh của mọi startup. Tôi luôn cảm thấy hào hứng đến bùng cháy mỗi khi nghĩ ra ý tưởng gì đó thú vị, chỉ muốn thực hiện nó ngay lập tức. Thật khó khăn thì phải chống lại cám dỗ của việc theo đuổi những ý tưởng mới để tập trung vào những ý tưởng đã cũ kĩ nhưng đem lại hiệu quả kinh tế. Dù vậy đó là điều mà một người điều hành Startup phải luôn tự nhắc nhở và kìm nén bản thân mình nếu không muốn công ty đâm đầu xuống vực.
.
Chiến lược nhiều sản phẩm phủ kín thị trường đã phá sản. Sau nhiều ngày trăn trở, chúng tôi quyết định đổi hướng sang chiến lược: một sản phẩm đem đi nhiều thị trường, mở rộng từ thị trường VN sang Mỹ, Nhật, SEA...
Trong khoảng thời gian tháng 6/2016, được truyền cảm hứng mạnh mẽ từ việc đội ngũ Marketing chỉ mất 2.000đ để có 1 user ở thị trường US và 300đ để có 1 user ở SEA, tôi đẩy mạnh dự án www.akirademy.com với mong muốn mở rộng sang thị trường quốc tế càng nhanh càng tốt. Tôi đã huy động những nhân sự giỏi nhất của Akira & Elight để phát triển dự án Akirademy, với kì vọng tốc chiến tốc thắng. Kết quả là sau 3 tháng chúng tôi cũng có được những thành tựu đáng kể, đạt được một số cột mốc quan trọng như xây được cộng đồng học viên & có người dùng trả tiền tại thị trường quốc tế. Nhưng khi nhìn lại thị trường VN, doanh thu của Akira & Elight tuột dốc thảm hại vì chúng tôi đã rút những người giỏi nhất sang thị trường quốc tế. Lại một bài học đắt giá nữa cho sự nóng vội.
Mọi người thường ca ngợi và tôn vinh những lãnh đạo có cá tính quyết đoán, nhưng sau những trải nghiệm của bản thân, tôi không tin vào điều này.
Cần phải Go big, nhưng từ từ thôi và cần làm chắc từng bước nếu không sẽ thành Go big and Go home. Tăng trưởng là quan trọng, nhưng bền vững còn quan trọng hơn. Nếu tăng trưởng quá nóng và dẫn tới việc doanh nghiệp không thể quản lý hiệu quả thì đó sẽ là một thảm hoạ.
3. Đừng chờ đợi những ngôi sao sáng
Cuối năm 2016 sau khi tạm dừng dự án www.akirademy.com, chúng tôi quyết định tập trung nguồn lực vào 3 dự án: Akira Online, Elight Online, Elight Youtube. Những chiến lược sai lầm khi trước đã dẫn đến một số thành viên ra đi, chúng tôi cần phải bổ sung nhân sự cho 3 dự án trọng điểm của mình.
Tìm được người phù hợp luôn là vấn đề nhức đầu với tất cả Startup, dù rất nóng ruột với việc tuyển dụng nhanh chóng, tôi nhớ lại bài học không được nóng vội và được nhiều mentor khuyên rằng "Hire slow! The cost of bad hiring decisions runs high". Lần này tôi quyết định sẽ tuyển dụng thận trọng.
Sau 3 tháng tìm kiếm, chúng tôi vẫn chưa tìm được nhân sự nào cho dự án Akira Online và team vẫn trong tình trạng thiếu người trầm trọng. Dù đã trực tiếp đi gặp gỡ, thử nhiều cách headhunt, đăng tin tuyển dụng nhiều ngày tháng nhưng oái oăm thay, những người khiến tôi bị ấn tượng thì không muốn về Akira làm, còn những người muốn về Akira làm thì lại chưa có kinh nghiệm gì ấn tượng.
Tôi dần nhận ra rằng với 1 Startup, rất khó để có những nhân sự xuất sắc ở lúc bắt đầu, có được 1 vài người đồng ý làm cùng mình đã là rất may mắn rồi. Không nên kì vọng sẽ tuyển được những siêu sao ở giai đoạn đầu tiên. Cần phải chấp nhận bất cứ ai đến với mình và cùng họ xây dựng một startup tốt hơn, mỗi ngày tốt hơn rồi sẽ đến lúc startup đủ hấp dẫn để tuyển những người giỏi hơn.
Chúng tôi thay đổi quan điểm tuyển dụng, sẵn sàng chào đón tất cả những ai muốn làm việc tại Akira. Nếu ứng viên giỏi nhưng không muốn làm fulltime, hãy mời họ cộng tác. Nếu ứng viên có khát khao nhưng chưa có kinh nghiệm, hãy cho họ làm thực tập để học hỏi và đào tạo. Thay vì chờ đợi những ngôi sao xuất sắc, chúng tôi chấp nhận mọi người và hợp tác với họ trên điểm mạnh của họ, mở rộng các cơ chế & chính sách làm việc linh hoạt cho mọi kiểu cộng tác. Dù ở HN hay HCM, làm ở văn phòng hay ở nhà, nổi tiếng hay chưa ai biết đến... tất cả đều được chào đón.
Nhờ sự linh hoạt và chào đón tất cả mọi người cùng góp sức, team Youtube Elight (https://www.youtube.com/elightlearn...) đã xây dựng được một đội ngũ gần 20 cộng tác viên đông đảo, thực hiện được hơn 100 video bài giảng và tăng lượng subscibers từ 100k lên 400k chỉ trong 8 tháng, trở thành kênh dạy tiếng Anh lớn nhất Việt Nam trên Youtube.
Khi dự án phát triển tốt, càng ngày càng có nhiều người giỏi hơn muốn đến làm việc và cộng tác cùng chúng tôi, họ muốn tham gia cùng một đội thành công, họ muốn đóng góp nhưng theo cách thức linh hoạt không gò bó.
Tôi học được rằng quá cầu toàn trong việc tuyển dụng hoặc chờ đợi sự xuất hiện một ngôi sao sẽ dẫn tới công việc bị đình trệ và gây thiệt hại lớn.
Doanh nghiệp thành công sẽ thu hút người giỏi, và người giỏi sẽ góp sức xây dựng một doanh nghiệp thành công. Ở thời điểm bắt đầu chẳng Startup nào có được cả 2 cái này, hãy làm tốt nhất có thể với những gì bạn có. Khi doanh nghiệp phát triển, sẽ có nhiều người muốn tham gia cùng bạn.
Những sai lầm ngu ngốc tôi đã mắc phải trong 4 năm khởi nghiệp
Những startup thành công đều có cách thức riêng của họ, còn những startup thất bại thường mắc phải những lỗi ngớ ngẩn giống nhau. Chúng ta được truyền cảm hứng từ những câu chuyện Startup thành công, nhưng chắc chắn sẽ không thể có Facebook hay Google thứ 2 xuất hiện, để thành công bạn phải tìm ra con đường của riêng mình.
Ở VN tôi thấy mọi người nói nhiều về các câu chuyện thành công, chúng bị thổi phồng quá trớn và đem đến quá nhiều sự ảo tưởng, mơ mộng, thiếu thực tế về các Startup. Tôi tin rằng câu chuyện về những sai lầm sẽ đem đến cho chúng ta nhiều bài học quý giá hơn thành công, bởi vì bạn hoàn toàn có khả năng tránh được chúng nếu có đủ hiểu biết.
1.Hãy làm một sản phẩm mà mọi người sẵn sàng trả tiền mua
Có nhiều bài viết nói về việc khi Startup bạn cần bắt đầu làm ra sản phẩm được người dùng yêu thích, rồi bạn sẽ thành công. Được truyền cảm hứng từ những sản phẩm tuyệt vời, tôi tin vào quan điểm này và cố gắng áp dụng nó nhiệt thành.
Năm 2014 chúng tôi làm sản phẩm đầu tay là một ứng dụng học từ vựng tiếng Nhật trên điện thoại, ứng dụng được rate 4.6/5 và đạt 50.000 lượt tải chỉ sau vài tháng. Hào hứng với thành quả và những lời tán dương của cộng đồng người dùng, chúng tôi đâm đầu vào phát triển sản phẩm ngày đêm.
Nhưng rồi chúng tôi nhận ra rằng, dù sản phẩm free có hấp dẫn và nhiều người tải đến mấy, nó không thể nuôi sống bạn và đội ngũ. Bên cạnh đó sản phẩm free đem lại rất nhiều rắc rối, cộng đồng người dùng dù được dùng miễn phí thì họ cũng không ngừng đòi hỏi sản phẩm phải được cải thiện tốt hơn, nhanh hơn. Chi phí và công sức bỏ ra cho quá trình develop sản phẩm và chăm sóc khách hàng dần trở thành một gánh nặng lớn.
Cuối cùng tôi đành phải kill ứng dụng này và xoá khỏi store luôn.
Ứng dụng Pera Pera của Akira
Năm 2015, chúng tôi làm một ứng dụng khác và cũng được cộng đồng chào đón nhiệt thành, chỉ sau 1 tháng ứng dụng đã vượt qua Duolingo và vào TOP 3 education Apps VN trên cả Android & IOS. Nhưng 10.000 người dùng thì chỉ 1 người sẵn sàng trả tiền mua bản nâng cấp với giá $5, nếu có 1tr người dùng thì chúng tôi mới thu được $500, không đủ trả tiền thuê nhà nên tôi cũng đành dừng dự án này lại.Chúng tôi đã làm ra những sản phẩm được nhiều người yêu thích, nhưng chẳng ai sẵn sàng trả tiền cho nó. Làm sản phẩm miễn phí và ngay lập tức có nhiều người dùng luôn là ý tưởng đầy mê hoặc và quyến rũ, nhưng nó là viên đạn bọc đường tàn khốc.
Mất 2 năm trời lặp lại 1 sai lầm giống nhau, tôi mới học được rằng: Nếu chưa có ai sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm, tốt nhất đừng vội làm. Nhà đầu tư, khách hàng, đối tác, chính phủ... đối tượng nào cũng được. Miễn là có người sẵn sàng trả tiền cho ý tưởng của bạn, chỉ khi đó mới nên đầu tư mạnh vào sản phẩm. Còn không thì ban đầu chỉ cần prototype, demo, mvp... làm sao càng tốn ít chi phí và thời gian càng tốt, sau đó vác ra xem có ai sẵn sàng trả tiền cho nó không rồi mới phát triển tiếp.
99% những ý tưởng ban đầu về sản phẩm thường không phải là cái khách hàng sẵn sàng trả tiền. Một sản phẩm tốt luôn cần rất nhiều thời gian và tiền để phát triển, bạn sẽ phải trải qua vô số lần đập đi xây lại từ đầu. Nếu bạn kiệt sức giữa đường, mọi nỗ lực trước đó là vô ích. Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ tiền và sự bền bỉ để duy trì dự án của mình trong ít nhất 2 năm, và đi được đến cuối con đường.
2. Tập trung hay là chết
Năm 2016 khi Akira đã trở thành thương hiệu dẫn đầu về mảng học tiếng Nhật Online VN & Elight dần ổn định trong thị trường tiếng Anh, chúng tôi cảm thấy có vô số cơ hội to lớn trước mắt. Với nhận định lạc quan về việc đã làm tốt với tiếng Nhật và tiếng Anh, chúng tôi sẽ thành công khi phát triển 1 loạt ứng dụng dạy ngoại ngữ với nhiều nội dung học khác nhau và bằng nhiều thứ tiếng cho thị trường Việt Nam. Trong 6 tháng chúng tôi liên tục ra mắt thêm các ứng dụng mới: dạy tiếng Hàn, tiếng Trung, tiếng Việt... trên cả IOS & Android.
Kết quả là cả 1 loạt ứng dụng ra đời, mặc dù chất lượng đều tốt, nhưng không đủ xuất sắc để vượt lên được các đối thủ cạnh tranh. Chúng tôi đã tốn mất 6 tháng làm việc ngày đêm để cho ra mắt loạt ứng dụng này, nhưng cuối cùng cũng phải xoá hết tất cả khỏi store. Tổn thất về tài chính, tổn thất cả về tinh thần anh em và chi phí cơ hội là quá lớn.
Có quá nhiều ý tưởng hay ho luôn là bệnh của mọi startup. Tôi luôn cảm thấy hào hứng đến bùng cháy mỗi khi nghĩ ra ý tưởng gì đó thú vị, chỉ muốn thực hiện nó ngay lập tức. Thật khó khăn thì phải chống lại cám dỗ của việc theo đuổi những ý tưởng mới để tập trung vào những ý tưởng đã cũ kĩ nhưng đem lại hiệu quả kinh tế. Dù vậy đó là điều mà một người điều hành Startup phải luôn tự nhắc nhở và kìm nén bản thân mình nếu không muốn công ty đâm đầu xuống vực.
.
Chiến lược nhiều sản phẩm phủ kín thị trường đã phá sản. Sau nhiều ngày trăn trở, chúng tôi quyết định đổi hướng sang chiến lược: một sản phẩm đem đi nhiều thị trường, mở rộng từ thị trường VN sang Mỹ, Nhật, SEA...
Trong khoảng thời gian tháng 6/2016, được truyền cảm hứng mạnh mẽ từ việc đội ngũ Marketing chỉ mất 2.000đ để có 1 user ở thị trường US và 300đ để có 1 user ở SEA, tôi đẩy mạnh dự án www.akirademy.com với mong muốn mở rộng sang thị trường quốc tế càng nhanh càng tốt. Tôi đã huy động những nhân sự giỏi nhất của Akira & Elight để phát triển dự án Akirademy, với kì vọng tốc chiến tốc thắng. Kết quả là sau 3 tháng chúng tôi cũng có được những thành tựu đáng kể, đạt được một số cột mốc quan trọng như xây được cộng đồng học viên & có người dùng trả tiền tại thị trường quốc tế. Nhưng khi nhìn lại thị trường VN, doanh thu của Akira & Elight tuột dốc thảm hại vì chúng tôi đã rút những người giỏi nhất sang thị trường quốc tế. Lại một bài học đắt giá nữa cho sự nóng vội.
Mọi người thường ca ngợi và tôn vinh những lãnh đạo có cá tính quyết đoán, nhưng sau những trải nghiệm của bản thân, tôi không tin vào điều này.
Cần phải Go big, nhưng từ từ thôi và cần làm chắc từng bước nếu không sẽ thành Go big and Go home. Tăng trưởng là quan trọng, nhưng bền vững còn quan trọng hơn. Nếu tăng trưởng quá nóng và dẫn tới việc doanh nghiệp không thể quản lý hiệu quả thì đó sẽ là một thảm hoạ.
3. Đừng chờ đợi những ngôi sao sáng
Cuối năm 2016 sau khi tạm dừng dự án www.akirademy.com, chúng tôi quyết định tập trung nguồn lực vào 3 dự án: Akira Online, Elight Online, Elight Youtube. Những chiến lược sai lầm khi trước đã dẫn đến một số thành viên ra đi, chúng tôi cần phải bổ sung nhân sự cho 3 dự án trọng điểm của mình.
Tìm được người phù hợp luôn là vấn đề nhức đầu với tất cả Startup, dù rất nóng ruột với việc tuyển dụng nhanh chóng, tôi nhớ lại bài học không được nóng vội và được nhiều mentor khuyên rằng "Hire slow! The cost of bad hiring decisions runs high". Lần này tôi quyết định sẽ tuyển dụng thận trọng.
Sau 3 tháng tìm kiếm, chúng tôi vẫn chưa tìm được nhân sự nào cho dự án Akira Online và team vẫn trong tình trạng thiếu người trầm trọng. Dù đã trực tiếp đi gặp gỡ, thử nhiều cách headhunt, đăng tin tuyển dụng nhiều ngày tháng nhưng oái oăm thay, những người khiến tôi bị ấn tượng thì không muốn về Akira làm, còn những người muốn về Akira làm thì lại chưa có kinh nghiệm gì ấn tượng.
Tôi dần nhận ra rằng với 1 Startup, rất khó để có những nhân sự xuất sắc ở lúc bắt đầu, có được 1 vài người đồng ý làm cùng mình đã là rất may mắn rồi. Không nên kì vọng sẽ tuyển được những siêu sao ở giai đoạn đầu tiên. Cần phải chấp nhận bất cứ ai đến với mình và cùng họ xây dựng một startup tốt hơn, mỗi ngày tốt hơn rồi sẽ đến lúc startup đủ hấp dẫn để tuyển những người giỏi hơn.
Chúng tôi thay đổi quan điểm tuyển dụng, sẵn sàng chào đón tất cả những ai muốn làm việc tại Akira. Nếu ứng viên giỏi nhưng không muốn làm fulltime, hãy mời họ cộng tác. Nếu ứng viên có khát khao nhưng chưa có kinh nghiệm, hãy cho họ làm thực tập để học hỏi và đào tạo. Thay vì chờ đợi những ngôi sao xuất sắc, chúng tôi chấp nhận mọi người và hợp tác với họ trên điểm mạnh của họ, mở rộng các cơ chế & chính sách làm việc linh hoạt cho mọi kiểu cộng tác. Dù ở HN hay HCM, làm ở văn phòng hay ở nhà, nổi tiếng hay chưa ai biết đến... tất cả đều được chào đón.
Nhờ sự linh hoạt và chào đón tất cả mọi người cùng góp sức, team Youtube Elight (https://www.youtube.com/elightlearn...) đã xây dựng được một đội ngũ gần 20 cộng tác viên đông đảo, thực hiện được hơn 100 video bài giảng và tăng lượng subscibers từ 100k lên 400k chỉ trong 8 tháng, trở thành kênh dạy tiếng Anh lớn nhất Việt Nam trên Youtube.
Khi dự án phát triển tốt, càng ngày càng có nhiều người giỏi hơn muốn đến làm việc và cộng tác cùng chúng tôi, họ muốn tham gia cùng một đội thành công, họ muốn đóng góp nhưng theo cách thức linh hoạt không gò bó.
Tôi học được rằng quá cầu toàn trong việc tuyển dụng hoặc chờ đợi sự xuất hiện một ngôi sao sẽ dẫn tới công việc bị đình trệ và gây thiệt hại lớn.
- Tuyển dụng quá chậm > chết vì không có ai làm.
- Tuyển dụng ồ ạt > chết vì làm không hiệu quả.
- Năng lực quản trị của đội ngũ lãnh đạo.
- Nguồn lực tài chính phải bỏ ra để tuyển và trả lương.
- Thời gian và công sức bỏ ra để đào tạo và phát triển nhân sự tuyển về.
Doanh nghiệp thành công sẽ thu hút người giỏi, và người giỏi sẽ góp sức xây dựng một doanh nghiệp thành công. Ở thời điểm bắt đầu chẳng Startup nào có được cả 2 cái này, hãy làm tốt nhất có thể với những gì bạn có. Khi doanh nghiệp phát triển, sẽ có nhiều người muốn tham gia cùng bạn.