Chia Sẻ Nguồn gốc Tết Trung thu có từ khi nào ? Ý nghĩa Tết Trung Thu trong cuộc sống hiện đại còn như xưa không ?

Chien Tong

New member
Xu
33
Vào ngày Tết Trung Thu, chúng tôi được cùng chung vui với mọi người, được hòa vào dòng người đông đúc trên phố, được phá cỗ đêm rằm cùng cả xóm hay đơn giản chỉ để được hưởng thụ một niềm vui nho nhỏ: cùng cả gia đình ngắm trăng. Với tôi, đêm trăng trung thu năm tôi tròn 12 tuổi là đêm trung thu nhiều ấn tượng nhất.

Đôi lần tự hỏi, Trung Thu có từ đâu ? Trung Thu ngày nay có giống với xa xưa không ?

Mỗi khi Rằm Tháng Tám về lại náo nức cùng trẻ nhỏ tung tăng với đèn lồng, phá cỗ :)
Kỉ niệm của bạn về Trung Thu là gì ?
 
Đó là ba tôi. Ngày ấy, ba tôi làm trưởng ban đại diện phụ huynh của lớp tôi. Đêm Trung thu, trường tổ chức rước đèn quanh phố, vì mải xem múa lân, tôi lạc mất lớp mình, trong lúc loay hoay, lo sợ, tôi chợt nhìn thấy chiếc lồng đèn ngôi sao thật to có tên lớp 1A, tôi cố chen thật nhanh về được lớp mình, nhìn ba tôi mồ hôi ướt cả lưng, giơ cao chiếc lồng đèn to tướng để các bạn lớp tôi đi lạc tìm về lớp làm tôi tự hào, cảm động lắm.
 
Mình thì là mẹ có kỷ niêm sâu sắc.
Mẹ vẫn bảo trăng đêm rằm trung thu là tròn nhất. Quả vậy, nhìn lên bầu trời đêm sâu thẳm, một vầng sáng tròn vành vạnh như đổ khuôn. Ánh trăng như mật vàng, ngọt lịm tuôn tràn xuống mọi ngõ ngách khiến từng lá cây, ngọn cỏ đều sáng lung linh.

Ánh mắt trong sáng của mọi bé thơ đều háo hức hướng lên vầng trăng với ý nghĩ thích thú được thấy chị Hằng, chú Cuội: chị Hằng xinh đẹp cùng thỏngọc dạo chơi trên cung trăng, chú Cuội tìm trâu ngồi u sầu trên gốc đa thần kì...

Trung thu là vậy đó, những hình ảnh đẹp đẽ của ngày rằm đã nhẹ nhàng bước vào tâm hồn trong trẻo của trẻ thơ qua những câu chuyện cổ tích đáng yêu.

1344958015_0.jpg

Đêm trăng sáng và bình yên​
 
Sửa lần cuối:
Bạn thích hoạt động nào nhất mỗi dịp Trung thu về?
Tôi thích xem múa lân, rước đèn. Bây giờ lớn rồi, tôi vẫn thích đêm rằm Trung thu ra đường để ngắm trăng, xem trẻ con xóm tôi và các bạn của chúng nhún nhảy trong chú lân nhỏ ngộ nghĩnh và rước đèn đi khắp những con đường nhỏ gần nhà.
 
:)) Rằm tháng Tám hàng năm với tôi đó là những giây phút đan xen giữa kỷ niệm vui, buồn. Tôi không sao quên được chiếc lồng đèn trái bí thưở nhỏ của ba đã cho tôi nhiều nụ cười, nhiều mơ ước. Tôi làm sao quên được Trung thu ngày tôi 27 tuổi, trên con phố sầm uất của Sài Gòn, ba đưa cho tôi chiếc lồng đèn trái bí vừa mua được và nói: "Ba kết nối tuổi thơ cho con đó".

Đấy cũng là Trung thu cuối cùng của hai cha con. Ba tôi đã về cõi vĩnh hằng vào một chiều đẹp nắng vì căn bệnh ung thư phổi, hình ảnh chiếc đèn trái bí đơn sơ của ba tôi ở những ngày Trung thu tuổi nhỏ lung linh nến vàng ấy mãi mãi là kỷ niệm đẹp nhất theo tôi suốt cả cuộc đời.
 
Đúng là mỗi người mỗi cảnh.
Trong xu hướng của xã hội hiện nay thì rất hiếm có một người con dâu “thành phố” lại cư xử tốt với gia đình nhà chồng như bạn. Tôi hiểu tâm sự của bạn trong thời điểm này.

Tôi cũng xa gia đình tới thành phố lập nghiệp được một thời gian, đã từng chứng kiến cảnh nàng dâu “thành phố” lấy chồng nông thôn.
Hầu như họ rất kênh kiệu, khéo léo nhưng đó là một cách khéo giả tạo, chỉ được một thời gian ngắn ngủi rồi khinh thường ra mặt với gia đình nhà chồng. Rồi nhiều chuyện xảy ra, có khi là tan vỡ gia đình vì người chồng thấy vợ coi thường gia đình nhà mình…
Cảm ơn bạn nhé
 
Tết Trung Thu, người Hàn gọi là Chuseok là Tết cổ truyền lớn nhất trong năm của người Hàn Quốc. Tết Chuseok diễn ra vào Rằm Tháng Tám âm lịch hàng năm. Dịp này, mọi người lao động, các cơ quan đều được nghỉ 4 ngày, như Tết Nguyên Đán.

Những ngày này, khi những cơn mưa rào như trút của mùa hạ chấm dứt cùng cái năng oi ả nhường chỗ cho bầu trời cao xanh mùa thu, Hàn Quốc lại rộn ràng đón Chuseok. Chuseok diễn ra theo lịch của người làm nông với mùa thu hoạch táo, lê và thu hoạch nhân sâm cùng nhiều nông sản khác. Thời tiết dịu nhẹ hoà trộn giữa cái lạnh se se, cái nóng mùa hè còn sót lại và những hương thơm của hoa trái mùa thu thì người Hàn Quốc có tập tục quây quần đoàn viên.

Chuseok (Hangul: 추석, Hanja: 秋夕, âm Hán Việt: Thu tịch, nghĩa đen là "đêm thu"), còn gọi là Jungchu (중추, 中秋), là ngày Tết trung thu, cũng được coi là lễ tạ ơn của người Hàn Quốc và Triều Tiên; đây là ngày tết lớn thứ nhì trong năm; các công sở đều đóng cửa vì đây là ngày nghỉ lễ chính thức. Dân Hàn ăn Chuseok vào rằm Tháng Tám âm lịch.[1] Từ 1986 đến 1988, Chuseok chính thức kéo dài hai ngày (gồm ngày rằm Trung thu 15 và ngày 16). Kể từ 1989, ngày nghỉ lễ tăng lên thành ba ngày (ngày 14, 15 và 16 âm lịch).

Mua thu Han Quoc - bichkhoa 2.jpg

Mùa thu Hàn Quốc. Ảnh st

Chuseok còn có tên là Hangawi (한가위). "Han" có nghĩa là lớn và "gawi" là ngày rằm Tháng 8.[2][3]
Lễ Chuseok có từ thời Gabae của nước Silla (từ năm 57 TCN đến năm 935).[4][2] Vua Yuri (24-27), quân vương thứ ba của triều Silla, là người đầu tiên thiết lễ Chuseok vốn nguyên thủy là cuộc thi tài.[5] Theo truyền thuyết thì nhà vua treo giải thách các đội nữ nhi ở kinh thành dệt vải. Từ 16 Tháng Bảy âm lịch đến 14 Tháng Tám âm lịch ai dệt được nhiều sẽ được khao bữa cỗ thịnh soạn.[1] Từ đó Chuseok biến đổi dần thành ngày lễ vui chơi trong dân dã.

Chuseok là một trong những ngày lễ quan trọng của người Hàn Quốc. Vì mùa thu cũng là mùa gặt nên nhà nông thuở trước nhân đó bày lễ tạ ơn tổ tiên đã giúp mùa màng no đủ và cầu mong cho mùa màng năm sau bội thu... Đây cũng là dịp gia đình sum họp. Ai ở xa quê cũng tìm về quây quần bên gia đình trò chuyện, ăn uống và hưởng thụ những thành quả của vụ thu hoạch duy nhất trong 1 năm.

Về phần nghi lễ Chuseok là lúc mọi người thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên theo nghi thức beolcho (벌초) và seongmyo (성묘). Vào ngày Chuseok, nhà nhà ra mộ tổ tiên, nhổ cỏ dại và dọn dẹp khu vực xung quanh mộ. Dọn xong, họ sẽ dâng cúng tổ tiên một mâm lễ gồm hoa quả, ngũ cốc và các sản phẩm đã thu hoạch được để bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên đã phù hộ.[cần dẫn nguồn] Cúng xong mọi người trở về và tụ tập trước bàn thờ tại gia, cúng thêm một lễ nữa rồi cùng ăn bữa cơm. Cỗ bàn thườn có những món ăn đặc trưng của Chuseok.[cần dẫn nguồn]

Múa ganggangsullae (강강술래)

Vào dịp Chuseok, điệu múa ganggangsullae là một trong những trò chơi tiêu biểu. Cách thức của trò chơi này là các cô gái sẽ mặc những bộ hanbok (한복) rồi tụ họp lại dưới ánh sáng đêm trăng rằm, nắm tay nhau xếp thành vòng tròn, vừa hát vừa nhảy múa. Trong xã hội nông nghiệp, trăng rằm được coi là biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở, rất tương đồng với chức năng và biểu tượng sinh sản, gieo mầm và phát triển sự sống của người phụ nữ. Bởi thế, ngày mãn nguyệt (ngày trăng tròn) còn được ví như người phụ nữ đến kỳ khai hoa nở nhụy. Trò chơi ganggangsulae trong ngày rằm thể hiện sự thăng hoa, là bài ca về cái đẹp của thiên nhiên và của người phụ nữ.[6]

Múa văn nghệ trong ngày Chuseok

Juldarigi (줄다리기) là trò chơi phổ biến dành cho tất mọi lứa tuổi. Các đội sẽ được phân chia đồng đều về số người, giữa các thôn xóm, các làng cũng có thể chia đội với nhau để thi thố. Số người tham gia càng đông thì sợi dây càng dày, càng to và thời gian thi càng kéo dài. Tiếng trống dồn dập, tiếng hò hét, tiếng cười và những khuôn mặt hăng say lấp lánh mồ hôi khiến cho bầu không khí của ngày Tết Chuseok thêm rộn ràng, vui nhộn.

Trò đấu vật

Môn đấu vật là trò chơi không thể thiếu trong lễ Chuseok là dịp để các chàng trai thể hiện sức mạnh của mình. Trên bãi cỏ hoặc bãi cát, cuộc thi đấu sẽ được tổ chức theo hình thức loại trực tiếp, người chiến thắng được tôn vinh là jangsa (tráng sĩ) và sẽ được nhận từ dân làng vải vóc, gạo hay con bê làm giải thưởng

Songpyeon (송편) là một trong những món ăn đặc trưng của ngày lễ Chuseok. Một loại bánh giầy được làm bằng bột nếp có hình nửa mặt trăng và có rất nhiều hương vị khác nhau như đậu đỏ, đậu nành, vừng…. và hấp với lá thông tươi. Loại quả không thể thiếu vào ngày này là quả hồng. Hồng Hàn Quốc có hình tròn dẹt, ăn rất giòn và ngọt, đặc biệt không hề chát ngay cả khi quả chưa chín (tương tự với hồng Nhật). Ngoài ra một trong những đồ uống không thể thiếu được trong ngày Chuseok, đó là rượu truyền thống baekju (rượu trắng). [7]

Theo wiki
 
Lúc nhỏ mình cũng nghĩ tết Trung Thu là tết thiếu nhi, nhưng h mình thấy nó còn mang ý nghĩa là ngày tết đoàn viên...:)
Người Trung Quốc, Hàn Quốc cũng coi Trung Thu là Tết Đoàn Viên.

Về gốc văn hoá thì đều phát xuất từ Trung Quốc song khi du nhập vào mỗi quốc gia đều trải qua tiếp biến văn hoá mà mang tính nội tại riêng. Cái này có lẽ do lịch âm lịch mà ra.

Cùng với Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu cũng đã trở thành văn hoá nhân loại như thế.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top