Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,391
Mùa mắm... Tết
Ðến hạn lại lên, cứ độ tháng một, tháng chạp âm lịch hằng năm, người dân Nam Ô thuộc phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, thành phố Ðà Nẵng, lại rộn ràng chuẩn bị mùa mắm Tết
Nhưng Tết không chỉ thịt heo, bánh tét, dưa hành, câu đối đỏ... mà cần phải có một thứ đơn giản mà tối cần. Ðó là nước mắm. Hơn thế nữa, phải là thứ nước mắm ngon, thuộc loại thượng hạng. Ở Ðà Nẵng, có một làng chế biến nước mắm nổi tiếng là Nam Ô. Theo các bô lão trong làng, nghề này xuất hiện thời xa xưa, có lẽ ngay từ lúc những cư dân người Việt đầu tiên đặt chân và sinh sống trên mảnh đất sát đèo Hải Vân này. Tuy nhiên, có chi tiết khá thú vị rằng vào cuối thế kỷ 18, khi phái đoàn Macartney ghé Ðà Nẵng, họ đã được viên trấn thủ người địa phương đãi một bữa tiệc mà theo họ khá thịnh soạn với những đĩa thịt bò xắt miếng vuông chấm với thứ nước chấm rất ngon. Có nhiều khả năng, đó là nước mắm Nam Ô !
Để chế biến ra loại nước mắm nổi tiếng thơm ngon, người dân Nam Ô chuẩn bị công phu, từ muối đến hũ, rồi cá... Muối phải có xuất xứ từ Ðề Gi, Sa Huỳnh hay Cà Ná hạt to, chắc, đã để qua ba, bốn tháng để muối bay hết chất đắng. Dụng cụ muối là hũ, vại, chum bằng gỗ bằng lăng, mít... với nhiều kích cỡ khác nhau. Cá phải là cá cơm than tháng ba, còn tươi. Cứ theo tỷ lệ 10 cá 4 muối, tùy theo hôm ít hay nhiều cá, họ chọn hũ to hoặc chum sành mà muối. Thường tháng ba muối, đến tháng mười một âm lịch có thể lọc ra lấy mắm. Lúc ấy, căn phòng sẽ nức mùi thơm của mắm. Nước mắm nhỉ nhỉ ra có màu từ đỏ đậm đến màu cánh gián với chất lượng phải nói là tuyệt hảo. Bởi thế, mới có câu thơ, rằng:
Xung quanh nước mắm Nam Ô, có truyền thuyết khá thú vị là vào đầu thế kỷ 20, thấy nước mắm Nam Ô danh nổi như cồn, Tổng đốc Ngô Ðình Khôi lấy làm lạ, liền thân hành đến nghiên cứu. Ông ta hỏi các bô lão trong làng, những người xuất thân trong những gia đình có truyền thống nhiều đời làm nghề này, về bí quyết làm nước mắm. Cuối cùng, thấy chẳng có gì cao siêu lắm, Ngô Ðình Khôi cứ bán tín bán nghi. Ông ta sai lính mua cá đã muối sẵn chở về Hội An. Oái oăm thay, cuối tháng chạp năm ấy, khi lọc ra, thứ nước mắm đó tuy có màu đỏ, có vị ngọt nhưng không thơm và không có hương vị rất riêng, rất đặc trưng của nước mắm Nam Ô. Ðến lúc này, Ngô Ðình Khôi đành chào thua. Trải qua hàng mấy trăm năm, tuy có những bước thăng trầm nhưng nghề mắm Nam Ô vẫn được duy trì và phát triển. Hiện nay, trong làng có trên 100 hộ hành nghề. Ghé thăm làng mắm trong mùa mắm Tết, khách sẽ nhận ra không khí tất bật của các mẹ, các chị trong việc lọc mắm, chở mắm đi bán các nơi. Còn mùi mắm thì cứ thơm lừng đâu đâu trong không gian... Chao ôi, cái mùi thật dễ chịu và hấp dẫn làm sao!
Ðến hạn lại lên, cứ độ tháng một, tháng chạp âm lịch hằng năm, người dân Nam Ô thuộc phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, thành phố Ðà Nẵng, lại rộn ràng chuẩn bị mùa mắm Tết
"Số anh không giàu thì nghèo,
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà..."
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà..."
Nhưng Tết không chỉ thịt heo, bánh tét, dưa hành, câu đối đỏ... mà cần phải có một thứ đơn giản mà tối cần. Ðó là nước mắm. Hơn thế nữa, phải là thứ nước mắm ngon, thuộc loại thượng hạng. Ở Ðà Nẵng, có một làng chế biến nước mắm nổi tiếng là Nam Ô. Theo các bô lão trong làng, nghề này xuất hiện thời xa xưa, có lẽ ngay từ lúc những cư dân người Việt đầu tiên đặt chân và sinh sống trên mảnh đất sát đèo Hải Vân này. Tuy nhiên, có chi tiết khá thú vị rằng vào cuối thế kỷ 18, khi phái đoàn Macartney ghé Ðà Nẵng, họ đã được viên trấn thủ người địa phương đãi một bữa tiệc mà theo họ khá thịnh soạn với những đĩa thịt bò xắt miếng vuông chấm với thứ nước chấm rất ngon. Có nhiều khả năng, đó là nước mắm Nam Ô !
Để chế biến ra loại nước mắm nổi tiếng thơm ngon, người dân Nam Ô chuẩn bị công phu, từ muối đến hũ, rồi cá... Muối phải có xuất xứ từ Ðề Gi, Sa Huỳnh hay Cà Ná hạt to, chắc, đã để qua ba, bốn tháng để muối bay hết chất đắng. Dụng cụ muối là hũ, vại, chum bằng gỗ bằng lăng, mít... với nhiều kích cỡ khác nhau. Cá phải là cá cơm than tháng ba, còn tươi. Cứ theo tỷ lệ 10 cá 4 muối, tùy theo hôm ít hay nhiều cá, họ chọn hũ to hoặc chum sành mà muối. Thường tháng ba muối, đến tháng mười một âm lịch có thể lọc ra lấy mắm. Lúc ấy, căn phòng sẽ nức mùi thơm của mắm. Nước mắm nhỉ nhỉ ra có màu từ đỏ đậm đến màu cánh gián với chất lượng phải nói là tuyệt hảo. Bởi thế, mới có câu thơ, rằng:
"Nhứt nước mắm Ô Nam,
Nhì cá rô Xuân Thiều".
Nhì cá rô Xuân Thiều".
Xung quanh nước mắm Nam Ô, có truyền thuyết khá thú vị là vào đầu thế kỷ 20, thấy nước mắm Nam Ô danh nổi như cồn, Tổng đốc Ngô Ðình Khôi lấy làm lạ, liền thân hành đến nghiên cứu. Ông ta hỏi các bô lão trong làng, những người xuất thân trong những gia đình có truyền thống nhiều đời làm nghề này, về bí quyết làm nước mắm. Cuối cùng, thấy chẳng có gì cao siêu lắm, Ngô Ðình Khôi cứ bán tín bán nghi. Ông ta sai lính mua cá đã muối sẵn chở về Hội An. Oái oăm thay, cuối tháng chạp năm ấy, khi lọc ra, thứ nước mắm đó tuy có màu đỏ, có vị ngọt nhưng không thơm và không có hương vị rất riêng, rất đặc trưng của nước mắm Nam Ô. Ðến lúc này, Ngô Ðình Khôi đành chào thua. Trải qua hàng mấy trăm năm, tuy có những bước thăng trầm nhưng nghề mắm Nam Ô vẫn được duy trì và phát triển. Hiện nay, trong làng có trên 100 hộ hành nghề. Ghé thăm làng mắm trong mùa mắm Tết, khách sẽ nhận ra không khí tất bật của các mẹ, các chị trong việc lọc mắm, chở mắm đi bán các nơi. Còn mùi mắm thì cứ thơm lừng đâu đâu trong không gian... Chao ôi, cái mùi thật dễ chịu và hấp dẫn làm sao!

Nước mắm ở Bà Rịa Vũng Tàu có rất nhiều nơi chế biến Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam ở thành phố Vũng Tàu, Phước Tỉnh, Phứơc Hải, Long Hải…Nghề làm nước mắm là thực hiện quá trình liên tục phân giải protein ở cá dưới tác dụng của men và vi sinh vật trong môi trường nồng độ muối cao. Được sản xuất bằng các loại tôm, cá được ướp muối trong các loại hũ, vại, chum, đậy kín cho lên men. Nước mắm hơi sánh có màu vàng rơm hay nâu cánh gián, có mùi thơm, vị mặn nhưng có vị ngọt dịu của đạm.
Vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch là đến mùa thu hoạch các loại cá cơm, cá trích, cá nục… Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các cơ sở chế biến nước mắm của tỉnh. Khi các loại cá mới được đánh bắt ở biển mang về họ trộn thật đều theo tỷ lệ 4 cá 1 muối hoặc 3 cá 1 muối. Sau khi cá và muối thấm vào nhau, mới đưa vào trong các thùng gỗ được đặt trong nhà xưởng chế biến. Cá được ủ kín trong các thùng gỗ kê được đóng bằng gỗ mít, gỗ bằng lăng... Khoảng thời gian 1 năm sự phân giải protein ở cá dưới tác dụng của men và vi sinh vật đã hoàn thành, lúc này cá không còn mùi tanh đã chuyển sang mùi thơm dịu, màu nước mắm chuyển sang màu cánh gián. Dưới các thùng gỗ mở van xả để hứng lấy nước mắm cốt, nước mắm nhĩ (nước thứ nhất). Sau khi lấy hết nước mắm cốt người ta lấy nước muối bão hoà 50% lượng muối với nước sạch đổ vào thùng đóng van xả lại để khoảng 1 tháng sau lại tiếp tục lấy nước thứ nhất, thứ hai, nước thứ ba. Để có nước mắm ngon tuỳ yêu cầu của khách hàng, thị trường người ta pha chế nước mắm theo từng loại có độ đạm riêng. Cao nhất là 40% độ đạm, thấp nhất là 15% độ đạm. Nước mắm của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cung cấp cho tiêu dùng trong tỉnh, ngoài ra còn tiêu thụ khắp các tỉnh các tỉnh miền đông và miền tây nam Bộ. Muốn làm nước mắm có màu tự nhiên có mùi thơm đặc trưng khi trộn cá và muối phải trộn cho thật đều và nhuyễn, nếu cá trộn lượng muối nhiều nước mắm có mùi gắt, nếu trộn không đều muối dễ làm hư nước mắm phần cá không có muối bị lõi các vi sinh không lên men được dẫn đến nước mắm có mùi hôi và nước mắm có thể ngả sang màu đen, dẫn đến kém chất lượng.
Tài liệu sưu tầm.