• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Hỏi Lục địa nào được phát hiện gần đây nhất?

Chien Tong

New member
Xu
33
Châu Úc. Người Anh đã tìm ra châu lục này thế kỷ thứ 17. Người Úc chủ yếu gốc Anh, họ sống ở những vùng ven biển trù phú còn sâu trong đất liền phẩn lớn là sa mạc.

28_cha_uc_2.jpg.thb.jpg

Châu Úc kỳ diệu với nhà hát Opera nổi tiếng​
 

Chien Tong

New member
Xu
33
1. Tên nư¬ớc: Ô-xtrây-li-a thuộc Khối thịnh vượng chung (The Commonwealth of Ô-xtrây-li-a)
- Quốc kỳ:
2. Thủ đô: Can-bê-ra (Canberra)

3. Vị trí địa lý: Nằm ở bán cầu Nam, bao bọc bởi Nam Thái Bình Dương ở phía Đông, Ấn Độ Dương ở phía Tây, Biển A-ra-phu-ra ở phía Bắc và Nam Đại Dương ở phía Nam.
4. Diện tích: Gần 7.7 triệu km2
5. Khí hậu: Khô, nhiệt đới (ở phía Bắc) và ôn đới (ở phía Nam). Nhiệt độ trung bình khoảng 270 C (phía Bắc) và 130 C (phía Nam).
6. Tài nguyên thiên nhiên: Giàu khoáng sản như vàng, bôxít, sắt, kẽm, đồng, kim cương, than, uranium, dầu khí và thiếc; đất đai, khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
7. Thu nhập bình quân đầu người: 43.000 USD (năm 2013)
8. Đơn vị tiền tệ: Đô la Ô-xtrây-li-a; 1AUD = 0.79 USD (01/2015)
9. Dân số: 23 triệu người (ước tính năm 2013).
10. Dân tộc: người nhập cư từ Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, các đảo nhỏ trong khu vực Nam Thái Bình Dương và người dân tộc thiểu số.
11. Tôn giáo: chủ yếu là đạo Thiên chúa.
12. Ngôn ngữ: tiếng Anh.
13. Quốc khánh: 26/01/1788
14. Thể chế nhà nước: quân chủ lập hiến.
Các Lãnh đạo chủ chốt hiện nay:
+ Toàn quyền: Ông Pê-tơ Cốt-gờ-rô (Peter Cosgrove - Toàn quyền thứ 26) nhậm chức ngày 28/3/2014.
+ Thủ tướng: Ông Tô-ni A-bót (Tony Abott) – đắc cử Thủ tướng thứ 28 của Ô-xtrây-li-a trong cuộc bầu cử liên bang ngày 7/9/2013.
+ Chủ tịch Thượng viện: Ông Xtê-phừn Pe-ry (Stephen Pary) từ 7/7/2014.
+ Chủ tịch Hạ viện: Bà Brô-uyn Bi-sốp (Bronwyn Bishop) từ 16/9/2013.
+ Lãnh tụ đối lập: Ông Bin Shot-tân (Bill Shorten) từ tháng 10/2013.
+ Bộ trưởng Ngoại giao: Bà Giu-li Bi-sốp (Julie Bishop) từ 16/9/2013.
Cơ cấu chính quyền: Toàn quyền (đứng đầu Nhà nước), Quốc hội (lập pháp), Chính phủ (hành pháp), và các ngành tư pháp ở 2 cấp liên bang và tiểu bang. Chính phủ mỗi bang do một Thủ hiến (thủ lĩnh phe chiếm đa số trong Hạ viện bang) đứng đầu.
dia-ly-khi-hau-australia1.jpg

Kangoru là biểu tượng quốc gia tại Oxtraylia
Quốc hội liên bang là cơ quan lập pháp cao nhất, gồm 2 viện: Hạ viện và Thượng viện. Quốc hội mỗi bang cũng gồm 2 viện. Hạ viện liên bang gồm 150 Hạ nghị sĩ (nhiệm kỳ 3 năm), được bầu theo hệ thống bầu phiếu phổ thông lựa chọn ưu tiên và căn cứ trên số đơn vị bầu cử của mỗi Tiểu bang (ứng với số dân nhất định), tiểu bang nào càng đông dân, sẽ có nhiều đại biểu tại Hạ viện. Chủ tịch Hạ viện là người của Đảng cầm quyền. Thủ lĩnh của đảng hoặc liên đảng chiếm đa số trong Hạ viện được bầu là Thủ tướng. Thượng viện liên bang gồm 76 Thượng nghị sĩ. Mỗi bang được bầu 12 Thượng nghị sỹ (nhiệm kỳ 6 năm), riêng hai vùng lãnh thổ trực thuộc được bầu 02 Thượng nghị sỹ (nhiệm kỳ 3 năm), bất kể dân số thế nào.
Ngành tư pháp có 2 cấp: Tòa án Tối cao và Tòa án cấp bang.
Thể chế chính trị: Đa đảng (Các đảng lớn gồm Đảng Tự do, Quốc gia, Công đảng, Đảng Dân chủ, Đảng Xanh...). Tổng tuyển cử được tổ chức 3 năm một lần; gần đây nhất vào ngày 7/9/2013. Công đảng cầm quyền chỉ giành được 57/150 ghế. Liên đảng Tự do-quốc gia đối lập giành thắng lợi với 88/150 ghế tại Hạ viện và đủ đa số ghế lập Chính phủ mới.
15. Tình hình kinh tế - chính trị
Ô-xtrây-li-a là nước có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Các nước lớn và ASEAN đều coi trong và tranh thủ vai trò, vị thế của Australia trong việc triển khai chính sách ở khu vực. Ô-xtrây-li-a hiện là thành viên tích cực của Diễn dàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Cấp cao Đông Á (EAS); là nước đối thoại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF), Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế (OECD); tham gia tích cực quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Ô-xtrây-li-a vừa tổ chức thành công Hội nghị G20 (11/2014) và hoàn tất vai trò UVKTT HĐBA/LHQ nhiệm kỳ 2013-2014. Hiện tại, Bạn đang vận động ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2018-2020.
Về đối ngoại, Ô-xtrây-li-a củng cố quan hệ đồng minh thân thiết với Mỹ, đồng thời coi trọng quan hệ với Trung Quốc, tiếp tục quan tâm thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng, tăng cường gắn kết toàn diện với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Về kinh tế, Ô-xtrây-li-a chú trọng đẩy mạnh tự do hóa thương mại, nổi bật là đã ký các FTA với Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Mặc dù cũng chịu tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng Ô-xtrây-li-a đạt tốc độ tăng trưởng 2,5% trong năm 2014.
 

Chien Tong

New member
Xu
33
QUAN HỆ VIỆT NAM – Ô-XTRÂY-LI-A:
1. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 26/02/1973
2. Quan hệ chính trị:

Ngày 26/02/1973, Việt Nam và Ô-xtrây-li-a thiết lập quan hệ ngoại giao và tiến hành lập Đại sứ quán tại mỗi nước. Trong năm 2013, hai bên triển khai nhiều hoạt động có ý nghĩa kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong chuyến thăm Ô-xtrây-li-a của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (9/2009), hai bên nhất trí nâng quan hệ lên Đối tác Toàn diện.
Trên cơ sở quan hệ hữu nghị tốt đẹp, gần đây hai bên thường xuyên trao đổi các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao (chi tiết tại mục 7). Hai nước hoàn tất Chương trình Hành động Việt Nam - Ô-xtrây-li-a giai đoạn 2010-2013 (ký 10/2010) và đang tích cực xây dựng Chương trình Hành động giao đoạn 2015-2017. Các cơ chế hợp tác song phương được coi trọng và tổ chức thường xuyên như: Đối thoại chiến lược cấp thứ trưởng Ngoại giao-Quốc phòng (lần 3 vào 11/2014), Đối thoại Nhân quyền (lần 11 vào 7/2014), Tư vấn Lãnh sự (lần 10 vào 12/2014), Tham vấn cấp cao về viện trợ phát triển (3/2013), UB Hợp tác Kinh tế Thương mại –JTEC (11/2011).

3. Quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư:
a. Về thương mại: Việt Nam là bạn hàng thứ 15 của Ô-xtrây-li-a. Ô-xtrây-li-a là bạn hàng thứ 8 của Việt Nam. Kim ngạch thương mại giữa hai nước luôn tăng đều và khá cao, từ mức 32,3 triệu USD năm 1990 lên 5,1 tỷ USD năm 2013 và đạt xấp xỉ 6 tỷ USD năm 2014, (tỉ lệ tăng 10% liên tục trong 10 năm qua,Việt Nam luôn xuất siêu). Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là dầu thô (989 triệu USD), điện thoại và các loại linh kiện (84,75 triệu USD). Tại HNCC ASEAN 14 tại Hua Hin, Thái Lan (3/2009), Ô-xtrây-li-a chính thức công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
b. Về đầu tư¬: Tính đến nay, Ô-xtrây-li-a có 320 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư 1,651tỷ USD, đứng thứ 19/101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Các dự án FDI của Ô-xtrây-li-a triển khai hiệu quả, tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ, giáo dục, công nghiệp chế biến, nông lâm nghiệp, thủy sản... . Ta hiện có 17 dự án đầu tư trực tiếp vào Ô-xtrây-li-a với tổng giá trị đạt 137 triệu USD, nổi bật là các dự án ở các lĩnh vực: công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ lưu trú và ăn uống.
c. Về ODA: Ô-xtrây-li-a duy trì đều viện trợ ODA cho Việt Nam, đạt trên 130 triệu AUD/năm (đạt kỷ lục 150 triệu AUD năm 2012-2013). Trong năm tài khóa 2013-2014, trong bối cảnh Ô-xtrây-li-a cắt giảm viện trợ không hoàn lại, ODA của Ô-xtrây-li-a cam kết dành cho Việt Nam vẫn đạt mức trên 138,9 triệu AUD và kế hoạch năm 2014-2015 là 141,3 triệu AUD. Ô-xtrây-li-a viện trợ không hoàn lại cho ta 160 triệu AUD để xây cầu Cao Lãnh (lễ khởi công xây cầu diễn ra ngày 19/10/2013 và dự kiến hoàn thành 10/2017).

4. Quan hệ giáo dục-đào tạo:
Trong 40 năm qua Ô-xtrây-li-a đã cung cấp cho Việt Nam 4000 học bổng các loại. Việt Nam đứng thứ 7 trong số các nước nhận học bổng về kinh tế của Ô-xtrây-li-a. Ô-xtrây-li-a cam kết cung cấp 1380 suất học bổng trong giai đoạn 2012-2015, trong đó có 272 suất học bổng dài hạn và 88 suất học bổng ngắn hạn trong năm 2013. Hiện có 29.500 sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam đang học tập tại Ô-xtrây-li-a. Nhiều trường Đại học của Việt Nam có những chương trình liên kết đào tạo ở bậc đại học và sau đại học với các trường của Ô-xtrây-li-a. Hai nước đã ký Thoả thuận Hợp tác Giáo dục giai đoạn 2013-2018 (tháng 6/2013) và thành lập Nhóm Công tác chung Việt Nam - Ô-xtrây-li-a về giáo dục (2011).
5. Quan hệ an ninh, quốc phòng:
Hai nước ký MOU về Hợp tác Quốc phòng tháng 7/2010 (nhân dịp BTQP Ô-xtrây-li-a dự Hội nghị BTQP ASEAN mở rộng tại Việt Nam). Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh thăm Ô-xtrây-li-a tháng 3/2013. Từ năm 1999 đã có 12 lượt tàu hải quân Ô-xtrây-li-a thăm Việt Nam (năm 2013, hoãn do tầu gặp trục trặc kỹ thuật). Đào tạo là lĩnh vực trụ cột trong hợp tác quốc phòng hai nước. Ô-xtrây-li-a là nước nói tiếng Anh đứng đầu về đào tạo tiếng Anh và chuyên môn cho Bộ Quốc phòng Việt Nam (từ năm 1999 đến nay đã đào tạo tại Việt Nam 1.756 lượt học viên và tại Ô-xtrây-li-a 537 lượt học viên). Đến nay Việt Nam đã trao trả được 6 bộ hài cốt lính Ô-xtrây-li-a mất tích trong chiến tranh. Hai bên đang xem xét mở rộng lĩnh vực hợp tác sang cả không quân, hải quân và tàu ngầm. Cơ chế Đối thoại Chiến lược Ngoại giao – Quốc phòng cấp Thứ trưởng được thiết lập (từ 2012) và duy trì thường xuyên.
Hai bên tích cực hợp tác trong lĩnh vực phòng chống tội phạm, quản lý xuất nhập cảnh, an ninh tình báo, chống di cư bất hợp pháp. Trung tâm phòng chống tội phạm xuyên quốc gia Việt Nam – Ô-xtrây-li-a (lập năm 2010 tại Tp. Hồ Chí Minh) hoạt động tích cực, giúp công tác điều tra tội phạm đạt hiệu quả. Hai bên đã ký kết Hiệp định Dẫn độ (2012) và Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự (2014) .
6. Hợp tác trong lĩnh vực khác: hợp tác hai nước trên các lĩnh vực lao động, nông nghiệp, du lịch, giao lưu nhân dân đang phát triển tích cực,
Lao động: Kể từ cuối năm 2005 ta đã đưa được khoảng 1000 lao động Việt Nam sang làm việc tại Ô-xtrây-li-a trong các ngành dịch vụ (bán vé, bán hàng qua điện thoại, đầu bếp) và một số ngành kỹ thuật đòi hỏi tay nghề cao (thợ sơn, thợ hàn, lắp ráp ô tô…); hiện hai bên đang xúc tiến ký kết Thỏa thuận Chương trình Lao động Kỳ nghỉ.
Nông nghiệp: Chủ yếu ở một số lĩnh vực như cải thiện quản lý nhà nước, phát triển nông thôn, nâng cao sinh kế và phát triển nguồn nhân lực. Chương trình hỗ trợ cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường tại Việt Nam mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
Giao thông vận tải: Hai bên ký Hiệp định Vận chuyển Hàng không ngày 31/7/1995 và MoU cam kết tăng cung tải và tự do hoá thương quyền tháng 1/2011. Hiện Vietnam Airlines có 7 chuyến bay/tuần đến Ô-xtrây-li-a; Jetstar của Ô-xtrây-li-a có 3 chuyến từ Xít-ni tới TP HCM và đang muốn mở đường bay Hà Nội - Xít-ni. Ngoài ra, Chính phủ Ô-xtrây-li-a đồng tài trợ với ADB và Hàn Quốc 2 dự án : (i) Đường hành lang ven biển phía Nam trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (A Ô-xtrây-li-a cùng ADB đã tài trợ 25 triệu USD từ năm 2008) và (ii) dự án Kết nối Trung tâm đồng bằng sông Cửu Long (Ô-xtrây-li-a tài trợ 160 triệu AUD xây dựng Cầu Cao Lãnh từ 10/2010; lễ khởi công xây dựng cầu vào 19/10/2013).
Công nghiệp: hợp tác được triển khai trên 5 ngành lớn: (i) Tìm kiếm thăm dò dầu khí với 04 đối tác chính (Santos International Operation, Arrow Global, Neon Energy và Origin Energy) theo phương thức hợp đồng chia lô sản phẩm ; (ii) Mua bán than: Vinacomin xuất khẩu than vào Ô-xtrây-li-a (gần 131.000 tấn năm 2010, đạt gần 20 triệu USD nhưng đang giảm dần); ký MoU về nhập khẩu than cung cấp cho nhà máy điện với Hancock Coal và ký MoU về hợp tác khai thác than tại đồng bằng sông Hồng bằng kỹ thuật khí hóa than dưới lòng đất với Linc Energy; (iii) Công nghiệp khí ; (iv) Chế biến dầu khí và (v) Đào tạo.
Du lịch: Năm 2014 có 321.089 lượt khách Ô-xtrây-li-a đến Việt Nam, đứng thứ 8 trong top 10 thị trường gửi khách hàng đầu vào Việt Nam.
Văn hoá, giao lưu nhân dân: Ô-xtrây-li-a ủng hộ công nhận Hoàng thành Thăng Long là Di sản Văn hoá thế giới và tài trợ cho ta 10.000 USD xây dựng các biển chỉ dẫn tại Hoàng thành. Hai bên duy trì cơ chế trao đổi đoàn Hội đồng Giao lưu Chính trị thường niên giữa Đoàn Thanh niên Việt Nam và đại biểu thanh niên Ô-xtrây-li-a.
Việt kiều: cộng đồng Việt kiều đang sinh sống tại Ô-xtrây-li-a có số lượng khoảng gần 300.000 người. Lượng kiều hối gửi về nước ngày càng tăng.
Hợp tác khu vực và quốc tế: Hai nước hợp tác tốt tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như ASEAN, EAS, APEC, LHQ. Ta ủng hộ Ô-xtrây-li-a ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2013-2014. Ô-xtrây-li-a ủng hộ ta vào Hội đồng nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016, khẳng định ủng hộ ta ứng cử Ủy viên không thường trực HĐBA/LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 và thành viên Ban chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2015-2019. Bạn mong muốn ta ủng hộ ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2018-2020.
7. Trao đổi đoàn cấp cao:
Phía Việt Nam thăm Ô-xtrây-li-a có: Thủ tướng Võ Văn Kiệt (5/1993), Tổng Bí thư Đỗ Mười (30/7-02/8/1995); Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (3/1998); Thủ tướng Phan Văn Khải (30/3-01/4/1999, 5/2005); Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa (10/2006); Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (02/1995, 02/1997, 9/2000), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm dự Hội nghị APEC (10/2007), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (02/2008), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (03/2008), Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng (5/2008), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (10/2008), Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (9/2009), Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Ô-xtrây-li-a từ 9-14/4/2012… và nhiều đoàn khác cấp Bộ/Thứ trưởng các ngành, Quốc hội.
Phía Ô-xtrây-li-a thăm Việt Nam có: Thủ tướng Pôn Kít-tinh (Paul Keating) (4/1994); Toàn quyền Biu Hây-đần (Bill Hayden) (4/1995), Thủ tướng Giôn Hô-uất (John Howard) trong dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC và kết hợp thăm Việt Nam (11/2006), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại Tôm Phít-xơ (Tom Fisher) (8/1996); Bộ trưởng Ngoại giao A-lếch-xan-đơ Đao-nơ (Alexander Downer) đã thăm 6 lần (7/1996, 7/1997, 4/1998, 5/2000, 7/2001, 7/2003), Bộ trưởng Ngoại giao Xờ-ti-phần Xờ-mít (Stephen Smith) (7/2008), Chủ tịch Hạ viện He-ry Gien-kin (Herri Jenkins) (01/2009) và Bộ trưởng Nhập cư và Quốc tịch Cờ-rít-xơ E-van (Chris Evans) (01/2009); Thủ tướng Giu-li-a Gi-lát (Julia Gillard) dự Cấp cao Đông Á (10/2010); Bộ trưởng Ngoại giao Kê-vin Rát (Kevin Rudd) (4/2011); Toàn quyền Quin-tin Bờ-rai-xơ (Quentin Bryce) (5/2011); Bộ trưởng Ngoại giao Bốp Ca (Bob Carr) (3/2012), Chủ tịch Hạ viện An-na Bớc-cơ (Anne Burke) (5/2013), Quốc vụ khanh ngoại giao Bờ-rét Mây-xân (Brett Mason 10/2013 dự lễ khởi công cầu Cao Lãnh), Bộ trưởng Ngoại giao Giu-li Bít-sóp (Julie Bishop) (2/2014) và nhiều đoàn cấp Bộ/Thứ trưởng khác. Ngoài ra, Lãnh đạo hầu hết các tiểu bang (Queensland, New South Wales, Nam Ô-xtrây-li-a và Victoria) cũng đã thăm ta.
8. Hiệp định, thỏa thuận, bản ghi nhớ giữa hai nước:
- Tuyên bố: Nâng cấp quan hệ lên Quan hệ Hợp tác Đối tác Toàn diện Việt Nam – Ô-xtrây-li-a (tháng 09/2009)
- Hiệp định: Hiệp định Thương mại và Hợp tác kinh tế (6/1990); Hiệp định Thúc đẩy và Bảo hộ Đầu tư lẫn nhau (3/1991); Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập (4/1992), đã được bổ sung, sửa đổi – (11/1996); Hiệp định bổ sung giữa 2 Chính phủ về cung cấp hàng hóa (7/1993); Hiệp định về Dịch vụ Hàng không (7/1995); Hiệp định Lãnh sự (7/2003); Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù (10/2008); Hiệp định Dẫn độ Tội phạm (04/2012); Hiệp định Hợp tác Khoa học-Công nghệ (6/2013); Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự (7/2014).
- Thỏa thuận, bản ghi nhớ (MOU): Hợp tác Khoa học và Công nghệ (9/1992), Hợp tác Phát triển (5/1993), Hợp tác trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ (9/1995), Trợ giúp lĩnh vực Pháp luật (02/1997), Hợp tác về Môi trường (1997), Hợp tác Thể thao (1999), Hợp tác về vấn đề nhập cư (2001), Hợp tác về các Dịch vụ Xã hội (2002), Hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia (3/2006), Hợp tác về Giao thông vận tải (3/2007), Hợp tác về Giáo dục-Đào tạo (7/2008), Thỏa thuận đối tác giữa Quốc hội Việt Nam và Hạ viện Ô-xtrây-li-a (3/2008), Hợp tác trao đổi thông tin xuất nhập cảnh (13/1/2009), Bản Ghi nhớ giữa Bộ Công an Việt Nam và Cơ quan cảnh sát liên bang Ô-xtrây-li-a trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia và thúc đẩy hợp tác cảnh sát (8/2009), Bản Ghi nhớ hợp tác giữa Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam và Tòa án liên bang Ô-xtrây-li-a (8/9/2009), Bản Ghi nhớ thành lập Trung tâm phòng chống tội phạm xuyên quốc gia tại TP.HCM (13/11/2009), Bản Ghi nhớ về Hợp tác Quốc phòng (11/10/2010), Chương trình Hành động Việt Nam – Ô-xtrây-li-a 2010-2013 (31/10/2010), Thoả thuận nguyên tắc giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ Ô-xtrây-li-a về dự án Kết nối khu vực trung tâm đồng bằng sông Cửu Long (31/10/2010); Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật và dạy nghề (25/01/2011); Thỏa thuận Hợp tác Hải quan (11/2011); Bản Ghi nhớ giữa Bộ Tư pháp Việt Nam với Bộ Tổng Chưởng lý Ô-xtrây-li-a (tháng 04/2012).
9. Địa chỉ Đại sứ quán, Lãnh sự quán của hai nước:
Cơ quan Địa chỉ Điện thoại
1 Đại sứ quán Ô-xtrây-li-a tại Việt Nam Số 08 Đào Tấn, Hà Nội ĐT: (84) 38317755
2 Đại sứ quán Việt Nam tại Ô-xtrây-li-a Số 06 Timbarra Cres, O’Malley, ACT 2606, Canberra ĐT: (61) 2-62866059
3 Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney Suite 205, Level 02, Edgecliff Centre, 203 – 233 New South Head Road Edgecliff, NSW 2027 ĐT: (61) 93272539
4 Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth Level 8.16 St Georges Terrace Perth WA 6000
P O Box 3122 East Perth WA 6892 ĐT: (61) 8 9221 1158
Fax: (61) 8 9225 6881
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top